Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

61. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala (Ambalatthikà Ràhulovàda sutta)

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 16117)
61. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala (Ambalatthikà Ràhulovàda sutta)

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ
Majjhima Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

61. Kinh Giáo giới La-hầu-la ở rừng Ambala
(Ambalatthikà Ràhulovàda sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại Kalandakanivapa (chỗ nuôi dưỡng sóc). 

Lúc bấy giờ, Tôn giả Rahula (La-hầu-la) ở tại Ambalatthika (rừng Ambala). Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Ambalatthika, chỗ Tôn giả Rahula ở. Tôn giả Rahula thấy Thế Tôn từ xa đi đến, sau khi thấy, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn, và sau khi ngồi, Ngài rửa chân. Tôn giả Rahula đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. 

Rồi Thế Tôn, sau khi để một ít nước còn lại trong chậu nước, bảo Tôn giả Rahula: 

-- Này Rahula, Ông có thấy một ít nước còn lại này trong chậu nước không? 

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn

-- Cũng ít vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý

Rồi Thế Tôn, sau khi đổ đi chút ít nước còn lại ấy rồi bảo Rahula: 

-- Này Rahula, Ông có thấy chút ít nước còn lại ấy bị đổ đi không? 

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn

-- Cũng đổ đi vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý

Rồi Thế Tôn lật úp chậu nước ấy và bảo Tôn giả Rahula. 

-- Này Rahula, Ông có thấy chậu nước bị lật úp ấy không? 

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn

-- Cũng lật úp vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo, không có tàm quý

Rồi Thế Tôn lật ngửa trở lại chậu nước ấy và bảo Tôn giả Rahula: 

-- Này Rahula, Ông có thấy chậu nước này trống không không? 

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn

-- Cũng trống không vậy, này Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo. 

Này Rahula, ví như một con voi của vua, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường có mặt ở chiến trường. Khi lâm trận, con voi này dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, nhưng bảo vệ cái vòi. Ở đây, người nài nghĩ rằng: "Con voi của vua này có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường. Khi lâm trận con voi này thường dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, nhưng bảo vệ cái vòi. Con voi của vua (như vậy) không quăng bỏ mạng sống (của mình)". Này Rahula, nhưng khi con voi của vua, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường, khi lâm trận, con voi này dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng đầu, dùng tai, dùng ngà, dùng đuôi, dùng vòi. Ở đây, người nài nghĩ rằng: "Con voi của vua này, có ngà dài như một cán cày, to lớn, khéo luyện, thường hay có mặt ở chiến trường... (như trên)... dùng đuôi, dùng vòi. Con voi của vua (như vậy) đã quăng bỏ mạng sống (của mình), và nay con voi của vua không có việc gì mà không làm". Cũng vậy, này Rahula, đối với ai biết mà nói láo, không có tàm quý, thời Ta nói rằng người ấy không có việc ác gì mà không làm. Do vậy, này Rahula, "Ta quyết không nói láo, dầu nói để mà chơi", này Rahula, Ông phải học tập như vậy. 

Này Rahula, Ông nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì? 

-- Bạch Thế Tôn, mục đích là để phản tỉnh

-- Cũng vậy, này Rahula, sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành thân nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành khẩu nghiệp. Sau khi phản tỉnh nhiều lần, hãy hành ý nghiệp

Này Rahula, khi Ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Thân nghiệp này, ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nhất định chớ có làm. Này Rahula, nếu sau khi phản tỉnh, ông biết: "Thân nghiệp này ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nên làm. 

Này Rahula, khi Ông đang làm một thân nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ; đem đến quả báo đau khổ. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Này Rahula, ông hãy từ bỏ một thân nghiệp như vậy. Nhưng nếu, này Rahula, trong khi phản tỉnh ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đang làm. Thân nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải tiếp tục làm. 

Sau khi Ông làm xong một thân nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản tỉnh thân nghiệp ấy như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước các vị Ðạo sư, hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai. Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula Ông biết như sau: "Thân nghiệp này ta đã làm. Thân nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Do vậy, này Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp

Này Rahula, khi Ông muốn làm một khẩu nghiệp gì, hãy phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: "Khẩu nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai, khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Khẩu nghiệp này ta muốn làm. Khẩu nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một khẩu nghiệp như vậy này Rahula, nhất định chớ có làm. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Khẩu nghiệp này ta muốn làm. Khẩu nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Một khẩu nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nên làm. 

Này Rahula, khi Ông đang làm một khẩu nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: "Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này Rahula nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Này Rahula, Ông hãy từ bỏ một khẩu nghiệp như vậy. Nhưng nếu này Rahula, khi phản tỉnh, Ông biết như sau: "Khẩu nghiệp này ta đang làm. Khẩu nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Khẩu nghiệp như vậy này Rahula, Ông cần phải tiếp tục làm. 

Sau khi Ông làm xong một khẩu nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản tỉnh khẩu nghiệp ấy như sau: "Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: "Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai, khẩu nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Một khẩu nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước vị Ðạo sư, hay trước các vị đồng Phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai, nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: "Khẩu nghiệp này ta đã làm. Khẩu nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời khẩu nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đưa đến quả báo an lạc". Do vậy, này Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp

Này Rahula, như Ông muốn làm một ý nghiệp gì, hãy phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: "Ý nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai, ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Ý nghiệp này ta muốn làm. Ý nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người, có thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Một ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nhất định chớ có làm. Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, ông biết: "Ý nghiệp này ta muốn làm. Ý nghiệp này của ta không có thể đưa đến tự hại, không có thể đưa đến hại người, không có thể đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nên làm. 

Này Rahula, khi Ông đang làm một ý nghiệp, Ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: "Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ". Này Rahula, Ông hãy từ bỏ một ý nghiệp như vậy. Nhưng nếu, này Rahula, khi phản tỉnh Ông biết như sau: "Ý nghiệp này ta đang làm. Ý nghiệp này của ta không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông phải tiếp tục làm.

Sau khi Ông làm xong một ý nghiệp, này Rahula, Ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem lại quả báo đau khổ, đem đến quả báo đau khổ". Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết như sau: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đưa đến quả báo đau khổ". Một ý nghiệp như vậy, này Rahula, Ông cần phải lo âu, cần phải tàm quý, cần phải nhàm chán. Sau khi lo âu, tàm quý, nhàm chán, cần phải phòng hộ trong tương lai. Còn nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, Ông biết: "Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này không đưa đến tự hại, không đưa đến hại người, không đưa đến hại cả hai, ý nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem đến quả báo an lạc". Do vậy, này Rahula, Ông phải an trú trong niềm hoan hỷ, tự mình tiếp tục tu học ngày đêm trong các thiện pháp

Này Rahula, trong thời quá khứ, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào đã tịnh hóa thân nghiệp, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, đã tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần đã tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, đã tịnh hóa ý nghiệp. Này Rahula, trong thời vị lai, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sẽ tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy; sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa thân nghiệp, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh nhiều lần, sẽ tịnh hóa ý nghiệp. Này Rahula, trong thời hiện tại, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tịnh hóa thân nghiệp, tịnh hóa khẩu nghiệp, tịnh hóa ý nghiệp, tất cả những vị ấy, sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa khẩu nghiệp; sau khi phản tỉnh như vậy nhiều lần, tịnh hóa ý nghiệp. Do vậy, này Rahula: "Sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa thân nghiệp; sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa khẩu nghiệp, sau khi phản tỉnh nhiều lần, tôi sẽ tịnh hóa ý nghiệp". Như vậy, này Rahula, Ông cần phải tu học

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Rahula, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn giảng.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Majjhima Nikaya 61

Ambalatthikarahulovada Sutta
Instructions to Rahula

Translation by Bhikkhu Thanissaro

For free distribution only, as a gift of Dhamma 


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying at Rajagaha, at the Bamboo Grove, the Squirrels' Sanctuary. 

At that time Ven. Rahula[1] was staying at the Mango Stone. Then the Blessed One, arising from his seclusion in the late afternoon, went to where Ven. Rahula was staying at the Mango Stone. Ven. Rahula saw him coming from afar and, on seeing him, set out a seat and water for washing the feet. The Blessed One sat down on the seat set out and, having sat down, washed his feet. Ven. Rahula, bowing down to the Blessed One, sat down to one side. 

Then the Blessed One, having left a little bit of the remaining water in the water dipper, said to Ven. Rahula, "Rahula, do you see this little bit of remaining water left in the water dipper?" 

"Yes sir." 

"That's how little of a contemplative there is in anyone who feels no shame at telling a deliberate lie." 

Having tossed away the little bit of remaining water, the Blessed One said to Ven. Rahula, "Rahula, do you see how this little bit of remaining water is tossed away?" 

"Yes, sir." 

"Whatever there is of a contemplative in anyone who feels no shame at telling a deliberate lie is tossed away just like that. 

Having turned the water dipper upside down, the Blessed One said to Ven. Rahula, "Rahula, do you see how this water dipper is turned upside down?" 

"Yes, sir." 

"Whatever there is of a contemplative in anyone who feels no shame at telling a deliberate lie is turned upside down just like that." 

Having turned the water dipper right-side up, the Blessed One said to Ven. Rahula, "Rahula, do you see how empty and hollow this water dipper is?" 

"Yes, sir." 

"Whatever there is of a contemplative in anyone who feels no shame at telling a deliberate lie is empty and hollow just like that. 

"Rahula, it's like a royal elephant: immense, pedigreed, accustomed to battles, its tusks like chariot poles. Having gone into battle, it uses its forefeet and hindfeet, its forequarters and hindquarters, its head and ears and tusks and tail, but will simply hold back its trunk. The elephant trainer notices that and thinks, 'This royal elephant has not given up its life to the king.' But when the royal elephant...having gone into battle, uses its forefeet and hindfeet, its forequarters and hindquarters, its head and ears and tusks and tail and his trunk, the trainer notices that and thinks, 'This royal elephant has given up its life to the king. There is nothing it will not do.' 

"The same holds true with anyone who feels no shame in telling a deliberate lie: There is no evil, I tell you, he will not do. Thus, Rahula, you should train yourself, 'I will not tell a deliberate lie even in jest.' 

"How do you construe this, Rahula: What is a mirror for?" 

"For reflection, sir." 

"In the same way, Rahula, bodily acts, verbal acts, and mental acts are to be done with repeated reflection. 

"Whenever you want to perform a bodily act, you should reflect on it: 'This bodily act I want to perform -- would it lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Is it an unskillful bodily act, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it would lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it would be an unskillful bodily act with painful consequences, painful results, then any bodily act of that sort is absolutely unfit for you to do. But if on reflection you know that it would not cause affliction...it would be a skillful bodily action with happy consequences, happy results, then any bodily act of that sort is fit for you to do. 

"While you are performing a bodily act, you should reflect on it: 'This bodily act I am doing -- is it leading to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Is it an unskillful bodily act, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it is leading to self-affliction, to affliction of others, or both...you should give it up. But if on reflection you know that it is not...you may continue with it. 

"Having performed a bodily act, you should reflect on it...If, on reflection, you know that it led to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it was an unskillful bodily act with painful consequences, painful results, then you should confess it, reveal it, lay it open to the Teacher or to a knowledgeable companion in the holy life. Having confessed it...you should exercise restraint in the future. But if on reflection you know that it did not lead to affliction...it was a skillful bodily action with happy consequences, happy results, then you should stay mentally refreshed and joyful, training day and night in skillful mental qualities. 

"Whenever you want to perform a verbal act, you should reflect on it: 'This verbal act I want to perform -- would it lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Is it an unskillful verbal act, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it would lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it would be an unskillful verbal act with painful consequences, painful results, then any verbal act of that sort is absolutely unfit for you to do. But if on reflection you know that it would not cause affliction...it would be a skillful verbal action with happy consequences, happy results, then any verbal act of that sort is fit for you to do. 

"While you are performing a verbal act, you should reflect on it: 'This verbal act I am doing -- is it leading to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Is it an unskillful verbal act, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it is leading to self-affliction, to the affliction of others, or to both...you should give it up. But if on reflection you know that it is not...you may continue with it. 

"Having performed a verbal act, you should reflect on it...If, on reflection, you know that it led to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it was an unskillful verbal act with painful consequences, painful results, then you should confess it, reveal it, lay it open to the Teacher or to a knowledgeable companion in the holy life. Having confessed it...you should exercise restraint in the future. But if on reflection you know that it did not lead to affliction...it was a skillful verbal action with happy consequences, happy results, then you should stay mentally refreshed and joyful, training day and night in skillful mental qualities. 

"Whenever you want to perform a mental act, you should reflect on it: 'This mental act I want to perform -- would it lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Is it an unskillful mental act, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it would lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it would be an unskillful mental act with painful consequences, painful results, then any mental act of that sort is absolutely unfit for you to do. But if on reflection you know that it would not cause affliction...it would be a skillful mental action with happy consequences, happy results, then any mental act of that sort is fit for you to do. 

"While you are performing a mental act, you should reflect on it: 'This mental act I am doing -- is it leading to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Is it an unskillful mental act, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it is leading to self-affliction, to the affliction of others, or to both...you should give it up. But if on reflection you know that it is not...you may continue with it. 

"Having performed a mental act, you should reflect on it...If, on reflection, you know that it led to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it was an unskillful mental act with painful consequences, painful results, then you should feel distressed, ashamed, and disgusted with it. Feeling distressed...you should exercise restraint in the future. But if on reflection you know that it did not lead to affliction...it was a skillful mental action with happy consequences, happy results, then you should stay mentally refreshed and joyful, training day and night in skillful mental qualities. 

"Rahula, all those priests and contemplatives in the course of the past who purified their bodily acts, verbal acts, and mental acts, did it through repeated reflection on their bodily acts, verbal acts, and mental acts in just this way. 

"All those priests and contemplatives in the course of the future who will purify their bodily acts, verbal acts, and mental acts, will do it through repeated reflection on their bodily acts, verbal acts, and mental acts in just this way. 

"All those priests and contemplatives at present who purify their bodily acts, verbal acts, and mental acts, do it through repeated reflection on their bodily acts, verbal acts, and mental acts in just this way. 

"Therefore, Rahula, you should train yourself: 'I will purify my bodily acts through repeated reflection. I will purify my verbal acts through repeated reflection. I will purify my mental acts through repeated reflection.' Thus you should train yourself." 

That is what the Blessed One said. Pleased, Ven. Rahula delighted in the Blessed One's words. 


Note:

1. Rahula: the Buddha's son, who according to the Commentary was seven years old when this discourse was delivered to him.


Source: Access-to-Insight, http://world.std.com/~metta/canon/majjhima/mn61.html



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13722)
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗicử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 25416)
Bộ Luật Tứ Phần khởi nguyên do bộ phái Đàm-vô-đức (Dharmagupta, Pháp Tạng bộ) truyền trì... Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)
(Xem: 13807)
Là một bộ luật quan trọng trong sáu bộ luật của ngài Nam Sơn, bắt nguồn từ bộ luật của ngài Đàm-vô-đức. Vào cuối đời Đường ở núi Thái Nhứt, sa môn Đạo Tuyên chú thích. Việt dịch: Thích Thọ Phước
(Xem: 15103)
Đại Chánh Tân Tu - Kinh số 685; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Hạnh Cơ
(Xem: 17727)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 17119)
Kinh Hoa Nghiêm phát xuất từ Ấn Ðộ, nhưng được phát triển mạnh ở Trung Quốc, Nhật Bản... HT Thích Trí Quảng
(Xem: 14226)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0232 - Hán dịch: Mạn Ðà La Tiên; Việt dịch: HT Thích Minh Lễ
(Xem: 13222)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0226 - Hán dịch: Đàm Ma Ty, Trúc Phật Niệm; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 14478)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0592 - Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 19785)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0590; Hán dịch: Trí NghiêmBảo Vân ; Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 16761)
Trong Tam tạng Kinh điển tất cả giáo PhápTiểu Thừa hay Đại Thừa, dù tại gia hay xuất gia, Giới Luật luôn là phần trọng yếu nhất... Ngài Hoằng Tán lược sớ - Thích Nữ Trí Hải (tự Như Hải) dịch
(Xem: 18647)
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay!... Như Hòa dịch
(Xem: 19086)
Kính nghĩ, đức Thích-ca mở ra vận hội lớn làm lợi ích rộng lớn cho chúng sinh có duyên, xiển dương giáo pháp tùy theo mỗi quốc độ khiến pháp nhũ thấm nhuần khắp cả... Nguyên Trang dịch
(Xem: 18891)
Pháp Niệm Phật Tam Muội xét về nguồn gốc là từ Viễn Tổ (tổ Huệ Viễn) đề xướngLô Sơn, sáng khởi Liên Xã sáu thời tịnh hạnh, trở thành quy củ cao đẹp cho muôn đời... Như Hòa
(Xem: 21188)
Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm - Hán dịch: Bát Lạt Mật Đế; Việt dịch và chú thích: Hạnh Cơ
(Xem: 14813)
Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận - Dịch giả: TT Thích Viên Giác; Xuất bản năm 1963
(Xem: 39202)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
(Xem: 14425)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Số 2072, nguyên tác: Minh Châu Hoằng; Nguyên Lộc Thọ Phước
(Xem: 19409)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0579; Hán dịch: Thất Dịch; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Châu
(Xem: 14732)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0549; Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Nữ Diệu Thiện
(Xem: 16164)
Đại Chánh Tân Tu, Kinh số 0475 - Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Do Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
(Xem: 14717)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0502 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15244)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0508 - Hán dịch: Sa môn Pháp Cự; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14931)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0466; Hán dịch: Tỳ Ni Đa Lưu Chi; Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Thành
(Xem: 15583)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0464; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 39178)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0456; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 14144)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0455; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 24533)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0454; Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 14401)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0453; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 19479)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 18034)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0452; Hán dịch: Thư Cừ Kinh Thanh; Việt dịch: Thích nữ Như Phúc
(Xem: 21483)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 19711)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0451; Hán dịch: Nghĩa Tịnh; Việt dịch: Thích Nguyên Chơn
(Xem: 17541)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0450; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: HT Thích Huyền Dung
(Xem: 14863)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0449; Hán dịch: Ðạt Ma Cấp Ða; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 13905)
Kinh Ưu Bà Tắc, kinh số 128, thuộc bộ Trung A Hàm, tạng Đại Chánh - Hán dịch: Cù Đàm Tăng Già Đề Bà; Việt dịch: cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 13795)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0516; Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 14124)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762 - Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 21935)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)... Như Lai Phật Tổ lúc này, Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà; Cách thành Xá Vệ không xa, Là nơi Phật ở nói ra kinh này... HT Thích Khánh Anh
(Xem: 16762)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0680; Hán dịch: Pháp sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tịnh Quang
(Xem: 15242)
Kinh Tám Đề Tài Giác Ngộ Của Các Bậc Đại Nhân (Kinh Bát Đại Nhân Giác) - Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Cư sĩ Hạnh Cơ
(Xem: 14548)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14069)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0777, Hán dịch: Bạch Pháp Tổ; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14381)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0367, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 15696)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0840, Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích Hạnh Tuệ - Trú xứ Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
(Xem: 14332)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0436; Hán dịch: Huyền Trang; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 15033)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0435; Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích nữ Tâm Thường
(Xem: 18581)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0427; Hán dịch: Chi Khiên; Việt dịch: Huyền Thanh
(Xem: 24695)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0447a, Dịch từ Phạn ra Hán: Đời nhà Lương khuyết danh, Dịch từ Hán ra Việt: HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 23139)
Chứng Đạo Ca - Nguyên tác: Huyền Giác; Bản dịch thơ Chứng Đạo Ca của H.T Thích Thuyền Ấn, sáng tác những năm tháng từ 1980 - 1990, lúc Ngài đang bị quản thúc.
(Xem: 28585)
Duy Thức Tam Thập Tụng (唯 識 三 十 頌) Tài Liệu Học Tập Lớp Cao Học Triết của Đại Học Văn Khoa Viện Đại Học Vạn Hạnh, Niên Khóa: 1972-1973... HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 15087)
Kinh Di Giáo - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389, Hán dịch: Cưu Ma La Thập; Việt dịch: HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14134)
Kinh Tám Điều Giác Ngộ - Dịch thơ HT Thích Thuyền Ấn
(Xem: 14654)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0413; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Bất Không; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 18330)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0409; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Thích Vạn Thiện
(Xem: 26540)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0407; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ðàm Ma Mật Ða; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15213)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0405; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Phật Ðà Gia Xá; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 14868)
Đại Chánh Tân Tu, kinh số 0402; Kinh Bảo Tinh Đà La Ni - Hán dịch: Ba La Pha Mật Ða La; Việt dịch: Tuệ Khai sư sĩ
(Xem: 15218)
Luận Giải Trung Luận: Tánh Khởi và Duyên Khởi - Hồng Dương Nguyễn Văn Hai do Ban tu thư Phật học Viện Cao Đẳng Hải Đức ấn hành
(Xem: 15166)
Tiêu thích Kim cương kinh khoa nghi (銷釋金剛經科儀) , còn gọi là Kim cương khoa nghi (金剛科儀) hay Kim cương bảo sám (金剛寶懺), nằm trong Tạng ngoại Phật giáo văn hiến (藏外佛教文獻), quyển 6, kinh số 53... Quảng Minh dịch
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant