Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 9: Trí Tuệ

02 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 11880)
Chương 9: Trí Tuệ

Chương Chín
Trí Tuệ

( Suốt chương này, những câu " trong ngoặc kép ” là luận điệu những học thuyết trong và ngoài Phật giáo phản bác hoặc chất vấn Trung quán . Tiếp theotrả lời của luận chủ theo lập trường Trung quán . Xem phần dịch văn xuôi để rõ chi tiết ) .

1. 

Bao điều Phật dạy kể trên .
Cốt làm trí tuệ phát sinh nơi lòng .

Muốn ra khỏi biển trầm luân ,
Cần sinh tuệ giác Tính không sáng ngời .

2. 

Lẽ phải đời gọi là tục đế ,
Thắng nghĩachân lý siêu phàm .
Không do phân biệt nơi tâm ,
Còn phân biệt vẫn trong vòng trầm luân .

3. 

Thế gian những kẻ ngu phàm ,
quan điểm khác với hàng thiền gia .
Những gì tục đế nói ra , 
Bị hành giả phái Du già bác ngay .

4a.

Thiền gia cũng khác nhau tuệ lực ,
Càng lên cao thấy bực dưới sai .
Như màn ảo thuật hiển bày 
Thế tình như huyễn với người tu tâm .

4b. 

Nếu ai hỏi vị ấy rằng ,
“ Đã như huyễn hóa thì cần tu chi ” . 
Muốn thành Phật quả chân như ,
Nên dùng huyễn pháp đi tu ấy mà .

5. 

Việc gì cũng xem là có thật ,
Người thế gian phân biệt linh tinh .
Thiền gia xem tợ huyễn hình ,
Đây là đầu mối luận tranh hai nhà .

6. 

Cảnh gì hiện trước mắt ta ,
Làm nên tục đế, gọi là giả danh .
Chỉ do điên đảo mà thành ,
Như dơ bảo sạch không nên tin vào .

7a. 

Muốn dẫn đạo cho người thế tục ,
Phật dạy rằng các pháp vô thường .
Thật thì các pháp vốn không ,
Có đâu để diệt trong từng sát na .

7b. 

Vậy nên hiểu vô thường tục đế ,
Không phải là thắng nghĩa sâu xa .
“ Nói tồn tại chỉ sát na ,
Phải chăng cũng trái tục gia lối nhìn ” .

8a. 

Không lầm cái thấy nhà thiền ,
Cho rằng các pháp chỉ bền sát na .
Chấp thường thế tục vốn ưa ,
Lối nhìn thiền giả tạm là thật chân .

8b. 

Cũng như cái thấy thân bất tịnh ,
Với người đời nhất định trái tai .
Nhưng mà nó vẫn không sai ,
Vậy nên chưa chắc ngược đời phi chân .

9a. 

“ Nếu vạn pháp đã là không thực ,
Thì cúng dường công đức nào sinh ” . 
Phật như huyễn đức huyễn sanh ,
Cũng như Phật thật đức thành thật chân .

9b.

 “ Nếu là như huyễn chúng sinh ,
Vậy sau khi chết tái sanh thế nào ” .

10a.

 Huyễn duyên còn tụ bao lâu ,
Huyễn hình vẫn cứ thi nhau diễn tuồng .

10b. 

Như ảo thuật hữu tình không khác ,
Đều khởi lên do các duyên sinh .
Đâu vì yếu tố thời gian ,
Lâu dài tương đốithành thật chân ? .

11. 

Khi người huyễn sát sinh, bố thí ,
vô tâm chẳng tội phước chi .
Chúng sinh với huyễn tâm kia ,
Sanh như huyễn tội như là huyễn công .

12. 

Chú thuật không thể sinh tâm huyễn ,
Tâm không từ huyễn thuật sinh ra .
Nhân duyên đủ thứ hợp hòa ,
Phát sinh các dạng vật và chúng sinh .

13. 

Không bao giờ có một nhân ,
Sinh ra tất cả mọi thành quả kia .
“ Nếu cho vạn pháp chân như ,
Chỉ trên tục đế bày ra luân hồi ” .

14. 

“ Phật còn có thể luân hồi ,
Thì Bồ tát hạnh còn ai tu hành ” . 
Huyễn duyên nếu vẫn vận hành ,
Huyễn hình không diệt hữu tình theo đây .

15. 

Phật đã chấm dứt duyên sinh tử ,
Nên dù trên tục đế không sinh .
“ Nếu cho vọng thức không thành ,
Lấy gì duyên với cảnh tình huyễn hư ” .

16. 

Theo ông ngoại cảnh huyễn hư ,
Thì đâu còn có cảnh gì để duyên .
“ Cảnh kia do thức mà nên ,
Thức này ngó lại cảnh mình biến ra ” .

17. 

Nếu huyễn cảnh chính là tâm thức ,
Thì lấy gì thấy được cái chi .
Phật Như lai đấng chở che ,
Dạy rằng tâm chẳng bao giờ thấy tâm .

18. 

Như gươm không tự cắt mình ,
Tâm không thể tự thấy mình được đâu .
Ví như ánh sáng đèn dầu ,
Tự mình chiếu sáng, tâm nào khác chi ” .

19a. 

Ánh sáng chẳng phải đâu tự chiếu ,
Và tối không thể hiểu tự che .
( Vì khi đèn chiếu vật kia ,
Nó không từng bị bóng gì che lên ) .

19b. 

Trả lời : Ví dụ gương xanh ,
Khi gương chiếu một vật xanh hiện hình ,
Nhưng còn ánh ngọc màu xanh ,
Thì không nương những bóng hình nọ kia ” .

20a. 

“ Cũng tương tự có hai loại thức ,
Có và không nương các vật ngoài ” .
Bác rằng : Ví dụ ấy sai ,
Xanh lưu ly ví tâm soi chiếu mình .

20b. 

lưu ly tự tính xanh ,
Không do duyên khác để thành màu kia . 

21a. 

Chính vì có thức liễu tri ,
Nên hay biết được đèn thì chiếu soi .

21b. 

Nhưng cái thức tự soi chính nó ,
Thì do đâu sáng tỏ điều này .
Vì theo trong thắng nghĩa đây ,
Tự - tha thức chẳng mảy may thực nào .

22. 

Không tâm nào để ngắm tâm ,
Nên dù tự chiếu hay không bất thành .
Khác nào nói gái vô sinh ,
Có con đẹp xấu đâu thành nghĩa chi .

23. 

Nếu khôngtự chứng phần ,
Làm sao nhớ được những tâm qua rồi ” . 
Do tương quan với cảnh ngoài ,
Mà tâm nhớ lại lần hồi xưa sau .

23b. 

Như con gấu nhức đau mình mẩy ,
Khi giật mình tỉnh dậy đầu xuân .
Suy ra biết chuột cắn nhầm ,
Trong khi an giấc suốt trong đông dài .

24. 

“ Như người biết được tha tâm ,
Cho nên cũng biết tự tâm của mình ” .
Có người mắt được bùa linh ,
Cái gì cũng thấy mắt mình thì không .

25. 

“ Nếu tự tha thức không lập được ,
Thì kiến văn tri giác đều không ” . .
Những gì thấy biết nghe trông ,
Không nên chấp thực nguyên nhân khổ sầu .

26.

 “ Huyễn duyên không ở ngoài tâm ,
Cũng không là một với dòng tâm kia ” . 
Làm sao có một pháp chi ,
Không ngoài tâm cũng lại vừa phi tâm .

27. 

Theo Duy thức cảnh ngoài phi thực ,
Trung quán cho tâm thức huyễn hư .
Luân hồi nương thật tâm tư,
Nếu không tất cả đồng là hư vô ” .

28. 

Nếu sinh tử phải nương thật pháp ,
Thì làm sao có tác dụng chi .
Tâm thành đơn độc không hai ,
Vì không có những pháp ngoài trợ duyên .

29. 

Nếu tâm lìa cảnh tự tồn ,
Chúng sinh tất cả cũng đồng Như lai. .
Vậy thì Duy thức tông kia ,
Cuối cùng đâu có ích chi lập thành .

30. 

“ Dù biết vạn phápnhư huyễn ,
Dứt làm sao tham luyến si sân .
Như phù thủy tạo mỹ nhân ,
Rồi sinh say đắm cô nàng thì sao ” .

31. 

Huyễn sư đối những gì thấy biết ,
Chưa bao giờ tận diệt tham sân .
Đã quen nhận giả làm chân ,
Nên khi thấy huyễn mỹ nhân phát thèm .

32. 

Nhờ quen tu tập Tánh không ,
Không xem các pháp thật chân chút nào .
Bản thân Không tánh có đâu ,
Cuối cùng đoạn nốt cả bầu chấp không .

33. 

Không thấy có pháp nào chắc thực ,
Thực hữu không còn được đặt ra .
Thì Không chẳng bận tâm ta ,
Như con thạch nữ đâu mà chết đi .

34. 

Khi không - có hết khởi lên ,
Trong tâm vắng lặng một miền bao la .
Không còn duyên pháp gần, xa ,
Chứng nên cảnh giới rất là tịch nhiên .

35. 

Như ngọc ma ni và cây ước ,
vô tâm thỏa được ước mong .
Sắc thân Phật hiện nhân gian ,
Do bồ tát nguyện cùng tâm hữu tình .

36. 

Như Kim sí điểu tháp linh ,
Vẫn còn năng lực chữa lành vết thương .
Nhờ linh chú bà la môn ,
Gia trì lên đấy thuở còn xa xưa .

37. 

Cũng như thế do Bồ tát hạnh ,
Vô lượng thời tạo pháp thân thiêng .
Nên dù Phật đã tịch viên ,
Vẫn còn lợi lạc vô biên hữu tình .

38. 

Cúng dường tháp Phật vô tình .
Thì sao có được chút thành quả chi ” . 
Phật dù nhập diệt hay chưa ,
Cúng dường công đức chẳng hề khác nhau .

39. 

Trên tục đế hay theo thắng nghĩa ,
Quả cúng dường một thể như như .
Phật phi thực quả huyễn hư ,
Cúng dường Phật thật quả thì thật chân .

40.

 “ Cần chi phải thấy Tính không ,
Chỉ cần kiến đế thoát vòng trầm luân ” .
Trong kinh Bát nhã dạy rằng ,
Bồ đề muốn chứng phải cần tuệ Không .

41. 

Nếu đại thừa không do Phật thuyết ,
Tiểu thừa kinh sao biết chính tông .
“ Hai ta xác nhận một lòng ” .
Khi ông chưa nhận chắc không đúng nào .

42.

 “ Lại còn hệ phái truyền trao ” ,
Đại thừa cũng vậy khác nào các ông .
Hai nhà xác nhận thành chân ,
Vệ đà ngoại điển cũng cần tin sao .

43. 

Đại thừa kinh bị nhiều tranh cãi ” , 
Kinh tiểu thừa chẳng phải an thân .
Bị bài bác bởi ngoài trong ,
Sao không nhân đấy bác luôn tiểu thừa .

44. 

Nếu kinh nào nhập Ba tàng ,
Các ông thừa nhận lời vàng Thế tôn .
Đại thừa tuyên thuyết chính tông ,
Cũng gồm giới định tuệ đồng như nhau .

45. 

Nếu vì không hiểu sâu Bát nhã ,
Phủ nhận luôn tất cả đại thừa .
Hãy vì kinh giống tiểu thừa ,
Cũng nên xem tất đồng là Phật ngôn .

46. 

“ Nếu là kinh Phật chính tông ,
Đại A la hán sao không tỏ tường ” . 
Kinh này nghĩa lý cao thâm ,
Đâu vì nan giải gạt phăng đại thừa .

47. 

Nói “ Giáo lý dành cho la hán ” , 
Nhưng khó thành nếu chẳng chứng Không .
Khi còn duyên pháp trong tâm ,
Khó mà an trú niết bàn tịnh thanh .

48.

 “ Mặc dù chẳng hiểu Tính không ,
Quán vô thường đủ thoát vòng trần ai ” .
Công năng nghiệp cũ còn hoài ,
Nên la hán vẫn chưa ngoài khổ đau .

49.

 “ A la hán không còn ái thủ ,
Quyết định không còn thọ thân sau ” .
Vô minhbất nhiễm ô ,
Vẫn còn tái diễn lắm trò khổ đau .

50. 

Do duyên cảm thọ ái sanh ,
Vị kia chỉ đoạn hiện hành ái thôi .
Tâm còn chấp thật vài nơi ,
Thọ nằm trong đó luân hồi khó ra .

51. 

Nếu tâm thức lìa xa Không quán ,
Phiền não dù tạm lắng lại sanh ,
( Như khi xuất định vô tâm ) ,
Vậy mong dứt khổ tuệ Không phải tìm .

52. 

Khi thiền quán về chân không ,
Hết tham vui sợ khổ trong luân hồi .
Từ bi trải khắp muôn nơi ,
Ở trong sinh tử độ người đang mê .

53. 

Chớ nên vì không thông nghĩa lý ,
vội vàng bác bẻ Tính không .
Hãy nên như lý tu Không ,
Dứt trừ nghi hoặc thoát vòng trầm luân .

54.

 Tính không phá được tối tăm ,
Do phiền não với mê lầm gây nên .
Muốn mau thành bậc đại hiền ,
Sao không dứt khoát tu liền Tính không .

55. 

“ Quán tính Không làm tôi sợ hãi ” , 
Chấp thật chân mới phải đáng kinh .
Vì do chấp có khổ sinh ,
Thấy Không lắng dịu vô minh não phiền .

56. 

Nếu còn có chút nào thật ngã ,
Tất nhiên còn sợ hãi nọ kia .
Nhưng vì thật chẳng có ta ,
Thì ai ở đấy để mà sợ run .

57. 

Răng tóc móng đều không phải ngã ,
Ngã cũng không là máu huyết, xương .
Không là nước mũi, bọt, đàm ,
Không là thịt nước mật vàng mật xanh .

58. 

Ngã không là phổi hay gan ,
Mồ hôi hay mỡ lại càng không ta .
Không là nội tạng trong da ,
Không là phân tiểu thối tha khó nhìn .

59. 

Thịt da cũng chẳng phải mình ,
Ấm nồng khí lực thật tình không ta .
Trong thân lỗ hổng hà sa ,
Thức tâm sáu loại đều là huyễn hư .

60. 

Nếu thức về âm thanh thường tại ,
Thì lúc nào cũng phải có nghe .
Nhưng khi không đối tượng nghe ,
Làm sao gọi được đấy là thức thanh .

61.

 Nếu không thức tâm mà cũng biết ,
Khúc cây hay phân biệt giác tri .
Nên không đối tượng sở tri ,
Quyết là không có năng tri được nào .

62. 

Nếu bảo khi không thanh, biết sắc .
Sao lại không nghe được âm thanh .
“ Vì thanh lúc ấy chẳng gần ” ,
Thế thì nhĩ thức cũng bằng hư vô .

63. 

Cái tâm biết được âm thanh ,
Chuyển ra biết sắc sao thành thường chân .
“ Như người làm cả cha, con ” ,
Vậy là đối đãi chỉ còn giả danh .

64. 

Như Số luận chủ trương Ba đức ,
Cái làm nên thực chất trường tồn .
Làm sao cha lại là con ,
Đã thường biết sắc chuyển thành biết thanh .

65. 

Nếu cho ví dụ đóng tuồng ,
Thì tâm thức ấy vô thường không chân .
“ Thức tuy khác dạng thể đồng ” ,
Đây điều Số luận chưa tầng nói ra .

66. 

“ Nếu đa dạng trở thành phi thực ,
Các dạng kia thực chất là chi .
Phải là cái ý thức kia ” ,
Chúng sinh như thế đồng thì một tâm .

67. 

Ngã có tâm cùng thần bất động ,
Cũng thành ra một giống trường tồn. .
Những tâm nghe thấy . . . đều lầm ,
Làm sao cái giả cọng đồng thực chân .

68. 

Cái vô tri chỉ như bình nước ,
Thì có đâu thành được ngã thường .
Thức tâm chờ vật mới thành ,
Thì vô tri đã tan tành còn đâu .

69. 

Nếu cái ngã thường hằng bất biến ,
Dính gì tâm chuyển biến li ti .
Ngã là bất biến vô tri ,
Hư không với ngã có gì khác nhau .

70.

 “ Nếu khôngthật ngã nào ,
Luật nhân quả ấy làm sao vận hành .
Con người tạo nghiệp qua nhanh ,
Còn ai chịu quả do mình đã gây ” .

71.

Con người tạo nghiệp đời nay ,
Với người thọ quả tương lai bất đồng .
Tôi cùng công nhận như ông ,
Thì còn chi nữa mà hòng cãi tranh .

71b-72a . 

“ Nhưng với nhân quả trong hiện thế ,
Cùng một căn thân ấy thì sao ” .
Trong nhân chẳng thấy quả nào ,
Cha con cùng lúc không sao sinh thành .

72b. 

“ Thế lời Phật dạy trong kinh ,
Ai làm nấy chịu ông đành bỏ qua .
Muốn ngăn chận kẻ ác tà ,
Đừng quên nhân quả Phật đà dạy răn ” .

73. 

Kỳ thực xét trên phần chân đế ,
Tâm vị lai quá khứ đều không .
Thì đâu có ngã hằng tồn ,
Tâm trong hiện tại diệt vong còn gì .

74. 

Hãy nhìn cây chuối thân kia ,
Lột ra từng bẹ còn gì nữa đâu .
Nếu đem quán tuệ tầm cầu ,
Không sao thấy được ngã nào thật chân .

75. 

“ Nếu hữu tình thật không hiện hữu ,
Khởi bi tâm để cứu kẻ nào ” . 
Do mê si khéo bày trò ,
Giả vờ độ chúng chứng mau bồ đề .

76. 

“ Không người, ai chứng quả đây ” , 
Do tâm si ám đặt bày thế thôi . 
Muốn trừ thống khổ mang vui ,
Bày ra huyễn quả huyễn người tu chân .

77.

 Chỉ nên bỏ mê lầm về ngã ,
Làm tăng thêm tất cả khổ nhân .
Cách trừ ngã chấp tuyệt luân ,
vô ngã quán triệt dần khổ đau .

78a. 

Trước hãy xét cho sâu thân thể ,
Xem cái gì đáng kể là thân .
Dưới từ hai gót bàn chân ,
Đùi và vế chẳng phải thân chút gì .

78b - 79

Bụng lưng cùng ngực với vai ,
Xương sườn, tay, nách, cổ, đầu, ruột gan .
Bao nhiêu phủ tạng bên trong ,
Phần nào tên ấy thân đồng hư vô .

80. 

Nếu thân ở khắp mỗi phần ,
Thì toàn thân ở mỗi phần hay sao .
Còn thân thể thật ở đâu ,
Cái thân riêng chẳng phần nào tương can .

81. 

Nếu toàn thể ở mỗi phần ,
Bao nhiêu bộ phận, phải ngần ấy thân..
Thành ra vô số thể thân ,
Điều này phi lý chẳng cần đắn đo .

82. 

Cái thân không ở ngoài trong ,
Của từng mỗi một thân phần nọ kia .
Mỗi phần thân thể thật gì ,
Làm sao có một thân ly các phần .

83. 

Vậy nên biết cái thân không thật ,
Vì mê mờ các vật trong thân .
Tạo nên tâm chấp thể thân ,
Như lầm đống gạch xếp thành dáng ai .

84. 

Đá kia vẫn bị trông lầm ,
Khi bao điều kiện gây lầm chưa tan .
Khi còn tụ hội nhân duyên ,
Vẫn còn tay mặt giả danh thân người .

85. 

Như thân thể đã không thật có ,
Tay chân kia nào có thật chi .
Khi càng phân tích chẻ chia ,
Chỉ là ngón đốt li ti nhiều phần .

86. 

Chẻ chia đến mức tột cùng ,
Chỉ là những hạt không phần không phương .
Còn đâu tông tích cái thân ,
Dù trông như thật hư không khác gì .

87. 

Ai phân tích kỹ thân này ,
Lại còn tham luyến hình hài huyễn hư .
Thân dường như thể mộng mơ ,
Làm sao phân biệt trẻ già gái trai .

88. 

Kế đến xét khổ này nếu thật ,
Không bao giờ khổ tận cam lai .
Lạc không thực có mảy may ,
Vì khi đang khổ chẳng ai thích gì .

89. 

Nếu cho vì khổ đau cường liệt ,
Nên chẳng còn cảm giác lạc kia .
Nhưng chưa trải nghiệm cái gì ,
Sao thành lạc thọ được vì vô can .

90. 

“ Trong đại lạc khổ phần vi tế ,
Khổ nhỏ này cũng kể loại vui ” .
Cần chi phân tích lôi thôi ,
Có đâu cảm thọ đồng thời cả hai .

91. 

Nói “ Không khổ thọ hiện bày ,
Nơi tâm của một con người đang vui ” .
Đây là chấp trước lầm sai ,
Cái chưa hiển hiện sao bày đặt tên .

92. 

Vậy phải nên tu liền quán tuệ ,
Thấy Tính không đối trị sai lầm .
Không gì hiện hữu thật chân ,
Đây là mảnh đất dưỡng sanh nhà thiền .

93. 

Nếu có giữa căn trần khoảng cách ,
Thì làm sao có xúc sinh ra .
Nếu căn trần cũng một nhà ,
Cả hai là một ai mà gặp ai .

94. 

Hạt căn và hạt thuộc trần ,
Bằng nhau nên chẳng thể nằm trong nhau .
Không vào nhau chẳng gặp nhau ,
Đã không gặp gỡ còn đâu xúc gì .

95. 

Nếu cho chúng gặp nhau một phía ,
Tức thành ra hạt có nhiều phương .
Thì còn đâu hạt vi trần ,
Vốn là nhỏ nhất không phân được nào .

96. 

Với thức vô sắc kia cũng vậy ,
xúc trần vô lý lắm thay .
Nếu căn trần thức sum vầy ,
Phát sinh nhận biết thể nầy không chân .

97. 

Như trên xúc ấy làm nhân ,
Đã là không thực, thọ chân thật gì .
Nhọc công cầu lạc mà chi ,
Khổ nào tổn hại ai kia được nào .

98. 

Tìm tông tích không người cảm thọ ,
Lại không luôn cảm thọ khổ, vui .
Khi đà thấy được đến nơi ,
Quả kia là ái diệt ngay tức thì .

99. 

Những gì ta thấy hoặc sờ ,
Đều không có thực, mộng mơ huyễn hình .
Tâm sinh cảm thọ liền sinh ,
Nên tâm thọ chẳng tách riêng được nào .

100. 

Có thể nhớ thọ gì về trước ,
Hoặc cầu mong cảm giác về sau .
Bản thân kinh nghiệm có đâu ,
Một đầu đã quá một đầu chưa sinh .

101.

 Người cảm thọ đã không có thật ,
Nên thọ này cũng chẳng thật đâu .
Cớ sao huyễn hóa mặc dầu ,
Làm cho điêu đứng cả bầu thân tâm .

102. 

Ý thức không ở nơi căn ,
Cũng không nơi vật hay miền trung gian. .
Đã không ngoài cũng không trong ,
Hoặc nơi nào khác đều không thể thành .

103. 

Không phải thân, cùng thân không khác ,
Không hiệp thân chẳng tách rời thân .
Hoàn toàn không chút thật chân ,
Chúng sinh tánh vốn niết bàn từ xưa .

104. 

Nếu lìa cảnh vẫn còn có thức ,
Thì thức nương theo vật gì sanh .
Cả hai thức, cảnh đồng sanh ,
Thì sao thức ấy phải cần gặp duyên .

105a. 

Nếu thức xuất hiện sau đối tượng ,
Duyên cảnh gì để có thức sinh .
Vì khi thức ấy khởi lên ,
Tượng kia đã diệt thức thành trơ vơ .

105b-106a . 

Vậy nên không thể cho rằng ,
“ Sự sinh các pháp thật chân chút nào ” .
Nếu khôngtục đế đâu ,
Làm sao kiến lập hai đầu tục chân .

106b. 

“ Nếu tục đế lập vì kẻ khác ,
Đang mê lầm các pháp thật chân .
Thì làm sao để chúng sanh .
Từ đau khổ đến niết bàn an vui ” .
Dù cho có một số người ,
kinh nghiệm được niềm vui niết bàn .
Thì không khỏi kẻ nghi nan 
Vẫn còn tương đối trong vòng diệt sinh” .
Thật là có sự Vô sinh ,
Vì không liễu đạt, cho thành ngoa ngôn .
Nhưng không vì kẻ mê lầm ,
Niết bàn chân thật trở thành hư vô .

107. 

Phân biệt ấy do người chưa thoát ,
Khi ngộ rằng các pháp phi chân .
Thì đây đích thực niết bàn ,
Không còn kiến lập tục chân làm gì .

108a. 

“ Tâm phân biệt cùng là đối tượng ,
Đều tương quan vay mượn lẫn nhau .
Cảnh kia nếu chẳng thật đâu ,
Cái tâm quán sát truy cầu thật chăng ” .

108b. 

Đây là tục đế thế gian ,
Đúng theo chân đế tâm không thật gì .

109. 

Khi Không tính đã tìm ra ,
Không cần tâm nữa xét tra tâm này .

110. 

Đối tượng tâm hiển bày chẳng thật ,
Thì tâm kia mất chỗ náu nương .
Cảnh không tâm cũng không sanh ,
Chính là tự tính niết bàn an vui .

111. 

Thuyết cho rằng cảnh tâm đều thật ,
Lập luận này xét thật khó tin .
Cảnh kia do thức mà nên ,
Thức này thành lập do duyên cái gì .

112.

 Thức mà do cảnh lập ra ,
Cảnh thì ai lập thế là vần quanh .
Cảnh tâm đối đãi mà nên ,
Cả hai cần biết chẳng chân thật gì .

113. 

Không con đâu gọi là cha ,
Không cha con ấy vậy là ai sinh .
Cha con đối đãi mà nên ,
Cũng như tâm cảnh chẳng thành thật chân .

114. 

“ Như mầm từ hạt giống sanh ,
Do mầm biết có hạt nằm dưới kia .
Do tâm từ cảnh sinh ra ,
Mà ta biết được cảnh kia thật tồn ” .

115. 

Do tâm khác với hạt mầm ,
Cho nên biết hạt từ mầm nọ kia .
Nhưng khi nhận thức cảnh gì ,
Thì do đâu biết có tâm thức này .

116.

 “ Mọi sự không do gì sanh cả ” , 
Nhưng thế gian thấy có nhân sinh .
Như là rễ - cọng - hoa sen ,
Có ra do những nhân duyên hợp thành .

117. 

“ Do gì sinh sai biệt nhân ” ,
Ấy do nhân trước không từng giống nhau.
“ Từ nhân sao có quả sinh ” ,
Đấy do năng lực vận hành từ xưa .

118. 

“ Trời Tự tại sinh ra tất cả ” ,
Xin hỏi ông trời đó là chi .
“ Ngài là đất , nước , hư không ” , 
Chỉ là tứ đại chứ thần thánh chi .

119. 

Đất nước vốn vô thường nhiều thứ ,
Bị dẫm lên dơ uế không thiêng .
Không sao gọi được thần linh ,
Đặt tên là Tự tại thiên thêm rầu .

120. 

Hư không cũng chẳng là Tự tại ,
Ngã cũng không tự tại chút nào .
“ Khó tư nghì về đấng tối cao ” , 
Thế thì nói đến ông đâu ích gì .

121a. 

“ Những gì trời ấy sản sinh ,
Cái ta , đại chủng bản thân của ngài ” . 
Đã xem trường cửu trước đây ,
Sao giờ nói những thứ này được sinh .

121b. 

Trời cũng không thể sanh tâm thức ,
Duyên cảnh mà các thức liền sanh .

122a-122b

Và do tích thiện ác hành ,
Từ vô thủy kiếp nay thành thức tâm .
Nếu nhân đã là không khởi thủy ,
Quả sao mà khởi thủy được sinh .

123a-123b

Sao không sáng tạo liên miên ,
Đã là Tự tại không duyên pháp nào .
“ Quả liên tục không phát sinh .
Nhân tuy trường cửu sinh cần có duyên ” .
Đã là đấng Tự tại thiên ,
Tất nhiên không thể cần duyên tác thành .

124. 

Nếu nhiều duyên họp sinh ra quả ,
Thì duyên kia chính đã là nhân .
Các duyên nhóm họp thì sanh ,
Không duyên tụ hội bất thành vật chi .

125. 

Nếu quả sinh không do thiên dục ,
Tức là do năng lực khác sanh .
Nếu do trời muốn mới thành ,
Tức trời còn thuộc ý hành đổi thay .

126. 

Thắng luận nói hạt nhân trường cửu ,
Đã bác không thực hữu vi trần. .
Luận sư Số luận chấp rằng ,
Chúng sinh do một thường hằng chủ ông .

127. 

“ Lạc, ưu và ám bình quân ,
Là ba tánh đức chủ nhân trị vì .
Quân bình ba tánh lung lay ,
Tạo nên vũ trụ muôn loài chúng sinh ” .

128. 

Ba tính bất đồng trong một thể .
Chủ trương này phi lý lắm thay ,
Dù cho có những tính này ,
Mỗi nguyên tố phải trưng bày thành ba .

129. 

Nếu không ba tính làm nhân ,
Quả là thanh sắc chẳng từng thực chi .
Lại như vật chất vải y ,
Vô tâm nên cũng không gì lạc, ưu .

130 a.

 “ Y phục có tính như ba đức ,
Vì sinh ra lạc thọ vân vân ” .
Như trên phân biệt rõ rành ,
Không gì thật hữu: thể thân , áo quần .

130b.

 Lại theo Số luận chủ trương ,
Do nhân ba đức phát sanh áo quần .
Nhưng nhân gian cũng thấy rằng ,
Khổ vui sanh vải thật không đúng nào .

131. 

Nếu vải mà sanh ra lạc khổ ,
Không vải thì lạc khổ không sanh .
Cho nên nói lạc thường hằng ,
Tuyệt nhiên không phải thật chân chút nào .

132. 

Lạc ( ba tính ) nếu là hằng có ,
Sao không vui khi khổ phát sinh .
“ Vì khi ấy lạc tế tinh ” , 
Khi thô khi tế sao thành thường nhân .

133. 

Vậy ba tính ấy vô thường ,
Khi vầy khi khác luôn luôn đổi dời .
Sao không thừa nhận do đây ,
Hữu vi tất cả pháp này biến thiên .

134. 

Lạc đã có khi thô khi tế ,
Hiển nhiên là lạc ấy vô thường .
Trong nhân đã chẳng có chi ,
Tuyệt nhiên đâu có quả gì được sinh .

135.

Dù ông có chấp nhận rằng ,
“ Quả tuy chẳng hiện ẩn tàng trong nhân ” .
Quả mà sẵn trú trong nhân ,
Ăn vào thực phẩm cũng đồng ăn dơ .

136 a. 

Lại sao ông chẳng mua bông vải ,
Thay vì mua vải dệt thành y .
Thế gian vì vẫn còn mê ,
Nên không thấy những vật kia thể đồng ” .

136b. 

Nhưng tông chủ Số luận tông ,
Cũng mang y phục từ bông vải thành .

137a. 

Quả mà hiện hữu trong nhân ,
Thì sao người tục chẳng đồng tôn sư 

137b. 

“ Kẻ phàm tục khi chưa đắc quả ,
Kiến thức chưa có giá trị gì ” .
Những gì do họ thấy ra ,
Vậy thì cũng chẳng phải là chính chân .

138. 

“ Mọi tri thức đều sai lầm ,
Thì Không tính ấy chẳng lầm hay sao. ,
Đương nhiên nó chẳng thật nào ,
Không chân thật ích gì đâu tu hành ” .

139. 

Khi chưa thấy sai lầm chấp thật ,
Thì tính không phi thực khó bàn .
Nhưng khi vừa thấy giả không ,
Cái tâm biết huyễn chẳng cần nữa chi .

140. 

Như người nằm mộng chết con ,
Nhớ ra vốn chẳng có con cái gì .
Giả tâm biết phi hữu này ,
Khử trừ được ý tưởng về hữu kia .

141. 

Khi phân tích để làm sáng tỏ ,
Không vật gì không có nguyên nhân .
Không hề có độc một nhân ,
Hay là tập hợp các nhân khởi đầu.

142. 

Mọi pháp không do từ đâu đến ,
Không trú và diệt chẳng đi đâu .
Do tâm mê chấp nặng sâu ,
Thấy ra có thật mặc dầu huyễn hư .

143. 

Hãy tra xét dần ra manh mối ,
Sự vật do duyên hội mà thành .
Cùng bao cảnh vật huyễn sanh ,
Chúng từ đâu đến thực tình đi đâu .

144. 

Nhân duyên tu hội hiện hình ,
Nhân duyên tan rã thấy hình chi đâu .
Đời hư huyễn tợ chiêm bao ,
Cảnh duyên sinh ấy khác nào bóng gương .

145. 

Nếu cho các pháp là thật có ,
Còn cần chi tìm rõ nguyên nhân .
Nhược bằng các pháp vốn không ,
Nhọc công tìm kiếm nguyên nhân làm gì .

146. 

Dù do ức vạn nguyên nhân ,
Hữu không thể biến từ không được nào .
Vô đà không thể thành chi ,
Mất vô chẳng thể lấy gì hữu sinh .

147. 

Nếu vào lúc vô, không có hữu ,
Thì lúc nào hữu mới có nên .
Khi mà cái hữu chưa sinh ,
Đương nhiên chưa thoát khỏi vành hư vô .

148. 

Khi chưa tách khỏi hư vô ,
Hữu không thể có thời cơ hiện hình .
Cũng không thể trở thành vô ,
Hóa ra vừa hữu vừa vô một mình .

149. 

Thế nên tánh diệt bất thành ,
Tánh sinh cũng chẳng có thành được đâu. .
Chúng sinh ngay tự buổi đầu ,
Chẳng ai có diệt ai nào sinh ra .

150. 

Chúng sinh có hiện dù sao ,
Chỉ như cây chuối chiêm bao mơ màng .
Nên sinh tử với niết bàn ,
Cũng đồng một thể bước đường không hai .

151. 

Trong lý tánh xưa nay không vật ,
Thì có chi để được, mất đâu .
Có ai cung kính cúi đầu ,
Có ai khinh miệt ai đâu mà bàn .

152. 

Từ đâu vui khổ sinh ra ,
Có chi để khổ, chi mà vui chăng .
Tìm đâu cho thấy được rằng ,
Ai người tham ái ái tham cái gì .

153. 

Xét sâu trên thế giới này ,
Có ai sắp chết ai đang sinh thành .
Đã sanh và sẽ thọ sanh ,
Thật đâu thân hữu gia đình bà con .

154. 

Hỡi những ai tra tầm sự thật ,
Nhận cho rằng muôn vật huyễn hư .
Chỉ vì ham muốn riêng tư ,
Mãi hoài tranh chấp ghét thù thương thân .

155. 

Vì mưu hạnh phúc bản thân ,
Phát sinh lo lắng đấu tranh nhọc nhằn .
Có khi cốt nhục tương tàn ,
Gieo nhân ác chịu trăm ngàn khổ đau .

156. 

Dù gặp được sang giàu lạc thú ,
Chết rơi vào đọa xứ gian nan .

157. 

Trong ba cõi thực bất an ,
Bị nhiều trói buộc lẽ chân khó tìm .

158. 

Trải bao xiết vô vàn thống thổ ,
Lực thiện hành thì quá nhỏ nhoi .
Thời gian thấm thoắt như thoi ,
Thoáng qua già chết mất toi kiếp người .

159. 

Chỉ vì lo giữ mạng này ,
Chịu bao đói khát đọa đày tấm thân .
Một đời lo chuyện ngủ ăn ,
Bị người tác hại ác nhân bạn bầu .

160. 

Một đời vô nghĩa chóng qua ,
Không từng thấy vạn phápTính không. .
Đời nay có cách gì chăng ,
Diệt trừ tán loạn trong tâm ý này .

161. 

Thế lực của quỷ ma rất mạnh ,
Khiến sa vào bất hạnh lớn lao .
Đường tà nẻo ác dấn sâu ,
Đâu là chính đạo không sao tỏ tường .

62. 

Khó thay được lại thân người ,
Khó thay gặp Phật ra đời độ sanh .
Khó thay đoạn dứt vô minh ,
Thương thay thống khổ liên miên hữu tình.

163. 

Mây trôi bèo giạt lênh đênh ,
Ngu si chẳng ý thức mình khổ đau .

164. 

Kẻ thì nước lửa lao đầu ,
Hành thân hoại thể tự kiêu hạnh tà .

165. 

Sống như chẳng bao giờ già chết ,
Theo sắc thanh mê mệt đảo điên .
Tử thần đoạt mạng trước tiên ,
Sau còn ác đạo triền miên đọa đày .

166. 

Bao giờ phước như mây tích tụ ,
Giáng cơn mưa pháp vũ cam lồ .
Lửa hừng phiền não tan mau ,
Chúng sinh an lạc đạo mầu chứng nên .

167. 

Bao giờ tâm được rỗng rang ,
Hằng duyên Không tính, không duyên pháp nào .
Chúng sinh chấp hữu sầu đau ,
Tính không diệu pháp giải bao khổ nàn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19841)
Chân lý tự chứng (bản thân của Thực Tại) thì không phải một, không phải hai (bất nhị). Do năng lực tự chứng này mà (Thực Tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác...
(Xem: 28951)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 20682)
Chính tínniềm tin chân chính, chính xác, là sự tin hiểu chính thống, là sự tin tưởnghành trì ngay thẳng, là sự tin tưởng và nương tựa đúng đắn.
(Xem: 19416)
Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng ( equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối với tất cả hữu - tình...
(Xem: 30484)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 36417)
Hòa Thượng Tịnh Không, chủ giảng những bài pháp thoại của tập sách này, hiện nay là một danh tăng của Phật giáo thế giới, người có công làm phát triển Phật giáo phương Tây...
(Xem: 33205)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35540)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 20967)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết họcthi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nởẤn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
(Xem: 21911)
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo.
(Xem: 25252)
Các Phật tử, Bồ Tát ban sơ phát Bồ Đề tâm, ví như biển lớn lúc ban đầu từ từ sinh khởi, phải hiểu đó là chỗ chứa cho các châu báu như ý giá trị từ hạ trung thượng cho đến vô giá...
(Xem: 25786)
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 31238)
Đức Phật gọi là bực người tự nhiên, đem Nhất-Thiết-Chủng-Trí biết tất cả tự-tướng của các pháp sai khác; lìa tất cả điều chẳng lành; nhóm tất cả đìều lành; thường cầu lợi-ích cho tất cả chúng sinh, nên gọi là Phật.
(Xem: 18552)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
(Xem: 25134)
Trí Khải (538-597), một trong những triết gia vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa, đã đưa ra một cái nhìn quảng bác phi thường đối với pháp Phật với thiên tài của một môn đồ thành tín trên đường Đạo.
(Xem: 23762)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN...
(Xem: 28925)
"Học Phật Quần Nghi" là quyển sách giải thích những vấn đề nghi vấn của những người học Phật và tu Phật, chủ yếu là của Phật tử tại gia.
(Xem: 20854)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này?
(Xem: 31444)
Đức Phật ra đời và thuyết pháp “vì hạnh phúcan lạc cho số đông”. Những lời dạy của Ngài cho con người chỉ nhắm vào hai mục tiêu chính: khổ và diệt khổ.
(Xem: 25544)
Phương pháp tu tập thì nhiều, nhưng cốt yếu không ra ngoài Chỉ quán. Có Chỉ mới uốn dẹp được mê lầm, phiền não, có Quán mới nhận rõ pháp tánh chân như.
(Xem: 29719)
Bài pháp này căn cứ vào bản kinh Satta Sutta trong Saṃyutta Nikāya. Nhân dịp Tỳ Khưu Rādha hỏi Đức Phật về nghĩa chữ Satta (chúng sanh).
(Xem: 22513)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
(Xem: 25708)
Ðạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật...
(Xem: 23268)
Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma - pundarika - sùtra), thường được gọi là kinh Liên Hoa (1) là kinh tuyệt diệu nhất.
(Xem: 25733)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khíđạo Phật đã thổi vào...
(Xem: 23717)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
(Xem: 40597)
Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ, và Ðại Thừa – cỗ xe lớn tuy xuất phát từ hai nhánh của Tiểu thừa là Ðại chúng bộ và Nhất thiết hữu bộ, có một số đặc tính khác nhau.
(Xem: 23346)
Chúng ta vui mừng và tự hào rằng, Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đứcvăn hóa quý báu của dân tộc.
(Xem: 22442)
Tập cẩm nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh...
(Xem: 22088)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
(Xem: 23500)
Khi chúng ta hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác ngộ (tâm bồ đề) nhằm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
(Xem: 16957)
Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu?
(Xem: 23282)
“Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh...
(Xem: 24303)
Đề kinh Kim cang gồm hai phần. Tên tiếng Phạn là Vajrachedikā Prajñāpāramitā, trong đó phần đầu là tính từ phẩm định cho từ theo sau.
(Xem: 41091)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 18975)
Muni có nghĩa là một bậc tiên nhân, một bậc thánh nhân, một bậc hiền giả sống một mình trong rừng. Trong kinh Vệ Đà chữ muni tương đương với chữ rishi.
(Xem: 20472)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 27720)
Ðức Phật là một nhà cách mạng, ngài đã không thỏa mãn với những giáo điều cổ truyền bà la môn nên đã tự mình tìm ra một Ðạo lý mới.
(Xem: 38112)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 34060)
Tiểu Bộ Kinh - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(Xem: 36784)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 23991)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 29174)
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế-tôn, châu du giáo hóa các nước đến thành Quảng-nghiêm, ở nghỉ dưới cây Nhạc-âm, cùng với tám ngàn vị đại tỳ-kheo...
(Xem: 60130)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27600)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68719)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 24509)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
(Xem: 24474)
Quyển Kinh Viên Giác tôi giảng khá lâu rồi, nay được Tăng Ni chép lại trình lên tôi duyệt qua. Ðọc lại quyển Kinh Viên Giác, tôi thấy đây là con mắt của người tu Thiền.
(Xem: 22684)
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền tông, bởi vì cốt tủy Thiền tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ.
(Xem: 26349)
Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sản xuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ-xoa.
(Xem: 26522)
Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán.
(Xem: 20815)
Lư hương xạ nhiệt, Pháp-giới mông huân. Chư Phật hải hội tất diêu văn, Tùy xứ kiết tường vân
(Xem: 20047)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 27547)
Làm người Phật tử ở đời Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên Tám điều giác ngộ kinh truyền Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành
(Xem: 46412)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 53572)
Kinh Pháp Hoabộ kinh Đại thừa được nhiều dịch giả phiên dịch, được nhiều học giả nghiên cứu chú giải, lại được lưu truyền sâu trong giới trí thức...
(Xem: 23594)
Con người bình thường không thể nào so sánh được với bậc Bồ Tát; chỉ có những kẻ phi thường xuất chúng mới tiến lên gần gũi đôi chút với trí huệ Bồ Tát.
(Xem: 21082)
Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và Phật giáo Ðại thừa.
(Xem: 25557)
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki. - Dịch Giả: Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 29247)
VIMALAKĪRTINIRDEŚA - SŪTRA - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant