NGHIÊN CỨU VỀ KINH A DI ĐÀ
oOo
TS Lâm Như-Tạng
oOo
PHẬTA DI ĐÀ VÀ KINH A DI ĐÀ
o0o
A-NGHIÊN CỨU MỘT
I-AMITABHÃ (sanscrit)
Amitabutsu (Tiếng Nhật)
Phật A Di Đà
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật.
Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật. Ngài có đời sống dài vô hạn lượng nên còn có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật.
Ai muốn sanh về cõi nước Cực Lạc của Ngài thì nên phát tâm trì niệm danh hiêu ngài không xao lảng, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày, tiếp tục cho đến Nhất Tâm Bất Loạn. Người ấy khi chết sẽ được Đức Phật và chư Thánh Chúng hiện diện đón về cõi Cực Lạc.
Trong khi giảng kinh Pháp Hoa, Đức Phật Thích Ca cho biết rằng, từ kiếp xa xưa Ngài với đức A Di Đà và mười bốn vị Phật khác hiện nay ở trong 16 cõi là mười sáu người con của đức Phật Đại Thông Trí Thắng (Mahãbhidj Ãdjnãnabhibhũ), khi đức Phật nầy còn là thái tử chưa xuất gia. Sau khi đức Đại Thông Trí Thắng thành Phật thì 16 vị vương tử ấy xuất gia. 16 vị vương tử được cha trưyền dạy phương pháp tu trì, tinh tấn tu tập, thành 16 vị Sa Di Bồ Tát , được đức Đại Thông Trí Thắng thọ ký quả vị Phật cho.
Tất cả nay đều thành Phật: Phương Đông, Phật A Sơ và Phật Tu Di Đảnh; phương Đông Nam, Phật Sư Tử Âm và Phật Sư Tử Tướng; Phương Nam, Phật Hư Không Trụ và Phật Thường Diệt; Phương Tây Nam, Phật Đế Tướng và Phật Phạm Tướng; Phương Tây, Phật A Di Đà và Phật Độ Nhất Thiết Thế Gian Khổ Não; phương Tây Bắc, Phật Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Thần Thông và Phật Tu Di Tướng; Phương Bắc, Phật Vân Tự Tại và Phật Vân Tự Tại Vương; Phương Đông Bắc, Phật Hoại Nhứt Thiết Thế Gian Bố Úy và Phật Thích Ca Mâu Ni.
Hoa sen là tiêu biểu cho công đức của đức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà giáng xuống cõi thế đầy ô trược phiền não cũng như hoa sen mọc lên từ bùn lầy.
Hiện tại sự niệm tưởng đức Phật A Di Đà rất thạnh hành. Tịnh Độ Tông là Tông Phái của những nhà tu trì theo tín ngưỡng Phật A Di Đà, nguyện sanh về cõi Cực Lạc của Ngài. Ba bộ kinh chính của Tông Tịnh Độ là Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
Đức Phật A Di Đà thường hiện thân đi tiếp dẫn chúng sanh có duyên tu niệm, Có hai vị Bồ Tát chầu hai bên. Người ta gọi là A Di Đà Tam Tôn. Chính ở cõi Cực Lạc cũng thường có hai vị Bồ Tát chầu theo Ngài. Phiá tay trái của Ngài là Quan Thế Âm Bồ Tát, phiá tay mặt của Ngài là Đại Thế Chí Bồ Tát. Người tu theo Tịnh Độ thường thờ tượng Tam Tôn nầy.
Mật Tông cũng thờ Phật A Di Đà nhưng họ gọi là Cam Lồ Vương Như Lai. Chú của Phật A Di Đà họ gọi là Cam Lồ chú, Cam Lồ minh.
II-MƯỜI BA DANH HIỆU CỦA PHẬT A DI ĐÀ
13 danh hiệu của Đức Phật A Di Đà. Tức là cách dịch khác của Thập Nhị Quang Phật , cọng thêm bản danh là Vô Lượng Thọ Phật thành 13 hiệu. Kinh Vô Thọ quyển thượng viết: “Vì vậy Vô Lượng Thọ Phật còn có các danh hiệu là:
1-VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT
Vì đời sống của Ngài dài lâu vô hạn.
2-VÔ LƯỢNG QUANG PHẬT
Hào quang của Ngài chiếu sáng vô cùng tận và trí tuệ không thể nghĩ bàn.
3-VÔ BIÊN QUANG PHẬT
Hào quang của Phật chiếu sáng không biết đến đâu là cùng tận, chiếu đến đâu thì giải thoát cho chúng sinh đến đó.
4-VÔ NGẠI QUANG PHẬT
Hào quang của Ngài không có gì ngăn ngại, chiếu khắp các cảnh giới, tự tại như hư không, nơi nào cũng soi khắp.
5-VÔ ĐỐI QUANG PHẬT
Hào quang của Ngài vượt trội hơn hết không có hào quang nào so sánh được, hào quang thanh tịnh của Ngài không có hào quang nào hơn được.
6-DIỆM VƯƠNG QUANG PHẬT
Đức Phật có hào quang tỏa sáng hơn hết.
7-THANH TỊNH QUANG PHẬT
Đức Phật có hào quang rất thanh tịnh.
8-HOAN HỶ QUANG PHẬT
Đức Phật có hào quang rất hoan hỷ, ai được hào quang của Ngài soi rọi đều được đánh tan các mê dục tối tăm, trở nên sáng suốt minh mẫn.
9-TRÍ HUỆ QUANG PHẬT
Đức Phật có hào quang trí tuệ, hào quang ấy chiếu tới đâu thì đánh tan các tối tăm mê đắm, chúng sanh trở nên sáng suốt minh mẫn.
10-BẤT ĐOẠN QUANG PHẬT
Hào quang của Phật chiếu sáng không bao giờ dứt.
11-NAN TƯ QUANG PHẬT
Hào quang của Phật không thể suy xét cho cùng, trừ ra chỉ có bậc Phật mới biết được mà thôi.
12-VÔ XƯNG QUANG PHẬT
Hào quang của Phật không thể đo lường nổi, hào quang ấy rời khỏi các tướng không thể biết cho cùng.
13-SIÊU NHẬT NGUYỆT QUANG PHẬT
Ánh sánh của mặt trời mặt trăng không thể sánh bằng hào quang của đức Phật. Vì ánh sáng của mặt trời và mặt trăng không thể chiếu rọi đến những nơi bị che lấp, ngăn bít, không thể chiếu đến các nơi địa ngục tăm tối, càng không thể chiếu rọi đến tâm ý của người ta. Ngược lại hào quang của Phật A Di Đà có thể chiếu soi đến khắp cả, không có ngăn ngại dù là tâm ý của người ta…
III-BA MƯƠI BẢY DANH HIỆU
Dựa theoTán A Di Đà Kệ của ngài Đàm Loan, trong sách Tịnh Độ Hòa Tán ngài Thân Loan (vị tăng thuộc Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản) đã nêu ra 37 đức hiệu của đức Phật A Di Đà như sau:
Vô Lượng Quang, Chân Thực Minh, Vô Biên Quang, Bình Đẳng Giác, Vô Ngại Quang, Nan Tư Nghì, Vô Đối Quang, Tất Kinh Y, Quang Diệm Vương, Đại Ứng cúng, Thanh Tịnh Quang, Hoan Hỷ Quang, Đại An Úy, Trí Tuệ Quang, Bất Đoạn Quang, Nan Tư Quang, Vô Xứng Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang, Vô Đẳng Đẳng, Quảng Đại Hội, Đại Tâm Hải, Vô Thượng Tôn, Bình Đẳng Lực, Đại Tâm Lực, Vô Xưng Phật, Bà Già Bà, Giảng Đường, Thanh Tịnh Đại Nhiếp Thụ, Bất Khả Tư Nghì Tôn, Đạo Tràng Thụ, Chân Vô Lượng, Thanh Tịnh Lạc, Bản Nguyện Công Đức Tụ, Thanh Tịnh Huân, Công Đức Tạng, Vô Cực Tôn, Nam Mô Bất Khả Tư Nghì Quang.
B-NGHIÊNG CỨU HAI
Theo Phật Học Tự Điển tiếng Anh, Phật A Di Đà , được viết như sau:
“Amita, boundless, infinite; tr. By Vô Lượng, immeasurable. The Buddha of infinite qualities, known as A Di Đà Phật, Amitãbha, tr. Vô Lượng Quang, boundless light. Amitãyus, tr. Vô Lượng Thọ, boundless age, or life, and among the esoteric sects Amita, Cam Lồ Vương sweet-dew king.
An imaginary being unknown to ancient Buddhism, possibly of Persian or Iranian origin, who has eclipsed the historical Buddha in becoming the most popular divinity in the Mahãyãna pantheon. His name indicates an idealization rather than an historic personality, the idea of eternal light and life. The origin and date of the concept are unknown, but he has always been associated with the west, where in his Paradise, Sukhãvati, the Western Pure Land, he receives to unbounded happiness all who call upon his name (cf. the Pure Lands, Tịnh Độ of Maitreya and Aksobhya).
This is consequent on his forty-eight vows, especially the eighteenth, in which he vows to refuse Buddhahood until he has saved all living beings to his Paradise, except those who had committed the five unpardonable sins, or were guilty of blasphemy agnaist the Faith.
While his Paradise is theoretically only a stage on the way to rebirth in the final joys of Nirvãna, it is popularly considered as the final tresting-place of those who cry Na-mo Amita Buddha or Blessed be or Adoration to Amita Buddha.
The Pure Land, Tịnh Độ, sect is especially devoted to this cult, which arises chiefly out of the Sukhãvativyũha, but Amita is referred to in many other texts and recognized, with differing interpretations and emphasis, by the other sects. Eitel attributes the first preaching of the dogma to “a priest from Tokhara” in A.D. 147, and says that Fa-hsien and Hsũan-tsang make no mention of the cult. But the Chinese Pilgrim Huệ Nhựt (Hui-jih) says he found it prevalent in India 702-719. The first translation of the Amitãyus sutra, eirca A.D. 223 – 253, had disappeared when the K’ai-yuan catalogue was compiled A.D. 730.
The eighteenth vow occurs in the tr. By Dharmaraksa A.D. 308. With Amita is closely associated Avalokitesvara, who is also considered as his incarnation, and appears crowned with, or bearing the image of Amita. In the trinity of Amita, Avalokitesvara appears on his left and Mahãsthãmaprãptã on his right.
Another group of five includes Ksitigarbha and Nãgãrjuna, the latter counted as the second patriarch of the Pure-land sect. One who calls on the name of Amitabha is styled A Di Đà Thánh, a saint of Amitãbha. Amitãbha is one of the Five “Dhãni Buddhas” Năm Phật, q.v. He has many titles, amongst which are the following twelve relating to him as Buddha of light, also his title of eternal life: Vô Lượng Quang Phật, Buddha of boundless light; Vô Biên Quang Phật, Buddha of unlimited light; Vô Ngại Quang Phật, Buddha of irresistible light; Vô Đối Quang Phật, Buddha of incomparable light; Viêm Vương Quang Phật, Buddha of yama or flame king light; Thanh Tịnh Quang Phật, Buddha of pure light; Hoan Hỷ Quang Phật, Buddha of joyus light; Trí Huệ Quang Phật, Buddha of wisdom light; Bất Đoạn Quang Phật, Buddha of unending light; Nan Tư Quang Phật, Buddha of inconceivable light; Vô Xưng Quang Phật, Buddha of indescribable light; Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật, Buddha of light surpassing that of sun and moon; Vô Lượng Thọ Phật, Buddha of boundless age.
As Buddha he has, of course, all attributes of a Buddha, including the Trikãya, or Pháp Báo Hóa Thân, about which in re Amita there are differences of opinion in the various schools. His esoteric germ-letter is Hrĩh, and he has specific manuel-signs. Cf. A Di Đà Kinh, of wich with commentaries there are numerous editions.
C-NGHIÊN CỨU BA
I-AMITA-BUDDHA
Tiếng Phạn viết là Amita-Buddha. Vị Giáo Chủ thế giới Cực Lạc Phương Tây. Cũng gọi là A Di Đà Phật, A Nhị Đá Phật, A Nhị Đả Phật. Gọi tắc là: Di Đà, Amita. Dịch ý là: vô lượng. Ngoài ra còn có tên tiếng Phạn là: Amitãbha. Dịch âm là: A Di Đà Bà, A Di Đả Bà. Dịch ý là: Vô Lượng Quang.
Lý do tại sao gọi là Phật A Di Đà, theo kinh A Di Đà do ngài Cưu Ma La Thập dịch thì Đức Phật nầy có vô lượng ánh sáng và tuổi thọ vô lượng cho nên gọi là Phật A Di Đà. Nhưng theo Kinh A Di Đà bản tiếng Phạn và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thụ thì Đức Phật nầy có tuổi thọ vô lượng, ánh sáng nhiệm mầu vô biên cho nên gọi là Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Quang.
Một Đức Phật mà có hai tên gọi nghĩa là không giống nhau. Trường hợp các Đức Phật khác chưa thấy như thế. Trong các kinh điển ở thời kỳ đầu, như Kinh Ban Chu Tam Muội, Kinh Đại A Di Đà, Kinh Duy Ma Cật v.v…cũng chỉ có danh hiệu A Di Đà. Cho nên suy ra có thể biết tên hiệu Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang là do đời sau đã dựa theo nghĩa gốc của những danh từ ấy mà đặt ra.
Theo Kinh Hậu xuất A Di Đà Phật Kệ, Kinh Bình Đẳng Giác, Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thụ v.v…thì tên hiệu của Phật A Di Đà là vô lượng thanh tịnh. Thế giới của Ngài ở gọi là thế giới thanh tịnh, thế giới Cực Lạc.
Theo Kinh Vô Lượng Thọ quyển thượng, về bản duyên thành đạo của Phật A Di Đà, trong kiếp quá khứ lâu xa, khi Đức Phật Thế Tự Tại Vương ở đời, có một quốc vương phát tâm cầu đạo vô thượng, bỏ ngôi vua xuất gia, tên là Tỳ Kheo Pháp Tạng, tu hành tại nơi Đức Phật Thế Tự Tại Vương, biết rỏ Tịnh Độ của chư Phật, trải qua năm kiếp tư duy, rồi phát ra 48 nguyện thù thắng. Từ đó về sau Ngài không ngừng chứa góp công đức, cách nay mười kiếp, nguyện hành tròn đầy, thành Phật A Di Đà, cách thế giới Ta Bà nầy mười vạn ức cõi Phật về phía tây, nhờ phúc báo kiến tạo được cõi Tịnh Độ.
Hiện nay Ngài vẫn còn đang giảng Pháp ở cõi ấy. Ngài là giáo chủ cõi Tịnh Độ, tiếp dẫn những người niệm Phật A Di Đà cầu sanh về cõi nước của Ngài.
Trong những kinh luận đại thừa hiện còn có tới hơn trăm bộ nói về Phật A Di Đà và những việc ở cõi Tịnh Độ của Ngài. Như vậy rõ biết tín ngưỡng Di Đà và giáo nghĩa Tịnh Độ đã đi sâu vào lòng người biết dường nào.
Theo Kinh Ban Chu Tam Muội, quyển thượng, Đức Phật A Di Đà có 32 tướng tốt, ánh sáng chói lọi, đẹp đẽ không gì sánh kịp. Theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ, thân của Phật Vô Lượng Thọ rực rỡ như trăm nghìn ức mầu vàng Diêm Phù Đàn của cõi trời Dạ Ma…Thân cao lớn…Mắt Ngài trong sáng rõ ràng và rộng lớn…
Thân Ngài có vô số tướng tốt, trong mỗi tướng tốt có vô số nét đẹp, trong mỗi nét đẹp có vô số ánh sáng soi khắp thế giới trong mười phương thu nhiếp chúng sanh niệm Phật.
Tại xứ Tây Tạng Phật A Di Đà được xem như hai Đức Phật: Vô Lượng Thọ Phật và Vô Lượng Quang Phật. Nếu cầu trí tuệ thì quy y Phật Vô Lượng Quang, nếu cầu phúc lạc sống lâu thì quy y Phật Vô Lượng Thọ.
Trong Mật Giáo, Phật A Di Đà tượng trưng cho Trí Diệu Quan Sát của Pháp Thân Đại Nhật Như Lai, gọi là Cam Lồ Vương . Trong mạn đồ la Kim Cương Giới, gọi là A Di Đà Như Lai thân thụ dụng trí tuệ, ngồi giữa nguyệt luân (vòng mặt trăng) ở phía tây. Thân Ngài mầu vàng ròng, kết ấn Tam Ma Địa, chủng tử là (hrĩh), mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cương, hình Tam Muội Da là hoa sen.
Trong Mạn Đồ La Thai Tạng Giới gọi là Vô Lượng Thọ Như Lai, ngồi phía Tây của Viện Trung Đài Bát Diệp. Thân Ngài mầu vàng lợt hay vàng ròng, mắt nhắm, mình mặc áo mỏng, ngồi kiết già trên hoa sen báu, bắt ấn nhập định. Chủng tử là (sam), mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cương, hình Tam Muội Da là hoa sen mới nở.
Tham khảo: X. Kinh Lại Tra Hòa La Sở Vấn Đức Quang; Kinh Quyết Định Tổng Trì; Kinh Hiền Kiếp Q.1, Q.3; Kinh Tế Chư Phương Đẳng Học; Kinh Đại Pháp Cự Đà La Ni Q.17; Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá; Luận Thập Trụ Tỳ Bà sa Q.5, phẩm Dị Hành; Vãng Sanh Luận Chú; Quán Kinh Sớ (Thiện Đạo)…
II-TÂY PHƯƠNG TAM TÔN
A Di Đà Tam Tôn, cũng gọi là Tây Phương Tam Thánh. Đó là nói về Đức Phật A Di Đà và hai vị Bồ Tát đứng hầu hai bên. Đức Phật A Di Đà đứng giữa, bên trái là Bồ Tát Quan Thế Âm, bên phải là Bồ Tát Đại Thế Chí. Kiểu tượng Di Đà Tam Tôn bắt nguồn từ Ấn Độ. Bức tranh vẽ trên vách của hang thứ 9 trong những hang đá ở A Chiên Đa là di phẩm của tượng Tam Tôn được gìn giữ.
Tượng A Di Đà Tam Tôn sớm nhất tại Trung Quốc là tượng Tam Tôn được khắc vào niên hiệu Nguyên tượng năm đầu (538) đời Đông Ngụy. Ở Nhật Bản thì bức tranh vẽ trên vách trong Kim Đường chùa Pháp Long và Quất phu nhân niệm trì Phật là nổi tiếng hơn cả. Hình tướng phổ thông nầy đều làm theo phép quán thứ 8 trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Kinh nói quán tưởng hai bên Phật A Di Đà có hoa sen lớn, Bồ Tát Quán Thế Âm ngồi trên tòa sen bên trái; Bồ Tát Đại Thế Chí ngồi trên tòa sen bên phải.
Kinh Bất Không Quyên Sách Thần Biến Chân Ngôn quyển 5 cũng nói như thế. Bởi vì Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng cho Bi (tình thương), biểu tỏ nghĩa dưới hóa độ chúng sinh, cho nên đặt ở bên trái. Còn Bồ Tát Đại Thế Chí thì tượng trưng cho Trí (trí tuệ), biểu tỏ nghĩa trên cầu Bồ Đề, vì thế đặt bên phải.
Ngoài ra, Kinh Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Thế Tối Thắng Tâm Minh Vương thì nói bên trái Phật A Di Đà là Quán Tự Tại, bên phải là Kim Cương Thủ.
III-CẢNH TÂY PHƯƠNG TỊNH ĐỘ
Tranh vẽ biểu hiện cảnh Tịnh Độ Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Cũng gọi là Tây Phương Tịnh Độ Biến, Tây Phương biến tướng, Tịnh Độ Mạn Đà La, Cực Lạc biến mạn đồ la. Ở Trung Quốc, người đầu tiên vẽ tranh nầy là ngài Thiện Đạo đời Đường. Quán Niệm Pháp Môn của ngài Thiện Đạo nói nếu có người y theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ v.v…vẽ cảnh Tịnh Độ trang nghiêm, ngày đêm quán tưởng đất báu, niệm niệm không rời thì có thể trừ diệt tội sống chết trong tám mươi ức kiếp.
Kim Ngân Nê Họa Tịnh Độ Biến Tướng Tán của Lý Bạch nói Tần phu nhân ở quận Phùng Dực dùng kim nhũ vẽ Tịnh Độ biến tướng Phương Tây để cầu siêu cho chồng là Vi Công, quan Thứ Sử Hồ Châu. Cứ theo Lịch Đại Danh Họa Ký của Trương Ngạn Viễn đời Đường chép thì trên vách phía tây của Đại Phật Điện trong chùa An Quốc có Tây Phương Biến do Ngô Đạo Tử vẽ. Trong Tiểu Phật Điện chùa Vân Hoa có Tịnh Độ biến do Triệu Vũ Thụy vẽ. Đến đời Tống Liên Xã Niệm Phật và tranh vẽ Tịnh Độ biến khá thịnh hành.
Pháp Nhiên Thượng Nhân Truyện Ký quyển 2 của Nhật Bản chép, vào đời Tống, Tuấn Thừa Phòng Trùng Nguyên đến Trung Quốc thỉnh được Quán Kinh Mạn Đồ La về Nhật Bản. Gần đây, mấy loại tranh A Di Đà Tịnh Độ biến đã được tìm thấy ở Đôn Hoàng. Ở Nhật Bản, từ thời Bạch Phụng (673 – 685) về sau, dần dần mới có họa phẩm Tịnh Độ biến như bức tranh vẽ trên vách hiện còn ở chùa Pháp Long, nhưng kiểu tranh đơn giản chỉ có hình A Di Đà Tam Tôn, các Trời và cảnh người vãng sinh trong ao báu.
Bức tranh Tịnh Độ biến ở Viện A Di Đà, cứ theo A Di Đà Viện Bảo Vật Trướng chép thì trong bảo điện đặt hai bậc trên dưới thờ Phật A Di Đà Tam Tôn, mười vị Bồ Tát Âm Thanh, hai vị La Hán. Trong những bức tranh Tịnh Độ biến hiện còn thì Đương Ma Mạn Đồ La là bức tranh rõ ràng tỉ mỉ và hoàn bị hơn cả.
Tham khảo: Vãng Sanh Tây Phương Tịnh Độ Thụy Ứng San Truyện; Tây Phương Yếu Quyết Thích Nghi Thông Qui; Quán Kinh Cửu Phẩm Đồ Hậu Tự (Nguyên Chiếu); Bạch Thị Văn Tập quyển 70, q.71; Dậu Dương Tạp Trở Tục Tập quyển 5; Thường Lạc Phường Triệu Cảnh Không Tự Điều; Diên Lịch Tự Tọa Chủ Viên Trân Nguyện; Lạc Bang Văn Loại quyển 2, q.3; Thập Di Vãng Sanh truyện, q.hạ v.v…
IV-MẠN ĐỒ LA A DI ĐÀ
Đó là Mạn Đà La lấy Phật A Di Đà làm Tôn Vị chính để kiến lập. Cũng gọi là A Di Đà Mạn Đồ La. Gồm có Lý Thú Mạn Đà La kiến lập theo hình thức Kim Cương Giới, Cửu Phẩm Mạn Đồ La và Bát Mạn Đồ La kiến lập theo hình thức Thai Tạng Giới.
1-MẠN ĐỒ LA LÝ THÚ
Trong Mạn Đồ La Lý Thú, chính giữa vẽ Phật A Di Đà, trước sau và hai bên đều vẽ 4 vị Bồ Tát: Kim Cương Pháp, Kim Cương Lợi, Kim Cương Nhân và Kim Cương Ngữ. Bên trong và ngoài 4 góc đều đặt 4 Nội, Ngoại cúng dường. Bốn cửa Đông, Nam, Tây, Bắc đều vẽ hình Thiên Nữ biểu thị tham muốn, hình rắn biểu thị tức giận, đầu heo biểu thị ngu dại và hoa sen biểu thị Niết Bàn.
2-MẠN ĐỒ LA CỬU PHẨM
Trong Mạn Đồ La Cửu Phẩm trên đài hoa sen nở ở Viện Trung Đài Bát Diệp là Phật A Di Đà thượng phẩm thượng sinh, chung quanh đặt tám phẩm A Di Đà, bốn góc viện trong có bốn Bồ Tát Kim Cương Pháp, Kim Cương Lợi, Kim Cương Nhân, Kim Cương Ngữ. Viện thứ hai có 12 vị Quang Phật, bốn nhiếp Bồ Tát, bốn Ngoại Cúng Dường. Viện thứ ba có 24 vị Bồ Tát.
3-MẠN ĐỒ LA TÁM ĐẠI BỒ TÁT
Trong Mạn Đồ La nầy chính giữa vẽ Phật A Di Đà, chung quanh đặt tám vị đại Bồ Tát: Quán Tự Tại,Từ Thị, Hư Không Tạng, Phổ Hiền, Kim Cương Thủ, Văn Thù, Trừ Cái Chướng và Địa Tạng. Bên ngoài là bốn Nhiếp và tám Cúng. Ngoài ra còn có Cửu Tự Mạn Đà La là tổng hợp của Cửu Phẩm Mạn Đà La và Bát Mạn Đà La.
Tham khảo: Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích quyển hạ; kinh Bát Đại Bồ Tát Mạn Đà La (Bất Không); kinh Bát Đại Bồ Tát Mạn Đồ La (Thiện Vô Úy) ; Vô Lượng Thọ Nghi Quĩ v.v…
V-NĂM TÔN MẠN ĐỒ LA
Mạn Đồ La nầy cũng gọi là A Di Đà Năm Tôn Mạn Đồ La. Chỉ Đức Phật A Di Đà và 4 vị Bồ Tát: Quan Âm, Thế Chí, Địa Tạng và Long Thọ đứng hầu hai bên. Hoặc chỉ bức tranh vẽ Đức Phật A Di Đà là vị Tôn ngồi giữa và đặt 4 vị Bồ Tát nói trên đứng hầu hai bên. Trong kinh điển chưa thấy xuất xứ của bức tranh nầy.
Theo A Di Đà Quyển trong Giác Thiền Sao do vị tăng Nhật Bản là Giác Thiền soạn thì người ở vùng Tịnh Châu đời Đường đều niệm Phật A Di Đà, đến lúc sắp chết, năm vị Thánh nầy sẽ hiện ở trước mặt để tiếp dẫn. Tuy nhiên thuyết nầy cũng không biết chắc đã căn cứ vào đâu.
Theo Tham Thiên Thai Ngũ Đài Sơn Ký quyển 1 của vị tăng Nhật Bản khác là Thành Tầm (1011 – 1081) ghi chép thì Kim Đường của thiền viện Hộ Thánh do vua ban hiệu ở núi Thiên Thai có tượng Phật A Di Đà cao một trượng 6 thước và tượng 4 vị Bồ Tát đứng hầu hai bên.
Hiện nay còn Tượng A Di Đà 5 Tôn bằng đá có khắc dòng chữ: Đường Nghi Phụng Tam Niên (năm Nghi Phụng thứ 3 đời Đường) và tượng A Di Đà 5 Tôn bằng đồng lá. Trong hai tượng nầy, hai vị Tùy Kheo và hai vị Bồ Tát đều đứng hai bên. Vị Tỳ Kheo bên trái dáng mặt già nua xấu xí, vị Tỳ Kheo bên phải dáng mặt trẻ trung đẹp đẽ. Theo tượng đó mà suy ra rằng tượng hai vị Tỳ Kheo nầy đã được làm phỏng theo Tượng Tam Tôn thời Đông Ngụy, năm Thiên Bình thứ 4 (537) và niên hiệu Vũ Định năm đầu (543). Phổ thông cho rằng tượng hai vị Tỳ Kheo nầy là ngài Xá Lợi Phất và A Nan chuyễn hóa mà thành.
VI-NĂM MƯƠI VỊ BỒ TÁT VÀ PHẬT A DI ĐÀ
Đây là một bức tranh Tịnh Độ lấy Phật A Di Đà làm trung tâm mà vẽ tượng Phật và 50 vị Bồ Tát. Theo tập Thần Châu Tam Bảo Cảm Thông Lục quyển trung của ngài Đạo Nguyên đời Đường viết thì xưa kia, Bồ Tát Ngũ Thông ở chùa Kê Đầu Ma bên Thiên Trúc đến thế giới Cực Lạc xin đức Phật A Di Đà ban cho tượng của Ngài, khiến chúng sinh cõi Ta Bà nguyện sinh về cõi Tịnh Độ, nhờ vào hình tượng của Phật mà đạt được điều ước nguyện. Đức Phật bằng lòng. Khi Bồ tát trở về thì tượng Phật đã đến rồi. Đó là trên các lá cây có hình tượng Phật và 50 vị Bồ Tát đều ngồi trên hoa sen. Bồ Tát liền lấy những lá ấy đem về vẽ ra truyền bá khắp gần xa.
Năm Vĩnh Bình (58 – 75), Minh Đế nhà Hán, nhân nằm mộng thấy Phật, mới sai sứ đi cầu pháp, đón được ngài Ca Diếp Ma Đằng v.v… về Lạc Dương, Sau đó, cháu của ngài Ma Đằng xuất gia làm sa môn, đem tượng Phật và 50 vị Bồ Tát ấy đến Trung Quốc truyền bá. Chưa bao lâu lại mang tượng trở về Ấn Độ.
Nhưng bức tranh nầy không được lưu truyền rộng lắm, thêm vào đó, từ thời Ngụy Tấn đến nay đã quá lâu lại trải qua tai nạn diệt Pháp nên Kinh Tượng cũng do đó mà bị mai một. Đến đầu đời nhà Tùy, sa môn Minh Hiến được ngài Đạo Trường ở Cao Tề biếu một bức tranh nầy, nói rõ nguồn gốc và sự trao truyền. Từ đó bức tranh được vẽ lại và lưu hành khắp trong nước. Người thợ vẽ lúc bấy giờ là Tào Trọng Đạt ở Bắc Tề chuyễn vẽ bức tranh nầy.
Các nhân sĩ đời Đường phần nhiều cũng truyền vẽ tượng nầy để làm tôn vị chính. Còn có tranh A D Đà Tịnh Độ Biến Tướng được lưu truyền ở đời sau tuy nhiều nhưng phổ thông đều do Ngũ Thông Mạn Đồ La nầy là xưa nhất.
A Di Đà Quyển trong Giác Thiền Sao do vị tăng người Nhật Bản là Giác Thiền soạn, có chép kiểu tranh vẽ 52 thân tượng của Phật A Di Đà. Nhưng đó có phải là Mạn Đồ La từ đời Đường truyền lại không thì có cách nào biết chắc được.
Tham khảo: Pháp Uyển Châu Lâm quyển 15; Đồ Tượng Sao quyển 2 v.v…
VII-ĐẠI TÂM CHÚ A DI ĐÀ
Đại Tâm Chú A Di Đà là chân ngôn của đức Phật A Di Đà.Cũng gọi là A Di Đà Đại Tâm chú, Thập cam lồ chú, Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh Tịnh Độ thần chú, Vô Lượng Thọ Như Lai căn bản Đà La Ni. Đà La Ni căn bản biểu tỏ nội chứng, bản thệ, công đức của Vô Lượng Thọ Như Lai, có đủ các công đức hiện đời nầy được yên ổn, tội chướng tiêu diệt, sau khi chết, được sinh về cõi Tịnh Độ an dưỡng Cực Lạc. Bài chú được đọc tụng phổ thông hơn cả là Đà La Ni căn bản của đức Vô Lượng Thọ Như Lai trong Vô Lượng Thọ Như Lai tu quán hành cúng dường nghi quĩ do ngài Bất Không đời Đường dịch.
Ngoài ra, Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh Độ thần chú do ngài Cầu Na Bạt Đà La đời Lưu Tống dịch. Phật thuyêt A Di Đà Phật căn bản bí mật thần chú kinh do ngài Bồ Đề Lưu Chi đời Bắc Ngụy dịch. Đà La Ni tập kinh do ngài A Địa Cù Đa đời Đường dịch. A Di Đà Phật thuyết chú, mất tên người dịch. Phật Thuyết Cam Lồ Đà La Ni Kinh do ngài Thực Xoa Nan Đà đời Đường dịch v.v…Tất cả các Kinh trên đây đều có ghi chép bài chú nầy, tuy câu văn có hơi khác nhau.
Tham khảo: A Di Đà kinh Bất Tư nghì thần lực truyện.
Ngoài ra còn có A Di Đà Chân Ngôn, có 3 loại: Nhất Tự Chú, Tiểu Chú và Đại Chú.
Nhất Tự Chú: chỉ có một chữ
Tham khảo: Bất Không Thần Biến Kinh, q.28; Lý Thú Thích…
Tiểu Chú còn gọi là Tâm Chú; vốn có tên là Vô Lượng Thọ Như Lai Tâm Chân Ngôn. Vô Lượng Thọ Tu Nguyện Hạnh Cúng Dường Nghi Quỉ: Chân Ngôn Vô Lượng Thọ Như Lai Tâm là: “Úm A Mật Lật Đát Đính Tinh Hạt La Hồng”. Chân ngôn nầy nếu tụng đủ 10 vạn biến thì sẽ được thấy đức A Di Đà Như Lai, sau khi chết sẽ được sinh vào cõi Cực Lạc.
Tham khảo: Ngủ Tự Cửu Tự Bí Thích.
Đại Chú vốn có tên là A Di Đà Như Lai Căn Bản Đà La Ni. Còn A Mật Lật Đát trong lời chú của Đại Chú tức là Cam Lộ, có 10 tiếng, gọi là Thập Cam Lộ Minh .
Tham khảo: Vô Lượng Thọ Giáo Hành Nghi Quỉ; các bộ nghi quĩ khác còn có Vô Lượng Thọ Như Lai Quyền Ấn Chân Ngôn v.v…
VIII-BÁO HÓA DỊ
Phật có ba thân đó là Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân. Pháp Thân đó là sự bình đẳng của chư Phật. Báo Thân y theo hạnh nguyện ở nhân vị tu hành. Còn Hóa Thân thì nương theo cơ duyên giáo hóa, có vô số loại khác nhau.
Hai thân Báo, Hóa của Đức Phật A Di Đà có nói trong kinh Bi Hoa. Ngoài ra trong kinh Quan Âm Thọ Ký có nói về sự nhập diệt của đức Phật A Di Đà và bổ xứ của đức Quan Âm và Thế Chí. Lại Nữa Kinh Cổ Âm Thanh có nói về cha mẹ, quốc độ tòa thành của đức Phật A Di Đà đều là hóa thân Phật của cõi Hóa Độ. Hóa Độ lại có 2 loại Uế và Tịnh. Hóa Độ của đức Phật A Di Đà cũng vậy. Những điều mà các kinh nói ở trên là các hóa độ Uế và Tịnh. Cho nên thế giới Ngũ Trược cũng gọi là thế giới Anh Lạc. Lại còn có Hóa Độ Uế Ác, như đức Thích Ca ở cõi Ta bà.
Tham khảo: Đại Trí Độ Luận quyển 36.
Thân Độ mà kinh Vô Lượng Thọ trình bày đều là Báo Thân và cõi Báo Độ. Ánh sáng và mệnh thọ của thân đều vô lượng. Cõi nầy rộng lớn không bờ bến. Những người nguyện sinh vào cõi nầy của Tịnh Độ Môn, chỉ giới hạn ở cõi Phật Độ nầy. Nhưng về cõi nầy, có sự tranh luận giữa hai tông Thánh Đạo và Tịnh Độ. Các nhà Thánh Đạo như Thiên Thai, Từ Ân đều nói: Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà có hai tướng Hóa Độ và Báo Độ. Đã có vô lượng Bồ Tát chúng thì đối với các vị chúng sinh này đó là Báo Độ, Báo Thân.
Hàng Phàm Phu, Thinh Văn vãng sinh, nói là cõi đó có vô số người, trời và Thinh Văn đó là sinh ở Hóa Độ mà nhìn thấy Hóa Thân. Nếu không có Hóa Độ thì họ như kẻ phàm phu chưa cắt đứt được các hoặc thì không thể đưọc sinh ra ở Báo Độ. Sự phán định của Kinh và Luận rất rỏ ràng. Nhưng hai cõi nầy không phải đâu khác. Một là ở trên thế giới, kẻ phàm phu trước ngôi Thánh Địa cũng thấy Hóa Độ. Bồ Tát trên ngôi Thánh Địa cũng thấy Báo Độ. Cho nên Phật Địa Luận có nói: Khi đức Thích Ca Như Lai nói về Phật Địa Kinh, đại chúng ở ngôi Thánh Địa biến hóa thân ở Uế Độ mà được nhìn thấy sự thuyết pháp. Như vậy là ở cùng một cõi mà Thánh Phàm đều cùng ở, cho nên Tông Thiên Thai nói là: Cõi Phàm Thánh cùng ở.
Nhìn từ góc độ của Người, Trời và Thanh Văn thì nơi đó ắt là Hóa Độ. Ở nơi Hóa Độ nầy, nghe pháp siêng tu, lên ngôi Thánh, được nơi ở là Báo Thân Báo Độ. Các tướng của Hóa Độ nói được rõ ràng là cái thuyết của Cổ Âm Thanh Kinh và Cửu Phẩm Vãng Sinh được nói trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh. Đó là cơ cảm của phàm phu và Nhị Thừa. Nếu là Bồ Tát của Thông Giáo thì cảm thấy Liệt Thắng Ứng Thân ở cõi Phương Tiện Hửu Dư. Nếu là Bồ Tát của Biệt Giáo cảm thấy Thắng Ứng Báo Thân ở Thực Báo Độ. Nếu là Bồ Tát của Viên Giáo thì cảm thấy Pháp Thân ở cõi Thường Tịch Quang. Đó là sự trình bày đầy đủ của Thiên Thai Quán Kinh Sớ và Tịnh Danh Kinh Sớ.
Nhưng vì Hóa Độ là An Lạc Tịnh Độ, không có năm điều ô trược và nhiều hoạn nạn, dể tăng tiến Phật Đạo, cho nên người tu thường thường nguyện sinh đến cõi nầy. Nhưng các sư của Tịnh Độ Tông như Đàm Loan và Đạo Xước lại chỉ ra: “A Di Đà kinh nói: Chúng sinh vãng sinh sang đều A Bệ Bạt Trí”. Trong 48 nguyện của Vô Lượng Thọ kinh có hai nguyện Quang và Thọ nói về cuộc sống con người mà Kinh đặt ra, hơn nữa lại có tên người, trời v.v…Cho nên khi đem kinh giảng thuyết về Phật thì tự nhiên thông hiểu.
Các Thinh Văn, Bồ Tát, trời và người, trí tuệ thần thong đều là một loại, hình trạng không khác nhau, nhưng thuận theo nhiều cách, cho nên có những tên như vậy. Chúng sinh ở cõi kia đều là Bồ Tát, đó đúng là Báo Độ vậy.
Nhưng Thánh Tông đem những văn nầy coi là Biệt thời ý thú trong 4 ý thú mà Nhiếp Đại Thừa Luận nêu ra thì không cho phép phàm phu trực tiếp trở thành Bồ Tát A Bệ Bạt Trí. Nhưng Tịnh Độ Tông thì nói hai tông Thánh và Tịnh vốn có con đường khác nhau, đó là hoằng nguyện của ý riêng Di Đà, không thể coi là qui luật thông thường.
PHẦN HAI: KINH A DI ĐÀ
A-NGHIÊN CỨU MỘT
I-KINH A DI ĐÀ
Sukhavati-Vyũha (scr,), Amydakyõ (Japanese), Petit Sũtra D’Amida (French), đó tức là Phật Thuyết A Di Đà Kinh, 1 quyển, La Thập đời Tấn dịch, là một trong 3 bộ kinh của Tông Tịnh Độ. Kinh nầy nói tóm tắt về các việc Y Chính trang nghiêm của cõi Tịnh Độ Tây Phương, xưng tán công đức vô lượng vô biên của đức Phật A Di Đà, khuyến khích mọi người chấp trì xưng tụng danh hiệu của đức Phật A Di Đà một cách nhất tâm bất loạn.
Việc làm nầy rất quan trọng vì những ai thực hiện tốt thì khi lâm chung sẽ được đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Cực Lạc của Ngài. Trừ nhân duyên phúc đức của hạng tiểu thiện căn, kinh nầy chỉ thuận cho loại người căn cơ thuần thục.
Các nhà chú thuật như sau: A Di Đà Kinh Nghĩa Ký, 1 quyển, Trí Khải đời Tùy trình bày, Quán Đỉnh ghi chép. A Di Đà Kinh Nghĩa Thuật, Thông Tán Sớ, 3 quyển, Khuy Cơ đời Đường soạn. A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển, Nguyên Hiểu đời Đường thuật. A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển, Khuy Cơ đời Đường soạn. A Di Đà Kinh Nghĩa Sớ, 1 quyển, Trí Viên đời Tống Thuật. A Di Đà Kinh Nghĩa Sớ Văn Tri Kỉ, 3 quyển, Nguyên Hiểu đời Tống thuật, Giới Độ ghi. A Di Đà Kinh Cú Giải, 1 quyển, Tính Trừng đời Nguyên cú giải. A Di Đà Kinh Lược Giải, 1 quyển, Đại Hữu đời Minh kể. A Di Đà Sớ Sao, 4 quyển, Châu Hoằng đời Minh thuật.
A Di Đà Kinh Sớ Sao Sự Nghĩa, 1 quyển; A Di Đà Sớ Sao Vấn Biện, 1 quyển; A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa, 4 quyển, Cổ Đức Pháp Sư đời Minh diễn nghĩa, Tái Thuận định bản. Tịnh Độ Dĩ Quyết, 1 quyển, Đại Huệ đời Minh giải thích. A Di Đà Kinh Yếu Quyết, 1 quyển, Trí Húc giải. A Di Đà Kinh Thiệt Tướng, 1 quyển, Tịnh Đĩnh soạn. A Di Đà Trực Giải Chính Hành, 1 quyển, Liễu Căn chú. A Di Đà Kinh Lược Chú, 1 quyển, Tục Pháp lục chú. A Di Đà Kinh Lược Giải Viên Trung Sao, 2 quyển, Đại Hựu đời Minh thuật, Truyền Đăng sao lục. A Di Đà Kinh Trích Yếu Dị Giải, 1 quyển, Chân Trung thuật. A Di Đà Kinh ƯỚc Luận, 1 quyển, Bành Thế Thanh thuật. A Di Đà Kinh Yếu Giải Tiện Mông Sao, 3 quyển, Trí Húc đời Minh yếu giải Đạt Mặc Tạo sao lục, Đạt Lâm tham đính. A Di Đà Kinh Sớ Sao Hiệt, 1 quyển, Chu Hoằng đời Minh sớ sao, Từ Hòe Đình hiệt nghĩa. A Di Đà Kinh Ứng Nghiệm Phụ.
II-ĐẠI A DI ĐÀ KINH
Tức bộ Phật Thuyết Đại A Di Đà Kinh, 2 bản. Một là Tiến Sĩ Vương Nhật Hưu đời Tống đem các bản kinh dịch thời trước san bổ và đính chính, 2 quyển. Một bản nữa là tên gọi khác của bộ A Di Đà Tam Đa Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh.
B-NGHIÊN CỨU HAI
I-APARIMITÃYUS-SŨTRA
Kinh nầy gọi là A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh, Đại A Di Đà Kinh, 2 quyển. Do ngài Chi Khiêm Đời Ngô (222 – 280) dịch, thu vào Đại Chánh tạng tập 12. Kinh nầy là bản dịch khác của Kinh Vô Lượng Thọ và là một bộ kinh được thành lập sớm nhất trong các bản dịch Kinh Vô Lượng Thọ.
Tham khảo: Lịch Đại Tam Bảo Kỉ, quyển 5; Khai Nguyên Thích Giáo Lục, quyển 2; Đại A Di Đà Kinh.
II-SUKHÃVATYAMRTA-VYŨHA
Dịch âm là Tốc Ca Ngõa Đê A Di Lí Đát Vĩ Dụ Ha, 1 quyển. Cũng gọi là Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh , Tiểu Vô Lượng Thọ Kinh, Tiểu Kinh, Tứ Chỉ Kinh, được in vào Đại Chánh Tạng tập 12. Một trong 3 bộ kinh Tịnh Độ. Kinh nầy vốn được biên soạn ở miền Bắc Ấn Độ vào lúc mà tín ngưỡng Phật A Di Dà đang thịnh hành, sau khi Kinh Đại Vô Lượng Thọ đã được thành lập, tức vào khoản thế kỷ thứ nhất. Kinh nầy đã được ngài Cưu Ma La Thập (Kumãrajĩva 344 – 414) dịch ra Hán Văn vào năm Hoàng Thủy thứ 4 (404) đời Diêu Tần.
Sau bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập có hai bản dịch khác nữa: Kinh Tiểu Vô Lượng Thọ, Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ.
1-KINH TIỂU VÔ LƯỢNG THỌ
Kinh nầy có 1 quyển, do ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch vào đầu năm Hiếu Kiến (454 – 456) đời Hiếu Vũ Đế nhà Lưu Tống. Bản dịch nầy đã bị thất lạc từ lâu, hiện chỉ còn văn chú và văn lợi ích.
2-KINH XƯNG TÁN TỊNH ĐỘ PHẬT NHIẾP THỌ
Kinh nầy có 1 quyển, do ngài Huyền Trang dịch niên hiệu Vĩnh Huy năm đầu (650) đời vua Cao Tông Nhà Đường, cũng được in vào Đại Chánh Tạng tập 12. Bản dịch của ngài La Thập, văn dịch ngắn gọn, trong sáng và trôi chảy nên được rất nhiều người đọc tụng. Nội dung kinh nầy trình bày sự trong sạch đẹp đẽ ở cõi Tịnh Độ phương tây của Phật A Di Đà, chư Phật khen ngợi và khuyến khích chúng sinh cầu sinh về Tịnh Độ. Chư Phật sáu phương ấn chứng và trì danh niệm Phật, khiến cho tín ngưỡng Tịnh Độ được xác nhận rõ ràng và dễ dãi.
Có rất nhiều bản chú sớ về kinh nầy, trọng yếu hơn cả thì có: A Di Đà Kinh Nghĩa Ký, 1 quyển, của ngài Trí Khải; A Di Đà Kinh Pháp Sự Tán, 2 quyển, của ngài Thiện Đạo; A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển, của ngài Tuệ Tịnh; A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển và A Di Đà Kinh Thông Tán Sớ, 3 quyển, của ngài Khuy Cơ; A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển của ngài Nguyên Hiếu v.v…
Sau thời gian nhân việc đại học Oxford san hành Kinh A Di Đà bản tiếng Phạn, Nhật Bản bèn dấy lên phong trào nghiên cứu kinh nầy rất sôi nỗi. Như Đằng Ba Nhất Như soạn Kinh A Di Đà văn Phạn dịch ra bốn thứ tiếng Nhật, Anh, Trung Hoa, Triều Tiên; Địch Nguyên Vân Lai soạn ba bộ kinh Tịnh Độ Phạn, Tạng, Nhật , Anh đối chiếu và Mộc Thôn Tú Hùng soạn The Smaller Sukhãvatĩ-vyũha, Description of Sukhãvatĩ; The Land of Bliss, collaterating Sanskrit, Tibetant, Chinese texts with commentarial foot- notes.
Tham khảo: Xuất Tam Tạng Ký Tập quyển 2; Khai Nguyên Thích Giáo Lục q.4, q.5, q.8; Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục q.3, v.v…
III-CỔ ÂM THANH VƯƠNG ĐÀ LA NI KINH
Kinh nầy còn có tên gọi là A Di Đà Cổ Âm Thanh Vương Đà La Ni Kinh, 1 quyển, không rõ người dịch. Gọi tắt là Cổ Âm Thanh Vương Kinh, Cổ Âm Thanh Kinh, được in vào Đại Chánh Tạng tập 12. Nội dung tường thuật đức Phật ở thành Chiêm Ba nói về thế giới Cực Lạc bên phương Tây và công đức trang nghiêm của đức Phật A Di Đà cho các vị Tỳ Kheo nghe. Ngài nói, tên nước của Phật A Di Đà là Thanh Thái, cha là Nguyệt Thượng, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan, con là Nguyệt Minh, đệ tử thị giả là Vô Cấu Xưng, đệ tử Trí Tuệ là Hiền Quang. Sau hết ngài dạy: thọ trì đọc tụng Đại Đà La Ni Cổ Âm Thanh Vương, sáu giờ chuyên niệm suốt ngày đêm, chỉ trong 10 ngày nhất định được thấy đức Phật A Di Đà.
Nhờ có nói về cha mẹ của đúc Phật A Di Đà mà bộ Kinh nầy nổi tiếng.
Tham khảo: Đà La Ni Tạp Tập, q.4; Lịch Đại Tam Bảo Kỉ, q.13; Khai Nguyên Thích Giáo Lục, q.6 v.v…
IV-KINH A DI ĐÀ NGHĨA SỚ
1-A DI ĐÀ KINH SỚ TINH TỰ
Kinh nầy có 1 quyển, ngài Cô Sơn Trí Viên đời Tống soạn. Kinh nầy còn được gọi là Phật thuyết A Di Đà Kinh Sớ Tinh Tự đưọc in vào Đại Chánh Tạng tập 37. Đây là sách chú thích Kinh A Di Đà do ngài Cưu Ma La Thập dịch. Trước khi giải thích phần chính văn, soạn giả lập ra 5 lớp nghĩa sâu kín như sau.
a/-Lấy hai đức Phật đã chứng quả ở hai cõi là đức Thích Ca Mâu Ni cõi Ta Bà và dức Phật A Di Đà ở cõi Tịnh Độ làm tên Kinh.
b/-Lấy thực tướng Phương Đẳng làm thể của Kinh.
c/-Lấy Tín, Nguyện, Tịnh Nghiệp làm Tông Chỉ của Kinh.
d/-Lấy bỏ khổ được vui làm dụng.
e/-Lấy Sinh Tô Phương Đẳng Đại Thừa làm Giáo. Toàn văn chia làm 3 phần: Tựa, Chính Tông, Lưu Thông, rồi lần lược theo thứ lớp mà giải thích chương cú.
2-CHÚ THÍCH A DI ĐÀ KINH NGHĨA SỚ
Sách nầy có 1 quyển, ngài Linh Chi Nguyên Chiếu đời Tống soạn, được in vào Đại Chánh Tạng tập 37. Đây cũng là sách chú thích bản dịch kinh A Di Đà của ngài Cưu Ma La Thập. Trước phần chính văn soạn giả lập ra 4 môn: Giáo, Lý, Hành, Quả.
a/-GIÁO:Giáo lại chia làm 2 là Giáo Hưng và Giáo Tướng.
Giáo Hưng: Trình bày ý nghĩa đức Như Lai ra đời, mục đích là khiến chúng sinh chán nỗi khổ Ta Bà, hâm mộ Tịnh Độ Cực Lạc, tinh chuyên trì niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà để được vãnh sanh.
Giáo Tướng: Nói rõ Giáo Môn Tịnh Độ là Pháp Đại Thừa, viên đốn thành Phật.
b/-LÝ: Lý là thể của Giáo. Nói về nghĩa chung, Đại Thừa là Lý được giải thích rõ ràng (lý sở thuyên). Nói về nghĩa riêng, lấy công đức Y Báo, Chính Báo trang nghiêm không thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà tu nhân cảm quả làm lý sở thuyên.
c/-HÀNH:Là Tông Chỉ của Giáo. Nói theo nghĩa chung thì chỉ cho 6 Độ, muôn hạnh. Nói theo nghĩa riêng thì chỉ cho Tịnh Nghiệp. Kinh nầy chuyên nêu rõ pháp trì danh, đó chính là Tông Chỉ của Kinh.
d/-QUẢ:Là Dụng của Giáo. Quả gần được thân Pháp tính ở Tịnh Độ Đồng Cư. Quả xa được A Nậu Bồ Đề, không trở lui, chứng Pháp Thân trong sạch, ở cõi Pháp Tính, rốt ráo thành Phật.
V-A DI ĐÀ KINH SỚ
1-NGÀI KHUY CƠ CHÚ THÍCH
Ngài Khuy Cơ viết A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển, được in vào Đại Chánh Tạng tập 37. Sách nầy chú thích kinh A Di Đà do ngài Cưu Ma La Thập dịch. Sách được chia làm 7 môn như sau.
a/-Giải rõ thân Phật A Di Đà gồm Báo Thân và Hóa Thân. Bồ Tát Thập Địa thấy thân Thụ Dụng của Phật. Bồ Tát dưới Thập Địa và phàm phu chỉ thấy Thân Ứng Hóa của Phật.
b/-Về cõi Phật, giải rõ 4 loại: Cõi Pháp Tính, cõi Tự Thụ Dụng, cõi Tha Thụ Dụng, cõi Biến Hóa.
c/-Giải rõ ý nghĩa không trở lui.
d/-Giải rõ tâm khen ngợi nghiêng hẳn về một bên, trích dẫn lời trong kinh Tùy Nguyện Vãng Sinh. Nếu nói trong mười phương đều có Tịnh Độ thì tâm chúng sinh sẽ lơ là không vội vã. Nếu chỉ nêu rõ một cảnh Tịnh Độ thì tâm chúng sinh ân cần thiên trọng. Vì thế nên chỉ khen ngợi Tịnh Độ Phương Tây.
e/-Nói sơ lược về Thể Tính: Tịnh Độ lấy Trí Duy Thức của Phật và Bồ Tát làm Thể.
f-Trình bày bộ loại nhiều ít, nêu rõ tông thú.
g-Phân Tích, giải thích nghĩa văn chính trong kinh.
2-NGUYÊN HIẾU CHÚ THÍCH
Sa Môn Nguyên Hiếu người nước Tân La (Triều Tiên ngày nay) soạn sách A Di Đà Kinh Sớ, được in vào Đại Chánh Tạng tập thứ 37. Đây cũng là sách chú thích kinh A Di Đà bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập. Trước hết soạn giả trình bày đại ý nói kinh nầy mang ý nghĩa lớn lao của việc đức Phật ra đời là cửa chính yếu để vào đạo của 4 chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Ba Di, tai nghe tên Kinh liền vào một thừa, không còn trở lui. Miệng niệm danh hiệu Phật thì ra khỏi ba cõi không quay lại nữa.
Giải thích Tông Chỉ của Kinh, bảo Kinh nầy lấy vượt qua ba cõi và hai thứ trong sạch làm Tông Chỉ, khiến cho chúng sinh đối với đạo Vô Thượng không còn trở lui. Sau cùng, giải thích văn Kinh, lấy nhiều thiện căn phúc đức nhân duyên phát tâm Bồ Đề trong phần Chính Tông làm hạnh tu chính yếu và lấy việc trì niệm tên hiệu Phật từ một đến 7 ngày làm hạnh tu phù trợ, nhờ đó mà được vãng sanh.
VI-A DI ĐÀ KINH SỚ SAO
Ngài Châu Hoằng đời nhà Minh soạn A Di Đà Kinh Sớ Sao, 4 quyển, được in vào Vạn Tục Tạng tập 33. Nội dung sách giải thích Kinh A Di Đà do ngài Cưu Ma La Thập dịch, rồi phỏng theo tác phẩm Hoa Nghiêm Kinh Sớ Diễn Nghĩa Sao của ngài Trừng Quán, soạn giả lại tự làm lời sao để giải thích thêm. Bản sớ sao nầy chia làm 3 môn như sau.
1-GIẢI THÍCH ĐẠI Ý
Giải thích đại ý bộ Kinh trong phần tựa đề chung.
2-GIẢI THÍCH TỪNG CHƯƠNG
Giải thích từng chương của văn Kinh.
3-PHẦN CUỐI GIẢI THÍCH CHÚ
Trong phần cuối cùng, giải Nghĩa chú Vãng Sanh.
Riêng trong phần giải thích văn Kinh lại có 10 môn: Giáo khởi sở nhân, Tạng Giáo Đẳng nhiếp, Nghĩa thâm quản, Sở bị giai phẩm, Năng thuyên thể tính, Tông thú chỉ qui, Bộ loại sai biệt, Dịch thích tụng trì, Tổng thích danh đề, Biệt giải văn nghĩa.
Ngài Châu Hoằng dựa vào ý chỉ chủ yếu của kinh Hoa Nghiêm mà suy diễn nghĩa lý trong văn kinh rồi phán định rằng Kinh A Di Đà thuộc về Đốn Giáo, thông cả Chung Giáo và Viên Giáo. Mỗi môn đều xứng lý giải thích, phát huy ý nghĩa sâu xa của Kinh và bảo phải đầy đủ cả Tín, Nguyện, Hành.
Sau cùng nêu ra thần chú Đắc Sinh Tịnh Độ, bản dịch của ngài Cầu Na Bạt Đà La đời Lưu Tống, khuyên người trì tụng.
Tham khảo: Phật Điển Sớ Sao Mục Lục , quyển hạ; Tịnh Độ Chân Tông Giáo Điển Chí, quyển 3 v.v…
SAU ĐÂY LÀ PHẦN TRÍCH DẪN, THAM KHẢO KINH A DI ĐÀ
BẢNG TIẾNG VIỆT, ANH VÀ SANSCRIT.
(Xin trích dẫnnguyên văn và xuất xứ)
KINH SUKHĀVATĪ-VYŪHA Tiểu Bản
I. Giới thiệu Kinh Sukhāvatī-vyūha tiểu bản trình bày ở đây được dịch từ bài kinh The Smaller Sukhāvatī-vyūha, thuộc quyển sách Buddhist Mahāyāna texts (Kinh văn Phật giáo Đại thừa) được xuất bản vào năm 1894. Quyển sách này là một phần của tác phẩm The Sacred Books of the East (Thánh thư Đông phương) do Friedrich Max Müller chủ biên. Quyển sách có 3 bài kinh thuộc kinh pháp A Di Đà đó là:
1. The Larger Sukhāvatī-vyūha (Kinh Sukhāvatī-vyūha đại bản),
2. The Smaller Sukhāvatī-vyūha (Kinh Sukhāvatī-vyūha tiểu bản)
3. The Amitayur Dhyana Sutra.
Ba bản kinh trên khi đối chiếu với các bản thông dụng thuộc Tạng Kinh Hán thì sẽ lần lượt tương ứng với:
1. Phật thuyết Vô Lượng Thọ Kinh
2. Phật thuyết A Di Đà Kinh
3. Quán Vô Lượng Thọ Kinh Hai bản kinh Sukhāvatī-vyūha đều do Max Müller dịch từ tiếng Sanskrit1 sang tiếng Anh. Riêng bản The Amitayur Dhyana Sutra thì do J. Takakusu dịch từ Quán Vô Lượng Thọ Kinh bản chữ Hán sang tiếng Anh. Max Müller cho biết ông đã cố gắng tìm kiếm bản Phạn gốc của kinh này, nhưng không có. Bản này được đưa vào quyển sách do lời đề nghị của Takakusu, một học giả người Nhật làm việc chung với ông ở Oxford và ông đã chấp nhận lời đề nghị này. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về tiểu sử của tác giả Max Müller. Friedrich Max Müller, sinh ngày 6 tháng 12 năm 1823, là một học giả người Đức chuyên về lĩnh vực ngôn ngữ và tôn giáo so sánh đối chiếu. Ông là một trong những người sáng lập ngành nghiên cứu về Ấn Độ học ở phương Tây. Max Müller từng học tại Đại học Leipzig2 và nhận bằng Tiến sĩ năm 1943, vào thời điểm này ông mới 19 tuổi. Ông biết nhiều loại cổ ngữ như Hy Lạp, Latin, Ả Rập, Ba Tư và Sanskrit. Năm 1846 ông đã sang Anh và nghiên cứu về:
1-
1-Trong các tài liệu Hán ngày xưa dùng chữ “tiếng Phạn” với nghĩa rộng là các thứ tiếng du nhập từ Ấn Độ và với nghĩa hẹp là tiếng Sanskrit. Trong tài liệu này thay vì sử dụng chữ “tiếng Phạn”, tôi sử dụng chữ “Sansrkit” để sát nghĩa hơn. 2 Leipzig là một trường đại học danh tiếng ở Đức. Được thành lập vào năm 1409.
2-
2-văn bản chép tay tiếng Sanskrit tại công ty East Indian1. Vào năm 1851, ông được bổ nhiệm Giáo sư tại Đại học Oxford và được phong danh hiệu đầy đủ vào năm 1854. Ông được nhập quốc tịch Anh vào năm 1855, sau đó ông lập gia đình tại đây và có tất cả bốn người con. Ông mất vào ngày 28 tháng 10 năm 1900. Max Müller đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị. Công trình có tên The Sacred Books of the East do ông chủ biên mang tầm ảnh hưởng rất lớn. Đây là công trình nghiên cứu đồ sộ vào thời bấy giờ tại Tây Âu về các tôn giáo Đông phương, bao gồm 50 tập. Công trình quy tụ rất nhiều tác giả có tên tuổi đương thời như T. W. Rys David, Hermann Oldenberg, James Legge v.v. Vào thời điểm Max Müller bắt đầu dịch hai bản kinh Sukhāvatī-vyūha, ông đã biết đến các bản dịch Phạn – Hán. Khi nghe nói rằng Trung Quốc còn lưu giữ các bản gốc tiếng Sanskrit, ông đã nhờ người nỗ lực tìm kiếm các bản này nhưng không mang lại kết quả. Bản dịch Kinh Sukhāvatī-vyūha tiểu bản của ông dựa trên sự đối chiếu các bản chép tay Nepal và chủ yếu được dịch từ bản tiếng Sanskrit còn được lưu giữ tại Nhật2. Về nghĩa của tựa kinh Sukhāvatī-vyūha, trong tiếng Sanskrit, Sukhāvatī có nghĩa là cõi hạnh phúc, an lành, an lạc…, còn Vyūha thì mang nghĩa là sự miêu tả, diễn tả, thể hiện, biểu lộ… hay còn có nghĩa là sự tráng lệ, nguy nga, lộng lẫy…3 Max Müller dịch chữ Sukhāvatī-vyūha ra tiếng Anh là Description of Sukhāvatī – The Land of Bliss4 tức có nghĩa là Sự diễn tả về Sukhāvatī – Cõi An Lạc. Trong đó chữ Sukhāvatī được giữ nguyên như một danh từ riêng và kèm theo danh từ giải nghĩa (cõi An Lạc). Việc giữ nguyên danh từ riêng trong khi dịch thuật là một điểm hay của bản dịch tiếng Anh. Đối với người Việt chúng ta quen gọi cõi Cực Lạc hơn là An Lạc, cho nên có thể gọi tên kinh này là Sự diễn tả về Sukhāvatī - cõi Cực Lạc hay ngắn gọn hơn là Sự diễn tả về cõi Cực Lạc. Riêng về chữ Vyūha, các dịch giả Trung Quốc xưa thường dịch ra nghĩa là trang nghiêm5, tức tương đương với nghĩa tráng lệ, nguy nga, lộng lẫy… như đã nêu ở trên. Cho nên nếu dịch theo nghĩa này thì tựa kinh sẽ là Sự trang nghiêm của cõi Sukhāvatī hay Cực Lạc Trang Nghiêm Kinh. Kinh Sukhāvatī-vyūha tiểu bản tiếng Sanskrit xét về nội dung, ngoài sự tương đương với bản Phật thuyết A Di Đà Kinh như đã nêu, còn tương đương với các kinh khác trong Hán Tạng. Sau đây là danh sách các bản kinh tương đương:
1- Đây là một công ty của Đế quốc Anh, có thị trường kinh doanh là các nước thuộc địa ở tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Quốc.
2- Xem: Chips From A German Workshop, F. Max Muller. 3 Xem: Monier Williams Sanskrit-English dictionary. 4 Xem: Buddhist Mahāyāna texts. Bản dịch The Larger Sukhāvatī-vyūha, F. Max Muller. 5 Xem: Phật Quang Đại Từ Điển. Phần giải nghĩa chữ Trang nghiêm.
3
3- Phật thuyết A Di Đà Kinh, được ngài Cưu Ma La Thập1 dịch từ tiếng Phạn sang Hán, vào đời Hậu Tần. Trong Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển này mang số hiệu 366. - Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ, được ngài Huyền Trang dịch từ tiếng Phạn sang Hán, vào đời Đường. Trong Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển này mang số hiệu 367. Ngoài ra còn một bản Tiểu Vô Lượng Thọ Kinh do ngài Cầu Na Bạt Đà La2 dịch vào đời Lưu Tống. Tuy nhiên, bản này đã bị thất truyền, chỉ còn lại phần thần chú và phần nói về dụng ích của thần chú. Có thể đoán kinh này có nội dung tương đương với các bản kinh trên. Ba bản cổ dịch từ tiếng Sanskrit sang Hán ngữ nêu trên, khi đối chiếu với các bản chép tay tiếng Sanskrit mà Max Müller đã sử dụng hoặc bản tiếng Sanskrit của DSBC3, thì tựa của các bản kinh không giống nhau. Thậm chí ngay cả giữa ba bản dịch Hán nêu trên, chúng ta thấy tựa kinh cũng khác nhau! Qua đó chúng ta có thể giả định các trường hợp sau có thể xảy ra:
1. Các bản kinh tiếng Sanskrit mà các dịch giả Phạn – Hán thời xưa sử dụng mang tựa đề khác với các bản chép tay tiếng Sankrit được tìm thấy tại Nepal và Nhật.
2. Các bản kinh tiếng Sanskrit mà các dịch giả Phạn – Hán thời xưa sử dụng mang tựa đề giống như các bản chép tay tiếng Sankrit được tìm thấy tại Nepal và Nhật. Tuy nhiên, khi dịch sang Hán ngữ các dịch giả này (hoặc các thế hệ về sau) đã sửa đổi tựa lại cho phù hợp với mục đích nào đó.
3. Các bản kinh tiếng Sanskrit mà các dịch giả Phạn – Hán thời xưa sử dụng đều không có tựa. Khi dịch sang Hán ngữ các dịch giả này đã căn cứ theo nội dung kinh để thêm tựa vào. Ở Việt Nam, hầu hết những người theo Phật giáo Đại thừa đều quen thuộc tựa đề Phật thuyết A Di Đà Kinh của bản kinh do ngài Cưu Ma La Thập dịch. Bởi vì bản này rất phổ thông và đã được khá nhiều dịch giả Việt Nam dịch từ Hán sang Việt.
Riêng bản của ngài Huyền Trang dịch mang tựa đề Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh không thông dụng bằng và số luợng bản dịch từ Hán sang tiếng Việt ít hơn so với bản của Cưu Ma La Thập.
4
1- Cưu Ma La Thập (343 – 413), tên tiếng Sanskrit của ông là Kumārajīva, ông là người Tây Vực, cha là một quý tộc dòng Bà La Môn tại Ấn Độ, ông theo học Phật Pháp từ năm lên bảy tuổi.
2- Cầu Na Bạt Đà La (394 – 468), tên tiếng Sanskrit của ông là Guṇabhadra , dịch ý là Công Đức Hiền. Ông là người Trung Ấn, thuộc dòng dõi Bà La Môn, là vị Tăng dịch kinh đời Lưu Tống, rộng diễn giáo pháp của Đại Thừa, cho nên đời xưng là Ma Ha Diễn.
3- Digital Sanskrit Buddhist Canon, Tạng Kinh Sanskrit Số, là một website được thành lập do sự kết hợp giữa University of The West và Nagarjuna Institute of Exact Methods. Địa chỉ: http://uwest.edu/sanskritcanon/dp/
4-Hiện nay bản tiếng Sanskrit của kinh này đã được tổ chức DSBC phổ biến trên internet. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có dịch giả nào dịch trực tiếp kinh này từ tiếng Sanskrit sang tiếng Việt, mà chỉ dịch thông qua hai bản dịch Hán như đã nêu trên. Ưu điểm của bản tiếng Sanskrit là cho chúng ta biết được kinh văn gốc của Phật giáo Đại thừa, giúp chúng ta đọc những danh từ riêng một cách chính xác. Trong khi đó nếu chỉ dựa trên bản Hán thì chúng ta có thể đọc sai lạc các danh từ riêng này. Đơn cử trường hợp khi sang Ấn Độ, nếu chúng ta hỏi người bản xứ về địa danh Lâm Tỳ Ni1 thì chắc chắn không ai biết, nhưng hỏi Lumbinī thì sẽ có người biết. Ngoài ra, có những đoạn văn trong bản dịch Hán khi đọc vào chúng ta sẽ không rõ nghĩa lắm. Ví dụ trong bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập có hai đoạn như sau: “Xá Lợi Phất! Ý ông thế nào? Vì sao Đức Phật ấy có hiệu là A Di Đà? Xá-Lợi Phất! Đức Phật ấy tỏa ánh sáng vô lượng, chiếu soi các cõi nước trong mười phương không có chướng ngại. Chính vì thế cho nên có hiệu là A Di Đà.” và “Lại Xá-Lợi-Phất! Thọ Mệnh của Đức Phật với người dân của Ngài kéo dài vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, cho nên có tên là A Di Đà.” Hai đoạn trên giải thích về danh hiệu A Di Đà, nhưng vô tình bản dịch lại làm cho người đọc khó hiểu thêm2. Tuy nhiên, khi đối chiếu với bản tiếng Sanskrit thì chúng ta thấy đoạn thứ nhất dùng danh hiệu Amitābhā và đoạn thứ hai dùng danh hiệu Amitāyus, chứ không dùng chung một danh hiệu như bản dịch Hán. Trong đó: - Amitābhā = Amita (vô lượng) + ābhā (ánh sáng) - Amitāyus = Amita (vô lượng) + āyus (tuổi thọ) Hơn nữa, trong các bản dịch Hán, những chữ dùng để phiên các danh từ riêng hoặc thần chú, khi đọc lên với âm đọc Trung Quốc thời bấy giờ thì có thể gần giống với âm Sanskrit. Tuy nhiên, khi phiên qua âm Hán Việt của chúng ta thì âm đọc lại sai khác hơn rất nhiều. Chẳng hạn danh hiệu Amita được ghi thành chữ Hán là 阿彌陀. Chữ này người Trung Quốc đọc là [ē mí tuó], gần giống với âm gốc [amita]. Trong khi âm Hán Việt của chúng ta đọc là [a di đà], sai biệt rất lớn so với âm gốc.
Trong bản dịch tiếng Sanskrit sang tiếng Anh của Max Müller, ông đã cố gắng dịch sát nghĩa của bản gốc tiếng Sanskrit. Ngay cả đối với những đoạn khó dịch ông cũng không bỏ qua, mà vẫn dịch theo chủ ý của mình và giải thích thêm trong phần phụ chú. Cách dịch này xét về tổng thể thì có vẻ không lưu loát lắm, tuy nhiên nó mang giá trị nghiên cứu rất lớn. Trong bản dịch của ông có những hạn chế mang tính thời đại như về cách sử dụng từ chuyên môn chẳng hạn.
1- Địa danh tại Ấn Độ, nơi Đức Phật Śākyamuni đản sinh. Lâm Tỳ Ni hoặc Lam Tỳ Ni là âm Hán Việt của danh từ chữ Hán mà các dịch giả Trung Quốc xưa dùng để phiên chữ Lumbinī.
2- Điểm hạn chế đối với tất cả các bản dịch đó là: nếu chúng ta giữ âm của danh từ riêng thì sẽ không thể hiện được nghĩa. Còn nếu chúng ta dịch nghĩa danh từ riêng thì danh từ đó thành một tên gọi khác. Cho nên trong lúc dịch, có những dịch giả sử dụng phần cước chú, hoặc dùng dấu ngoặc để giải thích thêm.
5
thời của ông, khi mà Phật giáo mới bắt đầu được sự chú ý tập trung nghiên cứu của các học giả Tây Âu, điều không tránh khỏi là các thuật ngữ chuyên môn chưa được hệ thống hóa và chưa được bổ sung, cho nên một số thuật ngữ mà ông sử dụng không mang tính chuyên môn hoặc bị lai thuật ngữ của những hệ thống tôn giáo khác. Một điểm đáng chú ý nữa đó là Max Müller không phải là một tín đồ Phật giáo, cho nên quan điểm của ông chắc chắn có sự khác biệt so với một dịch giả là tín đồ Phật giáo. Khi dịch bản tiếng Anh của Max Müller sang tiếng Việt, hầu hết các danh từ riêng tiếng Sanskrit, tôi đều giữ lại nguyên gốc. Ngoài ra, các chữ tiếng Sanskrit trong bản tiếng Anh được phiên âm theo lối cũ, cho nên tôi chuyển sang chuẩn IAST1 để người đọc dễ tiếp cận hơn. Trong quá trình dịch thuật tôi luôn cố gắng bám sát nghĩa của các từ trong bản tiếng Anh và không đi quá xa so với chủ ý của tác giả. Chẳng hạn, trong bản dịch tiếng Anh ghi là “palm-tree” thì bản dịch Việt vẫn đi theo nghĩa của từ này là “cây cọ” (trong các bản dịch Hán chỉ nói cây hoặc cây báu và không nêu rõ loại cây gì,) hoặc đoạn mô tả các hồ chứa đầy nước cho nên quạ có thể uống, vẫn được giữ nguyên (đoạn này không xuất hiện trong bản dịch Hán.) Trong phần cước chú của bản tiếng Anh, Max Muller dùng rất nhiều chữ viết tắt tiếng Latin dùng trong công tác biên tập. Chẳng hạn như: c.f. (đối chiếu), s.v. (xem giải nghĩa dưới chữ) v.v. Các ký hiệu này chưa được chuẩn hóa trong tiếng Việt, cho nên tôi vẫn giữ nguyên và chỉ giải nghĩa khi gặp phải ký hiệu đầu tiên. Tôi chân thành cảm ơn thầy Huyền Thanh đã góp ý hiệu chỉnh một số thuật ngữ trong bản dịch Việt. Tuy nhiên, chắc chắn bản dịch vẫn còn những chỗ sai sót, tôi luôn mong nhận được sự góp ý của độc giả để bản dịch được hoàn thiện hơn. Ngày 26 tháng 6 năm 2010 Tống Phước Khải
1- IAST: International Alphabet of Sanskrit Transliteration, Bảng mẫu tự quốc tế dùng để phiên âm tiếng Sanskrit. Như chúng ta biết, nguyên thủy tiếng Sanskrit được viết bằng các loại chữ viết ở Ấn Độ. Điều này làm cho những người sử dụng hệ chữ viết Latin rất khó tiếp cận. Các học giả phương Tây trong khi nghiên cứu tiếng Sanskrit, họ đã tự lập ra các hệ thống chữ phiên âm Latin của riêng mình và các hệ này không đồng nhất. IAST ra đời để thống nhất một chuẩn chung cho việc phiên âm tiếng Sanskrit. Bảng mẫu tự này dựa trên cơ sở bảng mẫu tự Latin và bổ sung các chữ mới cho phù hợp với âm Sanskrit, bao gồm các chữ như sau: a, ā, i, ī, u, ū, e, a, i, o, au, ṛ, ṝ, ḷ, ḹ, ṃ, ḥ, k, kh, g, gh, ṅ, c, ch, j, jh, ñ, ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, ṇ, t, th, d, dh, n, p, ph, b, bh, m, y, r, l, v, ś, ṣ, s, h. Ngoài ra, bảng chữ này cũng được sử dụng để phiên âm tiếng Pāli.
6
II. Bản dịch Anh – Việt - Dịch Phạn sang Anh: F. Max Müller - Dịch Anh sang Việt: Tống Phước Khải
KINH SUKHĀVATĪ -VYŪHA TIỂU BẢN
KÍNH LỄ NHẤT THIẾT TRÍ!
1. Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Thế Tôn (Bhagavat: tức Đức Phật) ngự tại Śrāvastī1, trong vườn cây Jeta, khu đất của ông Anāthapiṇḍaka, cùng với đại chúng Tỳ Kheo (khất sĩ), gồm 1.250 vị, tất cả họ đều đạt được ngũ thông2, trưởng lão, đại đệ tử3, và Arhat4. Như trưởng lão Śāriputra, Mahāmaudgalyāyana, Mahākāśyapa, Mahākapphiṇa, Mahākātyāyana, Mahākauṣṭhila, Revata, Śuddhipanthaka, Nanda, Ānanda, Rāhula, Gavāṃpati, Bharadvāga, Kālodayin, Vakkula và Aniruddha. Ngài ngự tại đây cùng với những vị này và nhiều đại đệ tử khác, cùng với nhiều hàng thánh trí Bồ Tát như hoàng tử Mañjuśrī, Bồ Tát Ajita, Bồ Tát Gandhahastin, Bồ Tát Nityodyukta, Bồ Tát Anikṣiptadhura. Ngài ngự cùng với họ và nhiều hàng thánh trí Bồ Tát khác, cùng với Śakra, tức là Indra hay Vua5 của Chư Thiên, cùng với Phạm Thiên Sahāṃpati. Đức Thế Tôn ngự tại Śrāvastī cùng với những vị này và với hàng trăm ngàn nayuta6 thiên tử khác. 2. Rồi Đức Thế Tôn quay sang bảo ngài Śāriputra, “Này Śāriputra, từ nơi đây sau khi ông đi qua một trăm ngàn koṭī Phật quốc, ở phương tây có một cõi Phật tên gọi là Sukhāvatī (cõi An Lạc). Và có một Đức Như Lai tên gọi là Amitāyus, một A La Hán, giác ngộ hoàn toàn, đang ngự, tồn tại, duy trì và thuyết giảng giáo pháp7. Ông nghĩ sao, Śāriputra, tại sao thế giới này được gọi là Sukhāvatī (An Lạc)? Này Śāriputra, chúng sinh trong thế giới đó không có các loại bệnh về thân thể cũng như tinh thần. Ở đó nguồn phúc lạc là vô tận. Bởi vì vậy thế giới này có tên là Sukhāvatī (An Lạc). 3. “Lại nữa này Śāriputra, thế giới Sukhāvatī đó được trang hoàng với bảy tầng ban công, bảy hàng cây cọ, và có treo những dãy chuông8. Mọi phía đều có bờ rào9, đẹp đẽ và lộng lẫy với tứ bảo như vàng, bạc, lưu ly và pha lê10. Những món vi diệu dành cho một Phật quốc như vậy được trang hoàng cho cõi Phật nơi đây. 4. Lại nữa này Śāriputra, trong thế giới Cực Lạc đó có những hồ sen được trang hoàng bởi bảy báu, đó là vàng, bạc, lục trụ thạch, pha lê, ngọc trai đỏ, kim cương, và san hô là món thứ bảy. Các hồ chứa đầy nước của tám công đức11, nước ở đây dâng lên đến chỗ rửa chân và tắm gội, cho nên ngay cả những con
7
quạ12 cũng có thể uống nước nơi đây; Các hồ được rắc trải bởi những loại cát bằng vàng. Và bốn mặt bên trong hồ sen là bốn bậc thềm được làm bằng tứ báu vàng, bạc, lục trụ thạch, pha lê đẹp đẽ và rực rỡ. Và các phía trên bờ hồ là những hàng cây báu, đẹp đẽ và rực rỡ với bảy báu gồm vàng, bạc, lục trụ thạch, pha lê, ngọc trai đỏ, kim cương và san hô. Bên trong hồ những hoa sen đang trổ: Xanh, có sắc xanh, xanh rực rỡ, xanh để chiêm ngưỡng; Vàng, có sắc vàng, vàng rực rỡ, vàng để chiêm ngưỡng; Đỏ, có sắc đỏ, đỏ rực rỡ, đỏ để chiêm ngưỡng; trắng, có sắc trắng, trắng rực rỡ, trắng để chiêm ngưỡng; đẹp, có sắc đẹp, đẹp rực rỡ, đẹp để chiêm ngưỡng. Chu vi của mỗi hoa sen lớn bằng chiếc bánh xe của cỗ xe ngựa. 5. “Lại nữa, này Śāriputra, trong cõi Phật đó lúc nào cũng trỗi nhạc trời, mặt đất thì khả ái với màu vàng kim. Và trong cõi Phật đó, có mưa hoa trời Māndārava rắc xuống ba thời vào mỗi ngày và ba thời vào mỗi đêm. Chúng sinh được sinh ra nơi đây, trước mỗi buổi ăn sáng13 cúng dường 100.000 koṭī Đức Phật bằng cách đi sang thế giới khác và rắc 100.000 koṭī bông hoa lên trên mỗi Như Lai. Họ trở về thế giới của mình kịp giờ nghỉ trưa14. Những món vi diệu dành cho một Phật quốc như vậy được trang hoàng cho cõi Phật nơi đây. 6. Lại nữa, này Śāriputra, trong cõi Phật đó có chim thiên nga, tiêu duật15 và khổng tước. Mỗi ngày và mỗi đêm ba thời, chúng hội tụ và trình diễn hòa nhạc, mỗi loài phát thanh điệu riêng của mình. Chúng phát ra âm thanh về năm đức hạnh (5 căn), năm sức mạnh (5 lực) và bảy bước dẫn đến tối thượng trí (7 bồ đề phần)16. Chúng sinh ở đó nghe âm thanh này, đều khởi tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. “Bây giờ, này Śāriputra, ông nghĩ sao, phải chăng đã có chúng sinh bị đọa vào mang thân của loài vật (chim v.v.)? Đừng có suy nghĩ như vậy. Hết thảy tên của các địa ngục không tồn tại trong cõi Phật này, cũng không có (đọa vào) thân súc sinh và cảnh giới của Yama (bốn đường ác)17. Những loài chim này được sinh ra là do ý muốn của Đức Như Lai Amitāyus và chúng hót âm thanh của Pháp. Những món vi diệu dành cho một Phật quốc như vậy được trang hoàng cho cõi Phật nơi đây. 7. “Lại nữa, này Śāriputra, khi những hàng cây cọ và các dãy chuông trong cõi Phật đó được gió thổi lay động, âm thanh du dương và vi diệu phát ra từ đó. Vâng, Śāriputra, như nhạc cụ của cõi trời chứa đựng hàng ngàn koṭī các âm thanh, khi được trỗi lên bởi các Arya, một âm thanh du dương và vi diệu phát ra, một âm thanh du dương và vi diệu phát ra từ những hàng cây cọ và những dãy chuông khi có gió lay động. Khi chúng sinh nghe được âm thanh đó, phát tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Những món vi diệu dành cho một Phật quốc như vậy được trang hoàng cho cõi Phật nơi đây.
8
8. “Bây giờ ông nghĩ sao, này Śāriputra, tại sao Đức Như Lai đó được gọi là Amitāyus? Này Śāriputra, thọ mạng (āyus) của Đức Như Lai và chúng sinh nơi đây là vô lượng (amita). Cho nên Đức Như Lai đó được gọi là Amitāyus. Này Śāriputra, từ lúc Đức Như Lai đó thành Chánh Giác đến nay đã trải qua mười kiếp. 9. “Ông nghĩ sao, này Śāriputra, tại sao Đức Như Lai đó được gọi là Amitābha? Này Śāriputra, sự chói sáng (ābhā) của Đức Như Lai đó chiếu suốt khắp tất cả các Phật quốc. Bởi vì vậy Đức Như Lai này có tên gọi là Amitābha. 10. Và này Śāriputra, vô lượng vô số chúng đệ tử của Đức Như Lai đó, gồm những hàng thanh tịnh và đáng kính, số lượng khó có thể đếm được. Những món vi diệu dành cho một Phật quốc như vậy được trang hoàng cho cõi Phật nơi đây. Lại nữa, này Śāriputra, đối với những chúng sinh được sinh ra trong cõi Phật của Đức Như Lai Amitāyus là những Bồ Tát thanh tịnh, sinh chỉ lần duy nhất và không còn thối chuyển. Śāriputra, số lượng những Bồ Tát như vậy khó có thể tính đếm được, chỉ trừ khi dùng đến con số vô lượng18. Lại nữa, này Śāriputra, tất cả chúng sinh phải nhiệt thành phát nguyện về cõi Phật đó. Tại sao vậy? Bởi vì họ đến nơi đó cùng với những hàng thiện hảo. Chúng sinh được sinh ra ở cõi Phật của Đức Như Lai Amitāyus không phải do nhân quả và phước báo của thiện hạnh làm được trong kiếp hiện tại19. Bất kỳ nam tử nữ nhân nào nghe danh hiệu của Đức Như Lai Amitāyus, sau khi nghe rồi, ghi nhớ, với tâm bất loạn giữ niệm đó cho đến một, hai, ba, bốn, năm, sáu hoặc bảy đêm, cho đến khi nam tử nữ nhân đó mạng chung, lúc đó Đức Như Lai Amitāyus, cùng với chúng đệ tử và rất đông Bồ Tát vây quanh, sẽ hiện ra trước người ấy trong giờ phút lâm chung, và người ấy sẽ lìa bỏ mạng sống với tâm an lành. Sau khi chết, người ấy sẽ sinh vào thế giới Sukhāvatī trong cõi Phật của cùng Đức Như Lai Amitāyus. Cho nên, này Śāriputra, ta với một lòng tôn kính nói ra điều này, hiểu biết được nguyên nhân và sự lợi ích này,20 những nam tử nữ nhân cần phải toàn tâm ý hết lòng nguyện cầu vào cõi Phật ấy. 11. “Và này Śāriputra, ta hiện ở nơi đây ca ngợi thế giới đó. Cũng vậy, này Śāriputra, ở phương đông có những Đức Phật khác, do Như Lai Akṣobhya làm làm chủ, Như Lai Merudhvaja, Như Lai Mahāmeru, Như Lai Meruprabhāsa và Như Lai Mañjudhvaja, với số lượng bằng số cát sông Hằng, hàm chứa các cõi Phật của mình trong lời thuyết giảng và hiển bày chúng21. Chấp nhận Kinh Pháp này, gọi là “Sự hộ niệm của tất cả Chư Phật,” trong đó tán dương công đức bất khả tư nghì của các Ngài. 12. Cũng vậy, ở phương Nam có những những Đức Phật khác, do Như Lai Candrasūryapradīpa làm chủ, Như Lai Yasaḥprabha, Như Lai Mahārciskandha, Như Lai Merupradīpa, Như Lai Anantavīrya, số lượng bằng số cát sông Hằng, hàm
9
chứa các cõi Phật của mình trong lời thuyết giảng và hiển bày chúng. Chấp nhận Kinh Pháp này, gọi là “Sự hộ niệm của tất cả Chư Phật,” trong đó tán dương công đức bất khả tư nghì của các Ngài. 13. Cũng vậy, ở phương Tây có những những Đức Phật khác, do Như Lai Amitāyus làm chủ, Như Lai Amitaskandha, Như Lai Amitadhvaja, Như Lai Mahāprabha, Như Lai Mahācāratnaketu, Như Lai Śuddharaśmiprabha, số lượng bằng số cát sông Hằng, hàm chứa các cõi Phật của mình trong lời thuyết giảng và hiển bày chúng. Chấp nhận Kinh Pháp này, gọi là “Sự hộ niệm của tất cả Chư Phật,” trong đó tán dương công đức bất khả tư nghì của các Ngài. 14. Cũng vậy, ở phương Bắc có những những Đức Phật khác, do Như Lai Mahārciskandha làm chủ, Như Lai Vaiśvanaranirghosha, Như Lai Dundubhisvaranirghoṣa, Như Lai Duṣpradharṣa, Như Lai Ādityasambhava, Như Lai Jaleniprabha (Jvalanaprabha?), số lượng bằng số cát sông Hằng, hàm chứa các cõi Phật của mình trong lời thuyết giảng và hiển bày chúng. Chấp nhận Kinh Pháp này, gọi là “Sự hộ niệm của tất cả Chư Phật,” trong đó tán dương công đức bất khả tư nghì của các Ngài. 15. Cũng vậy, ở phương dưới, có những những Đức Phật khác, do Như Lai Siṃha làm chủ, Như Lai Yaśas, Như Lai Yaśaḥprabhava, Như Lai Dharma, Như Lai Dharmadhara, Như Lai Dharmadhvaja, số lượng bằng số cát sông Hằng, hàm chứa các cõi Phật của mình trong lời thuyết giảng và hiển bày chúng. Chấp nhận Kinh Pháp này, gọi là “Sự hộ niệm của tất cả Chư Phật,” trong đó tán dương công đức bất khả tư nghì của các Ngài. 16. Cũng vậy, ở phương trên, có những những Đức Phật khác, do Như Lai Brahmaghosha làm chủ, Như Lai Nakṣatrarāja, Như Lai Indraketudhvajarāja, Như Lai Gandhottama, Như Lai Gandhaprabhāsa, Như Lai Mahārciskandha, Như Lai Ratnakusumasampuṣpita-gātra, Như Lai Sālendrarāja, Như Lai Ratnotpalaśrī, Như Lai Sarvārthadarśa, Như Lai Sumerukalpa, số lượng bằng số cát sông Hằng22, hàm chứa các cõi Phật của mình trong lời thuyết giảng và hiển bày chúng. Chấp nhận Kinh Pháp này, gọi là “Sự hộ niệm của tất cả Chư Phật,” trong đó tán dương công đức bất khả tư nghì của các Ngài. 17. Śāriputra, ông nghĩ sao? Lý do tại sao Kinh Pháp này được gọi là Chư Phật Hộ Niệm? Hễ nam tử nữ nhân nào nghe được tên của kinh này và ghi nhớ tên của các Chư Phật, sẽ được sự hộ niệm của các Chư Phật và sẽ không bao giờ thối chuyển ở nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Cho nên, này Śāriputra, hãy tin23, thọ nhận và chớ nghi ngờ nơi ta và các Đức Phật. Bất kỳ nam tử nữ nhân nào, sẽ phát nguyện nơi cõi Phật của Đức Như Lai Amitāyus, hoặc bây giờ đang phát nguyện hoặc trước đây đã phát nguyện, tất cả họ sẽ không bao giờ thối chuyển ở nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. Họ sẽ được sinh vào cõi Phật đó, hoặc đã được sinh hoặc đang được sinh. Cho nên, này
10
Śāriputra, những nam tử và nữ nhân có tín tâm cần phải phát nguyện về nơi cõi Phật đó. 18. “Và khi ta hiện ở đây tán dương công đức không thể nghĩ bàn của các Chư Phật. Này Śāriputra, những Chư Phật cũng tán dương công đứng không thể nghĩ bàn của ta. “Śākyamuni, người đứng đầu của dòng tộc Śākya, đã làm một việc rất khó khăn. Ngài đã đạt được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Giác trong thế giới Sahā này. Ngài dạy những giáo pháp mà toàn thế giới khó tin nhận, đương khi sự suy đồi của kiếp hiện tại, sự suy đồi của nhân phẩm, suy đồi của niềm tin, sự suy đồi của cuộc sống, sự suy đồi của tình cảm.” 19. Này Śāriputra, ngay cả đối với ta, đạt được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Giác là một việc cực kỳ khó. Ta dạy giáo pháp mà toàn thế giới khó có thể chấp nhận, đương khi sự suy đồi của nhân phẩm, của niềm tin, của tình cảm, của cuộc sống và của kiếp hiện tại này.” 20. Đức Thế Tôn nói kinh này xong với sự hoan hỉ. Tôn giả Śāriputra, các Tỳ Kheo, Bồ Tát, và toàn thể thế giới Trời, Người, A Tu La và Chư Thần thọ nhận lời dạy của Đức Thế Tôn. Đây là kinh Đại thừa có tên là Sukhāvatī-vyūha24.
1 Śrāvastī, thủ phủ của Bắc Kośalas, nơi ở của vua Prasenajit. Nơi đây đã bị hủy hoại vào thời Fa Hian (Pháp Hiền) viếng thăm; cách địa điểm Fizabad hiện nay không xa. Cf. (đối chiếu) Burnouf, Introduction, trang.22. 2 Abhijñānābhijñātaiḥ. Trong bản tiếng Nhật đọc là abhijñātābhāgñātaiḥ, tức là abhijñātābhijñātaiḥ. Nếu cách đọc này đúng thì chỗ này nên được dịch là “được biết bởi những người biết”, notus a viris notis, tức là: nhiều người biết đến, nổi tiếng. Abhijñāta với ý nghĩa là biết, nổi tiếng, xuất hiện trong Lalitavistara, trang 25, và dịch giả Trung Quốc chấp nhận nghĩa giống như vậy. Lại nữa, nếu chúng ta chọn cách đọc là abhijñānābhijñātaih, điều này sẽ làm cho sự diễn tả dễ hiểu, nghĩa là biết hoặc phân biệt bởi dấu hiệu hoặc tính cách, tức các phẩm chất của một vị Tỳ Kheo. Nhưng nghĩa chuyên môn là “sở hữu một kiến thức của năm abhijñā.” Nghĩa sẽ rõ hơn trong trường hợp này nếu viết là abhijñātābhijñānaiḥ, nhưng không có bản chép tay nào ghi cách đọc đó. Năm abhijñā hay abhijñāna mà một vị A La Hán phải sở hữu đó là thiên nhãn thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần túc thông. Xem Burnouf, Lotus, Appendice, No.XIV. Bản dài của kinh Sukhāvatī có abhijñânâbhijñaih, và sau đó là abhijñātābhijñaih. Vị trí của phân từ như uttara-pada trong từ phức như abhijñānābhijñātaih rất thường xảy ra trong kinh Phật tiếng Sanskrit. Ông Bendall đã bảo tôi chú ý đến tiếng Pāli abhiññāta - abhiññāta (Tạng Luật, Oldenberg ed. (biên tập), quyển i, trang 43), giống với nghĩa của thuật ngữ được chấp nhận bởi dịch giả Trung Quốc. 3 Mahāsrāvaka, đại đệ tử; đôi khi là 80 đệ tử đứng đầu. 4 Arhadbhiḥ. Tôi để lại dạng thức Sanskrit đúng, bởi vì văn bản Nhật trình bày hậu tố adbhiḥ. Văn bản của Hôgo có dạng thức thường dùng hơn đó là arhantaiḥ. Sự thay đổi của từ cổ điển arhat sang arahan của tiếng Pāli, rồi khi sang tiếng Sanskrit là arhanta, arahanta, và cuối cùng là arihanta, với ý nghĩa là “người hủy diệt kẻ thù” nghĩa là sự tham ái, cho thấy rất
11
rõ ràng các thời kỳ khác nhau mà thông qua đó từ ngữ tiếng Sanskrit chuyển thể thành nhiều dạng thức khác nhau trong văn chương Phật giáo. Ở Tây Tạng, Mông Cổ và ở Trung Quốc, Arhat được dịch là “Người hủy diệt kẻ thù” có nghĩa là ari-hanta. Xem Burnouf, Lotus, trang 287, Introduction, trang 295. Arhat thật sự là danh hiệu của Tỳ Kheo khi đạt đến thánh quả thứ tư. Cf. Sutra of the 42 Sections, cap. 2. Clemens của Alexandria (mất năm 220) nói về Semnoi, người phụng thờ một kim tự tháp được dựng lên từ xá lợi của một chư thiên. Đây có phải là sự biên dịch của chữ Arhat, như Lassen (‘De nom. Ind. philosoph.’ in Rhein. Museum, quyển I, trang 187) và Burnouf (Introduction, trang 295) giả định, hoặc là phiên âm của chữ Samana? Clemens cũng nói về Semnai (Stromat, trang 539, Potter) 5 Indra, vị chư thiên trong Vệ Đà xưa, ở đây mang nghĩa đơn giản là Chúa tể. Trong Canda Paritta (Journal Asiatique, 1871, trang. 220) chúng tôi thực sự tìm thấy Asurinda, tức Indra hay Chúa tể của A Tu La. 6 Các con số trong văn chương Phật giáo nếu một khi vượt quá 1 koṭī (tức 10 triệu) thì chúng trở nên rất mơ hồ hoặc giá trị của các số không phải lúc nào cũng bằng nhau. Ayuta (tức là 100 koṭī), niyuta (tức 100 ayuta), và nayuta (tức số 1 với 22 số 0 đằng sau), thường bị lẫn lộn; hoặc không coi trọng những con số cần phải được chuyển tải vào nhận thức của chúng ta hay không. Xem Giáo sư H. Schubert, “On large numbers,” trong Open Court, 14-12-1893. 7 Tiṣṭhati dhriyate yāpayati dharmaṃ ca deśayati. Đây là một cụm thành ngữ, xuất hiện lặp đi lặp lại trong văn bản Nepal của kinh Sukhāvatī (MS. 26 b, ll. 1, 2; 55 a, l. 2, &c.). Nghĩa dường như là: ngài ngự tại đó, tự tồn tại, duy trì và thuyết giảng giáo pháp. Burnouf dịch cụm từ giống như trên như sau: 'ils se trouvent, vivent, existent' (Lotus, trang 354). Trong tiếng Pāli là yāpeti, xem Fausboll, Dasaratha-jātaka, trang26, 38; và trong tiếng Sanskrit là yāpana. 8 Kinkinījāla. Nguyên bản đọc là kankaṇagalais ca và kankaṇigalais ca, kế đó nữa là kankaṇigalunām (cũng có khi lū) và kankaṇījalānām. Ông Beal dịch từ Hán ngữ là “bảy hàng rèm cửa tinh tế” và lần nữa “rèm cửa bằng ngọc quý”. Trước hết, có lẽ rõ ràng rằng chúng ta phải đọc là jāla, lưới, tấm mành, chứ không đọc là jala. Thứ hai, kanhaṇa, có nghĩa vòng xuyến, không mang ý nghĩa, thử hỏi những mạng lưới của vòng xuyến hay những chuỗi vòng xuyến có ý nghĩa thế nào? Tôi ưu tiên chọn cách đọc kinkiṇijāla có nghĩa những mạng lưới quả chuông, hoặc những hàng chuông. Những hàng chuông như vậy để trang hoàng một khu vườn, và có lẽ văn bản diễn tả chúng rằng nếu gió lay động, chúng sẽ phát ra các loại âm thanh. Trong phần chú giải của Dhammapada 30, trang 191, chúng ta gặp chữ kinkinikajāla , từ đây tiếng nhạc cũng phát ra như vậy; xem Childers, s.v.(giải nghĩa bên dưới chữ) jāla. Trong bản viết tay Nepal của kinh Sukhāvatīvyūha (R.A.S.), trang 39 a, 1.4, tôi tìm thấy svarṇaratnakinkiṇīgālāni cũng như vậy, điều này ổn thỏa vấn đề, và chứng tỏ rằng chúng ta có thể đặt sự tin cậy ít nhiều vào văn bản Nhật. 9 Anuparikshipta, tường rào bao xung quanh; xem parikkhepo trong từ điển Childer, và so sánh pairidaêza, paradise. 10 Tứ bảo và thất bảo trong tiếng Pāli là (theo Childers): 1. suvaṇṇaṃ: vàng; 2. rajataṃ: bạc; 3. muttā: ngọc trai; 4. maṇi: đá quý (như saphia, rubi); 5. veḷuriyaṃ: đá mắt mèo; 6. vajiraṃ: kim cương; 7. pavāḷam: san hô. Ở đây Childers dịch là đá mắt mèo; nhưng dưới chữ veḷuriyaṃ, ông ghi: một loại đá quý, có lẽ là loại lapis lazuli. Trong tiếng Sanskrit (Burnouf, Lotus, p.320): 1. suvarṇa: vàng; 2. rūpya: bạc; 3. vaiḍūrya: đá lapis lazuli; 4. sphaṭika: pha lê; 5. lohitamukti: ngọc trai đỏ; 6. aśmagarbha: kim cương; 7. musāragalva: san hô. Julien (Pèlerins Buddhistes, quyển ii, trang 482) liệt kê danh sách sau: 1. sphaṭika: pha lê đá; 2. vaidūrya: đá lapis lazuli; 3. aśmagarbha: mã não đỏ; 4. musāagalva: hổ phách; 5. padmarāga: ngọc rubi. Vaiḍūrya (hoặc Vaidūrya) được đề c ập đến trong
12
Tathāgataguṇajñānacintyavi-shayāvatāranirdesa (Wassilief, trang 161) là một loại đá quý nếu đặt trên vải xanh, nó sẽ cho màu xanh, nếu đặt trên vải đó, nó sẽ cho màu đỏ. Thực tế là vaidūrya thường được so sánh với màu sắc của mắt con mèo nó có thể ám chỉ loại đá mắt mèo (xem Borooah's Engl.-Sanskrit Dictionary, quyển ii, preface, trang ix) chứ không phải lapis lazuli. Mắt mèo là một loại khoáng chất chan-xê-đon. Tuy nhiên, tôi thấy chữ v được nhận diện là nguyên gốc của tiếng Hy Lạp bh’rullos, có một sự phỏng đoán rất hay (của Weber hoặc lẫn của Pott) cho rằng cách phát âm d có âm thanh chuyển sang r, và ry có thể được chuyển sang ly và ll (Weber, Omina, trang 326). Tiếng Ba Tư billaur hoặc balúr (Skeat cho là căn tố của bh’rullos), là thuộc gốc Ả Rập, có nghĩa là pha lê, và khó có thể tìm thấy kiểu như vậy trong tiếng Ả Rập vào thời xưa. Xem “India, what can it teach us?”, trang 267. 11 Tám phẩm chất của nước là: trong sạch, tươi mát, ngọt ngào, mềm mại, mang đến sự màu mỡ, yên tĩnh, có khả năng trừ đói khát, tăng ích (Xem Beal, Catena, trang 379.) 12 Kākāpeya. Một bản ghi là kākapeya, bản khác thì kākāpeya. Thật khó để chọn. Từ thường dùng hơn là kākapeya, từ này được giải thích bởi Pāṇini, II, 1, 33. Tuy nhiên, có một điều không chắc là kākapeya có phải mang nghĩa là một thuật ngữ tán dương hoặc chê bai. Bohtlingk chọn nghĩa thứ hai, và dịch nadī kākapeyā là: bên con sông cạn nước mà một con quạ có thể uống hết. Tārānātha thì chọn nghĩa đầu, và dịch nadī kākapeyā là: con sông đầy nước đến nỗi một con quạ có thể uống nước mà không cần phải cúi cong cổ (kākair anatakandharaiḥ p īyate; pūrṇodakatvena praśasye kākaiḥ peye nadyādau). Trong đoạn văn bản của chúng ta kākapeya phải là một từ tán dương, do đó chúng ta chỉ có thể diễn giải là “những hồ thật đầy nước cho nên những con quạ có thể uống nước trong đấy.” Nhưng tại sao một từ quá phổ biến kākapeya lại được đọc thành kākāpeya, trừ khi có sự cố tình ở đây? Và nếu như có sự cố tình thì dụng ý là gì? Chúng ta nên nhớ Pāṇini, II, 1, 42 schol., bảo chúng ta rằng làm thế nào để thành lập từ tīrthalkāka, một con quạ ở tại tīrtha, mang nghĩa là một người ở sai chỗ. Cho nên có thể là những con quạ được coi là sai chỗ ở tại tīrtha hoặc nơi tắm, bởi vì chúng là loài chim mang lại điềm gỡ hoặc bởi chúng làm dơ bẩn nước. Với quan điểm đó, kākāpeya sẽ có nghĩa một cái hồ mà quạ không ghé thăm, không bị quấy rầy bởi những con quạ. Giáo sư Pischel bảo tôi chú ý đến Kinh Mahāparinibbāna (J. R. A. S. 1875, trang 67, trang 21), trong đó kākapeyā ám chỉ một cách rõ ràng là một con sông đầy nước. Samatiṭṭhika, nếu lối đọc này đúng, xảy ra tại cùng một chỗ như một tên gọi của một con sông, ở trên bờ của kākapeya, và tôi nghĩ nghĩa hợp nhất là dâng lên đến ngang mức tīrthas, chỗ rửa chân hoặc tắm gội. Ông Rhys Davids cho tôi biết rằng phần ghi chú giải thích hai từ như sau: samatittikā ti samaharitā, kākapeyyā ti yatthatatthaci tīre ṭhitena kākena sakkā patum ti. 13 Purobhaktena. Chữ này bị khó đọc, nhưng rõ ràng purobhaktena tương đương với chữ purebhattaṃ tiếng Pāli (tức là trước buổi ăn sáng), đối nghĩa với pacchābhattaṃ, sau buổi ăn trưa (tức sau ngọ). Xem Childers, s.v. Pūrvabhaktikā là buổi ăn đầu tiên, như giáo sư Cowell cho tôi biết. 14 Divāvihārāya, dành cho giấc nghỉ trưa. Xem Childers, s.v. vihāra 15 Krauñcaḥ. Chim dẻ, tiêu duật (mỏ nhác). Có phải đây là nghĩa của Kuravīka, hay Karavīka, một loài chim có tiếng hót thánh thót (theo Kern, the Sk. karāyikā), hay của Kalavinka, Kalavīka trong tiếng Pāli? Xem Childers, s.v. opapātiko; Burnouf, Lotus, p. 566. Tuy nhiên, tôi thấy một loại chim giống như v ậy cũng được đề c ập ở n ơi khác, đó là haṃsakrauñcamayūraśālikakokila... Với mayūra xem Mahāv., Introd. P. xxxix; Rv. I, 19 I, 14. 16 Indriyabalabodhyagasabda. Đây là những thuật ngữ chuyên môn, nhưng nghĩa của chúng không rõ ràng lắm. Spence Hardy, trong Manual của ông, trang 498, liệt kê năm indrya, bao gồm (1) sardhâwa, thanh tịnh (có lẽ là sraddhâ, tín); (2) wiraya, tinh tấn (vîrya); (3)
13
sati hoặc smirti, sự nhận ra chân lý (smriti: niệm); (4) samâdhi, định; (5) pragnâwa, tuệ (pragñâ). Ông nói thêm rằng năm balaya (bala: lực) thì giống như năm indraya. Bảy bowdyânga (bodhyanga) theo ông ấy là: (1) sihi hay smirti, sự nhận ra chân lý bằng chuyên chú tinh thần. (2) dharmmawicha, sự tra tìm nguyên nhân; (3) wirâya, sự tinh tấn; (4) prîti, hỉ lạc; (5) passadhi, hay prasrabhi, tĩnh lặng; (6) samâdhi, tĩnh lặng ở mức độ cao hơn, xả ly hoàn toàn những phiền não cả thân và tâm. (7) upekshâ, sự thư thái. Từ đây cho thấy rằng một số phẩm chất và đức hạnh được tìm thấy trong cả hai indriya và bodhyanga, trong khi đó bala thì hoàn toàn giống với indriya. Tuy nhiên, Burnouf, trong tác phẩm Lotus của ông, liệt kê một danh sách năm bala (trong Vocabulaire Pentaglotte), danh sách này phù hợp với năm indriya của Spence Hardy; bao gồm sraddhā-bala, sức mạnh của tín tâm, vīrya-bala, sức mạnh của thể chất, smṛti-bala, sức mạnh của trí nhớ, samādhi-bala, sức mạnh của định tâm; prajñā-bala, sức mạnh của trí tuệ. Chúng được trình bày trước bảy bồ đề phần trong cả hai tác phẩm Lotus - Vocabularie Pentaglotte, và tác phẩm Lalita-vistara. Với bảy bồ đề phần này Burnouf đã dành cho một chuyên luận đặc biệt (Appendice xii, trang 796). Chúng xuất hiện trong cả hai ngôn ngữ Sanskrit và Pāli. Xem thêm Dharmasangraha s.v. trong Anecdota Oxoniensia. 17 Niraya, địa ngục, cũng có tên là Naraka. Yamaloka, cảnh giới của Yama (Diêm Ma), nơi phán xét kẻ chết, được mô tả là bốn apayas (bốn đường ác), bao gồm: Naraka, địa ngục; Tiryagyoni, súc sinh; Pretaloka, cảnh giới ngạ quỷ; Asuraloka, cảnh giới của a tu la. Ba thuật ngữ được sử dụng ở đây cũng xuất hiện trong văn bản được dịch bởi Burnouf, Introduction, trang 544. 18 Iti sankhyāṃ gacchanti, chúng được gọi; cf. Childers, s.v. sankhyâ. Asankhyeya, ngay cả nhiều hơn aprameya, là một từ ngữ xác nhận số vô lượng.. 19 Avaramātraka. Đây là tiếng Pāli oramattako, “chỉ thuộc về cuộc sống hiện tại,” và dụng ý của người viết có vẻ dùng để khắc ghi giáo lý, sự tiếp độ chỉ có thể nhận được chỉ bằng sự lặp lại danh hiệu của Đức Amitābha, có khuynh hướng đối lập với giáo lý nguyên thủy của Đức Phật, đó là một người gieo cái gì thì gặt cái đó. Đức Phật đã dạy rằng kuśalamūla, nhân của thiện pháp làm trong thế gian này (avaramātraka), sẽ trổ quả về sau, trong khi ở đây là “sự lặp lại không mang nghĩa” thì có thể có được kết quả. Các dịch giả Trung Quốc có cách nhìn khác về đoạn văn này. Nhưng từ phần kết của đoạn này, chỗ ghi là kulaputreṇa vā kuladuhitrā vā tatra buddhakshetre cittaprāṇidhānaṃ kartavyam, điều này có vẻ rõ ràng rằng vị trí cách (buddhakshetre) tạo lập đối tượng của praṇidhāna, cầu nguyện nhiệt thành hoặc khao khát. Satpurushas trong Buddhakshetra sẽ là vô lượng người (manushyā) và Bồ tát như đã được đề cập trước đây. 20 Arthavaśa, nghĩa đen thế lực; cf. Dhammapada, trang 388, v. 289. 21 Tôi không chắc chắn về nghĩa của đoạn này, nhưng nếu chúng ta đi vào phép ẩn dụ của văn bản, tức là các Đức Phật che phủ các cõi Phật bằng cái lưỡi của mình và trải ra, sự ngụ ý ở đây không gì khác là các Đức Phật trước hết cố gắng tìm những từ dành cho những sự vi diệu của các thế giới đó và hiển bày hoặc tuyên bố về chúng. Tuy nhiên, Burouf (Lotus, trang 417) dịch thành ngữ này ra nghĩa đen, mặc dù ông ấy bị sốc vì nghĩa kỳ quặc này. Về các Đức Phật và thế giới của Phật: xem Burnouf, Lotus, trang 113. 22 Nên lưu ý rằng những Đức Như Lai thuộc mười phương ở đây hoàn toàn khác với những phương của các Ngài trong Lalita-vistara, Book XX. Ngay cả đối với Đức Amitābha được đề cập trong đó.
14
23 Văn bản lặp đi lặp lại pattīyatha, rõ ràng đây là dạng tiếng Pāli, thay vì pratīyata. Tôi giữ lại tha, hậu tố tiếng Pāli của 2 p. pl. ở mệnh lệnh cách, thay vì ta, bởi vì dạng thức đó rõ ràng được chủ định, trong khi pa cho pra có thể chỉ là tình cờ. Tuy nhiên, tôi có chút hồ nghi rằng patīyatha là dạng văn bản nguyên thủy. Nó mang ý nghĩa mệnh lệnh cách, chúng ta thấy từ cụm từ śraddadhādhvam… Các chứng tích khác của sự ảnh hưởng Pāli hoặc Prākrit vào tiếng Sankrit trong bản kinh của chúng ta xuất hiện ở cụm từ arhantaiḥ, một cách đọc khác của arhadbhiḥ mà tôi lưu tâm hơn; sambahula đối với bahula; dhriyate yāpayati; purobhaktena; anyatra; sailkhyāṃ gacchanti; avaramātraka; veṭhana thay vì veshṭana, trong nirveṭhana; dharmaparyāya (Corp. Inscript. plate xv)… 24 Kinh Sukhāvatī mặc dù ở dạng bản ngắn vẫn được gọi là Māhayāna Sūtra, và cũng không có lý do gì để một kinh Mahāyāna không được phép ngắn. Nghĩa của chữ Māhayāna Sūtra đơn giản chỉ là quyển kinh thuộc về trường phái Mahāyāna, trường phái con thuyền lớn (đại thừa). Burnouf, trong tác phẩm Introduction to the History of Buddhism, đã rất nỗ lực thiết lập một sự phân biệt giữa Vaipulya (Phương Đẳng) hay Kinh Phát Triển, và loại Kinh mà ông gọi là Kinh Đơn Giản. Tất cả kinh Vipulya có thể thuộc về trường phái Mahāyāna, nhưng điều này không có nghĩa rằng tất cả kinh Mahāyāna là Vaipulya hay Kinh Phát Triển. Tên gọi Kinh Đơn Giản, trong sự đối lập với Vaipulya hay Kinh Phát Triển, không được công nhận bởi chính các tín đồ Phật giáo. Ít ra là tôi không biết tên gọi nào dành cho Kinh Đơn Giản. Rõ ràng là có sự khác biệt rất lớn giữa một kinh Vaipulya, như kinh Lotus of the Good Law (Diệu Pháp Liên Hoa) được dịch bởi Burnouf, và những Kinh mà Burnouf đã dịch, chẳng hạn trong Divyāvadāna (chuyện thần tiên). Nhưng điều mà Burnouf cho là dấu hiệu phân biệt của Kinh Vaipulya đó là sự xuất hiện của Bồ Tát, với tư cách là đệ tử của Đức Phật Śākyamuni, dường như không còn đứng vững*, trừ khi chúng ta xếp kinh Sukhāvatī tiểu bản của mình vào loại Vaipulya hay Kinh Phát Triển. Điều này thì không có căn cứ. Bản kinh của chúng ta là Kinh Mahāyāna, nhưng chẳng bao giờ được gọi là Vaipulya, và tuy nhiên trong Kinh này các Bồ Tát đóng vai trò rất quan trọng trong các đệ tử của Đức Phật. Nhưng hơn thế nữa, Amitābha, Đức Phật của cõi Sukhāvatī một hóa thân khác mà Burnouf xem như là một sự cá biệt của Kinh Vaipulya. Thực ra, Amitābha là một trong Ngũ Trí Như Lai, mặc dù danh hiệu đó không được sử dụng trong quyển kinh này, đóng vai trò chủ chốt trong giáo pháp đó, và được mô tả là được Đức Phật Śākyamuni biết đến, hơn nữa, đã thành Phật từ rất lâu trước Đức Phật Śākyamuni**. Bản dài của kinh Sukhāvatī-vyūha nếu theo định nghĩa của Burnouf thì chắc chắn thuộc về Kinh Vaipulya. Nhưng trong bản chép tay mà tôi đã xem nó không được gọi như vậy, và chính Burnouf đưa ra sự phân tích rằng bản Kinh này (Introduction, trang 99) là một thể loại của Kinh Mahāyāna chứ không phải Kinh Vaipulya.
*. ‘La présence des Bodhisattvas ou leur absence intéresse donc le fonds même des livres où on la remarque, et il est bien évident que ce seul point trace une ligne de démarcation profonde entre les Sûtras ordinaires et les Sûtras développés.’–Burnouf, Introduction, p. 112.
**. ‘L’idée d’un ou de plusieurs Buddhas surhumains, celle de Bodhisattvas créés par eux, sont des conceptions aussi étrangères à ces livres (les Sûtras simples) que celle d’un Âdibuddha ou d’un Dieu.’–Burnouf, Introduction, p. 120.
15
III. Mục từ tiếng Sanskrit SANSKRIT HÁN VIỆT Ajita A Dật Đa Akṣobhya A Súc Bệ Amitadhvaja Vô Lượng Tràng Amitaskandha Vô Lượng Uẩn Anantavīrya Vô Biên Tinh Tiến Anāthapiṇḍaka Cấp Cô Độc Anikṣiptadhura Bất Trí Viễn Aniruddha A Nậu Lâu Đà Ādityasambhava Nhật Sinh Ānanda A Nan Đà Bharadvāga Phả La Đọa Brahmaghosha Phạm Âm Candrasūryapradīpa Nhật Nguyệt Đăng Dharmadhara Trì Pháp Dharmadhvaja Pháp Tràng Dundubhisvaranirghosha Vô Lượng Thiên Cổ Chấn Đại Diệu Âm Gandhahastin Càn Đà Ha Đề Gandhaprabhāsa Hương Quang Gandhottama Hương Thượng Gavāṃpati Kiều Phạm Ba Đề Indra Nhân Đà La Indraketudhvajarāja Nhân Đà La Võng Tràng Vương
16
Jaleniprabha Võng Minh Jeta Kỳ Đà Kālodayin Ca Lưu Đà Di Koṭī Câu Chi Mahākapphiṇa Ma Ha Kiếp Tân Na Mahākāśyapa Ma Ha Ca Diếp Mahākātyāyana Ma Ha Ca Chiên Diên Mahākauṣṭhila Ma Ha Câu Hy La Mahāmaudgalyāyana Ma Ha Mục Kiền Liên Mahāmeru Đại Tu Di Mahāprabha Đại Quang Mahāratnaketu Đại Bảo Tràng Mahārciskandha Đại Diệm Kiên Mañjudhvaja Diệu Tràng Mañjuśrī Văn Thù Sư Lợi Merudhvaja Tu Di Tràng Meruprabhāsa Tu Di Quang Merupradīpa Tu Di Đăng Nakṣatrarāja Tú Vương Nanda Nan Đà Nayuta Na Do Tha Nityodyukta Thường Tin Tấn Rāhula La Hầu La Ratnakusumasampuṣpitagātra Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân
17
Ratnotpalaśrī Bảo Hoa Revata Ly Bà Đa Sahāṃpati Phạm Thiên Tam Bát Sumerukalpa Như Tu Di Sơn Śakra Đế Thích Sālendrarāja Sa La Thọ Vương Śāriputra Xá Lợi Phất Śrāvastī Xá Vệ Śuddharaśmiprabha Tịnh Quang Śuddhipanthaka Châu Lợi Bàn Đà Già Vaiśvanaranirghoṣa Tối Thắng Âm Vakkula Bạc Câu La Yaśaḥprabha Danh Quang
18
IV. Bản dịch tiếng Anh của F. Max Müller
THE SMALLER SUKHÂVATÎ-VYÛHA.
ADORATION TO THE OMNISCIENT!
§ 1. Thus it was heard by me: At one time the Blessed (Bhagavat, i.e. Buddha) dwelt at Srâvastî[1], in the Geta-grove, in the garden of Anâthapindaka, together with a large company of Bhikshus (mendicant friars), viz. with twelve hundred and fifty Bhikshus, all of them acquainted with the five kinds of knowledge[2], elders, great disciples[3], and Arhats[4]
[1. Srâvastî, capital of the Northern Kosalas, residence of king Prasenagit. It was in ruins when visited by Fahian (init. V. Saec.); not far from the modern Fizabad. Cf. Burnouf, Introduction, p. 22.
2. Abhigñânâbhigñâtaih. The Japanese text reads abhigñâtâbhâgñâtaih, i.e. abhigñâtâbhigñâtaih. If this were known to be the correct reading, we should translate it by 'known by known people,' notus a viris notis, i.e. well known, famous. Abhigñâta in the sense of known, famous, occurs in Lalitavistara, p. 25, and the Chinese translators adopted the same meaning here. Again, if we preferred the reading abhigñânâbhigñâtaih, this, too, would admit of an intelligible rendering, viz. known or distinguished by the marks or characteristics, i.e. the good qualities which belong to a Bhikshu. But the technical meaning is 'possessed of a knowledge of the five abhigñâs.' It would be better in that case to write abhigñâtâbhigñânaih, but no MSS. seem to support that reading. The five abhigñâs or abhigñânas which an Arhat ought to possess are the divine sight, the divine hearing, the knowledge of the thoughts of others, the remembrance of former existences, and magic power. See Burnouf, Lotus, Appendice, No. xiv. The larger text of the Sukhâvatî has abhigñânâbhigñaih, and afterwards abhigñâtâbhigñaih. The position of the participle as the uttara-pada in sueh compounds as abhigñânâbhigñâtaih is common in Buddhist Sanskrit. Mr. Bendall has called my attention to the Pâli abhiññâta-abhiññâta (Vinaya-pitaka, ed. Oldenberg, vol. i, p. 43), which favours the Chinese acceptation of the term. 3. Mahâsrâvaka, the great disciples; sometimes the eighty principal disciples.
4. Arhadbhih. I have left the correct Sanskrit form, because the Japanese text gives the termination adbhih. Hôgö's text has the more usual form arhantaih. The change of the old classical arhat into the Pâli arahan, and then back into Sanskrit arhanta, arahanta, and at last arihanta, with the meaning of 'destroyer of the enemies,' i e. the passions, shows very clearly the different stages through which Sanskrit words passed in the different phases of Buddhist literature. In Tibet, in Mongolia, and in China, Arhat is translated by 'destroyer of the enemy,' i.e. ari-hanta. See Burnouf, Lotus, p. 287, Introduction, p. 295. Arhat is really the title of the Bhikshu on reaching the fourth degree of perfection Cf. Sûtra of the 42 Sections, cap. 2. Clemens of Alexandria (d. 220) speaks of the {Greek Semnoí} who worshipped a pyramid erected over the relics of a god. This may be a translation of Arhat, as Lassen ('De nom. Ind. philosoph.' in Rhein. Museum, vol. i, p. 187) and Burnouf (Introduction, p. 295) supposed, or a transliteration of Samana. Clemens also speaks of {Greek Semnaí} (Stromat. p. 539, Potter).]
{p. 90}
such as Sâriputra, the elder, Mahâmaudgalyâyana, Mahâkâsyapa, Mahâkapphina, Mahâkâtyâyana, Mahâkaushthila, Revata, Suddhipanthaka, Nanda, Ânanda, Râhula, Gavâmpati, Bharadvâga, Kâlodayin, Vakkula, and Aniruddha. He dwelt together with these and many other great disciples, and together with many noble-minded Bodhisattvas, such as Mañgusrî, the prince, the Bodhisattva Agita, the Bodhisattva Gandhahastin, the Bodhisattva
19
Nityodyukta, the Bodhisattva Anikshiptadhura. He dwelt together with them and many other noble-minded Bodhisattvas, and with Sakra, the Indra or King[5]
[5. Indra, the old Vedic god, has come to mean simply lord, and in the Kanda Paritta (Journal Asiatique, 1871, p. 220} we actually find Asurinda, the Indra or Lord of the Asuras.]
{p. 91}
of the Devas, and with Brahman Sahâmpati. With these and many other hundred thousand nayutas[1] of sons of the gods, Bhagavat dwelt at Srâvastî.
§ 2. Then Bhagavat addressed the honoured Sâriputra and said, 'O Sâriputra, after you have passed from here over a hundred thousand kotîs of Buddha countries there is in the Western part a Buddha country, a world called Sukhâvatî (the happy country). And there a Tathâgata, called Amitâyus, an Arhat, fully enlightened, dwells now, and remains, and supports himself, and teaches the Law[2].
'Now what do you think, Sâriputra, for what reason is that world called Sukhâvatî (the happy)? In that world Sukhâvatî O Sâriputra, there is neither bodily nor mental pain for living beings. The sources of happiness are innumerable there. For that reason is that world called Sukhâvatî (the happy).
§ 3. 'And again, O Sâriputra, that world Sukhâvatî is adorned with seven terraces, with seven rows of
[1. The numbers in Buddhist literature, if they once exceed a koti or kotî, i. e. ten millions, become very vague, nor is their value always the same. Ayuta, i.e. a hundred kotîs; niyuta, i.e. a hundred ayutas; and nayuta, i.e. 1 with 22 zeros, are often confounded; nor does it matter much so far as any definite idea is concerned which such numerals convey to our mind. See Prof. H. Schubert, 'On large numbers,' in Open Court, Dec. 14, 1893.
2. Tishthati dhriyate yâpayati dharmam ka desayati. This is an idiomatic phrase, which occurs again and again in the Nepalese text of the Sukhâvatî (MS. 26 b, ll. 1, 2; 55 a, l. 2, &c.). It seems to mean, he stands there, holds himself, supports himself, and teaches the law. Burnouf translates the same phrase by, 'ils se trouvent, vivent, existent' (Lotus, p. 354). On yâpeti in Pâli, see Fausböll, Dasaratha-gâtaka, pp. 26, 38; and yâpana in Sanskrit.]
{p. 92}
palm-trees, and with strings of bells[1]. It is enclosed on every side[2], beautiful, brilliant with the four gems, viz. gold, silver, beryl and crystal[3]. With
[1. Kinkinîgâla. The texts read kankanagalais ka and kankanîgalais ka, and again later kankanîgalunâm (also lû) and kankanîgalânâm. Mr. Beal translates from Chinese 'seven rows of exquisite curtains,' and again 'gemmous curtains.' First of all, it seems clear that we must read gâla, net, web, instead of gala. Secondly, kankana, bracelet, gives no sense, for what could be the meaning of nets or strings of bracelets? I prefer to read kinkinigâla, nets or strings or rows of bells. Such rows of bells served for ornamenting a garden, and it may be said of them that, if moved by the wind, they give forth certain sounds. In the commentary on Dhammapada 30, p. 191, we meet with kinkinikagâla, from which likewise the music proceeds; see Childers, s.v. gâla. In the MSS. of the Nepalese Sukhâvatî-vyûha (R.A.S.), p. 39 a, l. 4, I likewise find svarnaratnakinkinîgâlâni, which settles the matter, and shows how little confidence we can place in the Japanese texts. 2. Anuparikshipta, enclosed; see parikkhepo in Childers' Dictionary, and compare pairidaêza, paradise. 3. The four and seven precious things in Pâli are (according to Childers):--
20
1. suvannam, gold. 2. ragatam, silver. 3. muttâ, pearls. 4. mani, gems (as sapphire, ruby). 5. veluriyam, cat's eye. 6. vagiram, diamond. 7. pavâlam, coral.
Here Childers translates cat's eye; but s.v. veluriyam, he says, a precious stone, perhaps lapis lazuli. In Sanskrit (Burnouf, Lotus, p. 320):--
1. suvarna, gold. 2. rûpya, silver. 3. vaidûrya, lapis lazuli. 4. sphatika, crystal. 5. lohitamukti, red pearls. 6. asmagarbha, diamond. 7. musâragalva, coral.
Julien (Pèlerins Buddhistes, vol. ii, p. 482) gives the following list:--
1. sphatika, rock crystal. 2. vaidûrya, lapis lazuli. 3. asmagarbha, comaline. 4. musâragalva, amber. 5. padmarâga, ruby.
Vaidûrya (or Vaidûrya) is mentioned in the Tathâgatagunagñânakintyavishayâvatâranirdesa (Wassilief, p. 161) as a precious stone which, if placed on green cloth, looks green, if placed on red cloth, red. The fact that vaidûrya is often compared with the colour of the eyes of a cat would seem to point to the cat's eye (see Borooah's Engl.-Sanskrit Dictionary, vol. ii, preface, p. ix), certainly not to lapis lazuli. Cat's eye is a kind of chalcedony. I see, however, that vaidûrya has been recognised as the original of the Greek {Greek bh'rullos}, a very ingenious conjecture, either of Weber's or of Pott's, considering that lingual d has a sound akin to r, and ry may be changed to ly and ll (Weber, Omina, P.326). The Persian billaur or ballúr, which Skeat gives as the etymon of {Greek bh'rullos}, is of Arabic origin, means crystal, and could hardly have found its way into Greek at so early a time. See 'India, what can it teach us?' p. 267.]
{p. 93}
such arrays of excellences peculiar to a Buddha country is that Buddha country adorned.
§ 4. 'And again, O Sâriputra, in that world Sukhâvatî there are lotus lakes, adorned with the seven gems, viz. gold, silver, beryl, crystal, red pearls, diamonds, and corals as the seventh. They are full of water which possesses the eight good qualities[1], their waters rise as high as the fords and bathing-places, so that even crows[2] may drink there; they are
[1. The eight good qualities of water are limpidity and purity, refreshing coolness, sweetness, softness, fertilising qualities, calmness, power of preventing famine, productiveness. See Beal, Catena, p. 379.
21
2. Kâkâpeya. One text reads kâkapeya, the other kâkâpeya. It is difficult to choose. The more usual word is kâkapeya, which is explained by Pânini, II, 1, 33. It is uncertain, however, whether kâkapeya is meant as a laudatory or asa depreciatory term. Bohtlingk takes it in the latter sense, and translates nadî kâkapeyâ, by a shallow river that could be drunk up by a crow. Târânâtha takes it in the former sense, and translates nadî kâkapeyâ, as a river so full of water that a crow can drink it without bending its neck (kâkair anatakandharaih pîyate; pûrnodakatvena prasasye kâkaih peye nadyâdau). In our passage kâkapeya must be a term of praise, and we therefore could only render it by 'ponds so full of water that crows could drink from them.' But why should so well known a word as kâkapeya have been spelt kâkâpeya, unless it was done intentionally? And if intentionally, what was it intended for? We must remember that Pânini, II, 1, 42 schol., teaches us how to form the word tîrthalkâka, a crow at a tîrtha, which means a person in a wrong place. It would seem therefore that crows were considered out of place at a tîrtha or bathing-place, either because they were birds of ill omen, or because they defiled the water. From that point of view, kâkâpeya would mean a pond not visited by crows, free from crows. Professor Pischel has called my attention to Mahâparinibbâna Sutta (J. R. A. S. 1875, p. 67, p. 21), where kâkapeyâ clearly refers to a full river. Samatitthika, if this is the right reading, occurs in the same place as an epithet of a river, by the side of kâkapeya, and I think it most likely that it means rising to a level with the tîrthas, the fords or bathing-places. Mr. Rhys Davids informs me that the commentary explains the two words by samatittikâ ti samaharitâ, kâkapeyyâ ti yatthatatthaki tîre thitena kâkena sakkâ patum ti.]
{p. 94}
strewn with golden sand. And in these lotus-lakes there are all around on the four sides four stairs, beautiful and brilliant with the four gems, viz. gold, silver, beryl, crystal. And on every side of these lotus-lakes gem-trees are growing, beautiful and brilliant with the seven gems, viz. gold, silver, beryl, crystal, red pearls, diamonds, and corals as the seventh. And in those lotus-lakes lotus-flowers are growing, blue, blue-coloured, of blue splendour, blue to behold; yellow, yellow-coloured, of yellow splendour, yellow to behold; red, red-coloured, of red splendour, red to behold; white, white-coloured, of white splendour, white to behold; beautiful, beautifully-coloured, of beautiful splendour, beautiful to behold, and in circumference as large as the wheel of a chariot.
{p. 95}
§ 5. 'And again, O Sâriputra, in that Buddha country there are heavenly musical instruments always played on, and the earth is lovely and of golden colour. And in that Buddha countrya flower-rain of heavenly Mândârava blossoms pours down three times every day, and three times every night. And the beings who are born there worship before their morning meal[1] a hundred thousand kotîs of Buddhas by going to other worlds; and having showered a hundred thousand kotîs of flowers upon each Tathâgata, they return to their own world in time for the afternoon rest[2]. With such arrays of excellences peculiar to a Buddha country is that Buddha country adorned.
§ 6. 'And again. O Sâriputra, there are in that Buddha country swans, curlews[3], and peacocks. Three times every night, and three times every day, they
[1. Purobhaktena. The text is difficult to read, but it can hardly be doubtful that purobhaktena corresponds to Pâli purebhattam (i. e. before the morning meal), opposed to pakkhâbhattam, after the noonday meal (i. e. in the afternoon). See Childers, s.v. Pûrvabhaktikâ would be the first repast, as Prof. Cowell informs me. 2. Divâvihârâya, for the noonday rest, the siesta. See Childers, s.v. vihâra.
3. Krauñkah. Snipe, curlew. Is it meant for Kuravîka, or Karavîka, a fine-voiced bird (according to Kern, the Sk. karâyikâ), or for Kalavinka, Pâli Kalavîka? See Childers, s.v. opapâtiko; Burnouf, Lotus, p. 566. I see, however, the same birds mentioned together elsewhere, as hamsakrauñkamayûrasukasâlikakokila, &c. On mayûra see Mahâv., Introd. p. xxxix; Rv. I, 19 I, 14.]
22
{p. 96}
come together and perform a concert each uttering his own note. And from them thus uttering proceeds a sound proclaiming the five virtues, the five powers, and the seven steps leading towards the highest knowledge[1]. When the men there hear that sound, remembrance of Buddha, remembrance of the Law, remembrance of the Church, rises in their mind.
'Now, do you think, O Sâriputra, that there are beings who have entered into the nature of animals (birds, &c.)? This is not to be thought of. The
[1. Indriyabalabodhyangasabda. These are technical terms, but their meaning is not quite clear. Spence Hardy, in his Manual, p. 498, enumerates the five indrayas, viz. (1) sardhâwa, purity (probably sraddhâ, faith); (2) wiraya, persevering exertion (vîrya); (3) sati or smirti, the ascertainment of truth (smriti); (4) samâdhi, tranquillity; (5) pragnâwa, wisdom (pragñâ). The five balayas (bala), he adds, are the same as the five indrayas.
The seven bowdyânga (bodhyanga) are according to him: (1) sihi or smirti, the ascertainment of the truth by mental application; (2) dharmmawicha, the investigation of causes; (3) wirâya, persevering exertion; (4) prîti, joy; (5) passadhi, or prasrabdhi, tranquillity; (6) samâdhi, tranquillity in a higher degree, including freedom from all that disturbs either body or mind; (7) upekshâ, equanimity.
It will be seen from this that some of these qualities or excellences occur both as indriyas and bodhyangas, while balas are throughout identical with indriyas.
Burnouf, however, in his Lotus, gives a list of five balas (from the Vocabulaire Pentaglotte) which correspond with the five indriyas of Spence Hardy; viz. sraddhâ-bala, power of faith; vîrya-bala, power of vigour; smritibala, power of memory; samâdhi-bala, power of meditation; pragñâ-bala, power of knowledge. They precede the seven bodhyangas both in the Lotus, the Vocabulaire Pentaglotte, and the Lalita-vistara.
To these seven bodhyangas Burnouf has assigned a special treatise (Appendice xii, p. 796). They occur both in Sanskrit and Pâli. See also Dharmasangraha s.v. in the Anecdota Oxoniensia.]
{p. 97}
very name of hells is unknown in that Buddha country, and likewise that of (descent into) animal bodies and of the realm of Yama (the four apâyas)[1]. No, these tribes of birds have been made on purpose by the Tathâgata Amitâyus, and they utter the sound of the Law. With such arrays of excellences, &c.
§ 7. 'And again, O Sâriputra, when those rows of palm-trees and strings of bells in that Buddha country are moved by the wind, a sweet and enrapturing sound proceeds from them. Yes, O Sâriputra, as from a heavenly musical instrument consisting of a hundred thousand kotîs of sounds, when played by Âryas, a sweet and enrapturing sound proceeds, a sweet and enrapturing sound proceeds from those rows of palm-trees and strings of bells moved by the wind. And when the men hear that sound, reflection on Buddha arises in them, reflection on the Law, reflection on the Church. With such arrays of excellences, &c.
§ 8. 'Now what do you think, O Sâriputra, for what reason is that Tathâgata called Amitâyus? The length of life (âyus), O Sâriputra, of that Tathâgata and of those men there is immeasurable (amita). Therefore is that Tathâgata called Amitâyus. And ten kalpas have passed, O Sâriputra, since that Tathâgata awoke to perfect knowledge.
23
§ 9. 'And what do you think, O Sâriputra, for what reason is that Tathâgata called Amitâbha? The
[1. Niraya, the hells, also called Naraka. Yamaloka, the realm of Yama, the judge of the dead, is explained as the four apâyas, i.e. Naraka, hell; Tiryagyoni, birth as animals; Pretaloka, realm of the departed; Asuraloka, realm of evil spirits. The three terms which are here used together occur likewise in a passage translated by Burnouf, Introduction, p. 544.]
{p. 98}
splendour (âbhâ), O Sâriputra, of that Tathâgata is unimpeded over all Buddha countries. Therefore is that Tathâgata called Amitâbha.
'And there is, O Sâriputra, an innumerable assembly of disciples with that Tathâgata, purified and venerable persons, whose number it is not easy to count. With such arrays of excellences, &c.
§ 10. 'And again, O Sâriputra, of those beings also who are born in the Buddha country of the Tathâgata Amitâyus as purified Bodhisattvas, never to return again and bound by one birth only, of those Bodhisattvas also, O Sâriputra, the number is not easy to count, except they are reckoned as infinite in number[1].
'Then again all beings, O Sâriputra, ought to make fervent prayer for that Buddha country. And why? Because they come together there with such excellent men. Beings are not born in that Buddha country of the Tathâgata Amitâyus as a reward and result of good works performed in this present life[2].
[1. Iti sankhyâm gakkhanti, they are called; cf. Childers, s.v. sankhyâ. Asankhyeya, even more than aprameya, is the recognised term for infinity. Burnouf, Lotus, p. 852.
2. Avaramâtraka. This is the Pâli oramattako, 'belonging merely to the present life,' and the intention of the writer seems to be to inculcate the doctrine, that salvation can be obtained by mere repetitions of the name of Amitâbha, in direct opposition to the original doctrine of Buddha, that as a man soweth, so he reapeth. Buddha would have taught that the kusalamûla, the root or the stock of good works performed in this world (avaramâtraka), will bear fruit in the next, while here 'vain repetitions' seem all that is enjoyed. The Chinese translators take a different view of this passage. But from the end of this section, where we read kulaputrena vâ kuladuhitrâ vâ tatra buddhakshetre kittaprânidhânam kartavyam, it seems clear that the locative (buddhakshetre) forms the object of the pranidhâna, the fervent prayer or longing. The Satpurushas already in the Buddhakshetra would be the innumerable men (manushyâs) and Bodhisattvas mentioned before.]
{p. 99}
No, whatever son or daughter of a family shall hear the name of the blessed Amitâyus, the Tathâgata, and having heard it, shall keep it in mind, and with thoughts undisturbed shall keep it in mind for one, two, three, four, five, six or seven nights,--when that son or daughter of a family comes to die, then that Amitâyus, the Tathâgata, surrounded by an assembly of disciples and followed by a host of Bodhisattvas, will stand before them at their hour of death, and they will depart this life with tranquil minds. After their death they will be born in the world Sukhâvatî in the Buddha country of the same Amitâyus, the Tathâgata. Therefore, then, O Sâriputra, having perceived this cause and effect[1], I with reverence say thus, Every son and every daughter of a family ought with their whole mind to make fervent prayer for that Buddha country.
24
§ 11. 'And now, O Sâriputra, as I here at present glorify that world, thus, in the East, O Sâriputra, other blessed Buddhas, led by the Tathâgata Akshobhya, the Tathâgata Merudhvaga, the Tathâgata Mahâmeru, the Tathâgata Meruprabhâsa, and the Tathâgata Mañgudhvaga, equal in number to the sand of the river Gangi, comprehend their own Buddha countries in their speech, and then reveal them[2]. [1. Arthavasa, lit. the power of the thing; cf; Dhammapada, p. 388, v. 289.
2. I am not quite certain as to the meaning of this passage, but if we enter into the bold metaphor of the text, viz. that the Buddhas cover the Buddha countries with the organ of their tongue and then unrol it, what is intended can hardly be anything but that they first try to find words for the excellences of those countries, and then reveal or proclaim them. Burnouf, however (Lotus, p. 417), takes the expression in a literal sense, though he is shocked by its grotesqueness. On these Buddhas and their countries, see Burnouf, Lotus, p. 113.]
{p. 100}
Accept this repetition of the Law, called the "Favour of all Buddhas," which magnifies their inconceivable excellences.
§ 12. 'Thus also in the South do other blessed Buddhas, led by the Tathâgata Kandrasûryapradîpa. the Tathâgata Yasahprabha, the Tathâgata Mahârkiskandha, the Tathâgata Merupradîpa, the Tathâgata Anantavîrya, equal in number to the sand of the river Gangâ, comprehend their own Buddha countries in their speech, and then reveal them. Accept, &c.
§ 13. 'Thus also in the West do other blessed Buddhas, led by the Tathâgata Amitâyus, the Tathâgata Amitaskandha, the Tathâgata Amitadhvaga, the Tathâgata Mahâprabha, the Tathâgata Mahcâratnaketu, the Tathâgata Suddharasmiprabha, equal in number to the sand of the river Gangâ, comprehend, &c.
§ 14. 'Thus also in the North do other blessed Buddhas, led by the Tathâgata Mahârkiskandha, the Tathâgata Vaisvânaranirghosha, the Tathâgata Dundubhisvaranirghosha, the Tathâgata Dushpradharsha, the Tathâgata Âdityasambhava, the Tathâgata Galeniprabha (Gvalanaprabha?), the Tathâgata Prabhâkara, equal in number to the sand, &c.
§ 15. 'Thus also in the Nadir do other blessed Buddhas, led by the Tathâgata Simha, the Tathâgata Yasas, the Tathcigata Yasahprabhâva, the Tathâgata Dharma, the Tathâgata Dharmadhara, the Tathâgata Dharmadhvaga, equal in number to the sand, &c.
§ 16. 'Thus also in the Zenith do other blessed Buddhas, led by the Tathâgata Brahmaghosha, the Tathâgata Nakshatrarâga, the Tathâgata Indraketudhvagarâga, the Tathâgata Gandhottama, the Tathâgata Gandhaprabhâsa, the Tathâgata Mahârkiskandha, the Tathâgata Ratnakusumasampushpitagâtra,
{p. 101}
the Tathâgata Sâlendrarâga, the Tathâgata Ratnotpalasrî, the Tathâgata Sarvârthadarsa, the Tathâgata Sumerukalpa, equal in number to the sand, &c.[1]
§ 17. 'Now what do you think, O Sâriputra, for what reason is that repetition (treatise) of the Law called the Favour of all Buddhas? Every son or daughter of a family who shall hear the name of that repetition of the Law and retain in their memory the names of those blessed
25
Buddhas, will be favoured by the Buddhas, and will never return again, being once in possession of the transcendent true knowledge. Therefore, then, O Sâriputra, believe[2], accept, and do not doubt of me and those blessed Buddhas!
'Whatever sons or daughters of a family shall make mental prayer for the Buddha country of that blessed Amitâyus, the Tathâgata, or are making it now or have made it formerly, all these will never return again, being once in possession of the transcendent true knowledge. They will be born in that Buddha country, have been born, or are being born
[1. It should be remarked that the Tathâgatas here assigned to the ten quarters differ entirely from those assigned to them in the Lalita-vistara, Book XX. Not even Amitâbha is mentioned there.
2. Pratîyatha. The texts give again and again pattîyatha, evidently the Pâli form, instead of pratîyata. I have left tha, the Pâli termination of the 2 p. pl. in the imperative, instead of ta, because that form was clearly intended, while pa for pra may be an accident. Yet I have little doubt that patîyatha was in the original text. That it is meant for the imperative, we see from sraddadhâdhvam, &c., further on. Other traces of the influence of Pâli or Prâkrit on the Sanskrit of our Sûtra appear in arhantaih, the various reading for arhadbhih, which I preferred; sambahula for bahula; dhriyate yâpayati; purobhaktena; anyatra; sailkhyâm gakkhanti; avaramâtraka; vethana instead of veshtana, in nirvethana; dharmaparyâya (Corp. Inscript. plate xv). &c.]
{p. 102}
now. Therefore, then, O Sâriputra, mental prayer is to be made for that Buddha country by faithful sons and daughters of a family.
§ 18. 'And as I at present magnify here the inconceivable excellences of those blessed Buddhas, thus, O Sâriputra, do those blessed Buddhas magnify my own inconceivable excellences.
'A very difficult work has been done by Sâkyamuni, the sovereign of the Sâkyas. Having obtained the transcendent true knowledge in this world Sahâ, he taught the Law which all the world is reluctant to accept, during this corruption of the present kalpa, during this corruption of mankind, during this corruption of belief, during this corruption of life, during this corruption of passions.
§ 19. 'This is even for me, O Sâriputra, an extremely difficult work that, having obtained the transcendent true knowledge in this world Sahâ, I taught the Law which all the world is reluctant to accept, during this corruption of mankind, of belief, of passion, of life, and of this present kalpa.'
§ 20. Thus spoke Bhagavat joyful in his mind. And the honourable Sâriputra, and the Bhikshus and Bodhisattvas, and the whole world with the gods, men, evil spirits and genii, applauded the speech of Bhagavat.
This is the Mahâyânasûtra[1] called Sukhâvatî-vyûha.
[1. The Sukhâvatî even in its shortest text, is called a Mahâyâna-sûtra, nor is there any reason why a Mahâyânasûtra should not be short. The meaning of Mahâyâna-sûtra is simply a Sûtra belonging to the Mahâyâna school, the school of the Great Boat. It was Burnouf who, in his Introduction to the History of Buddhism, tried very hard to establish a distinction between the Vaipulya or developed Sûtras, and what he calls the simple Sûtras. Now, the Vaipulya Sûtras may all belong to the Mahâyâna school, but that would not prove that all the Sûtras of the Mahâyâna school are Vaipulya or developed Sûtras. The name of simple Sûtra, in opposition to the Vaipulya or developed Sûtras, is not recognised by the Buddhists themselves; at least, I know no name for simple Sûtras.
26
No doubt there is a great difference between a Vaipulya Sûtra, such as the Lotus of the Good Law, translated by Burnouf, and the Sûtras which Burnouf translated, for instance, from the Divyâvadâna. But what Burnouf considers as the distinguishing mark of a Vaipulya Sûtra, viz. the occurrence of Bodhisattvas, as followers or the Buddha sâkyamuni, would no longer seem to be tenable[*], unless we classed our short Sukhâvatî-vyûha as a Vaipulya or developed Sûtra. For this there is no authority. Our Sûtra is a Mahâyâna Sûtra, but never called a Vaipulya Sûtra, and yet in this Sûtra the Bodhisattvas constitute a very considerable portion among the followers or Buddha. But more than that, Amitâbha, the Buddha of Sukhâvatî another personage whom Burnouf looks upon as peculiar to the Vaipulya Sûtras, who is, in fact, one of the Dhyâni-buddhas, though not called by that name in our Sûtra, forms the chief object or its teaching, and is represented as known to Buddha Sâkyamuni, nay, as having become a Buddha long before the Buddha Sâkyamuni[+]. The larger text of the Sukhâvatî-vyûha would certainly, according to Burnouf's definition, seem to fall into the category of the Vaipulya Sûtras. But it is not so called in the MSS. which I have seen, and Burnouf himself gives an analysis of that Sûtra (Introduction, p. 99) as a specimen of a Mahâyâna, but not of a Vaipulya Sûtra.
*. 'La présence des Bodhisattvas ou leur absence intéresse donc le fonds même des livres où on la remarque, et il est bien évident que ce seul point trace une ligne de démarcation profonde entre les Sûtras ordinaires et les Sûtras développés.'--Burnouf, Introduction, p. 112.
+. 'L'idée d'un ou de plusieurs Buddhas surhumains, celle de Bodhisattvas créés par eux, sont des conceptions aussi étrangères à ces livres (les Sûtras simples) que celle d'un Âdibuddha ou d'un Dieu.'--Burnouf, Introduction, p. 120.]
27
V. Bản tiếng Sanskrit của DSBC
Phiên bản: Romanized Biên tập lần cuối: 2009-01-14 10:52:05 Nhập liệu: DSBC Staff Ngày nhập: 2004 Đọc bản nháp: Miroj Shakya Nguồn: Nagarjuna Institute of Exact Methods Tài trợ: University of the West
Thư mục Người biên tập: Vaidya, P.L Tựa đề: Buddhist Sanskrit Texts No. 17 Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ ( part 1) NXB: The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning Nơi xuất bản: Darbhanga Năm xuất bản: 1961
sukhāvatīvyūhaḥ (saṁkṣiptamātṛkā)
sukhāvatīvyūhaḥ | (saṁkṣiptamātṛkā |)
|| namaḥ sarvajñāya ||
evaṁ mayā śrutam | ekasmin samaye bhagavān śrāvastyāṁ viharati sma jetavane'nāthapiṇḍadasyārāme mahatā bhikṣusaṁghena sārdhamardhatrayodaśabhirbhikṣuśatairabhijñātābhijñātaiḥ sthavirairmahāśrāvakaiḥ sarvairarhadbhiḥ | tadyathā-sthavireṇa ca śāriputreṇa, mahāmaudgalyāyanena ca mahākāśyapena ca mahākapphiṇena ca mahākātyāyanena ca mahākauṣṭhilena ca revatena ca śuddhipanthakena ca nandena ca ānandena ca rāhulena ca gavāṁpatinā ca bharadvājena ca kālodayinā ca vakkulena ca aniruddhena ca | etaiścānyaiśca saṁbahulairmahāśrāvakaiḥ | saṁbahulaiśca bodhisattvairmahāsattvaiḥ | tadyathā mañjuśriyā ca kumārabhūtena, ajitena ca bodhisattvena, gandhahastinā ca bodhisattvena, nityodyuktena ca bodhisattvena, anikṣiptadhureṇa ca bodhisattvena | etaiścānyaiśca saṁbahulairbodhisattvairmahāsattvaiḥ | śakreṇa ca devānāmindreṇa, brahmaṇā ca sahāṁpatinā | etaiśvānyaiśca saṁbahulairdevaputranayutaśatasahasraiḥ || 1 ||
tatra khalu bhagavānāyuṣmantaṁ śāriputramāmantrayati sma-asti śāriputra paścime digbhāge ito buddhakṣetraṁ koṭiśatasahasraṁ buddhākṣetrāṇāmatikramya sukhāvatī nāma lokadhātuḥ | tatra amitāyurnāma tathāgato'rhan samyaksaṁbuddha etarhi tiṣṭhati dhriyate yāpayati, dharmaṁ ca deśayati tatkiṁ manyase śāriputra kena kāraṇena sā lokadhātuḥ sukhāvatītyucyate ? tatra khalu punaḥ śāriputra sukhāvatyāṁ lokadhātau nāsti sattvānāṁ kāyaduḥkhaṁ na cittaduḥkham | apramāṇānyeva sukhakāraṇāni | tena kāraṇena sā lokadhātuḥ sukhāvatītyucyate || 2 ||
punaraparaṁ śāriputra sukhāvatī lokadhātuḥ saptabhirvedikābhiḥ saptabhistālapaṅktibhiḥ kiṅkiṇījālaiśca samalaṁkṛtā samantato'nupatikṣiptā citrā darśanīyā caturṇāṁ ratnānām | tad
28
yathā suvarṇasya rūpyasya vaiḍūryasya sphaṭikasya | evaṁrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram || 3 ||
punaraparaṁ śāriputra sukhāvatyāṁ lokadhātau saptaratnamayyaḥ puṣkariṇyaḥ-tadyathā suvarṇasya rūpyasya vaiḍūryasya sphaṭikasya lohitamuktasya aśmagarbhasya musāragalvasya saptamasya ratnasya | aṣṭāṅgopetavāriparipūrṇāḥ samatīrthakāḥ kākapeyā suvarṇavālukāsaṁstṛtāḥ | tāsu ca puṣkariṇīṣu samantāccaturdiśaṁ catvāri sopānāni citrāṇi darśanīyāni caturṇāṁ ratnānām-tadyathā suvarṇasya rūpyasya vaiḍūryasya sphaṭikasya | tāsāṁ ca puṣkariṇīnāṁ samantādratnavṛkṣā jātāścitrā darśanīyāḥ saptānāṁ ratnānām-tadyathā suvarṇasya rūpyasya vaiḍūryasya sphaṭikasya lohitamuktasyāśmagarbhasya musāragalvasya saptamasya ratnasya | tāsu ca puṣkariṇīṣu santi padmāni jātāni nīlāni nīlavarṇāni nīlanirbhāsāni nīlanidarśanāni | pītāni pītavarṇāni pītanirbhāsāni pītanidarśanāni | lohitāni lohitavarṇāni lohitanirbhāsāni lohitanidarśanāni | avadātāni avadātavarṇāni avadātanirbhāsāni avadātanidarśanāni | citrāṇi citravarṇāni citranirbhāsāni citranidarśanāni śakaṭacakrapramāṇapariṇāhāni | evaṁrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram || 4 ||
punaraparaṁ śāriputra tatra buddhakṣetre nityapravāditāni divyāni tūryāṇi | suvarṇavarṇā ca mahāpṛthivī ramaṇīyā | tatra ca buddhakṣetre triṣkṛtvo rātrau triṣkṛtvo divasasya puṣpavarṣaṁ pravarṣati divyānāṁ māndāravapuṣpāṇām | tatra ye sattvā upapannāste ekena purobhaktena koṭiśatasahasraṁ buddhānāṁ vandanti anyāllokadhātūn gatvā | ekaikaṁ ca tathāgataṁ koṭiśatasahasrābhiḥ puṣpavṛṣṭibhirabhyavakīrya punarapi tāmeva lokadhātumāgacchanti divāvihārāya | evaṁrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram || 5 ||
punaraparaṁ śāriputra tatra buddhakṣetre santi haṁsāḥ krauñcā mayūrāśca | te triṣkṛtvo rātro triṣkṛtvo divasasya saṁnipatya saṁgītiṁ kurvanti sma, svakasvakāni ca rutāni pravyāharanti | teṣāṁ pravyāharatāmindriyabalabodhyaṅgaśabdo niścarati | tatra teṣāṁ manuṣyāṇāṁ taṁ śabdaṁ śrutvā buddhamanasikāra utpadyate, dharmamanasikāra utpadyate, saṁghamanasikāra utpadyate | tatkiṁ manyase śāriputra tiryagyonigatāste sattvāḥ ? na punarevaṁ draṣṭvyam | tatkasmāddhetoḥ ? nāmāpi śāriputra tatra buddhakṣetre nirayāṇāṁ nāsti, tiryagyonīnāṁ yamalokasya nāsti | te punaḥ pakṣisaṁghāstenāmitāyuṣā tathāgatena nirmitā dharmaśabdaṁ niścārayanti | evaṁrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram || 6 ||
punaraparaṁ śāriputra tatra buddhakṣetre tāsāṁ ca tālapaṅktīnāṁ teṣāṁ ca kiṅkiṇījālānāṁ vāteritānāṁ valgurmanojñaḥ śabdo niścarati-tadyathāpi nāma śāriputra koṭiśatasahasrāṅgikasya divyasya tūryasya cāryaiḥ saṁpravāditasya valgurmanojñaḥ śabdo niścarati, evameva śāriputra tāsāṁ ca tālapaṅktīnāṁ teṣāṁ ca kiṅkiṇījālānāṁ vāteritānāṁ valgurmanojñaḥ śabdo niścarati | tatra teṣāṁ manuṣyāṇāṁ taṁ śabdaṁ śrutvā buddhānusmṛtiḥ kāye saṁtiṣṭhati, dharmānusmṛtiḥ kāye saṁtiṣṭhati, saṁghānusmṛtiḥ kāye saṁtiṣṭhati | evarūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram || 7 ||
tatkiṁ manyase śāriputra kena kāraṇena sa tathāgato'mitāyurnāmocyate ? tasya khalu punaḥ śāriputra tathāgatasya teṣāṁ ca manuṣyāṇāmaparimitamāyuḥpramāṇam | tena kāraṇena sa tathāgato'mitāyurnāmocyate | tasya ca śāriputra tathāgatasya daśa kalpā anuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbuddhasya || 8 ||
tatkiṁ manyase śāriputra kena kāraṇena sa tathāgato'mitābho nāmocyate ? tasya khalu punaḥ śāriputra tathāgatasyābhā apratihatā sarvabuddhakṣetreṣu | tena kāraṇena sa tathāgato'mitābho
29
nāmocyate | tasya ca śāriputra tathāgatasyāprameyaḥ śrāvakasaṁgho yeṣāṁ na sukaraṁ pramāṇamākhyātuṁ śuddhānāmarhatām | evaṁrūpaiḥ śāriputra buddhakṣetraguṇavyūhaiḥ samalaṁkṛtaṁ tadbuddhakṣetram || 9 ||
punaraparaṁ śāriputra ye amitāyuṣastathāgatasya buddhakṣetre sattvā upapannāḥ śuddhā bodhisattvā avinivartanīyā ekajātipratibaddhāsteṣāṁ śāriputra bodhisattvānāṁ na sukaraṁ pramāṇamākhyātumanyatrāprameyāsaṁkhyeyā iti gacchanti | tatra khalu punaḥ śāriputra buddhakṣetre sattvaiḥ praṇidhānaṁ kartavyam | tatkasmāddhetoḥ ? yatra hi nāma tathārūpaiḥ satpuruṣaiḥ saha samavadhānaṁ bhavati | nāvaramātrakeṇa śāriputra kuśalamūlena amitāyuṣastathāgatasya buddhakṣetre sattvā upapadyante | yaḥ kaścicchāriputra kulaputro vā kuladuhitā vā tasya bhagavato'mitāyuṣastathāgatasya nāmadheyaṁ śroṣyati, śrutvā ca manasikariṣyati, ekarātraṁ vā dvirātraṁ vā trirātraṁ vā catūrātraṁ vā pañcarātraṁ vā ṣaḍrātraṁ vā saptarātraṁ vāvikṣiptacitto manasikariṣyati, yadā sa kulaputro vā kuladuhitā vā kālaṁ kariṣyati, tasya kālaṁ kurvataḥ so'mitāyustathāgataḥ śrāvakasaṁghaparivṛto bodhisattvaguṇapuraskṛtaḥ purataḥ sthāsyati | so'viparyastacittaḥ kālaṁ kariṣyati ca | sa kālaṁ kṛtvā tasyaivāmitāyuṣastathāgatasya buddhakṣetre sukhāvatyāṁ lokadhātāvupapatsyate | tasmāttarhi śāriputra idamarthavaśaṁ saṁpaśyamāna eva vadāmi-satkṛtya kulaputreṇa vā kuladuhitrā vā tatra buddhakṣetre cittapraṇidhānaṁ kartavyam || 10 ||
tadyathāpi nāma śāriputra ahametarhi tāṁ parikīrtayāmi, evameva śāriputra pūrvasyāṁ diśi akṣobhyo nāma tathāgato merudhvajo nāma tathāgato mahāmerurnāma tathāgato meruprabhāso nāma tathāgato mañjudhvajo nāma tathāgataḥ | evaṁpramukhāḥ śāriputra pūrvasyāṁ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṁchādayitvā nirveṭhanaṁ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṁ sarvabuddhaparigrahaṁ nāma dharmaparyāyam || 11 ||
evaṁ dakṣiṇasyāṁ diśi candrasūryapradīpo nāma tathāgato yaśaḥprabho nāma tathāgato mahārciḥskandho nāma tathāgato merupradīpo nāma tathāgato'nantavīryo nāma tathāgataḥ | evaṁpramukhāḥ śāriputra dakṣiṇasyāṁ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṁchādayitvā nirveṭhanaṁ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṁ sarvabuddhaparigrahaṁ nāma dharmaparyāyam || 12 ||
evaṁ paścimāyāṁ diśi amitāyurnāma tathāgato'mitaskandho nāma tathāgato'mitadhvajo nāma tathāgato mahāprabho nāma tathāgato mahāratnaketurnāma tathāgataḥ śuddharaśmiprabho nāma tathāgataḥ | evaṁpramukhāḥ śāriputra paścimāyāṁ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṁchādayitvā nirveṭhanaṁ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṁ sarvabuddhaparigrahaṁ nāma dharmaparyāyam || 13 ||
evamuttarāyāṁ diśi mahārciḥskandho nāma tathāgato vaiśvānaranirghoṣo nāma tathāgato dundubhisvaranirghoṣo nāma tathāgato duṣpradharṣo nāma tathāgataḥ ādityasaṁbhavo nāma tathāgato jaleniprabho nāma tathāgataḥ prabhākaro nāma tathāgataḥ | evaṁpramukhāḥ śāriputra uttarāyāṁ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṁchādayitvā nirveṭhanaṁ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṁ sarvabuddhaparigrahaṁ nāma dharmaparyāyam || 14 ||
evamadhastāyāṁ diśi siṁho nāma tathāgato yaśo nāma tathāgato yaśaḥprabhāso nāma tathāgato dharmo nāma tathāgato dharmadharo nāma tathāgato dharmadhvajo nāma tathāgataḥ | evaṁpramukhāḥ śāriputra adhastāyāṁ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṁchādayitvā nirveṭhanaṁ kurvanti | pratīyatha yūiyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṁ sarvabuddhaparigrahaṁ nāma dharmaparyāyam || 15 ||
30
evamupariṣṭhāyāṁ diśi brahmaghoṣo nāma tathāgato nakṣatrarājo nāma tathāgata indraketudhvajarājo nāma tathāgato gandhottamo nāma tathāgato gandhaprabhāso nāma tathāgato mahārciskandho nāma tathāgato ratnakusumasaṁpuṣpitagātro nāma tathāgataḥ sālendrarājo nāma tathāgato ratnotpalaśrīrnāma tathāgataḥ sarvārthadarśī nāma tathāgataḥ sumerukalpo nāma tathāgataḥ | evaṁpramukhāḥ śāriputra upariṣṭhāyāṁ diśi gaṅgānadīvālukopamā buddhā bhagavantaḥ svakasvakāni buddhakṣetrāṇi jihvendriyeṇa saṁchādayitvā nirveṭhanaṁ kurvanti | pratīyatha yūyamidamacintyaguṇaparikīrtanaṁ sarvabuddhaparigrahaṁ nāma dharmaparyāyam || 16 ||
tatkiṁ manyase śāriputra kena kāraṇenāyaṁ dharmaparyāyaḥ sarvabuddhaparigraho nāmocyate ? ye kecicchāriputra kulaputra vā kuladuhitaro vā asya dharmaparyāyasya nāmadheyaṁ śroṣyanti, teṣāṁ va buddhānāṁ bhagavatāṁ nāmadheyaṁ dhārayiṣyanti, sarve te buddhaparigṛhītā bhaviṣyanti, avinivartanīyāśca bhaviṣyanti anuttarāyāṁ samyaksambodhau | tasmāttarhi śāriputra śraddadhādhvaṁ pratīyatha mā kāṅkṣayatha mama ca teṣāṁ ca buddhānāṁ bhagavatām | ye kecicchāriputra kulaputrā vā kuladuhitaro vā tasya bhagavato'mitāyuṣastathāgatasya buddhakṣetre cittapraṇidhānaṁ kariṣyanti, kṛtaṁ vā kurvanti vā, sarve te'vinivartanīyā bhaviṣyantyanuttarāyāṁ samyaksaṁbodhau | tatra ca buddhakṣetra upapatsyanti, upapannā vā upapadyanti vā | tasmāttarhi śāriputra śrāddhaiḥ kulaputraiḥ kuladuhitṛbhiśca tatra buddhakṣetre cittapraṇidhirutpādayitavyaḥ || 17 ||
tadyathāpi nāma śāriputra ahametarhi teṣāṁ buddhānāṁ bhagavatāmevamacintyaguṇān parikīrtayāmi, evameva śāriputra mamāpi te buddhā bhagavanta evamacintyaguṇān parikīrtayanti | suduṣkaraṁ bhagavatāṁ śākyamuninā śākyādhirājena kṛtam | sahāyāṁ lokadhātāvanuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbudhya sarvalokavipratyayanīyo dharmo deśitaḥ kalpakaṣāye sattvakaṣāye dṛṣṭikaṣāya āyuṣkaṣāye kleśakaṣāye || 18 ||
tanmamāpi śāriputra paramaduṣkaraṁ yanmayā sahāyāṁ lokadhātāvanuttarāṁ samyaksaṁbodhimabhisaṁbudhya sarvalokavipratyayanīyo dharmo deśitaḥ sattvakaṣāye dṛṣṭikaṣāye kleśakaṣāya āyuṣkaṣāye kalpakaṣāye || 19 ||
idamavocadbhagavānāttamanāḥ | āyuṣmān śāriputraste ca bhikṣavaste ca bodhisattvāḥ sadevamānuṣāsuragandharvaśca loko bhagavato bhāṣitamabhyanandan || 20 ||
sukhāvatīvyūho nāma mahāyānasūtram ||
(saṁkṣiptamātṛkā | )
31
VI. Tài liệu tham khảo
Phật Nói Kinh A Di Đà, Đại Tạng Kinh, tập 12, số 366. Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Huyền Thanh.
Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ, Đại Tạng Kinh, tập 12, số 367. Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Huyền Thanh.
A Di Đà Pháp Đà La Ni, Sa môn Thích Quảng Trí & Huyền Thanh, NXB Tôn Giáo, 2009.
Phật Quang Đại Từ Điển, Phật Quang Xuất bản xã 1988.
A Sanskrit – English Dictionary, Monier Williams, Oxford university Press, 1956.
DSBC, Digital Sanskrit Buddhist Canon.
CBETA, Chinese Buddhist Electronic Text Association.
Kinh A Di Đà
Hán dịch: nhà Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập (402 CN) dịch
[1, 2]
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Saigon, Việt Nam
(Amitabha Sutra, Shorter Amitabha Sutra, Shorter Sukhavati-Vyuha Sutra)
1. Kỳ Viên đại hội [3]
Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Độc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội: đều là bậc A La Hán mọi người đều quen biết, như là:
Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Đại Mục-Kiền-Liên, Đại Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Ma-Ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-Đa, Châu-Lợi-Bàn-Đà-Già, Nan-Đà, A-Nan-Đà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Đề, Tân Đầu-Lư-Phả-La-Đọa, Ca-Lưu-Đà-Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc-Câu-La, A-Nâu-Lầu-Đà, những vị đại đệ tử như thế.
Và hàng Đại Bồ Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi: Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Đa Bồ Tát, Càn-Đà-Ha-Đề Bồ Tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ tát... cùng với các vị Đại Bồ tát như thế và với vô lượng chư Thiên như ông Thích-Đề-Hoàn-Nhơn..v..v.. đại chúng cùng đến dự hội [4]
2. Y báo, Chánh báo[5]
Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.
3. Y báo trang nghiêm
Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc?
Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc. [6]
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc. [7]
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất.
Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.
Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch. [8]
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà la.
Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành. [9]
Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Lại nữa, Xá-Lợi-Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạt, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã.
Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!
Xá-Lợi-Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao?
Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ. Xá-Lợi-Phất! Cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra đấy thôi. [10]
Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung.
Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
4. Chánh báo vô lượng thù thắng
Xá-Lợi-Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Đà.
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà. [11]
Xá-Lợi-Phất! Đức Phật A Di Đà thành Phật nhẫn lại đến nay, đã được mười kiếp.
Xá-Lợi-Phất! Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát chúng cũng đông như thế.
Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.
Xá-Lợi-Phất! Lại trong cõi cực lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển.
Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi!
Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó.
Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ. [12]
5. Nhơn sanh vãng lai
Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn.
Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó.
Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. [13]
Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.
Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.
6. Sáu phương Phật đồng khuyên tin
Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật, Tu-Di-Tướng Phật, Đại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật, Diệu-Âm Phật; Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật- Nguyệt-Đăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Đăng Phật, Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại-Minh Phật, Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Âm Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng-Minh Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Đạt-Mạ Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".
Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-Âm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Đức Phật, Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này". [14]
Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?
Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.
7. Thuyết kinh rất khó
Xá-Lợi-Phất! Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời nầy: "Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này".
Xá-Lợi-Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó! [15]
Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá-Lợi-Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A-Tu-La, v..v.. nghe lời của đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ mà lui ra. Phật nói kinh A Di Đà.
Thích Nghĩa:
[1]. Trong kinh này, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuật nói chánh báo và y báo thù thắng trang nghiêm của đức Phật a Di Đà Phật.
[2]. Triều Tấn (Tàu), Diệu Hưng chiếm một phần đất xưng Vương, quốc hiệu là Tần nên gọi là Diệu Tần. Bậc thông hiểu tam tạng kinh, luật và luận, có thể giảng nói để dạy mọi người nên gọi là Tam Tạng Pháp Sư. Ngài Cưu Ma La Thập người xứ Thiên Trúc, qua Tàu làm một nhà dịch kinh chữ Phạn ra chữ Tàu có danh tiếng nhất.
[3]. Ông Cấp Cô Độc Trưởng Giả mua khu vườn của ông Kỳ Đà Thái Tử, con vua Ba-Tư-Nặc, nước Xá Vệ. Thái tử cúng luôn rừng cây trong đó, rồi hai người chung sức nhau dựng Tịnh Xá dể thỉnh Phật cùng chúng hội về ở. Do đó nên hiệp cả hai tên của hai người để đặt tên chốn ấy mà gọi là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên vậy. Đệ tử của đức Phật rất đông, không phải chỉ có 1.250 người, nhưng vì 1.250 vị Đại A-La-Hán nầy là những vị được Phật độ trước và theo hầu cận bên Phật luôn, nên trong kinh thường ước lược nói số đó.
[4]. A-Dật-Đa là tên của đức Di-Lặc Bồ Tát. - Càn-Đà Ha-Đề Bồ Tát là ngài Bất-Hưu-Tưức Bồ Tát - Thích-Đề-Hoàn-Nhân là tên của Đế Thích, vua cõi trời Đao Lợi.
[5]. Y báo là chỗ nương ở, nhà cửa, ao rừng v..v.. gọi chung là cõi nước, trong đây y báo là nước cưc lạc. - Chánh báo là quả báo chánh thể, tức là loài người, trời, chim thú..v..v.. trong đây chánh báo là đức Phật A Di Đà cùng Bồ tát, Thanh Văn ..v..v..
[6]. Cõi nước ta đương ở đây gọi là Ta Bà có không biết bao nhiêu điều khổ lụy, nào tam khổ, bát khổ. Trái lại, bên cõi Cực lạc chỉ thuần có những điều vui sướng, nào tam lạc, bát lạc.
6.1 Khổ ở cõi Ta Bà
Tam Khổ:
1. Khổ khổ: mang thân sắc người nặng nề, nhơ uế, sống nay chết mai nầy đã khổ lắm rồi, mà trên cái khổ đó lại còn chồng thêm không biết bao nhiêu là sự khổ khác nữa, như già, bệnh, đói khát, nóng rét..v..v..
2. Hoại khổ: vô thường biến đổi, thân mạng như chỉ mành, tang thương xây chuyển, như sương đầu cỏ.
3. Hành khổ: trong mỗi niệm, tâm tưởng, biến chuyển luôn không ngừng.
Bát Khổ:
1. Sanh khổ: ở thai bào tối tăm nhơ uế, lọt lòng khổ trăm bề.
2. Lão khổ: lụm cụm già nua, mắt mờ tai điếc, trí lãng, lưng mỏi, gối dùn, mặt nhăn đầu bạc.
3. Bệnh khổ: đau rên bứt rứt, nhức nhối xót xa, ngồi nằm không yên, đi đứng không được.
4. Tử khổ: ngộp mệt, lộn tròng, méo miệng, chuyển xương, gân rút.
5. Cầu bất đắc khổ: lợi danh không toại, muốn phước trở mang họa, cầu thọ mà yểu vong.
6. Ái biệt ly khổ: cốt nhục phân tán, sanh biệt tử ly.
7. Oán tắng tội khổ: oan gia, đối đầu, cừu thù gặp gỡ.
8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: thân tâm dời đổi biến diệt, phút phút chẳng dừng, như ngọn lửa phừng phừng không khác.
6.2 Vui ở Cực Lạc
Tam Lạc:
1. Lạc trung lạc: thân cùng độ đều thù thắng, thân nhẹ, cõi xinh, ấm no, khương kiện...
2. Bất biến hoại lạc: thân mạng trường tồn, cõi nước không thiêu diệt...
3. Bất động trí lạc: định huệ dung thông, chánh tri bất động...
Bát lạc:
1. Sanh Lạc: thác chất liên hoa, thanh tịnh hóa sanh..
2. Vô lão lạc: mãi mãi trẻ trung, không già không yếu...
3. Vô bịnh lạc: hằng hằng khương kiện, không bệnh, không đau yếu...
4. Vô tử lạc: thọ mạng vô cùng, trường sanh bất diệt...
5. Toại nguyện lạc: tùy ý quả toại, y thưc tự nhiên...
6. Vô ái biệt ly lạc: bạn lành hải chúng, thân cận không rời..
7. Vô oán tắng hội lạc: thuần là Thượng-Thiện-Nhân, đồng tâm xứng ý..
8. Vô ngũ ấm thạnh lạc: thân tâm thanh tịnh, thường trụ không dời..
Không đâu khổ bằng Ta Bà, không đâu vui bằng Cực Lạc, vì thế mọi người nên nhàm lìa chốn Ta bà mà nguyện về chốn Cực Lạc.
[7]. Bốn báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Trong đây nói bốn báu mà chính là gồm bảy báu: vàng ,bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, và mã não. Trong Quán Kinh nói: hoặc có thứ cây thuần bằng vàng, hoặc có thứ cây thuần bằng bạc..v..v.. hoặc có thứ cây thân vàng lá bạc, nhánh lưu ly..v..v.. - Dầu bằng chất thất bửu chớ vẫn là cây sống, cũng như cây bên này bằng chất gỗ.
[8]. Trong đây nói đất là chỉ thuận theo tiếng nầy mà gọi thế, chớ chính thật cõi cực lạc thuần bằng chất vàng.. Tuyệt không có thứ đất bùn cát sỏi. - Tám công đức của nước trong ao bên Cực Lạc:trong sạch, nhẹ nhàng, mát mẻ, ngon ngọt, đượm thuần, êm đềm hòa huỡn, uống vào hết đói khát, và bổ khỏe thân tâm.
[9]. Người nước Cực Lạc đều có thần túc thông, trong nháy mắt có thể đi trải qua vô lượng thế giới. Đi kinh hành là đi vòng quanh chậm rãi, vừa đi vừa suy gẫm tưởng niệm những pháp lành. Phật, Pháp và Tăng... Đi kinh hành có hai điều lợi ích: (1) Thâu nhiếp tâm tưởng vào chánh niệm, phục trừ tà niệm loạn tưởng cùng biếng lười ngủ nghỉ, và (2) điều hoà thân thể, huyết khí lưu thông, tiêu hóa dễ dàng.
[10]. Tinh, tấn, niệm, định, huệ: người tu hành có năm đức nầy thời vững chắc trên đường đạonhư cây có rễ nên gọi là ngũ căn (cội rễ). Nếu tất cả cảnh duyên không thể khuấy rối làm lay động được, thời năm đức trên gọi là ngũ lực (sức mạnh). Thất Bồ Đề Phần cũng gọi là Thất giác chi (7 đức giác ngộ) là Trạch pháp, Niệm, Tinh tấn, Hỉ, Khinh an, Định, và Xả. Bát Thánh Đạo Phần là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, và Chánh định. Ồ trong cõi Ta bà nầy, những loài chim nhiếp thuộc vào súc sanh đạo, một ác đạo trong lục đạo, do ác nghiệp tội khiên mà chiêu cảm ra khổ báo ấy. Chim bên Cực Lạc thời khác hẳn, không phải là giống vật do tội báo cảm vời sanh ra, mà do thần lực của đức A Di Đà biến hóa ra để làm cho pháp âm được lưu chuyển khắp trong nước.
[11]. Đoạn nầy là đức Phật tự định danh nghĩa của ba đức A di Đà, vì có hai điều vô lượng: (1) Vô lượng quang, (2) Vô lượng thọ, nên đức Phật bên nước Cực Lạc hiệu là a Di Đà.
[12]. A-bệ-bạt-trí (Phạn âm) Hán dịch là bất thối chuyển, vào bực này thời một mực đi trên đường Thánh thẳng đến thành Phật, không còn bị thối sụt xuống phàm phu hay Tiểu thừa nữa. Tất cả mọi người được sanh về cõi Cưc Lạc đều vào bực bất thối cả, trong hàng bất thối lại có vô số bậc nhứt sanh bổ xứ Bồ Tát (vì Bồ tát chỉ còn là Bồ tát trong một đời hiện tại, mãn đời hiện tại thời thành Phật, như hiện nay đức Di Lặc Bồ tát ở cung trời Đâu Suất nội viện là bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát vậy). Các bậc Thượng thiện nhân là chỉ các bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát.
[13]. Cõi Cực Lạc thù thắng trang nghiêm, phải có nhiều căn lành phước đức mới được sanh về đó. Niệm Phật được nhất tâm bất loạn thời là thành tựu căn lành phước đức rất lớn, đến khi lâm chung đức Phật A Di Đà cùng Quán Thế Aâm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát ..phóng quangđến rước, quyết định đặng sanh cõi Cưc Lạc. - Niệm Phật không còn móng tưởng gì khác, không có mảy may thinh sắc gì khác xen vào, vững vàng không xao động gọi là nhứt tâm bất loạn.
[14]. Người tu Tịnh Độ phải có đủ ba điều: Tín (tin thật), Hạnh (chuyên tâm niệm Phật) và Nguyện (thiết tha muốn được sanh về cõi Cưc Lạc) Trong ba điều nầy, lòng tin đứng trước cả mà cũng là nền tảng của tất cả căn lành vì thế nên chư Phật ở sáu phương đồng khuyên bảo, cho mọi người sanh lòng tin chắc chắn quyết định.
-- Hằng hà sa số: là số cát sông Hằng. Sông Hằng là con sống lớn bên Thiên Trúc, nguồn từ dãy núi Hi Mã, chảy ngang xứ Thiên Trúc, đổ vào Aán Độ Dương. Lòng sông và hai bên bãi có cát rất nhiều và rất mịn. Đương thời đức Phật thường nói pháp gần bên sông, nên phàm khi muốn chỉ một số lớn quá nhiều thời mượn số cát trong sông Hằng mà nói.
-- Tướng lưỡi rộng dài biểu tượng của sự thành thật. Trong kinh nói người nào chót lưỡi liếm đến đầu mũi, thời người ấy trong ba đời đã qua không hề có một lời nói dối. Lưỡi dài liếm đến đầu mũi còn như thế, huống nữa là rộng dài trùm khắp cả thế giới?
-- Một thái dương hệ là một tiểu thế giới. Một nghìn tiểu thế giới là một tiểu thiên thế giới. Một nghìn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới. Một nghìn trung thiên thế giới là một thế giới trải qua ba lần nhân cho số nghìn, nên gọi là Tam thiên đại thiên thế giới [1 tiểu thế giới x 1.000 x 1.000 x 1.000 = Đại thiên thế giới].
- Đại thiên thế giới của ta ở đây tên là Ta Bà dịch là Kham khổ ngụ ý rằng trong cõi nầy có vô lượng sự thống khổ, mà chúng sanh trong đó vẫn kham chịu được.
[15]. Ngũ Trược: (1) Kiếp trược: kiếp là chỉ cho thời đại, thời gian. Trong thời đại nào mà có các món trược dưới đây thời là thời đại đục nhơ. (2) Kiến trược: Những điêu mê chấp, tà kiến, điên đảo... (3) Phiền não trược: Các tâm niệm bất thiện như tham, sân, si, mạn bất tín... (4) Chúng sanh trược: Năm ấm (sắc, thọ,) hiệp hội sanh diệt chẳng dừng. (5) Mạng trược: Số thọ rất ngắn, sống nay chết mai, mạng sống trong hơi thở. Bốn món trên đây tánh cách nhiễu não, sai lầm, biến đổi vô thường nên gọi là trược (nhơ đục).
(Source: Hoa-Sen web page, http://www.jps.net/hoasen/ )
English version:
Sutra of the Buddha's Teaching On Amitabha
(Amitabha Sutra, Shorter Amitabha Sutra, Shorter Sukhavati-Vyuha Sutra
translated to Chinese by Kumarajiva, 402 CE)
Thus I have heard, at one time the Buddha dwelt at Shravasti, in the Jeta Grove in the Garden of the Benefactor of Orphans and the Forlorn, together with a gathering of Great Bhikshus, twelve-hundred fifty in all, all Great Arhats well-known to the assembly: Elders Shariputra, Mahamaudgalyayana, Mahakasyapa, Mahakatyayana, Mahakausthila, Revata, Suddhipanthaka, Nanda, Ananda, Rahula, Gavampati, Pindola-Bharadvaja, Kalodayin, Mahakaphina, Vakkula, Aniruddha, and others such as these, all Great Disciples, together with all the Bodhisattvas, Mahasattvas: Manjushri, Prince of Dharma; Ajita Bodhisattva, Gandhastin Bodhisattva, Nityodukta Bodhisattva, and others such as these, all Great Bodhisattvas, and together with Shakra, Chief among Gods, and the numberless great multitudes from all the heavens.
At that time, the Buddha told the Elder Shariputra, From here, passing through hundreds of thousands of millions of Buddhalands to the West there is a world called Utmost Happiness. In this land a Buddha called Amitabha right now teaches the Dharma.
Shariputra, why is this land called Utmost Happiness? All living beings of this country never suffer, but enjoy every bliss. Therefore it is called Utmost Happiness.
Moreover, Shariputra, this land of Utmost Happiness is completely surrounded by seven tiers of railings, seven layers of netting, and seven rows of trees, all formed from the four treasures, and for this reason called Utmost Happiness.
Moreover, Shariputra, in the land of Utmost Happiness are pools of the seven jewels, filled with the waters of eight meritorious qualities; the bottom of each pool is pure, covered with golden sands. On the four sides climb stairs of gold, silver, lapus lazuli, crystal, mother-of pearl, rubies, and carnelian.
In the pools bloom lotuses as large as carriage wheels with colors of green light, red light, yellow light, and white light, subtle, rare, fragrant, and pure. Shariputra, the Land of Utmost Happiness is crowned in splendor and virtues such as these.
Moreover, Shariputra, in this Buddhaland heavenly music always plays, and the ground is made of gold. In the six periods of the day and night a heavenly rain of mandarava flowers falls, and throughout the clear morning, each living being of this land offers sacks filled with myriads of wonderful flowers to the hundreds of thousands of millions of Buddhas of the other directions. At mealtime they return to their own countries and after eating they walk about. Shariputra, the Land of Utmost Happiness is crowned in splendor and virtues such as these.
Moreover, Shariputra, in this country there are always rare and unusual birds of many kinds and colors: white geese, cranes, peacocks, parrots, egrets, kalavinkas and two-headed birds. In the six periods of the day and night the flocks of birds sing forth harmonious and elegant sounds. Their clear and joyful calls proclaim the Five Roots, the Five Powers, the Seven Limbs of Bodhi, the Eightfold Path of Sages, and dharmas such as these. When living beings of this land hear their calls they are altogether mindful of the Buddha, mindful of the Dharma, and mindful of the Sangha.
Shariputra! Do not say that these birds are born as retribution for their sins. And why not? Because in this Buddhaland the three evil paths do not exist. Shariputra, even the names of the three evil paths are unknown in this Buddha's land; how much the less could they actually exist! Wishing to proclaim the Dharma's sound far and wide, Amitabha Buddha created these multitudes of birds by transformation.
Shariputra, in that Buddhaland when the gentle winds blow, the rows of jewelled trees and jewelled nets reverberate with fine and wondrous sounds, as a symphony of one hundred thousand kinds of music played in harmony. All who hear these sounds are naturally mindful of the Buddha, mindful of the Dharma, and mindful of the Sangha. Shariputra, the Land of Utmost Happiness is crowned in splendor and virtues such as these.
Shariputra, what do you think? Why is this Buddha called Amitabha? Shariputra, the brilliance of that Buddha's light is measureless, illumining the lands of the ten directions everywhere without obstruction. For this reason he is called Amitabha.
Moreover, Shariputra, the lifespan of that Buddha and that of his people extends for measureless, limitless asamkhyeyas of kalpas. For this reason he is called Amitayus. And, Shariputra, since Amitabha became a Buddha, ten kalpas have passed.
Moreover, Shariputra, that Buddha has measureless, limitless asamkheyas of Sound-Hearer disciples, their number incalculable. So too is the assembly of Bodhisattvas. Shariputra, that Buddhaland is crowned in splendor and virtues such as these.
Moreover, Shariputra, the living beings born in the Land of Utmost Happiness are all avaivartika. Among them are many who in this very life will dwell in Buddhahood. Their number is extremely many; it is incalculable. And only in measureless, limitless asamkyeyas of kalpas could they be counted.
Shariputra, those living beings who hear of this should vow: I wish to be born in that country. And why? Because those who are born there assemble in one place with people whose goodness is unsurpassed. Shariputra, if one has few good roots, blessings, and virtues, one cannot be born in that land.
Shariputra, if there is a good man or good woman who hears of Amitabha and holds his name whether for one day, two days, three, four, five days, six days, as long as seven days with one mind unconfused, when this person nears the end of life, before him will appear Amitabha and all the Assembly of Holy Ones. When the end comes, his mind will not be utterly confused, and in Amitabha's Land of Utmost Happiness he will quickly be reborn. Shariputra, because I see this benefit, I speak these words; and, if living beings hear this teaching they should make the vow: I wish to born in that land.
Shariputra, just as I now praise the inconceivable benefits arising from the merit and virtue of Amitabha, so too in the East does Akshobya Buddha, Sumeru Likeness Buddha, Great Sumeru Buddha, Sumeru Light Buddha, Wonderful Sound Buddha; all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all the Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.
Shariputra, in the Southern World, Sun-Moon Lamp Buddha, Sumeru Lamp Buddha, Celebrated Light Buddha, Great Radiant Shoulders Buddha, Sumeru Lamp Buddha, Measureless Vigor Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.
Shariputra, in the Western World, Measureless Life Buddha, Infinite Features Buddha, Measureless Curtain Buddha, Great Light Buddha, Great Clarity Buddha, Jewelled Likeness Buddha, Pure Light Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, protecting and bearing it in mind.
Shariputra, in the Northern World, Radiant Shoulders Buddha, Most Glorious Sound Buddha, Invincible Buddha, Sun-Birth Buddha, Luminous Net Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.
Shariputra, in the World Below, Lion Buddha, Well-Known Buddha, Celebrated Light Buddha, Dharma Buddha, Dharma-Curtain Buddha, Upholding Dharma Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.
Shariputra, in the World Above, Pure Sound Buddha, Constellation King Buddha, Superior Fragrance Buddha, Fragrant Light Buddha, Great Radiant Shoulders Buddha, Varicolored Jewels-Adorned Body Buddha, Sala Tree King Buddha, Jewelled Flower of Virtue Buddha, Discerning All Meanings Buddha, Like Sumeru Mountain Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.
Shariputra, what do you think? Why is it called Sutra which all Buddhas protect and bear in mind? Shariputra, if a good man or good woman hears this sutra and upholds it, and hears the names of all these Buddhas, this good man or good woman will also be one whom all Buddhas protect and bear in mind, and will attain non-retreat from anuttarasamyaksambodhi. Therefore, Shariputra, all of you should believe and accept my words and the words all Buddhas speak.
Shariputra, if there are people who have already made the vow, who now make the vow, or who will make the vow, I wish to be born in Amitabha's country, these people, whether born in the past, now being born there, or to be born there in the future, will all attain non-retreat from anuttarasamyaksambodhi. Therefore, Shariputra, all good men and good women who believe should make the vow, I wish to be born in that country.
Shariputra, just as I now praise the inconceivable merit and virtue of all Buddhas, all those Buddhas also praise my inconceivable merit and virtue, saying these words: Shakyamuni Buddha can accomplish extremely difficult and rare deeds in the Saha Land during the evil time of the Five Turbidities: during the time turbidity, the views turbidity, the affliction turbidity, the living beings turbidity, and the lifespan turbidity. He can attain anuttarasamyaksambodhi and for the sake of living beings proclaim this Dharma, which the whole world finds hard to believe.
Shariputra, you should know that I, in the evil time of the Five Turbidities, perform these difficult deeds, attain anuttarasamyaksambodhi, and for the entire world proclaim this Dharma which is difficult to believe, extremely difficult!
After the Buddha spoke this Sutra, Shariputra, all the Bhikshus, and the entire world of gods, humans, asuras, and others, hearing what the Buddha had said, joyously delighted in it, faithfully accepted it, bowed and withdrew.
(Source: Buddhist Text Translation Society, http://www.drba.org/ )
Về bản dịch tiếng Việt thì Kinh A Di Đà có rất nhiều bản dịch. Về bản dịch tiếng Anh từ bản tiếng Sanskrit chúng tôi xin trích dẫn ghi trên để cống hiến quí độc giả.
Lâm Như-Tang