Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Ba Mươi Bài Tụng Duy Thức

03 Tháng Hai 201508:57(Xem: 14651)
Ba Mươi Bài Tụng Duy Thức

BA MƯƠI BÀI TỤNG DUY THỨC
DỊCH NGHĨA
HT Thích Khánh Anh

Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế. Thời nay Phật pháp bất hạnh, kẻ tà kiến càng đông. Họ lại bảo rằng Phật pháp có hai tông Tánh và Tướng.

Và những kẻ giải nghĩa Duy thức lại bảo rằng: không những có thức mà thôi, sắc không lìa thức tức là Duy thức.

Lại có người nói tám thức đều có thể dụng riêng, không chịu cho rằng tám thức đó sự tác dụng thì sai khác mà thể tánh thì đồng có một.

Lại có người nói rằng lìa Tâm vương còn có riêng Tâm sở, chẳng chịu cho rằng ngoài Tâm vương không thể có Tâm sở.

Nói như thế chẳng những ngoài tâm có Pháp, ngoài Pháp lại còn có Pháp, tức ngoài tâm lại còn có tâm. Có nhiều lời nói lạ lùng, vì lầm hiểu nghĩa lý thâm diệu của Duy thức. Những người nói trên đây đều chưa được hiểu nghĩa chính đáng. Ta dịch nghĩa luận này để đem lại con đường chân chánh.

由假說我法
有種種相轉
彼依識所變
此能變爲三
謂異熟思量
及了別境識

Do giả thuyết ngã pháp
Hữu chủng chủng tướng chuyển
Bỉ y thức sở biến
Thử năng biến vi tam
Vị Dị thục, Tư lương
Cập Liễu biệt cảnh thức

Giả thuyết nghĩa là không có gốc, tùy theo tướng huyễn biến mà có. Tuy nói là có mà không sự thật nên gọi là giả. Cũng như rùa vốn không lông, thỏ vốn không sừng, mà nay lại gọi là lông rùa sừng thỏ. Đấy chỉ có danh mà không có sự thật, nên gọi là giả thuyết và cũng gọi là giả danh. Tánh chân như vốn không có Ngã, Pháp mà kẻ phàm phu lại vọng chấp là có. Tuy có cái danh của Ngã, Pháp nhưng không có Ngã, Pháp chân thật.

Nguyên tánh chân nhưlặng lẽsáng suốt không có gì gọi là chúng sanh (ngã), vũ trụ (pháp). Người thế gian chấp Ngã là có. Vậy có danh mà không có thật nên gọi là giả.

Trong lý giả thuyết này gồm có hai nghĩa: một là Phân biệt giả, hai là Nhân duyên giả.

1. Phân biệt giả: là từ nơi chấp Ngãchấp Pháp của Thất thức. Ngã pháp đây tuy là không thật nhưng không giống ngã pháp do nhân duyên (6 thức) hòa hợp mà sanh. Nguyên Thất thức là từ trên chân tánh do sự phân biệt mà có. Ví như thân người sanh ra cũng chỉ có một. Nếu đem phân biệt thì có 6 căn. 6 căn ấy đối với người là do duyên phân biệt, nếu không sự phân biệt thì không có 6 căn.

Thể tánh chân như chỉ có một, do vọng niệm nơi chân tánh mà sanh ra, có sự phân biệt nên có lục đại chủng (Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không và Căn).

Kinh lăng Nghiêm bảo rằng: có 6 đại chủng, thì chỉ có đại chủng căn là Ngã, còn 5 chủng kia đều là giả Pháp cả.

2. Nhân duyên giả, nghĩa là từ chỗ duyên ngã pháp của 6 thức, gốc đã không và cũng không phải do duyên phân biệt mà sanh 6 thức. Nguyên gốc sanh ra 6 thức là do từ lục đại chủng hòa hợp mà có.

Pháp do duyên sanh nhiều không xiết kể, nay nói tóm thì có 6 thức duyên với 6 trần. 6 thức là cái Ngã năng duyên (cái biết duyên), còn 6 trần là cái Pháp sở duyên (cái bị duyên).

Ngã gọi là tâm của năng duyên, Pháp gọi là cảnh của sở duyên (cái bị duyên).

Chữ Ngã Pháp đây không được nhận rằng Ngã Pháp là hai, vì sự biết chấp thì chỉ Ngã mới biết, còn Pháp là một giống vô hình (không hiểu biết) làm chỗ chấp cho Ngã. Người đời thường lầm hiểu chữ Ngã Pháp ở đây, lại gọi là Nhân Pháp hai chấp; nhưng Ngã là năng duyên, Pháp là sở duyên. Ngã Pháp đối đãi mà còn, cũng đối đãi mà mất. Còn như hai chấp của Nhân Pháp, Nhân tức là Nhân ngã chấp (phàm phu), Pháp tức là Pháp ngã chấp (Nhị thừa chấp). Hai cái ngã ấy trước sau nối tiếp nhau không tiêu tan cùng một lúc nên không giống nhau. nay người thế gian lầm tưởng rằng Ngã Pháp là do Nhân Pháp chia ra làm hai mà có. Và cái ngã pháp có hai chấp đều không đúng cách.

Trong các kinh có nói đến hai chấp của Ngã Pháp, nhưng lại khác với hai chấp của người thường. Trong đó nói rằng, hai chấp là Nhân Ngã chấpPháp Ngã chấp. Một cái thì chuyên về năng chấp, còn một cái kiêm luôn cả năng và sở nên chi không giống nhau. Phàm phu dùng thân thể làm Ngã nên gọi là Nhân Ngã chấp. Nhị thừa dùng biến chân Pháp thân làm Ngã nên gọi là Pháp Ngã chấp. Gọi tắt là Nhân Pháp Nhị chấp, cũng gọi là Nhị Ngã chấp. Người thường đã lầm tưởng hai chấp này, nên họ dùng cái thân hình trông thấy này làm Ngã chấp và dùng vũ trụ mà họ trông thấy làm Pháp chấp. Như thế Ngã và Pháp chỉ chung một chấp, chứ không thể chia thành hai chấp như trong kinh đã nói. Vì sở chấp và năng chấp xa nhau thì không thể thành lập được, còn nếu chia làm hai chấp thì không đúng cách.

Trong kinh có bảo rằng: Bậc Nhị thừa thì Ngã chấp đã mất, chỉ còn Pháp chấp là chưa tiêu tan. Nếu Ngã Pháp nói theo người thường thì phải tiêu tan cùng một lúc, nay một mất một còn thì đã chứng tỏ Pháp của Pháp chấp không giống Pháp của người thường đã gọi. Và cũng chứng tỏ rằng Ngã của Nhị thừa đã không giống Ngã của phàm phu thì Pháp của Pháp Chấp tức cũng không giống Pháp của thế gian.

Ngã Pháp Pháp phải chia thành hai tầng lớp mà nói là để ứng với nghĩa thứ đệ tam năng biến. Nếu Ngã Pháp không chia làm hai tầng, thì chỉ thâu được một lần năng biến, lại có lỗi thâu pháp mà thâu không hết. Đã nói rằng ba lần năng biến mà sao lại nói có hai lần Ngã Pháp? Vì lần năng biến ban sơ là cảnh chân thật nên không nói đến, chỉ nói hai tầng lớp sau.

Ngã là gọi nghĩa chủ tể (mình làm chủ lấy mình), Pháp là nghĩa quỹ trì (Quỹ là khuôn phép, Trì là giữ danh và cái thật chất của nó mới gọi là Pháp).

Hai cái Ngã Pháp ấy khác nhau, cho nên nói là chủng chủng, nghĩa là nhiều không thể kể xiết.

Chủng chủng tướng của Ngã là chỉ về chúng sanh (hạng người Dự lưu, Nhứt laiTứ quả).

Chủng chủng tướng của Pháp là Ngũ uẩn, Thập nhị xứThập bát giới.

Luận Pháp Tướng có nói Kiến phần là sở bát thức ấy và Ngã là năng duyên (cái biết), Tướng phần là Pháp sở duyên (chỗ để biết). Nay gọi Pháp, Uẩn, Xứ, Giới là nói tóm về pháp sở duyên (bị duyên). Thế thì đem tâm với cảnh chung gọi là sở duyên có lẽ lầm chăng? Nhưng không lầm vì chữ chuyển nghĩa là trước sau quanh quẩn, tức hột giống sanh hiện hành (những sự sự vật vật ở thế gian) un đúc vào hột giống (hột giống không thấy mà hiện hành thì có hình tướng, sẽ nói ở sau).

Ngã Pháp đều gọi là giả thuyết, thì nương vào đâu mà có Ngã pháp? Tất nhiên phải nương vào thức, vì tánh của thức là bản tánh của tất cả.

Có người giải nghĩa rằng: Thức là gọi thức Liễu biệt, tức là 6 thức trước; vì đều có cảnh liễu biệt riêng của mỗi thức, nơi liễu biệt (lục căn trần và lục thức) là pháp của thức sở biến, không phải là tánh của năng biến.

Bản tánh của thức là tuyệt đối ly tất cả danh và tướng, nhưng tất cả danh tướng lại bám vào đó để làm chỗ nương, do đó mới khởi sanh lần xuống các thức.

Biến gọi là biến hóa, nghĩa là khởi sanh (bắt đầu). Gốc do nơi tự chứng phần biến khởi ra Kiến. Tướng hai phần, ấy là Bát thức. Lần năng biến đầu tiên tức sơ năng biến.

Từ nơi Kiến phần bất thức lại khởi sanh ra tầm “chấp ngã”, bảo rằng thấy được Tướng phần tức là Ngã (ta) ấy là Thất thức, là lần năng biến thứ hai (Nhị năng biến).

Từ chỗ sanh khởi Kiến phần, Tướng phần của Ngã (Thất thức) lại có sanh khởi tâm do đó tính toán (phân biệt kế đạt) duyên với các pháp thế gian tức là 6 thức, ấy là 3 lần năng biến (tam năng biến). Biến chuyển ấy tuy có 3 lần, chứ thật ra không có tâm và cũng không có pháp (cảnh), chỉ có tánh biết mà thôi. Vì việc biến chuyển nên mới có trong và ngoài.

Vì không hiểu Ngã Pháp là giả nên duyên Ngã Pháp sanh tâm so tính (kết đạt). Sự so tính này ở 3 hạng người: ngoại đạo, phàm phuTiểu thừa.

- Ngoại đạo chấp Ngã, gọi Ngã là thể tánh thường còn đầy khắp cả hư không, tùy theo chỗ tạo nghiệp mà chịu khổ vui (nói “ta” này là có thật).

Có người chấp Ngã gọi thể tuy thường còn, mà luợng không nhất định, tùy theo thân lớn nhỏ mà có sự co duỗi (sự hiểu biết nhiều hay ít).

Có kẻ chấp Ngã gọi thể tánhhết sức nhỏ nhiệm như loại cực vi, tiềm chuyển trong thân mà tạo các nghiệp (cũng cho cái ngã là thường còn).

Lại có người chấp, gọi rằng ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là ngã.

Lại có người chấp, gọi ngã với ngũ uẩn chẳng dính nhau, chẳng rời nhau.

Những người chấp ngã như thế đều là vọng tưởng, chưa hiểu thấu được chân ngã (đây nói về ngoại đạo).

Tiểu thừa chấp ngã, trong luận Pháp tướng có chép hai món ngã chấp ấy.

Phân biệt Ngã chấp (lục thức) là Câu sanh ngã chấp (thất thức).

1. Phân biệt Ngã chấp lại chia làm hai: Tâm vươngTâm sở.

- Tâm vương của 6 thức không cần phân biệt tự nhiên biết là ta, gọi là Câu sanh Ngã chấp là đồng với Sắc thân mà có một lần.

- Tâm sở 6 thức đối với thân mình có sự so đo tính toán của người của ta, tốt hay xấu. ấy là phân biệt Ngã chấp của lục thức. Hai Ngã chấp của 6 thức Câu sanh ngã chấpPhân biệt ngã chấp chung gọi là Phân biệt ngã chấp. Vì Câu sanh của Lục thức là tạm thời mà có, chỉ kể tự thân này là ta, ngoài thân không phải là ta. Vì có sự phân biệt ấy nên chung gọi là phân biệt Ngã chấp.

2. Câu sanh cũng chia làm hai Ngã chấptâm vươngtâm sở. Tâm vương thất thức chỉ kể tự tâm không cần phân biệttự nhiên biết có ta là do từ một niệm chẳng biết (vô minh) ấy, khởi lên thẳng luôn đến thành Phật mới dứt đặng. Tiếp nối chẳng đứt đoạn ấy là Câu sanh ngã chấp. Hễ có chúng sanh thì có Ngã chấp này.

Tâm sở thất thức do nơi cái “ta” mà sanh ra có Ngã kiến, Ngã ái, Ngã mạnNgã si, ấy là phân biệt Ngã chấp của Thất thức.

Câu sanh Ngã chấpphân biệt Ngã chấp của Thất thức, chung gọi là câu sanh Ngã chấp. Vì trong sự phân biệt này thì có hay không cũng vẫn thế. Vì thân Thất thức là thân Tịnh sắc căn không giống như sắc căn lục thức, là thân chết sống có khác, còn mất rõ ràng, nên chi còn hơn sự câu sanh của Lục thức. ở trong sự phân biệt ấy, tùy theo niệm mà có sự so đó tính toán. Tức không có sự phân biệt. Tiểu thừa lấy tâm chứng chơn ấy gọi là chơn, chứ thật ra chưa phải là chân thật. Vì còn kể Pháp thân là Ngã, tức Câu sanh Ngã chấp là thân Tịnh sắc căn vậy (Thất thức).

Phàm phu lấy tâm vọng tưởng là kể thân tứ đại giả hợp, sắc thân cho là ta, ấy tức trong vòng phân biệt Ngã chấp (Lục thức).

Nay đặt câu hỏi rằng, nếu thật không có Ngã (ta) thì sao có những việc ghi nhớ tụng tập ân oán, ai tạo nghiệp, ai chịu quả báo, ai sống chết luân hồi các nẻo, ai bỏ khổ cầu vui đến cảnh Niết -bàn… Phật gọi là không Ngã, là nói cái ngã của chúng sanh thường gọi ấy là giả, nên Phật mới gọi rằng không thật, chứ không phải là không thật có Ngã. Nếu trừ được Ngã chấp Thất thức thì chân ngã hiện bày. Những kẻ chấp ngã ấy dều gọi tâm là ngã, không khi nào dám nhận ngoài tâm có ngã. Sự thật không phải Ngã ở nội trong tâm, mà luôn cả trong và ngoài, mới gọi là chân ngã.

Nếu đem hỏi thế gian cái gì là Ngã, tất nhiên họ trả lời rằng cái biết là ta, không ai dám gọi cái bị biết cũng là ta. Những cái biết mà họ nhìn nhận ấy là không phải thật biết. Nếu nhận được cái thật biết tức là hiểu được Chân ngã. Có Chân ngã mới có giả ngã, vì có giả ngã nên mới có những việc ghi nhớ tụng tập, tạo nghiệp, chịu khổ, sống chết, luân hồi. Nếu trừ được cái giả ngã thì chân ngã hiện bày, tức không có mấy việc khổ ấy. Chân ngã là cái chân thường chẳng biến đổi. Xem những vật trong trời đất đều bị dời đổi không ngừng và vị tiêu diệt, không có một vật nào là chẳng tiêu diệt, cho đến trời đất cũng còn bị tiêu diệt thay. Những người nhận pháp cho là thật có đều sai lầm cả.

Hạng phàm phu tiểu thừa gọi là Pháp, tức trong luận tướng nói có hai pháp chấp: Câu sanh pháp chấp và Phân biệt pháp chấp (Lục thức).

1. Phân biệt pháp chấp, lại chia làm hai: Tâm vươngTâm sở. Tâm vương 6 thức ban đầu duyên tướng của 6 trần, là khi chưa khởi sanh tâm phân biệt, thì đồng với thân cảnh đều có một lần, ấy là câu sanh pháp chấp trong sự phân biệt.

Tâm sở lục thức lại đối với tướng lục trần, có sự phân biệt dài ngắn, vuông tròn, lớn nhỏ, cao thấp, ấy là phân biệt pháp chấp trong sự phân biệt.

2. Câu sanh pháp nhẫn, lại chia làm hai Tâm vươngTâm sở. Tâm vương thất thức khi ban sơ duyên tánh của 5 đại chủng đồng có với lúc sanh một lần trong sự câu sanh. Nếu gọi rằng câu sanh pháp chấp trong sự câu sanh. Tâm sở thất thức đối với tánh của 5 đại chủng có sự phân biệt bền, ấm, ướt và động là trong sự câu sanh, nên mới gọi là phân biệt pháp chấp trong sự câu sanh. Pháp chấp này đứt nối cũng giống như ngã chấp của thất thức đã nói trên. Vì Pháp với Ngã cùng nhau đối đãi như pháp đã kể trên đều có sanh có diệt không phải là pháp của chân thường nên gọi là giả.

Họ nói rằng sau khi phân rẽ 11 sắc pháp, lại phân rẽ 24 pháp Bất tương ưng và 6 pháp Vô vi.

Và họ lại nói rằng chân như cũng là cái tên bày đặt, vì bác các pháp kia là không nên phải nói chân như là có, ngăn người nói có pháp, nên nói chân như là không. Không được gọi chân nhưgiả dối, nên nói chân như là thật. Lý không phải là hy vọng trái ngược, cho nên gọi là chân như. Chẳng giống mấy tông kia vì ly tất cả sắc tâm mà có pháp chân thật thường trụ gọi là chân như, cho nên pháp Vô vi không phải nhất định là có (những ý nghĩa này của Hộ Pháp trích trong Thành Duy Thức Luận).

Chân như là nơi chứng của chư Phật mười phương. Nếu gọi chân nhưtên giả không thật, thì chư Phật cũng chứng giả danh vậy sao? Nếu thật không chứng gì cả mà gọi là chứng chân, nói như thế chẳng khác nào Phật phỉnh dối chúng sanh? Vậy thì sự tác dụng của chân như ở chỗ nào? Đức Phật ta từ vô số kiếp bỏ nước nhà vợ con, đầu óc xương tủy cũng vì muốn cho chúng sanh đồng chứng lý chân như. Công trình khó biết bao nhiêu, cũng ví như đi ngược lên trời. Người giải nghĩa kia vì sự xảo ngôn nói bậy, nên gọi chân như là tên bày đặt! Một câu nói quấy ấy ấy làm cho chúng sanh từ nay về sau hết mơ tưởng cầu chứng lý chân như.

Than ôi! Nghĩ đáng thương thay! Cho một lời nói quấy ấy, làm cho sai đường lạc lối. Phật quý trọngchân như dường như vàng ngọc. Nay họ giải nghĩa lại đi khinh thường lý chân như xem nhẹ bằng mảy lông, sao lại trái hẳn với Phật như vậy?

Chân như đã là tên giả, nên nói là không, sao lại ngăn bát những người nói là không? Và đã nói chân như rằng không thật thì nên gọi là hư huyễn sao lại nói rằng chớ gọi là hư huyễn. Nên gọi là thật ư? Chân như đã nói là không thật mà lập cái tên là thật, thì nên gọi là vọng đảo, sao lại nói rằng lý không vọng đảo, cho nên mới đặt tên là chân như. Giải nghĩa mà nói như thế là điên đảo ngông cuồng, thật là khiến cho người đời thêm mờ tối, làm cho khó hiểu đến chỗ mầu diệu. Và ta cũng không hiểu về tông phái nào, ly tất cả sắc tâm mà có pháp chân thật gọi là chân như.

Ta thường thấy trong các kinh Phật, nói chân như tùy theo duyên mà sanh các pháp sắc tâm. Còn như các pháp sắc tâm trở về nguồn cội tức gọi là chân như. Các Phật chứng lý chân như tức là trở gốc về cội vậy.

Chúng sanh mê mất tánh chân như nên luân chuyển trong Lục đạo luân hồi. Cũng như đứa con hoang phóng đãng đến làng khác mà quên trở về nơi làng cũ của mình.

Nếu chân nhưtên giả, theo lý thì ở ngoài các tâm và sắc. Tại sao có chỗ riêng biệt không giống các tông phái kia?

Có người giải nghĩa rằng tất cả các pháp thế gian và pháp xuất thế gian đều là tên giả, chỉ có pháp Tâm vương và pháp Tâm sở không hề riêng biệt. ý họ nói pháp Tâm vương và pháp Tâm sở không hề riêng biệt. ý nói pháp Tâm vương và pháp Tâm sở là thật có.

Trong kinh có nói món món pháp sanh thì món món tâm sanh, món món tâm sanh thì món món pháp sanh. Nói phản lại rằng món món pháp diệt thì món món tâm diệt, món món tâm diệt thì món món pháp diệt, ấy là lý tự nhiên. Tâm với pháp cũng như một bó cây lao cùng nương dựa mà đứng. Luận Pháp Tướng có nói, do Tự chứng phần khởi ra Kiến tướng hai phần. Nghĩa là Tâm và Pháp không rời nhau. nay nói Pháp thì giả Tâm thì chân. Tức Pháp có thời kỳ dứt mất, tâm không thời kỳ dứt mất vậy.

Trong kinh có nói: Tâm chư Phật thì chân, tâm chúng sanh thì vọng. Không phải một mực đều chân hết cả. Pháp chúng sanh thì giả, pháp chư Phật thì chân. Không phải đều vọng hết cả.

Người xưa giải nghĩa nói pháp là giả, tâm là chân. Lấy tâm chânchứng pháp giả thì lại bị chống chỏi và không ăn nhập với nhau sao? Vì chư Phật thấy pháp của Phật là chân, pháp chúng sanh là vọng, nên mới khiến chúng sanh bỏ vọng về chân. Nếu tâm của Phật chân, tâm chúng sanh cũng chân, pháp Phật là giả, pháp chúng sanh cũng là giả. Vậy thì chúng sanh hà tất phải cầu thành Phật? Chư Phật hà tất phải độ chúng sanh? Ta biết ý họ nói. Cũng như ngoại đạo vì không hiểu ngã pháp, nên mới có nhiều việc sai lầm. Hiện nay có hai hạng người sai lầm là: Duy tâm luậnDuy vật luận.

1. Duy tâm luận: Giống như các nhà chấp ngã thời xưa. Cái nói Duy tâm, mới nghe thì giống như tâm của Phật pháp. Nhưng chữ Tâm mà họ gọi đây tức là vọng tâm, chứ không phải chân tâm, nếu họ chịu tiến thêm lên một tầng nữa thì sẽ giống như Phật pháp.

2. Duy vật luận: Giống như các nhà chấp pháp thời xưa, nếu họ chịu tiến thêm lên một tầng nữa thì họ cũng sẽ giống như Phật pháp.

Duy vật luận cho rằng trong vũ trụ chỉ có vật chất, là độc lập hằng còn, còn về tinh thần thì chỉ là một thứ biểu hiện của vật chất, ngoài vật chất ra thì không có tinh thần. Các nhà khoa học thời nay đều nhận cho thuyết ấy là đúng. Họ đâu biết được hiện tượng của tinh thầnvật chất, hai thứ ấy đều do tự tánh của nó phát sanh. Tinh thầnvật chất tuy không rời nhau, nhưng kết cuộc phải lấy tinh thần làm mạnh hơn. Những vật có vận động đều phải nương nơi tinh thần và vật có sanh diệt cũng đều do nơi tinh thần sai khiến. Nên bảo rằng không có tinh thần thì không bao giờ có vật chất, chứ không thể bảo rằng không vật chất thì không tinh thần. Ví như người ngủ mê, vật chất tạm rời tinh thần, mình nằm như xác chết chẳng làm việc gì được, mà trái lại về tinh thần vẫn có thể vui chơi nơi phương xa lạ. Lấy một việc này mà suy nghiệm thì biết rằng ngoài vật chất còn có phần tinh thần.

Phật dạy Lục đạo luân hồi. Khoa học thời nay gọi là mê tín. Và các việc khảo cứu về Lục đạo luân hồi họ bảo rằng đều là ngẫu nhiên hoặc nói là con mắt lòa. Còn như việc ngủ thấy chiêm bao, tinh thần tạm rời khỏi thân thể, ai ai cũng tự nghiệm thấy rõ. Như thế gọi là mê tín sao? Hay là cho con mắt lòa? Nhà Duy vật đến đây còn lấy chi mà trả lời cho xuôi. Vậy thì nên hiểu rằng ngoài vật chất còn có tinh thần hằng còn là khác. Thế thì thuyết Lục đạo luân hồisự thật.

Còn có một số người nhận lầm ngã pháp, nhưng người này không phải ngoại đạo, tức tông Pháp tướng của nhà Phật. Tông Pháp tướng ấy nói rằng: Sắc chẳng lìa thức gọi là Duy thức. Nói chữ Duy nghĩa là ngăn cái cảnh, chữ Thức nghĩa là chọn cái tâm là không.

Ngăn cảnh có là: chỉ ngăn cảnh ở ngoài tâm. Nếu cảnh do tâm biến ra thì không cần phải ngăn đón. Tuy nói rằng ngăn cảnh nhưng cũng như là không ngăn vì ngoài tâm không có cảnh sao họ không nói ngay rằng Tâm Cảnh đều là có cả. Có Tâm tức là Ngã chấp, có Cảnh tức là Pháp chấp.

Duy thức nghĩa là:

Duy là ngăn cảnh do tâm biến ra, chứ không ngăn cảnh ở ngoài tâm. Vì cảnh do tâm biến ra, mới lấy tâm mà ngăn. Còn cảnh ở ngoài tâm mà lấy tâm ngăn sao được? Ví như cái bình phong hay cái ghế ngồi, ấy là chất cây biến khởi ra. Nếu luận đến bản thể của chất cây biến ra thì ngăn được cái tên giả của bình phong và ghế ngồi. Nếu vật kia bằng vàng hay đá, thì tuyệt nhiên không thể lấy chất cây mà ngăn đón được. Lại một lẽ nữa, như cảnh do tâm người kia biến ra thì không thể tùy theo tâm ta có hay không, thì ngăn cảnh đó mà làm gì?

Hết thảy chúng sanh đều vì cảnh mà có sống chết phiền não. Cảnh là nguyên nhân sanh ra sự khổ. Muốn cho chúng sanh lìa khổ nên Phật dạy phải ngăn cảnh. Nếu không ngăn cảnh mà muốn lìa khổ cũng như đứng dưới ánh mặt trời mà muốn không có ánh sáng. Tông Pháp tướng gọi tất cả pháp đều có, mà cầu khỏi sự sống chết đặng chứng cảnh Niết -bàn, cũng chỉ vì chưa hiểu nguyên nhân sanh ra sự sống chết.

Nếu gọi tất cả cảnh là không, thì có khác gì với kẻ không vong ngoại đạo.

Duy thức gọi ngăn cảnh là đem cảnh do tâm biến ra mà trở về nơi tâm, cho nên nói rằng Duy tâm. Không giống như kẻ không vong ngoại đạo, buông bỏ những cảnh mà không nói đến.

Pháp ngăn cảnh tức là trong sự thường dùng hàng ngày, không nhận cho cảnh giới ở ngoài tâm, mà trực triệt lấy cảnh làm tự tâm, không một vật gì đáng bỏ và đáng lấy. Đấy là quán tưởng Duy thức. Quán tưởng ấy đã thành công, tức là hết vọng niệm, nguyên nhân sanh tử phiền não không sanh, thì quả sanh tử phiền não sẽ dứt. Quán tưởng ấy thành công lâu ngày, thì đồng với chư Phật. Khi đó tâm lượng sẽ bao trùm hư không pháp giới.

Những cảnh trước mắt tuy nhận cho là tự tâm biến ra mà bảo rằng vĩnh viễn chẳng rời khỏi tâm thì trong tâm thường có cảnh ấy là vọng tưởng của phàm phu. Chính là tâm động thì cảnh đời, niệm niệm uôn đúc thành hột giống sanh tử như thế đến khi nào mới thành Phật?

“Sắc bất ly thức” (của ngài Huyền Trang Tam Tạng pháp sư trong Thành Duy Thức Luận) mà lập thành 3 chi để làm tỷ lượng.

Mà nói rằng vì tại chân nên có cực thành sắc (vì sắc là chân thật nên gọi là cực thành nghĩa là sắc nhất định không thể lìa khỏi con mắt). Câu nói ấy đem yết thị tại kinh đô ấn Độ 18 ngày không ai đánh đổ đặng vì thế mà thành lập tông ấy. Theo ta tưởng lúc ấyấn Độ lúc ấy Phật giáo đã suy vi lắm rồi.

Nếu có người hiểu được một ít trong Phật pháp, thì tông của thầy Tam Tạng Huyền Trang quyết không thành lập đặng.

sắc không lìa khỏi cái biết con mắt, người đời ai cũng hiểu như thế, nếu theo đó mà lập tông thì có lỗi là phù hợp với đời. Ngoại đạo ấn Độ tuy nhiều, nhưng chưa nghe ai nói lìa cái biết con mắt mà thấy được sắc.

Lập tông là cốt để cho người phá, đã không ai phá thì lập tông làm gì? Theo ta gọi lập tông như thế vì không có người phá chứ không phải là phá không được, vì không cần phải phá đấy thôi.

Căn cứ theo giáo lý nhà Phật, thì tông ấy cũng không thể thành lập được. Như Tôn giả A -na-luật con mắt đã hư. Thức con mắt không sanh thì sắc cũng theo thức mà tiêu diệt. Như thế tại sao Tôn giả xem đại thiên thế giới rõ như xem những vật trong lòng bàn tay. Tôn giả không có con mắt mà thấy được, chứng được, thế thì sắc nhất định rời khỏi thức con mắt và tông của Pháp Sư Tam Tạng không thành lập được. Còn Thánh nhân thì 6 căn đều thấy được sắc (lục căn hỗ dụng).

Có người không tin do tâm biến ra cảnh nên gạn hỏi rằng: Nếu tâm biến được cảnh thì hiện nay ai ai cũng có tâm sao không nghe ai biến được cảnh?

Tâm là cái danh chung có chân có vọng. Tâm chúng sanh là vọng không thể biến cảnh. Chỉ có chân như chân tâm tức tánh mới biến được cảnh, vì ai cũng đều bị vọng niệm khởi sanh mà duyên nơi tự tâm. Trong kinh có nói tự tâm mà lấy tự tâm vì vậy không phải huyễn mà thành ra huyễn (tự tâm trước là thức, tự tâm sau là cảnh). Vậy thì vọng niệm là cái tâm để biết của ta, còn tâm thể là cảnh bị biết của ta. Tâm thể biết tức là tâm thất thức, cảnh bị biết tức là thế giới hư không. Cảnh ấy, tâm ấy tất cả đều nương vào chân tâm mà khởi sanh ra.

Chân tâm hòa hợp với vọng tâm đặt tên là Bát thức và bắt đầu từ đây tâm cảnh đối đãi nhau. Tâm sanh ra tâm, cảnh sanh ra cảnh, không giống với lúc ban sơ là cảnh do tâm sanh. Trong kinh có nói rằng: Thất thức nương Bát thức, như đá nam châm hút sắt, cũng như con rắn có hai đầu, đầu nào tạo riêng nghiệp đầu nấy, bởi thế tâm sở thất thức sanh, thì có cảnh 5 đại chủng cùng sanh, tâm vương lục thức sanh, lục thức sanh thì có 6 cảnh trần cùng sanh. Khi tâm sở lục thức sanh, lại ở trong cảnh 6 trần phân biệt lớn nhỏ cao thấp, món món những tướng hư huyễn sanh ra. Như thế gọi là một tâm sanh ra muôn pháp.

Khi dứt Tâm sở phân biệt của 6 thức, thì không cái cảnh cao, thấp, lớn, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tròn.

Khi dứt được Tâm vương 6 thức, thì không cái cảnh của 6 trần.

6 trần phân biệt khi dứt được Tâm sở thất thức, thì không cảnh 5 đại chủng.

Khi dứt được Tâm vương Thất thức thì không cảnh hư không thế giới.

Các cảnh đã diệt rồi tức trở về tánh Phật, gọi là muôn pháp do ở một tâm mà ra. Vì thường thấy trước mắt những cảnh sanh cảnh, tâm sanh tâm, tâm cảnh khác nhau. Cũng vì thế nên không hiểu được gốc của tâm và cảnh, nên mới sanh ra việc nghi ngờ không chánh đáng.

Chân tâm biến cảnh, vọng tâm không biến cảnh. Chân tâm không chướng ngại, vì không chướng ngại nên thế lực tâm cảnh không chướng ngại. Vì trong tâm có cảnh, trong cảnh có tâm, tâm cảnh như nhất. Sau khi tâm cảnh bắt đầu phát sanh, và cũng bắt đầu chia rẽ, thì chia rẽ từ đây nên sức chướng ngại của cảnh chẳng dung nạp được tâm. Sự hiểu biết của tâm chẳng dung nạp cảnh, nên thành ra hai ngã vậy.

Tâm cảnh tuy khác nhau, nhưng trong tâm vẫn có một phần cảnh, như các loại hữu tình tất phải có sắc thân. Trong cảnh cũng vẫn có một phần tâm, tất cả vạn vật đều có tánh sống chết.

Có một sự chứng nghiệm rằng tâm sanh ra cảnh. Như người mới sanh ra tuy do nơi cha mẹ, nếu không có tâm của mình đầu thai vào, thì tất nhiên không thành người. Vậy thì thân của người là do người tạo ra.

Cũng như giống đậu, giống bắp bề ngoài tuy không thể sanh nhành, nứt lá nhưng vẫn có cái sanh tánh của nó ở trong. Nếu không có sanh tánh ấy, thì làm thế nào sanh chồi nứt cựa cho đến khi trổ nhành phát lá. ấy chứng tỏ rằng tất cả cái gì cũng đều do từ tánh biết mà sanh ra. Tánh trong hột giống ấy đồng với tâm của ta, chỉ khác một điều là cái sức hiểu biết có phát hiện và không phát hiện. Tất cả loại hữu tình, loại vô tình đồng với nhau một thể tánh, không có sự phân biệt.

Hoặc nói trên thế giới hữu tình là do sự tưởng chung của chúng sanhlập thành, không phải tùy theo một cá nhân mà thay đổi nên mới có sự sống cùng sống, sống cùng không sống, không sống cùng sống, và những sự không sống cùng không sống.

Chúng sanh cùng biến chung thành một thế giới, như chúng sanh nghiệp tận thân vong (đã chết rồi) thì trên thế giới phải giảm mất hết một phần, cũng như sanh ra một đứa trẻ, thì trên thế giới lại tăng thêm một phần. Chỉ thấy sự sống chết của chúng sanh mà không thấy sự tăng giảm trên thế giới. Nếu có thể thấy được sự tăng giảm, tức tâm chúng sanh đều khác nhau cả.

Trong kinh có nói rằng do chân mà khởi sanh ra vọng, không có giả thì cũng không có chân. ấy là lý tự nhiên vậy.

Luận Pháp Tướng có nói rằng thức biến sanh ra tất cả pháp. Pháp biết biến là chân, bị biến là giả.

Nếu cái giả mà không nương vào cái chân, tức ngoài chân có giả. Nhưng ngoài chân có giả thì giả ấy không phải là giả, vì nó tự lập lấy nó được thì không thể gọi là giả.

Lấy sự thật mà suy nghiệm, để hiểu biết ngã pháp là có nguyên do, không phải tự nhiên bày đặt nói càn, chứ thật ra không có ý nghĩa gì.

Luận Pháp Tướng có nói rằng, Thất thức chấp Kiến phần Bát thức gọi là Ngã, thì cái Ngã ấy có căn cứ rõ ràng. Thất thức không chấp Tướng phần Bát thức mà lại gọi chấp Kiến phần Bát thức gọi là Ngã. Vì Tướng phần không có chủ tể (vì sự không hiểu biết), mà Kiến phần thì có chủ tể (có sự hiểu biết) là cái Ngã có thật có chủ tể nên gọi là Ngã. Vì phân biệt được cảnh nên gọi Kiến phần. Vậy thì Kiến phần với cái Ngã, đồng nương vào các giả danh của tâm mà nói.

Nếu nói rằng Kiến phần Bát thức là thuộc về tâm Y tha khởi tự mà có (Thất thức), còn ngã thuộc về tâm Biến kế (Lục thức) là không. Cũng như nói ông Tất -đạt-đa thành Phật Mâu -ni là ngoại đạo. Nói như thế là đối với kẻ không hiểu biết gì thì họ cho là phải, còn đối với kẻ tri thức thì họ cho là lời nói điên khùng.

Nếu gọi cái ngã là thuộc về pháp Biến kế (Lục thức) thì Thất thức là thức chấp ngã. tức là tâm Biến kế.

Đã nói Thất thức là thức chấp Ngã. Vậy thì không nên nói Thất thức là tánh vô ký. Lại nói Sở chấp biến kế, Biến kếchủng chủng vật thì có khác gì đem đầu lừa mà tra vào óc ngựa. Vì kẻ nói đó chưa hiểu được lý của Ngã Pháp.

Nên hiểu rằng Lục thức chấp sắc thân (thân xác thịt) gọi là Ngã, là cái thân do nhân duyên hòa hợp mà sanh, nên không có tự tánh. ấy là Ngã thuộc về tánh Biến kế.

Thất thức chấp Kiến phần gọi là Ngã, Kiến phần do duyên phân biệt sanh, thì cái Ngã thuộc về tánh Y tha khởi (Thất thức). Lục thức nương theo vũ trụ là do nhân duyên sanh, là thuộc tánh Biến kế.

Thất thức nương theo 5 đại chủng là do duyên Phân biệt sanh, nên thuộc về tánh Y tha khởi. Rõ ràng Ngã Pháp chia ra tầng chẳng đặng gọi chung vào tánh Biến kế vì hết thảy cũng đều cho đó là hư vô. Có người hỏi Lục thức, Thất thức đều có năng có sở, tại sao Lục thức chỉ nói là pháp chấp, Thất thức chỉ nói là Ngã chấp?

Lục thức tuy có cái ngã để biết, mà không thấy được cái ngã để biết, chỉ thấy các pháp bị biết, vì lẽ thấy được các pháp bị biết nên gọi là pháp chấp.

Thất thức biết được tánh là không, chẳng biết pháp là có, vì cho pháp có ấy là giả, nên không gọi là pháp chấp tại vì biết tánh là không ấy nên gọi Ngã là chân thật nên gọi là Ngã chấp (Thất thức). Bậc thánh nhân xuất thế (Tiểu thừa) chỉ kể nơi tâm của mình, mà không kể tướng giả dối ở ngoài. Trái lại kẻ thế gian chỉ kể tướng giả dối ở ngoài mà không kể đến tâm của mình. Cả hai bên đều có chỗ sai lầm. Có người hỏi những nhà giải nghĩa Ngã Pháp đều chỉ về tánh Biến kế không chỉ về tánh Y tha.

Khuyết điểm của họ chính ở chỗ đó. Vì họ gọi tánh Y tha là pháp, tức là bị pháp chấp, thế thì tánh Viên thành cũng là pháp. Vì sao nhà Phật chẳng nói 3 chấp mà chỉ nói 2 chấp?

Phật dạy rằng thế gian chỉ thấy pháp ở ngoài, nên gọi là pháp chấp. Bất Nhị thừa chỉ chứng được một phần Ngã chấp (mới chứng sanh không chân như, chưa chứng pháp không chân như) vì mới thấy được tâm Thất thức nên gọi là Ngã chấp. Hai hạng người này tuy nói được cái danh của viên thành, chứ chưa thấy được thật tướng của viên thành. Vì thế nên không gọi Viên thànhpháp chấp.

Phật và Bồ -tát chứng được thật tướng của Viên thành, nhưng năng và sở của tánh Viên thành chỉ có một, nên không gọi Viên thànhPháp chấp, cũng không gọi là Ngã chấp.

Cứ theo các học giả thì Ngã là chủ quan, Pháp là khách quan. Ngã với Pháp đồng thời đối đãi. Nói như thế thì có lỗi thâu gồm các pháp, mà thâu chẳng hết. Chỉ thâu được Ngã chấp của thế gian, mà không có Ngã chấp của Nhị thừa.

Chỉ có được pháp thế gian là do nhân duyên sanh, mà không có pháp phân biệt duyên sanh.

Ngã và Pháp cùng đối lập nhau, chỉ thành một chấp mà thôi. Không nên nói Ngã và Pháp là hai chấp. Nếu nói ngã và pháp là 2 chấp thì phải hiểu cái pháp đó không phải là cái pháp của Ngã, mà lại là cái pháp của thân.

Thử năng biến vi tam.

Có người giải nghĩa rằng, cái bị biến rộng vô cùng, cái biết biến có 3. Nói như thế có 3 lỗi:

1. Trái vớiDuy thức, vì nghĩa Duy thức chẳng những là ngăn cảnh, mà lại ngăn cả tâm, và chỉ có một cái “biết” cho nên nói rằng Duy thức, nếu Thức có nhiều thì chữ Duy không thành nghĩa.

2. Như nói cái biết biến có 3 tức tâm con người có 3. Và nếu như một người mà có 3 tâm thì đến khi thành Phật sẽ thành ra 3 ông Phật. Đấy chính là cái sai lầm rất lớn. Nên biết rằng 3 cái biết biến ấy nên gọi là biết sanh tức là hột giống.

3. Bảo biết biến là biết sanh, tức có nghĩa như hột giống cũng là sai, vì luận Pháp Tướng nói 8 thức biết sanh đều nghĩ hột giống, còn những cái chuyển thức đều do 8 thức mà sanh ra. Nên nói cái biết biến không phải là 3 loại, nghĩa là nói tánh của thức có công năng 3 lần biến. Những tên Dị thục, Tư lương, Liễu biệt đều do nơi thức tánh biến ra. Nếu gọi cái biết biến có 3 loại, đồng thời sanh ra 3 cái bị biến, thì không cần phải nói đến chữ Thứ đệ tam năng biến.

Thứ đệ tam biến nghĩa là trước sau biến hóa có ba lần.

Luận Duy thức nói chữ Thứ đệ biến nghĩa là trước sau biến hóa có 3 lần.

Luận Duy thức nói chữ “Thứ đệ biến” để chứng tỏ rằng không có ba lần cái biết biến (có 3 giai đoạn).

Duy thức tuy nói 3 lần biến, song sự thật chỉ có 2 lần biến, lần biến ban sơ là sẵn có.

Luận Khởi Tín có nói, nương theo Như Lai tạng (chân vọng hòa hợp) mà có tâm sanh diệt. Tâm sanh diệt tức là Thất thức, ấy một lần biến.

Tạng tánh phụ theo tâm sanh diệt thì chẳng gọi Như Lai tạng, lại gọi là hàm tàng thức tức Bát thức, do một lần biến mà có hai danh từ khởi sanh ra từ chỗ vi tế sanh diệt (Thất thức) đến chỗ thô sanh “diệt” (lục thức). Đây là lần biến thứ nhất do duyên phân biệt sanh, tức tâm pháp của Thất thức. Lần biến thứ hai do nhân duyên sanh, là tâm pháp của Lục thức.

Còn Bát thứctâm pháp chẳng hề sanh diệt, sẵn có tự nhiên, chẳng phải là nơi bị biến.

Trong việc biến chuyển này có hai cái biết biến, nhân biết biến và quả biết biến.

Nhân biết biến: Lại chia làm 2: Dị thụcĐẳng lưu.

1. Nhân biết biến là thói quen của các pháp uôn đúc trong bổn thức, từ khi bắt đầu uôn đúc cho đến lúc phát sanh, trong khoảng ấy gọi là Nhân, chứa ít thành nhiều, đổi sống thành chín gọi là biến.

Nhân Đẳng lưu biến là những thói quen của tánh thiện, ác và vô ký uôn đúc thành hột giống thiện, ác và vô ký, nhân quả đồng thời gọi là Đẳng lưu biến.

Nhân Dị thục biến là thói quen của Đẳng lưu đổi sống thành chín, sống với chín khác nhau, nên gọi Dị thục. Đẳng lưuDị thục đồng ở thời kỳ tạo nhân nên gọi nhân biết biến.

Quả biết biến: cũng chia làm hai món Đẳng lưuDị thục.

2. Quả biết biến là 2 nhân trước kia đã thành thục rồi nay phát sanh ra hiện hành cho đến ngày tiêu diệt, trong khoảng sanh trưởng ấy gọi là quả, do ít thành nhiều, đổi nhỏ ra lớn gọi là biến.

Quả Đẳng lưu biến là: Khi con người mới sanh; 5 chất đại chủng rất ít, lần lần thêm nhiều, cái nhiều ấy cũng không ngoài 5 chất đại chủng, quả giống nhân nên gọi Đẳng lưu quả Dị thục biến là: Khi mới sanh ra thì tướng con nít, lần lần đổi thành tướng người lớn, cho đến đổi thành tướng già chết. Quả với nhân khác nhau gọi là Dị thục. Đẳng lưuDị thục đều ở trong một quả, nên gọi quả biết biến; còn pháp do phân biệt duyên (Thất thức) mà sanh nối liền chặt chẽ với nhau. Tuy có trước sau nhưng không biến đổi và cũng không thêm bớt, thanh tịnh bổn nhiên, nên không nói đến nhân quả.

Có kẻ giải nghĩa rằng: Sức lực của tánh vô ký rất yếu, không thể uôn đúc mà thành hột giống, phải nhờ nhân thiện ác mà uôn đúc mới thành quả vô ký, nhân với quả khác nhau nên gọi Dị thục (Lời của ông Hộ Pháp trích ở Thành Duy Thức Luận).

Nói như thế có lỗi với lý nhân quả, Phật dạy rằng nhân lành thì quả lành, nhân ác thì quả ác, nhân vô ký quả vô ký. Nhân gì quả nấy, mảy tơ không sai là định luật nhân quả của nhà Phật. Làm nghiệp thiện ác mà chịu quả vô ký. Như vậy quả báo không giống với nhân; như thói quen thiện ác đã uôn đúc vào tánh vô ký, thì thói quen gì để uôn đúc vào tánh thiện ác? Nếu bảo thói quen thiện ác uôn đúc thiện ác, và lại uôn đúc luôn cả tánh vô ký, cũng như một bàn chân mà đứng cả hai thuyền. Đâu có những lý rộn ràng như thế. Vả lại tánh thiện ác và tánh vô ký trái hẳn nhau như nước với lửa thì làm sao hấp thụ với nhau.

Theo ta hiểu lý nhân quả cũng như bản in với chữ in, chữ in với bản in giống nhau mới gọi lý nhân quả tương ứng. Nếu bản in thiện ác mà in thành ra chữ vô ký, há chẳng là việc lạ đời ư?

Hiện hànhchủng tử uôn đúc lẫn nhau, như máy chụp hình, vuông thì chụp vuông, tròn thì chụp tròn, có thì chụp có, không thì chụp không. Vì thế nên hình và bóng không khác nhau. Còn hình và bóng không giống nhau thì không thể gọi là máy chụp hình. Cũng như nhân thiện ác mà uôn đúc thành quả vô ký, thì làm sao gọi là nhân quả.

Dị thục, Tư lươngLiễu biệt là nương theo sự tác dụng của mỗi thức mà đặt tên, cũng như công năng (sức lực) Bát thức đổi sống ra chín nên gọi Dị thục.

Công năng (sức lực) Thất thức là tâm suy nghĩ nên gọi là Tư lương. Công năng Lục thứcphân biệt cảnh, nên gọi là Liễu biệt. Nói đến nhân quả của Dị thục, thì Tư lươngLiễu biệt cũng nên bàn đến nhân quả vì 3 cái này đồng chịu sự chuyển biến của Thức tánh. Nhưng 3 thức này biến chuyển khác nhau.

Thức năng biến thứ nhất là:

初阿賴耶識
異熟一切種
不可知執受
處了常與觸
作意受想思
相應唯捨受
是無覆無記
觸等亦如是
恒轉如瀑流
阿羅漢位捨

Sơ A -lại-da thức
Dị thục, Nhất thiết chủng
Bất khả tri chấp thọ
Xứ, Liễu thường dữ Xúc
Tác, ý, Thọ, Tưởng, Tư
Tương ưng duy Xả thọ
Thị vô phú vô ký
Xúc đẳng diệc như thị
Hằng chuyển như bộc lưu
A -la-hán vị xả

Sơ biết biến do ở thức tánh mà sanh ra, gọi là A -lại-da, cũng gọi là thức dễ chứa (Tạng thức) lại có 3 nghĩa là: Biết chứa, Bị chứa và Chấp chứa.

- Biết chứa là: tất cả tánh của Tâm pháp đều nương vào đấy.

- Bị chứa là: Trong một Tâm pháp vật gì cũng phải có thức này.

- Chấp chứa là: các loại hữu tình đều gọi thức này là Ngã (ta).

Thể tánh ban sơ biết biến là: tất cả hột giống của các pháp, đều do nơi thức A -lại-da đổi sống thành chín, nên gọi là Dị thụcNhất thiết chủng. Chủng có nghĩa là biết sanh. Đây là tất cả công năng (sức lực) của thức Sơ biết biến.

Luận Khởi Tín nói rằng: Vì nương pháp chân như mới có vô minh, vô minhnguyên nhân của các pháp nhiễm ô. Vô minh trở lại uôn đúc tánh chân như. Vì sự uôn đúc ấy, nên gọi là vọng tâm. Vọng tâm ấy là kiến phần của Bát thức. Tức tự chứng phần của Thất thức.

Chân như hòa hợp vọng tâm, không phải một, không phải hai. Vì thế mà đặt tên nó là A -lại-da.

Nhân duyên của Bát thức khởi sanh ra như vậy.

Chủ thể của Bát thứcchân như tức Tự chứng phần; động tác của Bát thứcvọng tâm (năng) tức Kiến phần; chỗ hành động của Bát thứcchủng tử, căn thân và khí giới (sở) tức Tướng phần.

Chủ thể là Tâm vương, hành động là Tâm sở. Tâm vươngtrần cảnh, Tâm sở là nương cảnh ở ngoài, vì trần cảnh ở trong nên gọi là Tự chứng phần. Vì nương cảnh ở ngoài nên gọi là Kiến phần. Cảnh tức là Tướng phần. Thế thì Tự chứng phần, Kiến phần, Tướng phần với Tâm vươngTâm sở, nói tóm lại chỉ là thể dụng mà thôi. Thể chia ra là dụng, dụng hợp lại là thể nên gọi là 2 pháp.

Nhất thiết chủng trí nghĩa là: một ngôi thứ phân chia của thức tánh lại là bản chất của sự sinh ra muôn pháp. Vì sanh ra muôn pháp nên gọi Nhất thiết chủng, là quả do thức tánh sinh ra, mà thức tánh lại là hột giống của các hột giống. Có 11 thứ hột giống tức tánh của 5 đại chủng và tánh của 6 căn.

Từ nơi thức tánh sanh ra Tướng phầnKiến phần. Thức tánh là tánh vô phú và vô ký, thanh tịnh bổn nhiên. Nó chịu hột giống từ đời vô thỉ uôn đúc lấy nó, rồi biến ra tánh hữu phú vô ký, là hột giống (Bát thức) sinh ra hột giống (Thất thức). Từ tánh hữu phú vô ký, lại chịu những món món trần cảnh ở ngoài uôn đúc, rồi lại biến ra tánh tạp nhiễm (Lục thức), tức thiện ác và không phải thiện ác, ấy là hột giống sinh ra hiện hành. Từ hiện hành lại uôn đúc vào hột giống Thất thức, hột giống ấy lại uôn đúc vào thức tánh (Bát thức), thức tánh sanh ra hột giống, hột giống sanh ra hiện hành, cứ xoay vần như thế mãi mãi tiếp nối chẳng dứt, là nghĩa Tam năng biến vậy.

Có người nói hột giống có 2 loại:

1. Hột giống sẵn có (bổn hữu) gọi thức Dị thục từ vô thỉ đến nay, theo lẽ nhất định mà có và có công năng sinh ra Thập bát giớiThập nhị xứ khác nhau, nên Phật nương theo đó mà dạy rằng: Những loại hữu tình từ đời vô thỉ đến nay, có những nguyên nhân món món, y theo luật nhất định mà có, gọi là hột giống sẵn có.

2. Giống mới sanh (tân huân), gọi rằng từ đời vô thỉ đến nay, do bao nhiêu hiện hành uôn đúc mà có, nên Phật nương theo đó mà dạy rằng: Tâm các loại hữu tình, do các pháp nhiễm tịnh mà uôn đúc. Những hột giống như thế, nhiều không kể xiết kể hột giống của thói quen sanh ra, gọi là hột giống mới sanh (tân huân).

Giải nghĩa nói như thế ta cho là sai, vì bao nhiêu hiện hành đều do thói quen uôn đúc mà có hột giống mới sanh. Ta không hiểu họ nói như thế là uôn đúc vào chỗ nào mà có hột giống mới sanh. Nếu nói thói quen là hột giống thì không cần phải có sự uôn đúc. Đã nói là uôn đúc tất nhiên phải có chỗ để uôn đúc và cái biết uôn đúc. Nếu uôn đúc vào thức tánh mà thành hột giống thì không nên gọi là hột giống mới sanh (tân huân), vì thức tánh là sẵn có. Nếu thức tánh chịu uôn đúc mà có hột giống mới, gọi là hột giống mới sanh, thì giống sẵn có (bổn hữu) cũng phải đợi sự uôn đúc mà lớn thêm, thì sao không nói nó là hột giống mới sanh.

Luận Du Già nói thế của các hột giống từ đời vô thỉ đến nay, tánh nó tuy sẵn có, nhưng phải đợi sự tịnh nhiễm mới mà uôn đúc phát sanh ra.

Luận ấy chỉ nói “tánh của nó tuy sẵn có”. Họ nương theo câu ấy lại giải nghĩa sai, nên họ nói rằng, hột giống sẵn có ấy, không do sự uôn đúc mà ra.

Và luận ấy chỉ nói “do sự tịnh nhiễm mới uôn đúc mà phát sanh ra”. Họ nương theo câu đó mà lại nói sai rằng, bao nhiêu hiện hành uôn đúc mà có hột giống mới. Luận Du Già nói: Tánh sẵn có chịu sự uôn đúc mà thành hột giống. Nghĩa là một hột giống mà gồm cả hai hột giống kia. ấy là nghĩa rất phải.

Do một hột giống mà họ giải nghĩa lại chia thành hai hột giống, thì cái nghĩa hai hột giống ấy là sai.

Tánh sẵn có ấy mà không chịu sự uôn đúc, thì không có thể tự nó mà thành hột giống được.

Tánh mới sanh là tánh thói quen, không nương vào tánh sẵn có thì làm sao tự lập? Đã tự lập không được thì có năng lực gì mà sanh ra hột giống? Nếu trong hột giống mới sanh mà không tánh sẵn có, thì không có nguyên nhân mà lại nói có là trái lý.

Ví như người sanh ra không cần có tự tánh, chỉ nương nơi tinh huyết của cha mẹ mà thành người thì làm sao cho thành người đặng.

Lại như tánh sẵn có chẳng đợi sự uôn đúc mà thành hột giống cũng bị cái lỗi không có nguyên nhân mà sanh. Cũng như chỉ có tự tánh của mình mà không cần đến tinh huyết của cha mẹ, mà cũng thành người như thế được chăng? Vì vậy nên biết rằng nhà giải nghĩa nói có hai hột giống là không đúng.

Lại có người giải nghĩa rằng: Chỉ hột giống mới sanh nên pháp thế gianxuất thế gian, không có nguyên nhân thì không sanh đặng, vì giống thế gian không được làm hột giống xuất thế gian.

Không hiểu nghĩa hột giống lại chia hột giống làm hai loài, một là giống hữu lậu tức giống thế gian, hai là giống vô lậu tức giống xuất thế gian.

Đã không hiểu nghĩa hột giống, lại không hiểu nghĩa hữu lậuvô lậu nên mới nói rằng có hột giống hữu lậu và có hột giống vô lậu, sanh tánh của nó không giống nhau, cũng như nói giống dưa không sanh ra giống đậu. Nói như thế làm sao giống hữu lậu biến chuyển thành vô lậu. Chúng sanh làm sao biến chuyển thành Phật được.

Vì sự chuyển biến được ấy, nên hữu lậu thành vô lậu. Và biết rằng hột giống hữu lậuvô lậu chung một thể tánh, chẳng phải là hai thứ giống vậy. Ví như nước trong chuyển thành nước đục, nước đục chuyển thành nước trong. Nước trong, nước đục không phải là hai thứ nước.

Nguyên tánh hột giống thì biết sanh. Nay thử hỏi hột giống vô lậu không sanh hiện hành phải không? Nếu sanh hiện hành tức là hữu lậu. Vì có sanh thì có diệt. Đã sanh diệthữu lậu, còn như không sanh hiện hành thì không đặng nói là hột giống. Vì hột giống nghĩa là biết sanh, không sanh thì không đặng gọi hột giống. Giải nghĩa nói riêng hai hột giống như vậy là có lỗi cả hai bên.

Có người nói rằng, nếu hột giống vô lậu mà sanh ra hữu lậu thì chư Phật sẽ trở thành chúng sanh. Vậy thì người thiện sẽ trở thành người bất thiện sao? Nói như thế là hoàn toàn sai lầm.

Nay ta hãy xét câu chư Phật có trở thành chúng sanh hay không?

Trong kinh Phật thường nói “vọng do chân sanh ra”. Nếu vọng không dựa vào chân thì không thể tự lập được, vì giáo lý của Phật không dung nạp thuyết vọng ở riêng ngoài chân.

Chân sanh ra vọng gọi là pháp sanh khởi. Khi vọng bị tiêu diệt thì trở về chân, nên gọi là pháp hoàn diệt. Nhất khởi nhất hoàn như thế thì đạo tánh sẽ hoàn thành. Do đó chúng ta có thể hiểu rằng chư Phật không thể trở thành chúng sanh.

Ví như người thế gian khi mới đến một chỗ lạ, không thể phân biệt phía nào đông, phía nào tây. Sau khi được người khác chỉ bảo cho, thì có thể nhận rõ rồi. Nếu ngày sau trở lại lần thứ hai, thì không bao giờ lạc lối nữa. Nếu như dựa vào chỗ lần đầu tiên lạc lối mà trách lần thứ hai tại sao không lạc lối, hay thấy lần thứ hai không lạc lối mà trách lần đầu tiên tại sao lại lạc lối. Trách như thế là sai lầm. Không thể dựa vào chỗ chư Phật không trở thành chúng sanh mà trách chân tại sao lại sanh ra vọng, và cũng không thể dựa vào chỗ chân sanh ra vọng mà trách chư Phật tại sao lại không trở thành chúng sanh.

Trong kinh Phân Biệt Luân Hồi nói, tánh của tâm là tịnh, vì do sự phiền não trên thế gian làm nhiễm ô, nên gọi là tạp nhiễm. Khi nào rời khỏi sự phiền não ấy thì trở thành vô lậu. Cho nên pháp vô lậu không phải không có nguyên nhân mà có thể sanh ra.

Còn về câu người thiện có thể trở thành người bất thiện hay không?

Mạnh Tử nói: tánh người là lành.

Dương Tử nói: tánh người là ác.

Khổng Tử nói: tánh gần với nhau, vì thói quen nên cách xa nhau.

Thế là biết tánh người không phải thiện hay ác, tùy theo tập nhiễm thành thiện ác. Người ác chuyển làm người lành, người lành chuyển làm người ác đều được cả. Nếu lành nhất định là lành thì người cõi trời không đọa vào địa ngục. ác nhất định là ác, thì người đọa địa ngục không sanh được thiên đàng. Thế là con đường tu hành dứt hẳn vậy.

Trong bảng tụng đã nói rõ rằng: Một tâm gồm đủ cả 3 tánh thiện, ác và vô ký. Như thế chúng ta có thể hiểu rằng, làm lành và làm ác chỉ do một tâm tánh mà ra, nên hữu lậuvô lậu cũng do một hột giống mà ra. Nếu tánh thiện và tánh ác không ở chung trong một tâm thì chúng sanh vĩnh viễn làm chúng sanh, chư Phật vĩnh viễn làm chư Phật. Nay xét xem tâm, Phật và chúng sanh không khác nhau. Chỉ có nghiệp thì khác nhau. Có thể nói rằng việc thiện và việc ác không giống nhau, không nên nói người làm thiện và người làm ác không giống nhau.

Có người lại chữa lỗi rằng: Tong kinh nói tâm tánh chân thật tức là chân như. Chân như là cái lý của tâm hiện ra chân như tức là tánh thật của tâm. Lại nói rằng vì tâm thể khôngphiền não, nên gọi là tánh trong sạch. Hay nóitâm tánh hữu lậu không phải vô lậu nên gọi trong sạch. Nói như thế lại càng không hiểu nghĩa kinh.

Đã nhận rằng chân như là tánh thật của tâm, tất nhiên tâm hữu lậuvọng tưởng của chân như, sao lại nói rằng tánh của tâm hữu lậu không phải tánh vô lậu. Ta phải biết rằng tánh chân thật là thể của các pháp, chẳng hề biến đổi. Tất cả pháp đều nương từ đó mà sanh ra. Nếu bỏ nó thì không có tướng của các pháp. Tướng của các pháp vốn không có gốc. Mà gốc của các pháp chỉ từ tánh trong sạch ấy mà có. Nếu gọi rằng ngoài tánh trong sạch còn có cái tướng chẳng trong sạch không những là trái với giáo lý Duy Thức mà còn trái với các ảo pháp trước mắt chúng ta. Cũng ví như bất cứ một vật gì, tướng cũng phải nương theo thể. Nếu như không có thể tức cũng không có tướng.

Hữu lậu, vô lậu nếu quả hai thứ giống thì chúng sanh không cần dứt hết phiền não mới thành Phật đặng. Vì phiền não và Bồ -đề đều có thứ giống riêng, cũng như giống đậu giống bắp đồng thời phát sanh chẳng hề chướng ngại. Trái lại chúng sanh cần phải dứt hết phiền não mới thành Phật đặng, thì nhất định phiền não và Bồ -đề đều chung một thể tánh. Cũng như hột đậu với mầm đậu chung một thể tánh. Khi nào hột đậu hư thì mầm đậu mới sanh ra.

Nhất định rằng hữu lậu không cần nương vô lậu mà cũng sanh được. ấy cũng như nói người động không cần nương chỗ tịnh mới khởi sanh được sự tịnh. Hữu lậu vô lậu đều có riêng hột giống, cũng như nói con người động với tịnh, đều có riêng hai thân. Nói như thế là bất thông lắm. Giống vô lậu hại giống hữu lậu làm cho giống hữu lậu không sanh được, vì giống sẵn có (vô lậu) hằng thường còn mãi cũng như trong nước không chứa được chất lửa. Theo ý ta suy nghĩ có giống vô lậu thì hai giống thiện ác chướng ngại kia khỏi bị hại lẫn nhau. Còn như không có giống vô lậu thì hai giống thiện ác kia phải cùng nhau bị hại. Chúng sanh khi được nghe chánh pháp nếu không có hột giống vô lậu để cho chánh pháp uôn đúc vào, tức nhiên phải uôn đúc vào hột giống hữu lậu. ấy cũng ví như không có cái nồi thì lửa và nước sẽ gặp nhau và làm hại lẫn nhau. Khi tập khí của chánh pháp đã có giống vô lậu để uôn đúc thì không làm hại đến giống hữu lậu ấy. Cũng như nước với lửa không thể chung vào nhau, tuy có tánh hại lẫn nhau, song có hột giống vô lậu làm ngăn cách nên không làm hại lẫn nhau được.

Hột giống là gốc của các pháp, cho nên ta phải luận biện rất nhiều. Nói tóm lại theo ý họ giải nghĩa hột giống hữu lậuvô lậu đều có sự riêng biệt làm hai. Nghĩa ấy không thể thành lập được, chỉ có nghĩa hữu lậuvô lậu chung hột giống thì khởi mấy lỗi, mà thành lập được nghĩa Duy Thức. Cũng ví như cuộn phim của máy ảnh, thâu vào đủ mọi cảnh giới, nhưng các ảnh cũng đều ở trong một cuộn phim ấy.

Có người giải nghĩa hột giống có 6 loại:

1. Trong một sát -na phải dứt mất nói rằng mới sanh ra lại dứt mất liền. Có công năng như thế thì mới gọi hột giống. ấy là cấm người nói các pháp là thường còn, hễ thường còn là không chuyển biến, và không có công năng biết sanh.

Giải nghĩa như thế là sự hiểu biết rất tầm thường, chưa biết được nghĩa chính đáng của hột giống, trong một sát -na phải dứt mất. ấy là nói về pháp bị sanh, không phải nói về pháp biết sanh. Tất cả những pháp bị sanh đều ở nơi vô sanh. Vì vô sanh là gốc của các pháp bị sanh. Pháp biết sanh mới sanh ra dã dứt mất liền. Tự nó không còn tồn tại được thì có công năng gì mà sanh ra các pháp. Phật dạy bản thể các pháp là chẳng sanh chẳng diệt.

Sao giải nghĩa lại nói, thể tánh mới sanh ra lại dứt mất liền liền. Chính mình chẳng biết thể tánh của các pháp, mà dám trái lời Phật dạy.

Họ lại nói rằng: các pháp có thường, là không chuyển biến.

Thế họ cũng không hiểu nghĩa chữ Thường. Phải biết rằng những cái chuyển biến là do tại thường pháp. Nếu không thường pháp là không chuyển biến. Có như thế cho nên thể các pháp thường trụ chẳng động. Còn sự động là do thói quen từ đời vô thỉ uôn đúc mà có tướng động, gọi là chuyển biến. Thể tuy động mà không sanh diệt ấy là nghĩa thường vậy. Cũng như con người khi động khi tịnh là do nơi thân mà có. Thân động thân tịnh không bớt không thêm. Nếu bỏ cái thể chân thường thì không còn những pháp chuyển biến. Thể tuy chuyển biến mà không sanh diệt.

Phật dạy chân nhưtùy duyên chẳng biến, chẳng biến là tùy duyên, chính nghĩa như vậy.

Nếu nhận cái ảo tưởng do thể chân thường chuyển biến, ra là hột giống thì lầm to rồi.

Sa-na diệt tại đây nên đổi lại là bất sanh diệt, gọi rằng thể tánh hằng còn (thường trụ), mà có công năng tùy duyên nên gọi là hột giống. Nói vậy là để cấm pháp sanh diệt, vì pháp sanh diệt tuy có cái thể chuyển biến, mà không có thể tánh hằng còn, nên không gọi nó là biết sanh.

Quả câu hữu nghĩa là nhân quả đồng thời. Nói vậy là để cấm nhân trước quả sau, dẫn sanh lấy đồng loại, vì cái chưa sanh và những cái đã diệt là không có tự thể.

Hằng tùy chuyển nghĩa là một loại với nhau, tiếp tục mãi mãi đến khi rốt ráo mới gọi hột giống. Nói vậy là để cấm các chuyển thức thay đổi đứt đoạn. Họ cấm đó nên đổi lại rằng: Phật quả là hằng còn không động thì không thành hột giống.

Quyết định tánh nói rằng tùy theo chỗ tạo nhân thiện áccông năng quyết định mới gọi là chủng tử.

Đãi chúng duyên gọi là phải đợi các duyên hòa hợp, có công năng đặc biệt mới gọi hột giống.

Mục thứ năm với mục thứ hai trái nhau, vì pháp do các duyên mới sanh là quả sanh, thì nhân lại diệt, vì nhân quả không đồng thời. Nếu nhân quả đồng thời thì không phải pháp của các duyên sanh, ví như con mắt với sắc, làm duyên với nhau, sanh ra cái biết của con mắt. Vọng tâm đã sanh thì chân tâm phải ẩn, quyết không có chân và vọng đồng thời phát sanh. Cũng như các pháp nương với nhau mà sanh, pháp hiện hành đã sanh, thì hột giống phải hoại.

Dẫn tự quả là: những quả món món sắc tâm thì do món món dẫn sanh, mới gọi hột giống. Dẫn tự quả, nghĩa là hột giống dẫn lấy hột giống ấy là nhân quả khác nhau. Nghĩa dẫn tự quả là không có ý phát sanh thì làm gì có pháp của hột giống.

Đây nói nhân quả cũng như tự tánh con người, nương dựa các duyên mà sanh ra tướng người. Tánh duyên ấy gọi là nhân, tướng người ấy gọi là quả. Nhân với quả khác nhau mới có nghĩa phát sanh.

Đây nói là cái nhân của tự tánh, lại dẫn cái quả của tự tánh. Đã không có thêm bớt, và cũng không có nghĩa phát sanh làm sao có nhân quả.

Sanh diệtphương tiện pháp, không thể luận bàn như pháp vô minh:

Thể của các pháp chẳng đọa vào số một hay là số nhiều, vì duyên sai biệt mà có chủng chủng tướng. Nhân thì có rất nhiều tướng, mà thể chỉ có một, cũng như nói thể nước là một mà có. Rất nhiều (chủng chủng tướng) sóng nổi dậy, vì thế mà có câu một tâm sanh ra muôn pháp, còn nói rằng một pháp sanh ra một pháp là chưa tìm hiểu thấu đến gốc của các pháp, và lại một pháp sanh một pháp thì không có nghĩa phát sanh, vì không có thêm bớtchuyển biến.

Nếu mỗi pháp đều có hột giống riêng của nó, thì lại có rất nhiều thật pháp. Nói như thế là trái nghĩa Duy Thức.

Tánh của các pháp là tánh chung của nhân duyên chẳng phải mỗi thứ đều có tự tánh riêng. Cho đến cả 5 đại chủng cũng là một thành phần của tự tánh, chẳng phải mỗi thứ đều có tự tánh riêng, chỉ gồm có một tự tánh mà thôi. Còn sắc và tâm chỉ làm nhân duyên với nhau. Kỳ thật là tăng thượng duyên chứ không phải là nhân duyên.

Trên đây đã giảng sơ qua 6 nghĩa của hột giống, 3 nghĩa trước là của bổn thức, có thể sanh Thất thức hiện hành, 3 nghĩa sau là của hột giống sanh ra Lục thức hiện hành.

Hột giống có hai loại là:

1. Bổn thức sanh ra Thất thức thì gọi bổn thức là hột giống, Thất thứchiện hành.

2. Thất thức sanh ra Lục thức, Thất thức là hột giống, Lục thứchiện hành.

Có người nói hột giống là tướng phần của Bát thức. Vẫn biết hột giống là Bát thức biến ra, chẳng phải bổn thể của Bát thức vậy. Đã nói hột giống là Bát thức biến ra nhìn nhận hột giống là bản thể của Bát thức. Nói như thế là lầm. Như phân biệt cho rành rẽ thì gọi bổn thức là hột giống của hột giống. Còn Thất thức đối với Bát thức thì gọi hiện hành của hột giống. Thất thức đối với Lục thức thì gọi hột giống của hiện hành. Còn Lục thứchiện hành của hiện hành. Nói như thế mới đủ nghĩa hột giống. Nếu không hiểu như vậy thì: Hột giống có một mà biết biến có ba thì lại thiếu nghĩa.

Có người giải nghĩa: giống lúa, bắp vì thức biến ra nên đặt tên là hột giống, chứ không phải thật là hột giống.

Nói như thế là sai, dầu giống lúa, bắp cũng do các pháp nhân duyên sanh, chẳng nên nói là không phải hột giống. Nếu không nhận cho giống lúa bắp là có, thì có lỗi bỏ pháp ra ngoài. Và chẳng những giống bắp, lúa là thức biến ra mà chính cái mầm ở trong giống bắp lúa cũng là bất thức biến ra hột giống là chẳng phải có sẵn, chỉ do sự uôn đúc mà có.

Nói về nghĩa uôn đúc:

Duy Thức dạy nghĩa uôn đúc là hấp thụ những cái nhiễm ô. Nguyên Thức tánh trong sạch không tướng, vì hấp thụ những cái nhiễm ô ở cảnh ngoài mà thành hột giống của các pháp.

Bản thức cũng như tấm phim trong máy chụp hình. Tánh nó trong sạchcảm xúc ngoại cảnh mới sanh ra món món khác nhau. Còn miếng gương ở ngoài dễ hút bóng cảnh và người, ấy cũng ví như Lục thức. Khoảng giữa trống không ấy ví như Thất thức, có công năng uôn đúc là tại khoảng giữa trống không, nếu chỉ một miếng gương đổi ngoại cảnh, không có công năng khoảng giữa để hấp thụ, thì làm sao cho thành cái bóng. Bát thức cũng vậy, nếu không Lục, Thất thức hấp thụ ngoại cảnh vào, thì làm sao uôn đúc đặng hột giống.

Những tánh thiện ácvô ký khác xa nhau là do Lục, Thất thức tạo ra chứ ngoại cảnh không có tánh thiện, ác và vô ký, chính Lục, Thất thức phân biệt mà có. Bát thức tuy bị cảnh uôn đúc nhưng không phải trực tiếp chịu sự uôn đúc của tâm cảnh, vì tâm cảnh không đến gần Bát thức nên Bát thức chỉ chịu cái hơi của tâm cảnh uôn đúc (gián tiếp) và cũng chẳng phải cái hơi trong Nhất thừa mà uôn đúc thành hột giống, tất phải thường quen tập, mới thành nghĩa hột giống. Vì thế nên mới có nghĩa hột giống là thói quen vậy.

Có người giải nghĩa rằng biết uôn đúc và bị uôn đúc, mỗi thứ có 4 tánh:

4 tánh bị uôn đúc là:

1. Tánh kiên trụ: 3 chữ này nên đổi làm thể thật có, vì thể thật có mới giữ được thói quen, nếu gọi bị uôn đúc.

2. Tánh vô ký: 3 chữ này nên đổi là có sức hấp thụ, vì có sức hấp thụ ấy mới bao trùm lấy tập khí, như vậy gọi chỗ bị uôn đúc.

3. Tánh khả luân: 3 chữ này nên đổi là, lìa khỏi sự đối chiếu của tâm thể, mới gọi chỗ bị uôn đúc.

4. Tánh hòa hợp với sự biết uôn đúc. Câu này nên đổi là hòa hợp với cái thể hấp thụ, đồng thời đồng chỗ mới là chỗ bị uôn đúc.

Biết uôn đúc có 4 tánh laứ:

1. Có sanh diệt, nên đổi là có danh tướngdanh tướng mới sanh thói quen gọi là biết uôn đúc.

2. Có thắng dụng (công năng), nên đổi là có sanh diệt mới là biết uôn đúc.

3. Có thêm bớt, nên đổi là tâm cảnh đối nhau mới gọi biết uôn đúc.

4. Chuyển theo nơi bị uôn đúc mà hòa hợp, nên đổi là tâm cảnh hòa hợp mới gọi biết uôn đúc.

Lục thức duyên ngoại cảnh uôn đúc vào tâm Thất thức gọi là uôn đúc lấy món món ngoại cảnh, Thất thức lại lấy cái hơi uôn đúc ấy mà uôn đúc vào Bát thức, gọi là thói quen uôn đúc từ đời vô thỉ, cứ nối tiếp như thế mãi mãi. Biết uôn đúc (tâm) hòa hợp với bị uôn đúc (cảnh) mà sanh ra hiện hành. ấy thành lập ra nghĩa hột giống vậy.

Tâm là biết uôn đúc, Cảnh là bị uôn đúc. Còn tâm sở tức là kiến phần kết hợp với tâm cảnh mà thành nghĩa uôn đúc.

Bát thức chịu sự uôn đúc sanh ra hiện hành, tức là tâm sở lấy ngoại cảnh mà uôn đúc vào Bát thức. 3 pháp uôn đúc như vậy sanh diệt vô cùng. Hột giống với hiện hành, tự loại của nó là trước sau tiếp nối, gọi là nhân đồng loại dẫn quả Đẳng lưu. Còn hột giống sanh ra hiện hành là nhân dị loại cảm quả Dị thục.

Nghĩa của của quả Dị thục là do pháp nhân duyên sanh.

Nghĩa quả Đẳng lưu là do pháp phân biệt duyên sanh ra. Có người giải nghĩa nói, Bát thức là chỗ bị uôn đúc. Lục, Thất thứcTâm sở biết uôn đúc, không cần đến ngoại cảnh, chỉ nội trong tâm mà thành nghĩa uôn đúc. Giải nghĩa như thế là sai.

Pháp bị uôn đúc và biết uôn đúc cũng ví như lấy chất thơm xông áo. Chất thơm là biết uôn đúc, cái áo là chỗ để uôn đúc. áo và chất thơm khác nhau, nên thành nghĩa uôn đúc. Nếu lấy chất thơm mà xông chất thơm, hoặc lấy áo xông áo, một loại với nhau, thì không thành nghĩa uôn đúc.

Nay họ bảo dùng tâm để uôn đúc tâm, thì có khác gì lấy áo để xông áo vậy.

Bậc Nhị thừa đã không tướng tam giới, tức được nhân phân đoạn sanh tử không còn nghĩa uôn đúc vậy.

Còn như lấy tâm nhiễm uôn đúc tâm tịnh mà cảm quả Biến dịch sanh tử, vì thói quen của trần duyên chưa hết, cũng như áo cũ đã chịu chất thơm uôn đúc, nay tuy rời khỏi chất thơm, nhưng hơi thơm vẫn còn. Nếu áo chưa chịu chất thơm uôn đúc, hoặc áo đã hết chất thơm, tuyệt nhiên không thể uôn đúc vào áo khác được. Vậy gọi lấy tâm uôn đúc tâm là trái lý vậy.

Cảnh giới tâm vương: Thể của tâm là “không biết”, thể của cảnh là “không hình”. Tuy không biết mà làm gốc cho tất cả cái biết, tuy không hình mà làm gốc cho những cái có hình. Tâm không biết không khác gì cảnh, cảnh không hình cũng không khác gì tâm. Tâm cảnh thông suốt chẳng phải là một, cũng chẳng phải là hai. Tuy có tâm để cầm lấy cảnh, tuy có cảnh để dung nạp lấy tâm, nhưng không thể suy nghĩ mà biết đến cảnh ấy, nên gọi “Bất khả tri chấp thọ”. Câu này là chứng cảnh Tâm vương. Xứ liễu nghĩa là tâm cảnh đối nhau, ấy là duyên cảnh Tâm sở vậy.

Xứ: là xứ sở tức là Tướng phần vậy (cái bị biết và cái bị biến ra).

Liễu: là hiểu biết phân biệt rõ ràng tức là Kiến phần vậy (cái biết). Tướng phần Bát thức có thô, có nhỏ nhiệm, nhỏ nhiệm gọi hột giống, lớn thô gọi căn thân khí giới.

Kiến phần Bát thức cũng chia làm hai, Kiến phần nương hột giống gọi Thất thức, Kiến phần nương căn thân khí giới gọi Lục thức.

Tất cả những Tâm và Pháp đều quy nạp vào Bát thức cả.

Trong Dịch Luận có nói rằng: Thế lực của Dị thục Tâm vương và Tâm sở đều yếu đuối cả cho nên không uôn đúc được. Nói nghĩa như thế rất sai, vì Tâm vương không hề duyên ngoại cảnh nên không thành được sự uôn đúc của thói quen. Không uôn đúc mà lại uôn đúc, đó là sự uôn đúc vô tư nghì, chỉ ngoại cảnh duyên với tâm sở. Không luận là tánh thiện, tánh ác hay tánh vô ký, đều nghĩa là uôn đúc cả. Vì thế cho nên sự uôn đúc mạnh thì trở thành mạnh, yếu trở thành yếu. Đây là hợp với nghĩa quyết định trong 6 nghĩa của hột giống. Nếu Tâm sở không thể duyên với ngoại cảnh, thì không thể gọi là Tâm sở được.

Tâm có 3 phần là Tự chứng (Tâm vương), Kiến phần (Tâm sở) và Tướng phần (trần cảnh). 3 phần này cũng là một tâm.

Họ giải nghĩa: Tâm vương với Tâm sở, lấy lý mà nói khi nó sanh ra mỗi thứ đều đủ cả 3 phần: phần dễ lường, phần biết lường và phần quả của cái lường.

Nói như thế thì Kiến phần, Tướng phần tất nhiên phải có chỗ nương.

Theo trong Tập Luận nói, Tướng của cảnh là phần để lường. Tướng biết dùng cảnh và Tự chứng, là 3 thể ấựy không khác nhau.

Luận pháp tướng nói: Kiến phần là cái biết nương. Tự chứng phần cũng là cái biết nương; chỉ nói công năng của tâm là biết nương cảnh, chứ không nói công năng của tâm là để chứng cảnh. Đây là khuyết điểm của luận Pháp Tướng chỉ vì mới thấy đạo, chứ chưa chứng đạo, nên chỉ biết Tâm vương, Tâm sở đều có 3 phần, mà không biết Tâm vương tức Tự chứng phần, Tâm sở tức Kiến phần. Tâm vương với Tâm sở chung lại mới thành 3 phần, chẳng phải mỗi thứ đều đủ 3 phần. Nay luận Pháp Tướng nói mỗi thứ đều đủ 3 phần là sai vậy.

Nên nói lại rằng gốc của tâm là một, vì sự hành động khác nhau nên lập ra nhiều tên. Chứng biết được thể tánh của mình gọi rằng Tự chứng phần. Thấy được cảnh ở ngoài gọi rằng Kiến phần. Tự chứngtrần cảnh ở trong gọi là Tâm vương. Kiến phần là nương cảnh ở ngoài là Tâm sở. Khởi sanh cả tâm và cảnh gọi là A -lại-da. Vì tướng của tâm có do lường (tư lương) gọi là Mạt -na. Vì tâm phân biệt (liễu biệt) được cảnh gọi là Lục thức. Danh của tâm tuy nhiều mà thể của tâm vẫn là một. Chẳng những tâm với tâm là một mà tâm với cảnh cũng là một. Bởi thế mới gọi rằng thể ấy không khác nhau.

Tâm vương với Tâm sở, Tự chứng phần với Kiến phần không nên cho là hai. Chỗ phân biệt Tâm vương với Tâm sở cũng như thân người với tay, kể chung thì gọi là thân người, nếu kể riêng thì thân với tay khác nhau, chẳng những khác về hình thức mà khác cả hành động. Cũng như tay biết tạo thức ăn, thân biết chịu thức ăn. Thân biết chịu mà chẳng biết tạo, tay biết tạo mà chẳng biết chịu. Hành động tuy sai khác mà thể vẫn là một.

Có người gọi Tâm vương là duyên cái tướng chung của ngoại cảnh. Tâm sở là duyên cái tướng riêng của ngoại cảnh. ấy cũng như nói thân người là tướng chung biết tạo cái áo, tay người là tướng riêng biết tạo cái áo. Nói như thế là sai.

Theo ta thì tướng chung hay tướng riêng đều thuộc về Tâm sở cả, Tâm vương không dự đến. 5 Tâm sở biến hànhduyên tướng chung của cảnh, 5 Tâm sở biệt cảnhduyên tướng riêng ở trong tướng chung. Còn các Tâm sở thiện ác thì duyên tướng riêng ở trong tướng riêng. Tâm duyên cảnh trước hết là xúc tâm sở. Ngoài xúc tâm sở tuy có cái tâm biết duyên mà không cảnh bị duyên. Tâm không nương vào đâu gọi là Tâm vương. Trong kinh có nói tất cả chỉ có cái biết mà không có nghĩa bị biết tức là Tâm vương.

Các pháp đều quy nạp nơi tánh biết. Ngoài tánh biết không có cái bị biết. Không tâm bị biết gọi là tâm thể, vì sanh tất cả những cái bị biết. Cũng ví như thân thể người chỉ có thọ nạp mà không tạo tác, vì sanh tất cả những cái tạo tác. Trong kinh có nói rằng: Biết (Kiến phần) và bị biết (Tướng phần) chia nhau làm hai bên ấy đều chuyển biến một cách tự nhiên.

Tâm thể có một mà chia ra biết và bị biết. Biết là Kiến phần, bị biết là Tướng phần. Khi chưa chia ra Tướng phầnKiến phần thì chỉ có cảnh tự chứng phần mà không cảnh bị duyên. Sau khi chia Kiến phần, Tướng phần ấy, lại chỉ có cảnh biết duyên mà không cảnh Tự chứng.

Người giải nghĩa bài kệ này, chỉ lấy câu biết và bị biết mà chứng tỏ rằng tâm có Kiến -Tướng hai phần, mà không suy nghĩ hai câu trên, nghĩa nó là Tự chứng phần không cảnh biết và bị biết.

Theo nghĩa Duy Thức thì Tâm sở là do Tâm vương khởi ra, lại nương vào Tâm vương gọi là Tâm sở. Xem như thế thì những cái mống lòng động niệm đều thuộc Tâm sở cả. Còn tâm chưa khởi niệm, hay là chưa phát động đều thuộc về Tâm vương cả…

Tâm vương với Tâm sở chẳng phải khác nhau, tại nơi duyên chung hay duyên riêng, chính khác nhau tại nơi duyên ngoại cảnh hay không duyên ngoại cảnh. Nên biết rằng Tâm vương rời Tâm sở ra thì không có Kiến phần, Tâm sở rời Tâm vương thì không Tự chứng phần. Vậy thì Tâm vương Tâm sở chung lại thành 3 phần. Không phải Tâm vương Tâm sở mỗi thứ đều có 3 phần vậy.

Có người giải nghĩa rằng, Tự chứng là duyên nội tâm không duyên ngoại cảnh. Nói như vậy là sai. Người xưa gọi con hoa ngưu (con ốc ma) để thí dụ Tự chứng phần. Con Hoa ngưu ấy có 2 cái râu để thí dụ Kiến -Tướng hai phần. Hai râu ấy là đối đãi khi co duỗi. Vì thế trong kinh dạy rằng, biết và bị biết chia làm hai bên, đều là chuyển biến một cách tự nhiên. Chuyển biến nghĩa là có co duỗi vậy. Trong kinh lại có nói rằng tất cả chỉ có cái “biết” mà không nghĩa “bị biết”. Cái biết mà không có nơi bị biết tức là nội tâm. Nếu biết duyên tức là có hai tâm. Giả như có hai tâm cũng không biết duyên vì tâm không hình tướng chẳng phải nơi bị duyên. Phật có dạy rằng Tâm sanh thì món món Pháp sanh, Pháp sanh thì món món Tâm sanh. Tâm cảnh đối khởi cùng nhau. Ta thường nghe lời dạy như thế. Còn bảo rằng tâm với tâm cùng đối đãi, thì chưa từng nghe lời dạy ấy bao giờ. Kiến tướngTự chứng là 3 phần. ấy là phương pháp nhất định của tâm và pháp. Những cái bị duyên chung kể là Tướng phần. Những cái biết duyên, chung kể là Kiến phần. Còn thể chung của Kiến tướng thì gọi là Tự chứng phần…

Người xưa gọi Tự chứng phần là cái biết duyên. Tự chứng ấy nên đổi lại gọi là Kiến phần, không đặng gọi là Tự chứng phần. Ví như người gọi ông là đối với cháu mà nói, đối với con thì gọi là cha không gọi là ông. Đối với cháu gọi là ông, đối với con cũng gọi là ông là trái lẽ vậy. Nếu kẻ học luận này mà hiểu được Tự chứng là không biết duyên. Tự nơi mình biết được Tâm vương, ấy chẳng thành 3 phần vậy. Nếu hiểu được nghĩa Kiến phần là chẳng chứng cảnh, thì tự mình biết Tâm sở chẳng thành 3 phần vậy. Cứ như thế mà hiểu, tuy có trăm bậc đi nữa cũng không ngoài 3 phần Tự chứngKiến tướng. Ví dụ như nói nhân luân trong ba đời. Dù có trăm đời cũng không ngoài cha con và cháu ba đời. Người giải nghĩa nói Tâm vươngTâm sở mỗi tâm đều có 3 phần, cũng như nói chẳng phải cha con và cháu chung kể là ba đời, mà gọi riêng rằng cha con đều có ba đời ấy là lầm vậy…

Bát thức với 5 Tâm sở Biến hành cùng ứng là: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng, Tư.

Thức A -lại-da từ vô thỉ trong lúc chưa chuyển động, thì nó tương ứng với 5 Tâm sở Biến hành. Chẳng những 5 Tâm sở tương ứng với thức A -lại-da mà còn tương ứng với 7 thức kia (Thất thức, Lục thứcNgũ thức), cho nên là đặt tên là 5 Tâm sở Biến hành.

Xúc: Tâm cảnh đối nhau gọi là Xúc.

Người xưa giải nghĩa gọi căn, cảnh và thức 3 thứ hòa hợp mà sanh 5 Tâm sở Biến hành này. Giải nghĩa như thế là nói 6 thức. Vì 6 thức có căn và cảnh phân biệt, trong lúc vọng tâm mới phát sanh, 6 căn vẫn còn chưa phân biệt, thì đâu có 6 thức mà gọi là ba cái hòa hợp. 5 Tâm sở Biến hành đi khắp trong tâm, ý và ý thức, mà cảnh giới của tâm, ý và ý thức lại khác nhau nên nó theo đó mà thay đổi. 5 Tâm sở này ở nơi Bát thức thì tánh nó vô phú vô ký, vì Bát thức là tánh vô phú vô ký nên chi 5 Tâm sở nó duyên với tánh cảnh. 5 Tâm sở này ở nơi Thất thức thì tánh nó lại hữu phú vô ký, vì tánh Thất thức là thế. Nó duyên với cảnh đới chất. 5 Tâm sở này ở nơi Lục thức thì tánh nó lại tạp nhiễm, thì duyên cảnh độc ảnh. Cũng ví như nước ở bình thì tròn, ở ống thì dài, ở giếng thì lặng lẽ, ở sông biển thì hung dữ. Lại cũng như cây thẳng thì bóng ngay, cây cong thì bóng vẹo. Tánh của 5 Tâm sở Biến hành là thế. 5 Tâm sở biến hành này không lúc nào là không có, không nơi nào là không có, không thuở nào là không có và không người nào là không có.

Tác ý: nghĩa là cảm giác (xúc cảnh) vào cảnh giới (nảy nở ra và để ý đến).

Thọ: nghĩa là cảnh ở trước mắt in vào trí não của mình.

Tưởng: nghĩa là so sánhhiểu biết hình thức (tưởng tượng).

Tư: nghĩa là hành động tạo tác.

Tâm sở Bát thức chỉ đối với cảnh đằng trước là rõ ràng, nhưng đối căn thân khí giới, thì chưa có sự phân biệt, vì thế nên không biết có ta, và không biết tâm nào khác. Nói tóm lại, từng thứ lớp của nó thì có 5, mà khi phát sanh thì lại không có thứ lớp. 5 Tâm sở này gọi là vọng tâm. Khi vọng tâm ấy dấy lên thì gọi ngã kiến tức Thất thức. Trước khi chưa dấy lên ngã kiến gọi là Kiến phần của Bát thức thì lại trong sáng như gương soi hình. Có hình thì hiện bày, không hình thì lặng lẽ. Thế nên gọi xả thọ. Tâm với cảnh trong lặng gọi là vô phú, và đối cảnh không phân biệt thiện ác gọi vô ký.

Vọng tâm ấy dấy lên gọi ngã kiến. Nếu dứt được ngã kiến tức là hết Thất thức (5 Tâm sởBát thức khởi ra gọi là Vọng tâm, Ngã kiếnKiến phần của Bát thức. Ba danh từ ấy chung gọi là Thất thức.

Xả thọ: nghĩa là bỏ cái ưa và không ưa.

Vô phú: nghĩa là tâm đối cảnh đều lặng lẽ.

Vô ký: nghĩa là đới cảnh không sự phân biệt.

tâm không phân biệt, nên đối các vật thảy đều sáng tỏ. Khi tâm đã phân biệt một vật gì rồi thì liền bị vật ấy ngăn che, nên các vật khác đều không phân biệt được.

Hằng chuyển như bộc lưu nghĩa là tướng trong của thức A -lại-da là hằng chuyển.

Hằng: nghĩa là thường mãi, lúc nào cũng thấy như thế.

Chuyển: nghĩa là là xoay vần mãi, cái trước kéo cái sau, cái sau đẩy cái trước, nối liền nhau thành một vòng mà quay tít mãi đi. Ví như cầm nắm hương đốt lửa quay tít làm thành một vòng tròn lửa. Mà kỳ thiệt nó vẫn đứt khoảng.

Luận chủ ví cái tướng trạng hằng chuyển của thức A -lại-da giống như dòng nước chảy dốc, từ trên núi xuống, trông như một tấm vải trắng, hằng ngày treo giữa vách đá xanh, mà thật ra dòng nước trước dòng nước sau, vẫn chuyển động dồn nhau xuống dốc suốt ngày đêm không ngớt.

Duy Thức gọi là: Đời đời không hề gián đoạn, hằng ngày vẫn như thường mà thật ra nó chuyển động dồn nhau luôn luôn không phút nào ngừng nghỉ.

Bát thức do thói quen từ vô thỉ kích thúc, nên có sự xoay chuyển mãi không ngừng, khi nào thành Phật mới bỏ được. Bát thức ấy, vì sự xoay chuyển mãi nên xem nhưthường có. Từ khi chưa có sóng thức (tánh biết), sóng thức ấy hoặc mất hoặc còn, nên không có sự đứt đoạn.

Bát thức trong cảnh xoay vần biến đổi này nhưng không dấy lên sự phân biệt quá khứ, hiện tạivị lai cho nên không có tướng sanh diệt. Luận Khỏi Tín nói: Sự nhỏ nhắn trong sự nhỏ nhắn, đó là cảnh giới của Phật.

Có người hỏi tại sao có thói quen từ thuở vô thỉ? Là do hành động của chúng sanh cọ xát với sức thanh tịnh mà thành có thói quen ấy.

Có người hỏi tại sao thấy cảnh vật như là thường? Vì tại xoay chuyển quá mau lẹ nên không nhận biết sự đứt đoạn, cũng vì có sóng thức ấy nên có việc sống chết vậy.

Đức Phật xuất thế là muốn cho chúng sanh khỏi khổ sống chết nên phá sở kiến của chúng sanh nhận cho là thường hay là đoạn. Tại hai sự thường đoạn thấy sai lầm ấy, nên sanh tâm điên đảo, mới có việc sống chết.

Họ nói việc sống chết là trong một phút quả sanh là nhân hết.

Phật giáo hóa 49 năm thuyết pháp và các vị tổ truyền lại, cũng chỉ vì phá thuyết duyên khởi ấy là chánh lý của Đại thừa, chẳng biết đức Thế Tôn nói tại kinh điển nào, pháp duyên khởi là chánh lý của Đại thừa. Ai chẳng biết Phật nói lý Tiểu thừa phá thuyết do nhân duyên sanh, dạy cho chúng sanh rời bỏ sự khổ phân đoạn sanh tử. Phật nói lý Đại thừa để phá duyên phân biệt sanh, ấy dạy cho chúng sanh lìa cái khổ Biến dịch sanh tử.

Mọi cái đều do nhân duyên sanh, nói thế để bỏ cái khổ của chúng sanh bị sự phân đoạn sanh tử, là dạy về Tiểu thừa.

Pháp do duyên phân biệt mà sanh, để bỏ cái khổ Biến dịch sanh tử, là dạy về Đại thừa.

Hai khổ ấy đều mất tức là Niết -bàn, chánh lý Đại thừavô sanh. Niết -bàn là quả chứng của chư Phật, còn sanh tử là chư Phật dứt hẳn. ấy là thuyết ngàn xưa không thay đổi. Nếu gọi quả sanh nhân diệt là chánh lý, tất phải gọi vô sanh vô diệt là tà lý. Những kẻ tham học luận này phải biết pháp do nhân duyên sanh là pháp của phàm phu. Phật pháp thường nói duyên sanhkhông tánh. Pháp duyên sanh đã không chân tánh, tất nhiên chân tánh có chỗ tồn tại. Chân tánh là chỗ bất thường bất đoạn.

Thường nghĩa là sanh, đoạn tức là diệt, nay người ta xóa bỏ sanh pháp, chỉ để diệt pháp, đấy chính là chưa hiểu nghĩa đoạn thường. Duyên khởi tức là thường, còn khi diệt mất tức là đoạn. Bất sinh nghĩa là: không thường bất diệt, nghĩa là không dứt đoạn. Họ lại giải nghĩa trái rằng sanh không phải là đoạn, diệt không phải là thường. Thế thì bất sanh tức là đoạn, bất diệt tức là thường. Vậy thì chư Phật không sanh không diệt gọi là đoạn thường. Chúng sanh có sanh có diệt là không phải đoạn thường. Giải nghĩa như vậy là đảo nghĩa của hai chữ đoạn thường. Họ lạm dụng thuyết của Phật để phá thuyết của Phật, làm tăng thêm sự tà kiến của chúng sanh. Tội đó lớn không thể kể xiết được. Nay ta cải chính lại tà thuyết ấy, để thành chánh thuyết nhân quả từ đời vô thủy nghĩa là đoạn thường. Thức tướng đó từ đời vô thủy đến nay, trong một phút thì quả sanh nhân diệt. Quả sanh là thường còn nhân diệt là đoạn. Đó là lý duyên khởi, cho nên nói thức ấy là luân chuyển hằng thường.

A-la-hán vị xả nghĩa là “bỏ”, tức bỏ 5 Tâm sở biến hành. 5 Tâm sở ấy tức Kiến phần Bát thức. Tâm sanh diệt ấy bỏ hẳn thì tâm bất sanh diệt bày ra. Thức A -lại-da cũng từ đây mà bỏ. Vì Như Lai tạngtâm không sanh diệt, thức A -lại-da là thức sanh diệt. Hai món ấy hòa hợp thì không gọi thức A -lại-da, mà gọi Như Lai tạng. Khi tâm sanh diệt đã dứt hẳn, chỉ A -la-hán mới dứt được 5 Tâm sở biến hành. Tuy dứt được thức A -lại-da song so sánh với Phật quả thì mới được nửa đường.

A-la-hán có 3 nghĩa: 1- Sát tặc. 2- ứng cúng. 3- Vô sanh.

Những tâm sở làm hại người như quân giặc, nay đã diệt hết phiền não gọi là sát tặc.

Bậc thánh đáng được hưởng thọ, cúng dườngcõi người cõi trời nên gọi là ứng cúng.

Vào cảnh Niết -bàn vĩnh viễn, không phải chịu quả báo sanh tử, nên gọi là Vô sanh. Nghĩa là sau khi thân này chết đi thì vĩnh viễn không còn phải thọ sanh làm thân nào khác nữa, tức là được giải thoát ra ngoài vòng sanh tử của người đời. A -la-hán có quyền tự chủ không tạo ra các nghiệp.

Sau gọi A -la-hán bỏ được bát thức? Nguyên ngài Thế Thân ban đầu học Tiểu thừa thì chê Đại thừa không phải lời của Phật nói. ông lấy Tiểu thừa mà thâu góp Đại thừa, như luận Câu XáTiểu thừa cũng nói lý Bát thức, ông nói A -la-hán bỏ được thức A -lại-da. Sau khi ông về Đại thừa mới giác ngộ lại nhận cho lời nói trước là quấy, nên ông mới tạo ra 20 bài luận Đại thừa để cứu vãn lại sự quấy ngày trước. Đời sau những kẻ giải nghĩa luận này đều gọi là Đại thừa luận. Thông gọi A -la-hán quả vị Tam thừa, ấy là lời nói sai lầm. Ta tuy hiểu rằng tuy Tiểu thừa không phải Đại thừa, nhưng nó là nền móng để đi đến Đại thừa, không thể bỏ Tiểu thừa mà tìm cầu nơi khác. Tu Tiểu thừa là chuyển 6 thức, phá sạch cái pháp nhân duyên sanh. Còn Thất thức thì chưa chuyển được hoàn toàn, chỉ mới chuyển được Ngã chấp, chưa chuyển được pháp chấp. Bát thức là tánh Như Lai tạng vì có 5 Tâm sở Biến hành, nên gọi A -lại-da. Nay mà dứt được 5 Tâm sở ấy tức bỏ thức A -lại-da mà trở về tánh Như Lai tạng. Chữ chuyển nghĩa là thế.

5 tâm sở ấy, ngày nay người ta lại thêm 16 Tâm sở, càng đi càng xa. Vì sao gọi là chuyển. Trong tâm của chư Phật không có tâm A -lại-da, huống chi có Tâm sở A -lại-da. Đã không tâm A -lại-da mà còn có 5 Tâm sở ấy, cũng ví như lột da mà để lông lại. Nói như thế có thể được không? (Nguyên văn của ngài Thế Thân không có 16 Tâm sở này). Tánh vô phú vô ký0 là tâm trong sạch không nhiễm, ngoài 5 Tâm sở biến hành mà còn thêm Tâm sở ngã kiến, tức là tâm nhiễm. Ngòi Tâm sở ngã kiến còn thêm Tâm sở biệt cảnh, một Tâm sở lục thức, vô tâm, vô quý, trạo cử, hôn trầm cộng là 16 Tâm sở.

Thất thức:

次第二能變
是識名末那
依彼轉緣彼
思量爲性相
四煩惱常俱
謂我癡我見
并我慢我愛
及餘觸等俱
有覆無記攝
隨所生所繫
阿羅漢滅定
出世道無有

Thứ đệ nhị Năng biến
Thị thức danh Mạt -na
Y bỉ chuyển duyên bỉ
Tư lương vi tánh tướng
Tứ phiền não thường câu
Vị Ngã si, Ngã kiến
Tịnh Ngã mạn, Ngã ái
Cập dư Xúc đẳng câu
Hữu phú Vô ký nhiếp
Tùy sở sanh sở hệ
A -la-hán, Diệt định
Xuất thế đạo vô hữu.

Trong 8 thức, thì thức này đứng vào hàng thứ 7 nên gọi là đệ thất thức, ???, dịch nghĩa là nhiễm ô, tức là ý căn hay là Tư lương.

Thứ đệ biến nghĩa là cái này diệt đi cái khác sanh ra, không thể đồng thời sanh một lần.

Cũng ví như có cha mới sanh ra con, rồi do con mới sanh ra cháu, phải có thứ tự như thế.

Năng biến nghĩa là: Khi đầu biến thức A -lại-da, thứ lại biến thức Mạt -na. Mạt -na Trung Hoa gọi là Nhiễm ý, tâm sanh tâm gọi là ý, tâm dính với ý gọi là nhiễm (tâm tức Tâm vương, Tâm sở của Tâm vương gọi là ý, 5 Tâm sở biến hành ở nơi bát thứcKiến phần ấy là Tâm vương thất thức tức là bản thân của thất thức). Tâm sở thất thức lại có Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạnNgã ái với 5 Tâm sở biến hành là 9 Tâm sở thất thức. 9 tâm sở này lại là bản thân của Lục thức. Lục thức lại biến sanh 51 tâm sở để duyên với trần cảnh.

Y bỉ chuyển duyên bỉ nghĩa là chỉ vào Kiến phần bát thức. Khi ban sơ Như Lai tạng khởi sanh bát thức, thì Kiến phần Tướng phần cùng nương với nhau như một. Kế đó là thất thức nương nơi Kiến phần bát thức dấy sanh tâm Ngã kiến, lại gọi rằng duyên Tướng phần ấy là ta nương người trở lại gọi là mình (ta) (Y bỉ chuyển duyên bỉ). Kiến phần bát thứcTâm vương thất thức. Ta không nên nói rằng ngoài Kiến phần còn có Thất thức, cũng ví như nói rằng mặc áo dơ là ta, ta tức là người mặc áo dơ, chứ không phải ngoài người mặc áo còn có ta là khác. Cái ta ấy lại dấy lên 4 Tâm sở phiền não, tức Kiến phần thất thức.

Người xưa nói ngoài Kiến phần Bát thức còn có Thất thức. Thất thức này không phải Kiến phần Bát thức sanh ra. Lại nói Thất thứcKiến phần nương theo Bát thức mà dấy lên. Vậy thì trong một bát thức mà dấy lên hai Tâm sở. Ta chỉ nghe nói trong một tâm thể mà dấy lên Tướng phầnKiến phần, chứ chưa từng nghe qua Thất thức lại cùng Kiến phần mà cùng dấy lên trong một tâm thể được. Và họ lại nói ngoài kiến phần còn có Tâm sở. Tâm sở là nương theo Tâm vương mà có, Bát thức sanh ra Kiến phần, Tâm sở cùng Thất thức, không hiểu trong một thể tánh mà sanh ra được mấy thứ Tâm sở ư?

Kẻ học luận này nên hiểu rằng Bát thức, khi ban sơ chỉ một niệm, vì duyên tướng nên đặt tên là Kiến phần (Tướng là căn thân khí giới). Vũ trụ tức Tướng phần, có cái niệm biết duyên ấy tức Kiến phần. Vì nương theo tâm mà phát động gọi là Tâm sở, tự mình duyên lấy tự mình, gọi là Y, tức là Thất thức. Hiểu như thế thì những kẻ cắt nghĩa ngành ngọn đều tiêu tan. Nên hiểu rằng: Kiến phần, Tâm sở, Thất thức, ba tên này kể chung là một tâm, thì biết rằng Tự chứng phần với Tâm vương với Bổn thức đồng chung một tâm thể, thì dù gay go của luận này đều phân tích được.

Y có ba nghĩa: 1- Y theo nhân duyên tức gọi hột giống. 2- Y theo tăng thượng duyên gọi là sáu căn. 3- Y theo đẳng vô gián duyên là tự trong tâm trước, tâm sau dắt dẫn lấy nhau.

Nương theo hột giống ấy mà giải nghĩa có rất nhiều thuyết khác nhau. Có thuyết nói rằng nhân trước quả sau. Nhân quả đồng thời đều không nhất định. Lại có thuyết nói 8 thức Tâm vương với Tâm sở đều có hột giống cùng nương nhau.

Nghĩa hột giống các bài trước đã nói đến, nhưng chưa có sự phân phối của Bát thức, nên đây phải giải thêm cho rõ.

Nguyên Bát thức vì duyên phân biệt sanh ra Kiến phầnTướng phần. Bát thức là hột giống, Kiến phần Tướng phầnhiện hành. Hột giống với hiện hành đồng thời mà có, đều từ duyên phân biệt mà sanh. Tức một Bát thức sanh ra làm 6 giống lớn, gọi rằng tự mình chia cái quả của mình, cũng ví như một khúc cây chia làm kèo cột rui mè, mà thân cây chẳng mất, nên gọi rằng nhân quả đồng thời. Hột giống Bát thức sanh Thất thức, còn Thất thức sanh Lục thức không phải như thế lại là nhân duyên sanh, tức hòa hợp sáu giống lớn ấy mà sanh ra thân người. Khi thân người hiện ra thì sáu giống lớn tức thì phải ẩn. Cũng như hột giống đậu nát thì mầm cựa đậu lại sanh ra. ấy gọi là nhân trước quả sau. Hột giống Thất thức sanh Lục là thế, còn Bát thức thì do sự vô thỉ mà sanh, tức do sự tạo tác uôn đúc mà sanh.

Câu hữu y, có người gọi 5 thức trước nương vào ý thức, gọi rằng Nhãn thức sanh ra tất có ý thức, thức nào cũng đều có ý thức nương theo.

Thuyết ấy rất sai. Nên hiểu rằng 6 thức đó đồng nương vào Thất thức, không phải 5 thức trước đều nương vào thức thứ sáu là ý thức. Lại ý thức với Nhãn thức tuy có lúc đồng thời dấy lên song mỗi thức đều có nơi duyên riêng thức nào theo thức ấy, không phải Nhãn thức với ý thức đồng duyên chung một sắc trần (cảnh giới). Nếu nói rằng ý thức cùng duyên sắc trần ở ngoài là trái lời Phật dạy, vì Phật dạy ý thức là duyên với pháp trần (cảnh quá khứvị lai, những cảnh hiện mắt không thấy), hai tâm đều duyên chung một cảnh, quyết không có lý ấy bao giờ, 5 thức trước với ý thức không phải nghĩa Câu hữu y.

Lại một thuyết nói Thất thức với Bát thức không nương vào đâu, chỉ tiếp tục cùng nương lẫn nhau, vì sức của nó rất mạnh.

Lại một thuyết nói Thất thứcchuyển biến quyết nhiên có một nghĩa là Câu hữu y, gọi rằng y vào Bát thức, chỉ Bát thức là không chuyển biến, vì nó tự lập lấy mình nó nên không có nghĩa Câu hữu y. Nhiều thuyết rộn ràng nên không nhất định.

Chính Câu hữu y nghĩa là: hai pháp cùng nương lẫn nhau mà đứng, cũng như một bó cây lâu, nếu hai món rời nhau thì hai món đều không đứng được. Còn thì đều còn, mất thì đều mất, rập ràng như thế mới gọi là Câu hữu y.

Thất thức với Bát thức cùng nương nhau mà thành lập, chính nghĩaCâu hữu y. Người ta giải nghĩa rằng Thất thức nương vào Bát thức gọi Câu hữu y, chứ Bát thức không hề nương vào Thất thức. Nói như thế là trái, chính hai thức ấy cùng nương lẫn nhau, trong luận Khởi Tín nói cái sanh diệt với cái không sanh diệt cùng nhau hòa hợp, chẳng phải là một, cũng chẳng phải là khác, ấy gọi thức A -lại-da, là thất thức cùng nương Bát thứcthành lập. Tâm sanh diệt là tâm Thất thức khi diệt được tâm Thất thức ấy, thì Như Lai tạng hết nhiễm, tên A -lại-da cũng không còn. Thất thức diệt thì Bát thức cũng diệt. Bản thể của hai thức tuy không đồng. Danh của hai thức ví như cha với con mà thành lập với nhau, nhân con mà đặt tên là cha, nhân cha đặt tên là con. Khi cha con rời nhau thì cha chẳng còn tên là cha, con chẳng còn tên là con. Sanh cùng sanh, diệt cùng diệt, là nghĩa Câu hữu y.

Thất thức không giống như Lục thức, nên không gọi Câu hữu y, vì Lục thức diệt mà Thất thức không diệt; và lại Lục thức có Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, ý, 6 căn tuy khác nhau, là không đồng sanh mà đồng diệt, cũng tạm gọi là Câu hữu y, trong vòng Lục thức.

Kinh Lăng Nghiêm có nói, nguyên nương một minh tinh chia làm sáu hòa hợp; một căn trở về cội thì năm căn đều giải thoát. Trong sáu thức này có lúc sanh lúc diệt, nên không giống nghĩa Câu hữu y của Bát thức.

1- Nhân nguyên y: là hột giống của mình sanh lấy mình.

2- Tang thượng duyên y: là ngày càng thêm nhiều lên.

3- Đẳng vô gián duyên: nương liền với nhau, như tâm trước dẫn tâm sau.

Đẳng vô gián duyên nghĩa là: Nương theo chỗ mở đường. Có người gọi 5 thức trước sau không tiếp tục, tất nhiên có thức thứ sáu (ý thức) để mở đường nương theo. Còn riêng thức thứ sáu thì tự nó tiếp tục lấy nó, tự nó mở đường lấy nó, đến như Thất Bát thức cũng tự nó tiếp tục lấy nó, không cần thức nào khác dắt dẫn, nhưng chỉ dắt dẫn tự loại của nó mà thôi.

Lại có người nói 5 thức cũng tự mở đường lấy nó.

Lại có người nói Lục thức mở đường cho Thất thức, Lục Thất thức mở đường cho Bát thức.

Lại có người nói một thân người có đủ cả tám thức đều phát khởi được, không cần đến lối khác để mở đường. Cũng như Tâm sở muộn tuyệt thì ý thức đã dứt hẳn, nhưng rồi sau lại phát khởi, mở đường nương theo, tức tự mình dứt hẳn đến 5 thức cũng cũng vậy, không cái tâm nào khoảng giữa đứt đoạn, cho nên gọi vô gián duyên y. Thức trước dứt thì thức sau mở đường không cần đến loại khác để mở đường nương theo.

Các thuyết ấy tranh biện cùng nhau, nhưng xét lại đều chưa hiểu được chân nghĩa của vô gián duyên y.

Tâm của mỗi thức căn bản không đồng, chỗ duyên cũng không đồng nên đường đi không đồng, cố nhiên không thành nghĩa mở đường nương theo, còn nói đồng loại với nhau để mở đường cho nhau cũng không đúng nghĩa. Như nói tâm trước dứt, thì nhờ có tâm sau mở đường nương theo. Tâm trước dứt tâm sau mới sanh, ấy một còn một mất, thì không có nghĩa nương vào nhau. Nếu cùng nhau nương tất phải trước sau khắn khít mới có nghĩa nương vào nhau. Tâm trước đã dứt tâm sau mới sanh cách nhau khoảng giữa sao gọi vô gián duyên mà thành nghĩa dẫn đường nương theo. Vô gián duyên nghĩa là khoản giữa có cái tâm về một loại với nó, cùng tiếp tục nhau.

Chữ gián nghĩa là: khoảng giữa đã không có tâm đồng loại tiếp tục nhau. Họ lại cắt nghĩa rằng: Không cái tâm đồng loại với nhau khoảng giữa ngăn cách, gọi là vô gián. Họ không biết tự tâm của mình cũng như nước sao lại gọi ngăn cách. Ví như một vật chia làm hai, một phần ở trên trời và một phần ở dưới đất khoảng giữa không có vật gì ngăn cách, như thế gọi không ngăn cách được chăng? Lại ví như người đầu đội trời, chân đạp đất, có cái thân làm ngăn cách ở giữa, gọi có ngăn cách được chăng?

Mở đường nương theo nghĩa là: Đẳng vô gián duyên y, tâm người ví như nước chảy, cái trước dẫn cái sau theo, trước đi vô cùng, sau đến cũng vô cùng, tâm với tâm tiếp tục mãi mãi, nên gọi Đẳng vô gián duyên. Cái trước dẫn cái sau theo, nên gọi mở đường nương theo. Nếu tâm trước đi mà tâm sau không tiếp, tuy có tâm trước cũng không thể duyên cảnh, cũng như một giọt nước thì không thành dòng chảy. Nếu tâm sau tiếp theo nhưng tâm trước không dẫn thì cũng không duyên được cảnh. ấy cũng như nước dừng một chỗ thì cũng không thành dòng chảy. Vì thế tâm sanh ra tất phải trước sau tiếp tục cùng nhau mở đường dẫn lối, mới gọi tâm để duyên cảnh, cũng như dòng nước chảy không ngăn trở cuồn cuộn trôi chảy vô cùng. Nhưng tâm trước với tâm sau tuy thuộc đồng loại với nhau, mà cũng không hành nghĩa mở đường nương theo, vì đã gián cách nên không có nghĩa dắt dẫn, không thể gọi tâm Bát thức dắt dẫn thì chẳng dấy lên. Nên nhớ khi tâm gặp duyên thì sức phát động rất mạnh, tâm sau xô tâm trước, tâm trước dắt tâm sau, tự nhiên dấy lên cũng như nước ngưng đọng một chỗ nay gặp duyên cao thấp sánh nhau, tự nhiên mà thành dòng chảy, cần gì phải có sự dẫn dắt trước. Không đặng nói tâm để duyên có lúc hết, sau không tiếp tục thì không thành nghĩa dắt đường đem theo. Đây nói việc dắt dẫn là dắt dẫn, không phải lấy nghĩa vô cùng tận mà gọi dắt dẫn, cũng ví như dắt dẫn đường đi mười dặm gọi là dắt đường, dắt đường đi ngàn dặm cũng gọi là dắt đường, không lẽ mười dặm với ngàn dặm là khác nhau? Cũng ví như sông biển thì gọi là dòng nước chảy, còn trong mương rãnh không gọi dòng nước chảy sao? Lấy sự tiếp tục gọi là vô gián duyên, không phải lấy sự vô cùng tận mới gọi vô gián duyên.

Duyên nghĩa là nương. Tâm nương vào đấy gọi là duyên. Duyên lại có nghĩa chăm chú. Tâm chăm chăm vào vật ấy gọi là duyên. (Kiến phần soi vào Tướng phần, dùng Tướng phần làm cảnh đối chiếu của chính mình).

Duyên có 3 nghĩa là:

1- Duyên về hiện lượng, tâm chăm vào cảnh, không phải cảnh quá khứ hay vị lai, nên gọi hiện lượng. Cảnh ấy gọi là tánh cảnh. Vì chưa sai mất bản tánh của cảnh, tức tâm chưa khởi vọng tướng.

2- Duyên về tỷ lượng, tâm không xét được chỗ duyên, mượn bóng sáng chỗ duyên ấy mà so sánh, nên gọi duyên về tỷ lượng. Cũng như thấy bóng sáng của hướng tây, biết hướng đông có trăng mọc, tức như người không thấy được tâm mình, mượn duyên cảnh mà biết có tâm, cũng như người không thấy tánh các vật, nhờ vật có sanh diệt mà biết vật có tánh. Cảnh ấy gọi đới chất cảnh, nghĩa là một phần của bản thể, tức một phần tánh cảnh.

3- Phi lượng duyên nghĩa là không phải đó nhưng lại duyên vào đó. Tâm không duyên tánh cảnh và không duyên đới chất cảnh, chỉ duyên tướng mơ màng của tánh, vì không phải chân tướng của tánh, nên gọi phi lượng. Cảnh như thế gọi độc ảnh cảnhhoàn toàn chẳng thấy tánh, chỉ thấy bóng của tánh.

Hiện lượng thì duyên tánh cảnh là Kiến phần với Tướng phần Bát thức.

Tỷ lượng thì duyên đới chất cảnh là Kiến phần Tướng phần Thất thức.

Phi lượng thì duyên Độc ảnh cảnhKiến phần Tướng phần Lục thức.

Tướng phần Bát thức là hột giống tức chứng cảnh Thất thức. Vì Thất thức nương theo hột giống mà sanh ra. Nếu không nương hột giống tất nhiên không biết có ta. Chứng cảnh là tướng chung của hột giống. Tướng phần là tướng riêng của hột giống. Duyên nơi 5 giống lớn đất, nước, lửa, gió và không hấp thụ lấy chất trong sạch của 5 giống lớn kết thành 6 căn (khi đầu thành tướng vi tế gọi thắng nghĩa căn tức tịnh sắc căn) là Tướng phần Thất thức (cảnh giới này mắt Trời, mắt Bồ -tát, mắt Phật đều trông thấy, chỉ mắt người không thể thấy), mà chứng cảnh của Lục thức.

Thất thức là thức chấp ngã, chẳng lấy ta làm sở chấp, vì ta không phải sở chấp. Nếu lấy ta gọi là sở chấp tất nhiên phải có cái ta năng chấp. Thử hỏi người đời thì ai cũng nói ta là cái năng chấp, không ai dám gọi ta là cái sở chấp. Việc chấp năng chấp sở ấy đều là sai chấp. Như không ngã sở nhất định không biết có ta. Ta là cái không hình tướng. Nếu không nhờ ngã sở thì không biết có ta vậy (ta là cái biết).

Lại nữa, ta tức Kiến phần năng duyên nơi ta đứng tức Tướng phần sở duyên, đã chấp Kiến phần là ta tất nhiên phải lấy Tướng phần làm chỗ của ta. Nếu có ta mà không có chỗ của ta, tức có Kiến phần mà không có Tướng phần, lỗi là tại chỗ ấy.

Trong luận Du Già có nói Thất thức là ta với chỗ của ta cùng ứng với nhau, nay sao lại gọi là không chỗ của ta. Thất thức chỉ chấp ta mà không chấp chỗ của ta vì chỗ của ta là không chân thật, vì thế nên bỏ sơn hà đại địa ra ngoài ta, ấy là mất một nửa bản thể của tâm. Cho nên mới nói Thất thức chỉ chấp ngã chứ không thể nói vì sự không chấp ngã sở nên không có ngã sở vậy.

Tư lương vi tánh tướng nghĩa là lo nghĩ, suy tính, đo lường. Tư lương tức thân mạng Thất thức, cảnh không thể thấy nay muốn thấy gọi là Tư lương. Thất thức duyên ta mà không thấy ta, chỉ thấy nơi bóng ta mà dấy lòng tư lương. Từ đời vô thỉ đến nay những cảnh thấy của Thất thức đều trở lại suy nghĩ nơi ta. Kho nào tu đến bậc rr mới giải thoát được tánh Tư lương.

Thất thức có bốn Tâm sở phiền não. Phiền não nghĩa là nhiễm chất dơ bẩn và có tính chất làm phiền loạn não hại tâm người. 4 Tâm sở này thường thường ở nơi tâm Thất thức làm cho tâm mất tự do nên gọi phiền não nhưng không phải là ác vì tánh Thất thứcvô ký, có xâm phạm đến người khác mới gọi là ác, nay chỉ nơi ta dấy lòng đo lường nên không phải ác. 4 Tâm sở này gọi là Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạnNgã ái. Thường câu nghĩa là thường dính mắc với nhau rất chặc chẽ, không rời nhau ra được.

Ngã si nghĩa là tự ta không phân biệt chân giả. Si tâm này với si tâm Lục thức khác nhau. Si tâm Lục thức là mê tất cả thế gian, còn Thất thức đây chỉ mê lý vô ngã. Người xưa nói si là vô minh, chỉ vì mê cái lý vô ngã cho nên mới nói thế. Riêng ta cho si là một tâm sở, chính là một phần của vô minh. Cũng như các Tâm sở khác đều toàn là vô minh. Nếu chỉ cho nội tâm sở si là vô minh thì các Tâm sở khác đều không phải là vô minh chăng?

Ngã kiến: chỉ biết có ta gọi Ngã kiến, gọi ta là thấy nghe hiểu biết tất cả pháp nên gọi Ngã kiến.

Ngã mạn: cống cao khoe mình, gọi ta là cao hơn cả, chỉ có ta là chân thật, còn bao nhiêu đều giả dối, nên gọi Ngã mạn.

Thất thức sở dĩ thường câu ngã chấp là cũng do tại đây.

Ngã ái: thương tiếc ủng hộ lấy ta, không để cho ai xâm phạm đến ta gọi là Ngã ái. 4 Tâm sở này thường thường dấy lên nhiễm ô nơi tâm, gọi là phiền não.

Cập dư xúc đẳng câu: 5 Tâm sở Biến hành này danh tuy đồng với 5 Tâm sở Biến hành ở nơi Bát thức, nhưng tâm cảnh tâm sở này đều chẳng đồng. Nếu nói rằng đồng tức có lỗi chồng lập. Bát thức lấy tâm hiện lượng đối với Tánh cảnh; Thất thức lấy tâm Tỷ lượng đối với Đới chất cảnh, vì bản tánh của hai thức không đồng, thì biết tâm sở hai thức không đồng thì cảnh sở duyên cũng không đồng. Thất thức không có Tâm sở biệt cảnhTâm sở thiện ác, chỉ có 9 Tâm sở, nếu nơi có nhiều Tâm sở, ấy là sai nguyên văn.

Có kẻ gạn hỏi ác tâm gọi là nhiễm, thiện tánh gọi là tịnh, tại sao tâm sở nhiễm lại có tánh thiện? Phật gọi thiện ác trong thế gian, đều từ tâm hữu lậu dấy ra, thì biết tánh thiện không phải là tánh trong sạch, như khi làm điều ác cũng có những Tâm sở trầm hôn, trạo cữ, tán loạnbất chánh tri. Khi làm điều thiện cũng có những tánh như vậy. Và khi làm điều không thiện không ác cũng có những tánh như vậy. Vì thế nên trong phần Đại tùy đều gồm có 3 tánh đã nói như trên. Nếu phần Đại tùy không gồm có tánh thiện, tức người làm thiện không có tánh hôn trầm và tánh trạo cữ. Xem hết trên thế gian những người làm thiện làm ác tuy khác nhau, nhưng các tánh hôn trầm và tánh trào cữ đều giống nhau như một. Như thế phần Đại tùy phải gồm có tánh thiện.

Lại có người gạn hỏi rằng, tâm làm thiện nếu có trào cữ trầm hôn, thì mất tánh thiện, lại gọi là thiện sao đặng? Thế thì tâm làm ác cũng có trạo cữ trầm hôn, thì tánh ác cũng mất lại gọi tánh ác sao đặng? Nếu tánh ác đã không mất thì tánh thiện sao lại khác được chăng?

Lại có người gạn hỏi rằng, 6 thức có 3 tánh đều gọi là tâm nhiễm, Thất thức là tánh vô ký mà cũng gọi tâm nhiễm.

Tánh hữu phú vô ký: Phú là trùm che, tức nhiễm ô vậy, vì có tướng ta, ta đã có tướng thì tự tâm bị che, che khuất chánh đạo nên gọi hữu phú, tự tánh (chân như) vốn không tướng ta, vì có tướng ta sanh, nên tự tánh phải ẩn, tức là hữu phú.

Tánh chân như tuy ẩn nhưng niệm thiện ác chưa sanh nên gọi là tánh vô ký.

Câu tùy sở sanh sở hệ, có người gọi Tâm sở thất thức, sanh theo Thất thức hệ thuộc vào Thất thức, Tâm vươngTâm sở đồng thời sanh diệt.

Nói như thế là sai, Tâm sở thường diệt mà Tâm vương không diệt, diệt được Tâm vương tức thành Phật.

Lại có người nói rằng, Thất thức tùy theo Bát thức sanh vào chỗ nào thì nó ở vào chỗ ấy, và bám chặt lấy chỗ ấy. Ví như Bát thức sanh làm thân người, thì nó theo thân người mà ở vào cõi người và giữ cứng lấy thân người làm thân nó. Nếu Bát thức sanh làm thân ngựa, thì nó lại theo thân ngựa mà ở vào cõi súc sanh, rồi giữ cứng lấy thân ngựa làm thân nó. Như sanh vào cõi Dục giới thì Thất thức buộc vào cõi Dục giới, cho đến cõi Vô sắc giới. Nên biết rằng tâm sở Thất thức không phải 3 cõi (Dục giới, Sắc giớiVô sắc giới) 9 chỗ (Cửu thiền thiên) mà buộc đặng vì trong 6 cõi phàm chỉ có nhân ngãkhông pháp ngã, pháp ngã là phần của bậc A -la-hán xuất thế, không thể lấy 3 cõi, 9 chỗ mà gọi tâm sở Thất thức buộc vào đó. (Kinh Hoa Nghiêm chia làm 10 cõi, 6 cõi phàm và 4 cõi thánh, Thất thức chỉ ở trong 6 cõi phàm thôi).

Thất thức từ vô thỉ tiếp nối nhau mãi, phải tu đến bậc nào mới dứt được. Đó là bậc A -la-hán tu diệt định (Diệt định là phép thiền định diệt tận, 6 thức trên đều diệt hết. Thân người ngồi thiền khi nh? p định giống như cỏ cây, hay giống như xác người chết. Một hơi thở cũng không còn. Sau khi xuất định thì vẫn sống như thường), ra khỏi đời (xuất thế đạo) (Xuất thế tức là giải thoát cảnh thế gian, không bị cảnh thế gian làm mê hoặctrói buộc mình vào đó, thế gọi giải thoát ra ngoài thế gian chứ không phải chui rút ra ngoài thế gian mà ở riêng biệt).

Có người nói rằng nói như trên thì tánh thiện ác như chỉ có 3 bậc này mới dứt được. Tu Tiểu thừa thì dứt tánh Tư lương trong 6 thức, còn tánh Tư lương trong Thất thức phải đợi đến Phật quả mới dứt đặng. Nhưng Phật quả chưa dứt ngã chấppháp chấp nên còn Tâm vương Tâm sở và cả pháp tướng đều chưa dứt đặng phải chờ đến khi thành Phật mới dứt. Nên họ theo đó mà nói rằng với phàm phu đều có Bát thứcTâm sở, Kiến phầnTướng phần mà lập ra tông Nhất Thiết Pháp Hữu, thật là trái với giáo lý nhà Phật (Câu Xá, Thành Thật Tông) (Tiểu thừa).

次第三能變
差別有六種
了境爲性相
善不善俱非

Thứ đệ tam Năng biến
Sai biệt hữu lục chủng
Liễu cảnh vi tánh tướng
Thiện, bất thiện, câu phi

Thất thức với vọng tâm sanh ra ngã kiến. Ngã kiến ấy tức căn tánh của Lục thức. Tại nơi sáu căn ấy lại sanh ra sáu thức nên gọi Thứ đệ tam năng biến. 6 giống ấy tức Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, ý thức, năng duyênsở duyên đều khác nhau nên gọi sai biệt. Khi sáu thức chưa khởi sanh, thì 5 căn ở ngoài hộ dụng, nên tùy căn tánh mà đặt khác tên, chỉ có ý thức còn duyên khắp cả bóng 5 trần. Vì ý thức giống như ý căn (Thất thức) nên gọi là ý thức.

Tánh và tướng của 6 thức là để liễu biệt (hiểu biết rõ ràng) tướng của cảnh ví như chúng sanh không duyên tướng sáu trần, thì không biết có sáu thức. Khi cảnh 6 trần đã không, tất nhiên biết 6 thức đã diệt vì tánh tướng của 6 thức này, tại nơi liễu biệt cảnh, nên 6 thức này thuộc về tánh thiện, tánh bất thiện và tánh câu phi (câu phi tức vô ký) vì không phải thiện hay bất thiện nên gọi câu phi. Những điều gì tổn hại người gọi bất thiện, những việc gì có ích lợi cho người gọi thiện. Những tánh thiện và bất thiện, có những xa gần chẳng giống nhau. Ví như cứu người bị nạn là tánh thiện gần, hãm hại người vào nơi khốn khổ là tánh bất thiện gần. Lúc ở gần người tuy có tổn hại người một ít nhưng sau đặng lợi ích cho người rất lớn là tánh thiện xa vậy; như lúc gần người có lợi ích cho người một ít, về sau người bị tổn hại rất lớn, là tánh bất thiện xa vậy. Vì tâm không nhất định như thế nào nên không đồng với thức thứ bảy (Thất thức) là thức có nhất định, hoặc khi làm thiện hoặc khi làm bất thiện, hoặc khi làm tánh câu phi. 6 thức cùng 3 tánh ấy ứng nhau.

Có người gọi 3 tánh của 6 thức chẳng đều với nhau, đồng duyên ở ngoài mà trái hẳn cùng nhau.

Có kẻ gọi 3 tánh (thiện, bất thiện, câu phi) của 6 thức là đều nhau, như lúc phút chốc lúc liên tiếp, 5 thức ấy hoặc nhiều hoặc ít đều dấy lên cả.

Người học luận này nên biết 3 tánh của 6 thức đều có ấy, không phải 3 thức đều đủ một tánh, và đồng thời phát khởi, lại không phải trong một thức đủ 3 tánh và có thứ lớp mà phát khởi. Đủ 3 tánh nghĩa là không phân biệt nơi tâm, chỉ phân biệt nơi cảnh. Ví như một người nhập vào hàng tiểu nhân làm ác, nhập vào hàng quân tử thì làm thiện, nhập vào đám bình thường thì không thiện không ác. Người vẫn là một mà cảnh có 3. 6 thức này liễu biệt được tất cả cảnh, nên đủ cả 3 tánh, không như thức thứ bảy (Thất thức) chỉ nhất định có một tánh Tư lương, nên không có công năng liễu biệt cảnh. Chủ yếu của liễu cảnh là đủ cả 3 tánh, nếu bỏ lý ấy mà nghị luận thì không phải chánh nghĩa.

6 thức tuy chia ra làm 6 danh từ, nhưng thể nó chỉ là một. Nguyên y nhất tinh minh xuyên thành lục hòa hợp. Nghĩa là một gốc chia ra thành 6 phần hòa hợp. Chỉ vì căn cách nhau mà thành có 6. Ví như một cái nhà có 6 cái cửa. Thất thức vì theo tánh nói trên chỉ có một, còn Lục thức thì theo căn tướng mà nói, cho nên có đến 6. Song không thể nói tâm có 6 thức giống nhau. đã hiểu nghĩa này thì tất nhiên không nói Ngũ thức là do ý thức dẫn đường. Câu sanh là đồng một cảnh đã dẫn đường thì phải cùng một đàng một lối. Nếu câu sanh đồng cảnh tức phải có 2 tâm, thế thì không thành được nghĩa Duy Thức. Nếu 2 tâm cùng duyên một cảnh là trái với giáo lý (tâm vô nhị dung).

此心所遍行
別境善煩惱
隨煩惱不定
皆三受相應

Thử tâm sở Biến hành
Biệt cảnh, Thiện, Phiền não
Tùy phiền não, Bất định
Giai tam thọ tương ưng.

6 thức này có 6 loại kể chung là 51 Tâm sở:

1- Biến hành có 5 Tâm sở.

2- Biệt cảnh có 5 Tâm sở.

3- Thiện có 11 Tâm sở.

4- Căn bản phiền não có 6 Tâm sở.

5- Tùy phiền não có 20 Tâm sở.

6- Bất định có 4 Tâm sở.

Tâm sở nghĩa là: Nương theo Tâm vươngphát khởi cũng như là nương nhành cây. Tâm sở, Thất thức lại cùng với Tâm vương, Lục thức mà sanh ra Tâm sở của Lục thức, không sanh được Tâm sở Thất Bát thức vì nó không ứng nhau, cũng như nhánh tùng không sanh là liễu. Tâm sở buộc vào Tâm vương như nhành với lá không rời nhau, đủ 3 nghĩa ấy mới gọi Tâm sở. Tùng ngô sở hữu (theo ta mà có) nên mới đặt tên là Sở. Những tâm duyên cảnh gọi Tâm sở, khi tâm chưa phát khởi còn yên lặng đối với cảnh gọi tâm vương. Tác dụng Tâm vương Tâm sở khác nhau là thế.

Tam thọ có nghĩa là:

1- Khổ thọ là: tâm duyên cảnh khổ não, như hoa hôi sắc xấu, những việc không ưa không muốn gọi là khổ thọ.

2- Lạc thọ là: tâm duyên lấy cảnh vui thích, như hoa thơm sắc tốt gọi là lạc thọ.

3- Xả thọ là: tâm duyên cảnh chẳng khổ chẳng vui, tức cảnh bình thường, như cảnh hoa không đẹp không thơm và không xấu ấy gọi Xả thọ.

Xả thọ là để ứng với thức A -lại-da. Còn Lạc thọKhổ thọ là để ứng với 2 thức kia.

初遍行觸等
次別境謂欲
勝解念定慧
所緣事不同

Biến hành: Xúc đẳng
Thứ Biệt cảnh vị Dục
Thắng giải, Niệm, Định, Huệ
Sở duyên sự bất đồng.

Tâm năng xúc (biết xúc) với cảnh sở xúc (bị xúc) của Lục thức, lại khác tâm năng xúc với cảnh sở xúc Thất Bát thức, vì Lục thức nương Thất thứcphát khởi; duyên tâm Thất thức tuy chẳng phải đầy đủ, nhưng không phải tướng mơ màng ngoài tánh, nên gọi cảnh đới chất, duyên tâm Lục thức cách xa Bát thức, chỉ duyên tướng mơ màng nên gọi Độc ảnh cảnh. Người xưa có nói lấy tâm duyên tâm (Thất thức duyên Bát thức) là chân đới chất, lấy tâm duyên cảnh (Lục thức duyên Thất thức) là tợ đới chất. Lục thức với Thất thức duyên cảnh khác nhau là thế.

Tợ đới chất nghĩa là như con mắt duyên sắc cảnh tợ hồ có thể chất nhưng thiệt là giả danh của tứ đại chỉ có danh không, nên gọi Độc ảnh cảnh. Tất cả tướng thế gian đều là bóng của thật tánh như trăng đáy nước.

Tâm sở Lục thức tại nơi sắc cảnh phát khởi phân biệt, như cảnh gần, xa, cao, thấp, dài, ngắn, vuông, tròn gọi Tợ độc ảnh cảnh, vì không cảnh Đới chất. Nếu chia kỹ 3 cảnh ấy ra mỗi cảnh đều có chân tợ hai món. Chứng đặng Tâm vương Bát thức gọi Như Lai tàng. Tâm sở Bát thức duyên cảnh, gọi Tợ tánh cảnh. Chứng đặng Tâm vương của Thất thức gọi là Chân đới chất. Tâm sở Thất thức duyên cảnh gọi Tợ đới chất. Chứng đặng Tâm vương Lục thức gọi là Chân độc ảnh cảnh. Tâm sở Lục thức duyên cảnh, gọi Tợ độc ảnh cảnh. Vậy thì Tự tánh cảnh Bát thức tức Chân đới chất cảnh của Thất thức. Tợ đới chất của Thất thức tức Chân độc ảnh của Lục thức. Tâm sở Lục thức là Tợ độc ảnh

1- Tâm đối với cảnh gọi là Xúc.

2- Tâm dính nơi cảnh gọi là Tác ý.

3- Cảnh in vào tâm gọi là Thọ.

4- Tại nơi cảnh mà phát khởi danh gọi là Tưởng.

5- Tại nơi tâm suy nghĩ gọi là Tư.

Cũng như con mắt nhìn hoa. Mắt là căn, hoa là cảnh, căn mắt với cảnh hoa, khởi sanh ra cái biết hoa. Biết hoa ấy gọi là Thức, hay là Nhãn thức. Người cho thế là đủ, song Duy Thức phân tách ra có 5 Tâm sở Biến hành cùng ứng với Nhãn thức và cùng gồm lại mà thành cái hiểu biết hoàn toàn. Trước tiên con mắt vừa tiếp xúc hoa, hơi biết đó là tác dụng của xúc Tâm sở.

Khi tiếp xúc hoa sắp biết là hoa, tất khởi sanh ra sự nhận xét mới biết là hoa. ấy là tác ý Tâm sở. Cũng có khi đi qua một cây hoa mà không thấy hoa, vì không có công dụng tác ý Tâm sở (nhưng đây không phải là ý thứcý thức duyên nơi pháp trần).

Biết rõ hoa ấy rồi lại thâu nạp lấy những sắc xấu, sắc tốt, hay cảnh bình thường chẳng khổ vui, tức thâu nạp những cảnh khổ lạc và xả ấy, là tác dụng của thọ Tâm sở. Khi đã thâu nạp cảnh hoa rồi, liền nương vào đó mà tưởng tượng ra tên hoa và hình dáng hoa ấy là tác dụng tướng Tâm sở. Do sự tác dụng Tâm sở mà thành ra sức tưởng nhớ nhiều thứ hoa khác. Đó là tư Tâm sở tác động 5 Tâm sở này. Khi khởi lên tuy là riêng biệt nhưng công dụng của nó rất mau lẹ. Trong nháy mắt đã duyên khắp cả 5 Tâm sở. Có khi một tiếng động chưa dứt mà sự tác dụng đã hoàn bị về việc hiểu biết ấy đến trước với ta rồi. 5 Tâm sở này ở nơi Tâm vương Bát thức lại rất là tinh vi, vì Kiến phần với cảnh chủng tử vẫn còn ở trong phạm vi rất là nhỏ nhiệm nhưng riêng có Phật mới nhận thấy cảnh giới này được.

5 Tâm sở này chỉ biết có cảnh.

Tại nơi cảnh sanh tâm phân biệt gọi Tâm sở Biệt cảnh. Tâm sở Biệt cảnh này có 5 là Dục, Thắng giải, Niệm, Định và Huệ.

Dục nghĩa là muốn nói cảnh vui thích có tánh hy vọng. Nghiệp là ưa nương dựa. Như việc đã nhàm chán và cảnh bình thường thì không ham muốn. Có lý thú như vậy nên Tâm sở dục khác hẳn Tâm sở Biến hành mà đặt tên là Biệt cảnh.

Thắng giải nghĩa là nơi cảnh quyết định sanh lòng hiểu biết chắc chắn không còn du dự hồ nghi tánh nó in vào trí giữ ứng lấy nghiệp nó là không thể thay đổi. Như còn cảnh dụ dự và cảnh hoàn toàn chưa hiểu biết, thì không phải nghĩa Thắng giải vì thế gọi Biệt cảnh.

Niệm nghĩa là cảnh đã từng quen tập, tánh nọ nhớ rành rẽ. Nghiệp nương dựa vào định. Những cảnh chưa thấy chưa nghe thì toàn nhiên không khởi niệm, hay đã thấy đã nghe nhưng chưa nhớ rõ thì niệm cũng không khởi dấy, nên gọi là Biệt cảnh.

Định nghĩa là nói cảnh quán tưởng, tánh nó là chăm chú, nghiệp nó là nương vào trí. Nếu cảnh quán tưởng khi cảnh này khi cảnh khác, hoặc hoàn toàn chẳng nương là không phải định, nên gọi Biệt cảnh.

Huệ nghĩa là cảnh quán tưởng tánh nó lựa chọn, thông suốt, nghiệp nó là dứt khoát sự ngờ vực. Nếu cảnh quán tưởng không quyết được phải quấy là không phải tâm Huệ, vì thế nên gọi Biệt cảnh.

善謂信慚愧
無貪等三根
勤安不放逸
行捨及不害

Thiện vị Tín, Tàm, Quý
Vô tham đẳng tam căn
Cần, An, Bất phóng dật
Hành xả cập Bất hại.

11 Tâm sở Thiện là:

Tín nghĩa là: Tại nơi thật dứt mà ăn sâu vào sự ưa muốn. Tánh nó là tâm sạch. Đối trị sự không tín, nghiệp nó là vui điều lành.

Hai chữ “Tín Phật” gồm có 3 nghĩa: 1- Nghe nói Phật pháp có thật thể không giống các pháp trên thế gian hư huyễn mà không thật. Vì thế mà bỏ hẳn các sự nghi hoặc gọi là Tín. 2- Nghe nói Phật pháp có chứa đủ đức tướng, không giống với các pháp trên thế gian luận biện mà không thể làm cho người ta ham muốn, do đó có đủ lạc tâm không rời bỏ gọi là Tín. 3- Nghe nói Phật pháp có mọi đại công năng không giống các pháp trên thế gian, không thể lôi chúng sanh ra vòng khổ sở được, do đó dấy lên niềm hy vọng tràn trề gọi là Tín. Phật pháp tức tâm, thế pháp tức bụi bặm trên tâm, vì tín Phật pháp là lìa xa thế pháp, vì thế nên gọi tín tánh nó là tính tâm sở. Nghiệp nó đối trị với bất tín. Và gọi rằng “Tín vi đạo nguyện công đức mẫu”, có nghĩa nguồn đạo là mẹ đẻ muôn ngàn pháp thiện.

Tâm nghĩa là: hổ tánh kính trọng trong hiền lành. Nếu làm những việc lỗi lầm, thì tự xét lấy mình mà sanh xấu hổ., để đối trị việc không hổ thẹn. Nghiệp nó là ngăn dứt việc ác.

Quý nghĩa là: thẹn tánh chống cự với bạc ác nên không làm việc quấy, nếu làm thì sợ dư luận cười chê khinh bỉ, đối trị việc không biết xấu hổ, nghiệp nó dứt hẳn điều ác.

Vô tham đẳng: đẳng là chỉ 3 tánh tham, sân và si; là chỗ nương dựa của tất cả phiền não nên gọi 3 căn cội gốc. Nếu không 3 căn ấy thì tánh thiện được phát khởi.

Vô tham nghĩa là tánh không chấp ngãngã sở, không định trong thân ngoài vật, để đối trị tánh tham, nghiệp nó là làm điều thiện.

Vô sân nghĩa là: với sự khổ não không hề rung động, nghiệp nó làm điều lành.

Vô si nghĩa là: rõ ràng tất cả sự lý, hiểu thấu đến chỗ chân thật, nghiệp nó làm điều lành.

Cần nghĩa là: tinh tấn dõng mãnh, đối trị tánh lười biếng. Nghiệp là đầy đủ sự làm lành.

An nghĩa là: xa hẳn những sự thô sơ nặng nề, thân tâm thư thái, đối trị tánh trầm hôn.

Bất phóng dật nghĩa là: không buông lung đối với 3 căn vô tham, vô sân, vô si và càng tinh tấn thêm, nghiệp nó là thành tựu những việc xuất thế nhập thế.

Hành là hành động tạo tác, xả là bỏ, ngay thẳng tự nhiên không dính mắc trên công việc làm (ví như người đi đường, bước sau tất phải bỏ bước trước, ý nói làm xong là bỏ không hề chấp trước), coi nó cũng như cái xe, cái ghe, cốt dùng để đi đến đích, thì xe và ghe đều là vật vô dụng.

Hành xả nghĩa là: Trong Dịch Luận có nói rằng: Thiện ác vốn là pháp đối đãi, có một pháựp ác tất phải có một pháp thiện, sao nay pháp thiện thì ít mà pháp ác thì nhiều? Hay là nói danh tuy khác mà thể vẫn đồng nên không chép vào?

Bất hại nghĩa là: Không làm tổn hại những loài hữu tình, tánh không biết giận, nghiệp nó là thương xót.

Trong 11 Tâm sở này có 3 tâm giả là: Bất phóng dật, Hành xảBất hại còn 8 tâm kia là thật. Lời xưa nói như thế là rất sai, vì 11 Tâm sở này đều không thật thể chỉ có cái danh mà thôi. Nếu hỏi thật thể Tâm sở Tín là gì và thật thể tánh vô tham là gì, tất không chỗ chỉ những Tâm sở ấy rõ ràng là tâm giả.

11 Tâm sở này ở nơi Lục thức của phàm phu đều đủ cả, còn Bát thức Thất thức thì không Tâm sở này. Có người hỏi 11 pháp này là pháp lành xuất thế, sao cũng gọi là giả danh?

11 pháp này để đối trị những bệnh thế gian. Khi hết tánh thiện, tánh ác và tánh vô ký, những pháp thế gian hết, thì pháp này cũng hết. Ví như thuốc để trị, bệnh lành thì thuốc phải bỏ. Khi thân đã trong sạch không bệnh, lại dùng thuốc mà làm gì?

煩惱謂貪瞋
癡慢疑惡見

Phiền não vị Tham, Sân
Si, Mạn, Nghi, ác kiến.

Phiền nãocảnh giới biến thiên không ngừng nghỉ, và qua lại mãi mãi gọi là phiền.

Não nghĩa là: rối loạn nơi tâm.

6 Tâm sở này đủ cả 3 tánh là thiện, ác và vô ký.

Họ gọi 6 Tâm sở này chỉ một tánh ác là sai. Như tánh tham thiện, tham ác và tham vô ký. 3 tánh ấy đồng một tánh tham. Như tánh sân thiện, sân ác và sân vô ký cũng đồng một tánh sân. ác kiến ở trong tánh thiện, ác kiến ở trong tánh ác và ác kiến ở trong tánh vô ký, đồng một tánh ác cả.

Phật dạy tất cả những cái có tướng đều là hư vọng (phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng), không vì ác pháp mà chê. Pháp phiền não đây không gọi là ác phápgồm có tánh thiện và tánh vô ký ở trong.

6 thứ phiền não này đối với 6 thứ Căn bản phiền não của Thất thức thì khác xa. Vì 4 thứ Căn bản phiền não của Thất thức ở trong phạm vi hẹp hòi, chỉ chấp lấy Kiến phần, Tướng phần của A -lại-da làm ngã chấppháp chấp, ngoài ra không biết gì nữa, cho nên thêm 4 chữ ngã vào, còn thứ phiền não này là thuộc về của 6 thức, nên nghĩa lại rộng rãi hơn, vì 6 thức đối với hết thảy mọi sự mọi lý ở thế gian.

Tham nghĩa là: không chịu rời bỏ tức là nhiễm trước, nghiệp nó là sanh việc khổ.

Sân nghĩa là: nóng giận, nghiệp nó là không yên ổn, khổ tâm.

Si nghĩa là: lầm lạc nơi sự lý, nghiệp nó là tạp nhiễm.

Mạng nghĩa là: tánh nó tự cao và tự cậy mình hơn người, nghiệp nó là sanh ra việc khổ.

Nghi nghĩa là: dụ dự các việc chính đáng, nghiệp nó thuộc về thiện phẩm.

ác kiến nghĩa là: suy nghĩ những việc điên đảo, nghiệp nó sanh việc khổ. ác kiến này chia làm 5: 1-Thân kiến. 2- Biên kiến. 3- Tà kiến. 4- Kiến thủ. 5- Giới cấm thủ. (Muốn hiểu nghĩa này thì xem ở Thành Duy Thức Luận).

Phiền não cũng có hai món là:

1- Câu sanh phiền não, khi ban sơ tâm đối cảnh, chưa chia thiện ác tự nhiên có tánh giận và tánh yêu, tâm duyên cảnh như thế sanh với thân một lần, nên gọi là Câu sanh phiền não.

2- Phân biệt phiền não, tâm duyên cảnh vì sự phân biệt đo đắn mà sanh ra phiền não.

隨煩惱謂忿
恨覆惱嫉慳
誑諂與害憍
無慚及無愧
掉舉與惛沈
不信并懈怠
放逸及失念
散亂不正知

Tùy phiền não vị phẫn
Hận, Phú, Não, Tật, Xan
Cuống, Siểm dữ Hại, Kiêu
Vô tàm cập Vô quý
Trạo cữ dữ Hôn trầm
Bất tín tịnh Giải đãi
Phóng dật cập Thất niệm
Tán loạn, Bất chánh tri.

Phẩn nghĩa là: đối cảnh không lợi ích, phát sanh sự giận hờn.

Hận nghĩa là: việc giận khi trước cứ giữ mãi lòng giận ấy, nên gọi là Hận.

Não nghĩa là: sau khi nóng giận, khởi sanh làm việc trái lý gọi là Não.

Tật đố nghĩa là: muốn danh lợi về mình, không ưa vinh hiển của họ, tánh ghen ghét ấy gọi là Tật.

Xan nghĩa là: tiếc rít tiền của không cho ai một mảy may, tánh lẩn sắc ấy gọi là Xan.

Cuống nghĩa là: giả dạng đạo đức để lừa dối người, tánh quỷ quyệt ấy gọi là Cuống.

Siểm nghĩa là: làm hạnh quái lạ để mà mắt người, tánh ấm hiểm ấy gọi là Siểm.

Hại nghĩa là: không tâm thương xót, tánh ưa làm thương tổn gọi là Hại.

Kiêu nghĩa là: say sưa sự trau dồi bề ngoài, tánh ngạo nghễ gọi là Kiêu.

Vô tàm nghĩa là: không biết sức mình, mà dám khinh người tài năng gọi là tánh Vô tàm.

Vô quý nghĩa là: không nhìn đến thiên hạ, lại trong người hung dữ gọi là Vô quý.

Trạo cữ nghĩa là: đối với cảnh có tánh rộn ràng.

Trầm hôn nghĩa là: đối với cảnh có tánh mê muội khiếp nhược.

Bất tín nghĩa là: đối thật tướng không tánh ưa muốn.

Giải đãi nghĩa là: đối việc thiện ác có tánh lười biếng.

Phóng dật nghĩa là: đối với phần tịnh có tánh buông lung.

Tán loạn nghĩa là: đối với các duyên có tánh phóng đãng.

Bất chánh tri nghĩa là: đối cảnh quán tướng có tánh nhận lầm.

Trong Dịch Luận nói rằng: trong 20 loại Tùy phiền não có thứ là giả hữu có thứ là thật hữu, như Tâm sở Trầm hôn, Trạo cữ và Tán loạn có khi giả có khi thật. Riêng ta nói Đại tùy phiền não không phải là giả, căn bổn phiền não cũng không phải là có thật, tất cả đều do vọng tưởng mà sanh ra, khi nào vọng tưởng đó tiêu tan thì sự phiền não cũng không có nữa.

不定謂悔眠
尋伺二各二

Bất định vị Hối, Miên
Tầm, Tư nhị các nhị.

Hối nghĩa là: ăn năn lại sau việc làm.

Miên nghĩa là: mê mờ, tánh nó là tối tăm, đối với những việc mình làm không biết là thiện hay ác. Chữ “miên” này không thể coi như ngủ. Khi ta ngủ Lục thức không dấy lên thì Tâm sở cũng không có.

Tầm nghĩa là: tìm kiếm lại trước việc làm.

Tư nghĩa là: xét, tánh nó trong sáng.

4 Tâm sở này không định là thiện hay ác, cho nên gọi Bất định Tâm sở, vì Tâm sở này có cả thiện và ác.

依止根本識
五識隨緣現
或俱或不俱
如波濤依水
意識常現起
除生無想天
及無心二定
睡眠與悶絕

Y chỉ Căn bản thức
Ngũ thức tùy duyên hiện
Hoặc câu hoặc bất câu
Như ba đào y thủy
ý thức thường hiện khởi
Trừ sanh Vô tưởng thiên
Cập vô tâm nhị định
Thùy miên dữ muộn tuyệt.

Thánh giáo nói nghĩa tương ứng của Tâm vươngTâm sở cũng như mặt trời và ánh sáng, mặt trời là thể của ánh sáng. Mặt trời lấy ánh sáng để chiếu sáng, cho nên thể và dụng không thể rời nhau, đó gọi là tương ứng. Có mặt trời tức nhiên phải có ánh sáng. Cho nên nói Tâm vươngTâm sở đồng dấy lên một lần.

Căn bản thức là chỉ ngay vào Thất thứcThất thứccăn bản của các thức tịnh nhiễm. Lục thức lấy Thất thức làm căn bản, chứ không phải lấy Bát thức làm căn bản. Nếu Lục thức với Thất thức đồng nương vào Bát thức thì không cần có sự phân biệt thứ tự của Lục thứcThất thức.

Ngũ thức nghĩa là: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. 5 căn và 5 cảnh đều hiện ra ngoài, thiếu duyên thì không sanh nên gọi tùy duyên hiện. Duyên nghĩa là: duyên với trần cảnh, như nhãn thức không sắc trần làm duyên thì chẳng sanh đặng nhãn thức. 5 thức này không đồng với ý thứcý thức duyên cảnh quá khứ vị lai, còn 5 thức này chỉ duyên cảnh hiện tại, vì thế mà không thường phát khởi như ý thức được.

Hoặc câu hoặc bất câu nghĩa là: Có lúc 5 thức đều ứng dụng một lượt thì gọi là Câu, có lúc chỉ một thức ứng dụng hay hai thức ba thức đồng ứng dụng gọi là Bất câu.

Như ba đào y thủy nghĩa là: Sóng nước vì duyên gió mà có. Gió ngừng thì sóng tan nước không xao động. Ví như 5 thức theo duyên cảnh mà có, cảnh đã qua thì 5 thức không dấy lên, là chỗ không đồng 5 thức với y thức. Vì thế nên iết 5 thức không có thể tánh, thường hay dứt đoạn.

Người xưa gọi 5 thức với Bát thức chuyển về phần quả, còn Lục thức chuyển về phần nhân. Nói như thế cũng như nước đã khô cạn mà lại còn có sóng dợn.

Lời ấy rất sai lầm, ý thức chẳng cần duyên ngoại cảnh, tự nhiên suy nghĩ đến cảnh quá khứ hay tưởng đến cảnh vị lai thường hiện bày ra trước. Họ giải nghĩa rằng ý thức chuyển cả trong và ngoài là nói trái lời Phật dạy, vì Phật dạy là ý thức thì duyên với pháp trần. ý thức dứt hẳn có 5 bậc là:

1- Vô tưởng thiên, tu phép định Vô tưởng bỏ được ý thức. Phép định này thành tựu thì sanh vào trong cõi trời Vô tưởng. Người ở cõi trời Vô tưởng không ý thức nên không khi nào khởi lên.

2- Người ở cảnh Dục giới tu phép định Vô tưởng cũng dứt ý thức, nhưng sau khi xuất định thì ý thức nổi lên.

3- Bậc Tiểu thừa tu phép Diệt tận định, ý thức dứt mà không dấy lên. Vì vô tưởng định chỉ dứt Tâm sở 6 thức, không dứt Tâm vương 6 thức nên phát khởi lại. Còn Diệt tận định thì Tâm vươngTâm sở đều dứt cả, nên gọi Diệt tận định. Vì dứt được ý căn nên không phát khởi, chứng quả A -la-hán là bậc xuất thế thánh nhân. Diệt tận định là định thứ 9, trong 9 tầng lớp, chỗ tu của bậc Tam quả, thành công của bậc Tứ quả. Không nhập được định này thì không đặng giải thoát.

4- Thụy miên nghĩa là: Khi ngủ mê không biết có thân, vì ý thức dứt. Có kẻ gọi hành động trong chiêm baoý thức. Nói như thế là không đúng. ý thức tức tưởng tâm, vì trong khi chiêm bao không có tư tưởng. Mỗi khi ý thức dấy lên thì biết có thân. Cái thân chiêm bao ấy là của Thất thức, là thân không có sự quyết định (cảnh mơ màng).

5- Muộn tuyệt nghĩa là: như dùng thuốc mê hay là khi chết giấc, bế tắc nơi tâm khiếu, thì ý thức cũng chẳng sanh.

Trong 5 bậc này chỉ có Diệt tận định là dứt hẳn ý thức, còn bao nhiêu chỉ đè ép nó mà thôi. Tóm lại bậc A -la-hán bỏ được Bát thức. Bậc Diệt tận định bỏ được Thất thứcLục thức. Có người hỏi 8 thức đều chuyển một lúc chăng? Nguyên có chân thuyết và tợ thuyết. Bậc Diệt tận định diệt được Lục thứcchân thuyết, còn 4 bậc kia là tợ thuyết. Phật quả thì chuyển Thất, Bát thức là tợ thuyết.

Có người gọi tất cả loài hữu tình đều chuyển 8 thức là quấy; vì tâm, ý thức đều theo thứ lớp mà chuyển biến; như Thất thức khởi lên thì Bát thức ẩn đi, Lục thức khởi lên thì Thất bát thức đều ẩn đi vì tâm, ý thức duyên chung một cảnh, theo thứ lớp chuyển biến mà thành ba. Cũng như thân người, tướng thanh niên hiện ra thì tướng con nít ẩn đi, tướng lão thành hiện ra thì tướng thanh niên và con nít ẩn đi. Không lẽ ba tướng ấy đều hiện trong một lúc. Chỉ riêng Lục thức đồng thời hiện raLục trần sai khác nhau. Tám loại hữu tình vẫn là một, do cảnh giới (tướng) sai khác nhau mà thành có 8 thức. Các vị Phật hiểu rằng: tướng là chung nên không có tâm sai biệt.

Họ gọi chư Phật có 8 thức và có Tâm sở vì họ không hiểu cái tâm.

Luận Du Già có nói, Tâm, ý thức và 8 món, tướng phân biệt là tục, không phân biệt là chân, tướng với tướng cũng là không.

Bài kệ này nói sau khi chuyển thức xong, “chứng” rằng không Tâm vương và không Tâm sở. Người nói Phật có 8 thức thì trái với câu kệ tướng tướng đều không.

是諸識轉變
分別所分別
由此彼皆無
故一切唯識

Thị chư thức chuyển biến
Phân biệt, Sở phân biệt
Do thử bỉ giai vô
Cố nhất thiết Duy thức

Chư thức nghĩa là: chỉ vào tâm năng biến, đều do tánh của thức mà có, song không có tự tánh, “Phân biệt” là chỉ vào thức, “Sở phân biệt” là chỉ vào cảnh. Vì thức biết phân biệt còn cảnh bị phân biệt, cũng đều do thức chuyển biến mà nên. Vì thế nên không có tự tánh, gọi là Nhất thiết duy thức. 4 câu kệ này trả lời câu Do giả thuyết ngã pháp.

Có người nói Kiến phần Tướng phần có thời dứt mất. Nói như thế phạm vào lỗi đảm mất pháp.

Nguyên Kiến phầnTướng phầnkhông tướng, do thức thể chuyển biến mà có, nên ngày nay cần phải tu để chuyển lại nơi thức thể thì nào có đảm mất. Nếu Kiến Tướng phần không phải thức thể biến ra, nguyên tự nó mà có nay nói đảm mất thì mới có lỗi ấy. Đã nói Kiến Tướng phần do tự thức thể biến ra mà không chịu đem trở về nơi thức thể thì lại bị lỗi tăng thêm pháp, vì Kiến Tướng phần xưa không mà nay có, nên chữ “Duy” trong luận Duy Thức này để đón ngăn các pháp Kiến Tướng phần. Nếu không nói như thế thì nghĩa chữ “Duy” không thành. Kiến Tướng phần và ngã pháp đồng là một giả pháp cả. Vì ngã pháp tức là biệt danh (tên riêng) của Kiến phầnTướng phần. Nay đã phá ngã pháp, thì tại sao Kiến phầnTướng phần còn nguyên vậy được ư? Nếu nói rằng ngã pháp dựa theo Kiến phầnTướng phần, còn Kiến Tướng phần dựa theo thức tánh, do sự cao thấp của tầng lớp mà chia ra, phá hay không phá, như vậy thì có khác gì ở chỗ 50 bước mà chê người 100 bước.

Có nhà giải nghĩa rằng, ngã pháp chẳng phải là có, không với thức không phải là không. Lìa có lìa không là khế hợp (phù hợp) với trung đạo. Ngã với pháp không phải có, tức vô tướng, không với thức chẳng phải là không, tức hữu tướng, là tỏ bày hai bên có và không, mà nói rằng lìa có lìa không là phù hợp trung đạo.

Giải nghĩa nói như thế là kỳ hoặc quái gở, lìa có lìa không là phù hợp trung đạo, quả lời Phật dạy như thế. Nghĩa là khi một pháp dứt lặng, hai bên có và không cùng dứt, chẳng phải không chẳng phải bất không; khác với người giải nghĩa rằng ngã với pháp không mà chẳng có, không với thức có mà chẳng không, đều lạc về một bên cả. Phật lại dạy tất cả pháp chẳng phải không cũng chẳng phải bất không, khác với họ giải nghĩa ngã pháp là không. Phật dạy tất cả pháp tức trăm pháp của ngài Thế Thân. Họ còn giải nghĩa gọi ngã pháp là không, còn các pháp tướngbất không, tức trái lời Phật dạy vậy.

Ly hữu, ly vô nghĩa là; gọi trên một pháp chẳng dấy lòng có thấy, chẳng dấy lòng không thấy, chẳng dấy lòng cũng có cũng không và chẳng dấy lòng chẳng phải có chẳng phải không, ấy nghĩa là ly hữu ly vô. Nếu một bên có một bên không là chỗ thấy của phàm phu, gọi trung đạosai lầm.

“Thức” tuy chẳng phải là không ấy là sự có mầu diệu của trung đạo. Chẳng phải có đối với không vậy. Nếu chấp thức gọi là có tức phàm phu, nếu chấp thức là không tức Tiểu thừa. ấy chẳng phải có sự mầu diệu của Phật lý. Ta nên biết rằng không và bất không là tánh tạp nhiễm của phàm phu, chẳng phải không và bất không ấy là tánh thanh tịnh của chư Phật.

Người xưa giải nghĩa rằng: Cảnh ở ngoài như là sắc, thanh, hương, vị… hiện chứng rõ ràng, tức là hiện lượng sao gọi không? Đến khi thật chứng hiện lượng, chẳng chấp ngoại cảnh, vì “ý” phân biệt vọng tưởng ngoại cảnh đã dứt. Nên cảnh hiện lượngTướng phần, vì thức biến ra nên gọi là có, còn những thật sắc của ý thức chấp ngoại cảnh đều do vọng tưởng mà có, nên gọi là không. Những pháp trần ý và ý thức duyên đó đều do vọng mà có nên bác đi gọi là không. Những sắc của 5 thức thường duyên đó gọi là 5 trần, vì thức biến ra không đặng gọi là không. Nói như thế thì chỉ pháp trần là không, còn sắc trần thì không phải là không (bất khả không).

Tóm lại trong Lục trần chỉ Pháp trần là không, còn 5 trần không thể là không.

Sao Phật dạy các tướng đều là hư vọng. Nếu gọi 6 trần đều không, tức cái không trống rỗng, thì tại sao Phật dạy quả ban sơ chẳng dính vào sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.

Người học nên hiểu rằng, hình sắc nơi ngoại cảnh tức là thể của tự tâm. Vì ta còn mê lầm nên cho nó là ngoại cảnh. Nay muốn đem ngoại cảnh ấy trở về tự tâm. Mục đích luận Duy Thức nay là thế.

Chẳng những pháp trần do vọng mà có, 5 trần ở ngoài cũng đều do vọng mà có. Muốn bỏ pháp trần ở trong, trước hết phải bỏ 5 trần ở ngoài. Khi 5 trần đã không, thì pháp trần nhất định phải mất. Muốn không bóng trước phải dấu hình. Không lẽ hình chưa dấu mà bóng đã mất trước. Vì sắc do thức biến ra không đặng gọi là có. Nếu gọi có thì luận Duy Thức không thành nghĩa.

Ngoài sắc của thức biến ra không còn sắc nào khác nên gọi là không. Phá được sắc của thức biến ra, tức là không pháp. ấy gọi là phá.

Luận Pháp Tướng có dạy rằng, cái sắc trong lúc ta biết, cũng ví như cảnh chiêm bao chẳng rời được thức. Còn cái biết trong lúc chiêm bao biết ấy gọi là duy tâm. Sao những cảnh sắc ta biết trong lúc ta tỉnh lại chẳng biết là duy thức. Lúc chiêm bao chưa tỉnh giấc thì không thể nào mà tự mình biết được, phải chờ đến khi tỉnh giấc mới hiểu biết. Cảnh sắc trong lúc tỉnh cũng thế, ngoại cảnh của sắc cũng giống như cảnh chiêm bao, nên không được gọi là có.

Có người gọi cái tâm kia mới là thật có, vì không phải chỗ duyên của nó. Tâm không duyên tâm, cũng như lửa không đốt được lửa, nước không ướt được nước, nên gọi không phải chỗ duyên.

Biết tâm là có, lấy đâu mà biết? Lấy việc ý thức duyên pháp trần mà biết có tâm, vì chẳng phải duyên được nơi tự tâm. Vậy thì các pháp đều không. Tóm lại đặt tên nó là thức.

Duy nghĩa là: ngăn đón tất cả (bao trùm hết thảy) tỏ bày các pháp, do thức chuyển biến. Hiểu như thế mới hiểu được giáo lý Duy Thức.

由一切種識
如是如是變
以展轉力故
彼彼分別生

Do Nhất thiết chủng thức
Như thị như thị biến
triển chuyển lực cố
Bỉ bỉ phân biệt sanh

Do một niệm mê lầm lúc ban sơ, trong không cảnh giới vọng tưởng làm cảnh giới. Tức cảnh giới bất tư nghì ấy là cái vô minh uôn vầy lấy tánh chân như. Thể tánh chân như chịu sự uôn vầy ấy là tánh bất tư nghì, vì thế có tướng động, nên niệm niệm trôi chảy, sự sanh diệt không ngừng tức Biến dịch sanh tử, cũng gọi là Chuyển biến bất tư nghì. Vì sanh ra các chuyển thức, nhất thiết chủng thức nghĩa như thế.

Như thị như thị nghĩa là: như thế uôn vầy, như thế chuyển biến, như thế chuyển biến, như thế uôn vầy, tráo trở vô cùng, sanh diệt mãi mãi. Trong khi chuyển biến chẳng phải lời nói hay hình dung đặng. Để tỏ bày sức uôn vầy chuyển biến ấy mà có sơ năng biến, nhị năng biếntam năng biến, cùng sanh cùng diệt mãi mãi.

Bỉ bỉ nghĩa là: món món do tâm phân biệt sanh ra. Tâm phân biệt là chỉ tâm của 6 thức, duyên cảnh thế gian chịu sự phân đoạn sanh tử.

Có người giải nghĩa Nhất thiết chủng thức gọi rằng trong bổn thức sanh ra công năng sai biệt, tự quả của bổn thức, tức quả Đẳng lưu, quả Dị thục, quả Sĩ dụng và quả Tăng thượng là 4 quả nên gọi Nhất thiết chủng. Trừ ngoài quả ly hệ vì nó không phải là giống sanh ra, tức pháp vô lậu. Không tự giống nào sanh ra, là chứng quả vô lậu không hạt giống.

Người xưa lại giải nghĩa rằng: Tâm pháp do 4 duyên sanh ra, đây nói về lý nhân duyên, một là nhân duyên sanh, pháp hữu vi có hai món, một là chủng tử hai là hiện hành.

1- Chủng tử nghĩa là: tánh thiện, tánh nhiễm, tánh vô ký và các chỗ khác nhau. Bổn thức có công năng sai biệt, dắt dẫn những công năng của cùng một loại và đồng thời hiện quả cùng một loại với nó.

2- Hiện hành nghĩa là: 7 thức đều chuyển biếnKiến phần Tướng phần, tánh và cảnh cùng ứng với nó mà biến ra, chủng tử sanh ra hiện hành là nghĩa nhân duyên. Vì hiện hành là không mà nay có. Hiện hành uôn vầy chủng tửTăng thượng duyên, chẳng phải nhân duyên. Vì hột giống duyên sẵn có nay uôn vầy khiến lớn thêm. Nên hột giống sanh hiện hành là tánh nhân duyên. Thế thì chủng tử cũng gọi là hiện hành, hiện hành cũng gọi là chủng tử, năng sanh với sở sanh không phân biệt.

Nguyên chủng tử khác với hiện hành, hiện hành khác chủng tử nên biết sanh diệt của nó là không đồng.

Nhân tức bản thể của tâm, nhân năng sanh, còn 3 duyên kia là trợ duyên sanh.

Đẳng vô gián duyên nghĩa là: tâm ban đầu khởi sanh tất có đồng loại tiếp theo mới thành duyên. Cũng như một giọt nước không thành dòng chảy, một đóm lửa không thành sự cháy, một niệm khởi ra phải có đẳng vô gián duyên.

Họ dạy tâm trụ trước với tâm trụ sau làm đẳng vô gián duyên, nghĩa ấy là sai, vì tâm trụ trước đã dứt, tâm trụ sau chưa sanh thì không thành nghĩa vô gián.

Sở duyên duyên nghĩa là: pháp sanh diệt, ấy là đới tướng của mình. Suy nghĩ nương dựa vào Tâm vươngTâm sở. Đới tướng của mình nghĩa là, ví như thấy một người đến gọi là một pháp, thân người ấy đới có tướng nam hay nữ. Tâm vương hay Tâm sở suy nghĩ nương dựa là, ban sơ thấy một người thì duyên vào chỗ suy nghĩ, là chỗ sở duyên lại nương dựa vào chỗ sở duyên ấy, lại phát khởi tâm phân biệt nam hay nữ, lại duyên một lần nữa. Chữ duyên trên là chỗ, các duyên dưới là sanh duyên.

Duyên thể có hai, một là thân, hai là sơ. Thân là không rời thể năng duyên, như Kiến phần vậy. Do chỗ suy nghĩ nương dựa ấy là thân duyên, còn cách xa thể năng duyên, vì cái chất mà khởi lên sự suy nghĩ nương dựa ấy, là sơ duyên duyên. Thân duyên là duyên vào vật, sở duyên hoặc có hoặc không. Nương dựa suy nghĩ vào trong, tức là tâm duyên tâm. Suy nghĩ nương dựa ở ngoài tức tâm duyên cảnh.

Tất cả giải nghĩa trên đều chưa phải, vì tâm duyên tâm tức ý thức duyên pháp trần (dĩ tâm duyên tâm), vì tâm không thể thấy tâm chính là sơ duyên sao gọi là thân duyên. Tâm duyên cảnh tức 5 thức ở ngoài duyên 5 trần. Tâm cảnh đối nhau chính là thân duyên.

Tăng thượng duyên nghĩa là: pháp ấy có thế lực mạnh hơn, hoặc thuận hoặc trái. Thuận thì khiến tướng nó sanh thêm, trái thì khiến tướng nó diệt thêm. Tăng thượng duyên có rất nhiều nghĩa, mà rõ ràng có 32 căn, có 5 thứ sắc là: nam nữ 2 căn, mạng căn, ý căn, 5 thọ căn (khổ, lạc, ưu, hỉ, xả). 5 căn tức tín, tấn, niệm, định, huệ. Vị tri, đương tri, căn đều có 3: kiến đạo, gia hành, tư lương. Cộng là 22 căn.

Khiến cho những kẻ phàm, bậc thánh đều tăng thêm lên.

Nói về nhân duyên tất phải nói đến nhân quả, có 5 quả: Dị thục, Đẳng lưu, Sĩ dụng, Ly hệTăng thượng.

Dị thục nghĩa là: tập khí từ vô thỉ uôn vầy trong tánh Bát thức, biến đổi thành thục, gọi Dị thục quả. Khác với người giải nghĩa rằng: nhân thiện ác cảm quả vô ký, gọi Dị thục quả. Pháp thiện thì có Dị thục thiện, pháp ác thì có ác Dị thục, pháp vô kývô ký Dị thục. Không nên gọi nhân này mà cảm quả kia. Nhân lành sanh quả lành gọi quả Đẳng lưu. Vì nhân với quả là một loại, siêu thoát ra ngoài hữu lậu gọi quả Ly hệ. Tức tánh thiện tánh ác, tánh vô ký đều lìa cả. Ví nhưviệc làm thì mượn những đồ vật để mà sử dụng, ấy gọi là quả sử dụng. Trừ 4 quả trên còn bao nhiêu đều về quả Tăng thượng.

5 quả này trong một pháp cũng có khi đủ, Dị thụcbiến tướng của quả, Đẳng lưuchánh quả. khi tu chứng chánh quả xong, thì cách xa những pháp hữu vi gọi là Ly hệ. Ví như mặc áo nâu đổi tục thành Tăng gọi là Sĩ dụng, căn lành càng thêm, quả dữ dứt sạch, gọi là Tăng thượng quả.

Luận Du Già nói nương vào chỗ tập khí, mà sanh ra quả Dị thục, tập khí thiện ác, un đúc vào tánh thiện ác, tập khí thiện ác nương vào tánh thiện ác, vì sự un đúc mà thay đổi cho nên mới có quả Dị thục. Lại nói tùy thuận vào chỗ nương mà sanh ra quả Đẳng lưu, tập khí thiện tùy theo tánh thiện, tập khí ác thùy theo tánh ác, vì thế có quả Đẳng lưu. Còn quả Ly hệ là nương vào chỗ chân kiến, quả Sĩ dụng nương vào chỗ sĩ dụng. Còn bao nhiêu đều thuộc quả Tăng thượng.

由諸業習氣
二取習氣俱
前異熟既盡
復生餘異熟

Do chư nghiệp tập khí
Nhị thủ tập khí câu
Tiền Dị thục ký tận
Phục sanh dư Dị thục.

Chư nghiệp nghĩa là: gọi nghiệp của 6 thức tạo ra. Khi mới tạo ra gọi là sự, sự đã thành gọi là nghiệp, khi nghiệp đã thành còn đeo đuổi mãi gọi là tập khí.

Nhị thủ tập khí nghĩa là: 6 căn hấp thụ với 6 trần, căn là năng thủ, trần là sở thủ, 2 thủ này do Thất thức tạo ra.

2 tập khí uôn vầy cùng nhau gọi là Câu. Uôn vầy phát khởi vào công năng bổn thức gọi là chủng tử. Công năng này đều do nơi bổn thức mà dấy lên, không thể nói tập khícông năngtập khí có khi hết, chứ công năng không bao giờ hết. Chúng sanhtập khí ấy mà sanh ra, cũng vì tập khí này mà diệt. Tập khí này hết tập khí sau lại sanh. Vì thế nên có tiền Dị thục và hậu Dị thục, tức nghĩa Biến dịch sanh diệt, triển chuyển sanh diệt tiếp nối mãi.

Người giải nghĩa rằng sanh tử cùng tiếp nốido nơi tập khí. Có 3 món tập khí, tập khí Danh ngôn, tập khí Ngã chấp. Bài kệ này nói chư nghiệp tập khí, tức là tập khí của hữu chi, còn tập khí nhị thủ tức hai món tập khí Ngã chấpDanh ngôn, giải nghĩa như vậy là sai.

1- Danh ngôn tập khí nghĩa là: lời nói ác khẩu lưỡng thiệt, chẳng phải tập khí của các nghiệp vậy sao? Nên biết rằng lời nói để nêu rõ ý nghĩa ra ngoài, gọi nhị thủ tập khí. Phân biệt phải quấy ý nghĩa ấy, gọi là chư nghiệp tập khí. Lại nữa, lời nói để bày tỏ nơi cảnh giới gọi nhị thủ tập khí. Phân biệt tốt xấu trong cảnh giới ấy, gọi chư nghiệp tập khí.

2- Ngã chấp tập khí nghĩa là: câu sanh là cái chưa “tạo tác” nghiệp gọi là nhị thủ tập khí, phân biệt ngã chấp là tạo nghiệp thiện ác, gọi chư nghiệp tập khí.

3- Hữu chi tập khí nghĩa là: có 3 cái ái, Thủ, Hữu tạo ra các nghiệp thiện ác, còn 4 cái Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ thì chưa tạo các nghiệp thế gian, chỉ Danh ngôn, Hữu chi và Hữu chấp, thì đủ cả hai món tập khí.

Có người giải nghĩa rằng, dứt đặng vô minh gọi thấy đạo. Trừ đặng hai cái ái và Thủ gọi tu đạo, còn dứt đặng 9 cái kia thì thông suốt cả Kiến đạoTu đạo. Lại người gọi Vô minh và ái, Thủ đều dứt đặng cũng thông suốt cả Kiến đạoTu đạo. Hai người nói như vậy đều là xuyên tạc cả.

Trong 12 nhân duyên này, có hai lớp nhân quả tam thế: Hành thức và Vô minh là nhân quá khứ. Danh sắc, Lục nhập là quả hiện tại. Xúc, Thọ, ái, Thủ, Hữu là nhân hiện tại. Sanh, lão, bệnh và tử là quả vị lai. Như thế trong quả có nhân và nhân lại cảm vào quả, quả lại tạo thành nhân. Nhân quả tiếp nối không dứt, cho nên mới có tướng luân chuyển (xoay vần). Nếu lấy 10 chi trước làm nhân, hai chi sau làm quả thì trong nhân không quả, trong quả không nhân, nhân quả cách hẳn với nhau. Cũng ví như lưng và mặt không thể thế cho nhau được. Như thế thì làm sao mà gọi là luân chuyển?

12 nhân duyên là: phép tu của bậc Duyên giác, phá được vô minh, bỏ hết các duyên vượt ra ngoài Tam giới, chẳng phải bậc Thanh văn tu về phép Tứ đế mà sánh kịp.

Có người gọi sanh tử cùng nối nhau, là do nhân duyên ở trong không cần duyên ở ngoài nên gọi là Duy Thức.

Họ nói nghiệp hữu lậu và vô lậu chính nó gây ra sanh tử gọi là nhân, còn hai cái duyên làm ngăn che là phiền nãosở tri, là giúp cho sanh tử nên gọi duyên. Nhân hữu lậu và duyên phiền não gây ra sự Phân đoạn sanh tử. Nhân vô lậu và duyên sở tri gây ra sự Biến dịch sanh tử. Người nói như vậy là chưa hiểu biết gì cả.

Họ chỉ biết nhân duyên ở trong gây ra sanh tử mà họ không biết nhân duyên ở trong là do nhân duyên ở ngoài mà có. Nếu không duyên ở ngoài lấy đâu làm chỗ biết cho nó. Đã không chỗ biết lấy đâu gây ra việc phiền não? Cho nên Phật nói chúng sanh phải chịu sanh tử, vì tham mến duyên ở ngoài, nếu dứt bỏ duyên ở ngoài tức là hết sanh tử. Phật dạy lý Duy Thức là để ngăn dứt duyên vì muốn cho ở ngoài chúng sanh thoát khỏi sanh tử. Nếu chúng sanh còn phải bị sanh tử mà không bị duyên ở ngoài dính dấp nhau, thì còn dạy dứt bỏ duyên ở ngoài mà làm gì. Dứt bỏ duyên ở ngoài mà còn sanh tử là trái lý.

Chư Phật đã chứng tánh Duy thức mà còn sanh tử ấy, vì còn nhân sanh tử. Nếu gọi chư Phật còn có sanh tử thì có khác gì phàm phu.

Ta nên biết chúng sanh bị sanh tử là do duyên ở ngoài ây ra. Không có duyên ở ngoài thì không thành nghiệp sanh tử. Muốn dứt sanh tử tất phải không những duyên ở ngoài, lý ấy là nhất định. Ta nên biết nghiệp hữu lậu gây quả sanh tử, nghiệp vô lậu chẳng gây nghiệp sanh tử. Vì vô lậu tức vô sanh. A -la-hán tu nhân vô lậu dứt Phân đoạn sanh tử, chứng một phần ngã không chân như của vô lậu, thành thử chỉ bị Biến dịch sanh tử chưa dứt.

Biến dịch sanh tử, nhân của nó là nhị thủ tập khí. Phân đoạn sanh tử nhân của nó là chư nghiệp tập khí. Tiểu thừa tu một phần chân của vô lậu, dứt chư nghiệp tập khí nên thoát khỏi Phân đoạn sanh tử, song chưa dứt nhị thủ tập khí, nên chưa thoát khỏi Biến dịch sanh tử.

Nguyên chúng sanh vẫn có sẵn nhân Biến dịch sanh tử, không phải sau khi tu vô lậu mới có. Nếu nhân vô lậucảm quả sanh tử, thì chư Phật đã chứng hoàn toàn vô lậu nếu nói như thế thì chư Phật vẫn còn phải bị Biến dịch sanh tử, thì làm sao mà gọi hoàn toàn được. Thế thì lý giải thoát không thành nghĩa. Chư Phật đã chứng toàn phần vô lậu, còn phải bị Biến dịch sanh tử thì sao gọi hoàn toàn vô lậu.

Chúng sanh có hai thân: Một là do thân 6 căn làm nên, có Phân đoạn gọi là Phân đoạn sanh tử. Hai là thân do Thất thức làm nên, không phân đoạn tùy ý biến đổi gọi Biến dịch sanh tử. Thân Thất thức tuy mầu diệu vô cùng nhưng chưa phải là vô lậu. Khi nào chuyển Thất thức thì thân ấy mới tiêu diệt, gọi là dứt được Biến dịch sanh tử.

Có người giải nghĩa rằng bài tụng này nói về chư nghiệp tập khí tức nói về hột giống của hai nghiệp (hữu lậuvô lậu). Nhị thủ tập khí tức nói hột giống nhị chướng. Lời nói này không đúng vì trong bài tụng này nói về tập khí chư nghiệp, tức nói về đạo sanh diệt không liên can gì đến vô lậu. Tuy có nói đến chư nghiệp tức là nghiệp hữu lậu mà không cần nói đến hột giống của chư nghiệp.

Nghiệp nghĩa là hiện hành, vọng tâm sanh ra nghiệp, nên nói vọng tâm là hột giống của chư nghiệp. Tập khí của chư nghiệp là phân biệt phiền não chướngsở tri chướng. Nhị thủ tập khí là câu sanh sở tri chướngphiền não chướng. Hai chướng này không rời nhau và cũng không thể đem hai chướng này mà quy nạp vào nhị thủ tập khí. Nếu nhị thủ tập khí đã dứt hết hai chướng, tức tập khí chư nghiệp sẽ thành thanh tịnh pháp nên không còn chướng ngại.

由彼彼遍計
遍計種種物
此遍計所執
自性無所有
依他起自性
分別緣所生
圓成實於彼
常遠離前性
故此與依他
非異非不異
如無常等性
非不見此彼

Do bỉ bỉ biến kế
Biến kế chủng chúng vật
Thử Biến kế sở chấp
Tự tánh vô sở hữu
Y tha khởi tự tánh
Phân biệt duyên sở sanh
Viên thành thật ư bỉ
Thường viễn ly tiền tánh
Cốõ thử dữ y tha
Phi dị phi bất dị
Như vô thường đẳng tánh
Phi bất kiến thử bỉ.

3 tự tánh này tức là 3 tự tánh tam năng biến ở trước. Phàm phu không hiểu rõ lại cho đó là chân thật, vì thế nên không dứt được sanh tử. Người nào hiểu được 3 tự tánh này do thức tánh biến ra, tức dứt được ngoại cảnh, thì khỏi được sanh tử.

Bỉ bỉ nghĩa là: 51 Tâm sở, phân biệt so tính các pháp, gọi là tánh Biến kế chấp.

Chủng chủng vật nghĩa là: chỉ các pháp thế gian do duyên mà sanh. Các pháp là chỉ vào vũ trụ sơn hà, người, súc vật, cây cỏ và xanh, vàng, trắng, đỏ, dài, ngắn, vuông, tròn, phân biệt sở tính như vậy gọi là Biến kế chủng chủng vật. Tâm biến kế ấy với vật sở chấp ấy, đều do duyên sanh ra, cũng ví như bóng giữa mặt trời, trăng dưới nước gọi Tự tánh Vô sở hữu.

Y tha khởi nghĩa là: nguyên không có chất, lại nương vào chất khác mà phát khởi ra tướng của nó như nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt nương thân người mà phát khởi. Tâm trong sạch bị vọng niệm mà sanh ra phân biệt, nên có tánh ngũ đại. Lục căn làm hột giống rồi duyên sanh ra pháp thế gian. Tánh ngũ đại lục căn nương tâm trong sạchphát khởi gọi tánh Y tha khởi, vì vọng niệm phân biệt nên có ngũ đại lục căn. Nếu không phân biệt thì chỉ một tâm trong sạch mà thôi. Ví như thân người đem phân biệt ra thì có cả tai, mắt, mũi... Nếu không phân biệt thì chỉ gọi là người mà thôi.

Viên thành thật tự tánh nghĩa là: một thể với tánh Y tha khởi tự, nhưng khác nhau vì tánh Y tha khởi là dính vào tánh Biến kế chấp. Viên thành thật thì xa hẳn tánh Biến kế chấp nên gọi là Phi dị phi bất dị. Dị là khác với tánh Biến kê chấp, Bất dị là không khác tánh Y tha khởi. Trong tánh Y tha khởi này có tánh Viên thành thật. Trong tánh Biến kế chấp cũng đủ hai tánh Y tha khởi và Viên thành thật, nên gọi Phi bất kiến thử bỉ.

Như vô thường đẳng tánh nghĩa là: tánh Biến kế do nhân duyên mà sanh, lại nói tánh Biến kế thể nó là tánh Y tha khởi, thể nó cũng là tánh Viên thành thật, nên không thể ngoài tánh Biến kế mà tìm tánh Y tha và tánh Viên thành. Tánh Biến kế chấp tức pháp nhân duyên sanh, chỉ có Lục thức duyên Thất Bát thức đều chẳng duyên. Tánh Y tha khởi tự tức pháp phân biệt duyên sanh, chỉ có Thất thức duyên Lục Bát thức đều chẳng duyên. Tánh viên thành thật tức tâm thanh tịnh, chỉ có Bát thức chứng Lục Thất thức đều chẳng chứng. Tóm lại, ba tánh chỉ một thể. Lục thức duyên gọi là Biến kế, Thất thức duyên gọi Y tha, Bát thức chứng gọi Viên thành. Lấy những tâm Lục thức của phàm phu mà tìm tánh Y tha cũng như xuống nước tìm lửa. Lấy Thất thức tìm tánh Viên thành cũng giống như thế.

Tất nhiên dứt sạch tánh Biến kế mới thấy tánh Y tha, dứt sạch tánh Y tha mới thấy tánh Viên thành thật. Tâm như thế duyên cảnh như thế không thể vượt bực được. Cũng như mắt không thể nghe được tiếng, tai không thể thấy được sắc, mỗi thứ đều có công dụng riêng đối với Tướng phần, không thể lộn xộn được.

Kinh Lăng Nghiêm dạy rằng: năm ấm, sáu nhập, 12 xứ, 18 giới đều do nhân duyên hòa hợp là có. Tại đây phát sanh cũng tại đây diệt hết, là chỉ các pháp do các duyên mà sanh. Địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến và thức là 7 giống lớn tràn ngập pháp giới. Ai ai cũng hiểu đặng, nương theo nghiệp mà phát hiện không phải pháp do chúng duyên mà sanh. Vẫn pháp do phiền não duyên sanh nếu gọi pháp chúng duyên sanh hiệp với tánh Y tha khởi, không những tánh Biến kế không hợp với các pháp, mà 7 giống lớn cũng không tánh nào để quy nạp. Nếu gọi 7 giống lớn cũng là pháp chúng duyên sanh, thử hỏi tánh ướt của nước, tánh nóng của lửa, tánh động của gió, tánh bền của đất, tánh thấy của căn, đủ các duyên mà thành. Chẳng những tánh của các giống lớn và cũng chẳng do nhiều duyên mà sanh, tức như nghiệp tướng các giống lớn hiện thấy trước mắt và cũng chẳng giống với pháp do nhiều duyên mà sanh. Như nước, lửa có tác dụng tự nhiên của nó, chẳng quá là mượn duyên mà sanh, không giống như thân người và thân vật là không có tự tướng, mượn các duyên mà thành tướng. Nếu hiểu nghĩa ấy thì các giống lớn hiệp với tánh Y tha khởi, pháp của chúng duyên sanh hợp với tánh Biến kế chấp, thì đâu vào đó đều đúng phép cả.

Người giải nghĩa rằng: Kiến phần Tướng phần là tánh Biến kế sở chấp như sừng thỏ vậy, chẳng phải sở duyên duyên. Thể tánh của Biến kế sở chấp là không có. Nghĩa ấy cũng sai. Tuy Biến kế sở chấp không có tự thể nhưng có cái giả tướng, chẳng phải như sừng thỏthể tướng đều không. Kẻ phàm phu nhân có người mà gọi là người, nhân có vật mà gọi là vật. Chẳng phải tuyệt nhiên không người mà gọi là người, không vật mà gọi là vật. Sở duyên duyên chính thị là pháp Biến kể sở chấp. Không sở duyên duyên thì không khởi tâm Biến kế sở chấp. Tánh Biến kế tuy không có thể tự nhiên mà có thể hiệp thành. Phật dạy Biến kế cũng gọi tự tánh chẳng phải Biến kế không thể tánh mà gọi Phi sở duyên.

Bài tụng thành lập 3 tự tánh, mà họ giải nghĩa Biến kế là không, Y tha Viên thành là có. Thế thì họ không thừa nhận ngài Thế Thân đã thành lập 3 tự tánh, vậy nên chi họ không chịu thành lập 3 tự tánh ấy, thì sao lại chịu thành lập 3 cái năng biến. Tâm năng biến đã có 3 thì cảnh sở biến cũng phải có 3. tất nhiên là phải có 3 tánh. Chẳng những Biến kế là không mà Y tha, Viên thành cũng đều là không. Vì đều là chuyển biến ra nên không cái sẵn có. 3 tánh ấy đều do sự chuyển biến mà ra. Chẳng những Y tha Viên thành là có mà Biến kế cũng là có. Vì do cái chuyển biến sanh ra chưa diệt được vậy.

Lấy 3 tánh thâu gồm các pháp. Pháp phàm phu thế gian đều thâu vào tánh Biến kế. Pháp Nhị thừa xuất thế gian thâu vào tánh Y tha khởi. Pháp Bồ -tát thâu vào tánh Viên thành thật. Phật pháp thâu vào 3 cái không tánh.

即依此三性
立彼三無性
故佛密意說
一切法無性
初即相無性
次無自然性
後由遠離前
所執我法性
此諸法勝義
亦即是真如
常如其性故
即唯識實性

Tức y thử tam tánh
Lập bỉ tam vô tánh
Cố Phật mật ý thuyết
Nhất thiết pháp vô tánh
Sơ tức tướng vô tánh
Thứ vô tự nhiên tánh
Hậu do viễn ly tiền
Sở chấp ngã pháp tánh
Thử chư pháp thắng nghĩa
Diệc tức thị chơn như
Thường như kỳ tánh cố
Tức Duy thức thật tánh.

Nương 3 tánh có mà thành lập 3 tánh không, đều do thức tánh biến khởi nên tánh thật không có 3 tánh, không phải là nguyên có sẵn nên gọi là 3 tánh không.

Mật ý thuyết nghĩa là: chỉ ngay vào thể tánh mà nói, tức nói rốt ráo không phải lời nói phương tiện. Tánh chân như trong sạch không một chút dơ bụi. Những tướng có ấy đều là hư vọng. Vì thế nên tất cả pháp là không tánh, ấy chỉ ngay vào pháp thể mà nói.

Kinh Giải Thâm Mật, dạy thời thứ 2 rằng: Tu Đại thừatu tánh, vì không phiên giải gì thêm nữa. ấy là lời nói rốt ráo rất mật thiết. Thời thứ 3 dạy cả 3 thừa là các pháp đều không tánh. Lại thêm giải thích thuyết ấy là liễu nghĩa. Dạy thời thứ 2 chưa liễu, đến thời thứ 3 nói tất cả pháp là không tánh, chỉ giải thích thêm chừng ấy thôi. Ngoài lý không tánh đó, không còn lý nào khác. Bài tụng này trước nói Nhất thiết pháp vô tánh, lại thêm giải thích rằng sơ tức tướng - vô tánh, ấy rõ ràng là kín nhiệm rất mật thiếtnghĩa vị liễu. Người giải nghĩa lại hồi hộ tánh Y tha và tánh Viên thành là có mà không thừa nhận 3 tánh là không, chỉ tự ý của họ giải nghĩa rằng chẳng phải hoàn toàn tánh là không, là lời nói mật ý để rõ nghĩa chưa liễu. Chính họ bài bác thuyết nhà Phật, để thành lập lấy thuyết riêng của mình, nên họ lại giải nghĩa rằng thể của hai tánh Viên thànhY tha chẳng phải là không. Vì sợ kẻ phàm phu sanh chấp nên Phật dạy có với không, tóm gọi là không tánh. Giải nghĩa như thế chính là bài báng lời Phật dạy. Ta nên biết Phật thuyết pháp là ùy thuận theo tánh có thì nói có, không thì nói không, chẳng hề gọi không là có, gọi có là không, chỉ vì chúng sanh gọi không là có, cho nên phải phá trừ, khiến chúng sanh bỏ tà về chánh. Nếu pháp tánh có, mà chúng sanh vẫn chấp lấy làm có tức hiệp với pháp tánh mà lại bảo phá trừ. ấy là dạy chúng sanh bỏ chánh về tà, đức Phật đâu có cái ý mật thuyết lạ lùng như thế? Nên biết tất cả pháp xưa nay chẳng có và cũng chẳng không, chỉ do thức tánh chuyển biến mà có cái có ấy chẳng phải là thật, nên Phật tùy phương tiện gọi có, đến khi được có lại khiến về chỗ không, là thuyết rốt ráo căn bản, và ta nên biết các pháp đều không tánh. Chẳng những không cái có lại cũng không cái không, cho đến cái có cái không hoàn toàn đều không ấy là 3 tánh không (tam vô tánh).

Sơ tức tướng, vô tánh nghĩa là : những món món của vật Biến kế đều là tướng mơ màng của nhân duyênhòa hợp sanh ra, không có tự tánh.

Người giải nghĩa rằng, nương tánh Biến kế sở chấp gọi tướng không tánh. Vì tướng ấy hoàn toàn chẳng có. Họ nói như thế gọi tánh Biến kế sở chấp không thể có tướng tức hoàn toàn trống không. Vì họ không hiểu chữ tướng ấy, vì đâu mà nói. Nếu cái tướng cũng không thì gọi cái gì là không tánh. Ta nên biết câu tướng ấy là chỉ tướng Biến kế sở chấp. Do nhiều duyên sanh ra nên không tánh thật, chẳng phải là không tướng. Nếu gọi tướng là không thì lấy đâu mà sanh chấp. Cũng như câu của họ ví dụ rằng, cái bông trên không trung là không có thể và cũng không có tướng. Theo riêng ta thấy có bông trên không tức là thấy cái tướng của bông. Nếu cái bông đó không có tướng thì cái bông ấy ta cũng không thể thấy được. Đối với tướng mà gọi rằng không tướng là họ chẳng biết tướng vậy.

Thứ vô tự nhiên tánh nghĩa là: tánh Y tha khởi do duyên phân biệt sanh, thể của nó là có, chẳng giống tánh biến kế do các duyên hòa hợp mà thành, nên gọi là tự nhiên. Chữ tự nhiên đây chẳng phải thật là tự nhiên, vì phân biệt mà có, nếu không phân biệt thì không gọi tự nhiên. Tự nhiên này cũng gọi là vô tánh.

Hậu do viễn ly tiền
Sở chấp ngã pháp tánh.

Có người nói rằng: Y thử y tha lập vô tánh, cũng như việc mơ màng dựa vào chúng duyên mà sanh, không như vọng chấp tánh tự nhiên những giả thuyết nói là vô tánh chứ không phải toàn là không tánh.

Họ coi tánh tự nhiên cũng giống như tánh duyên sanh, vì họ không hiểu tánh tự nhiên và tánh duyên sanh là tương phản nhau. Duyên sanh tức không phải tự nhiên. Tự nhiên nghĩa là “bổn tự kỳ nhiên”, tức tự nó mà sanh ra tánh nó, không nương dựa vào các duyên khác. Nếu cần các duyên khác mới sanh ra đặng thì làm sao gọi là tự nhiên. Họ chưa hiểu rõ được nghĩa tự nhiên mà lại dám chê cười giả thuyết vô tánh của Phật. Đó là một điểm sai rất đáng tiếc.

Sở chấp ngã pháp tánh nghĩa là: Hậu là sau, tức chỉ tánh Viên thành thật, vì gọi tánh Viên thành là không tức là không rốt ráo, cách xa tánh Biến kế và tánh Y tha. Tánh Viên thành vẫn không có tên Viên thành vì tánh Biến kế chấp có tướng, tánh Y tha chấp không tướng, đều gọi là thiên lệch về một bên nên không được Viên thành thật tánh. Đối với hai tánh ấy nên đặt tên là Viên thành.

Người giải nghĩa rằng: nương tánh Viên thành thật mà lập tánh Thắng nghĩakhông tánh. Gọi Thắng nghĩaxa cách tánh Biến kế sở chấp và giả nói là không tánh chứ chẳng phải hoàn toànkhông tánh. Vì họ chẳng hiểu bài tụng này nói Viên thànhkhông tánh, đâu có nói Thắng nghĩakhông tánh. Nghĩa Viên thành đối với Phật quả chưa đầy đủ, mà phát khởi nên cũng chẳng phải là tánh sẵn có, cho nên gọi là không.

Thắng nghĩa là tánh bổn nhiên của chư pháp, không phải là hữu lậu. Trong bài tụng đã có dạy rằng “Ly tiền sở chấp ngã pháp tánh”, tức là rời khỏi tánh sở chấp của ngã, chứ không phải rời khỏi cái ngã năng chấp. Theo như họ nói thì chỉ rời khỏi nhân ngã chấp trên thế gian, chứ chưa rời khỏi pháp xuất thế gian.

3 tánh ấy đều là lìa dứt, thì chân tánh của Thắng nghĩa và của các pháp hiện ra ấy gọi là tánh chân như. Chân là không hư vọng. Như là chẳng biến đổi. Chẳng hư vọng và chẳng biến đổi tức thật tánh Duy Thức nên tuy có hai mà thể vẫn là một.

Người giải nghĩa rằng, Phật nói tánh Y tha không thật chứ chẳng phải là không, lại nói là không. Không ấy cũng như là vọng chấpthật ngã thật pháp. Họ chẳng hiểu sở dĩ Phật phá chấp của chúng sanh, vì pháp duyên sanh là không, chúng sanh vọng cho là có nên mới phá. Nếu pháp duyên sanh thật có, mà chúng sanh chấp rằng thật có thế là chân thật bất hư, cần gì phải phá trừ. Họ không hiểu kẻ chấp duyên sanh là thật, ấy là bệnh chấp. Và kẻ chấp duyên sanh giả có cũng là bệnh, vì vọng chấp cho pháp là thật. Đức Phật không sợ chúng sanh tại nơi thức tánh chân nhưphát khởi tánh có. Phật là một vị chân thật vô vọng, lẽ nào tánh chân thật có lại dạy là không? ý của pháp tướng gọi 3 tánh hoàn toàn đều không, là phạm về lỗi ác thủ không, và họ quên rằng 3 tánh chẳng không, thì tánh chân như không thể bày ra ấy chẳng đến thực tế rốt ráo ấy.

乃至未起識
求住唯識性
於二取隨眠
猶未能伏滅

Nãi chí vị khởi thức
Cầu trụ Duy thức tánh
ư nhị thủ tùy miên
Du vị năng phục diệt

Đây nói sự bắt đầu làm đạo, từ khi tin lý Duy Thức, cho đến khi hiểu được (dứt được) các pháp đều không, tập khí của các nghiệp chẳng sanh gọi là đạo thì hành.

Vị khởi thức nghĩa là: hai năng thủ sở thủ ấy ví như khi ngủ mê bị che tánh biết nên không phát hiện. Tâm thấy thức tánh ấy chưa dấy lên, tức là chưa thấy đạo. Nói về hành đạo mà chưa thấy đạo thì ngừng tại đó, đến khi khởi tánh biết ấy là thấy đạo, tức gọi là vị thông đạo cầu an trụ vào tánh Duy Thức, chính thị là chưa thấy tánh thức, phải lựa chọn quyết theo.

ư nhị thủ tùy miên nghĩa là: tập khí các nghiệp đã dứt xong thì tập khí nhị thủ lại dấy lên, như khi ngủ mê bị che tánh biết vì chưa có thể đè ép được. Vì tập khí của nhị thủ, đương còn ẩn núp nơi sâu kín đáo, đạo diệt là nơi tu đạo.

現前立少物
謂是唯識性
以有所得故
非實住唯識

Hiện tiền lập thiểu vật
Vị thị Duy thức tánh
hữu sở đắc cố
Phi thật trụ Duy thức

Sau khi hành đạo đè ép được nhị thủ thì tánh thức mới phát bày. Người đã thấy đạo tức thấy tánh Duy Thức. Cảnh thấy ngày xưa nay thấy toàn thể là tâm, ngoài tâm không cảnh gọi thấy tánh Duy Thức. Cái tánh thấy ấy cũng phải bỏ đi mới gọi thật trụ Duy Thức. Thời kỳ trụ Duy Thức này không còn một pháp nào đứng vững cả.

Tập khí nhị thủ tuy đè ép được nhưng chưa dứt hẳn, người tu cần phải đới tướng mà quán tâm, hiện tiền lập thiểu vật (còn có một tí thấy mình an trụ Duy Thức là chưa được vì còn ý hữu sở đắc) chỉ ngay vào tâm năng thủ chưa dứt hết vì còn thấy được thức tánh tức tướng năng thủ chưa dứt hết nên gọi tâm năng thủ ấy là tánh thức và cũng gọi tánhY tha khởi là tánh thức, nhưng tánh Y tha khởi chẳng phải là tánh thức, vì còn có hữu sở đắc nên chưa phải chân thật Duy Thức.

若時於所緣
智都無所得
爾時住唯識
離二取相故

Nhược thời ư Sở duyên
Trí đô vô Sở đắc
Nhĩ thời trụ Duy thức
Ly Nhị thủ tướng cố.

Sau khi thấy đạo lìa bỏ các pháp hữu vi, dứt mọi sự lầm lạc, chứng chân gọi là tu đạo. Trong thời kỳ kiến đạo những cảnh sở duyên đã không hẳn, và chẳng những không sở duyêntrí năng duyên cũng đều không. Không cảnh sở duyên tức rời khỏi tướng sở thủ; không trí năng duyên tức rời tướng năng thủ. Năg thủ sở thủ hai thủ ấy đều rời khỏi, thì chứng được thức tánh. Trong lúc tu đạo tức diệt được hai tập khí ấy. Sở thủcảnh giới Y tha, năng thủ là tâm Thất thức, Lục thức đều chuyển dứt thì tâm sanh diệt không còn thức tánh chân như bày ra. Thế là công phu tu đạo thành tựu.

Người xưa giải nghĩa đến câu “Trí đô vô sở đắc”, nghi lầm không dứt khoát; hoặc kẻ gọi trí ấy là Kiến phần, Tướng phần đều không; hoặc kẻ gọi trí ấy là Kiến phần, Tướng phần đều có. Tóm lại gọi “tướng” thì không “kiến” thì có. Theo ý riêng họ như thế là trái với chánh lý. Nói có Kiến phần tức có năng thủ trái với lời tụng là “Ly nhị thủ tướng cố” và trái với câu “Trí đô vô sở đắc”, vì trí đã không thì Kiến phần của trí khởi ra do đâu mà tồn tại. Tóm lại tông Pháp tướng không chịu rời khỏi hai tướng nhị thủ nên họ gọi sau khi chuyển y còn có Tâm vương, Tâm sở còn có Kiến phần, Tướng phần, tuy là cưỡng chấp như vậy, nhưng đối với câu “Ly nhị thủ tướng cố” của bài tụng này thì họ nghĩ ra làm sao. Vì ý họ là tôn trọng pháp tướngtrái với giáo lý Duy Thức.

無得不思議
是出世間智
捨二麤重故
便證得轉依

Vô đắc bất tư nghì
Thị xuất thế gian trí
Xả nhị thô trọng cố
Tiện chứng đắc chuyển y.

Công tu hành đã hết vọng chứng chân tức chứng Phật quả. Trong thời kỳ tu đạo này tâm cảnh đều không, nên gọi Vô đắc bất tư nghì. Những cái còn suy nghĩ được là tâm đối với cảnh, dầu khôn khéo đến đau cũng đều ở trong cảnh suy nghĩ cả. Tóm lại trong tâm lượng nếu tâm đã lìa cái biết, cảnh lìa cái tướng thì tâm không khác gì cảnh, cảnh chẳng khác gì tâm, tâm cảnh như một chẳng còn gọi danh tướng, nghĩa bất tư nghì là thế, tức cảnh giới của Phật, ấy là trí xuất thế gian.

Xả nhị thô trọng nghĩa là: bỏ tập khí các nghiệp và bỏ tập khí nhị thủ, vì hai tập khí ấy ràng buộc nơi tâm, trầm luân bể khổ không đặng siêu thăng nên gọi thô trọng, tức tâm nhiễm ô, Lục thất thức vậy, và là tánh huyễn hóa của Biến kếY tha vậy. Lại cũng cái chướng ngại của phiền não sở tri vậy, và lại là hai giống sanh tử của Phân đoạnBiến dịch vậy.

Tiện chứng đắc chuyển y nghĩa là: chuyển Phân đoạn sanh tử mà nương hữu dư Niết -bàn, chuyển Biến dịch sanh tử mà nương vô dư y Niết -bàn, chuyển phiền não mà nương Bồ -ñeà, chuyển sở tri mà nương chánh giáo, chuyển Bát thức mà nương Tứ trí, chuyển Biến kế tự tánh mà nương vào tánh biến chân, chuyển Y tha tự tánh mà nương vào tánh viên chân.

Có người giải nghĩa rằng bậc hữu lậu trí yếu thức mạnh, bậc vô lậu trí mạnh thức yếu.

Nên biết những gì hiểu biết được cảnh giới là thức, bỏ hết thế gian gọi là trí, trí với thức cùng nhau trái hẳn.

Chúng sanh là bậc hữu lậu tức hữu thức vô trí. Chư Phật là bậc vô lậu tức hữu trí vô thức. Trí và thức cùng đối đãi nhau là thế. Có người giải nghĩa rằng: y là sở y tức là tha khởi, sở y với pháp nhiễm tịnh. Nhiễm nghĩa là hư vọng. Tịnh nghĩa là chân thật, tức thật tánh của Viên thành. Chuyển hai phần ấy tức là xả chuyển và đắc chuyển. Họ nói như thế là lấy tánh y tha khởi làm thể của chư pháp, và lại là then chốt của pháp nhiễm tịnh. Kẻ phàm phu do tánh Y tha khởi mà sanh vọng chấp, tức là tự tánh Biến kế chấp. Bậc trí giả dứt hết tánh Biến kế chấphư vô gọi là tự tánh Viên thành thật. Viên thànhBiến kế có thể xoay đổi biến hóa, chỉ có tánh Y thathường trụ bất động. Như thế thì trái mệnh danh là Y tha khởi. Bài trước họ nói tánh Y tha khởi là nương theo các duyên mà sanh, sao trước sau lại có sự trái chấp với nhau?

此即無漏界
不思議善常
安樂解脫身
大牟尼名法

Thử tức Vô lậu giới
Bất tư nghì, Thiện, Thường
An lạc, Giải thoát thân
Đại Mâu -ni danh pháp.

Không tất cả quá khứ hiện tại vị lai, không những sanh diệt biến dị gọi vô lậu giới. Vì những sanh diệt biến dị là thế gian hữu lậu. Những sanh diệt là còn tư nghì chẳng thiện chẳng thường vậy. Không sanh không diệt dứt cả lời nóivọng tưởng, là cảnh mầu diệu bất tư nghì, là thiện là thường tức là chân thường, nhưng không giống với cái thường có và đoạn trên thế gian, là rõ ràng chỗ y báo của Phật,. ngoài thân không còn xứ sở hành động, phước huệ đều đủ nên gọi an lạc, bỏ hai thô trọng gọi là giải thoát thân. Khi Phật thuyết pháp là lìa tướng ngôn thuyết dứt lời hí luận, tỏ bày tự tánh chư pháp nên gọi đại Mâu -ni danh pháp. Mâu -ni nghĩa là lặng lẽ tức rời tướng ngôn thuyết vậy. Chân tướng của Phật như thế, nhưng đến khi tùy cơ ứng hóa, hoặc thắng ứng (tối cao), hoặc liệt ứng (phương tiện), tùy phương tiện trong nhất thời chẳng đặng lấy phương tiệnluận bàn. Chỗ tu chứng của Phật khác nhau. Phật nói pháp cho chúng sanh cũng như người tỉnh nói cảnh trong mộng, tuy nói mà thật không nói gì vậy. Vậy Phật thân với Phật độ không khác nhau, thoát ly kiến phần năng thủ, thoát ly tướng phần sở thủ, thoát ly tất cả Tâm vươngTâm sở. ấy lập thành nghĩa Duy Thức.

Có nhiều người gọi phàm phu không hiểu cảnh ngoài, do tâm biến ra nhận mình làm có. Việc ấy nên phá trừ. Nếu rõ được cảnh ở ngoài là do tâm biến ra tức nội cảnh thì còn phá trừ gì nữa. Nhưng xét lại sự thật của nó là không phá gì cả, chỉ hiểu là do tâm chuyển biến mà thôi. Lại chẳng hỏi đến tâm duyên vào đâu mà biến cảnh sắc ở ngoài, dứt duyên ấy chẳng sanh, tiêu diệt cái tâm biến ra ngoài sắc mà trở về tâm, quyết định ngoài thức không sắc gọi trụ Duy Thức, vì chẳng hiểu nghĩa nên họ gọi những duyên sanh ra, tức là chân chánh của các pháp. Vì thế họ gọi Phật có cái xứ sở ngoài thân và lại cũng có cái thân ngoài xứ sở. Có cái kiến phần năng thủ, có tướng phần sở thủ. Tất cả đều có như chúng sanh không khác gì, chỉ khác nhau tịnh với nhiễm.

Chẳng biết họ gọi cái gì là nhiễm, cái gì là tịnh. Ta nên biết tâm không rời khỏi sắc là nhiễm, tâm rời khỏi sắc là tịnh, ngoài trừ sắc ra không còn gọi cái gì là nhiễm cả. Họ chẳng hiểu nghĩa ấy, cứ nhất định gọi sắc chẳng rời thức gọi là Duy Thức. Thế là trái lời Phật dạy, ngoài tâm không pháp, trái với bài tụng này, rời bỏ tướng nhị thủ, trái với tông Duy Thức, chỉ có thức mà thôi. Kẻ học nên biết chỗ ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11506)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 11833)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11012)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11217)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 11949)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12416)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10629)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 17830)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11600)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 9832)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 10084)
Bồ Tát Thiện Giới, hiểu theo nghĩa Việt là những giới tốt lành, hay kheo, chơn chánh của Bồ tát.
(Xem: 12250)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15221)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 11092)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 14186)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 11959)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15152)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 11856)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12302)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11069)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 11970)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10491)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12441)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13020)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 12532)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16375)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19411)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 12994)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 348 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12544)
Giới bản tân tu này tuy cũng có 250 giới điều như giới bản cổ truyền nhưng đáp ứng được một cách thỏa đáng cho nhu yếu thực tập của người xuất gia trong thời đại hiện tại.
(Xem: 12147)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 11693)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10779)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 13365)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11848)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11722)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 11489)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12622)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14362)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12479)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15516)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13460)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12750)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 9743)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
(Xem: 17852)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11038)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 8958)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật.
(Xem: 12067)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 12910)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
(Xem: 10201)
Này người Bả-la-môn, ngay cả trước khi việc hiến sinh bắt đầu thì người đốt lửa, dựng đàn hiến sinh cũng đã vung lên ba thanh kiếm bất hạnh...
(Xem: 12071)
Mettâ-sutta là một bản kinh ngắn rất phổ biến trong các quốc gia theo Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như các quốc gia theo Phật Giáo Đại Thừa. Tên quen thuộc bằng tiếng Việt của bản kinh này là "Kinh Từ Bi"
(Xem: 15152)
Câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” không chỉ là yếu chỉ tu hành của những người tu Phật mà còn có công năng chuyển hóa những tâm hồn bi quan, khổ đau trong cuộc đời, giúp họ sống tỉnh giác và xả ly, tự tin, làm chủ bản thân trước mọi hoàn cảnh sống.
(Xem: 16478)
BÁT NHÃ TÂM KINH (Prajnaparamitahridaya Sùtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát nhã ba la mật (Prajnaparamità).
(Xem: 12092)
Bát-nhã là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Trung-hoa có nghĩa là trí-huệ, tiếng Việt-nam mình cũng giữ chữ đó là trí-huệ.
(Xem: 11354)
Giáo lý Tứ diệu đế với bốn chân lý vượt lên trên mọi tác động của điều kiện bên ngoài, bàn về bản chất của kiếp nhân sinh và khả năng vượt thắng mọi nỗi khổ niềm đau của con người đã trở thành động lựcniềm tin của nhân loại.
(Xem: 14112)
Đại Thừa Khởi Tín Luận - Con đường đưa đến giác ngộ, Tác Giả: Mã Minh - Dịch & Giải: Chân Hiền Tâm.
(Xem: 19496)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 14035)
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng. Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
(Xem: 24374)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 10573)
Kinh 42 Bài là dịch từ chữ Hán Tứ Thập Nhị Chương. Kinh nầy có nhiều bản chữ Hán. Bản lưu hành cho đến gần đây, theo sự ước đoán của Hòa Thượng Trí Quang
(Xem: 12368)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant