Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Kiền Đà Quốc Vương

23 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 14597)
Kinh Kiền Đà Quốc Vương


Kinh Kiền Đà Quốc Vương

 

Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0506, Nguyên tác Hán ngữ [1]

Dịch từ Phạn văn sang Hán văn: Hậu Hán An Tức Quốc Tam Tạng An Thế Cao

Dịch từ Hán văn sang Việt văn: Tỳ kheo Thích Hạnh Tuệ, Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ

Hiệu đính: HT Thích Như Điển, Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc

 

Nghe như vầy.

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại Vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ cùng với 1250 vị Tỳ kheo câu hội.

Bấy giờ, có vị quốc vương, hiệu là Kiền Đà, phụng thờ Bà la môn. Có người Bà la môn sinh sống ở trong núi, trồng nhiều cây trái. Bấy giờ, có người đốn củi làm hư hại cây trái, người Bà la môn thấy được liền đem nhau đến chỗ vua mà tâu rằng: “Kẻ này chẳng được gì, làm hư hại cây trái của tôi. Vua nên giết hắn để trị tội.”

Vua kính thờ Bà la môn, chẳng dám trái lời, liền giết người làm hư hại cây. Chẳng bao lâu sau, có con trâu ăn lúa của người. Người chủ đánh đập, cắt đứt một sừng của trâu, máu chảy phủ mặt, đau đớn không thể nhịn chịu. Trâu đi thẳng đến chỗ vua, thưa rằng: “Tôi thật chẳng được gì, ăn một chút lúa của người, bị họ nhìn thấy mà đánh đập, cắt sừng của tôi.”

Người chủ lúa cũng đi đến chỗ vua. Vua hiểu được lời nói của chim thú, bảo với trâu rằng: “Ta sẽ vì ngươi, giết hắn trị tội.”

Trâu vội vã trả lời: “Hôm nay, dù có giết người này, cũng không thể làm cho tôi không đau đớn. Chỉ nên mong răn bảo về sau đừng làm kẻ khác như tôi thôi.”

Nhà vua liền than rằng: “Ta thờ Bà la môn, hay ngồi dưới gốc cây ăn trái, bảo ta giết người ấy, chẳng được như trâu nầy.” Liền cho gọi người Bà la môn mà hỏi rằng: “Hôm nay, làm việc này, liệu có phước chăng?”

Người Bà la môn đáp: “Có thể trừ được tai vạ, sau được phước giàu sang, sống lâu.”

Vua lại hỏi: “Có được miễn sinh tử chăng?”

Đáp rằng: “Không thể miễn được sinh tử.”

Vua nghĩ thầm rằng: “Phải dùng Đạo này để thờ kính.” Liền lệnh cho quần thần chuẩn bị xe ngựa, đến chỗ của Phật, năm vóc sát đất, đảnh lễ Đức Phật, bạch rằng: “Con nghe Đạo của Phật cao tột, lồng lộng giáo hóa, độ vô số thiên hạ. Nguyện xin được lãnh thọ lời Pháp để cải đổi chính mình.”

Đức Phật liền trao cho vua Ngũ giới, Thập thiện. Vì tất cả trời đất, con người, sinh vật, nói pháp không sinh không diệt.

Vua thi lễ đầu mặt sát đất, bạch Đức Phật rằng: “Nay sùng phụng, tôn thờ giới pháp, có được phước chăng?”

Đức Phật dạy rằng: “Bố thí, trì giới, hiện đời được phước. Nhẫn nhục, tinh tấn, nhất tâm, trí tuệ được đức vô lượng. Về sau sanh lên cõi trời, cũng có thể được làm vua Chuyển luân thánh vương [1], cũng có thể được vô vi, con đường vượt thoát thế gian.”

Đức Phật liền vì vua hiện tướng tốt đẹp, oai thần rực rỡ. Vua liền sanh lòng hoan hỷ, giải thoát tâm ý, liền đắc được đạo quả Tu Đà Hoàn.

Ngài A Nan chỉnh y áo, đầu mặt sát đất, đảnh lễ Đức Phật mà bạch rằng: “Vua và trâu đây, xưa có nhân duyên thế nào? Lời nói, ý nghĩ của trâu đã giải tỏa, xa lìa Bà la mônphụng thờ Phật đạo. Thấy Phật nghe pháp, liền được dấu vết của Đạo.”

Đức Phật dạy rằng: “Thuở xưa, thời Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, vua và trâu là anh em, cùng là Ưu bà tắc, đều cùng nhau một ngày một đêm thọ trì trai giới. Vua giữ giới tinh tấn không giải đãi, thọ mạng hết sanh lên cõi trời, tuổi thọ hết xuống làm quốc vương. Trâu lúc ấy, phạm giới ăn tối, sau lãnh tội báo, tội ấy trở lại làm trâu, trăm đời có đủ hiểu biết nên đến thức tỉnh tâm ý của vua. Bảy ngày sau, trâu thọ mạng hết sanh lên cõi trời.”

Đức Phật dạy: “Bốn chúng đệ tử, thọ trì trai giới, không thể phạm được.”

Các vị Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, Trời, Rồng, Quỷ thần nghe Kinh rồi hoan hỷ, ra trước Đức Phật đảnh lễlui về.

Kiền Đà Quốc Vương Kinh

 

Dịch xong ngày 20 tháng 12 năm 2013

 

 

No. 506

犍陀國王經

後漢安息國三藏安世高譯

聞如是:

一時,佛在舍衛國祇樹給孤獨園,與千二百五十比丘俱。

時有國王,號名犍陀,奉事婆羅門,婆羅門居在山中,多種果樹。

時有採樵人,毀敗其果樹,婆羅門時見之,便將詣王所,言:「是人無狀,殘敗我果樹,王當治殺之。」王敬事婆羅門,不敢違之,即為殺敗樹者。

自後未久,有牛食人稻,其主逐捶牛,折其一角,血流被面,痛不可忍。牛徑到王所白言:「我實無狀,食此人少稻,今為其見捶折我角。」稻主亦追到王所,王曉鳥獸語,告牛言:「我當為汝治殺之。」牛即報言:「今雖殺此人,亦不能令我不痛,但當約勅,後莫取人如我耳。」

王便感念言:「我事婆羅門,但坐果樹,令我殺人;不如此牛也。」便呼婆羅門問言:「今事此道,有何福乎?」

婆羅門報言:「可得攘災致福富貴長壽。」

王復問言:「可得免於生死不?」

報言:「不得免於生死也。」

王獨念言:「當用此道為事。」便勅群臣嚴駕,往到佛所,五體投地,為佛作禮,白言:「我聞佛道至尊,巍巍教化,天下所度無數,願受法言,以自改操。」佛即授王五戒十善,為說一切天地人物無生不死者。

王以頭面著地為禮,白佛言:「今奉尊法戒,當得何福?」

佛言:「布施持戒,現世得福;忍辱、精進、一心、智慧者,其德無量,後上天上,亦可得作遮迦越王,亦可得無為度世之道。」佛即為王現相好威神光耀,王即歡喜意解,便得須陀洹道。

阿難正衣服,頭面著地,為佛作禮,白佛言:「此王與牛,本何因緣?牛語意便解,捨婆羅門,而事佛道,見佛聞法,即得道迹。」

佛言:「乃昔拘那含牟尼佛時,王與牛為兄弟,作優婆塞,俱持齋一日一夜。王守法精進不懈怠,壽終昇天上,壽盡下為國王;牛時犯齋夜食,後受其罪,罪畢復作牛,百世尚有宿識,故來開悟王意。牛後七日,壽終上生天上。」

佛言:「四輩弟子!受持齋戒,不可犯也。」

諸比丘僧、比丘尼、優婆塞、優婆夷、天、龍、鬼神,聞經歡喜,前為佛作禮而去。

犍陀國王經

 



[1] Nguyên tác: “Già gia việt vương”, tức Chuyển luân thánh vương.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12840)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12767)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11812)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11805)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12412)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12461)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19921)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 12054)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 12081)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16967)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12751)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15168)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16216)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12964)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12319)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11986)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11993)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13230)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16587)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13300)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12591)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11912)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19940)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11250)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11345)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10473)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11161)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 11029)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10094)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11811)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
(Xem: 11706)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 12023)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11170)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11411)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 12131)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12619)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10841)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 18070)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11791)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 10016)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 11299)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 13248)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 16659)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 11941)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10992)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 11928)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 28891)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12436)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 53201)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35583)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 16152)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 12258)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12401)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 11480)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17287)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 15074)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 14684)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13930)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11791)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15130)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant