Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Bát Phật Danh Hiệu

29 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 15519)
Kinh Bát Phật Danh Hiệu


Kinh Bát Phật Danh Hiệu


Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431

Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch

Thích Hạnh Tuệ trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ dịch Việt

Hiệu đính: HT Thích Như Điển, Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc

 

 

Tôi nghe như vầy.

Một thời, Đức Phật ở tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ cùng chúng đại Tỳ kheo 1,250 vị câu hội, lại có chúng đại thừa Bồ Tát Ha Ma Tát 10,000 người cùng câu hội.

Lúc bấy giờ, Đức Thế Tônvô lượng vô số trăm ngàn vạn chúng đang vây quanh mà thuyết pháp.

Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá Lợi Phất ở trong đại chúng, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo vai phải, gối phải chấm đất, chấp tay hướng Phật mà bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con có lòng nghi, nay muốn xin hỏi, kính mong Như Lai, thương xót chúng sanh vì con giải nói.”

Lúc bấy giờ, Thế Tôn bảo Xá Lợi Phất: “Này thiện nam tử, nếu có lòng nghi, tuỳ nơi ông hỏi, ta sẽ vì ông phân biệt giải nói.”

Bấy giờ, Xá Lợi Phất được Phật cho phép, hứa giải lưới nghi, vui mừng hớn hở, liền bạch Phật rằng: “Thế Tôn, có Chư Phật Thế Tôn trong mười phương hiện nay, do nguyện lực xưa mà thường vì chúng sanh, hiện đang thuyết pháp chăng? Chư Như Lai ấy có danh hiệu là gì? Nếu có thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn muốn được trì tụng danh hiệu Chư Phật ấy, hoặc đọc, hoặc nghe, cũng như biên chép; nhờ công đức nầy liền được bất thối chuyển nơi A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, không chỗ khuyết giảm, cho đến đạo Vô thượng Chánh Chân và mau chóng thành tựu A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề chăng?”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo ngài Xá Lợi Phất: “Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, điều ông hỏi đây thật khéo biện tài, vì làm lợi ích lớn cho vô lượng chúng sanh trong đời sau, từ bi thương xót tất cả trời người mà hỏi Như Lai ý nghĩa thâm sâu này. Cho nên, nay ông nghe kĩ, giữ gìn, khéo nhớ nghĩ lấy. Ta nay vì ông phân biệt giải nói.”

Ngài Xá Lợi Phất thưa: “Dạ, thưa Thế Tôn! Con nguyện muốn nghe.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Xá Lợi Phất:

“Thiện nam tử, từ đây về phương đông, trải qua một hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Nan Hàng Phục. Trong quốc độ ấy có Phật Thế Tôn hiệu là Thiện Thuyết Xưng Công Đức Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, hiện đang bây giờ vì các đại chúng thuyết vi diệu pháp.

“Lại nữa, Xá Lợi Phất, từ đây về phương đông, trải qua hai hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Vô Chướng Ngại. Trong quốc độ ấy có Phật Thế Tôn hiệu là Nhân Đà La Tướng Tràng Tinh Vương Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, hiện đang bây giờ cũng vì đại chúng thuyết vi diệu pháp.

“Lại nữa, Xá Lợi Phất, từ đây về phương đông, trải qua ba hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Ái Nhạo. Trong quốc độ ấy có Phật Thế Tôn hiệu là Phổ Quang Minh Công Đức Trang Nghiêm Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, hiện đang bây giờ cũng vì đại chúng thuyết vi diệu pháp.

“Lại nữa, Xá Lợi Phất, từ đây về phương đông, trải qua bốn hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Phổ Nhập. Trong quốc độ ấy có Phật Thế Tôn hiệu là Thiện Đấu Chiến Nan Hàng Phục Siêu Việt Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, hiện đang bây giờ cũng vì đại chúng thuyết vi diệu pháp.

“Lại nữa, Xá Lợi Phất, từ đây về phương đông, trải qua năm hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Tịnh Tụ. Trong quốc độ ấy có Phật Thế Tôn hiệu là Phổ Công Đức Minh Trang Nghiêm Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, hiện đang bây giờ cũng vì đại chúng thuyết vi diệu pháp.

“Lại nữa, Xá Lợi Phất, từ đây về phương đông, trải qua sáu hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Vô Độc Chủ. Trong quốc độ ấy có Phật Thế Tôn hiệu là Vô Ngại Dược Thụ Công Đức Xưng Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, hiện đang bây giờ cũng vì đại chúng thuyết vi diệu pháp.

“Lại nữa, Xá Lợi Phất, từ đây về phương đông, trải qua bảy hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Trắc Tắc Hương Mãn. Trong quốc độ ấy có Phật Thế Tôn hiệu là Bộ Bảo Liên Hoa Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, hiện đang bây giờ cũng vì đại chúng thuyết vi diệu pháp.

“Lại nữa, Xá Lợi Phất, từ đây về phương đông, trải qua tám hằng hà sa thế giới có một cõi Phật tên là Diệu Âm Minh. Trong quốc độ ấy có Phật Thế Tôn hiệu là Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Sa La Thụ Vương Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác, hiện đang bây giờ cũng vì đại chúng thuyết vi diệu pháp.

“Này Xá Lợi Phất, cõi Phật của các Đức Phật Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác kia thanh tịnh không nhơ, không có năm trược, cũng không có ngũ dục. Chúng sanh trong ấy không có tâm dối gian, nịnh nọt, cũng không hành dục cùng với người nữ.

“Lại nữa, Xá Lợi Phất, nếu có thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn nghe được danh hiệu của Chư Phật Thế Tôn ấy, khi đã nghe rồi, tự mình tu hành, thọ trì đọc tụng, lại vì người khác tuyên dương nói rõ, thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn kia nếu đoạ trong ba đường ác thì thật không có chỗ ấy, chỉ trừ ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp, phỉ báng thánh nhân.

“Lại nữa, Xá Lợi Phất, nếu có thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn nghe được danh hiệu của Chư Phật Thế Tôn ấy, khi đã nghe rồi, tự mình tu hành, thọ trì đọc tụng, lại vì người khác tuyên dương nói rõ; người ấy tới khi chứng quả Bồ đề sanh ra chỗ nào cũng thường đầy đủ ngũ thông, lại được các Đà la ni, sáu căn đầy đủ không có thiếu khuyết, thường được hoan hỷ, lông thân xoay về bên phải.

“Lại nữa, Xá Lợi Phất, nếu có thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn nghe được danh hiệu của Chư Phật Thế Tôn ấy, khi đã nghe rồi, tự mình tu hành, thọ trì đọc tụng, lại vì người khác tuyên dương nói rõ; những chúng sanh này khi ở chỗ nào, huyện quan ác tặc không thể gây hại, lửa không thể đốt, nước không thể trôi, rồng ác rắn dữ không thể làm hại; lúc đứng khi đi, sư tử, hổ lang, sài báo, dạ xoa, la sát, ác quỷ ác thần như Cưu bàn trà, cùng nhơn phi nhơn làm cho sợ hãi thì thật không thể có được, chỉ trừ tai ương đời trước.

“Lại nữa, Xá Lợi Phất, nếu có người nữ chán ghét thân nữ, nhớ nghĩ chuyên tâm, thọ trì đọc tụng danh hiệu Chư Phật Thế Tôn lại vì người khác phân biệt nói rõ; sau khi mạng chung mà còn thọ thân gái lại nữa thì thật không thể có được.

“Lại nữa, Xá Lợi Phất, nếu có thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn trong đêm yên tĩnh tụng niệm danh hiệu Chư Phật thì chúng sanh này làm các công việc gì trong hiện đời đều chóng thành tựu, ngày càng tăng trưởng, không gặp chướng ngại.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn rõ nghĩa trên mà nói kệ rằng:

“Nếu có các chúng sanh

Thọ trì danh hiệu Phật

Bỏ tất cả đường ác

Mau sanh vào cõi lành.

Thường ở trước Chư Phật

Nghe được Diệu pháp âm

Chứng đạo quả Vô Thượng

Tuỳ tâm mà cúng dường.

Tụng trì danh hiệu Phật

Quá ức ngàn vạn kiếp

Tất cả những phiền não

Thành tựu quả Bồ Đề.

Nếu ai trọn bảy ngày

Hay tụng danh hiệu Phật

Liền được mắt thanh tịnh

Có thể thấy Chư Phật.

Nếu nghe danh hiệu Phật

Người ấy liền thọ trì

Tuỳ nơi chỗ thọ sanh

Thường được người kính mến.

Tướng tốt, hình đoan chánh

Sanh vào nhà phúc lạc

Tâm luôn đại hỷ xả

Thông minh không buông lung.

Như có các người nữ

Nghe danh hiệu Phật nầy

Tự tụng vì người nói

Được phước không thể lường.

Cho đến lúc mạng chung

Liền bỏ thân người nữ

Được thọ thân nam tử

Đời đời luôn lợi căn.

Tụng trì danh hiệu Phật

Trong nhiều trăm ức kiếp

Hơi miệng thường thơm tho

Giống như hương chiên đàn.

Các Chư Phật Thế Tôn

Danh hiệu như thế ấy

Ai có thể tụng trì

Giữ tâm chớ buông lung.

Tụng trì danh hiệu Phật

Cha mẹ cùng anh em

Bao gồm các quyến thuộc

Trọn không khổ chia lìa.

Tụng trì danh hiệu Phật

Tất cả ma Ba tuần

Cùng quyến thuộc hắc ám

Trọn không thể não hại.

Ác độc không thể xâm

Đao gậy cùng lửa dữ

Bọn ác tặc ô quan

Tất thảy không thương tổn.

Tụng trì danh hiệu Phật

Trong ngàn ức số kiếp

Sanh vào hoa sen báu

Đủ uy tướng thần thông.

Thường ở trong hư không

Biến khắp không chỗ lường

Thấy các Phật độ khác

Người trong ấy thanh tịnh.

Chứng đạo Vô thượng rồi

Khắp vì các chủng loại

Chư Thiên cùng loài người

Làm chỗ về nương tựa.”

Đức Phật nói kinh này xong, trưởng lão Xá Lợi Phất cùng Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lầu la, Khẩn na la, Ma hầu la già, Nhơn và Phi nhơn v.v... tất cả đại chúng nghe Phật thuyết rồi hoan hỷ phụng hành.

Bát Phật Danh Hiệu Kinh

 

Dịch xong ngày 25/11/2013

===================

 

No. 431

八佛名號經

隋天竺三藏闍那崛多譯

如是我聞:

一時,佛在舍衛國祇樹給孤獨園,與大比丘僧千二百五十人俱;復有大乘眾菩薩摩訶薩十千人俱。

爾時世尊,與無量無數百千萬眾,前後圍遶,而為說法。

爾時,尊者舍利弗,於大眾中即從座起,偏袒右肩,右膝著地,向佛合掌,而白佛言:「世尊!我有疑心,今欲發問,惟願如來憐愍眾生,為我解說。」

爾時,世尊告舍利弗言:「善男子!隨汝所問,若有疑心,吾當為汝分別解說。」

時,舍利弗蒙佛印可,許決疑網,歡喜踊躍,即白佛言:「世尊!頗有現在十方世界諸佛世尊,往昔願力常為眾生現在說法,彼諸如來所有名號,若善男子及善女人,欲得誦持此諸佛名,若讀、若聞及以書寫,緣是功德,便於阿耨多羅三藐三菩提得不退轉,無所缺減,至於無上正真之道,速得成於阿耨多羅三藐三菩提者不?」

爾時,世尊告舍利弗言:「善哉,善哉!善男子!汝所諮問真妙辯才,為於來世無量眾生廣作利益,慈悲哀愍一切天人,能問如來如斯奧義。是故,汝今諦聽諦受,善思念之,吾當為汝分別解說。」

舍利弗言:「唯然世尊!願樂欲聞。」

爾時,世尊告舍利弗言:「善男子!東方去此過一恒河沙世界,有一佛剎名難降伏,於彼國土有佛世尊,號善說稱功德如來.至真.等正覺,於今現在為諸大眾說微妙法。

「復次,舍利弗!從此東方過二恒河沙世界,有一佛剎名無障礙,於彼國土有佛世尊,號因陀羅相幢星王如來.至真.等正覺,於今現在亦為大眾說微妙法。

「復次,舍利弗!從此東方過三恒河沙世界,有一佛剎名曰愛樂,於彼國土有佛世尊,號普光明功德莊嚴如來.至真.等正覺,於今現在亦為大眾說微妙法。

「復次,舍利弗!從此東方過四恒河沙世界,有一佛剎名曰普入,於彼國土有佛世尊,號善鬪戰難降伏超越如來.至真.等正覺,於今現在亦為大眾說微妙法。

「復次,舍利弗!從此東方過五恒河沙世界,有一佛剎名曰淨聚,於彼國土有佛世尊,號普功德明莊嚴如來.至真.等正覺,於今現在亦為大眾說微妙法。

「復次,舍利弗!從此東方過六恒河沙世界,有一佛剎名無毒主,於彼國土有佛世尊,號無礙藥樹功德稱如來.至真.等正覺,於今現在亦為大眾說微妙法。

「復次,舍利弗!從此東方過七恒河沙世界,有一佛剎名側塞香滿,於彼國土有佛世尊,號步寶蓮華如來.至真.等正覺,於今現在亦為大眾說微妙法。

「復次,舍利弗!從此東方過八恒河沙世界,有一佛剎名妙音明,於彼國土有佛世尊,號寶蓮花善住娑羅樹王如來.至真.等正覺,於今現在亦為大眾說微妙法。

「舍利弗!是等諸佛如來.至真.等正覺,如是佛剎清淨無穢,無有五濁,復無五欲,其中眾生無有諂曲虛偽之心,亦無欲行及以女人。

「復次,舍利弗!若善男子及善女人,得聞彼等諸佛世尊如是名號,既得聞已能自受持讀誦修行,復為他人宣揚顯說,彼善男子及善女人,若墮三惡道者無有是處;惟除五逆、誹謗正法及謗聖人。

「復次,舍利弗!若善男子、善女人,得聞彼等諸佛世尊如是名號,既得聞已能自受持讀誦修行,復為他人宣揚顯說,如是之人乃至菩提,於其中間生生之處常具五通,兼復逮得諸陀羅尼,六根完具無諸殘缺,常得歡喜身毛右旋。

「復次,舍利弗!若善男子及善女人,得聞彼等諸佛世尊如是名號,既得聞已能自受持讀誦修行,復為他人宣揚顯說,彼等眾生所在之處,縣官、惡賊不能得便,火不能焚、水不能漂,惡龍惡蛇不能毒害;若行若住,師子、虎狼、熊羆、豺豹,夜叉、羅剎、諸惡鬼神、鳩槃荼等及人非人,能作驚惶無有是處,惟除宿殃。

「復次,舍利弗!若有女人,能厭其身,繫念專心,受持讀誦如是世尊諸佛名號,復為他人分別顯說,壽終之後,更復受於女人身者,無有是處。

「復次,舍利弗!若有善男子、善女人,於靜夜中能誦如是諸佛名號,是等眾生,於現世間所作功業皆速成就,日日增長,無諸障礙。」

爾時,世尊欲重明此義,而說偈言:

「若有諸眾生, 能持是佛名,
悉捨諸惡道, 速生於善處。
常在諸佛前, 恒聞說妙法,
既覩無上尊, 隨心而供養。
誦持佛名故, 超億千萬劫,
一切諸煩惱, 疾成得菩提。
若人滿七日, 能誦是佛名,
即得清淨眼, 便能見諸佛。
若有聞佛名, 即能誦持者,
隨其所生處, 常為他所敬。
相好形端正, 常生福樂家,
喜心行大捨, 聰明不放逸。
若有諸女人, 聞此佛名故,
自誦為他說, 其福不可量,
於此壽終已, 必捨女人報,
得受丈夫身, 生生常利根。
誦持佛名故, 多百億劫中,
口氣常芬馥, 恒如栴檀香。
彼等諸大仙, 如是諸名字,
若能誦持者, 細心不放逸。
誦持佛名故, 父母及兄弟,
并餘諸眷屬, 終無異苦惱。
誦持佛名故, 一切魔波旬,
黑闇眾眷屬, 終不能障礙。
惡毒不能害, 刀杖及火等,
縣官惡賊盜, 一切不能傷。
誦持佛名故, 千億諸劫中,
常生寶蓮華, 威相神通具;
常在虛空中, 遍不思議剎,
觀諸異佛土, 剎中清淨者。
證無上道已, 普為諸雜類,
諸天及世人, 能作歸依處。」

佛說是經已,長老舍利弗及天、龍、夜叉、乾闥婆、阿修羅、迦樓羅、緊那羅、摩睺羅伽、人非人等,一切大眾,聞佛所說,歡喜奉行。

八佛名號經

==============

【經文資訊】大正藏第 14 冊 No. 0431 八佛名號經
【版本記錄】CBETA 電子佛典 Rev. 1.11 (UTF8),完成日期:2009/04/23
【編輯說明】本資料庫由中華電子佛典協會(CBETA)依大正藏所編輯
【原始資料】蕭鎮國大德提供,維習安大德提供之高麗藏 CD 經文,閻學新大德輸入/Gamblers 大德校對,北美某大德提供,Jasmine 提供新式標點
【其他事項】本資料庫可自由免費流通,詳細內容請參閱【中華電子佛典協會資料庫版權宣告】

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 23931)
Tôi nghe như vầy, một thuở nọ đức Phậttịnh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá, xứ Ma Kiệt Ðà, cùng với năm trăm vị đại tỳ kheo, đều là các bậc A La Hán...
(Xem: 41173)
Khi ấy đức Thế tôn vì các Tỳ-khưu mà nói Pháp Tứ Đế, thời các Tỳ-khưu đầy đủ Tam minhLục thần thông. Bấy giờ các Tỳ-khưu khuyến thỉnh đức Thế tôn chuyển Pháp luân.
(Xem: 19659)
Một khi chúng ta chấp nhận một truyền thống tôn giáo, thì điều ấy phải trở thành một bộ phận trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
(Xem: 23941)
Những ai đó có thái độ yêu mến người khác nhìn những người khác quan trọng hơn hẳn chính mình và đánh giá sự giúp đỡ người khác trên tất cả những thứ khác.
(Xem: 21730)
Bắt đầu quan sát những hoạt động trong tâm ta - những ý nghĩ, cảm xúccảm giác. Chỉ quan sát những hoạt động tinh thần này mà không dính líu vào điều nào cả...
(Xem: 23282)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vô cùng hoan hỷ về sự tu tậptâm thành của ta, Ngài tan thành một luồng ánh sáng trong suốt đi vào đỉnh đầu ta và an trú nơi tim ta.
(Xem: 27475)
Vi Diệu Pháp giúp chúng ta thấy rõ chơn tướng của các pháp và nhờ đó ta có thể dẹp đi những kiến thức sai lầm về con ngườithế gian.
(Xem: 26523)
Kinh Pháp Hoa tuyên thuyết hai thông điệp chính: (i) Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, và (ii) Chỉ có một con đường tu học duy nhấtPhật thừa. Tam thừa chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sanh buổi ban đầu.
(Xem: 29282)
Thắng Pháp Tập Yếu Luận - Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải) Viện Đại Học Vạn Hạnh 1973
(Xem: 33142)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 20167)
Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt.
(Xem: 25724)
Cái nhân bồ tát hạnh của Phật làm cho sự sống lâu của Phật đã không bao giờ hết. Phật ở bên ta... HT Thích Trí Quang dịch
(Xem: 20884)
Kinh Pháp hoa là kinh nói về pháp chân thực, hiện thực, vi diệu, nguyên vẹn của chư Phật, ví như hoa sen, nên Ngài La thập dịch là Diệu pháp liên hoa kinh.
(Xem: 31260)
Kinh Tăng Chi Bộ là một bộ kinh được sắp theo pháp số, từ một pháp đến mười một pháp, phân thành 11 chương (nipàtas). Mỗi chương lại chia thành nhiều phẩm (vaggas).
(Xem: 38507)
Hai mươi tám phẩm kinh Pháp-Hoa chan chứa tâm hạnh của Phật và đại Bồ-Tát, trải dài những con đường phương tiện giáo hóa thênh thang ngõ hầu mang chúng sanh từ phàm đến thánh...
(Xem: 21398)
Những ai hữu duyên đọc được kinh này, sẽ có chính kiến thấy được cuộc sống hiện tại là tấm gương phản chiếu quá khứ vị lai. Đúng như lời Phật dạy, mình không cần phải nhờ thầy xem bói mà chính mình là vị thầy bái cho mình hơn ai hết.
(Xem: 44211)
Lễ quy y theo Phật giáo là một buổi lễ tổ chức đơn giản cho cá nhân hay tập thể, xin gia nhập vào hàng ngũ Phật tử. Lễ này có thể tổ chức tại gia, chùa chiền...
(Xem: 29783)
Chủ đích của Thập Nhị Môn Luận là lý giải nhằm làm sáng tỏ giáo nghĩa thâm sâu cùng cực của Đại thừa. Cốt lõi quan trọng của giáo nghĩa này chính là đạo lý tánh Không...
(Xem: 42131)
Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Thật-Xoa Nan-Đà (Siksananda), người xứ Vu Điền (Khotan), phiên dịch vào đời nhà Đường của Trung Hoa; Việt dịch: Ban Việt Dịch Vạn Phật Thánh Thành
(Xem: 22112)
Kinh Ðịa Tạng được xem là một bộ "Hiếu Kinh" của Phật Giáo. Bồ Tát Ðịa Tạng là một vị Bồ Tát thực hành hiếu đạo, và là vị Bồ Tát hiếu thảo với cha mẹ nhất.
(Xem: 45687)
Khi đức Phật phát ra bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết tiếng vi diệu như thế xong, thời có vô lượng ức hàng Trời, Rồng, Quỉ, Thần ở trong cõi Ta-bà...
(Xem: 32068)
Địa tạng chú trọng cả sinh và chết. Địa tạng rất trọng thị hạnh phúc nhân loại. Địa tạng hay nói Phật giáo, nhưng chữ ấy không có nghĩa tôn giáo của Phật, mà là giáo huấn của Ngài... HT Thích Trí Quang
(Xem: 23933)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo, vì danh từ và nghĩa lý của ngoại đạo cũng tựa như lời Phật, xem thì ngoại đạo với Phật hai ý khác hẳn...
(Xem: 24343)
Giới là nghĩa uy nghi. Định là chẳng loạn động. Huệ là sự hiểu biết. Giải thoát là lìa khỏi các dây ràng buộc. Vô thượngvô lậu, dứt hết các phiền não.
(Xem: 29221)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 33875)
Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn... TT Thích Đức Thắng dịch
(Xem: 27652)
Tăng Nhất A-hàm là so sánh sự mạch lạc của pháp rồi dùng số mà xếp thứ tự. Số tận cùng là mười, thêm vào một, nên gọi là Tăng Nhất... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 32097)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 21031)
Đạo là con đườngđạo Phậtcon đường đi đến giác ngộ. Có vô số cách đi trên con đường ấy – vô lượng pháp môn tu – tùy theo căn cơ, tính giác của từng cá thể...
(Xem: 28825)
Thanh Quy cũng như luật ngoài đời, do Tổ thuật mà giữ gìn đúng nghi cách. Nhưng Thanh Quy khởi đầu từ ngài Pháp Vân đời Lương (thế kỷ 5) ở chùa Quang Trạch.
(Xem: 21531)
Tập sách nhỏ này do các Thiền sinh tại Tu Viện Chơn Không ghi lại các buổi nói chuyện của Thầy Viện Chủ trong những buổi chiều tại Trai đường hoặc ở nhà khách.
(Xem: 28000)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 22046)
Thiện nam tử, nếu có ngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì không phải Phật ngữ. Thiện nam tử, nếu khôngngữ nghiệp của thân, miệng, ý thì gọi là Phật ngữ.
(Xem: 21410)
Sa môn hỏi Phật, lành là gì? lớn nhất là gì? Phật nói, đi theo đường đạo, giữ đúng lẽ chân, là lành. Chí nguyện phù hợp với đạo là lớn nhất.
(Xem: 19476)
Phật dạy: Người có nhiều tội lỗi, không biết tự ăn năn sửa đổi, tội ấy chồng chất vào mình, chẳng khác gì nước dồn về biển, càng ngày càng nhiều... HT Thích Thanh Cát
(Xem: 19442)
Đức Phật dạy: "Những người xuất gia làm Sa-môn đoạn dục, khứ ái, nhận biết nguồn tâm của mình, thông đạt đạo lý thâm sâu của Phật và tỏ ngộ pháp Vô-vi.
(Xem: 19806)
Sau khi thành đạo, đức Thế-Tôn suy nghĩ rằng: “Lìa bỏ sự ham muốn, an- trụ trong vẳng-lặng, là điều cao hơn cả!”. Ngài an-trụ trong đại-định và hàng-phục các ma-đạo.
(Xem: 19209)
Đức Thế-Tôn nói qua về hành-tướng của nhân-duyên rằng: Do duyên kia sinh ra quả, nên dù Như-Lai xuất-hiện ra đời hay không xuất-hiện ra đời đi nữa, tính của mọi pháp (sự-vật) vẫn thường-trụ.
(Xem: 29126)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 20593)
Để có một đời sống hạnh phúc an lạc – những ngày hạnh phúc và những đêm an lạc – điều cực kỳ quan trọng là phối hợp sự thông tuệ của con người với những giá trị căn bản của nhân loại.
(Xem: 28258)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 23619)
Thiền Sư Phổ Chiếu thật đã ngộ Chơn Tâm thấy được bản tánh. Vì lòng từ bi vô lượng, Ngài chẳng tiếc những sợi lông mày, mở cửa phương tiện để dẫn dắt kẻ hậu lai.
(Xem: 33141)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31811)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 21354)
Giới luậtuy nghi không phải là những yếu tố hạn chếbó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợpan lạc cho đoàn thể tu học mình.
(Xem: 39587)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 21528)
Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ.
(Xem: 19355)
Tâm bồ-đề cũng như hư-không. Tâm và hư-không, không có hai tướng. Đây nói, tâm và hư-không, là nói về trí chân-không bình-đẳng.
(Xem: 26328)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 24789)
"Không" nếu làm "không" được thì chẳng phải chơn không, "sắc" nếu làm "sắc" được thì chẳng phải chơn sắc; Chơn sắc vô tướng, chơn không vô danh...
(Xem: 21728)
Khi niệm Phật dụng công chặt chẽ kín đáo thì vọng tưởng thô cố nhiên phải lặng chìm, nhưng rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế.
(Xem: 22348)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Do đó, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật, tức là đệ tử của Phật phải tôn trọng và tuân giữ giới luật.
(Xem: 29104)
TRUNG LUẬN có năm trăm bài kệ, là tác phẩm của Long Thọ. Lấy chữ Trung mà nêu Danh, là để soi tỏ cái Thật, lấy chữ Luận mà gọi tên, là để suốt cùng ngôn ngữ.
(Xem: 22537)
Hệ thống Kalachakra hay “bánh xe thời gian” hay ‘thời luân’ của Mật Pháp Tương Tục Du Già Tối Thượng bổ sung thêm xa hơn những sự song hành nội tại và ngoại tại.
(Xem: 20452)
Một trong những phương pháp tu tập của bồ tát hay động cơ chính khiến bồ tát hành bồ tát hạnh (Boddhisattvā-cāryā) không mệt mỏituệ giác tánh không.
(Xem: 23476)
Các pháp vốn không có tự tánh (vô tự tánh) nên không có tướng Hữu, thế mà bảo rằng có sự việc như thế, vì vậy nên cái việc (cho rằng) có đó hoàn toàn không hợp lý.
(Xem: 21221)
Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá, kỳ thực quán cũng là phá. Bất cứ hữu vi pháp, vô vi pháp, tất cả đều phá.
(Xem: 35260)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 24533)
Chơn tâm, Phật tánh thì lúc nào cũng như như bình đẳng, không cột mà cũng không cởi, nhưng con ngườichấp trước mê lầm nên thấy có ràng buộc và cởi mở để được giải thoát.
(Xem: 31319)
Kinh Lăng Nghiêm có thể giáo hóa, khiến cho “tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí” nghĩa là tất cả loài hữu tình và vô tình đều có thể viên thành Phật đạo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant