Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Phẩm 1 Phật Quốc

09 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7700)
Phẩm 1 Phật Quốc

LƯỢC GIẢI KINH DUY MA
Thượng Tọa Thích Trí Quảng
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành PL. 2535 – 1999


PHẨM 1. PHẬT QUỐC

I. LƯỢC VĂN KINH 

Tôi nghe như vầy một thuở nọ Đức Phật ở thành Tỳ Da Ly, nơi vườn Yêm La cùng 8.000 Tỳ kheo, 32.000 Bồ tát như Quán Thế AÂm, Đắc Đại Thế, Văn Thù Sư Lợi, Di Lặc, Đẳng Quán, Quang Nghiêm, Bảo Tích, Thường Tinh Tấn, Bất Hưu Tức, v.v... Thi Khí Đại Phạm và 10.000 Phạm Thiên, Đế Thích và 10.000 chư Thiên tùy tùng cùng bát bộ chúng : Long thần, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, đều đến pháp hội.

 Phật đang nói pháp cho đại chúng, con của trưởng giả Bảo Tích và 500 thiếu niên đến đảnh lễ, dâng lọng báu cúng Phật. Do oai lực của Phật khiến 500 lọng báu ấy họp thành một cây lọng trùm khắp cõi tam thiên đại thiên thế giới. Tất cả núi, biển, sông, suối, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, cung điện của các vị thần và chư Phật đang nói pháp trong mười phương đều xuất hiện trong lọng ấy.

Đại chúng thấy thần lực của Phật đều khen ngợi và Bảo Tích cũng đọc kệ tán thán : “Bạch Thế Tôn, 500 thiếu niên cùng đi với con đều phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác, nguyện muốn nghe cõi Phật thanh tịnh. Cúi mong Thế Tôn dạy hạnh Bồ tát để chúng con được Tịnh độ của Phật”.

 Phật dạy rằng tất cả chúng sanhcõi Phật của Bồ tát, ví như muốn xây dựng nhà phải xây từ mặt đất, không thể xây giữa hư không. Trực tâm, thâm tâm, bồ đề tâmTịnh độ Bồ Tát, sáu pháp ba la mật, bốn vô lượng tâm, bốn pháp nhiếp, 37 trợ đạo phẩm, mười điều lành v.v... đều là Tịnh độ của Bồ tát. Bồ tát muốn được cõi Phật thanh tịnh nên làm cho tâm thanh tịnh, tùy theo tâm thanh tịnhcõi Phật được thanh tịnh.

 Xá Lợi Phất nghĩ rằng tâm của Phật thanh tịnh, tại sao cõi Ta bà của Ngài toàn là hầm hố, gai chông nhơ nhớp thế này.

 Phật biết tâm niệm ấy, liền bảo : “Mặt trời, mặt trăng há không sáng chăng. Tại sao người mù lại không thấy? Cũng thế, chúng sanh do tội chướng, nên không thấy thế giới Như Lai thanh tịnh trang nghiêm”.

 Loa Kế Phạm Thiên trả lời Xá Lợi Phất rằng ông thấy nước của Phật Thích Ca thanh tịnh như cung trời Tự Tại. Khi ấy, Phật ấn ngón chân xuống đất, tức thì cõi tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra trăm ngàn trân bảo trang nghiêm rực rỡ.

Khi Phật hiện ra cõi nước trang nghiêm thanh tịnh, Bảo Tích và 500 thiếu niên đều chứng vô sanh pháp nhẫn, tám vạn bốn ngàn người phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác.

Và khi Phật thâu nhiếp thần lực, cõi nước trở thành như xưa. Chư Thiên được pháp nhãn thanh tịnh, 8.000 Tỳ kheo không còn chấp pháp, tâm được giải thoát.

II. GIẢI THÍCH 

Kinh Đại thừa thường phân ra mười loại hình thế giới gồm sáu thế giới phàm (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A tu la, người, trời) và bốn thế giới của Thánh (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát và Phật). Tuy có mười loại hình thế giới khác nhau, nhưng chúng ta thường qua lại mười thế giới này ngay trong cuộc sống hiện tại; không phải đợi đến chết mới thay đổi thế giới. Một sát na tâm trước ta hoan hỷ là đang ở cõi trời, sát na tâm sau ta đau khổ cùng cực là đang rơi vào địa ngục. Trong từng niệm tâm, chúng ta luôn thay đổi cảnh giới mình sống như vậy. 

Phật dạy tâm con người tùy theo tác động của duyên bên ngoài tạo thành mười loại hình thế giới, hay mười tâm của mười thế giới. Mười tâm này kết hợp với mười cảnh bên ngoài sanh ra 100 pháp và 100 pháp được quan sát qua một vòng thật tướng các pháp gọi là 10 Như Thị, chúng ta có 1000 NHƯ. 1000 NHƯ tương quan với ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai biến thành 1000 x 3 = 3000 pháp.

 Ngài Thiên Thai phát hiện pháp nhất niệm tam thiên, nghĩa là trong một sát na tâm, chúng ta có 3000 loại hình khác nhau. 

Theo Ngài, vì tâm chúng ta quá giao động nên không nhận được điều này. Nếu hành giả trụ định hay được Phật ấn tâm sẽ thấy đủ 3000 mô hình khác nhau trong một niệm tâm. 

Chính vì tâm có khả năng sanh khởi các loại hình thế giới, Phật đưa ra pháp tu kiến tạo Tịnh độ. Đúng như pháp tu hành, thì loại hình đó hiện ra, tương tự như theo họa đồ, việc xây dựng phải thành công

Pháp tu đầu tiên Phật dạy là phương pháp diệt khổ để có Niết bàn. Khi làm theo đúng mô hình Phật đề ra, hành giả đương nhiên đạt quả vị La hán, tạo dựng được loại hình thứ nhất trong thế giới Thánh là Niết bàn của Thanh văn

Trong mười loại thế giới phàm Thánh, thấp nhất là cảnh giới địa ngục và cao nhất là thế giới Phật, một mô hình thế giới lý tưởngchúng ta tu hành đều cố gắng đạt đến.

 Trong thế giới Phật, Ngài cũng vẽ ra cho chúng ta bốn loại thế giới thanh tịnh hay bốn Tịnh độ khác nhau qua bốn bộ kinh Di Đà, Duy Ma, Hoa NghiêmPháp Hoa

Từng chặng đường tu hành, tư cách và khả năng của người nghe pháp thăng tiến đổi mới, cũng như tùy thời tùy chỗ mà Phật thuyết pháp khác nhau. Từ đó, hình thành nên Tịnh độ hay cảnh giới an lành không giống nhau. 

Tu chứng thâm nhập được bốn Tịnh độ nói trên, chúng ta sẽ bước vào Tịnh độ sau cùng do chính ta tạo dựng. 

Vì vậy, có thể hiểu rằng tuy cùng một Tịnh độ, nhưng Phật nương theo trình độ tu chứng khác nhau của chúng hội diễn tả cảnh giới Tịnh độ dưới những dạng thức sai khác.

Khởi đầu, chúng ta có mẫu Tịnh độthế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà. Trên bước đường vân du hóa độ khi đến thành Xá Vệ, Phật được hàng vua chúa cho đến người dân thường hết sức kính nể. Nhất là vua Ba Tư Nặc quá kính trọng Phật và Thánh Tăng, đã ban sắc luật rằng người tu phạm tội gì cũng được miễn tội, kể cả giết người cũng không bị xử tội.

Vì thế, những thành phần xấu ác vì quyền lợixuất gia. Họ len lỏi vào Tăng đoàn và Kỳ Hoàn tịnh xá trở thành nơi tranh chấp phức tạp với sự xuất hiện của sáu nhóm ác Tăng, gọi là lục quần Tỳ kheo

Những vị chân tu không thể chịu đựng chung sống trong môi trường tệ hại như vậy, họ xin Phật đến nơi khác. Ngài mới khuyến khích họ cố gắng nhiếp tâm tu ở thế giới Ta bà, chết sẽ vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đó là thế giới lý tưởng được Phật vẽ ra cho chúng hội hướng tâm đến, để an trú giải thoát, tạm quên đi môi trường tệ ác hiện tại.

Đến lúc tâm chúng hội tạm an định, Phật không muốn họ thỏa mãn với sinh hoạt đơn giản duy nhấtkhất thực, ăn, ngủ. Ngài cũng không muốn họ mãi an trú trong ba pháp : Không, Vô tác, Vô nguyện của hàng A la hán, chẳng muốn làm gì và cũng chẳng mong cầu gì, kể cả mong muốn thành Phật.

 Phật mới tạo điều kiện gợi ý cho chúng Tăng phát triển tâm bồ đề. Gợi ý bằng cách dẫn pháp hội đạo tràng đến thành Tỳ Da Ly, một thành phố văn minh để họ mở rộng tầm nhận thức, có cái nhìn đổi mới.

Ở thành Tỳ Da Ly, Phật giới thiệu cho chúng hội thấy thế giới Phật ở ngay đây, ở trong vườn Yêm La, không phải ở thế giới Tây Phương xa xôi nào như Ngài đã giới thiệu ở thành Xá Vệ

Thế giới Phật hay vườn Yêm La bấy giờ gồm chúng hội đạo tràng đang nghe Phật giảng kinh Duy Ma với 8.000 Tỳ kheo, 32 ngàn Bồ tát, 10 ngàn Phạm Thiên, 12 ngàn chư Thiên tùy tùng Đế Thích, cùng với bát bộ chúng

Với chúng hội đông như vậy, đạo tràng của Phật phải lớn đến bao nhiêu để dung chứa được ? Và Phật phải giảng như thế nào cho các loài hình dáng, tâm tưởng hoàn toàn khác nhau hiểu được ? 

Về mặt tín ngưỡng của tôn giáo, thường chấp nhận hiện tượng này như sự thật theo kiến giải “Phật thuyết nhất âm, chúng sanh tùy loại giải”. Tuy nhiên, về phương diện tư tưởng, chúng ta phải hiểu dưới dạng triết học, mới nắm bắt được lý của kinh này.

Trước hết, đối với tám ngàn Tỳ kheo dự hội, chúng ta hiểu họ là đệ tử tùy tùng Phật để tu học. Từ cao nhất có mười đại đệ tử, cho đến người tầm thường nhất chỉ quét lá hốt phân, mỗi người đều nhận được pháp phần của Phật.

 Tùy trình độ, hoàn cảnh, cuộc sống không giống nhau, mỗi thầy đều nhận được những gì Phật truyền trao và sống với sở đắc riêng, tâm hồn trở thành yên tĩnh. Tâm hồn yên tĩnh của họ tương quan với tâm thanh tịnh của Phật, tạo thành thế giới Phật. 

Trong thế giới Phật nhỏ bé này, các Thanh văn chung sống chỉ thấy có Phật là người giải thoát và các Ngài là Thánh chúng giải thoát. Đó là loại hình thế giới của Tỳ kheo mang tâm cầu đạo, siêng tu ngày đêm hay thế giới của Thanh văn. Các Ngài đến với Phật chỉ nhằm mục tiêu học và tu, quyền lợithế gian gạt bỏ bên kia bờ tường tịnh xá. Các Ngài chinh phục tất cả phiền não nhiễm ô để thành người trong sạch, dự vào dòng Thánh. 

Ngày nay, chúng ta khởi đầu bước theo dấu chân của Thanh văn tu tập, sống trong chúng, trong xã hội. Đối với mọi tranh chấp buồn phiền, chúng ta phải dứt khoát để ngoài tai, chỉ một lòng cầu sao cho tâm thanh tịnh giải thoát. Nếu còn buồn phiền bực bội, rõ ràngphàm phu trân, không phải Thanh văn. Trên bước đường hành đạo, tôi cũng có một khoảng thời gian dài chỉ để tâm học và tu. Trong lòng chỉ mong sao thâm nhập thế giới Phật, sớm ra khỏi sanh tử, còn việc hơn thua xin để nhường cho người khác.

Thế giới Thanh văn là một bộ phận thế giới nằm trong thế giới Phật, hay nói chung tám ngàn Tỳ kheo chịu ảnh hưởng Phật và thấy Phật đồng với các Ngài. Các Ngài nghĩ rằng mình hiểu Phật, tu với Phật, có được sở đắc và ôm sở đắc này được một phần giải thoát. Lần lần hạt nhân này phát triển, các Ngài trở thành trong sạch hoàn toàn về thể xác lẫn tinh thần. Vì vậy, tám ngàn Thanh vănđệ tử nhỏ của Phật cũng thanh tịnh. Tương quan của Thanh văn đối với Phật là tương quan giải thoát.

Ngoài tám ngàn Tỳ kheo hay Thanh văn liên hệ với Phật, xa hơn còn có 32 ngàn Bồ tát đến nghe pháp. Bồ tátđệ tử lớn của Phật, làm công việc giáo hóa chúng hữu tình. Các Ngài đã giác ngộ, thâm nhập Phật huệ, lấy trí tuệ làm thân mạng, không lấy tứ đại ngũ uẩn làm mạng sống. 

Vì thế, Bồ tát nhằm chỉ Bồ tát tâm, Bồ tát hạnh, không chỉ cho con người sanh diệt. Người có tâm thông với Phật, tiếp thu được giáo nghĩa để sống với thế giới Phật và có hạnh đồng như Phật, người đó là Bồ tát.

 32 ngàn Bồ tát chúng ta không thấy, ví như âm thanh từ đài phát thanh phát ra, bất cứ nơi nào có radio đều bắt được. Nhưng chúng ta không thể thấy âm thanh này. 

Bồ tát từ Phật huệ lưu xuất và thâm nhập chúng sanh cũng giống như vậy. Các Ngài vào thân hình nào, thân đó liền biến thành Bồ tát. Bồ tát lực hoàn toàn vô hình, nói phàm thânBồ tát sai, nhưng nói phàm thân không phải Bồ tát cũng không đúng. 

Giáo sư Nomura thí dụ Bồ tát lực khi vận dụng được Phật huệ, chẳng khác gì thể của dòng điện là một. Nhưng điện truyền vào máy, thì tùy theo máy mà có công dụng khác nhau, năng suất khác nhau. 

Giữa Bồ tát và Phật thông với nhau, bất cứ ở đâu vẫn thấy và nghe được Phật, nên hành động theo Phật. Tại sao trong pháp hội Linh Sơn lại có đến bát thập vạn ức na do tha Bồ tát ? Đó là việc của Phật, chúng ta chưa biết được. Tuy nhiên, con số này gợi cho chúng ta ý thức các Ngài không vắng bóng, chỉ vì chúng ta không thấy.

 32 ngàn Bồ tát hiện hữu trong vườn Yêm La, nghĩa là đã hiện hữu trong toàn thành Tỳ Da Ly. Bồ tát có mặt ở tất cả ngành nghề, từ nguyên thủ quốc gia cho đến người tầm thường nhất. Khi tiếp thu giáo lý, Bồ tát đều nhận được Như Lai lực truyền vào và tùy căn tánh, khả năng từng người mà phát triển lợi lạc. Chính các Ngài tạo thành sức sống mãnh liệt cho thành Tỳ Da Ly.

 Nói cách khác, Bồ tát từ quả hướng nhân trợ hóa Phật Thích Ca, có thể hiểu là những người bằng xương thịt có tâm hồn rộng lớn, thương người, đang thực hiện sáu pháp ba la mật. Họ đều hướng về Phật, được coi là 32 ngàn Bồ tát đến pháp hội

Bồ tát có đến dự hội thật hay không, theo tôi, không phải là vấn đề quan trọng. Điểm chính yếu là lực Bồ tát tạo thành sức mạnh ảnh hưởng cả thành Tỳ Da Ly hay những tâm hồn lớn chú tâm dồn lực về Phật. Họ làm những việc của Phật làm, tạo thành uy thế mạnh mẽ cho Phật.

Ngoài ra, còn có Thi Khí Đại Phạm dẫn 10 ngàn Phạm Thiên đến nghe pháp. Đại Phạm Thiên vương, lúc nhỏ tôi nghĩ là Trời thật. Khi trưởng thành, tôi không hiểu Đại Phạm Thiên vương một cách đơn giản là đấng sáng thế, mà hiểu theo nghĩa triết học.

 Đại Phạm Thiên vương được người Ấn thờ như đấng sáng tạo ra thế giới này và Phật thuyết Pháp Hoa cũng chấp nhận ông là chủ cõi Ta bà. Điều này muốn diễn tả ý nghĩa Phật thuyết pháp cho Bà La Môn nghe và tu. Vì Bà La Môn thờ Đại Phạm Thiên vương, nhưng nay bỏ Đại Phạm Thiên vương để theo Phật, thì có khác gì Đại Phạm Thiên vương sai, Phật đúng hay sao. Tinh thần Phật giáo Đại thừa không cho phép chúng ta suy nghĩ như vậy, sẽ mất lòng.

 Tất cả Bà La Môn theo Phật nghe pháp, nhưng tinh thần Bà La Môn không bỏ. Họ theo để nhận thức sáng suốt thêm và làm lợi ích cho đời hơn, đúng với tinh thần sáng tạo của Đại Phạm

Bà La Môn được mệnh danh là người trí, nhưng trí tuệ của họ so với Phật còn giới hạn. Họ học Phật để phát triển trí tuệ, không phải để tiêu hủy nhận thức. Vì vậy, Bà La Môn đến với Phật bằng tình thầy trò êm ái, không phải đến với niềm xót xa phải bỏ đạo Bà La Môn

Dưới góc độ này, Bà La Môn theo Phật là theo trí tuệ. Dù Phật không tự xưng là đấng sáng tạo, trí tuệ của Ngài đã thắp sáng cho xã hội thời ấy. Và hàng trí thức Bà La Môn đến với Phật hay hướng tâm về Ngài, đều coi như trực tiếp với Đại Phạm Thiên vương

Kế đến là Trời Đế Thích dẫn 12 ngàn chư Thiên dự hội. Đế Thích là chúa tể cai trị 33 tầng trời. Đế Thích tiêu biểu cho quyền uy, nên người ở nhân gianquyền uy bấy giờ là vua chúa được coi như con của Đế Thích, một dạng nhân cách hóa các vị Trời và một dạng thần thánh hóa con người.

 Đế Thích dẫn 12 ngàn Thiên tử nghe pháp gợi cho chúng ta hình dung phải chănghình ảnh các vua chúa trên nhân gian đầy quyền uy đến với Phật hay đang hướng tâm về Phật ?

Ngoài ra, còn có bát bộ chúng : Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dàø, là tất cả các vị thần mà người Ấn Độ đang thờ kính. 

Có vua thường xưng là Rồng muốn dùng sức mạnh đàn áp khống chế thiên hạ, thường làm mưa làm gió. Những vua ngang tàng bạo ngược này thường đi đánh phá như A Xà Thế.

 Hay những người có sức mạnhDạ xoa, La sát, tiêu biểu cho hạng người tung hoành ngang dọc trên trời đất.

 Hoặc Càn thát bà, Khẩn na la là thần văn nghệ, thần chim tấu nhạc trời. Nói theo ngày nay, là những người làm văn nghệ nổi tiếng. Tất cả đều hướng tâm đến Phật. 

Người có tâm ác độc đến với Phật cũng thành hiền là Ma hầu la dà hay thần rắn, được cụ thể qua hình ảnh của Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếpgiáo chủ đạo Bà La Môn thờ thần rắn.

 Chúng hội nghe pháp theo tinh thần Đại thừa, không nghe qua âm thanh. Vì nhĩ căn tiếp xúc thanh trần thành nhĩ thức, cho đến ý thức, A lại da thức đều thuộc về thức, còn nằm trong ngũ uẩn, không phải là đạo. 

Phật thuyết pháp không ở dạng căn trần thức. Pháp của Ngài truyền trao, đi thẳng vào lòng người, để rồi biến thành chất dinh dưỡng nuôi sống mạng mạch Phật giáo trường tồn mỗi ngày một lớn mạnh thêm. 

Nguồn sinh lực của đạo pháp do Phật tỏa ra, lan rộng hàng ngàn năm trên khắp năm châu một cách tự nhiên thanh thản, không cần tổ chức bó buộc. Điều này tất nhiên nằm ngoài hiểu biết tính toán theo căn trần thức của con người

Dưới kiến giải Đại thừa, đòi hỏi chúng ta phải đắc đạo. Nghĩa là tuệ sanh nhìn thấy đúng, sống đúng với chân lý, làm lợi ích cuộc đời, không còn bị thế giới căn trần thức làm phiền, được an vui giải thoátgiáo hóa chúng sanh đi trên con đường giác ngộ. Đó mới thật là hành Bồ tát đạo

Đạo không thể có ở con người chỉ học thuộc một số giới điều, rồi đem giảng dạy. Người nghe chẳng được giải thoát và cuộc sống của người giảng cũng chẳng dính líu gì đến lời họ dạy. Đó là phi đạo.

Trong pháp hội này, giữa Phật và chúng hội đã thông nhau bằng tư tưởng. Tư tưởng Phật thông với tư tưởng của các tôn giáo, triết học đương thời, được kinh diễn tảPhạm Thiên, Đế Thích, bát bộ chúng đến nghe pháp

Quan sát thực tếBà La Môn, vua quan ... đủ hạng người tham dự, mà hình dung ra những thế giới lý tưởng hay tư duy khác nhau. Nhìn thấy Bà La Môn nghe pháp, hình dung thành Phạm Thiên nghe pháp. Thấy người theo đạo thờ rắn tiếp thu pháp Phật, hình dung ra Ma hầu la dà v.v... Nghĩa là nhìn thực tế để suy nghĩ một cái gì cao hơn. 

Trong một đời giáo hóa, có đủ thành phần xã hội theo Phật, tiếp thu tư tưởng của Ngài để xây dựng cuộc sống. Từ tu sĩ cho đến hàng trí thức, quyền quý hay người nghèo nhất đều tham dự pháp hội. Có người nghe phát tâm, hoặc không nghe trực tiếp cũng phát tâm

Thành phần chúng hội phức tạp, đủ loại hình tham dự thế giới Phật, mở đầu phẩm, gợi cho chúng ta định rõ vấn đề Phật quốc hay Đức Phật là gì và thế giới Phật như thế nào.

Phật đầy đủ đức hạnh, tài năng, trí tuệ. Ba điểm siêu việt này tỏa ra thu hút mọi người đến với Ngài, tạo thành sức mạnh vô song bao quanh Phật. Kinh Pháp Hoa gọi là sức mạnh do nhập định. Ở đây là sức mạnh tạo bằng tâm của mọi thành phần trong xã hội hay rộng hơn trong mười phương, đang hướng về Phật. Ý này được kinh diễn tả là “Nhất Phật xuất thế thiên Phật hộ”, một Đức Phật ra đời, tất cả Phật khác phóng quang che chở.

 Phật ảnh hưởng đến mọi người. Dù họ đến hay không, tâm vẫn hướng về Ngài. Đó là mô hình thế giới Phật. Tuy nhiên, chúng hội sống trong thế giới Phật vẫn không nhận biết ảnh hưởng của lực này. Phải đợi đến con của trưởng giả Bảo Tích đến vườn Yêm La dâng cúng lọng báu cho Phật, mới hình dung ra được.

Con trai của trưởng giả Bảo Tích có tài thuyết phục, dẫn theo 500 thiếu niên dâng lọng bảy báu cho Phật. Các con của trưởng giả tiêu biểu cho thành phần ưu tú trong xã hội. Họ đóng vai trò quan trọng, mới là đối tượng thuyết pháp của Phật. Kinh Đại thừa đặt nặng vấn đề này. Vì muốn xây dựng xã hội, phải cần những người có khả năng quyết định sự đi lên của xã hội. Cần những người trẻ đầy nhựa sống, đầy niềm tin, mới khả dĩ xây dựng phát triển. Ở đây tiêu biểu bằng 500 thiếu niên.

Con số 500 thiếu niên gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ : Ngài Ca Diếp kiết tập kinh lần đầu triệu tập 500 A la hán, Phú Lâu Na độ cho 500 La hán. Và đến đây có 500 thiếu niên là đối tượng để Phật thuyết kinh Duy Ma.

 Có 500 thiếu niên thật đến với Phật cũng được hay 500 này là 500 người từ xã hội bên ngoài đã theo Phật tu học. Họ được Ngài giáo dưỡng thành người làm lợi ích cho đời.

500 thiếu niên dâng 500 lọng báu cúng dường Phật. 500 cây lọng cũng mang ý nghĩa sâu sắc về nhân quả. Trên bước đường tu, nhờ phước báo đời trước dẫn chúng ta đến với Phật. Người đầy nghiệp ác không thể nào gặp Phật. 

500 thiếu niên không mang nghiệp chướng khổ đau mới được diện kiến, cúng dường Phật. Cũng vậy, 500 người đến với Phật, đắc La hán là các Ngài đã có tàng lọng sẵn, do tích lũy công đức tu hành từ bao đời.

 Tàng lọng còn mang ý nghĩa thứ hai tiêu biểu cho việc các thiếu niên được thừa hưởng sự nghiệp của cha ông để lại về nội tài và ngoại tài. Họ hưởng ngoại tài là gia tài kếch sù của cha ông, tạo thành thế đứng cho họ trong xã hội. Và nội tài là huyết thống dòng dõi, họ được thông minh, có khả năng làm việc hơn người. Những người như vậy tu hành thành Phật thì hợp tình hợp lý.

 Nói theo ngày nay, muốn tạo tác phẩm phải tìm chất liệu tốt. Không thể lấy củi mục, phải dùng gỗ quý tạc tượng Phật. Những khúc gỗ quý hay nói cách khác, 500 thiếu niên tư chất thông minh, khỏe mạnh, tài giỏi được Phật đào tạo. Chắc chắn họ trở thành Bồ tát hữu ích cho đời. 

500 thiếu niên con của trưởng giả bỏ tục xuất gia, dâng cúng Phật sự nghiệp nội tài và ngoại tài. Họ đến với Phật bằng tất cả tâm hồn khát ngưỡng kính mến, mang theo tài sản vật chất cùng khả năng tài giỏi, kết thành 500 cây lọng báu.

 Nếu 500 sự nghiệp của họ đem sử dụng một mình riêng rẽ, không được lợi ích bao nhiêu. Trái lại, 500 lọng báu đặt dưới trí tuệ lãnh đạo của Phật, mang lại phúc lợi thật lớn. 

500 cây lọng được Phật hợp lại thành một cây lọng, nhằm nhắc chúng ta một người không làm được việc. Đừng cố chấp giữ riêng để làm lợi riêng hoặc cố chấp theo ý mình. Phải hòa hợp thanh tịnh để tổng hợp trí tuệ của tập thể, tạo thành nhận thức đúng hơn. Có như vậy, đạo pháp mới phát triển theo chân tinh thần Phật giáo phát triển. 

Chính Phật cũng là mẫu người tiêu biểu đã kết hợp được trí tuệ của người trước với những triết thuyết đương thời. Và Ngài đưa ra mô hình tu hành toàn mỹ, toàn bích.

500 lọng báu dâng cúng được Phật hợp lại thành một cây lọng che mát cả thành Tỳ Da Ly và che cả tam thiên đại thiên thế giới... Hiện tượng này chỉ đọc qua, thấy mang tính chất huyền thoại. Người không có trình độ xem đây là câu chuyện tầm thường của người xưa và kết luận kinh Đại thừa hoang đường mê tín. Tuy nhiên, với kiến giải của người có tầm nhìn xa, mọi việc hình thành và tồn tại đều phải có lý do. Nếu chỉ mang tính chất hoang đường suông, chắc chắn không thể phát triển tồn tại đến ngày nay. 

Theo tôi, nếu chúng ta tin cây lọng có thật, sẽ rớt vào không tưởng. Đạo Phật dạy chúng ta tôn trọng sự thật, không chấp nhận vấn đề biến hóa ảo thuật

Phật tại thế, trên bước đường truyền giáo, Ngài không bao giờ sử dụng thần thông. Tại sao kinh điển Đại thừa thường diễn tả Phật biểu diễn nhiều thần bí ? Chúng ta theo Đại thừa không giải quyết được vấn đề này, thì không thể làm Phật pháp hưng thịnh.

 Cần hiểu rằng biến hóa thần thông của ngoại đạo như đi trên nước, ngồi trên đinh, Phật coi đó là tà đạo. Ngài thừa sức, nhưng không làm hay chẳng đáng làm. Phật rầy người khổ công luyện tập suốt đời để đi được trên nước có lợi ích gì, chỉ có vài đồng để thuyền chở là qua sông được. 

Chúng ta đã biết Phật có mười hiệu, trong đó hiệu Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc chỉ sự hiểu biết đúng như thật và khả năng vận dụng sự vật một cách toàn mỹ của Ngài.

 Điều này diễn tả theo ngày nay là trí khôn của loài người tạo thành nhiều tiện nghi cho cuộc sống. Hiện nay khoa học được coi như tiêu biểu cho trí tuệ của con người ở mức độ cao. 

Theo tôi, trí tuệ Phật siêu việt, vượt hẳn mọi hiểu biết của loài người từ trước đến nay, mới có thể chỉ đạo nhân loại hơn 25 thế kỷ. Thiết nghĩ những gì con người làm được, dù là sản phẩm của tiến bộ khoa học vượt bực đi nữa, Phật vẫn thừa sức làm. Nhưng làm việc đó để làm gì ? Đó là vấn đề được đặt ra. 

Cần nhớ rằng mục tiêu của Phật nhằm đưa con người ra khỏi sanh tử luân hồi. Và công việc duy nhất của chúng ta trên bước đường tu cũng chỉ để thoát ly sanh tử. Thật là quá nhàm chán với công việc sống đi chết lại trong nhà lửa tam giới. Dù có hưởng tiện nghi vật chất gấp hàng triệu lần so với cuộc sống tu hành đạm bạc, chúng ta cũng không thể nào bằng lòng đánh đổi.

 Phật dạy chúng ta xây dựng Tịnh độ, một Tịnh độ an bình vĩnh cửu cho những ai biết phát huy trí tuệ vô lậuđời sống đạo hạnh vượt ngoài tam độc tham sân si

Trí tuệ vô lậu của đệ tử Phật càng phát triển, thì thế giới Phật càng mở rộng. Đó là thế giới của thương yêu, sáng suốt, cảm thông, giải thoát, hòa hợp, an vui. Vì vậy khởi niệm của người sống trong Tịnh độ toàn là niệm lành. Khởi niệm thì có thức ăn, có vàng bạc châu báu, hoa thơm cỏ lạ, trong chớp mắt qua lại đi về thế giới cách xa hàng muôn ức.

 Mô hình này hoàn toàn không giống thế giới của phát triển khoa học, nhấn nút là đến cung trăng, nhấn nút là băng ngàn vượt đại dương. Sướng thiệt ! Nhưng cũng nhấn nút là hàng triệu sanh linh biến thành tro bụi, hàng triệu sanh linh dở sống, dở chết. 

 Phật không dạy chúng ta những gì của phù thủy làm, vì chúng ta mê bùa chú không được giải thoát. Ngài cũng không dạy phát triển trí tuệ cùng một lượt với phát triển tham sân si, vì tam độc này sẽ tiêu hủy chúng ta trăm kiếp ngàn đời trong sanh tử

Trở lại vấn đề lọng báu, đối với người nhiệt tình cầu đạo đạt đến một trình độ tương đối để hưởng được pháp lạc, thì dưới mắt họ, hiện tượng 500 lọng báu được Phật hợp lại thành một cây lọng, là có thật. Phật làm được điều này, họ mới theo. 

500 công tử sẵn sàng bỏ ngôi vị theo Phật, chứng minh cho chúng ta thấy Ngài đã hình thành một thế giới nằm ngoài căn trần thức, mà người thường không làm được, không thấy được.

 500 lọng báu được Phật kết hợp thành một cây lọng. Nghĩa là bằng trí tuệ siêu tuyệt, Ngài đã tổng hợp được nhận thức của người trước và người đương thời, đúc kết thành tư tưởng chỉ đạo mọi người, có khả năng làm mát lòng mọi loài.

 Ở đây, hiện tượng cây lọng của Phật che mát phải ẩn chứa ý nghĩa sâu xa bên trong. Theo tôi, đó là triết lý sống, là lý tưởng của người cầu đạo.

 Thật vậy, tác động của Phật Thích Ca vào xã hội thật mãnh liệt. Mọi tầng lớp đến với Ngài đều cảm thấy an ổn, hạnh phúc hay Ngài là bóng mát tàng lọng che chở cho người phước lạc. Ý này được kinh diễn tả bằng cây lọng che mát cả thành Tỳ Da Ly và tam thiên đại thiên thế giới.

Khởi đầu, cây lọng che mát vườn Yêm La không mang ý nghĩa gì khác hơn là chư Tăng xuất gia tu hành sống dưới bóng mát Phật. Họ nương theo uy thế của Phật được sự cúng dường của 500 thiếu niên cũng như của thập phương tín thí. Từ đó, họ phát triển tâm linh, chứng từ sơ quả đến A la hán và mang hình bóng giải thoát vào nhân gian khiến cho người thanh tịnh, mát mẻ, xa rời trần cấu.

 Sức che mát của Phật và chư Tăng tuy vô hình, nhưng đó là sự thật, tác động cho người dân được nhiều phước lợi. Điều này thể hiện ý nghĩa cây lọng đã mở ra che cho cả thành Tỳ Da Ly. 

Thật vậy, dưới sự giáo dưỡng của Phật, từ nhóm người nhỏ ở Tỳ Da Ly lần lần phát triển, số người theo Ngài lan rộng toàn xứ Ấn Độ. Sau đó, đạo Phật được truyền sang các nước phương Đông và các nước ở Trung Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam. Ngày nay Phật giáo phổ cập trên thế giới với lịch sử truyền bá lâu dài êm đẹp và số lượng tín đồ quan trọng. 

Tất cả gợi cho chúng ta hình dung toàn vũ trụ đặt dưới sự che chở của đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni hay giáo lý của Ngài để lại làm mát lòng người. Chúng ta vẫn tiếp tục sống với pháp nhũ của Phật. Phải chăng tàng lọng Phật mở rộng khắp thế giới, được từng thế hệ trưởng dưỡng, nối tiếp. Cho đến ngày nay, tôi vẫn có cảm nghĩ chúng ta còn đang ngồi dưới cây lọng mát của Phật.

 Nhìn dưới mắt người cầu đạo, sẽ thấy được cây lọng vô hình che mát chúng ta, không phải thấy đạo là cây lọng vải. Phải chăng Phật huệ của Ngài làm chất keo gắn niềm tin của đệ tử khắp năm châu thành một khối. 

Với cách nhìn của Đại thừa, Phật giáo tồn tại dưới dạng trầm lặng kỳ diệu, tồn tại không do lừa dối, chinh phục, mua chuộc. Thật vậy, tôi tiếp xúc nhiều tầng lớp tu sĩ, thấy rõ những thầy khôn ngoan thủ đoạn, nhưng cuộc đời họ thật khổ. Những người thực dạ tu hành, chẳng muốn chi phối người. Họ yên lặng tu, đạt được phần nào chứng ngộ, tự nhiên có lực vô hình thu hút người đến học đạo

Tu hành cần lưu ý điều quan trọng là phải ngộ đạo. Và chúng ta có mở đạo cũng theo tinh thần này. Nếu chỉ nói suông, lừa bịp người khác, có được chăng, cũng chỉ tạm thời mà thôi.

 Cây lọng mát của Phật được người đời sau triển khai thành cây bồ đề :

 Bồ đề thọ trưởng

 Ảnh giá bá vạn nhơn thiên.

Tạm dịch là :

 Cây bồ đề cao vòi vọi

 Tàng lọng che mát cả nhân thiên

Cây bồ đềtri giác. Tổ Huệ Năng nói “Bồ đề bản vô thọ”. Bồ đề không phải là cây, nhưng làm mát lòng người đau khổ trên nhân gian, nên không thấy cây che mà vẫn thấy mát. Ý này được diễn tả qua câu đối ở chùa Dư Hàng, Hà Nội mà tôi rất tâm đắc :

 “Bồ đề bản vô thọ 

 Xuân đáo hoa khai”

Vâng, bồ đề đúng là vô thọ, nhưng không phải là KHÔNG suông. Phía sau cái KHÔNG, biết bao hoa đẹp hiện ra tô điểm cuộc đời ngộ đạo của hành giả

Những cánh hoa lòng hay cây che mát như thế nào thì chỉ người tu hành bằng niềm tin tự chứng biết. Người ngoại cuộc chắc chắn phải chấp nhận oi bức trần gian, không thể nào bước vào nghỉ ngơi dưới bóng mát bồ đề

Ý nghĩa trí giác hay cây bồ đề làm thế nào hiểu hết được. Chỉ khi nào thành Phật, chúng ta mới biết tường tận thế nào là trí giác. Trên bước đường tu học, tùy trình độ tu chứng mà tự thấy cây lọng trí giác được Phật biến hóa cho ta như thế nào.

Tàng lọng Phật che mát mọi người, nhưng quan trọng hơn là phải có các Đức Phật hiện hữu dưới cây lọng của Phật Thích Ca. Hay nói cách khác, sau Phật diệt độ, có các vị Thánh Tăng ra đời thừa kế sự nghiệp. Tiêu biểu như Ngài Đường Huyền Trang vì đạo không tiếc thân mạng, dấn thân đi cầu chánh pháp, vượt bao hiểm nguy. Ngài chỉ có mục tiêu duy nhất làm giáo pháp Phật sáng tỏ để làm tàng lọng che mát cho nhân gian

Những người sống bám vào đạo là cây tầm gởi làm chết cây bồ đề hay là con chuột uống dầu Phật. Đèn dầu trên bàn Phật tiêu biểu cho tuệ giác Phật để lại soi đường cho người, nhưng bị chuột uống hết dầu.

 Chuột uống dầu làm cho đèn tắt là hình ảnh của người tu hành không hết lòng cầu đạo, chỉ sống qua ngày, không làm gì tiêu biểu cho đạo. Người thấy vậy, chê chán và bỏ đạo Phật

Người ta không dám nói thẳng, sợ mất lòng, nên lấy hình ảnh chuột uống dầu để ám chỉ việc chư Tăng thất học. Tăng là thừa kế Phật truyền đăng tục diệm, tiếp nối ngọn đèn trí tuệ Phật để chánh pháp còn soi sáng mãi trên nhân gian. Nếu chúng ta không thể hiện được điều này, cũng chỉ là chuột uống dầu, làm cho đèn mau tắt mà thôi. 

Sự thật lịch sử đã chứng minh ở những Tổ đình hàng trăm năm phát triển nhờ có các danh Tăng. Nhưng nay trở thành cảnh hoang vắng, rơi vào lãng quên, vì nơi đó chỉ còn chuột uống dầu. 

Người thắp sáng mãi ngọn đèn của Phật trong nhân gian, được kinh Duy Ma tiêu biểu bằng hình ảnh các hóa Phật ngồi dưới lọng của Phật Thích Ca

Hóa Phật không phải là Phật thật, nhưng là các vị Tăng đã vận dụng giáo lý vào cuộc sống, biến họ thành những ông Phật. Phật này cũng có nghĩa là người có trí tuệ, dùng trí tuệ chỉ đạo cuộc sống, giúp người được an lành giải thoát

Do đó, vấn đề đạo yếu Tăng hoằng, hay Tăng năng hoằng đạo, trở thành quan trọng. Đạo còn hay không là trách nhiệm của chư Tăng. Chư Tăng không thể núp tàng lọng hay núp bóng Phật để uống dầu, mà phải là người có khả năng làm ngọn đèn chánh pháp rực sáng thêm. Phật đóng rêu trong nhà bảo tàng hay Phật tỏa hào quang trong cuộc sống đều tùy thuộc nơi Tăng. Tăng sáng suốt chỉ đạo thì Phật pháp hưng thạnh. Chỉ có toàn chuột, chắc chắn Phật pháp phải lụn bại.

Dưới tàng lọng của Phật Thích Cavô số Phật nhằm chỉ các tông phái ra đời. Mỗi hoàn cảnh, quốc độ đều có hàng Tăng già sáng suốt triển khai giáo lý cho thích hợp với cuộc sống. 

Giáo lý của Phật Thích Ca là một, nhưng các danh Tăng ứng dụng hoàn toàn không giống nhau. Kinh Duy Ma diễn tả là các Phật hình thành Phật quốc tùy theo yêu cầu của nhân gian

Đạo PhậtẤn Độ truyền sang Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước ta phải luôn đối phó, chống lại ngoại xâm. Chư Tăng khất thực theo Ấn Độ đã biến dạng thành Đỗ Thuận pháp sư khoác áo chèo đò, hoặc sư Khuông Việt làm Thủ tướng hay một Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tôn

Như vậy, các Đức Phật vị lai tiếp tục ra đời từ cây lọng đầu tiên của Phật Thích Ca. Các Ngài hiện hữu khắp nơi, ở Trung Hoa, Nhật Bản, Miến Điện, Thái Lan, Kampuchia, Việt Nam v.v... Đâu đâu cũng có hoạt Phật sống động, lợi lạc, để kế thừa chọn lọc và sáng tạo sự nghiệp của Phật Thích Ca. Đó là ý nghĩa cây lọng che khắp mọi người, che khắp tam thiên đại thiên thế giới.

500 thiếu niên đến với Phật, nghĩa là họ đã xả ái tài, bỏ tất cả sự nghiệp để cầu thắng pháp. Họ giống với Phật Thích Ca khi xuất gia nên đạt thanh tịnh. Giữa tâm họ và tâm Phật thông nhau, mới thấy được lực của Phật che mát, ảnh hưởng bao trùm cả vũ trụ. Họ cũng thấy cả thế giới Phật và sự tương thông của Phật với chúng sanh. Trong khi chúng hội cũng hiện hữu bên cạnh Phật, mà không một ai nhìn thấy điều ấy.

500 thiếu niên trực nhận được tác động vô hình và thế giới bao la của Phật, không phải chỉ hạn hẹp với thân ngũ uẩn nhỏ bé ở thành Tỳ Da Ly mà phổ biến cả châu sa giới. Họ liền phát tâm bồ đề, nghĩa là phát ý chí muốn thành Phật

Con của trưởng giả Bảo Tích hỏi Phật rằng họ đã phát tâm bồ đề, làm thế nào thành Phật và tạo được Thật báo trang nghiêm Tịnh độ như Phật vừa phô diễn. Phật nhận thấy 500 thiếu niên thông minh, khỏe mạnh và đầy đủ phước báo. Họ hội đủ những điều kiện y như Phật Thích Ca, Ngài mới dạy họ xây dựng Tịnh độ. Chúng ta hiểu Tịnh độ như thế nào ?

 Tịnh trái nghĩa với uế, nên Tịnh độ đối lại với Ta bà, vì ở đó không có đủ thứ lăng xăng lộn xộn không tốt đẹp, không có những cái bất như ý của Ta bà

Độ là thế giới, cũng còn có nghĩa là tâm của con người. Phật thường dạy “Tâm địa” hay lấy đất ví cho tâm. Người ta có thể gieo trồng trên đất nhiều cây cỏ, hoa màu hay cỏ dại đều từ đất mà sanh ra. Cũng vậy, tâm con người có thể sanh pháp lành hay phiền não nhiễm ô.

 Với trình độ hiểu biết, chúng ta có thể khai thác biến đổi vùng đất hoang dã thành đồng bằng phì nhiêu. Người tu cũng vậy, dùng trí tuệ sáng suốt để thanh lọc những tánh xấu ác ra khỏi mảnh đất tâm và gieo trồng pháp lành. Chắc chắn tâm trong sáng sẽ tạo thành cảnh giới thanh tịnh, tốt đẹp

Tuy nhiên, khi chúng ta chưa có khả năng tự tịnh hóa tâm mình, nhưng có duyên gặp bậc đức hạnh. Nương theo tâm thanh tịnh của các vị này, lòng chúng ta cũng được bình ổn.

 Trong lịch sử Thiền, Ngài Thần Quang quyết tâm cầu đạo, đã chặt đứt cánh tay trái. Theo tôi, điều này thể hiện ý nghĩa Ngài dứt khoát vứt bỏ mọi sai trái chông gai của cuộc đời khi được Tổ Đạt Ma an tâm. Và lạ lùng thay, tâm an rồi, thì toàn bộ núi rừng chông gai lại biến thành lầu các đối với Ngài.

Nhờ tâm đứng yên, trí bừng sáng và dùng trí quán sát pháp, thấy được thật tướng các pháp. Như vậy, trí sanh thì pháp tự hiện, phiền não sanh thì Ta bà hiện. Tùy tâm hay tùy nhận thứcthế giới quan thay đổi theo.

Các thiếu niên hỏi về Tịnh độ của Phật, nhưng Ngài lại trả lời về Tịnh độ của Bồ tát vì có Tịnh độ của Bồ tát mới tạo Tịnh độ Phật được. Phật dạy các thiếu niên là dạy kinh nghiệm tu hành vô số kiếp trước của Ngài, cũng để ngầm giáo hóa 8000 Tỳ kheo trong pháp hội. Vì vậy, kinh Duy Ma được xếp vào thời kỳ ức dương giáo, đề cao Bồ tát biết xây dựng, phát triển cuộc sống và chỉ trích tư tưởng yếm thế của Thanh văn.

Kinh Duy Ma mở đầu với phẩm Phật quốc nói lên nhận thức về Tịnh độ bao gồm lời dạy của kinh điển Nguyên thủyĐại thừa để xây dựng Niết bàn hay thế giới an bình vĩnh cửu

Tịnh độ trong kinh Duy Ma khởi đầu bằng trí Bát Nhã quán chiếu, rọi vào xã hội thấy và nói đúng với sự thật, Phật mới đưa ra mô hình Tịnh độ rất hiện thực

Ngài biết tâm niệm các thiếu niên kế thừa sự nghiệp của cha ông họ đã dày công xây dựng từ trắng tay di dân đến thành này và từng bước tạo thành một nước văn minh tráng lệ. Đối với họ, những người trí thức tích cực hoạt động, có đời sống cao trong xã hội, không thể nào chấp nhận một mẫu Tịnh độ Tây Phương cách đây mười muôn ức thế giới do người khác xây dựng sẵn và chỉ việc đến hưởng.

Ứng theo bối cảnh của thành phố sinh hoạt phát đạt, cũng như tâm niệm hăng say phát triển xã hội của các thiếu niên, Phật vẽ ra mẫu Tịnh độ của Bồ tát

Tịnh độ này do chính bàn tay và khối óc của Bồ tát xây dựng, nghĩa là mẫu thế giới lý tưởng phải được thực hiện ngay trong thành Tỳ Da Ly. Tịnh Độthế giới xa xăm nào khác chỉ là không tưởng. Ví như lầu các không thể xây trên hư không, phải dựng từ mặt đất.

 Tuy nhiên, muốn hình thành Tịnh độ hay thế giới Phật, phải xây dựng căn bản trên con người. Từ bỏ con người, không có thế giới Phật. Bằng tuệ nhãn quán sát chúng sanh, Phật dạy rằng con người thế nào thì thế giới tùy đó mà hiện ra

Như vậy, phải xây dựng tư cách chúng ta thế nào để thành Phật? Nếu cứ xây dựng con người địa ngục mà muốn có thế giới Phật, chỉ là việc vô ích, giống như người muốn nấu cát thành cơm. 

Trên bước đường tu, tùy tư cách, vị trí của hành giả đến chặng đường nào, thế giới giải thoát mở ra đến đó. Bước khởi đầu tu của Thanh văn trải qua bốn trạm chuyển đổi tầm nhìn hay thế giới Niết bàn của Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.

 Chứng được sơ quả Tu đà hoàn, hành giả bước vào thế giới ly sanh hỷ lạc. Cần lưu tâm rằng thông thường chúng ta sống với trạng thái vui buồn. Vui hay buồn đều do ngoại duyên tác động vào tâm hồn. Cuộc sống của mọi người hoàn toàn bị các pháp sanh diệt xoay vần chi phối. Nhận chân được điều đó, trên bước đường tu, việc trước nhất phải bắt đầu giảm bớt ảnh hưởng của tác động bên ngoài. Tùy mức hạn chế phần tác động đến đâu, tâm hành giả tạm bình ổn đến đó. 

Khi bớt tiếp xúc cuộc đời, tâm hồn lắng yên, thấy được trong vui có buồn và trong buồn có vui. Nó chỉ là pháp sanh diệt. Biết vậy, hành giả không quan tâm, trạng thái vui buồn trần thế chấm dứt, đạt đến trạng thái ly sanh

Hành giả rời bỏ vui buồn sanh diệt mới tìm được nguồn vui vô sanh của đạo, một niềm vui kỳ diệu luân chuyển trong tâm, không tùy thuộc hoàn cảnh bên ngoài, gọi là hỷ lạc.

 Tu đến một lúc nào đó, hành giả được ly sanh hỷ lạc, không còn bị thế gian tác động. Hành giả phát hiện được con người thực của chính mình không phải là tứ đại ngũ uẩn mà nó là hỷ lạc, là cái gì tiếp xúc được với hàng tứ Thánh. Cánh cửa của thế giới tứ Thánh đã mở ra, thế giới cũ không còn tác động nữa, người xung quanh không còn khả năng mang tin vui buồn đến cho hành giả

Quyết tâm theo Phật tu hành, ngày đêm cần khắc phục ảnh hưởng của ngoại duyên. Nhờ chánh quán vui buồn vinh nhục, chúng ta không thiết đến nó và an trú trong thế giới mầu nhiệm của Phật. Ngược lại, cứ chạy rong bên ngoài, dù trải qua trăm kiếp ngàn đời cũng không thể nào hưởng được pháp hỷ lạc.

 Kế đến, trạng thái thứ hai của người chứng quả Tu đà hoàn là đi hỏng mặt đất. Theo tôi, đi hỏng đất nghĩa là mọi việc thế gian không đụng vào hành giả, không đâm thủng hành giả. Khi bước đi trên mặt đất, chông gai hầm hố chọc thủng chân hành giả. Nói cách khác, tâm hành giả ngang bằng với cuộc đời, nó đương nhiên quấy nhiễu, xâm hại hành giả. Nhưng đi hỏng đất hay tâm vượt hơn cuộc đời, cao thượng hơn thế gian, nó không thể nào tác hại. Hành giả vân du giáo hóa khắp vạn nẻo đường đời, không làn tên mũi đạn nào của thế gian có khả năng làm thương tổn tâm hồn.

 Từ tâm thanh tịnh lắng yên ở sơ quả, hành giả luôn tiếp nhận pháp vào lòng, sống với lời Phật dạy, với tạng sâu kín của Như Lai và nhận được pháp Thiền duyệt thựcpháp hỷ thực.

 An trú trong chánh pháp, hành giả không còn bị nóng lạnh đói khát chi phối, nhưng nhục thân vẫn còn, nên phải ăn uống để duy trì thân tứ đại.

 Từ thế giới ly sanh hỷ lạc, hành giả tuần tự bước vào thế giới ly hỷ diệu lạc, xả niệm thanh tịnh. Đó là những Tịnh độ mà Phật xây dựng cho Thanh văn an trú. Trên bước đường tu, tìm được sự bằng an cho tâm hồn là việc chính yếu của Thanh văn

Nếu bước căn bản để vào sống trong Tịnh độ nhỏ đầu tiên, hành giả không thực hiện nổi, còn mong gì đạt được những quả vị khác. Thật vậy, trong cuộc đời tu, hành giả không nương được bóng mát an lành của bất cứ Tịnh độ nào mà Phật đã vẽ ra, chỉ sống hoàn toàn với trần thế, tất nhiên ngàn đời vẫn đứng ngoài cửa Tịnh độ.

Trong phẩm này, Phật đưa ra một số mẫu Tịnh độ của Bồ tát khác với Tịnh độ của Phật. Thế giới Phật hoàn toàn an lành. Thế giới Bồ tátthế giới giáo hóa chúng sanh, nên chúng sanh thế nào Bồ tát tương ưng theo đó để giáo hóa.

Mẫu Tịnh độ một Phật gọi là trực tâm. Khởi điểm, Phật dạy Bồ tát xây dựng thế giới an lành bằng trực tâm. Nếu hành giả tu tâm ngay thật, không quanh co, luyện tâm đến mức ngay thẳng, đúng đắn hoàn toàn được coi như Tịnh độ của Bồ tát hiện ra

Với tâm chánh trực, hành giả biết sống thành thật với lòng mình và với người xung quanh. Ta bà đau khổ chỉ vì lòng chúng sanh không ngay thẳng, thường lừa dối nhau đến phá sản tinh thần, không còn ai tin nhau.

 Vì vậy, muốn xây dựng người, phải xây dựng chính mình trước. Sống đúng với sự thật, không gian dối, tâm an lành sẽ tự hiện ra. Bối cảnh tâm linh có trước, lòng hành giả luôn bình ổn, thể hiện ra việc làm và cuộc sống hoàn toàn chân thật. Chắc chắn hành giả không còn gì để lo âu tính toán.

 Ngược lại, sống âm mưu dối trá, càng được che đậy kỹ lưỡng, nó càng sống dậy mãnh liệt trong tâm, không thể nào thanh tịnh được. Tất nhiên, thế giới an lành cũng vượt khỏi tầm tay hành giả.

 Trang nghiêm bằng tâm chân thật không dua dối, hành giả lắng nghe những lời chỉ trích để tự sửa mình. Tinh tấn cải thiện suy tư và hành động tốt đẹp bao nhiêu, bản tánh giác ngộ trong sáng thêm bấy nhiêu. 

Trực tâm hướng dẫn việc làm của hành giả đúng đắn ngay thật, sẽ tạo niềm tin tưởng cho người. Người sẽ đến với hành giả bằng chân tình. Sống chung với những người bạn ngay thẳng, chuyện rắc rối không thể xảy ra.

Cần nhớ rằng tâm mình thế nào sẽ kết thành chúng nhân theo mình như vậy. Người xấu ác không thể sống chung với người lành, tự nhiên có những mâu thuẫn kỳ lạ đẩy họ cách xa nhau

Hành giả thành thật với mình trước và người chung quanh sẽ thành thật theo. Từ đó, thế giới tin yêu an lành đã mở ra cho chính mình và mọi người, một bình an của Tịnh độ nhỏ bé trong lòng thế giới Ta bà bao la để chúng ta yên ổn tu hành

Nhờ trực tâm thấy ta và người đúng như sự thật, dám sống theo sự thật. Đó là nền tảng cho hành giả tiến tu đạo hạnh. Sống dối trá, đời đời vẫn là chúng sanh.

Khi thân tâm đã yên ổn trong thế giới thành thật rồi, hành giả thấy người khổ đau đói rét, khởi tâm giúp đỡ. Hành giả bắt đầu nghĩ đến mở rộng thế giới an lành cho người, chan hòa tình thương cho mọi người. Nghĩa là từ Tịnh độ một tiến lên Tịnh độ hai, Phật dạy thâm tâmTịnh độ của Bồ tát

Thâm tâm hay đại bi tâmthế giới tình thương hình thành sau thế giới của thành thật. Thâm tâm chính là bổn hoài của Phật khi Ngài hiện thân trên cuộc đời. Kinh Pháp Hoa, phẩm Như Lai thọ lượng đã dạy :

 “Ta hằng nghĩ thế này 

 Lấy gì cho chúng sanh

 Được vào huệ vô thượng

 Mau thành tựu Phật thân”

 Phật trải rộng tình thương với mọi người, nên nhận được cảm tình vô hạn của người hướng về Ngài, coi Ngài là đấng cha lành.

Bước theo dấu chân Phật, đầu tiên hoa tình thương nở ra trong tâm hành giả, tạo thành sự thao thức quyết cứu tất cả chúng sanh. Tình thương được thể hiện thành hành động, việc làm cụ thể nhằm nâng cao đời sống người bằng với ta, truyền trao kiến thức cho người hiểu biết như ta và làm cho người được hạnh phúc như ta. 

Tình thương chân thật của hành giả được người đáp lại bằng mối thiện cảm sâu xa, tạo thành thế giới thương yêu an lànhTịnh độ của Bồ tát

Ý thức điều này, cần lưu ý rằng đến nơi nào không được quần chúng thương mến, làm công việc gì cũng bị chống báng, chúng ta biết nơi đó không thể lưu lại. Vì Bồ tát phải an trú trong Tịnh độ, thì giáo hóa chúng sanh mới không bị rớt vào khổ đau. Dù ở trần lao, nhưng Bồ tát vẫn có Tịnh độ riêng để sống. Sống với lòng từ bi, với tình thương, tất nhiên tạo được cảnh giới an vui, hòa hợp.

Ông Cấp Cô Độc hay trưởng giả Thiện Đức trong kinh Duy Ma tiêu biểu cho mẫu người có lòng từ bi cao độ. Ông trải lòng từ nuôi dưỡng người nghèo khổ, côi cút trong thành Tỳ Da Ly. Người có tâm lượng rộng lớn mang của cải đến hợp tác với ông trong công tác từ thiện. Và người được giúp đỡ hết lòng làm việc để mong đền đáp tình thương mà ông đã chan hòa cho họ.

Tạo được thế giới tình thương rồi, hành giả phải có Tịnh độ thứ ba là bồ đề tâm. Bồ đề tâm là trí giác, là khả năng nhận thức sáng suốt để hành động đúng đắn lợi cho mình và người. Vì thế, tuy xếp vào hàng thứ ba nhưng tâm này quan trọng nhất, vì chỗ nào có bồ đề tâm, mới có tình thươngngay thật.

 Tình thương phát xuất từ bồ đề tâmtình thương chân thật. Không có bồ đề tâm hướng dẫn, sẽ rơi vào tình thương giả dối hay có giới hạn. Thương trong tham dục, thương để rồi đau khổ thì thương làm chi. 

Người tu khởi tâm từ giúp đỡ người bằng trí giác, bước chân hành đạo mới nở hoa và không bị vấp ngã. Hành giả phải biết chính xác, tùy căn tánh hành nghiệp của người mà dìu dắt họ cùng tiến bước trên con đường Vô thượng chánh đẳng giác. Người tin tưởng đem cả tài sảnthân mạng giao cho hành giả. Nếu không sáng suốt, không biết cách sử dụng thì thật là khổ tâm. Sự nghiệp càng lớn đòi hỏi người lãnh đạo càng phải sáng suốt

Hành giả sống một mình muốn làm gì cũng được, nhưng lãnh đạo quần chúng phải làm thế nào cho người phát triển an vui hạnh phúc. Yêu cầu tri thức trở thành quan trọng. Hành giả thương người và ngay thẳng đến đâu chăng nữa, nhưng không đủ sáng suốt cũng thất bại, làm cho người đau khổ. Riêng tôi, thường cân nhắc thà không làm còn hơn làm không lợi ích, làm mất lòng người.

Thành Tỳ Da Ly phát triển giàu mạnh nhờ Phật khéo kết hợp người trí thức và điều động mọi người cùng chung xây dựng. Tu bồ đề tâm, những người có chí hướng thượng sẽ đến Bồ tát tìm cầu phát triển trí tuệ

Khi bồ đề tâm tăng trưởng hay trí giác phát triển, hành giả biết rõ được nguyên tố cấu tạo con ngườithế giới con người. Hành giả vận dụng những công thức này để thăng hoa đời sống cho người và xã hội. Nơi nào có bồ đề tâm hay có trí tuệ, nơi đó phát triển, có đời sống cao, là mẫu Tịnh độ của Bồ tát.

Như vậy, muốn xây dựng Tịnh độ giống Phật Thích Ca phải xây dựng ba Tịnh độ căn bản của Bồ tát ngay trên nhân gian. Nghĩa là xây dựng xã hội của lòng ngay thật, của tình thương, của hiểu biết. Vì sống chung với nhau bằng hiểu biết, tình thương, ngay thật sẽ dễ dàng hài hòa, an vui.

Phật dạy ba tâm : trực tâm, thâm tâm, bồ đề tâm kết thành Tịnh độ Bồ tát. Và chính Ngài đã sử dụng ba tâm này để hình thành Tam Bảo trên nhân gian ngay từ thời thuyết phápLộc Uyển

Thật vậy, bồ đề tâm là tâm sáng suốt hay trí tuệ mà Phật là người tiêu biểu. Với tâm sáng suốt, Phật thấy rõ tâm trạng, yêu cầu của từng người. Ngài giải quyết được tất cả, điều động mọi việc thành tựu tốt đẹp và hình thành Tịnh độ ngay ở Lộc Uyển. Nhưng Thanh văn theo Phật không thấy họ đang sống trong thế giới an lành của Ngài, chỉ thấy cùng sống chung, đi khất thực với Phật.

Trang nghiêm bằng tâm sáng suốt, Phật mở rộng thế giới tình thương cho mọi người, truyền trao bồ đề tâm cho họ. Nghĩa là giúp họ nhận thức đúng như thật để làm lợi ích cho đời. Pháp của Ngài dạy là thâm tâm. Và hàng đệ tử theo Phật, an trú trong pháp, sống ngay thật diệu hòa với nhau

Như vậy mô hình Tam Bảo lập giáo khai tôngLộc Uyển chính là thế giới an lành đầu tiên mà Phật đã xây dựng. Các Tỳ kheo không thấy nhưng con của trưởng giả Bảo Tích và các thiếu niên đã thấy Tịnh độ nhân gian này ở ngay đây, không phải ở nơi xa xôi nào khác.

Tuy nhiên, sau Phật diệt độ, đệ tử Ngài đã từ bỏ ba tâm này để lo xây dựng chùa tháp. Họ đã dại khờ đem sự nghiệp tinh thần đánh đổi lấy cơ sở vật chất. Tình trạng suy đồi này khiến cho một danh Tăng Việt Nam phải thốt lên :

 Trúc ly mao xá phong quang hảo

 Đạo viện Tăng phòng tổng bất như.

Nhớ xưa Phật tại thế không có chùa tháp, đệ tử sống với Ngài ở vườn trúc trong những túp lều lá đơn sơ. Phong cảnh ôi đẹp biết bao, tâm hồn giải thoát an vui kỳ lạ. Giờ đây, Phật nhập diệt, chùa tháp xây lên nguy nga đồ sộ, đầy đủ phòng ốc tiện nghi. Nhưng than ôi, nó lại trở thành mối tranh chấp lớn trong Tăng đoàn. Lúc ấy, chỉ lo nghĩ đến quyền lợi, chống đối lẫn nhau, tâm thành cong quẹo, không an. Yếu tố bồ đề chỉ đạo người tu đã đánh mất, làm cháy rụi Tịnh độ. Lúc ấy, lại lấy phương tiện là chùa làm cứu cánh

Thành tựu ba tâm này, Phật dạy chúng ta phát triển Tịnh độ bằng cách kết hợp ba tâm với sáu pháp ba la mật. Không đặt căn bản trên ba tâm mà tu sáu pháp ba la mật, không thành tựu pháp của Bồ tát

Vận dụng ba tâm và sáu pháp ba la mậtvấn đề không đơn giản. Ba tâm và sáu pháp ba la mật để riêng rất dễ. Nhưng kết hợp ba tâm và sáu pháp ba la mật để ứng dụng từng chỗ khác nhau rất khó. Việc này đòi hỏi hành giả phải biết cách tổng hợp để có sáng tạo riêng, mới tu Bồ tát đạo được. Ví như đồng một lúc, địch tấn công bốn phía mà ta đều chống đỡ được. 

Không kết hợp, mà tu ba tâm và sáu pháp ba la mật rời rạc sẽ không kết quả. Ví dụ tu bố thí chung chung không được. Phải kết hợp bố thí với ba tâm. Hành giả bố thí trên căn bản tình thương, nên phẩm vật lớn hay nhỏ không quan trọng. Việc chính là lòng chúng ta rộng hay hẹp. Nếu thực sự thể hiện đại bi tâm, thì muối cũng thành ngọt. 

Tuy nhiên, bố thí trên căn bản đại bi, nhưng thiếu bồ đề tâm hay trí giác, sẽ dễ bị người lợi dụng lòng tốt của chúng ta. Sử dụng tiền của bố thí cũng phải kết hợp với bồ đề tâm hay trí khôn mới chỉ đạo được. Không bố thí tràn lan vì của kho cho cũng không đủ. Thấy đúng đối tượng và đúng yêu cầu mới cho, mới giúp. 

Phật có 18 pháp bất cộng, một trong 18 pháp này là thân, khẩu, ý tùy trí tuệ hành, tức suy nghĩ, lời nói, hành động đều đặt trên sự chỉ đạo của trí tuệ. Ngài sử dụng trí tuệ rọi vào cuộc sống chính xác, thấy rõ yêu cầu thế nào và đáp ứng nhằm mục tiêu phát triển mọi người. Không giúp đỡ để họ trở thành người ăn hại

Vì thế, thâm tâm kết hợp ngược lại bồ đề tâm, xem có đáng cho không và cho để họ được gì mới là vấn đề quan trọng. Cho người ăn bát cơm, trong niệm tâm đó họ được no dạ. Nhưng niệm thứ nhì, họ đói thì sẽ ra sao? Bồ tát dùng bồ đề tâm xoáy sâu vào nghiệp của người được bố thí để giải quyết vấn đề nghiệp mới là chính. Không giải quyết được nghiệp, mà cứ cho ăn là làm chuyện vô ích. Kinh Pháp Hoa dạy nuôi một người cho đầy đủ đến 80 tuổi thành La hán, cũng không bằng dạy người nghe một chữ của kinh Pháp Hoa, thoát kiếp sanh tử luân hồi

Chúng ta không dùng bốn tâm để xóa nghiệp của người, mà bố thí làm cho nghiệp của họ tăng thêm, làm cho họ sung sướng, thỏa mãn yêu cầu tham lam. Vì thế, càng giúp nó càng tham, đến độ ta không còn khả năng che chở, họ sẽ quay lại chống ta. Chúng ta đã tạo điều kiện cho họ chống, mà cứ lầm tưởng rằng ta dìu dắt họ; khác gì chúng ta vào đời phá hại chúng sanh, không phải giúp đỡ chúng sanh

 Phật dùng trí giác để bố thí, nên người theo Phật nghe pháp lần xóa nghiệp của họ. Cuộc sống vui lên, họ tự phát triển. Dù Phật không cho, mà đó mới thật là cho. Điển hình như bà ăn mày cắt tóc mua dầu cúng Phật, thoát được kiếp ăn mày, vì đúng như pháp cúng dường. Trên thực tếăn mày cúng Phật, nhưng mười phương chư Phật nhìn thấy chính Đức Thích Ca đã bố thí cho bà ăn mày; nhờ đó bà mới chuyển kiếp được .

Dùng bồ đề tâmthâm tâm hành bố thí chưa đủ, phải vận dụng thêm trực tâm là lòng ngay thẳng, bình đẳng tuyệt đối. Không có trực tâm hay Như Lai tâm, bình đẳng tâm, hành giả tu suốt đời cũng không thành Phật. Vì vậy, Duy Ma nói với Bồ tát Văn Thù rằng Ngài coi Đức Phật Vô Nan Thắng và bà ăn mày đồng nhau không khác. Tuy có cho người này, không cho người kia, nhưng trên bình đẳng tâm không có phân biệt. Mắt thường không thấy bình đẳng, nhưng dưới mắt Như Lai thấy Duy Ma bình đẳng. Đối với quốc vương, Bà La Môn, thương gia, v.v..., Duy Ma đối xử khác nhau. Làm trăm việc không giống nhau, nhưng Duy Ma nói với Văn Thù rằng Ngài đã hoàn toàn hành bình đẳng pháp.

Khi hành giả kết hợp ba tâm vào việc bố thí, tác động hỗ tương cho nhau trở thành chín lần. Người thọ được pháp bố thí cũng tự phát triển ba tâm. Hay nói cách khác, lấy tâm ta để vào tâm người, tác động cho người phát triển tâm tốt như ta, là đã hành bố thí của Bồ tát.

 Ông Cấp Cô Độc thể hiện được pháp bố thí trên dạng ba tâm. Những người nghèo đói được ông nuôi dưỡng, giúp đỡ đều phát triển ba tâm này, trở thành tài giỏi, thay thế ông quản lý sự nghiệp.

Ngoài ra, tu pháp trì giới cũng đặt trên căn bản ba tâm. Kinh Duy Ma lấy giới thập thiện làm chuẩn để trang nghiêm ba nghiệp thân, khẩu, ý. Vì vậy, quan trọng là hành giả phải đoạn hẳn tam độc tham, sân, si, dùng bồ đề tâm cân nhắc xem Phật chế giới này cho ai, nhằm mục đích gì. Nếu không, hành giả sẽ kẹt giới điều, rơi vào giới cấm thủ. Hành giả dùng trí tuệ xem giới nào thích hợp, mới tạo thành mẫu giới đức.

 Hành giả cũng sử dụng thâm tâm để thực hiện giới. Ví dụ như Phật vì tâm đại bi giết tên cướp biển để cứu đoàn thương buôn. Trong 12 năm đầu giáo hóa, chúng hội thanh tịnh nên Phật không chế giới. Về sau, Phật mới đặt ra giới để ngăn cản người không thanh tịnh

Trì giới thanh tịnh của Đại thừa trên căn bản thanh tịnh từ bản tâm, nên giới Bồ tát thuộc về giới thể hơn là giới tướng. Từ đó, hành động thiện mà tâm ác sẽ trở thành việc ác. Ví dụ giúp người để lợi dụng, nhưng không lợi dụng được, tâm ác sẽ bung ra.

Nói chung, hành giả dùng ba tâm rọi vào sáu pháp ba la mật, vận dụng sáu pháp ba la mật tu đạt nghĩa rốt ráo, nên tâm hoàn toàn thanh tịnh. Nhờ đó, Tịnh độ Bồ tát hiện ra dưới dạng sáu pháp ba la mật

Kế đến, Phật dạy 37 trợ đạo phẩm cũng là Tịnh độ của Bồ tát. Khi tu 37 trợ đạo phẩm cũng phải đặt căn bản trên ba tâm, vì hành 37 trợ đạo phẩm riêng sẽ không đắc đạo. 37 trợ đạo phẩm dùng để đối trị nghiệp như tứ niệm xứ giúp hành giả đánh ngã ái nghiệp sẽ được giải thoát

Đối với người nhiều ái dục, Phật dạy cửu tưởng quán, nhìn người dưới dạng thực cho đến chết rữa ra, để thủ tiêu ái dục. Nhưng khi tiêu diệt được ái dục xong, tứ niệm xứ quán không còn cần thiết. Ví như sử dụng vũ khí để đánh giặc, giặc tan thì vũ khí cũng không cần. 

Điều chính yếu phải biết giặc ở đâu mới đánh được. Vì vậy, sử dụng bồ đề tâm để lựa xem trong thất bồ đề phần, hành giả tu pháp nào có kết quả cũng như sử dụng bồ đề tâm trong việc tu bát chánh đạo.

Trong bát chánh đạo, hành giả chỉ mới sử dụng được một pháp chánh kiến, đã có Tịnh độ hiện ra. Thật vậy, thế giới này sẽ tốt đối với người có tầm nhìn chính xác. Hành giả không sống trong ảo giác, cũng không nhìn thực tế bên ngoài dẫn đến đau khổ thất bại. Với chánh kiến, hành giả luôn thấy đúng như thật, nhờ đó người có đồng quan điểm sẽ đến kết bạn, tạo thành một tập thể không sai lầm. Không lỗi lầm tất nhiên không đau khổ.

 Khi tập thể đều thấy giống nhau, cùng sống chung tu tập dễ trở thành hòa hợp thanh tịnh, môi trường sống an vui. Hình ảnh Đức Phật và năm Tỳ kheo đầu tiên ở Lộc Uyển tu tập theo chánh kiến, thể hiện rõ nét mô hình Tịnh độ ngay tại Ta bà. Lúc ấy, Phật đưa ra quy luật sống, theo đó Ngài và Kiều Trần Như đi khất thực, bốn Tỳ kheo còn lại ở yên một chỗ tu tập. Riêng Kiều Trần Như đắc La hán hay quả vị Ưng Cúng hiện nét mặt và dáng đi giải thoát khiến cho người cung kính. Phật mới cho vào làng khất thực chung với Ngài, không phải để xin ăn, nhưng dùng phương tiện đó giáo hóa chúng sanh

Việc giáo hóa của Phật tuy trông bề ngoài đơn giản. Nhưng đứng trên mặt tâm linh quan sát đúng hoàn toàn, mới xây dựng được cảnh giới Tịnh độ an lành thực sự và trở thành hạt nhân thu hút nhiều người đến quy ngưỡng.

Ngoài ra, tu bốn pháp nhiếp : bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự cũng trên căn bản ba tâm. Ví dụ tu pháp đồng sự, muốn giáo hóa người, hành giả phải chung sống với họ. Cũng như Phật muốn độ Sa môn, phải bỏ áo vua chúa, mặc áo phấn tảo và đi xin ăn giống họ, để gần gũi dìu dắt họ lên Thánh quả.

Trên bước đường giáo hóa chúng sanh, hành giả lập hạnh đồng với người, đặt mình vào hoàn cảnh người. Tuy nhiên, hành giả vẫn phải dùng bồ đề tâm cân nhắc xem đến nơi nào, sống chung với người, có làm được gì cho họ hay không. Sức mình có nhiếp được họ không, hay là đồng sự để rồi chẳng những không lợi ích, còn bị chúng sanh nhiếp ngược lại mình, thì cả hai nắm tay nhau đi vào địa ngục

Tạo Tịnh độ dưới dạng bốn pháp nhiếp, không ngoài ba tâm, hành giả luôn bình tĩnh sáng suốt, chỉ đạo tâm từtâm bình đẳng. Hành giả mới không lạc lốitrở thành người tốt. Ngược lại, rời ba tâm, dễ bị người lợi dụng lòng tốt, sẽ biến thành hành động xấu.

Tóm lại, hành sáu pháp ba la mật, mười nghiệp lành v.v... trên căn bản ba tâm để xây dựng Tịnh độ của Bồ tát. Mỗi hoàn cảnh đều có Tịnh độ riêng, nay ở Tịnh độ này, mai ở Tịnh độ khác. Hành đạonhân gian mà lúc nào Bồ tát cũng an trú trong Tịnh độ, mới giáo hóa thành tựu. Rời bỏ Tịnh độ vào trần thế giáo hóa, coi chừng bị nhiễm ô, bị trần thế giáo hóa ngược lại.

 Thánh Đức thái tử ở thế kỷ 6 nghiên cứu các mẫu Tịnh độ này, hình thành Hiến pháp 17 điều là Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản. Ngài chú sớ cả bộ kinh Duy Ma, xây dựng một quốc gia theo mô hình của Tịnh độ Bồ tát.

 Phật cho biết các Phật quá khứ cũng từng xây dựng Tịnh độ Bồ tát theo các mô hình trên cho quyến thuộc của các Ngài an trú. Tịnh độ của Phật chỉ hiện ra khi hành giả tổng hợp được tất cả Tịnh độ của Bồ tát, cũng có nghĩa là khi ta đầy đủ hạnh Bồ tát.

Nói chung, tất cả những gì Phật dạy từ Lộc Uyển đến thành Tỳ Da Ly, không có pháp nào không hình thành Tịnh độ. Nhưng có người không chịu sử dụng, không chịu an trú thế giới an lành này. Họ cứ lang thang ra ngoài rồi than vãn khổ sở, oi bức quá và chạy tìm mãi Tịnh độ xa xăm nào đâu. Trong khi con của trưởng giả Bảo Tích và 500 thiếu niên thích thú với thế giới giải thoát của Phật mà họ bắt gặp được, nên hướng tâm xuất gia.

Xá Lợi Phất đại diện đệ tử Phật cảm thấy lạ, vụt nghi ngờ lời Phật dạy. Các thiếu niên chỉ tu một pháp đã có Tịnh độ, còn các Ngài theo Phật đã lâu, tu bao nhiêu pháp và chính Phật tu vô lượng kiếp còn không có Tịnh độ, nghĩa là sao ?

Thế giới Phật dạy lý tưởng như vậy, nhưng thực tế lại phũ phàng. Phật cũng phải đầu trần, chân đất đi khất thực, có lúc cũng không có cơm ăn. Vậy Tịnh độ Phật ở đâu, không lẽ Đức Phật hư vọng sao ? 

Điểm này gợi nhắc việc tu của hành giả bằng hình thức và bằng tâm chứng hoàn toàn khác nhau. Thật vậy, đồng tu nhưng có người cảm tâm, được Tịnh độ. Không cảm tâm, chẳng bao giờ bước chân vào Tịnh Độ được. 

Hành giả cầu đạo thực lòng, sẽ thấy Tịnh độ theo thứ bậc. Từ Tịnh độ một mình, đến Tịnh độ một số người hiểu ta, Tịnh độ của một số người cộng tác với ta, đó là thế giới thanh lọc. Tâm được thanh lọc sẽ hình thành thế giới thanh lọc hay là quan hệ giữa hành giả và người xung quanh hoàn toàn tốt hoặc tốt một phần. Đó là thế giới thanh tịnh, không ô nhiễm, phiền toái.

500 thiếu niên mới nghe Phật dạy, sống được với pháp. Chư Tăng theo Phật lâu ngày, nhưng không thấy, vì vướng mắc hình thức, không sống với nội tâm. Người có tâm hồn hướng thượng đem so thực tế phũ phàng với lý tưởng Phật dạy, phát hiện ra thế giới an lành để an trú. Chỉ vì chúng ta không biết nên không hưởng được. Phật phápcông năng làm cho giải thoát, nhưng ta không giải thoát là tại ta, không phải do pháp. 

Theo đúng pháp tu hành, hành giả dễ dàng kiến tạo Tịnh độ. Nương pháp Phật, hành giả đến với người bằng tâm pháp và ngược lại, người cảm tâm, cảm hạnh đến với hành giả. Thế giới tự tại giải thoát bắt đầu hình thành từ đây.

Mối nghi ngờ của Xá Lợi Phất thật ra nhằm nhắc nhở cho những ai tu hành sống trong chốn giải thoát mà không hưởng được hương vị giải thoát của đạo. Thật sự Xá Lợi Phất là đại La hán đã sống trong pháp Phật từ lâu. Khi chưa theo Phật, Ngài đã chứng quả Tu đà hoàn và chưa nghe pháp, chỉ mới nhìn thấy Phật đã đắc La hán, thể hiện một sự cảm tâm cao độ giữa Xá Lợi Phất và Phật. Nghĩa là Ngài đã thâm nhập Tịnh độ của Phật, lẽ nào Ngài lại không biết. 

Sự thật Xá Lợi Phất biết rõ tâm niệm nghi ngờ của đại chúng. Ngài đặt câu hỏi để Phật giải đáp mối nghi ngờ đó cho chúng hội, cũng là giải đáp cho chính chúng ta

Nói đúng hơn, kinh mượn lời Xá Lợi Phất để nói lên thao thức của các tu sĩ trong thời kỳ Phật giáo phát triển, vì ai cũng biết thời kỳ này làm gì còn Xá Lợi Phất. Ở đây muốn diễn tả sự băn khoăn của tầng lớp tu sĩ trẻ thuộc Đại chúng bộ trước tiền đồ Phật giáo. Lúc ấy, có thể nói nhiều người tu nhưng không mấy người tìm được lý tưởng của đời sống phạm hạnh.

 Khi chưa xuất gia, chúng ta đọc kinh Phật thấy hay quá, cả một bầu trời lý tưởng. Nhưng bắt đầu khoác áo tu dấn thân hành đạo, bao nhiêu khó khăn đụng chạm, tranh chấp phiền lụy tràn ngập bước chân ta. Ý này được kinh diễn tả qua nhận xét của Xá Lợi Phất thấy thế giới của Đức Thích Ca toàn hầm hố gai chông mà Ngài cứ nói là đẹp.

 Riêng tôi, trải qua mấy chục năm tu hành, cố gắng vượt qua hầm hố gai chông, mới lấy lại sức bình tĩnh để an trú trong thế giới thanh tịnh phạm hạnh. Những người không đủ sức vượt hiểm nguy, đành bỏ cuộc, hoàn tục.

 Hình ảnh 500 thiếu niên tu sống đúng lời Phật dạy, mỗi pháp tác dụng vào tâm và thể hiện trong cuộc sống, tạo thành một Tịnh độ hay đời sống an lành của chính họ. Cũng vậy, cuộc đời hẩm hiu khổ đau hay gai chông hầm hố, tùy phiền não tác động mà thành.

Sau cùng, Phật kết luận muốn kiến tạo Tịnh độ, trên nguyên tắc phải tạo từ tâm trước. Tâm tịnh thế giới tịnh, tâm uế trược không thể nào sanh Tịnh độ

Hành giả tu tâm nào sẽ kết thành thế giới tương ưng. Hành giả muốn tạo thế giới quan tốt nhưng mang tâm niệm xấu ác, tất nhiên không thể hình thành thế giới an vui được. 

Trang bị bằng tâm chông gai, nên cuộc đời cũng phải nếm mật nằm gai. Ngược lại, tâm bình thế giới bình. Tâm Phật A Di Đà hoàn toàn thanh tịnh, biến khắp pháp giới. Hành giả là một đơn vị trong pháp giới. Nếu trang nghiêm bằng tâm ngay thật diệu hòa, hành giả sẽ bắt gặp được tâm của Ngài dễ dàng. Lúc đó, hành giả và Phật A Di Đà ở dạng đồng thể, đồng bản tánh thanh tịnh, nên thâm nhập thế giới của A Di Đà hoàn toàn tự tại. Vì vậy, điều chỉnh tâm, tịnh hóa tâm là việc chính yếu.

 Xá Lợi Phất nghĩ rằng tâm của Đức Thế Tôn lẽ nào không thanh tịnh, sao cõi Phật này của Ngài toàn là hầm hố chông gai, núi non nhơ nhớp dẫy đầy như thế ? Điểm này hành giả được quyền suy nghĩ như vậy. Nhưng nên nhớ hành giả đứng trên lập trường nào để xác minh là điều quan trọng; trên lập trường Thanh văn, Bồ tát hay Như Lai đều khác nhau.

Phật hỏi Xá Lợi Phất có thấy mặt trời, mặt trăng sáng hay không và người mù có thấy sáng không ? Xá Lợi Phất trả lời người mù không thấy sáng nhưng Xá Lợi Phất thấy sáng. Cảnh vật lúc nào cũng có nhưng vì mù nên không thấy. Cũng vậy, có thế giới Phật, mà phàm phu nghiệp chướng bị phiền não bao vây nên không thấy, không phải không có.

Lúc ấy, Loa Kế Phạm Thiên trả lời Xá Lợi Phất rằng ông thấy nước của Phật Thích Ca thanh tịnh, toàn lầu các cung điện như cung trời Đại Tự Tại. Còn tâm Xá Lợi Phất có cao thấp, không nương theo trí tuệ Phật, nên thấy cõi Ta bà không thanh tịnh

Điểm này thể hiện tâm Xá Lợi Phất và tâm Đại Phạm Thiên Vương khác nhau. Tâm khác là do nghiệp khác và nghiệp là cái gì liên hệ đến quá khứ; quá khứ đã tác động cho chúng ta có cái nhìn đổi khác. 

Xá Lợi Phất trong lúc tu tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc quan sát trần thế đầy tội lỗi đáng chán, đáng bỏ. Ấn tượng xấu tràn ngập trong tâm Ngài, nên nhìn ra cuộc đời chỉ thấy toàn gai chông hầm hố là chúng sanh, chúng sanh nghiệp, chúng sanh phiền não. Quán sát như vậy, hàng Thanh văn không dám nhìn, không dám nghĩ, không dám đi vào trần thế, chỉ thu mình lại trong Niết bàn

Ngược lại, Loa Kế Phạm Thiên có óc sáng tạo, là đấng tạo hóa, nên thấy vạn vật xanh tươi theo bốn mùa. Dưới nhãn quan của Đại Phạm Thiên vương, vạn vậtthiên đường.

Nghi ngờ của Xá Lợi Phất hay nói khác là từ nỗi nghi của người tu không đắc đạo sanh nghi pháp, được kinh diễn tả, mượn nhân vật Loa Kế Phạm Thiên thuộc tôn giáo có sẵn thời bấy giờ. Phạm Thiên khẳng định cõi Trời Đại Tự Tại không đẹp bằng Tịnh độ của Phật Thích Ca, để ngầm chỉ giáo nghĩa của Phật cao siêu hơn kinh Phệ Đà của Bà La Môn

Điều này gợi nhắc tu sĩ Phật giáo rằng Phật tại thế, Ngài đã điều phục các thầy Bà La Môn quy ngưỡng Phật pháp. Và đã từng có những thời kỳ Phật giáo vàng son rực rỡ chỉ đạo cho sinh hoạt xã hội. Nhưng tại sao chúng ta không biết sử dụng giáo nghĩa cao quý, để cho đạo Phật xuống dốc thê thảm

Tinh thần khơi dậy trách nhiệm phục hưng Phật pháp bàng bạc trong hầu hết bộ kinh, cho chúng ta nhận thấy rõ kinh Duy Ma được kiết tập trong thời kỳ Phật giáo bị lu mờẤn Độ. Đây là thời kỳ phản tỉnh, để sau này các Thánh Tăng như Long Thọ, Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân ra đời.

Nói chung, từ thế giới Phật cao nhất cho đến thế giới Bồ tát, Thanh văn, chư Thiên, bát bộ chúng, tất cả loại hình thế giới đều có ở đây, ở cùng một cõi. Tuy nhiên, mỗi loài đều thấy thế giới này quả tìnhthế giới của riêng họ.

 Hay nói cách khác, cùng một thế giới mà loài nào thấy theo nhãn quan của loài đó. Chư Thiên thấy Phật dưới dạng chư Thiên, La hán thấy theo La hán; nhưng Phật vẫn là vị Đạo Sư của tất cả. Vì nếu Phật giới hạn trong phạm vi Thầy của những người đi khất thực, mặc áo phấn tảo nghèo khổ, thì Ngài không thể làm Thầy của vua chúa ưa thích cung cách sang trọng. Tâm niệmnghiệp lực thế nào, thì hiện thế giới tương ưng, để trả lời câu của Phật dạy : Tâm tịnh thế giới tịnh.

Khi Phật ấn chân xuống đất, Xá Lợi Phất liền thấy Ta bà biến thành toàn thất bảo. Điều này chúng ta nghĩ có thật không, phải hiểu sao ? 

Hiện tượng này được giải thích theo nhiều nghĩa. Thực tế, từ thế giới này biến thành thất bảo tức khắc, không được. Muốn biến đổi thế giới sống của chúng ta, phải có một quá trình. Từ thời đại cổ sơ đến thế giới văn minh ngày nay, là cả một quá trình xây dựng. Chúng ta có quyền tin vào thế hệ con cháu sẽ thay đổi được; đó là ý nghĩa thứ nhất của biến đổi

Nghĩa thứ hai của việc ấn chân xuống thành thất bảo được hiểu là ảo thuật. Đối với ngoại đạo, Phật có thần thông biến hóa không lường. Thần thông này có thể hiểu giống như ảo thuật, nghĩa là Phật tạo điều kiện cho chúng ta thấy khác. Giáo sư Nomura lấy ví dụ tương tự như nhà ảo thuật làm cho chúng ta sống trong mộng. Nhà ảo thuật còn làm được, chẳng lẽ Như Lai không làm được sao? Tuy nhiên, vì là ảo thuật, làm tức khắc được, nhưng vì không thật nên Phật phải thu trở lại thực tế.

 Nghĩa thứ ba được giải thíchXá Lợi Phất mượn lực Phật để thấy thế giới Phật. Ví như trong phút giây bị thôi miên, bị dừng suy tư lại và hướng tâm về thế giới của người điều khiển.

 Ấn chân xuống đất, Tịnh độ hiện. Ý này được diễn tả theo Thiền là “Tâm ấn tâm”. Người có cuộc sống dù đau khổ thế nào chăng nữa khi gặp Phật, tâm cũng được giải thoát. Thế giới Tịnh độ này là thế giới của tâm, từng pháp từng pháp đưa vào tâm, sống theo lời Phật dạy, bình an thanh thản tự đến. 

Tiến xa hơn một nấc, người theo Phật có cảm tâm mạnh, liền chứng La hán. Điển hình là Xá Lợi Phất gặp Phật, râu tóc cuả ông rụng ngay tức khắc. Râu tóc rụng tiêu biểu cho phiền não và nghiệp thế gian dứt sạch, không phải râu tóc rụng thật. Với nghề nghiệp là đại luận sư, tâm Xá Lợi Phất tràn đầy vấn đề phức tạp, nhưng nhìn thấy Phật thanh tịnh, lòng ông tự thanh tịnh theo. 

Ngày nay hồi tưởng lại quá khứ, Xá Lợi Phất được phước duyên gặp Phật, đắc La hán dễ dàng như vậy. Chúng ta cảm thấy số phận mình ngày nay tu trầy trật vất vả, mà không có mấy người đắc được La hán, nên tiếc nuối than thở rằng : 

Phật tại thế thời ngã trầm luân,

Kim đắc nhân thân thời Phật nhập diệt.

Áo não tự thân đa nghiệp chướng,

Bất kiến Như Lai kim sắc thân.

Hàng Thanh văn nhờ nương theo Phật vào sống được trong Tịnh độ của Phật. Nếu tách rời Phật, họ cũng trở lại thân phận riêng, trở lại thế giới không giải thoát. Vì vậy, khi Phật không ấn chân xuống đất nữa, mọi người hoàn lại trạng thái cũ. Kinh Pháp Hoa gọi Tịnh độ tạm bợ của Thanh vănhóa thành. Nếu Phật nói Tịnh độ thật của Ngài, nghĩa là nói Phật đạo dài xa, mọi người sanh chán nản, sẽ không muốn tu. 

Thật vậy, lần đầu Xá Lợi Phất mới nhìn thấy tướng hảo thanh tịnh của Phật liền đắc La hán. Quý vị thử nghĩ xem đắc quả La hán đơn giản như vậy sao ? Đến hội Pháp Hoa, Phật mới nói sự thật rằng Xá Lợi Phất có khả năng bộc phá ngay tức khắc kiến hoặc phiền não, được tâm thanh tịnh, vì nhờ Phật tạo điều kiện, nhờ nương lực Phật mà phiền não tự rơi rụng và đắc quả này. Nói nôm na cho dễ hiểu là “Ăn theo”, không phải thực của chính mình.

 Vì thế, đạt quả vị La hán xong, còn phải trải qua vô lượng kiếp tu hành Bồ tát đạo, mới thành Phật hiệu Hoa Quang. Riêng chúng ta cũng vậy, ngày nay tu hành nương nhờ công đức lực của Phật, an trú trong thế giới hoàng kim của Ngài cảm thấy tạm bình ổn, quên đi oi bức của cuộc đời. Tách rời Phật, chúng ta trở lại hoàn cảnh hẩm hiu ngay.

Kiến tạo được Tịnh độ nhân gian xong, Phật hướng dẫn chúng hội qua thành Vương Xá, lên Linh Thứu sơn, để chỉ mẫu Tịnh độ lý tưởng cao hơn. Đó là thế giới an lành vĩnh cửu thật sự, không còn thuộc phạm vi con người phàm phu.

 Tịnh độ Linh Sơn chỉ mở ra cho những người chứng quả A la hán, kiến hoặctư hoặc đã đoạn sạch. Hàng A la hán phá được kiến hoặc, không còn nhận thức sai lầm. Các Ngài trang bị bằng lục thông, có cái nhìn sự vật rất chính xác, thấy được quá khứ dẫn đến hiện tại và xuyên suốt vị lai. Chẳng những các Ngài phá được kiến hoặc mà cả tư hoặc cũng được tận diệt. Tư hoặcnhận thức bằng trí óc. Khi nhận thức đã chính xác và tình cảm nhiễm ô bên trong đã hoàn toàn quét sạch, mới đủ tư cách thâm nhập Tịnh độ Linh Sơn. Tịnh độ này của những người đã đạt đến Niết bàn KHÔNG, không còn bị hoàn cảnh chi phối, do tu được nhân Khôngpháp Không. Chúng hội đứng ở vị trí này, Phật mới dạy thật tướng các pháp. 

Xa hơn nữa, trong kinh Pháp Hoa, Phật gợi cho chúng ta khái niệm về hai Niết bàn Chân Không Diệu Hữu của Bồ tát lai thính Pháp Hoa kinhBồ tát thân sắc vàng Tùng địa dũng xuất. Hai thế giới quan này thuộc phần tâm chứng, ở ngoài phạm vi hiểu biết, lạm bàn của hàng phàm phu chúng ta.

Như vậy, từ hạt nhân phát triển tư tưởng Tịnh độ của Duy Ma, quá trình tu hành theo sự tiến triển của những mô hình Tịnh độ kiểu mẫu nói trên được Ngài Vĩnh Gia tóm lược trong bài kệ sau :

 Tam giới du hỏa trạch

 Bát đức bản thanh lương

 Dục ly kham nhẫn độ

 Thê tâm an dưỡng hương

 Lục tự như luân chuyển

 Tịnh niệm tự tương tương

 Di Đà phi biệt hữu

 Trí nhân đương tự cường 

 Bát vạn tứ thiên tướng

 Bất ly ngã tâm vương

 Hà lao tái án chỉ

 Phương vi Cực Lạc hương.

Qua bài kệ trên, Ngài cho chúng ta thấy xây dựng một Tịnh độ nhân gian lý tưởng theo tinh thần kinh Duy Ma, là việc tất yếu của Bồ tát.

 Nhưng mẫu Tịnh độ này vượt ngoài khả năng của Thanh văn. Phật mới phải chỉ họ gá tâm tu hànhthế giới lý tưởng xa xôi là An dưỡng quốc của Phật A Di Đà để tạm quên đi những bức ngặt của nhà lửa tam giới.

 Khi an tâm rồi, Phật dạy người trí phải nhận biết Tịnh độ Tây Phương chỉ là phương tiện và dùng trí Bát Nhã rọi lại hiện thực cuộc sống. Nếu rời Bát Nhã, sẽ bị đọa, vì đi thẳng về không tưởng mất.

 Từ Tịnh độ Tây Phương kéo chúng hội trở lại xây dựng Tịnh độ tâm vương của Pháp HoaThường Tịch Quang chân cảnh, thế giới quan của những người trở về được với bản tâm chân như .

Tóm lại, trên lộ trình 500 do tuần đường hiểm đến Bảo sở, từng bước chân đi trên Thánh đạo, từng thế giới an lành mở ra chào đón chúng ta. Mỗi lần một phần phiền não rơi rụng là một lần đưa ta bước vào thế giới thánh thiện êm đềm.

 An trú trong Tịnh độ bé nhỏ của hàng sơ tâm, chúng ta như pháp tu hành, dần tịnh hóa thân tâm, nhờ đó đôi mắt trí tuệ khai mở trong sáng thêm và trái tim ta ấp ủ tình thương chúng sanh nồng nàn hơn. Ta bước vào đời trải rộng thế giới Tịnh độ thương yêu, hiểu biết đến cho người cùng chung sống. 

Đến ngày nào ta và chúng sanh đều giác ngộ hoàn toàn, ngày đó tam thiên đại thiên thế giới đều thanh tịnh trang nghiêm bằng thất bảo, y như Phật Thích Ca hiển bày cho Xá Lợi Phất.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13425)
Ấn là chiếc ấn hay khuôn dấu. Pháp có nghĩa là chánh pháp hay toàn bộ hệ thống tư tưởng trong lời dạy của Đức Phật được ghi lại trong ba tạng thánh điển. Pháp ấn có nghĩa là khuôn dấu của chánh pháp
(Xem: 11139)
Đây là Kinh thứ 16 của Nghĩa Túc Kinh và cũng có chủ đề “Mâu Ni”: Một vị mâu ni thấy như thế nào và hành xử như thế nào khi đứng trước tình trạng bạo động và sợ hãi?
(Xem: 13240)
Các nhà học giả Tây phương cũng như Đông phương đều công nhận hệ thống Bát-nhã là cổng chính yếu dẫn vào Đại thừa.
(Xem: 12605)
Mỗi khi nói về vấn đề niềm tin trong đạo Phật, chúng ta thường hay dẫn chứng những lời Phật dạy trong kinh Kalama.
(Xem: 30244)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12872)
Trong Kinh Kim Cang có câu, “Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.” Nghĩa là, nếu thấy các tướng đều xa lìa tướng, tức là thấy Phật.
(Xem: 13887)
Kinh Kim Cương (hay Kim Cang), tên đầy đủ là Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa (Vajracchedika-prajñaparamita), là một trong những bài kinh quan trọng nhất của Phật giáo Đại Thừa
(Xem: 12172)
Trong sách Nhật Tụng Thiền Môn, chúng ta có Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 13066)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 18698)
Chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơ đến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
(Xem: 56793)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 36433)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 23156)
Giáo pháp được đưa vào thế giới khi Đức Thích Ca chứng đạo tối thượng, lần đầu tiên thuyết về Chân Như và về những phương pháp hành trì đưa đến chứng ngộ.
(Xem: 11348)
Năm 1984 khi bắt đầu lạy kinh Ngũ Bách Danh bằng âm Hán Việt thuở ấy, tôi không để ý mấy về ngữ nghĩa. Vì lúc đó lạy chỉ để lạy theo lời nguyện của mình.
(Xem: 20762)
Thiền sư Nghi Mặc Huyền Khế tìm được những lời của đại sư Hà Ngọc nơi bộ Ngũ Tông lục của Quách Chánh Trung và những trứ tác của các vị Huệ Hà, Quảng Huy, Hối Nhiên...
(Xem: 13482)
Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
(Xem: 27704)
Kinh quán Vô Lượng Thọ Phật là một trong ba bộ kinh chính yếu của tông Tịnh Độ, được xếp vào Đại chánh tạng, tập 16, No. 1756.
(Xem: 14170)
Tác phẩm này có thể là hành trang cần thiết cho những ai muốn thực hành Bồ Tát giới theo đúng lời Phật dạy. Vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu đến Tăng, Ni, Phật tử.
(Xem: 15279)
Nguyên tác Phạn ngữ Abhidharmakośa của Thế Thân, Bản dịch Hán A-tỳ-đạt-ma-câu-xá luận của Huyền Trang - Việt dịch: Đạo Sinh
(Xem: 16945)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 14684)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.
(Xem: 17875)
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
(Xem: 18939)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 13954)
Nói đến kinh Pháp Hoa, các vị danh Tăng đều hết lòng ca ngợi. Riêng tôi, từ sơ phát tâm đã có nhân duyên đặc biệt đối với bộ kinh này.
(Xem: 13476)
A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta...
(Xem: 12361)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sanh ở Ấn Độ, nên thuyết pháp đều dùng Phạn ngữ, Kinh điển do người sau kiết tập cũng bằng Phạn văn. Những bổn Kinh Phật bằng Trung văn đều từ Phạn văn mà dịch lại.
(Xem: 12438)
Có rất nhiều công trình thâm cứu có tính cách học giả về tác phẩm nầy dưới dạng Anh ngữ, Nhật ngữ và Hoa ngữ liên quan đến đời sống, khái niệm nồng cốt của tư tưởng Trí Khải Đại Sư trong mối tương quan với Phật giáo Trung Quán
(Xem: 15329)
Luật học hay giới luật học là môn học thuộc về hành môn, nhằm nghiên cứuthực hành về giới luật do đức Phật chế định cho các đệ tử
(Xem: 21933)
Quyển sách “Giáo Trình Phật Học” quý độc giả đang cầm trên tay là được biên dịch ra tiếng Việt từ quyển “Buddhism Course” của tác giả Chan Khoon San.
(Xem: 20564)
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
(Xem: 20841)
Hiển Tông Ký là ghi lại những lời dạy về Thiền tông của Thiền sư Thần Hội. Còn “Đốn ngộ vô sanh Bát-nhã tụng” là bài tụng về phương pháp tu đốn ngộ để được trí Bát-nhã vô sanh.
(Xem: 19985)
Uyển Lăng Lục là tập sách do tướng quốc Bùi Hưu ghi lại những lời dạy của thiền sư Hoàng Bá lúc ông thỉnh Ngài đến Uyển Lăng, nơi ông đang trấn nhậm để được sớm hôm thưa hỏi Phật pháp.
(Xem: 12908)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 13411)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 14743)
Là Bộ Luật trong hệ thống Luật-Tạng do Bộ Phái Nhất Thiết Hữu thuộc hệ Thượng Tọa Bộ Ấn Độ kiết tập...Đại Tạng No. 1451
(Xem: 16499)
“Triệu Luận” là một bộ luận Phật Giáo do Tăng Triệu, vị học giả Bát nhã học, bậc cao tăng nổi tiếng đời Hậu Tần Trung Quốc, chủ yếu xiển thuật giáo nghĩa Bát nhã Phật Giáo.
(Xem: 16061)
Bộ chú giải này là một trong năm bộ luận giải thích về luật trong Luật bộ thuộc Hán dịch Bắc truyền Đại tạng kinh lưu hành tại Trung quốc và được đưa vào Đại chính tân tu Đại tạng kinh N.1462, tập 24 do Nhật bản biên tập.
(Xem: 14891)
Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán, Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 - 1992
(Xem: 16402)
Hữu Bộ là một trường phái Phật Giáo quan trọng. Nếu không kể Thượng Toạ Bộ (Theravada, Sthaviravada) thì Hữu Bộbộ phái Phật Giáo duy nhất có được một hệ thống giáo lý gần như nguyên thuỷ...
(Xem: 12149)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 18577)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 16277)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 21407)
Bát-nhã tâm kinh (prajñāpāramitāhṛdayasūtra) là một bản văn ngắn nhất về Bát-nhã ba-la-mật (prajñā-pāramitā). Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 262 chữ.
(Xem: 15479)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 14749)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 12438)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 16139)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
(Xem: 13805)
Hán dịch: Hậu Hán, Tam tạng An Thế Cao người nước An Tức; Việt dịch: Tì-kheo Thích Nguyên Chơn.
(Xem: 24035)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434;, dịch Phạn sang Hán: Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Cát-ca-dạ; Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ...
(Xem: 15374)
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không. Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore. Người dịch: Vọng Tây cư sĩ. Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền
(Xem: 12306)
Kinh này là kinh thứ mười trong Nghĩa Túc Kinh, nhưng lại là kinh thứ mười một trong Atthaka Vagga, kinh tương đương trong tạng Pali.
(Xem: 14020)
Có thể xem đây là "tập sách đầu giường" hay "đôi tay tỳ-kheo"; rất cần thiết cho mỗi vị Tỳ-kheo mang theo bên mình để mỗi ngày mở ra học tụng cho nhuần luật nghi căn bản.
(Xem: 17686)
Không Sát Sanh là giới thứ nhất trong Ngũ Giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới bất toàn, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, giết chóc tràn lan khắp nơi.
(Xem: 19386)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp.
(Xem: 12815)
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đềliên quan đến cuộc sống...
(Xem: 12336)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật.
(Xem: 16927)
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch; Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích; Xuất Bản 2007
(Xem: 13724)
Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai.
(Xem: 19822)
Vị Tăng, lấy Phật làm tính, lấy Như-Lai làm nhà, lấy Pháp làm thân, lấy Tuệ làm mệnh, lấy Thiền-duyệt làm thức ăn.
(Xem: 19710)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM