Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương X: Khuyên In Bố Thí

24 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 10806)
Chương X: Khuyên In Bố Thí

VẠN PHÁP QUI TÂM LỤC
Thiền Sư Tổ Nguyên 
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Đắc Pháp

CHƯƠNG X
KHUYÊN IN BỐ THÍ

Sự phu diễn chánh pháp công đức vượt hơn hằng sa. Lưu truyền chí lý, phúc lợi hơn hư không lớn. Hằng sa vô số, hư không lớn vô ngần. Việc lợi sanh thí pháp công đức vượt hơn hai thí dụ nầy – Cớ sao công đức vô lượng như vậy? – Một là làm cho người chưa tin trở thành chánh tín, nhiếp về một niệm chẳng dong ruổi tìm cầu bên ngoài. Hai là khiến người đã tin giúp thành quán lực, lý và hạnh kiên cố, mau chứng bồ đề, giống như đi xe rộng lớn. Dựng lập Bảo Phường (tàng kinh các). Như đi thuyền chắc chắn đến bờ giác.

Kinh Lăng Nghiêm nói: “Phật bảo A Nan! Nếu lại có người mang bảy báu chứa đầy cả mười phương hư không, đem dâng cho chư Phật như vi trần, và thừa sự cúng dườngtâm không chút sơ sót, ý ông nghĩ sao? Người nầy dùng nhơn duyên bố thí cho chư Phật như vậy được phước nhiều chăng?”

A Nan đáp: Hư không vô tận, trân bảo vô ngằn. xưa có chúng sanh thí Phật bảy quan tiền, khi xả thân còn được làm vị chuyển luân vương. Huống lại hiện tại, hư không vô cùng, Phật độ đầy khắp mà đều thí trân bảo, thì cùng kiếp nghĩ bàn cũng không hết được cái phước của người nầy, rằng sao lại có bờ mé?

Phật bảo A Nan! Chư Phật Như Lai, nói không hư dối. Nếu lại có người thân tạo đủ bốn trọng tội và mười ba la di tội, chỉ trong chớp mắt liền trải qua địa ngục A Tỳ ở phương nầy hay phương khác, cho đến địa ngục vô gián khắp mười phương đều trải qua. Nếu người nầy chỉ khởi một niệm rằng “đem pháp môn nầy khai thị cho chúng sanh ở mạt kiếp”, thì tội chướng người nầy liền theo niệm ấy mà tiêu diệt. Biến địa ngục khổ mà họ đã thọ thành nước an lạc, được phước còn hơn người bố thí bảy báu trước gắp trăm, ngàn, muôn ức, như vậy cho đến tính, đếm, thí dụ không thể kịp. Tán thán và hoằng dương kinh nầy lợi ích không ngằn”.

Kinh Kim Quang Minh nói: “Thí pháp cho người có năm điều lợi ích thù thắng. Những gì là năm? Một là pháp thí gồm lợi, tài thí không bằng. Hai là pháp thí hay làm cho chúng sanh ra khỏi ba cõi, còn phước của tài thí chẳng ra khỏi dục giới. Ba là pháp thí hay tịnh pháp thân, còn tài thí của tăng trưởng nơi sắc. Bốn là pháp thí vô tận, còn tài thí có chừng. Năm là pháp thí hay đoạn được vô minh, còn tài thí chỉ đè được tham ái. Cho nên, nầy thiện nam tử! Công đức vô lượng vô biên khó thể thí dụ”.

Lại Kinh Kim Cang nói: “Bố thí bảy báu đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới, chẳng bằng thọ trì bốn câu kệ và vì người khác giảng nói thì phước của người ấy còn hơn sự bố thí bảy báu kia”.

Như có người thiện nam tín nữ nào, phát tâm khắc bản in bố thí truyền bá, khiến pháp giới chúng snah đốn ngộ tối thượng thừa, đều đến cõi Phật, đồng chứng bồ đề, thì công đức vô biên, khó nói hết.

Vạn pháp qui tâm lục
Nói thẳng chẳng dấu diếm

Hay mở mắt thanh tịnh

Khéo chỉ tâm niết bàn.

Ba đạo từ đây vào

Trăm nhọc chớ tìm ngoài

Có người in trăm bản

Hơn thí một thuyền vàng.

HẾT

LỜI BẠT

Nhứt tâmtổng tướng của muôn pháp, muôn pháp là biệt tướng của nhứt tâm. Tâm có hai loại chơn vọng chẳng đồng. Nương vào chơn tâm mau chứng bồ đề. Đuổi theo vọng tâm thì trôi nổi trong sanh tử. Chơn tâm vọng tâm nên biết là bản thể. Chơn tâm là cái biết mầu nhiệm: không biết mà biết. Vọng tâm là cái biết của thức: có biết mà biết. Không biết mà biết thì viên minh tịch chiếu. Có biết mà biết thì niệm niệm sanh diệt.

Đại sư khởi lòng từ, mượn văn vấn đáp để biện minh chơn tâm, chỉ trần nẻo tu chứng. Từ đầu chí cuối mỗi lời đều khế lý. Quyển Lục nầy truyền bá ở đời như ngọn đèn sáng suốt hay phá được đêm dài vạn kiếp, mà thẳng đến Bảo sở. Thực là pháp quí, hẳn là pháp quí. Tôi xem quyển Lục nầy không thôi, và lại đọc nó đề làm lời bạt.

Thể Như Cư Sĩ Lưu Phương kính bạt.

LỜI SAU SÁCH

Thiền sư Tổ Nguyên biện luận về Nho giáoĐạo giáo, có nhiều phát minh và lý luận rất xác đáng. Như điều “cách vật”, lấy vật làm tình thức. Đây là cái học của ông Dương Minh.

Họ Vương nói: “Không thiện không ác là thể của tâm”. Dạy người không dính điều thiện, không mắc việc ác. Chỗ này gọi là tâm chơn như. Có thiện có ác là sự dấy động của ý. Thiện ác do ý động mà sanh. Vì do bất giác mà có tâm sanh diệt. Biết thiện ácđạt đến lương tri. Lương tri cùng với thức tri chẳng đồng. Lương tri tức là Diệu giác, tức là bản giác, tức là diệu quan sát trí. Muốn đạt đến lương tri nầy, trước hết là phải chẳng bị vật dục che, là làm việc thiện, bỏ việc ác, tức là cách vật. Việc này Mạnh Tử bảo rằng “cơ quan của tai mắt”. Không nghĩ mà không bị che bở vật. Chữ vật giảng là tình thức, thì nhứt định cách đi cái vật dục nầy rồi sau mới có thể thành ý, chánh tâm vậy.

Vạn vật trong thiên hạ đều sai khác, làm sao xét cho cùng mỗi vật? Chỉ có vật dục của tâm người, tức là ác. Bỏ cái ác vật dục kia thì việc lành của bản tâm mới hiện. Không ác liền là thiện. Tên thiện ác cũng chẳng lập.

“Khắc kỷ phục lễ”, Kỷ tức là vật. Nếu đem mỗi vật ra mà xét, thì tâm đã loạn rồi, làm sao có thể thành ý? Há chẳng nghe nói sự rộng lớn của trời đất, dù là thánh nhơn cũng có chỗ chẳng biết, có chỗ chẳng thể làm. Cái trí của Nghiêu Thuấn còn chẳng thể hiểu khắp muôn vật thay. Huống là vật trong thiên hạ cũng có ra ngoài cái thường lý ấy. Chẳng phải tánh linh của tâm con người có thể học tất cả được? Phàm vật trong thiên hạ nhơn cái lý đã biết kia mà hiểu rốt cùng của nó.

Khán thoại đầu của Thiền tông, tức là đề khởi một chữ một câu từ chỗ có đạo lý, mà đến chỗ không đạo lý. Một niệm gậm mãi một chỗ, mắt nhìn mãi một nơi, dựng dậy xương sống suốt năm suốt tháng. Chợt một hôm toàn thân xuất mồ hôi, thoắt ngộ được bản tâm, thấy được bản tánh mình. Chỗ ấy gọi rằng dụng sức lâu mà một ngày rỗng rang thông suốt.

Phải biết, tham thiền chẳng qua là mượn câu thoại đầu để cột vọng tâm, một chỗ chớ chẳng phải trong câu thoại đầuđạo lý gì? Phật nói: “Dừng tâm một chỗ, không việc gì chẳng xong”.Đạo giáo nói: “Được cái một, muôn sự xong”. Kinh Di Đà nói: “Một tâm không loạn”. Trang Tử nói: “Dùng chí chẳng lăng xăng mới ngưng được thần”. Khổng Tử nói: “Đạo ta dùng lý một mà quán thông tất cả”. Mạnh Tử nói: “Muôn vật đều đủ ở ta; đâu cần xét ở muôn vật”?

Cho đến sách của Đạo gia, chỉ có Đạo Đức kinh, Thanh Tịnh kinh là chơn. Ngoài ra các sách khác như Âm Phù, Huỳnh đình, Tham Đồng, Ngộ chơn. Tất cả đều từ trên xác thân mà mò mẫm. Sự thành tựu của nó chẳng qua là mười hai loại Tiên trong kinh Lăng Nghiêm nói mà thôi.

Địa vị của Tiên gia đâu không có cao thấp, tất cả đều do công hạnh có sâu cạn. Nếu xét về các bậc thượng thánh từ xưa đến nay, bậc cao chơn “Luyện thần hoàn hư, luyện hư hợp đạo” cũng ra ngoài ba cõi, đến đất Như Lai, đều cùng Khổng thánh đồng vai. Chẳng như vậy thì Lão Tử cũng sẽ đoạ lạc, làm sao ba đạo đồng hành chẳng trái ư?

Chùa Phổ Độ, Thừa công (ông Thừa) (16) nhơn tham thiền ngộ đạo, mà còn thông cả sách Nho và sách Đạo. Thực là hay ở trên một từng cao tột, nên thấy được rõ ràng. Ngài đã trước tác quyển Duy Tâm Tập và Kệ Niệm Phật là gì (niệm Phật thị thuỳ?) hầu dẫn đạo cho quần mê, tận tình bày tỏ. Thật là ngọn đèn trong nhà tối. Tôi thì ít thấy ít biết, ấn chứng dưới toà, đáng được một gậy chăng?

Tháng Xuân Vương, năm thứ 34
đời cua Quang Tự Đổng Hư Tử,
tên quang Phất kính ghi
(T.L 1908)













Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15614)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15053)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14892)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13320)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14513)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20277)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18492)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30805)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12468)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15555)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13807)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13985)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13578)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14529)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13791)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16789)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15451)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31304)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18881)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15069)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14681)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14632)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13866)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19749)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14510)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14571)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14786)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14825)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17999)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13646)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13768)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15015)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14221)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16494)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15390)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13571)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13208)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13344)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13045)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14143)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14767)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14299)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14664)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13061)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13831)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13301)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13809)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14738)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14851)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13369)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12896)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13800)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13732)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13383)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13932)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13744)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12673)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14890)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12914)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12518)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant