Sau
khi biết chân lý, những người hiểu biếtcố gắng trau dồi
tư tưởng của họ để phòng và bảo vệ chính họ. Họ không
chấp nhận hoặc bác bỏ cái gì mà có người nói. Khrisnamurti
nói những ai lúc nào cũng ỷ lại vào ý kiến người khác
là những con người thuộc hạng hai. Không chấp nhận hay tin
tưởng bất cứ cái gì được dạy trong phần thực hànhtôn
giáo và đồng thời không bác bỏhoàn toàn. Có những điều
chúng tachấp nhận là đúng nhưng sau đó chúng takhám phá
ra những điều ấy lại sai. Ngược lại, có khi chúng ta bắt
buộc chấp nhận một số điều ta cho là sai lúc đầu thì
cuối cùng là đúng. Cho nên Đức Phật khuyên chúng ta hãy
chờ đợi một thời gian để nghiên cứu, suy gẫm , quan sát,
điều tra trước khi chúng taquyết định điều mà chúng ta
nghe phải hay không phải, nên hay không nên, chấp nhận hay
bác bỏ. Chỉ dựa vào tình cảm hay niềm tin mù quáng hay niềm
lo âu, chúng ta có thể chấp nhận một số điều ngay cả
khi chúng ta còn hoài nghi. Kết quả của biếng nhác, tâm tríbối rối, chúng ta có thể bác bỏ hay không tin những điều
chúng ta nghe thấy. Nhưng chúng ta phải để cho tâm tríchúng
ta có dịp may để suy tư, và hiểu được phải hay không phải, đúng hay sai.
Trong kinh Bách Dụ, Phật đã dùng những chuyện xưa để thí dụcụ thể sự dại dộtmê lầm chung của chúng ta. Nếu chúng ta biết trừ bỏ mê lầm ở đâu thì Niết Bàn sẽ thực hiện ở đó.
Khi ấy, đức Thế Tôn ở trong Xá-vệ đại thành bộ hành, để khất thực[32]; dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, từ bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ).
Nhiều người đọc KinhDược Sư hiểu sai ý của Phật Thích Ca muốn nói, hiểu sai nên đã đưa vào đường mê tín mà không biết, vì ở phần đầu của kinh Dược Sư...
Sau khi Ta diệt độ nhập Niết-Bàn, hãy tự thắp đuốc lên mà đi; thắp lên với chính pháp, đừng thắp lên với pháp nào khác; hãy nương tựa với chính mình, đừng nương tựa với một pháp nào khác
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.