Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thuật Ngữ

07 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 10743)
Thuật Ngữ

CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.
Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999
blank
blank
PHẦN PHỤ LỤC
 

THUẬT NGỮ

Akshobhya (TT : My-kyoš-pa, “Bất Động”). Một trong năm vị Phật Thiền, năm vị đứng đầu của năm gia đình Phật. Ngài tượng trưng các uẩn đã được thanh tịnh hoàn toàn. Akshobhya màu xanh, tiêu biểu cho thức uẩn đã được thanh tịnh hoàn toàn, và là chúa tể của gia đình kim cương.

ấn (mudra). Nghĩa đen, dấu ấn, biểu tượng. Một cử chỉ tượng trưng của bàn tay, có thần lực không khác với một thần chú. Một phối ngẫu mật thừa.

Ba la mật thừa (Paramitayana). Thừa Hoàn Thiện, Thừa Ba la mật ; một trong hai phần của Đại thừa. Đây là con đường tiệm tiến đến giác ngộ trải qua thực hành sáu ba la mật, qua mười địa bồ tát, trong vô số kiếp tái sanh trong sanh tử luân hồilợi lạc cho tất cả chúng sanh.

bodhicitta (bồ đề tâm). Quyết định vị tha đạt đến giác ngộmục đích duy nhất là làm cho tất cả chúng sanh giác ngộ.

bốn loại tantra. Sự phân chia tantra thành kriya (hành động), carya (thực hiện), yoga và anuttara yoga (yoga tối thượng).

cái thấy nhị nguyên. Cái thấy vô minh đặc trưng của tâm thức không giác ngộ trong đó mọi sự được quan niệm một cách sai lầm là có sự tự hiện hữu cụ thể. Với một cái nhìn như vậy, hình tướng xuất hiện của một đối tượng bị trộn lẫn với hình ảnh sai lầm của sự hiện hữu độc lập hay tự hữu của nó, bởi thế dẫn đến những cái thấy nhị nguyên hơn nữa về chủ thể và đối tượng, ta và cái khác, đây và kia…

chakra (luân xa). Bánh xe năng lực. Một điểm tập trung năng lực trên kinh mạch trung ương (shushuma) mà sự tập trung của người ta hướng đến, đặc biệt trong giai đoạn thành tựu của tantra yoga vô thượng. Những luân xa chính yếu là đỉnh đầu, yết hầu, trái tim, rốn và bí mật.

chu-len. Nghĩa đen, “lấy tinh túy.” Những viên thuốc chu-len được làm bằng những chất liệu tinh túy ; chỉ dùng một ít viên mỗi ngày, những thiền giả thành tựu có thể duy trì nhập thất hàng tháng hay hàng năm mà không phải dựa vào thức ăn thường.

chủng tử tự. Trong những quán tưởng mật thừa, một chữ tiếng Sanskrit khởi lên từ tánh Không và từ chữ ấy hóa thần thiền định khởi lên tiếp theo. Một chữ đơn đại diện toàn bộ thần chú của một hóa thần.

con đường thứ bậc (TT : lam-rim). Một trình bày những giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni theo một hình thức thích hợp tu hành từng bước một cho một người đệ tử. Lam-rim được lập thành trước tiên bởi đại đạo sư Ấn Độ Atisha (Dipankara Shrijnana 982-1055) khi ngài đến Tây Tạng vào năm 1042.

cúng dường bên trong (TT : nang-choš). Một lễ cúng dường mật thừa mà nền tảng để chuyển hóa của nó là năm uẩn của người ta được quán tưởng là năm món thịt và năm thứ cam lồ. Khi thần chú cúng dường bên trong tương ứng với một hóa thần riêng biệt được trì tụng (ví dụ trong những thực hành liên hệ với Heruka thì thần chú là OM KHANDA ROHI HUM HUM PHAT), nền tảng được tịnh hóa, chuyển hóa và làm trang nghiêm bằng thần chú, ấn và tập trung. Sự hỗ trợ bên ngoài của thiền định này thường là một viên thuốc cúng dường bên trong được ban phước (nang-choš ril-bu) hòa tan trong trà đen hay rượu.

daka (Skt : kha-dro). Nghĩa đen, một “người đi trên trời.” Một sinh thể nam giúp cho khởi sanh năng lực phúc lạc trong một hành giả mật thừa lão luyện.

dakini (Skt : kha-dro-ma). Nghĩa đen, một “người nữ đi trên trời.” Một sinh thể nữ giúp đỡ làm cho khởi sanh năng lực phúc lạc trong một hành giả mật thừa lão luyện.

Dorje Khadro (Skt : Vajradaka). Một hóa thần tác động để tịnh hóa những xấu xa tiêu cực qua lễ puja lửa đặc biệt của ngài.

Geluk. Dòng phái Đức Hạnh. Dòng phái của Phật giáo Tây Tạng do Lama Tsong Khapa và các đệ tử của ngài sáng lập vào đầu thế kỷ mười lăm.

giai đoạn phát sanh (TT : kye-rim). Giai đoạn đầu trong hai giai đoạn của tantra yoga tối thượng, trong đó người ta trau dồi hình tướng rõ ràng, trong sáng và kiêu hãnh thiêng liêng của hóa thần thiền định đã chọn của mình.

giai đoạn thành tựu hay giai đoạn hoàn tất (TT : dzok-rim). Giai đoạn thứ hai của hai giai đoạn thuộc tantra yoga tối thượng, trong đó đạt được sự kiểm soát trên thân kim cương qua những thực hành như lửa nội nhiệt.

giác ngộ (Skt : bodhi). Thức tỉnh hoàn toàn ; Phật tánh. Mục tiêu tối hậu của thực hành Phật giáo, đạt được khi tất cả mọi giới hạn ngăn che đã được gỡ bỏ khỏi tâm thức và tất cả mọi tiềm năng tích cực tốt đẹp đã được thực hiện. Nó là một trạng thái đặc trưng bởi lòng bi, thiện xảotrí huệ đều vô giới hạn.

giọt, hạt. Một bộ phận cấu thành của thân kim cương được dùng trong sự phát sanh đại lạc. Trong hai loại, vào khi thụ thai, những giọt đỏ được nhận từ mẹ và những giọt trắng từ cha mình.

guru (TT : lama). Một vị thầy, một người hướng dẫn tâm linh. Người chỉ cho đệ tử con đường đến giải thoátgiác ngộ. Trong mật thừa, vị thầy được xem là không tách lìa với hóa thần thiền địnhTam Bảo.

guru yoga. Sự thực hành căn bản của Mật thừa, nhờ đó guru của người ta được thấy là đồng nhất với chư Phật, với hóa thần thiền định của cá nhân mình, và với bản tánh tinh túy của tâm thức mình.

Heruka Chakrasamvara (TT : Korlo Dem-chog). Hóa thần thiền định nam trong loại tantra “Mẹ” của tantra yoga tối thượng. Ngài là hóa thần chính yếu nối kết với sự thực hành Heruka Vajrasattva và là yi-dam (hóa thần thiền định bổn tôn) của Lama Yeshe.

kapala (TT : toš-pa). Chén bằng sọ người, chẳng hạn cái chén bằng sọ Yum Dorje Nyem-ma cầm.

kiêu hãnh thiêng liêng. Sự tự tin mạnh mẽ rằng người ta đã hoàn thành trạng thái của một hóa thần thiền định đặc biệt.

kim cương (Skt : vajra ; TT : dorje). Vũ khí thần diệu của vị trời Indra (Đế Thích) làm bằng kim loại rất nhọn và cứng ; có tính như kim cương. Một sấm sét. Một dụng cụ mật thừa tượng trưng phương tiện (đại bi phúc lạc), cầm trong bàn tay phải (phía thuộc về nam), thường phối hợp với một cái chuông, tượng trưng cho trí huệ và được cầm trong bàn tay trái (phía thuộc nữ).

Kim Cương thừa (Vajrayana). Thừa kim cương ; cái thứ hai của hai con đường Đại thừa. Cũng được gọi là Tantrayana (Mật thừa) hay Mantrayana (Mật chú thừa). Đây là thừa nhanh nhất của Phật giáo, vì nó cho phép những hành giả đạt đến giác ngộ trong một đời.

kinh mạch (Skt : nadi). Một bộ phận cấu thành của thân kim cương qua đó năng lực những khí và giọt tuôn chảy. Kinh mạch trung ương, phải, trái là ba kinh mạch chính. Tổng số có 72.000 kinh mạch tất cả.

kundalini. Năng lực phúc lạc ngủ trong thân xác vật chất, khởi lên qua thực hành mật thừa và dùng để làm phát sinh sự quán chiếu thấu suốt vào bản tánh chân thật của thực tại.

lòng bi (Skt : karuna). Ước muốn cho tất cả chúng sanh xa lìa khỏi khổ đau tâm thứcvật chất của họ. Một tiền đề cho sự phát triển Bồ đề tâm. Lòng bi được tượng trưng bởi vị hóa thần để thiền địnhQuán Thế Âm.

mahamudra (TT : chag-chen). Cái ấn vĩ đại, đại ấn. Một hệ thống sâu xa của thiền định về tâm thứcbản tánh tối hậu của thực tại.

mạn đà la (TT : khyil-khor). Một đồ hình tròn tượng trưng cho toàn bộ vũ trụ. Chỗ ở của một hóa thần thiền định.

niết bàn (nirvana ; TT : thar-pa). Trạng thái giải thoát hoàn toàn khỏi sanh tử, mục tiêu của một hành giả tìm kiếm sự tự do khỏi khổ đau. “Niết bàn thấp hơn” thường được dùng để ám chỉ trạng thái giải thoát này, trong khi “niết bàn cao hơn” ám chỉ sự đạt đến tối thượng của giác ngộ hoàn toàn hay Phật tánh.

ngošn-dro. Những thực hành sơ bộ trong mọi trường phái Phật giáo Tây Tạng, thường được làm 100.000 lần mỗi thứ. Bốn cái chính yếu là tụng đọc quy y, cúng dường mạn đà la, lễ lạy và trì tụng thần chú Vajrasattva. Truyền thống Geluk thêm năm cái nữa : guru yoga, cúng chén nước, thiền định tịnh hóa Damtsig Dorje, làm ra những tsa-tsa (những hình tượng thiêng liêng cỡ nhỏ, thường bằng đất sét), và lễ cúng Dorje Khadro bằng lửa (jin-sek).

nhập môn. Sự trao truyền nhận được từ một vị thầy mật thừa chấp nhận cho đệ tử đi vào những thực hành về một hóa thần thiền định riêng biệt. Nó cũng được ám chỉ như là một quán đảnh truyền pháp.

nội hỏa (TT : tum-mo). Năng lực trú ngụ tại luân xa rốn, khởi lên trong giai đoạn thành tựu của tantra yoga tối thượng và được dùng để đem năng lực khí vào kinh mạch trung ương. Nó cũng được gọi là nội nhiệt hay nhiệt tâm linh.

Pháp thân. “Thân chân lý.” Tâm thức của một bậc giác ngộ, thoát khỏi tất cả che ám, thường trụ trong tri giác trực tiếp về tánh Không trong khi đồng thời hiểu biết tất cả hiện tượng. Một trong ba thân của một đức Phật (hai thân kia là Báo thânHóa thân).

puja. Nghĩa đen, “cúng dường.” Từ này thường được dùng thoáng rộng, như “chúng ta hãy làm một puja,” để ám chỉ sự cử hành một nghi lễ, như Guru Puja (Cúng dường cho một Đạo sư) hay tụng đọc một sadhana, như sadhana Heruka Vajrasattva trong cuốn sách này.

sadhana. Phương pháp để thành tựu ; những giáo huấn từng bước để thực hành những thiền định liên hệ với một hóa thần thiền định riêng biệt.

samaya (TT : dam-tsig). Lời danh dự thiêng liêng ; những cam kết và thệ nguyện của một đệ tử vào lễ nhập môn nguyện giữ gìn những những thệ nguyện mật thừa trong đời sống hay nguyện thực hiện vài thực hành liên hệ với hóa thần bổn tôn, như là sự tụng đọc sadhana mỗi ngày hay cúng lễ Guru Puja vào ngày mười và hai mươi lăm mỗi tháng theo lịch Tây Tạng.

shi-dak. Vị chúa đất ; vị sở hữu một nơi chốn. Phật giáo dạy rằng mỗi nơi chốn nối kết với một chúng sanh xem như sở hữu nơi chốn đó. Những đồ cúng được dâng cúng cho vị ấy để thỉnh xin sự sử dụng tạm thời nơi chốn ấy để làm việc đạo, như nhập thất ẩn cư.

shushuma (hay avadhuti ; TT : tsa uma). Kinh mạch trung ương, hay nadi, nó chạy từ đỉnh đầu đến luân xa bí mật. Nó là kinh mạch năng lực chính yếu của thân kim cương, được quán tưởng như một ống rỗng bằng ánh sáng ở trước xương sống (xem chương 3).

tantra (TT : gyušd). Nghĩa đen, tràng chuỗi hay sự tương tục. Những bản văn của những giáo lý mật chú của Phật giáo ; thường dùng để ám chỉ chính những giáo lý ấy.

tantra yoga tối thượng. Phần thứ tư và tối cao của thực hành Mật thừa, gồm hai giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu. Qua sự thực hành này, người ta có thể đạt đến giác ngộ viên mãn trong một đời.

tánh Không (sunyata). Sự vắng mặt của tất cả mọi ý niệm sai lầm về những sự vật hiện hữu ; đặc biệt, sự không có sự tự hiện hữu độc lập bên ngoài, tự hữu của những hiện tượng (vô tự tánh). Thường được dịch là tánh Không.

tập trung nhất niệm (samadhi). Một trạng thái nhập định sâu xa, tập trung nhất niệm vào bản tánh thật sự của những sự vật, thoát khỏi tư tưởng diễn dịch lan man và những ý niệm nhị nguyên.

thần chú (mantra). Nghĩa đen là sự bảo vệ cho tâm thức. Những thần chú là những chữ Sanskrit được trì tụng phối hợp với sự thực hành về một hóa thần thiền định riêng biệt. Những chữ, âm ấy hiện thân những phẩm tính của vị hóa thần.

Thệ nguyện. Những điều luật được nhận trên nền tảng quy y trong mọi cấp bậc của thực hành Phật giáo. Những giới luật pratimoksha (những thệ nguyện để giải thoát cho cá nhân) là những thệ nguyện chính trong truyền thống Tiểu thừa và được nhận giữ bởi tăng, ni và cư sĩ ; chúng là nền tảng cho những thệ nguyện khác. Những giới luật Bồ tát và mật thừa là những thệ nguyện chính trong Đại thừa.

thiền định quán chiếu (Pali : vipassana). Thiền định chính yếu được dạy trong truyền thống Therevada và được đặt nền trên những giáo lý của Phật về bốn nền tảng của chánh niệm (tứ niệm xứ). Đôi khi nó được gọi là thiền định chánh niệm. Trong Đại thừa, vipasyana (Skt) có một ý nghĩa khác, là sự tham cứu về và làm quen với cách thức thật sự trong đó những sự vật hiện hữu và thường được dùng để khai triển trí huệ về tánh Không.

torma. Một loại bánh cúng được dùng trong những lễ mật thừa. Ở Tây Tạng, những torma thường được làm bằng tsampa, nhưng những thức ăn được khác như bánh nướng… cũng đủ.

tràng hạt thần chú. Một thần chú được quán tưởng thành một tràng hạt. Những chữ của thần chú đó tượng trưng cho những hạt ; thường là xoay vòng, như trong những chữ của thần chú một trăm âm được an vị vòng quanh viền dĩa mặt trăng.

Trung đạo (Skt : Madhyamika). Con đường giữa ; một hệ thống phân tích được sáng lập bởi Nagarjuna (Long Thọ) đặt nền trên những kinh Bát Nhã ba la mật của đức Phật Thích Ca, và được xem là sự trình bày tối cao về trí huệ tánh Không.

tsok. Nghĩa đen, nhóm họp – một nhóm họp những chất liệu để cúng và một nhóm họp những đệ tử để làm lễ cúng.

Vajradhara (TT : Dorje Chang). Vị hóa thần thiền định nam ; là hình thức qua đó Phật Thích Ca Mâu Ni phát lộ những giáo lý của mật chú thừa.

Vajrasattva (TT : Dorje Sem-po). Hóa thần thiền định nam tượng trưng cho sự thanh tịnh bổn nhiên của tất cả chư Phật. Một thực hành tịnh hóa chính yếu thuộc mật thừa để loại trừ những chướng ngại do nghiệp xấu và sự phá vỡ những thệ nguyện tạo ra.

Vajravarahi (TT : Dorje Phag-mo). Hóa thần thiền định nữ, phối ngẫu của Heruka.

Văn Thù (Skt : Manjushri). Vị hóa thần thiền định hiện thân cho trí huệ giác ngộ viên mãn.

Yamantaka (TT : Dorje Jig-je). Hóa thần thiền định nam trong loại tantra “Cha” của tantra yoga tối thượng.

Yi-dam. Nghĩa đen, “cái ràng buộc tâm thức.” Vị thần chủ yếu – hay như Lama Yeshe thường nói – được yêu chuộng nhất, của riêng mình để cho sự thực hành mật thừa. Vị hóa thần bạn có sự nối kết mạnh mẽ và chặt chẽ nhất.

NHỮNG KHAI THỊ TỪ ĐỨC LIÊN HOA SANH VỀ CON ĐƯỜNG ĐẠI TOÀN THIỆN – Padmasambhava
TRÍ HUỆĐẠI BI – Dalai Lama Thứ 14
MỘT TIA SẤM CHỚP SÁNG TRONG ĐÊM TỐI – Dalai Lama Thứ 14 1999
KHO TÀNG TÂM CỦA CÁC BẬC GIÁC NGỘ – Dilgo Khyentse
ĐẠI TOÀN THIỆN TỰ NHIÊN – Khenpo Nyoshul
CON ĐƯỜNG ĐẾN TỰ DO VÔ THƯỢNG – Dalai Lama Thứ 14
CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA – Lama Yeshe
MẬT THỪA TÂY TẠNG – Tsong Khapa và Dalai Lama Thứ 14
CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ – Chogyam Trungpa
CUỘC ĐỜI SIÊU VIỆT CỦA 16 VỊ TỔ KARMAPA TÂY TẠNG – Karma Thinley




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15706)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16400)
Giới là nguồn cội của hết thảy Thiện pháp, là nền tảng của Tam vô lậu học và mọi quả vị Giải thoát... Nguyên tác: Lý Viên Tịnh; Thích Giác Quả dịch
(Xem: 23626)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 17516)
Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn... Nguyễn Minh Tiến
(Xem: 81359)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19619)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20267)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 47472)
Bấy giờ, năm trăm công tử Ly-xa, dẫn đầu bởi Bảo Tích (Ratnākāra), mỗi người mang theo một cây lọng quý, biểu hiệu quyền quý, đến vườn Xoài cúng dường Phật... Tuệ Sỹ
(Xem: 39240)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 15849)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thểhiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập... Thích Đức Trí
(Xem: 23264)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19306)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 15219)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 16827)
Bản nầy thứ tự kinh văn số 1726 được khắc vào đời nhà Minh Vạn Lịch -Trung Quốc - và đang lưu trữ tại Báo Ân Tạng thuộc chùa Jojoji - Tăng Thượng tự - Tokyo, Nhật Bản... HT Thích Như Điển
(Xem: 13102)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13163)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 49049)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 23367)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19452)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 17197)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 32174)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27502)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 14348)
Du Già Sư Địa Luận Thích - Trước tác: Bồ Tát Tối Thắng Tử; Hán dịch: Tam-Tạng Pháp Sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích Tâm Châu
(Xem: 14819)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18655)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16448)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 13945)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập bộ toàn. Thứ tự kinh văn số 1663 (562-563)... HT Thích Như Điển
(Xem: 17308)
Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư; Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 19418)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 28077)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 14422)
Toàn thể đại dụng, thu nhiếp xưa nay ngay trên đường; dứt trí tuyệt ngu, vật và ta ngang bằng nơi kiếp ngoại ... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 16974)
Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa - Phiên dịch, chú giải: Daniel B. Stevenson & Hiroshi Kanno - Phiên dịch, thi hóa: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
(Xem: 22211)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23352)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 28058)
Bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông này được Ngài Thubten Osall Lama, tức Nhẫn Tế thiền sư, Đức Sơ Tổ Tây Tạng Tự, dịch và chú thích thêm từ bản Hán văn sang Việt văn...
(Xem: 64903)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33278)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 40228)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 25165)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 50287)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 38600)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 27368)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 28628)
Trọng tâm cứu khổ của Ngài Quán Thế Âm nhằm giải thoát sự khổ tâm, khổ tinh thần. Một khi con người đã giải thoát khổ tinh thần thì thân thể sẽ lành mạnh.
(Xem: 52288)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 35933)
Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục - Liêu Nguyên dịch, Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 32943)
Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính.
(Xem: 50897)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 74960)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 36186)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 49038)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 31051)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33989)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 28953)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 58880)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46316)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43862)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43256)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45983)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 48066)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 63788)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant