Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)

27 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 21953)
KINH A DI ĐÀ (Văn Vần)


KINH A DI ĐÀ (văn vần)


Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366

Nguyên tác Hán ngữ  [1]

Hán dịch: Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch

Bản dịch của HT Thích Khánh Anh

-o0o-


CHÁNH KINH


“Phật thuyết A Di Đà Kinh”
Cưu Ma La Thập dịch thành chữ Nho.
A Nan kết tập nên pho,
Rằng: Ta nghe Phật nói phô như vầy:
Như Lai Phật Tổ lúc này,
Tại vườn Cô Độc rừng cây Kỳ Đà;
Cách thành Xá Vệ không xa,
Là nơi Phật ở nói ra kinh này.
Tỳ Kheo đại chúng đông dầy,
Toàn là La Hán làm thầy, chúng quen…
Đều thành bực trưởng lão tăng,
Như là: Thân Tử, Mục Liên, Đầu Đà,
Ca Chiên Diên, Câu Si La,
Tinh Tú, Bàn Đặc, hay Bàn Đà Ca,
Nan Đà với A Nan Đà,
La Vân: Phúc Chướng, cùng là Ngưu Ty;
Ứng Cúng, Ca Lưu Đà Di
Kiếp Tân Na vốn thông tri tinh cầu;
Thiện Dung với A Nậu Lâu
Các đại đệ tử theo hầu đồng nghe.
Cả hàng Bồ Tát theo kề:
Văn Thù Sư Lợi con về Pháp Vương;
Di Lặc là họ đã tường,
A Dật Đa ấy tương đương danh đề;
Bất Hưu: Càn Đà Ha Đề,
Thường Tinh Tiến: mựa hề thối lui.
Thế, nhiều Bồ Tát các ngôi;
Chư Thiên, Phàm, Thánh, Trời, Người đồng nghe.
Bấy giờ Phật đối đương kỳ,
“Trưởng lão Xá Lợi Phất nề! Nghe đây:
Kể từ kham nhẫn cõi này,
Cách mười muôn ức cõi Tây Phương kìa.
Có cõi kia ở tận bên:
Nước là Cực Lạc, Phật tên Di Đà,
Hiện còn thuyết Pháp tại tòa.
Này, Xá Lợi Phất! Sao là Lạc Bang?
Nhân dân chẳng có khổ nàn,
Nên rằng Cực Lạc: hưởng toàn phước vui
Bảy hàng cây thẳng: ngang, xuôi
Lan can, lưới võng bảy đôi bao trùm;
Mỗi hàng, mỗi lớp quanh chung,
Toàn là bảy báu giáp cùng bốn bên.
Nước dùng Cực Lạc đặt tên,
Là: Công Đức nọ tạo nên vật này
Lại nữa, nước kia vui vầy:
Ao xây bảy báu, nước đầy tám công…;
Đáy ao bằng cát vàng ròng
Lộ bằng tứ bửu đi vòng tứ biên
Trong ao thường nở cửu liên
Hoa phô chín phẩm, ánh riêng bốn màu;
Màu nào tia nấy in nhau,
Như bánh xe lớn sạch làu thơm tho.
Nhà lầu, nhà gác nhỏ, to,
Trau giồi bảy báu, lô nhô mấy từng.
Trang nghiêm công đức bày chưng,
Nên rằng Cực Lạc danh xưng nước nhà,
Dưới, trên trong nước Di Đà:
Trời liên miên nhạc, đất la liệt vàng,
Ngày đêm gió cuốn hoa tàn,
Trời tuôn hoa mới cúng dàng Phật, Tăng
Quốc dân rạng sáng lấy khăn,
Đựng hoa đem cúng Thánh Hiền phương xa.
Cả mười muôn ức Phật Đà,
Liền như một bữa ăn đà về xơi;
Kinh hành xóc xáo thảnh thơi,
Nước vui là thế, chói ngời nên công…
Các chim tốt đủ sắc lông:
Chim thu, keo két, với công, hạc, và,
Cọng Mạng, Ca Lăng Tần Dà,
Ngày đêm hòa nhã kêu ca pháp này;
Năm căn, Năm lực kể bày,
Chánh Đạo tám Phẩm, Giác chi bảy phần
Nghe rồi ai cũng ân cần;
Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng tu hành.

Chớ rằng: chim bởi tội sanh!
Vì sao? Nước ấy không danh tam đồ
“Danh” đã không, “thật” có mô?
Nguyên do Phật hóa: khắp phô Pháp mầu!
Này ngươi! Cõi Phật cả bầu:
Gió rung cây báu, lưới châu rập rờn,
Hay như: đánh nhạc khảy đờn,
Trăm ngàn: món, nhịp, một cơn họa vần,
Nghe rồi khoan khoái tâm thần,
Niệm xưng Tam Bảo, hơn gần bát âm.
Vẻ vang công đức chi lâm,
Nên danh Cực Lạc nguyện thâm tổ thành.
Với Quốc danh, đã hiểu qua;
Này Xá Lợi Phất! Sao A Di Đà?
Hào quang của Phật phóng ra:
Dọc soi ba giới, ngang lòa mười phương;
Bởi vì sáng suốt không lường,
Cảnh không chướng ngại, danh tường A Di
Phật cùng dân chúng sống hoài,
Nên rằng “Vô Lượng Thọ” hay “… Di Đà”.
Ngài từ thành Phật lâu xa,
Đến nay mười kiếp, còn là vô biên,
Đệ tử ngài: hàng Thinh Văn,
Đều là La Hán, không ngằn số đông,
Dễ gì tính kể cho thông;
Bồ Tát cũng thế, quá đông hiện tiền.
Thế là “Bửu Bối: người hiền”,
Nên danh Cực Lạc là miền trang nghiêm
Chúng sanh niệm Phật cổ kim,
Đều sanh về đó, tiến thêm “chẳng lùi”;
Phần nhiều “một kiếp nữa thôi,
Bổ đi các xứ lên ngôi Phật Đà”;
Số này, Bồ Tát thậm đa,
Vô biên, vô lượng khó mà tính xong!
Các người nghe, nên bằng lòng,
Mau mau phát nguyện, lòng mong sanh về.
Là chi? Bởi được gần kề:
Các Ngài “Thượng Thiện” hội hè một nơi
Vì tu “niệm Phật” không rời,
Là “nhiều: phước đức tột vời thiện căn”
Dễ thường tu các nhơn duyên,
Là “ít: phước… thiện…” sanh lên đặng nào!
Vậy khuyên nam nữ đồng bào;
“Trì danh niệm Phật” dầu sao niệm hoài,
Một, hai, ba,… đến bảy ngày,
“Nhứt tâm bất loạn” niệm rày thành công,
Đến khi người ấy mạng chung
Di Đà, Thánh chúng rất đông hiện liền
Bởi câu “niệm Phật” rất thiêng
Nên người tỉnh táo chẳng điên đảo gì;
Thánh Hiền tiếp dẫn, tức thì
Sanh về nước Phật, liên trì hóa thân.
Này Ngươi ! Ta đã phân trần;
Thấy vì lợi ấy, lại phân lời này:
“Trì danh” là phép rất hay!
Ai tu cũng đặng, bảy ngày mà thôi;
Vậy thì ai nấy nghe rồi,
Ân cần “phát nguyện” lần hồi vãng sanh.
Quốc danh, Phật hiệu đã minh,
Nay ta xưng tụng phẩm bình công phu:
A Di Đà Phật khéo tu,
Lắm công nhiều đức khó trù tính toan,
Chẳng riêng ta khó nghĩ bàn;
Đến như chư Phật sáu phang như là:
Đông Phương: Bất Động Bụt Đà
Hay A Súc Bệ cũng là tên ghi
Tu Di Tướng, Đại Tu Di,
Tu Di Quang Phật và Ngài Diệu Âm,…
Bên Phương Nam: Nhật Nguyệt Đăng
Đèn từ sáng mãi như trăng, mặt trời;
Danh Văn: vẳng tiếng khắp nơi;
Đại Diện Kiên: trí sáng ngời, đảm đang;
Tu Di Đăng: trí sáng cao,
Vô Lượng Tinh Tiến: cần lao không lường…
Ở bên thế giới Tây Phương,
Có: Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Tướng và
Vô Lượng Tràng: thắng quân Ma
Đại Quang Phật, với Bù Đà Đại Minh;
Bửu Tướng Phật: tốt thân hình,
Tịnh Quang Phật: đức, trí thanh khác thường …
Bên Bắc Phương, có: Diệm Kiên,
Tối Thắng Âm: tiếng hơn tiên điểu cà
Nan Thư hay Nan Trở là:
Không chi phá hoại, như tòa Kim cang
Nhựt Sanh là: Ánh mọc sang,
Phật Ngài xuất hiện huy hoàng như kia;
Võng Minh: lưới sáng nhiều tia,
Trí Ngài lẫn suốt ví kìa Đế Châu
Phương Dưới sâu, có Phật là:
Sư Tử: uy mãnh, Thiên Ma kinh hồn!
Danh văn là: tiếng khắp đồn;
Danh Quang: tên tuổi rỡ cồn gần xa;
Cao sâu là pháp: Đạt ma;
Pháp Tràng, Trì Pháp, phép ra: phướng, gìn …
Cả trong thế giới Phương Trên
Phạm Âm: tiếng Phật, nghe, tin không lầm;
Tú Vương: Ánh Phật chiếu lâm,
Như sao Bắc Đẩu, trăng rằm trung thiên;
Phật tên Hương Thượng, kinh biên:
Thượng thừa năm phận… đàn chiên… Sáu Thù;
Hương Quang: trí Phật rất mầu,
Thơm tho tỷ thức, sáng làu nhãn căn
Đại Diệm Kiên: huệ đảm đang,
Lửa hừng đuốc trí, vai mang việc nhà;
Phật tên Tạp Sắc Bửu Hoa,
Nghiêm thân: muôn hạnh, chói lòa ba thân;
Ta La Thụ Vương chắc gân,
Như cây cao cả trên dân vững vàng
Bửu Hoa Đức Phật: vẻ vang
Kiến Nhất Thế Nghĩa: biết vàn muôn câu;
Như Tu Di Sơn: báu mầu
Đức Phật chót đầu, thể núi tột cao…
Cả sáu phương, Phật xiết bao;
Hằng hà sa số, phương nào cũng như:
Mỗi phương nhiều đức Phật từ,
Mỗi nước mỗi Phật hiện chừ hóa duyên;
Lưỡi từ bủa khắp đại thiên
Thốt lời thành thật mà “khuyên bảo” rằng:
“Chúng sanh người phải “tin” kinh,
Chư Phật hộ niệm ngợi khen khôn cùng!
À Thân Tử! Có biết không?
“Chư Phật hộ niệm kinh” dùng ý chi ?
Là: Như Nam tử, Nữ nhi,
Nghe tên: “kinh… Phật” thụ trì, xưng danh;
Thế là gái tín, trai lành,
Được “… Phật hộ niệm” tiến nhanh “… Bồ Đề”.
Thế nên Ngươi với chúng nề!
“Nghe” theo chư Phật, “tin” về lời ta.
Đối với nước Phật Di Đà,
Hoặc ai nguyện: trước, nay… và, nguyện sau:
Chúng kia tất cả với nhau,
Đều được “bất thối bực cao bồ đề”;
Thỉ, chung đều được sanh về,
Nguyện: trước sanh trước… sau về với sau.
Vậy “khuyên” Thiện, Tín mau mau:
Phát “mau” nguyện đó, sanh “mau” nước kìa.
Đối sáu phương, chư Phật kia,
Ta nay khen tặng A Di các Ngài:
Ngài nào cũng vẫn sống dai,
Lắm công, nhiều đức, khó suy khôn bàn!
Đối ta, Chư Phật khen, than,
Cũng công đức đó, mà ban lời này:
“Đức Phật Thích Ca Mâu Ni,
Hay làm được việc cực kỳ gian nan!
Ta bà là cõi khốn nàn!
Kiếp đời tăng giảm, thời gian hoại thành
Nhân sanh kiến thức vô minh:
Đảo điên tà kiến, tạo thành trược ô;
Tham, sân phiền não hồ đồ:
Rủi ro tám nạn, vập vồ ba tai;
Chúng sanh động vật hình hài:
Thân mang máu mủ, tâm say vía hồn;
Trăm năm sanh mạng nan tồn:
Chết mang mễn nghiệp, sống dồn dập khiên!
Ở trong năm trược truân chuyên!
Ráng tu thành Phật, nên khen tặng Ngài
Đã đành “tu, chứng” khó thay!
Lại vì chúng ấy, nói ngay kinh này;
Khổ vì chúng khó nghe hoài,
Khuyên cho tín nguyện chẳng nài từ nan!”
Thế, lời Chư Phật khen ban;
Ngươi nay phải biết, ta đang vẫn làm:
Hi sinh với việc nan kham!
Vì: ngũ ác thế, đắc Tam Bồ Đề
Khổ: vì “tu, chứng” đã ghê!
Lại vì “thuyết pháp” ê chề! Người ơi!
Kinh này Phật thuyết đã rồi;
Các Ngài: Thân tử… Các ngôi: pháp thần…;
Tỳ kheo, Bồ Tát, thế nhân;
Trời: vua Đế thích, Quỉ Thần: Tu La…;
Chúng: nghe, tin, nguyện, truyền ra;
Hoan nghênh bái tạ Phật Đà rồi lui.

 

Ý kiến bạn đọc
30 Tháng Giêng 202014:21
Khách
Rất hay, tôi muốn nhận kinh này
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12835)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12765)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11807)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11795)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12407)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12455)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19912)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 12049)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 12076)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16952)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12742)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15155)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16210)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12959)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12312)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11976)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11979)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13227)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16576)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13298)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12577)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11909)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19930)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11234)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11329)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10465)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11157)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 11027)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10081)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11805)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
(Xem: 11694)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 12020)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11167)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11400)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 12127)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12609)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10832)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 18053)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11777)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 10008)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 11291)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 13243)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 16643)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 11924)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10985)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 11921)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 28884)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12434)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 53183)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35567)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 16128)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 12250)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12391)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 11474)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17274)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 15049)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 14669)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13925)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11786)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15115)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant