Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 3: Khởi Thủy Của Thời Gian

26 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 9424)
Chương 3: Khởi Thủy Của Thời Gian

VUA MILINDA VẤN ĐẠO
Một bản thâu gọn quyển "Milinda Panha"
Bản Anh ngữ: Tỳ Kheo Pesala - Bản Việt ngữ: Cư sĩ Liễu Pháp

Chương 3: Khởi Thủy Của Thời Gian

1. “Bạch ngài Nāgasena, cái gì là gốc của thời gian, quá khứ, hiện tại và tương lai?”
“Là vô minh. Vô minhnhân duyên làm hành nghiệp sinh khởi; hành nghiệpnhân duyên làm thức sinh khởi; thức làm sinh khởi danh sắc; danh sắc làm sinh khởi lục nhập; lục nhập làm sinh khởi xúc; xúc làm sinh khởi sanh; sanh làm sinh khởi lão, tử, thương tiếc, ân hận, đau khổ, buồn bã và thất vọng.” 
2. “Ngài nói rằng sự khởi sinh đầu tiên hết của sự vật thì không thể thấy được. Xin ngài cho một ví dụ.”
“Đức Thế Tôn có nói: ‘Do bởi có sáu căn và trần (cảnh) mà xúc sinh khởi; do bởi xúc mà thọ sinh khởi; do bởi thọ mà tham ái sinh khởi; do bởi tham áihành nghiệp sinh khởi. Và từ hành nghiệp mà sáu căn lại một lần nữa sinh khởi.’ Bây giờ liệu sự sinh khởi dây chuyền này có thể chấm dứt được không?”
“Thưa không.”
“Như vậy, thưa Đức Vua, sự sinh khởi đầu tiên của sự vật không thể thấu hiểu được.” (*E 3.2)

3. “Phải chăng sự sinh khởi đầu tiên hết của mọi sự vật không thể biết được?”
“Một phần là vậy, phần khác thì không.”
“Vậy thì phần nào biết được, phần nào không biết được?”
“Với bất cứ nhân duyên nào đi trước kiếp này mà đối với ta như là không có từ trước thì sự sinh khởi đầu tiên hết không thể biết được. Nhưng với cái gì trước không có mà nay hiện hữu và vừa mới sinh lại diệt mất thì sự sinh khởi đầu tiên hết có thể biết được.” 

4. “Phải chăng có những pháp hữu vi được tạo tác nên?”
“Thưa Đức Vua, chắc chắn như vậy. Nơi nào mà có mắt và cũng có hình sắc thì có nhãn thức; nơi nào có nhãn thức thì có xúc; nơi nào có xúc thì có cảm thọ; nơi nào có cảm thọ thì có tham ái; nơi có tham ái thì có thủ; nơi có thủ thì có hữu; nơi có hũu thì có sanh, lão, tử, thương tiếc, đau đớn, buồn bã hay thất vọng. Nhưng nơi nào không 
có mắt và hình sắc thì không có nhãn thức, không có xúc, không có cảm thọ, không
tham ái, không có thủ, không có hữu; và nơi nào không có hữu thì không có sanh, lão, tử, thương tiếc, đau đớn, buồn bã hay thất vọng.”

*E 3.2: Đi tìm nguồn gốc của đời sống trong sao băng (Super Novae) hay trong D.N.A.(cấu tử cơ bản của nhiễm sắc thể kiểm soát sự di truyền) là đi tìm một cách vô vọng bởi vì nguồn gốc nằm ở trong tâm. Đức Phật đã nói: 
 “Trong vô số kiếp ta lang thang trong sinh tử luân hồi,
 Đi tìm kiếm mà chẳng tìm ra kẻ xây nên căn nhà này.
 Con chính là người xây nhà! Đừng bao giờ xây nhà nữa!
 Tất cả mọi ô nhiễm phải được phá vỡ! Vô minh phải được dẹp tan!
 Tâm ta đã đi đến Niết bàn. Sự chấm dứt tham ái đã được thành tựu.” 
_____________________________________________________________________

5. “Có chăng những pháp hữu vi mà không được tạo tác nên?”
“Thưa Đức Vua, chẳng có pháp hữu vi nào như vậy, bởi vì các pháp hữu vi được tạo tác chỉ do tiến trình của hữu.”
“Xin cho một ví dụ.”
“Có phải ngôi nhà mà Bệ Hạ ngồi đây đã được tạo tác nên do một tiến trình của hữu?”
“Chẳng có một cái gì ở đây mà không có từ trước. Gỗ này là đã ở trong rừng, đất sét này là từ đất mà ra và do công sức của con người, đàn ông và đàn bà, ngôi nhà này mới hiện hữu.”
“Thưa Đức Vua, cũng giống như vậy, chẳng có pháp hữu vi nào mà không được tạo tác nên.”

6. “Phải chăng thựccó có một người thông thái (vedagū)?” (*E 3.6)
“Theo Đức Vua, đó là cái gì?”
“Là một chủ thể bên trong thân có thể thấy, nghe, nếm, ngửi, cảm xúcphân biệt sự vật; cũng giống như chúng ta, đang gồi ở đây, có thể nhìn ra bên ngoài từ bất cứ cử sổ nào theo ý muốn.”
“ Thưa Đức Vua, nếu có cái chủ thể có thể thấy, nghe, nếm, ngửi và cảm xúc như ngài nói thì cái chủ thể đó có thể thấy hình sắc qua lỗ tai, mủi, lưỡi... chăng?”
“Thưa không, bạch ngài Đại Đức.”
Vậy thì, thưa Đức Vua, cái chủ thể bên trong thân không thể xử dụng bất cứ giác quan nào nó mong muốn như ngài đã nói. Thưa Đức Vua, chính do có mắt và hình sắcnhãn thức khởi sinh và tương tự như thế các nhân duyên khác phát sinh, như là xúc, cảm thọ, tưởng, tác ý, định tâm, tĩnh thức và chánh niệm. Mỗi thứ sinh khởi cùng lúc với nguyên nhân của nó và ở đây chẳng có ‘kẻ chứng ngộ’ nào cả.”
 (*V 3.6).

7. “Phải chăng ý-thức sinh khởi nơi nào mà nhãn-thức sinh khởi?”
“Đúng vậy, thưa Đức Vua, nơi nào có cái này thì nơi đó cũng có cái kia.”
“Cái nào sinh khởi trước?”
“Nhãn-thức trước rồi đến ý-thức.”
“Phải chăng nhãn-thức ra hiệu lệnh cho ý-thức hay ngược lại?”
“ Không, chẳng có thông tin gì cả giữa hai thứ.”
“Bạch ngài, thế thì tại sao ý-thức lại sinh khởi nơi nào mà nhãn-thức sinh khởi?”
_____________________________________________________________________
*E 3.6: vedagū đã được dùng để chỉ Đức Phật như là một ‘bậc giác ngộ’.
*V3.6: Căn (con mắt) tiếp xúc với trần (hình sắc) cũng chưa đủ để biết hình sắc thế nào nếu khôngnhãn thức. Nhãn thức này không phải là một chủ thể hay tự ngã; nhãn thức không sinh khởi một mình mà có những tâm sở cùng sinh khởi gọi là tâm sở biến hành: xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyên, tác ý. Xúc là xúc chạm trần cảnh; thọ là cảm giác; tưởng là nhận biết; tư là tạo tác, hành nghiệp; nhất hành là làm cho các tâm sở được liên tục; mạng quyên là duy trì mạng sống của một tiến trình tâm; tác ý là khởi ý đến trần cảnh. Cho rằng thức (hay tâm) là một chủ thể, một tự ngã độc lậptà kiến, cần phải tu học thêm nữa về Phật Pháp, nhất là về Vi Diệu Pháp.
_____________________________________________________________________

“Thưa Đức Vua, tại vì có một khuynh hướng, một chỗ trống, một thói quen và một sự liên hệ.” 
“Xin ngài cho một ví dụ.”
“Nếu một người muốn ra khỏi thành với tường lũy kiên cố mà chỉ có một cổng thành thì người đó sẽ đi ngã nào?”
“Đi qua cổng thành”
“Nếu một người khác cũng ra khỏi thành thì đi theo ngã nào?”
“Cũng đi qua cổng thành.”
“Nhưng người thứ nhất có ra hiệu lệnh cho người kia đi cùng ngã như mình hoặc người thứ hai có bảo người đi trước là sẽ đi cùng một ngã hay không?”
“Bạch Đại Đức, hai người đó chẳng nói chuyện với nhau.”
“Thì cũng như vậy, ý-thức khởi sinh nơi nào có nhãn-thức và hai thứ chẳng có liên lạc với nhau.”

8. “Bạch ngài Nāgasena, phải chăng nơi nào có ý-thức thì nơi đó uôn luôn có xúc và thọ?”
“Đúng vậy, nơi nào có ý-thức thì có xúc và thọ. Và cũng có tưởng, tác ý, tầm và tứ.”

9. “Đặc điểm của xúc là gì?”
“Là đụng chạm.”
“Xin cho một ví dụ.”
“Như khi hai con trừu đực húc vào nhau, con mắt (nhãn căn) giống như một trong hai con trừu, vật nhìn thấy được (nhãn trần) thì giống như con trừu kia và sự húc nhau, đụng chạm giữa hai con trừu chính là xúc.”

10. “Cái gì là đặc điểm của cảm thọ?”
“Thưa Đức Vua, đó là kinh nghiệm được cảm xúc, được thích thú.”
“Xin cho một ví dụ.”
“Như một người phục vụ cho Đức Vua và được phong chức vụ; sau đó cảm thấy thích thú hưởng quyền lợi của chức vụ.”

11. “Cái gì là đặc điểm của tưởng?” 
“Thưa Đức Vua, đó là nhận biết, như nhận biết màu sắc, xanh, vàng hay đỏ.”
“Xin cho một ví dụ.”
“Cũng giống như người thủ quỹ của Đức Vua nhận biết được tài sản của Đức Vua khi nhìn vào màu sắc và hình dạng của chúng.” (*E 3.11)

12. “Cái gì là đặc điểm của tác ý?”
“Thưa Đức Vua, đó là đã có ý niệm và đã chuẩn bị.”

*E 3.11: Sự nhận biết có ba tầm mức - tưởng saññā, thức viññāna và tuệ paññā – có thể so sánh như là sự nhận biết của một đứa bé, một người đàn ông và một người đổi tiền khi họ thấy một đồng tiền vàng. Đứa bé chỉ thấy đó là một vật tròn và sáng chói. Người đàn ông biết đồng tiền vàng có giá trị. Người đổi tiền thì biết rõ hết về đồng tiền vàng.
_____________________________________________________________________
“Xin cho một ví dụ.”
“Như một người đã chuẩn bị thuốc độc, sau khi uống vào phải chịu đau đớn, một người đã nghĩ đến ác nghiệpthực hiện ác nghiệp, sau đó phải chịu đau khổ trong địa ngục.”

13. “ Đặc điểm của thức là gì?”
“Thưa Đức Vua, đặc điểm của thức là biết.”
“Xin cho một ví dụ.”
“Một người canh gác khu phố phải biết ai đó đang đi đến, từ hướng nào người đó đi đến; cũng như thế, khi một người nhìn thấy một vật, nghe một âm thanh, ngửi một mùi, nếm một vị, cảm giác một sự đụng chạm hay có một ý kiến, thì chính bằng thức mà người đó biết được.”

14. “Cái gì là đặc điểm của tầm?”
“Thưa Đức Vua, đó là nhắm vào một mục tiêu.”
“Xin ngài cho một ví dụ.”
“Như một người thợ mộc nhắm để đặt một đòn mộng đã được đẽo vừa vặn vào lỗ mộng của nó, nhắm vào mục tiêuđặc điểm của tầm.”

15. “Cái gì là đặc điểm của tứ?”
“Là xem xét đi xem xét lại.” (*V3.15)
‘‘Xin Ngài cho một ví dụ.’’
‘‘Cũng như sự gõ chuông ví như là tầm, sự ngân vang của tiếng chuông ví như là tứ.’’

16. ‘‘Phải chăng ta có thể tách rời những nhân duyên trên bằng cách nói rằng : ‘Đây là xúc, đây là thọ, đây là tưởng, đây là tác ý, đây là thức, đây là tầm và đây là tứ ?’’
‘‘Không, thưa Đại Đế, không thể tách rời như thế được. Nếu nồi canh được nấu với bơ, muối, gừng, bột gia vị và tiêu thì ta không thể tách ra mùi vị từng món và nói ‘đây là mùi vị của bơ, đây là mùi vị của muối...’’. Tuy nhiên, mùi vị riêng của mỗi thứ vẫn có trong canh bằng đặc điểm của nó.’’

17. ‘‘Rồi ngài Đại Đức nói : ‘‘Thưa Đức Vua, phải chăng muối có thể nhận biết bằng con mắt ?’’
‘‘Bạch ngài đúng vậy’’
‘‘Thưa Đức Vua, xin ngài hãy cẩn thận về điều ngài nói.’’
‘‘Thế thì muối có thể được nhận biết bằng lưỡi.’’
‘‘Vâng, đúng vậy.’’
‘‘Tuy nhiên, bạch Đại Đức, phải chăng các loại muối đều có thể nhận biết chỉ bằng lưỡi ?’’
‘‘Vâng, tất cả các loại.’’
‘‘Thế thì tại sao muối lại được chuyên chở từng khối ?’’
‘‘Không thể chở riêng chất muối được. Thí dụ, muối cũng có trọng khối, nhưng không thể cân chất muối được, người ta chỉ có thể cân trọng khối của muối.’’ 
‘‘Ngài quả thực tài tình trong lý luận.’’ 

*V3.15 : Trong thiền tập, tầm là hướng tâm về đối tượng, tứ là tâm bám sát đối tượng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 29900)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya...
(Xem: 27181)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 21773)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22234)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23613)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20431)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20056)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21949)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24759)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 18994)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 24772)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 30987)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 23994)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27766)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26527)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 21329)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23233)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 38142)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18806)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18439)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 19989)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 19052)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23175)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 23893)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22822)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 22926)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 29588)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20648)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 18714)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15850)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18865)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19689)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20160)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19958)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18130)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 22948)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 34181)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 16425)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16922)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39268)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 26084)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20100)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18863)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24069)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29152)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22906)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30970)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 21014)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26862)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20679)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26269)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23340)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19825)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 24691)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 30048)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20231)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20410)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15146)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 15841)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 23910)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant