Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

10. Kinh Niệm xứ (Satipatthàna sutta)

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 27096)
10. Kinh Niệm xứ (Satipatthàna sutta)


Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ

Majjhima Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

10. Kinh Niệm xứ
(Satipatthàna sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu-lâu), Kammassadhamma (kiềm-ma sắt đàm) là đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.

Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn.

Thế Tôn thuyết như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. 

(Quán thân)

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Này các Tỷ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri: "Tôi quay dài" hay khi quay ngắn, tuệ tri: "Tôi quay ngắn". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. 

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi", hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng", hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi", hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy. 

Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm. 

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu". 

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỷ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". 

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy". 

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy". 

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân. 

Này các Tỷ-kheo, lại nữa, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy". 

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

Lại nữa này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỷ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân. 

(Quán thọ)

Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ"; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất". 

Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ. 

(Quán tâm)

Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, với tâm có tham, tuệ tri: "Tâm có tham"; hay với tâm không tham, tuệ tri: "Tâm không tham". Hay với tâm có sân, tuệ tri: "Tâm có sân"; hay với tâm không sân, tuệ tri: "Tâm không sân". Hay với tâm có si, tuệ tri: "Tâm có si"; hay với tâm không si, tuệ tri: "Tâm không si". Hay với tâm thâu nhiếp, tuệ tri: "Tâm được thâu nhiếp". Hay với tâm tán loạn, tuệ tri: "Tâm bị tán loạn". Hay với tâm quảng đại, tuệ tri: "Tâm được quảng đại"; hay với tâm không quảng đại, tuệ tri: "Tâm không được quảng đại". Hay với tâm hữu hạn, tuệ tri: "Tâm hữu hạn". Hay với tâm vô thượng, tuệ tri: "Tâm vô thượng". Hay với tâm có định, tuệ tri: "Tâm có định"; hay với tâm không định, tuệ tri: "Tâm không định". Hay với tâm giải thoát, tuệ tri: "Tâm có giải thoát"; hay với tâm không giải thoát, tuệ tri: "Tâm không giải thoát".

Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. "Có tâm đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm. 

(Quán pháp)

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo nội tâmái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi có ái dục"; hay nội tâm không có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ái dục". Và với ái dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. 

Hay nội tâmsân hận, tuệ tri: "Nội tâm tôi có sân hận"; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có sân hận". Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâmhôn trầm thụy miên, tuệ tri: "Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên"; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên". Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâmtrạo hối, tuệ tri: "Nội tâm tôi có trạo hối"; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có trạo hối". Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có nghi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có nghi"; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có nghi". Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. 

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn? Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo suy tư: "Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng tập; đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt. Ðây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt". Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Tỷ-kheo tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... tuệ tri lưỡi... và tuệ tri các vị... tuệ tri thân và tuệ tri các xúc, tuệ tri ý và tuệ tri các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. 

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ. 

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo nội tâmniệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có niệm giác chi"; hay nội tâm không có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ý niệm giác chi". Và với niệm giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với niệm giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy. 

Hay Tỷ-kheo nội tâmtrạch pháp giác chi... (như trên)... hay nội tâmtinh tấn giác chi... (như trên)... hay nội tâmhỷ giác chi... (như trên)... hay nội tâmkhinh an giác chi... (như trên)... hay nội tâmđịnh giác chi... (như trên)... hay nội tâmxả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có xả giác chi"; hay nội tâm không có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có xả giác chi". Và với xả giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với xả giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy. 

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ"; như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ tập"; như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt". 

Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế

(Kết luận)

Này các Tỷ-kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ-kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng, trong năm tháng, trong bốn tháng, trong ba tháng, trong hai tháng, trong một tháng, trong nửa tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn

Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn... Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Majjhima Nikaya 10
Satipatthana Sutta
Frames of Reference
Translated by Bhikkhu Thanissaro
For free distribution only, as a gift of Dhamma 


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying in the Kuru country. Now there is a town of the Kurus called Kammasadhamma. There the Blessed One addressed the monks, "Monks." 

"Venerable sir," the monks replied. 

The Blessed One said this: "This is the direct path for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the disappearance of pain and distress, for the attainment of the right method, and for the realization of Unbinding -- in other words, the four frames of reference. Which four? 

"There is the case where a monk remains focused on the body in and of itself -- ardent, alert, and mindful -- putting aside greed and distress with reference to the world. He remains focused on feelings...mind...mental qualities in and of themselves -- ardent, alert, and mindful -- putting aside greed and distress with reference to the world. 

(A. Body)

"And how does a monk remain focused on the body in and of itself?

[1] "There is the case where a monk -- having gone to the wilderness, to the shade of a tree, or to an empty building -- sits down folding his legs crosswise, holding his body erect and setting mindfulness to the fore [lit: the front of the chest]. Always mindful, he breathes in; mindful he breathes out. 

"Breathing in long, he discerns that he is breathing in long; or breathing out long, he discerns that he is breathing out long. Or breathing in short, he discerns that he is breathing in short; or breathing out short, he discerns that he is breathing out short. He trains himself to breathe in sensitive to the entire body and to breathe out sensitive to the entire body. He trains himself to breathe in calming bodily fabrication and to breathe out calming bodily fabrication. Just as a skilled turner or his apprentice, when making a long turn, discerns that he is making a long turn, or when making a short turn discerns that he is making a short turn; in the same way the monk, when breathing in long, discerns that he is breathing in long; or breathing out short, he discerns that he is breathing out short...He trains himself to breathe in calming bodily fabrication, and to breathe out calming bodily fabrication. 

"In this way he remains focused internally on the body in and of itself, or externally on the body in and of itself, or both internally and externally on the body in and of itself. Or he remains focused on the phenomenon of origination with regard to the body, on the phenomenon of passing away with regard to the body, or on the phenomenon of origination and passing away with regard to the body. Or his mindfulness that 'There is a body' is maintained to the extent of knowledge and remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in and of itself. 

[2] "Furthermore, when walking, the monk discerns that he is walking. When standing, he discerns that he is standing. When sitting, he discerns that he is sitting. When lying down, he discerns that he is lying down. Or however his body is disposed, that is how he discerns it. 

"In this way he remains focused internally on the body in and of itself, or focused externally...unsustained by anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in and of itself. 

[3] "Furthermore, when going forward and returning, he makes himself fully alert; when looking toward and looking away...when bending and extending his limbs...when carrying his outer cloak, his upper robe and his bowl...when eating, drinking, chewing, and savoring...when urinating and defecating...when walking, standing, sitting, falling asleep, waking up, talking, and remaining silent, he makes himself fully alert. 

"In this way he remains focused internally on the body in and of itself, or focused externally...unsustained by anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in and of itself. 

[4] "Furthermore...just as if a sack with openings at both ends were full of various kinds of grain -- wheat, rice, mung beans, kidney beans, sesame seeds, husked rice -- and a man with good eyesight, pouring it out, were to reflect, 'This is wheat. This is rice. These are mung beans. These are kidney beans. These are sesame seeds. This is husked rice,' in the same way, monks, a monk reflects on this very body from the soles of the feet on up, from the crown of the head on down, surrounded by skin and full of various kinds of unclean things: 'In this body there are head hairs, body hairs, nails, teeth, skin, flesh, tendons, bones, bone marrow, kidneys, heart, liver, pleura, spleen, lungs, large intestines, small intestines, gorge, feces, bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, skin-oil, saliva, mucus, fluid in the joints, urine.' 

"In this way he remains focused internally on the body in and of itself, or focused externally...unsustained by anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in and of itself. 

[5] "Furthermore...just as a skilled butcher or his apprentice, having killed a cow, would sit at a crossroads cutting it up into pieces, the monk contemplates this very body -- however it stands, however it is disposed -- in terms of properties: 'In this body there is the earth property, the liquid property, the fire property, and the wind property.' 

"In this way he remains focused internally on the body in and of itself, or focused externally...unsustained by anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in and of itself. 

[6] "Furthermore, as if he were to see a corpse cast away in a charnel ground -- one day, two days, three days dead -- bloated, livid, and festering, he applies it to this very body, 'This body, too: Such is its nature, such is its future, such its unavoidable fate'... 

"Or again, as if he were to see a corpse cast away in a charnel ground, picked at by crows, vultures, and hawks, by dogs, hyenas, and various other creatures...a skeleton smeared with flesh and blood, connected with tendons...a fleshless skeleton smeared with blood, connected with tendons...a skeleton without flesh or blood, connected with tendons...bones detached from their tendons, scattered in all directions -- here a hand bone, there a foot bone, here a shin bone, there a thigh bone, here a hip bone, there a back bone, here a rib, there a chest bone, here a shoulder bone, there a neck bone, here a jaw bone, there a tooth, here a skull...the bones whitened, somewhat like the color of shells...piled up, more than a year old...decomposed into a powder: He applies it to this very body, 'This body, too: Such is its nature, such is its future, such its unavoidable fate.' 

"In this way he remains focused internally on the body in and of itself, or externally on the body in and of itself, or both internally and externally on the body in and of itself. Or he remains focused on the phenomenon of origination with regard to the body, on the phenomenon of passing away with regard to the body, or on the phenomenon of origination and passing away with regard to the body. Or his mindfulness that 'There is a body' is maintained to the extent of knowledge and remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on the body in and of itself. 

(B. Feelings)

"And how does a monk remain focused on feelings in and of themselves? There is the case where a monk, when feeling a painful feeling, discerns that he is feeling a painful feeling. When feeling a pleasant feeling, he discerns that he is feeling a pleasant feeling. When feeling a neither-painful-nor-pleasant feeling, he discerns that he is feeling a neither-painful-nor-pleasant feeling.

"When feeling a painful feeling of the flesh, he discerns that he is feeling a painful feeling of the flesh. When feeling a painful feeling not of the flesh, he discerns that he is feeling a painful feeling not of the flesh. When feeling a pleasant feeling of the flesh, he discerns that he is feeling a pleasant feeling of the flesh. When feeling a pleasant feeling not of the flesh, he discerns that he is feeling a pleasant feeling not of the flesh. When feeling a neither-painful-nor-pleasant feeling of the flesh, he discerns that he is feeling a neither-painful-nor-pleasant feeling of the flesh. When feeling a neither-painful-nor-pleasant feeling not of the flesh, he discerns that he is feeling a neither-painful-nor-pleasant feeling not of the flesh. 

"In this way he remains focused internally on feelings in and of themselves, or externally on feelings in and of themselves, or both internally and externally on feelings in and of themselves. Or he remains focused on the phenomenon of origination with regard to feelings, on the phenomenon of passing away with regard to feelings, or on the phenomenon of origination and passing away with regard to feelings. Or his mindfulness that 'There are feelings' is maintained to the extent of knowledge and remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on feelings in and of themselves. 

(C. Mind)

"And how does a monk remain focused on the mind in and of itself? There is the case where a monk, when the mind has passion, discerns that the mind has passion. When the mind is without passion, he discerns that the mind is without passion. When the mind has aversion, he discerns that the mind has aversion. When the mind is without aversion, he discerns that the mind is without aversion. When the mind has delusion, he discerns that the mind has delusion. When the mind is without delusion, he discerns that the mind is without delusion.

"When the mind is restricted, he discerns that the mind is restricted. When the mind is scattered, he discerns that the mind is scattered. When the mind is enlarged, he discerns that the mind is enlarged. When the mind is not enlarged, he discerns that the mind is not enlarged. When the mind is surpassed, he discerns that the mind is surpassed. When the mind is unsurpassed, he discerns that the mind is unsurpassed. When the mind is concentrated, he discerns that the mind is concentrated. When the mind is not concentrated, he discerns that the mind is not concentrated. When the mind is released, he discerns that the mind is released. When the mind is not released, he discerns that the mind is not released. 

"In this way he remains focused internally on the mind in and of itself, or externally on the mind in and of itself, or both internally and externally on the mind in and of itself. Or he remains focused on the phenomenon of origination with regard to the mind, on the phenomenon of passing away with regard to the mind, or on the phenomenon of origination and passing away with regard to the mind. Or his mindfulness that 'There is a mind' is maintained to the extent of knowledge and remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on the mind in and of itself. 

(D. Mental Qualities)

"And how does a monk remain focused on mental qualities in and of themselves?

[1] "There is the case where a monk remains focused on mental qualities in and of themselves with reference to the five hindrances. And how does a monk remain focused on mental qualities in and of themselves with reference to the five hindrances? There is the case where, there being sensual desire present within, a monk discerns that 'There is sensual desire present within me.' Or, there being no sensual desire present within, he discerns that 'There is no sensual desire present within me.' He discerns how there is the arising of unarisen sensual desire. And he discerns how there is the abandoning of sensual desire once it has arisen. And he discerns how there is no further appearance in the future of sensual desire that has been abandoned. (The same formula is repeated for the remaining hindrances: ill will, sloth and drowsiness, restlessness and anxiety, and uncertainty.) 

"In this way he remains focused internally on mental qualities in and of themselves, or externally on mental qualities in and of themselves, or both internally and externally on mental qualities in and of themselves. Or he remains focused on the phenomenon of origination with regard to mental qualities, on the phenomenon of passing away with regard to mental qualities, or on the phenomenon of origination and passing away with regard to mental qualities. Or his mindfulness that 'There are mental qualities' is maintained to the extent of knowledge and remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on mental qualities in and of themselves with reference to the five hindrances. 

[2] "Furthermore, the monk remains focused on mental qualities in and of themselves with reference to the five aggregates for clinging/sustenance. And how does he remain focused on mental qualities in and of themselves with reference to the five aggregates for clinging/sustenance? There is the case where a monk [discerns]: 'Such is form, such its origination, such its disappearance. Such is feeling... Such is perception...Such are fabrications...Such is consciousness, such its origination, such its disappearance.' 

"In this way he remains focused internally on the mental qualities in and of themselves, or focused externally...unsustained by anything in the world. This is how a monk remains focused on mental qualities in and of themselves with reference to the five aggregates for clinging/sustenance. 

[3] "Furthermore, the monk remains focused on mental qualities in and of themselves with reference to the sixfold internal and external sense media. And how does he remain focused on mental qualities in and of themselves with reference to the sixfold internal and external sense media? There is the case where he discerns the eye, he discerns forms, he discerns the fetter that arises dependent on both. He discerns how there is the arising of an unarisen fetter. And he discerns how there is the abandoning of a fetter once it has arisen. And he discerns how there is no further appearance in the future of a fetter that has been abandoned. (The same formula is repeated for the remaining sense media: ear, nose, tongue, body, and intellect.) 

"In this way he remains focused internally on the mental qualities in and of themselves, or focused externally...unsustained by anything in the world. This is how a monk remains focused on mental qualities in and of themselves with reference to the sixfold internal and external sense media. 

[4] "Furthermore, the monk remains focused on mental qualities in and of themselves with reference to the seven factors of awakening. And how does he remain focused on mental qualities in and of themselves with reference to the seven factors of awakening? There is the case where, there being mindfulness as a factor of awakening present within, he discerns that 'Mindfulness as a factor of awakening is present within me.' Or, there being no mindfulness as a factor of awakening present within, he discerns that 'Mindfulness as a factor of awakening is not present within me.' He discerns how there is the arising of unarisen mindfulness as a factor of awakening. And he discerns how there is the culmination of the development of mindfulness as a factor of awakening once it has arisen. (The same formula is repeated for the remaining factors of awakening: analysis of qualities, persistence, rapture, serenity, concentration, and equanimity.) 

"In this way he remains focused internally on mental qualities in and of themselves, or externally...unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on mental qualities in and of themselves with reference to the seven factors of awakening. 

[5] "Furthermore, the monk remains focused on mental qualities in and of themselves with reference to the four noble truths. And how does he remain focused on mental qualities in and of themselves with reference to the four noble truths? There is the case where he discerns, as it is actually present, that 'This is stress...This is the origination of stress...This is the cessation of stress...This is the way leading to the cessation of stress.' 

"In this way he remains focused internally on mental qualities in and of themselves, or externally on mental qualities in and of themselves, or both internally and externally on mental qualities in and of themselves. Or he remains focused on the phenomenon of origination with regard to mental qualities, on the phenomenon of passing away with regard to mental qualities, or on the phenomenon of origination and passing away with regard to mental qualities. Or his mindfulness that 'There are mental qualities' is maintained to the extent of knowledge and remembrance. And he remains independent, unsustained by (not clinging to) anything in the world. This is how a monk remains focused on mental qualities in and of themselves with reference to the four noble truths... 

(E. Conclusion)

"Now, if anyone would develop these four frames of reference in this way for seven years, one of two fruits can be expected for him: either gnosis right here and now, or -- if there be any remnant of clinging-sustenance -- non-return.

"Let alone seven years. If anyone would develop these four frames of reference in this way for six years...five...four...three...two years...one year...seven months...six months...five...four...three...two months...one month...half a month, one of two fruits can be expected for him: either gnosis right here and now, or -- if there be any remnant of clinging-sustenance -- non-return. 

"Let alone half a month. If anyone would develop these four frames of reference in this way for seven days, one of two fruits can be expected for him: either gnosis right here and now, or -- if there be any remnant of clinging-sustenance -- non-return. 

"'This is the direct path for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the disappearance of pain and distress, for the attainment of the right method, and for the realization of Unbinding -- in other words, the four frames of reference.' Thus was it said, and in reference to this was it said." 

That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words. 


Revised: 9 November 1998 ; http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn10.html


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31367)
Kinh Lăng Nghiêm có thể giáo hóa, khiến cho “tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí” nghĩa là tất cả loài hữu tình và vô tình đều có thể viên thành Phật đạo.
(Xem: 26247)
Đối với sáu căn thì căn tai là bậc nhất cho nên hành giả chỉ cần đi sâu vào một căn thì sáu căn liền thanh tịnh. Quán Thế Âm là dùng “Văn Tư Tu”, văn là nghe, tư là suy nghĩ...
(Xem: 27562)
Nội dung kinh này thuyết minh về Như lai tạng, quả đức của Phật. Nói rõ hành giả đoạn trừ phiền não nào, để chứng đắc Nhị thừa quả... HT Thích Đức Niệm dịch
(Xem: 27951)
Sa-môn Gotama từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và loài hữu tình. - Này các Tỷ-kheo, đó là lời tán thán Như Lai của kẻ phàm phu.
(Xem: 26746)
Tác phẩm của Tiến sĩ Thích Minh Châu có nhiều khám phá đáng ngạc nhiên. Ông đã chứng minh rằng bản kinh A-hàm (Àgama) bằng chữ Hán và bản kinh bộ Pàli (Pàli Nikàya) này có rất nhiều điểm tương đồng và cũng khá nhiều dị biệt.
(Xem: 31264)
Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Diệu Pháp Liên Hoabộ kinh được truyền bá rất sớm và rất rộng rãi, đã từng là bộ kinh cơ bản cho tông Thiên thai tại Trung Hoa và tông Nhật Liên tại Nhật Bản.
(Xem: 20299)
Ta nghe như vầy: một thuở nọ Đức Phật ở trong non Linh Thứu, ngồi trên đài thanh tịnh cùng các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Thiên Long bát bộ vây chung quanh nghe Phật thuyết pháp.
(Xem: 22988)
Joseph Goldstein dạy thiền Vipassana như là một phương pháp giúp ta nhìn thấy được chân tướng của sự vật, không bị thành kiến, óc phân biệt làm lu mờ.
(Xem: 30103)
Quyển “Kinh Bốn Mươi Hai Chương Giảng Giải” được hình thành qua hai năm ghi chép, phiên tả với lòng chân thành muốn phổ biến những lời Phật dạy.
(Xem: 21619)
Quyển sách này biên tập mười bài giảng về Kinh Bát Đại Nhân Giác của đại sư Tinh Vân, Tông chủ Phật Quang Sơn ở Đài Loan hiện nay, nên có tên: Mười Bài Giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác.
(Xem: 20300)
Trước tiên, quán thế gian vô thường, quốc độ mong manh, như các thứ bờ cao thành hồ, hang sâu hóa gò, quán như vậy, ắt nơi y báo không còn tham cầu.
(Xem: 22700)
đệ tử Phật thì nên hết lòng, ngày cũng như đêm, đọc tụngquán niệm về tám điều mà các bậc đại nhân đã giác ngộ... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 20799)
Giáo lý kinh Duy Ma Cật khai thị cho con người về pháp môn giải thoát bất khả tư nghì. Đó là ai ai trong chúng ta nếu có khả năng đoạn trừ sạch vô minhphiền não thì sẽ thành Phật.
(Xem: 30369)
Trong thành Vương Xávị cư sĩ tên Hiền Hộ là bực thượng thủ năm trăm vị cư sĩ, các vị nầy đều thọ trì năm giới gìn giữ từ cử chỉ nhỏ nhặt...
(Xem: 28826)
Kho tàng tam tạng giáo điển rộng rãi bao la, Kinh Tứ Thập Nhị Chương được coi là một quyển kinh toát yếu nghĩa lý căn bản cho những người xuất gia học Ðạo...
(Xem: 34772)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 44260)
Kinh BÁCH DỤ gồm gần một trăm câu truyện ngụ ngôn đầy sinh độngsúc tích ẩn tàng các giá trị triết lý giáo dục nhân sinh do Đức Phật kể ra để dạy về giáo lýgiáo pháp.
(Xem: 35556)
KINH PHÁP CÚ là cuốn Kinh chọn lọc những lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế. Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ...
(Xem: 22583)
Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ.
(Xem: 21402)
Khi nói kinh Viên Giác, Phật ở trong trạng thái bất nhị, hiển hiện lên các cõi Tịnh độ. Nếu chúng ta cũng trong trạng thái đó, thì vọng tưởng làm sao có chỗ nảy sinh?
(Xem: 20718)
Như Lai nơi nhân địa tu theo tự tánh Viên Giác, chiếu soi bản thể của tự tánh vốn tịch diệt, biết rõ thân tâm thế giới như hoa đốm trên không... Thích Hằng Đạt dịch
(Xem: 24794)
Nguyên văn chữ Hán của Kinh Viên Giác chỉ có hơn mười ba ngàn chữ mà bao gồm tất cả giáo pháp đốn tiệm của thượng cănhạ căn... HT Thích Duy Lực dịch
(Xem: 37963)
Kinh Hoa Nghiêmbộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởngtâm nguyện của Phật.
(Xem: 19097)
Dưới đây là bảng tóm tắt so sánh các bộ Luật Tỳ-kheo hiện đang lưu hành - Bình Anson
(Xem: 19367)
Thế sựphù vân, nếu biết học theo đạo Phật, giữ lấy sự thanh bạch để rèn luyện tinh thần ngày càng tiến đến cõi lành, xa lìa cõi ác.
(Xem: 21863)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0365 - Hán dịch: Lương Da Xá; Việt dịch HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 20903)
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích - Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH - Nhuận văn và chú thích: Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
(Xem: 29546)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau và đồng hướng cảnh thanh tịnh an vui giải thoát.
(Xem: 35202)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 28851)
Đạo Phật là đạo của chân lý cần phải học nhiều, suy nghĩ kỹ, trước sau dùng ba môn học chính là giới, định, tuệ mà trừ diệt ba món độc trong tâm là tham, sân, si.
(Xem: 32632)
Hết thảy nội dung được đề cập đến trong tập sách này đều được thể hiện một cách vô cùng sáng tạo, linh hoạt, với rất nhiều ví dụ thích hợp luôn luôn đi kèm theo mỗi vấn đề...
(Xem: 26264)
Bốn tâm vô lượng là cõi nước thanh tịnh của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, những chúng sinh thành tựu các đức từ, bi, hỷ, xả sinh về nước ấy... Đoàn Trung Còn, Nguyễn Minh Tiến
(Xem: 28972)
Nhất thời, Phật tại Tỳ-da-ly, Am-la thọ viên, dữ đại tỳ-kheo chúng bát thiên nhân câu. Bồ Tát tam vạn nhị thiên, chúng sở tri thức.
(Xem: 43186)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
(Xem: 34995)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 44004)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 37942)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
(Xem: 21353)
Học thiền, chúng ta học Pháp Bảo Ðàn mà không học Tín Tâm Minh là không được. Tổ chỉ tóm gọn tinh yếu của thiền, bao nhiêu lời, bao nhiêu chữ đề là Tín Tâm Minh.
(Xem: 43069)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366, Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến dịch
(Xem: 49048)
Có một lúc, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật gần thành Vương Xá, cùng với các vị đại tỳ-kheo mười hai ngàn người, đại Bồ Tát là tám mươi ngàn người.
(Xem: 39894)
Bấy giờ, đức Thế Tôn ở giữa đại chúng, vì đại chúngthuyết giảng giáo pháp nhiệm mầu, trừ sạch bốn điên đảo, khiến cho được rõ biết các pháp lành...
(Xem: 53825)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, lúc mới Chuyển pháp luân độ ông A-nhã Kiều-trần-như, đến khi thuyết pháp lần cuối cùng độ ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 36846)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng thật chẳng phải tướng tức là thấy Như Lai.
(Xem: 40840)
Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: "Về phương đông, cách đây vô số cõi Phật nhiều như số cát sông Hằng, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly.
(Xem: 49761)
Lúc ấy, Bồ Tát Vô Tận Ý từ chỗ ngồi đứng dậy, vén tay áo bên vai mặt, quỳ xuống chắp tay cung kính bạch Phật rằng...
(Xem: 47358)
Thế Tôn thành đạo dĩ, tác thị tư duy: “Ly dục tịch tĩnh, thị tối vi thắng.” Trụ đại thiền định, hàng chư ma đạo. Ư Lộc dã uyển trung...
(Xem: 27788)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 27057)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng.
(Xem: 27250)
Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý.
(Xem: 24092)
Tâm thanh tịnh tức thể nhập đạo. Muốn tâm được thanh tịnh chóng mau không gì bằng dùng nước giáo pháp của Phật gội rửa để cho cấu uế phiền não tiêu sạch.
(Xem: 20874)
Những giáo pháp được đức Đạo sư nói ra không ngòai mục đích ban vui cứu khổ đưa đến an vui Niết-bàn giải thóat, cho dù là thiên kinh vạn quyển được triển khai từ những lời dạy cơ bản của Ngài...
(Xem: 34341)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới...
(Xem: 22513)
Nói đến Phật giáo là nói đến Phật, Pháp, Tăng. Phật, Pháp, Tăng tổng hợp lại thành một Phật giáo hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu hiểu rõ Phật, Pháp, Tăng là hiểu rõ toàn bộ Phật giáo.
(Xem: 25151)
Quyển sách này là một luận thư có quyền uy tối cao đối với phật giáo Nam truyền. Nội dung của nó ví như một bộ bách khoa toàn thư, có thể so sánh ngang với bộ Ðại Tỳ Bà Sa Luận của Thượng Toạ Hữu bộ.
(Xem: 25884)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là "Phật Giáo Thánh Kinh" do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa).
(Xem: 22988)
Trong quyển sách này, ngài Dhammika giải đáp những thắc mắc về giáo huấn của Đức Phật mà người ta thường nêu lên để hỏi ngài. Lối trả lời của ngài thật là chính xác, rõ ràngminh bạch.
(Xem: 22496)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
(Xem: 21775)
Khi từ bỏ những nơi chốn không thuận lợi, những cảm xúc hỗn loạn dần dần phai nhạt; Khi không có những phóng dật, các hoạt động tích cực phát triển một cách tự nhiên...
(Xem: 23358)
Tinh tấn có ba phương diện. Phương diện thứ nhất được gọi là “tinh tấn giống như áo giáp,” là để phát triển một dũng khíchịu đựng đầy hoan hỉ...
(Xem: 21202)
“Phật” không phải là một tên riêng, mà là một danh hiệu chỉ định “một người tỉnh thức” hay “một người giác ngộ.” Về tâm linh, điều này ngụ ý rằng phần đông chúng ta được xem như là “đang ngủ”...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant