Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 4

12 Tháng Ba 201100:00(Xem: 13587)
Phần 4

KINH BÁCH DỤ
Thích Nữ Như Huyền
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 1996


31. Mua lừa

Thuở xưa có một số tín đồ của đạo Bà La Môn cử hành cuộc đại hội, họ cần dùng nhiều chén bạc. Vị giáo chủ của họ bảo đệ tử lên chợ mời một người thợ đồ sứ về làm. Ðệ tử vâng lệnh đi tìm thợ. Ði giữa đường bọn họ gặp người thợ đang dắt một con lừa, trên lưng chở rất nhiều đồ sứ đem ra chợ bán. Lừa sẩy chơn té quỵ xuống, bao nhiêu đồ sứ trên lưng đều rớt xuống đất và bể tan tành. Người thợ đồ sứ buồn rầu khóc lóc mãi. Bọn họ thấy thế lấy làm lạ hỏi rằng:

- Tại sao anh khóc buồn bã thế?

Người thợ trả lời:

- Tài nào tôi không khóc, bao nhiêu đồ sứ công phu làm trong một năm, nay định chở đem ra chợ bán nào ngờ con lừa bị sảy chân, trong khoảng khắc bể nát cả, như thế không đáng rầu rĩ ư!

Bọn họ nghe thế mừng thầm và nghĩ rằng:

- Con lừa nầy giỏi quá, công khó người thợ làm một năm, chỉ trong nháy mắt nó có thể làm tiêu tan hết.

Bây giờ bọn họ mới thương lượng với người thợ để mua con lừa. Người thợ đang tức giận muốn tống cổ nó đi, nghe có người mua nó, vội vã bán ngay.

Bọn họ cưỡi lừa về ra mắt giáo chủ, vị giáo chủ hỏi rằng:

- Tại sao không tìm thỉnh người thợ đồ sứ, mà lại mua lừa đem về?

Bọn đệ tử trả lời:

- Bản lảnh con lừa nầy, lớn hơn người thợ đồ sứ, vì người thợ làm trong một năm mới thành một số đồ, mà chỉ trong giây phút một mình nó, nó phá tan.

Vị giáo chủ lắc đầu lia lịa và nói rằng: 

- Sao các con dại dột thế? Con lừa nầy, trong khoảnh khắc có thể làm bề bao nhiêu đồ sứ, nhưng dù trải trăm năm, nó cũng không thể làm ra được một cái.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Ở đời có nhiều người thọ ân của người khác giúp đỡ, chẳng những họ không thù đáp lại, mà thường hay trả oán. Hạng người vong ân bội nghĩa như thế, chúng ta không nên gần gũi, vì chỉ có hại chứ không ích lợi gì.

32. Trôm vàng

Thuở xưa có hai người thương gia cùng ở một chỗ, một người buôn vàng, một người buôn bông vải. Có người đến mua vàng, để vàng vào lửa thử xem thiệt hay giả. Người buôn bông vải kia lén trộm một cục, sợ thấy, bèn đem giấu trong bông. Vàng đang cháy nóng đỏ làm cho bao nhiêu bông vải cháy sạch sành sanh, công việv bại lộ. Người kia chẳng những không trộm vàng được, mà còn bị cháy hết bao nhiêu là bông vải.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Ngoại đạo ăn cắp giáo lý của đạo Phật đem làm của mình, nhưng vì họ không rõ nguyên lý, không khéo xử dụng, chẳng những không hiểu Phật pháp, việc làm không đi đến đâu, mà lại làm cho giáo pháp của họ bị pha trộn. Chung kết cơ mưu bị bại lộ, làm trò cười cho kẻ bàng quan.

33. Chặt cây tìm trái

Thuở xưa trong vườn một ông vua, có trồng một thứ trái cây rất tốt, tàng nhánh sum xê, sanh trái ngon ngọt lạ thường, không chỗ nào có.

Ngày nọ có người khách ngoại quốc đến chơi, vua đưa đi xem cây ấy và nói rằng:

- Cây nầy sanh một thứ trái ngon vô song, chẳng nơi nào có cả.

Khách hỏi:

- Quả thật có trái ngon, vậy cho tôi một trái ăn thử được không?

Vua bằng lòng, bèn gọi người đốn cây ngã xuống để tìm trái, nhưng tìm không được trái nào. Sau đó, vua báo người đem cây đã chặt trồng lại, rồi tìm đủ biện pháp, cũng không thể nào làm cho nó đâm chồi nẫy tược như xưa. Cây ấy chết tuyệt, không còn sanh trái nữa.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Ðức Thích Tôn đã từng chỉ cho chúng ta công đức trì giới, giống như cây đại thụ, có thể sanh các thứ trái thần thông, trí tuệ, từ bi, thiền định ngon lành. Chúng ta muốn có những thứ trái cây ấy, thì trước tiên phải trì giới tu hành, dùng nhiều công đức pháp lành bón tươi, mới mong kết quả tốt đẹp hoàn toàn. Nhưng có một ít người không hiểu phương pháp ấy, buông lung hủy phạm giới luật oai nghi, mà còn mong cầu thần thông, định, huệ, khác nào người chặt cây tìm trái như trên, chẳng những trái không tìm được, mà cây quí từ nay đã chết khô. Hạng người hành động như thế thật đáng thương xót.

34. Thâu ngắn đuờng đi

Thuở xưa có một thôn cách kinh thành một trăm dặm, nơi ấy có một cái giếng nước rất trong và ngon ngọt, lạ thường. Vua hạ lệnh cho dân làng, mỗi ngày phải chở nước về kinh thành cho vua uống.

Dân làng ngày ngày tới lui mệt mỏi không chịu được, bèn rủ nhau trốn đến phương xa. Việc nầy thôn trưởng biết được, mới triệu tập một cuộc đại hội thôn dân, vị thôn trưởng đứng ra tuyên bố:

- Các anh em chớ đi đâu hết, tôi sẽ yêu cầu nhà vua thâu ngắn con đường một trăm dặm thành sáu mươi dậm tức khắc. Các anh em đi lại sẽ gần hơn, không nổi mệt mỏi như trước.

Hội nghị bế mạc, vị thôn trưởng vội vã vào kinh yêu cầu vua như thế. Vua phê chuẩn lời thỉnh cầu, và hạ lệnh cho sở lục lộ thâu ngắn con đường một trăm dặm còn sáu mươi dặm. Dân làng được tin ấy đều vui mừng và tự cảm thấy gần hơn trước. Từ đấy họ càng tin tưởng lời vua, họ đồng lòng tỏ không dời đi đâu cả. 

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đời phát tâm tu học chánh pháp mong cầu thoát ly sanh tử, luân hồi, nhưng vì thời gian tu học dài dăng dẳng, nên càng thấy mỏi mệt, nửa đường thối tám không muốn tiến tới.

Ðức Như Lai có đủ phương tiện, đem pháp nhất thừa phương tiện nói ba thừa, khiến cho hàng căn tánh kém cỏi, trí huệ cạn gần, nghe xong cho là Phật pháp dễ tu, dễ chứng, mới mạnh mẻ nổ lực tiến tu pháp lành công đúc, hầu thoát ly sanh tử luân hồi. Sau khi bọn họ chứng quả vị tiểu thừa xong, Phật trở lại chỉ trích họ. Ngài thuyết minh: Phật pháp xưa nay chỉ có nhứt thừa chớ không có hai hay ba thừa, nghĩa là: "Sự thật chỉ có một, hể có hai cái tương đối thì không phài là chơn". Bây giờ bọn họ càng tin tưởng lời Phật, có thể hồi tiểu quả hướng đến đại thừa, tin thế không nghi, an nhiên tiến tu đạo đại thừa Bồ Tát.

35. Thấy bóng trong gương

Thuở xưa có một người rất nghèo khổ, mắc nợ quá nhiều, không có biện pháp để trả nợ, chỉ còn có cách là đi trốn.

Ngày nọ, y đi đến cánh đồng bao la bát ngát, chợt thấy một cái rương, bèn mở ra xem thử, thấy đầy một rương ngọc ngà, châu báu, có đậy một miếng kiếng lên trên. Bây giờ y vui mừng không xiết, bèn thò tay vào lấy những của báu ấy. Nhưng y thấy trong rương hiện ra một người (tức là bóng của y) có vẻ dọa nạt y, y hoảng sợ dừng tay lại, trong tâm lo sợ không an, bèn nói với người trong gương:

- Ta cho là trong cái rương trong nầy, không có phương hướng, tưởng đâu là không có người, nào dè thấy có người trong đó, quái lạ chưa?

Nói xong y vội vàng chạy đi nơi khác.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đời thường bị vô lượng phiền não ràng buộc, làm cho khốn đốn, khổ nảo, không có phúc đức, duyên lành, lại thường bị sống chết quay cuồng "ma vuông, trái chủ" áp bức khổ sở, nên muốn cầu giải thoát khỏi vòng thống khổ, đau thươngtu học Phật pháp.

Bọn họ có công vun bồi cỏi phúc giống lành, dụ như cái rương đầy của báu, rồi lại thường bị "thân kiến ngã chấp" làm mờ, cho nên ở trong vô thường, vô ngã vọng chấp có ngã thường còn. "Thân kiến", "ngã chấp" dụ như bóng hiện trong gương, bọn họ lầm cho là chân thật, do đây mà không thể tu hành thiền định, đạo phẩm, chứng thành công đức vô lậu. Hành vi của bọn họ cùng với cử chỉ của người đã đến rương báu mà không lấy được vật gì, đồng nhau không khác.

36. Lầm móc con mắt

Thuở xưa có một người tu trên núi, học được pháp thuật, có thể khám phá tất cả ngọc ngà, châu báu chôn dưới đất lâu năm. Chuyện nầy thấu đến tai vua, vua rất mừng rỡ, bảo quần thần rằng:

- Ta muốn mời nhà nghệ thuật ấy ở luôn trong nước để giúp ta tìm của báu đã bị chôn vùi, nước chúng ta sẽ trở nên đại phú cường tức khắc.

Bây giờ có vị đại thần lảnh sứ mạng đi tìm nhà nghệ thuật. Vị đại thần quả nhiên tìm được người ấy, nhưng không chịu thỉnh về nước, mà lại móc cặp mắt của người, đem về dâng cho vua và nói:

- Hạ thần đã móc mắt của nhà nghệ thuật rồi, họ sẽ không thể đi khỏi nước được.

- Vua nghe xong lấy làm bất mãn nói rằng:

- Ngươi thật là dại dột, sở dĩ ta muốn thỉnh người là vì người có cặp mắt, có thể khám phá được của báu bị mai táng. Nay ngươi hủy hoại cặp mắt của người rồi thì người ấy còn dùng vào việc gì được nữa!

** Chuyện nầy tỉ dụ: Phật giáo do nhận thấy các bậc đại đức cao tăng khắc khổ thanh tu trong rừng núi, phi thường cung kính rước về nhà cúng dường, không biết rằng làm thể chỉ ngăn ngại sự tu khắc khổ thanh đạm của các ngài, thậm chí làm cho các ngài hủy phá giới hạnh, lui sụt pháp lành, không thể thành công đắc quả.

Phật tử tại gia thường hay mắc bệnh mủ quáng và lầm lớn. Hộ pháp không biết pháp, cúng dường không đúng pháp hoặc đem tình đời làm lem ố giới, định thanh cao của các bậc đại đức xuất gia, làm thế mình và người đều bị hại, gây nên tội lỗi không vừa.

37. Giết trâu

Xưa có một người nuôi 250 con trâu, thường thả ra đồng ăn cỏ.

Một hôm, có con cọp vồ lấy một con ăn thịt. Người kia thấy thế, tự nghĩ thầm: "Trâu ta mất một con, không đụ số, ta còn dùng bầy trâu đây làm gì?" bèn đuổi cả bầy trâu xuông hố, chúng chết tuyệt không còn lấy một con.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Phật tử xuất gia thọ trì "Giới cụ túc" hai trăm năm mươi rất hoàn hảo. Sau đó bất cẩn lỡ phạm một điều, đã không biết xấu hổ, ăn năn, sám hối cho trở lại thanh tịnh như xưa; mà lại lầm tưởng: "Ta đã phá một giới rồi, thì giới hạnh đã kém khuyết, dù có ăn năn giữ kỹ các giới cũng chẳng ích gì". Rồi từ đây ngang nhiên phạm giới không biết kiêng sợ, bỏ cả giới luật không hành trì. Người tu hành như thế cùng với người giết trâu như kia đều là hạng ngu si đáng thương cả.

38. Bảo nước đừng chảy

Thuở xưa có một người đi đường rất khát nước, xem thấy bên đường có cái hang, giòng suối từ trong ấy chảy ra nước trong leo lẻo, kế bên có cái thùng hứng nước đầy tràn. Người kia bèn kê miệng uống. Sau khi uống đở khát rồi, y chỉ cái thùng và nói:

- Ta uống đở khát rồi, vậy nước ơi! Ðừng chảy ra nữa.

Nhưng nước vẫn y nhiên chảy mãi không ngừng. Người kia tức mình quá, đứng bên cái thùng chữi rủa om sòm. Mọi người thấy thế cười và trách anh ta rằng:

- Anh cần gì làm thế, hãy lánh đi nơi khác đi, hà tất phải bảo nước đừng chảy nữa.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đời thường say đắm trong biển sanh tử tham ái, uống nước ngủ dục tanh hôi, đôi khi cũng cảm thấy chán chê, ước mong con ma ngủ dục lạc đừng đến quấy rầy, nhưng nào được như ý. Muốn thế ta cần phải đề phòng các giác quan, tự kiểm thảo lấy mình cho cẩn thận: Tạm đừng dính líu duyên trần, ý đừng vọng tưởng sự thế. Chớ nếu chẳng dụng công xá bỏ bợn nhợ nơi lòng, mà chỉ mong muốn ngăn cảnh ngủ dục bên ngoài đừng đến quấy nhiểu, thì chẳng những không thể ngàn được miếng mồi ngủ dục (I), mà lại hằng bị nó lôi cuốn vào đường trụy lạc đau thương, mãi quay cuồng trong hố sâu tội lỗi, chẳng hy vọng ngày nào giải thoát được phiền não, mê lầm. Hành động như thế chỉ luống công vô ích

(I) Ngủ dục: Tài, sắc, danh, ăn ,ngủ; hoặc là sắc, hương, thinh, vị, xúc, cảnh giới đây thường thường làm cho con người điên đảo, mê hoặc.

39. Sơn tường

Thuở xưa có một người, y đến chơi nhà người bạn, thầy vách tường nhà bạn sơn bóng loáng, ráo khô, sạch sẽ, mới hỏi rằng:

- Anh dùnh thứ chi sơn quét vách tường đẹp thế?

Người bạn trả lời:

- Tôi dùng cám trộn với bùn và nước.

Người kia làm tường: Dùng cám mà còn tốt như vậy, nếu dùng nguyên lúa trộn với bùn mà sơn tường, thì chắc tốt hơn thế nữa.

Y bèn trở về nhà, dùng rất nhiều lúa trộn với bùn sơn lên vách. Kết quả chẳng những hoang phí một số lúa mà còn làm cho vách tường trở nên chỗ lồi, chỗ lõm không bằng, nhiều nơi sứt mẻ.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Một số người hiều lầm Phật pháp, hoặc tự cho mình là thông minh, tu bướng theo ức kiến của mình, rồi xa chánh pháp, thường thường mắc bệnh khổ công tu hành mà chỉ tổn hại không ích. Thí như phàm phu nghe Thánh nhân thuyết pháp rằng: Tu các pháp lành, sau khi chết sẽ được sanh thiên, hoặc được giải thoát; rồi họ tự lầm lộn giết chết thân mình mong được sanh thiên hưởng phước báo. Kết quả chỉ luống hủy thân, đối với sự tu hành không được chi cả. Họ với người kia đều là hạng ngu si.

40. Người sói đầu tìm thuốc.

Thuở xưa có một người đầu sói không có một sợi tóc, về tuyết đông lạnh vô cùng, mùa hạ nóng không thể tả, lại bị muỗi mòng bu cắn rất là đau đớn. Chẳng nghe đồn có vị lương y có thể trị hết bệnh sói và bất cứ bệnh gì, khó trị cách mấy ông cũng đều trị lành.

Người bèn đến nơi thưa hỏi:

- Tôi có bệnh sói đầu rất đau đớn, nghe đồn ngài có thể trị lành bệnh tôi, cúi xin thương xót chữa cho tôi khỏi bệnh. 

Lập tức vị lương y lột nón của mình ra đưa đầu sói cho xem và nói: 

- Thấy chăng, ta tự mắc bệnh ấy và đau khổ vô cùng. Giả sử ta có thể trị được bệnh sói, thì ta đã tự chữa cho ta khỏi bệnh rồi.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đời mắc chứng bệnh: Sanh, già, bệnh, chết rất khổ não; muốn cầu đạo trường sanh bất tử mà không chịu đến với Phật, Bồ tát là những bậc Thánh nhân siêu trần để cầu học đạo thoát ly, mà trở lại tự mình mù quáng, đến bốn ngoại đạo thỉnh cầu, dầu biết bọn ngoại đạo tự mình vẫn bị trôi lăn trong vòng sanh tử, luân hồi, không có pháp giải thoát, làm sao cứu được người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 43174)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
(Xem: 43965)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 43042)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366, Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến dịch
(Xem: 49029)
Có một lúc, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật gần thành Vương Xá, cùng với các vị đại tỳ-kheo mười hai ngàn người, đại Bồ Tát là tám mươi ngàn người.
(Xem: 39874)
Bấy giờ, đức Thế Tôn ở giữa đại chúng, vì đại chúngthuyết giảng giáo pháp nhiệm mầu, trừ sạch bốn điên đảo, khiến cho được rõ biết các pháp lành...
(Xem: 53805)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, lúc mới Chuyển pháp luân độ ông A-nhã Kiều-trần-như, đến khi thuyết pháp lần cuối cùng độ ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 36839)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng thật chẳng phải tướng tức là thấy Như Lai.
(Xem: 40834)
Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: "Về phương đông, cách đây vô số cõi Phật nhiều như số cát sông Hằng, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly.
(Xem: 49744)
Lúc ấy, Bồ Tát Vô Tận Ý từ chỗ ngồi đứng dậy, vén tay áo bên vai mặt, quỳ xuống chắp tay cung kính bạch Phật rằng...
(Xem: 47336)
Thế Tôn thành đạo dĩ, tác thị tư duy: “Ly dục tịch tĩnh, thị tối vi thắng.” Trụ đại thiền định, hàng chư ma đạo. Ư Lộc dã uyển trung...
(Xem: 27758)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 25869)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là "Phật Giáo Thánh Kinh" do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa).
(Xem: 29901)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya...
(Xem: 27182)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 24772)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 21330)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23233)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 23893)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22822)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 29591)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20648)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 34184)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 24691)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 30049)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20232)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20411)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15147)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 23912)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
(Xem: 34084)
Tiểu Bộ Kinh - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(Xem: 24011)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 29206)
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế-tôn, châu du giáo hóa các nước đến thành Quảng-nghiêm, ở nghỉ dưới cây Nhạc-âm, cùng với tám ngàn vị đại tỳ-kheo...
(Xem: 60171)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27630)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68757)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 24544)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
(Xem: 26379)
Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sản xuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ-xoa.
(Xem: 20829)
Lư hương xạ nhiệt, Pháp-giới mông huân. Chư Phật hải hội tất diêu văn, Tùy xứ kiết tường vân
(Xem: 20075)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 27563)
Làm người Phật tử ở đời Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên Tám điều giác ngộ kinh truyền Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành
(Xem: 46457)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 25599)
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki. - Dịch Giả: Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 29278)
VIMALAKĪRTINIRDEŚA - SŪTRA - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
(Xem: 189043)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 27441)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31157)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33180)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 24040)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 25635)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26717)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36681)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 27358)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30387)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37329)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23910)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 36994)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27627)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28347)
Công Phu Khuya
(Xem: 24168)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant