Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Khổ đế

10 Tháng Ba 201100:00(Xem: 8223)
1. Khổ đế

PHÁP GIÁO NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

TỨ DIỆU ĐẾ

I. KHỔ ĐẾ

Nhận rõ sự khổ trong cuộc đờiđiểm xuất phát căn bản của người tu tập. Người phương Tây có câu rằng: “Cái mà ta gọi là hạnh phúc đó, chẳng qua chỉ là sự vắng mặt tạm thời của đau khổ mà thôi.” Nói như vậy, tuy chưa hoàn toàn đúng, nhưng cũng đã đi gần đến chỗ thừa nhận đau khổ như là một tính chất chủ yếu của cuộc đời.

Nếu chịu để tâm suy xét kỹ một chút, trong chúng ta không ai là không nhận ra được điều này. Cuộc đời chúng ta, từ khi sanh ra, lớn lên rồi già chết, là một chuỗi dài những nỗi đau khổ nối tiếp nhau, và chúng ta chỉ có thể chấp nhận chứ không thể tránh né đi đâu được.

Đôi khi, chúng ta nghe một người quen báo tin rằng: “Thật không ngờ ông A thế mà chết rồi!” Nếu suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy tội nghiệp thay cho lời nói mê muội ấy! Vì sao lại không ngờ? Người ta ai ai cũng vậy, vừa sanh ra vốn dĩ đã nhận sẵn một bản án tử hình rồi, nghĩa là đã phải chờ đợi một ngày chết sẽ đến, không sao tránh được. Nhưng còn tệ hại hơn cả những bản án tử hình của thế gian, vốn bao giờ cũng quy định một ngày giờ cụ thể, và người sắp chết sẽ được hưởng những ân huệ tối thiểu cuối cùng; bản án tử hình mà cuộc đời dành cho chúng ta không hề có một ngày giờ nhất định, và có khi nó được thi hành thật thảm khốc, không có chút ân huệ lưu tình. Nếu người có trí, rõ ràng không thể đắm say trong dục lạc được khi biết chắc rằng mình đang sống những giây phút đợi chờ một cái chết chắc chắn sẽ đến, mà lại phải luôn thấp thỏm vì không biết nó đến lúc nào.

Phật hỏi một vị tỳ-kheo rằng: “Mạng người được bao lâu?” Vị ấy đáp: “Được vài ngày.” Phật nói: “Nhà ngươi chưa hiểu đạo. Phật lại hỏi một vị tỳ-kheo khác: “Mạng sống người ta là bao lâu?” Thưa rằng: “Chỉ trong một bữa cơm.” Phật nói: “Nhà ngươi vẫn chưa hiểu đạo.” Phật lại hỏi một vị tỳ-kheo khác: “Mạng sống người ta là bao lâu?” Thưa rằng: “Chỉ trong hơi thở vào ra mà thôi.” Phật dạy: “Hay thay! Ngươi thật đã hiểu đạo.”

Sự chết nó đã đe dọa con người ta như thế, thì cuộc đời làm sao lại không khổ não? Đã vậy, như có may mắn mà hưởng trọn tuổi đời, không phải chết yểu lúc xuân thời, thì tuổi già không bao lâu đã ập đến. Dù trong lòng còn tham muốn biết bao điều, sự hưởng thụ chưa lấy gì làm thỏa thích, mà tuổi xuân chẳng mấy chốc đã không còn. Lưng khòm, gối mỏi, chân tay run rẩy, đi lại khó khăn... dù lòng không muốn mà cũng không biết làm sao tránh khỏi.

Chỉ mới nói qua hai cái khổ lớn là già và chết, đến như cái khổ bệnh tật lại cũng chẳng mấy ai tránh khỏi. Khi mắc phải thì thân thể có khi phải đớn đau, tâm ý phải mỏi mệt, có nhiều lúc không chịu đựng được chỉ muốn chết cho thoát khổ.

Nếu kể cho hết những nỗi khổ của cuộc đời, e rằng chẳng thể nào nói hết.

Ngay cả giáo lý của đạo Bà-la-môn cũng nhận rằng sự đau khổ chiếm phần rất lớn trong cuộc đời, lớn cho đến nỗi, đối với những nỗi khổ ấy thì cái vui chẳng có đáng gì, và lớn đến nỗi không ai tránh khỏi nó. Cho dù không tìm ra được con đường thoát khổ, nhưng giáo lý này cũng đã đúng được một phần khi nhận ra nỗi khổ thực có trong cuộc đời.

Đức Phật cũng có dạy rằng, ngay cả đến những cảnh giới tốt đẹp như chư thiên cõi trời cũng chưa phải là thoát hết sự khổ. Bởi vì ở đó cũng vẫn chưa thoát được sự sống chết, vẫn còn tùy thuộc nơi nghiệp lực mà sanh ra và chết đi, thọ sanh nơi những cảnh giới khác.

Ông Adhémer Leclère sau khi tìm hiểu tư tưởng của các nhà sư Cao Miên có ghi lại về sự khổ như thế này:

“Cái khổ có khắp nơi chung quanh ta, nó gần với mọi vật. Người với thú ăn lẫn nhau, tranh nhau, giết nhau. Và người với người cũng tranh nhau giết nhau nữa. Người với người giành giật nhau dường như thú khác loại. Những khi ăn uống, đi đứng, cử động, ta khó mà tránh sự giết thác và làm khổ. Để sống còn, nhiều loài phải làm hại những loài khác, theo quy luật khắc nghiệt: mạnh được yếu thua. Biết bao mạng chết, biết bao mạng khổ tạo thành một mạng sống. Thú dữ rình người, hại người, giết người; muỗi mòng chích người với thú, rồi bị chim chóc bắt và ăn, kế chim lớn hại chim nhỏ.

“Ngay khi còn nằm trong bào thai, người đã phải chịu khổ và làm khổ cha mẹ rồi. Lớn lên cũng không thoát khổ, lại vừa làm nhọc mệt mẹ cho cha nuôi nấng ẵm bồng. Khi lớn lên thành người, phải làm lụng nuôi thân và nuôi vợ, nuôi con; tức là phải đeo lấy cái khổ. Vả lại, mọi sự đều phải khổ. Cái khổ kèm theo cái sướng luôn luôn, nhưng nó có mãi, còn cái sướng chỉ thoáng qua mà thôi. Không ai được sung sướng trọn vẹn. Lại không ai trong những lúc sung sướng, lại chẳng có những cái khổ xen vào. Bao giờ cái khổ cũng chờ sẵn, và nó cắn rứt mình, nó thiêu đốt con người như ngọn lửa độc.

“Cái khổ ở khắp nơi; trong mọi vật và theo vạn vật, không ai là thoát khỏi nó. Những kẻ tỏ ra hân hoan, sung sướng, thật sự chẳng phải là thoát khổ. Chỉ là đôi khi con người ta đã quá khổ sở rồi, khi được vơi bớt đi một đôi phần, liền cho đó là sự sung sướng mà thôi. Nhưng thực chất là họ vẫn khổ.”

Chẳng những ta thấy được là nỗi khổ trong một đời này, mà trong vô số đời sống trước đây, ta đã khổ rồi. Và nếu không tu tập để cầu được giải thoát, thì trong vô số đời sau nữa, ta sẽ còn phải chịu khổ mãi. Mỗi một kiếp sống là mỗi lần phải chịu những nỗi buồn rầu, đau đớn, lo sợ; phải khóc than sầu khổ vì cha chết, mẹ chết, anh chết, chị chết, con chết, vợ chết... Và trong chốn luân hồi, dù cao thấp, sang hèn, cũng đều phải nối tiếp nhau mà chịu khổ mãi mãi.

Trong đời, không ai tránh khỏi được bốn nỗi khổ lớn là sanh, già, bệnh, chết. Đức Phật Thích-ca khi còn làm một vị Thái tử, cũng đã sớm tỉnh ngộ từ khi nhận ra những nỗi khổ này. Ngài mới quyết định ra đi tìm cách diệt khổ. Khi vua cha không muốn để ngài ra đi, một trong những lý lẽ của ngài đưa ra là: “Nếu phụ vương không muốn cho con ra đi tìm đạo giải thoát, vậy phụ vương hãy làm sao cho con sống hoài không chết, mạnh hoài không đau, trẻ hoài không già.” Nhưng bậc vua chúa nào có thể ban cho ngài những điều ấy? Ngày nào còn chưa thật sự giải thoát, con người chẳng có cách gì mà thoát khỏi được những sự khổ ấy.

Nếu xét thêm đến những nỗi khổ nhỏ hơn, lúc nào cũng đầy dẫy quanh ta, thì cuộc đời thật không có một khoảng trống nào là không có sự khổ lấp đầy. Và trong chốn khổ não ấy, có gì thật sự đáng để cho ta mê đắm không nhàm chán?

Tuy nhiên, đạo Phật nhìn nhận sự khổ của cuộc đời không phải để đi đến chỗ bi quan, chán nản. Đây chỉ là vấn đề chấp nhận một thực tế để sớm tích cực tìm ra cách giải quyết. Chính trên tinh thần đó mà đức Phật đã tìm ra chân lý thoát khổ và truyền dạy lại cho nhân loại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15593)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15033)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14870)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13294)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14465)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20232)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18450)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30773)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12435)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15529)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13958)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13554)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14494)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13745)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16745)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15405)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31270)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18852)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15027)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14627)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14604)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13820)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19715)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14474)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14548)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14749)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14797)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17965)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13607)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13736)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14985)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14196)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16475)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15371)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13542)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13191)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13301)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13019)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14119)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14741)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14256)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14646)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13035)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13821)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13282)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13773)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14711)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14802)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13324)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12867)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13778)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13713)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13361)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13913)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13719)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12640)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14862)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12892)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12493)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant