Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

29-pháp Hội Ưu Đà Diên Vương

01 Tháng Năm 201000:00(Xem: 7873)
29-pháp Hội Ưu Đà Diên Vương

KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XXIX
Pháp hội

ƯU ĐÀ DIÊN VƯƠNG

Thứ hai mươi chín

Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt Dịch: Việt Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Như vậy tôi nghe một lúc đức Phật ở nước Câu Viêm Di tại vườn Cù Sư La cùng đại Tỳ Kheo ngàn hai trăm năm mươi người câu hội. 

Bấy giờ đệ nhất phu nhơn của vua Ưu Đà Diên tên Xá Ma đối với đức Như Lai và hàng Thánh chúng thân tín cung kính thân cận cúng dường và thường ca ngợi công đức của Như Lai

Đệ nhị phu nhơn tên Đế Nữ có lòng ganh siễm đến vua nói dốiđức Như Lai và hàng đệ tử có chỗ phi pháp đối với đại phu nhơn. 

Nhà vua giận lắm lấy cung tên bắn phu nhơn Xá Ma. Vì thương xót vua, Phu nhơn Xá Ma nhập từ tam muội, mũi tên bắn ra liền quay trở lại dừng tại trên không ngay đỉnh đầu vua, mũi tên ấy cháy đỏ như khối lửa rất đáng sợ. Vua bắn ba phát tên cũng đều như vậy 

Vua Ưu Đà Diên thấy sự việc ấy toàn thân lông tóc đều dựng lên kinh sợ hối hận nói với phu nhơn rằng: «Bà có phải là Thiên nữ hay Long nữ chăng? Hay bà là Dạ Xoa nữ, Càn Thát Bà nữ, Tì Xá Gía nữ, La Sát nữ chăng? ».

Phu nhơn Xá Na nói; «Tôi chẳng phải Thiên nữ cũng chẳng phải La Sát nữĐại vương nên biết tôi nghe đức Phật thuyết pháp thọ trì ngũ giới làm Ưu Bà Di. Vì thương vua nên tôi nhập từ tam muội. Dầu vua đối với tôi sanh lòng bất thiện, nhưng do sức nguyện từ tâm nên tôi không bị thương tổn. Lành thay Đại Vương nên đối với đức Như Lai qui mạng đảnh lễ chắc sẽ được an vui ».

Vua nghĩ rằng phu nhơn nghe pháp làm Ưu Bà Di còn có sức oai thần dường ấy huống là đức Như Lai Đẳng Chánh Giác

Vua Ưu Đà Diên liền đến chỗ Phật lễ chưn hữu nhiễu ba vòng trình bày sự việc trên rồi bạch rằng: Ngưỡng mong đức Như Lai và hàng Thánh chúng hoan hỉ cho tôi sám hối khiến tội lỗi ấy sớm siêu diệt ».

Đức Phật ấy nói: «Như lời vua tự thuật vì lầm cho Như Lai và hàng Thánh chúng như phàm nhơn ngu si có lỗi nên vua sanh lòng giận oán. Nay vua nếu có thể y Phật pháp luật tự ăn năn tội lỗi chẳng có lòng che giấu cùng tận đời vị lai chẳng tái phạm thì ta sẽ nhiếp thọ cho vua tăng trưởng thiện pháp

Vua bạch rằng: « Bạch đức Thế Tôn! Vì tôi bị nữ nhơn mê hoặc cuồng loạn điên đảo không hiểu biết nên phát sanh giận dữ, tội nghiệp nầy sẽ đọa địa ngục. Ngưỡng mông đức Như Laian lạc chúng sanhxót thương khai thị lỗi họa siễm khúc hư dối của nữ nhơn, chớ để chúng tôi thân cận nữ nhơn hầu sẽ được mãi mãi thoát các sự khổ lụy ».

Đức Phật nói: « Để sự ấy lại, sao vua cần hỏi sự ấy mà chẳng hỏi sự khác? ».

Vua bạch: »tôi không hỏi sự khác. Vì nữ nhơn khiến tôi tạo tội địa ngục, nay tôi chỉ muốn biết lỗi họa nữ nhơn siểm khúc hư cuống tà mỵ. Mông đức Thế Tôn khai thị cho ».

Vua Ưu Đà Diên ba lần thỉnh hỏi như vậy. 

Đức Phật nói: « Đại Vương trước phải biết lỗi họa của trượng phu rồi sau sẽ quan sát lỗi họa của nữ nhơn ».

Vua bạch; «Vâng,bạch đức Thế Tôn! Xin thích muốn được nghe.

Đức Phật nói: «Tất cả trượng phu đều do bốn thứ lỗi lầm bất thiện nên bị nữ nhơn làm mê loạn. 

Một là ở nơi dục nhiễm đam trước không chán ưa thích nữ nhơn mà túng dật, chẳng biết gần gũi Sa MônBà La Môn đủ tịnh giới tu phước nghiệp. Vì chẳng thân cận những bực như vậy nên những tịch tín, thi lađa văn bố thí, trí huệ đều thối thất. Do vì không có tín giới văn thí huệ nên người ấy chẳng phải thiện trượng phu làm nghiệp đạo ác, không có trí huệ say mê dục lạc, bị dục bắt, bị dục trói, lấy dục làm mạng sống, gần kẻ ngu xa người trí, làm bạn với kẻ ác tạo tội lỗi, tham ưa cảnh bất tịnh của nữ nhơn bèn bị nữ nhơn chế phục như tôi đòi, hệ thuộc sa ngã ở chỗ nữ nhơn, không biết hổ thẹn, gần kề đến ở cửa ghẻ máu mủ hôi tanh mũi dãi thường chảy như cảnh bất tịnh ở bãi tha ma. Đến đỗi trái bỏ cha mẹ chẳng biết ơn dưỡng. Bỏ lìa Sa Môn Bà La Môn, chẳng có lòng tôn trọng cung kính cúng dường. Với Phật pháp và Tăng chẳng tín kính sẽ mất hẳn Niết bàn giới. Hạng trượng phu nầy sẽ đọa vào địa ngục Chúng Hiệp và địa ngục A Tì, cũng sẽ phải đọa ngạ quỉ súc sanh không ai cứu được. Dầu nghe lời dạy của Phật, nhưng vẫn mãi nhớ tưởng nữ nhơn ca vũ đùa cười chẳng biết chán lìa. Người nầy quen thói ngu ác chẳng thích tu hành sự việc của thiện trượng phuĐại Vương nên biết lúc trượng phu thân cận nữ nhơn chính là lúc thân cận nghiệp ác đạo. Đây là lỗi họa thứ nhứt của trượng phu vậy ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

« Cảnh dục đều khổ 
Hạ liệt dơ xấu
Máu mủ tanh hôi 
Rất đáng chán sợ
Là chỗ chứa họp 
Nhiều thứ lỗi họa 
Nào có người trí 
Ưua thích cảnh nầy 
Như trong hầm tiêu 
Dơ uế đầy tràn 
Cũng như chó sình 
Như dã can chết 
Như rừng thây ma 
Dầy những uế dơ 
Dục nhiễm dơ uế 
Đáng chán cũng vậy 
Những người ngu si 
Ái luyến nữ nhơn 
Như chó sanh con 
Chưa từng bỏ lìa 
Cũng như ruồi thấy
Đồ ăn ói mửa 
Lại như bầy heo 
Ham chỗ dơ dáy 
Nữ nhơn hay phá 
Giới cấm thanh tịnh 
Cũng lại làm hư 
Công đức danh văn 
Làm nhơn địa ngục 
Chướng sanh cõi trời 
Nào có người trí 
Lại thích cảnh dục 
Lại như có người 
Uống ăn thuốc độc 
Thân tâm đao khổ
Chẳng vận động được 
Do dục nhơn nầy 
Hay làm gốc khổ 
Như thân có đọc 
Ngu chẳng hay biết 
Cũng như chẳng rõ
Pháp thuật ảo hóa 
Vọng theo tìm cầu
Luống tự khổ nhọc 
Người ngu cũng vậy 
Đối với dục nhiễm 
Thường khổ tham cầu 
Phải đọa địa ngục 
Hoặc thiết tiệc tùng 
Ca vũ kỹ nhạc 
Cưới con gái người 
Về làm vợ mình 
Chứa họp nhiều thứ 
Khổ chẳng lợi ích 
Người ngu gây tạo 
Nghiệp khổ vô lợi 
Thêm lớn các tội 
Lui mất căn lành 
Trong việc vô lợi 
Chẳng tiết thân mạng 
Do đây sa đọa 
Hố sâu ác đạo 
Chiêu vời địa ngục 
Hoàn sắt cháy đỏ 
Núi dao lưỡi nhọn 
Tên độc các khổ
Nữ nhơn hay họp
Nhiều sự việc khổ 
G iả mượn hoa hương
Để chưng diện đẹp 
Người ngu ở đây 
Vong lầm tham cầu
Gần kề ngợi khen 
Cảnh sắc hạ liệt 
Thối thất trí huệ 
Sa đọa tam đồ 
Đây do ngu si 
Nên bị mê hoặc 
Như chim biển mệt 
Mê mất hướng bờ 
Lại như người ngu 
Lấy dây sắt nóng 
Đeo vào cổ mình 
Như trâu mang ách 
Cảnh dục như rượu
Làm say cuồng người 
Tại sao người ngu 
Chẳng biết ngốc khổ 
Hoặc với cha mẹ 
Chẳng biết ơn thương 
Điều do nhục nhiễm 
Sanh họa lỗi nầy 
Thường với tà dục 
Các pháp như vậy 
Ca ngợi tập làm 
Chẳng biết hổ thẹn 
Họ do ngu si 
Nên bị mê loạn 
Tạo tội ấy rồi 
Sẽ đến tam đồ 
Người tối cuồng say
Đam mê cảnh dục 
Dầu ơn cha mẹ 
Họ cũng bỏ được 
Nếu người tham nhiễm 
Gần kề cảnh dục
Thì là chống trái 
Vô thượng phước điền 
Vô lượng câu chi
Vọng tưởng phiền nhiễu 
Xoay vần bức não 
Từ đây mà sanh 
Hoặc lại mong cầu 
Danh lợi thế gian 
Đem phi pháp ấy 
Khuyên dụ lẫn nhau 
Do đây hiện tại 
Chiêu vời sự khổ
Chết chắc phải đọa 
Địa ngục an tỳ
Hiện thấy những khổ 
Đều họp trên thân 
Bạn lành lìa xa
Cung trời mất hẳn 
Nào có người trí 
Ưu thích nơi đây 
Thà vào địa ngục 
Chạy trên núi đao 
Nằm trên lò lửa 
Chẳng gần nữ sắc
Nếu người thường nhiễm 
Ham mê tà dục 
Hư mất rất nhiều 
Những sự lợi lạc 
Người nữ hay làm 
Nhơn các sự khổ 
Tham dục hay hoại 
Tất cả an lạc 
Ác pháp chứa họp
Thiện hữu xa lìa 
Đều do gốc nơi 
Tham cầu người nữ 
Nếu người được nghe 
Lời Phật răng dạy 
Đối với nữ nhơn 
Hay sanh chán lìa 
Thì là trang nghiêm 
Báo trời thanh tịnh 
Cũng sẽ mau chứng 
Vô thượng Bố đề. 

Lại nửa, nầy Đại Vương! Luận về cha mẹ đều muốn cho con mình được lợi lạc nên hay làm việc khó làm hay nhẫn sự khó nhẫn, dầu tất cả thứ bất tịnh dơ uế đều chịu được cả, lại muốn thân thể sắc lực của mình mau tăng trưởng nên khiến nó thấy những sự thắng diệu trong Diêm Phù bú mớm nuôi nấng không có lòng mỏi nhàm, lại vì muốn cho con mình được vui sướng nên kinh doanh cầu tìm tài vật để cung cấp đầy đủ cho con và đến nhà người cầu hôn cưới con gái cho con. Hôn thú xong đứa con ái luyến vợ quên mất cha mẹ. Hoặc nó thấy cha mẹ lần suy già nên khinh khi trái nghịch lãng phí tài vật, hoặc dời cha mẹ cho ở chổ khác. Đây đều do tham dục làm mê hoặc đên đảo, nên với cha mẹ thì vất bỏ không kính thương nuôi dưỡng, với con gái nhà người thì trân trọng cung kính cung cấp không biết mỏi nhàm, đây là thành tựu gốc địa ngục, cũng là lỗi họa thứ hai của trượng phu vậy ».

Đức Thế Tôn kệ rằng: 

«Các ông nên biết 
Đối với cha mẹ 
Tôn trọng cúng duờng 
Người nầy thường được 
Thích Phạm Hộ Thế 
Vệ hộ phò trì 
Hay khiến ở nhà 
An ổn khoái lạc 
Hoặc nhơn buôn bán 
Đi biển phương xa 
Qua lại an ổn 
Được những tài lợi
Chính đây gọi là 
Đại bửu vô gía 
Hay cho hiệu qủa 
Tên tối thượng điền 
Như vậy hiện đời 
Qủa báo trân bửu 
Đều do cúng dường 
Cha mẹ mà được 
Còn ở đời sau 
Sẽ được xa rời 
Thân hình lừa ngựa 
Mang nặng sai khiến 
Cũng chẳng sa đọa 
Ngục phẩn sông tro 
Núi dao mũi nhọn 
Đồng sôi sắc đỏ 
Lại ở đời kế 
Sanh trong loài người 
Giàu có của báu 
Thóc lụa dư thừa 
Vợ con quyến thuộc 
Thảy đều hòa mục 
Hoặc đến tương lai 
Được sanh trên trời 
Cung điện vườn tược
Âm nhạc tự nhiên 
Tha hồ vui chơi 
Hưởng thọ diệu lạc 
Đâu có người trí 
Nghe pháp âm nầy
Với ruộng cha mẹ
Chẳng siêng cúng dường

Lại nầy Đại vương! Nếu là trượng phu do nơi tà kiến chẳng biết tự thân mau diệt hoại nên gây tạo nghiệp ác mà tự khi dối. Người ngu si nầy luống bỏ qua thời giờ, Như gổ đá chạm trổ làm thành, dầu hình giống người mà không hiểu biết quen làm tham dục, thế là thành tựu nghiệp nhơn ác đạo. Đây là lỗi thứ ba của trượng phu».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

Trượng phu thì dục
Làm cho mê loạn 
Nên thường gây tạo 
Các thứ tội ác
Điên đão tối tăm 
Che chướng tâm họ 
Nhơn đó sẽ sanh 
Ngục tù ác đạo 
Những kẻ tà hạnh 
Sẽ còn xa lìa 
Tất cả thánh hiền 
Cũng chẳng cung kính 
Các hàng Sa Môn 
Do điên đảo kiến 
Nhẫn đến qui mạng 
Núi sông tà mị 
Do vì tham dục 
Hoặc lại giết hại 
Các loài cầm thú 
Thờ tế thần kỳ 
Nhơn vì đảo kiến 
Phi pháp cầu phước 
Do đây lìa hẳn 
Tất cả an lạc
Nếu ở trong hàng 
Người tạo ác nầy 
Chẳng biết tịnh tín
Hung hiểm không thẹn 
Những người như vậy
Lìa hẳng Hiền Thánh 
Họ chắc sẻ đọa 
Địa ngục kêu la
Hoặc vì tham dục
Bức khổ người khác 
Sẽ đọa địa ngục 
Đốt cháy tột đốt cháy 
Lại vì đảo kiến 
Với Phật pháp tăng 
Chẳng thể thân cận 
Cung kính cúng dường 
Pháp bửu chánh giáo 
Mà chẳng lắng nghe 
Xa lìa thánh hiền 
Sa đọa ác thú 
Ví thế người trí 
Đã được thân người 
Chớ nên lầm lẫn 
Điên đảo vọng kiến 
Nên tu bố thí 
Và giữ tịnh giới 
Sẽ được sanh thiên 
Chứng đạo Bồ đề

Lại nầy Đại Vuơng! Hoặc có trượng phuthân mạng mình mà quá lao nhọc chứa họp tài vật, rồi bị nữ nhơn ràng buộc phải cung phụng như tôi đòi nên lại càng tham cầu của báo chẳng bố thí cho Sa MônBà La Môn, họ cũng cam chịu luật vua trị phạt. Thấy nữ nhơn buồn rầu họ liền tự nghĩ nay tôi phải làm sao cho nàng vui vẻ? Những trượng phu nầy là tôi tớ của tham dục, với cảnh hạ liệt bất tịnh ấy lại tưởng là tịnh mà lại sanh lòng ái nhiễm. Lúc gần kề nữ nhơn như vậy chính là tạo thành nghiệp ác đạo. Đây là lỗi thứ tư của trượng phu vậy ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

«Người tham dục sai mê 
Họ thiệt không an lạc 
Vì gần kề ác pháp
Chẳng gọi thiện trượng phu
Nếu người tự phóng vật 
Không biết gìn cấm giới 
Tùy tâm ý mà làm 
Hư mất những phước lợi 
Người không trí huệ kia 
Hành các pháp súc sanh 
Chạy đuổi theo ngũ sắc
Như theo thích phẩn dơ 
Người ngu chẳng biết xem 
Lỗi họa của nhục nhiễm 
Vọng tưởng là ân trọng 
Như người mù lòa kia 
Bị sắc dục trói buộc
Thêm lớn lòng ái dục
Dường như loài dã can
Chẳng rời khỏi tha ma 
Nơi thanh hương vị xúc 
Mà sanh lòng ái nhiễm
Luân chuyển trong sanh tử
Như con khỉ cột 
vô minh bao che 
Bị nữ nhơn mê loạn 
Như kẻ chợ cầu lợi 
Dối phỉnh đến thân cận 
Người ngu thân cận dục 
Là vào cảnh giới ma 
Dường như Ế Đồ Ca 
Thèm ưa mùi phẩn dơ 
Cũng như trận mưa đá 
Hay tổn hại lúa mạ 
Thợ gốm thường gần lửa 
Phần nhiều bị phỏng nóng 
Những người chưa kiến đế 
Bị dục mất pháp lành 
Như gió thổi cám nhuyễn 
Nghiã ấy cũng như vậy 
Giả như thiện trượng phu 
Bị kẻ nhơn bắt
Thà chiu khổ nạn nầy 
chẳng nên gần nữ nhơn 
Nếu ham thích nữ sắc 
Lòng tham cầu càng nhiều 
Người phàm ngu thủ tướng 
Thêm lớn lòng ái dục 
Như trong mùa hạ nóng 
Đi lâu trong đồng hoang 
Khát quá uống nước mặn
Uống xong khát càng tăng
Người chưa thấy chơn thiệt 
Ngu si luống sanh sống 
Thân cận cùng nữ nhơn 
Tham dục ái vững chắc 
Nếu người chạm rắn độc 
Thì bị rắn làm hại 
Người phàm phu phạm dục 
Bị dục hại cũng vậy 
Ví như bình màu đẹp 
Trong đựng toàn thuốc độc 
Trong bình thiệt đáng sợ 
Mặt ngoài hiện đoan nghiêm 
Trang sức cho nữ nhơn 
Bảo họ là sinh đẹp 
Thân họ rất dơ dáy 
Như túi da đầy phẩn 
Lại như lấy lụa màu 
Quấn lấy lưỡi dao bén 
Trang sức cho nữ nhơn 
Nghiã ấy cũng như vậy 
Như lửa đầy hố sâu 
Không khói hay đốt cháy 
Nữ nhơn cũng như vậy 
Bạo ác không xót thương 
Như thây chó thây rắn 
Xấu dơ mà rã thúi 
Cũng như đốt phẩn dơ 
Mọi người đều gốm nhờm 
Thây chó rắn cùng phẩn 
Dầu rất đáng gớm nhờm 
Nhưng các nữ nhơn kia
Đáng gớm lại càng hơn 
Ví như thuở kiếp hoại 
Đại địa đều nổi lửa 
Rừng rậm những cỏ cây 
Tất cả đều bị cháy
Loài vật to ở biển 
Nước cạn không lần hết 
Tu Di các bửu sơn 
Thế giới bị cháy khắp 
Thưở kiếp thiêu như vậy 
Đốt cháy cả núi biển 
Không có chúng sanh nào 
Mà có người cứu được 
Nhơn ái dục nữ nhơn 
Đốt hại các ngu phu 
Dường như kiếp hỏa tai 
Tất cả bị cháy hết 
Thân bất tịnh thường chảy 
Mũi dãi đàm máu mủ
Sao kẻ ngu mê kia 
Lại ái luyến thân ấy 
Gân xương kết chỏi nhau 
Gói ghém nhờ da thịt
Hôi dơ rất đáng gớm 
Như đồ ăn thiêu bỏ 
Cũng như của kho vựa 
Trấu rơm thường bừa bãi 
Thân nầy nhiều dơ xấu 
Sung mãn cũng như vậy 
Gan mật cật tì vị 
Tim phổi ruột phẩn dơ 
Cùng óc tủy mủ máu 
Tám vạn hộ trùng nhỏ 
Ở đó thường ăn nút 
Các người ngu tối tăm
Lưới si thường quấn trùm 
Không hiểu rõ điều ấy 
Ăn uống cặn bã thừa 
Chín lỗ thường chảy luôn 
Thân tội lỗi như vậy 
Do nghiệp dơ đời trước 
Người ngu ham nữ nhơn 
Ái luyến nơi thanh sắc 
Do đây sanh nhiễm trước 
Chẳng từng biết như thiệt 
Như ruồi thấy ói mửa 
Liền sanh lòng ưa thích 
Người ngu ưa nữ nhơn
Cảnh giới cũng như vậy 
Nghiêng ngả nơi nữ sắc 
Thường ố quế thân mình 
Tại sao người ngu kia 
Thích gần kề nơi ấy 
Như chim chóc kiếm ăn 
Chẳng biết tránh lưới bẫy 
Tham ái nơi nữ nhơn 
Bị hại cũng như vậy 
Ví như cá trong nước 
Lội bơi trước người chài 
Liền bị họ bắt được 
Há chẳng là tự hại 
Nữ nhơn như người chài 
Siểm cuống khác vì lưới 
Nam tử đồng với cá 
Bị bắt cũng như vậy 
Dao bén của sát nhơn 
Dầu cũng là đáng sợ 
Dao bén nữ nhơn kia 
Tổn hại lại còn hơn 
Như bướm đáp lửa đèn 
Và lúc nhà bị cháy 
Côn trùng bị thiêu đốt 
Không ai cứu vớt nó 
Mê say nơi nữ nhơn 
Bị lữa dục đốt cháy 
Do đây đọa ác thú 
Không được cứu cũng vậy 
Những người ngu tà hạnh 
Ái luyến thê thiếp người 
Vọng sanh tưởng ưa thích 
Dường như gà trống nhà 
Cũng như chim trĩ rừng 
Lầm vào chỗ giết hại 
Nhơn đó tự tổn thương 
Mà không ai cứu giúp 
Bỏ rời Phật chánh pháp
Gần kề nữ nhơn kia 
Do nghiệp nhơn duyên nầy 
Sa đọa ba ác đạo 
Lại như bầy khỉ kia 
Chuyền nhảy trong gộp cây 
Tất sẽ bị tổn thương 
Há chẳng vì tham ngu 
Cũng vậy người tham dục 
Với các nữ nhơn kia 
Bị lưới si chụp bắt 
Luôn bị khổ sanh tử
Như người tội thế gian 
Bị xử giáo nhọn đâm 
Kẻ mê say dâm dục 
Thường luyến rừng gươm nhọn 
Như dùng ngọn lửa mạnh 
Đốt nấu vạc nước sôi 
Đem bắp mè ném vào
Theo nước sôi trôi chìm
Cũng vậy người tham dục 
Chẳng hiểu biết thiện ác 
Chết sẽ đọa ác đạo 
Bị nấu trong vạc sôi 
Số lớn của vạc sôi 
Sáu mươi bốn câu chi 
Những kẽ gây nghiệp ác 
Lấy đó làm chỗ ở 
Mỗi mỗi vạc như vậy 
Rộng lớn một do tuần 
Lửa mạnh đốt khắp bề 
Đáy và bốn bên vạc 
Có kẻ mãn trăm năm 
Hoặc hai ba bốn trăm
Chịu khổ nung nấu nóng 
Đều do nghiệp mình tạo 
Ngục tốt cầm móc bén 
Thỉnh thoảng lại móc ra 
Da thịch đều nhừ rã 
Chỉ còn lại xương trắng 
Bấy giờ các ngục tốt 
Lại đem đến chuồng sắt 
Lấy chài đâm giã nát 
Không ai cứu giúp được 
Bấy giờ các xương tủy 
Đều nát nhỏ như bụi 
Do gió nghiệp thổi đến 
Chết rồi mà sông lại 
Nếu có kẻ xâm bức 
Vợ con của kẻ khác 
Sẽ phải leo gai sắt 
bị nạn búa chày 
Thiết xoa ba chia nhọn 
Hoặc có bốn năm chia
Xâm bức vợ con người 
Sẽ bị hình phạt ấy 
Lại có quạ mỏ sắt 
Mổ moi lấy tủy óc 
Các bầy sói dã can 
Tranh đến táp liếm ăn 
Người tà dục như vậy 
Sẽ đọa địa ngục phẩn 
Hoặc chạy trên mũi dao 
Cũng phải trèo núi dao 
Người tà dục như vậy 
Sẽ đọa ngục nóng đốt 
Đã bị khổ cháy thiêu 
Rồi đài qua ngục băng 
Người tà dục như vậy 
Cũng đọa ngục cực nhiệt
Hiều kiếu và đại kiếu 
Cùng qua ngục hắc thằng 
Người tà dục như vậy 
Sẽ chìm sông hèm nóng 
Lại trãi qua ngục tro
Chưa tới đáy đã chết
Có ngục tật lê sắc
Năm gốc gai nhọn bén 
Bị chó sắt rượt cắn 
Sợ chạy vào rừng gai 
Ái luyến nơi nữ nhơn 
Đọa vào chỗ đại bố 
Hoặc phải nuốt hoàn sắt 
Hoặc phải uống nước đồng 
Có hai núi sắc nóng 
Kia đây ép vào nhau 
Người tham dục ngày xưa 
Nay bị khổ trong ấy
Lúc khổ như vậy 
Đều không ai cứu giúp
Bị tội báo khổ ấy 
Đều do nghiệp mình gây 
Người đồng vui ngày trước 
Nay nào thấy họ đâu 
Chỉ riêng mình chiệu khổ
Họ chẳng đến cứu nhau 
Do vì ở đời trước 
Tự gây tạo tội nghiệp 
Dầu cho đến cha mẹ 
Cũng chẳng cứu nhau được 
Do vì ở đời trước 
Tự gây tạo tội nghiệp 
Dầu cho đến con cái 
Cũng chẳng cứu nhau được 
Do vì ở đời trước 
Tự gây tạo tội nghiệp 
Dầu cho đến anh em 
Cũng chẳng cứu nhau được 
Do vì ở đời trước 
Tự gây tạo tội nghiệp 
Dầu cho đến chị em 
Cũng chẳng cứu nhau được 
Do vì ở đời trước 
Tự gây tạo tội nghiệp 
Dầu cho đến bằng hữu 
Cũng chẳng cứu nhau được 
Kẻ ngu vì tà dục 
Tham tìm cầu nữ nhơn 
Nơi địa ngục vô gián 
Bị những khổ như vậy 
Nói nữ nhơn bất tịnh 
Dơ xấu nhiều như vậy 
Chỗ kẻ ngu đến gần 
Người trí đều lìa xa 
Thân cận nữ nhơn kia 
Rất là tột hạ liệt 
Là ác trong những ác 
Nào có đáng vui ưa 
Các phàm phu tham dục 
Thường ôm ấp túi phẩn
Do nghiệp nhơn duyên nầy 
Sẽ nhận vô lượng khổ 
Người ngu vì nữ nhơn
Cam chịu những hình phạt
Tù trói và đáng đập 
Vẫn không lòng chán lìa 
Người ngu vì nữ nhơn 
Bị các thứ thiêu hại 
Hay nhịn chịu khổ đau 
Vẫn không lòng chán lìa 
Hoặc đặt trên cây nhọn 
Hoặc giết hoặc nhận nước 
Hoặc ném vào hố to 
Chịu đủ mọi khổ độc 
Dầu thấy khổ như vậy 
Còn ở trong dâm dục 
Khen gợi các nữ nhơn 
Chưa hề biết chán lìa 
Hoặc có người trí ít 
Biết là gốc sự khổ 
Biết mà vẫn thân cận 
Như keo sơn gập lửa 
Nghe lời Phật răng dạy 
Dầu có lòng tin nhận 
Vẫn nuôi chứa nữ nhơn 
Đông nhiều như bầy dê 
Hoặc nghe lời Phật dạy 
Vừa khởi lòng hối nhàm 
Gây lát hại sanh tham 
Như bịnh độc lại phát 
Dường như heo bị bố 
Tạm dừng trong gây lát 
Nếu thấy vũng phẩn dơ 
Lòng tham ái lại sanh 
Người ngu nghe pháp rồi 
Tạm thời lòng kinh sợ 
Lúc sau thấy sắc dục 
Lòng tham ái lại sanh 
Dường như có trượng phu 
Từ trên thân đầu mình 
Lột bỏ vòng hoa vàng 
Lại đội nón sắt nóng 
Người ngu vì tham dục 
Ném bỏ lời Phật dạy 
Tham cầu pháp hạ liệt 
Gây tạo các tội nghiệp 
Người say mê sắc dục 
Đọa trong cõi Diêm La 
Thường nuốt hoàn sắt nóng
Lại uống nước đồng sôi 
Người sai mê sắt dục 
Bỏ lành mà làm quấy 
Bỏ rời chỗ thanh lương 
Đến hẳng cõi Diêm La 
Nếu người có trí huệ 
Nghe Phật nói pháp nầy 
Phải bỏ tất cả dục 
Mau cầu đạo xuất ly ».

Đức Thế Tôn nói kệ rồi, vua Ưu Đà Diên bạch rằng: « Bạch đức Thế Tôn! Những lời vừa được nghe đây thật là hi hữu hi hữuĐức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác khéo nói lỗi họa của sắc dục. Nay tôi quy y Phật Pháp Tăng tam bửu. Từ đây đến trọn đời tôi quy y Phật Pháp Tăng làm Ưu Bà Tắc, ngưỡng mong đức Thế Tôn nhiếp thọ tôi ».

Đức Phật nói kinh nầy rồi, vua Ưu Đà Diên và các đại chúng Trời Người thế gian Thiên Long Bát Bộ nghe lời đức Phật dạy tất cả đều hoan hỉ phụng hành

PHÁP HỘI ƯU ĐÀ DIÊN VƯƠNG
THỨ HAI MƯƠI CHÍN
HẾT

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 43141)
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị.
(Xem: 43920)
Đại Sư tên Huệ Năng, cha họ Lư, tên húy là Hành Thao. Người mẹ họ Lý, sanh ra Sư nhằm giờ Tý, ngày mùng tám, tháng hai, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ 12.
(Xem: 43026)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366, Đoàn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến dịch
(Xem: 49009)
Có một lúc, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật gần thành Vương Xá, cùng với các vị đại tỳ-kheo mười hai ngàn người, đại Bồ Tát là tám mươi ngàn người.
(Xem: 39835)
Bấy giờ, đức Thế Tôn ở giữa đại chúng, vì đại chúngthuyết giảng giáo pháp nhiệm mầu, trừ sạch bốn điên đảo, khiến cho được rõ biết các pháp lành...
(Xem: 53778)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, lúc mới Chuyển pháp luân độ ông A-nhã Kiều-trần-như, đến khi thuyết pháp lần cuối cùng độ ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 36823)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng thật chẳng phải tướng tức là thấy Như Lai.
(Xem: 40811)
Phật bảo Văn-thù-sư-lợi: "Về phương đông, cách đây vô số cõi Phật nhiều như số cát sông Hằng, có một thế giới tên là Tịnh Lưu Ly.
(Xem: 49732)
Lúc ấy, Bồ Tát Vô Tận Ý từ chỗ ngồi đứng dậy, vén tay áo bên vai mặt, quỳ xuống chắp tay cung kính bạch Phật rằng...
(Xem: 47307)
Thế Tôn thành đạo dĩ, tác thị tư duy: “Ly dục tịch tĩnh, thị tối vi thắng.” Trụ đại thiền định, hàng chư ma đạo. Ư Lộc dã uyển trung...
(Xem: 27696)
Mặc dù đã có không ít những lời khuyên dạy về lòng hiếu thảo từ các bậc thánh hiền xưa nay, nhưng những nội dung này có vẻ như chẳng bao giờ là thừa cả.
(Xem: 25845)
Quyển Kinh Lời Vàng này nguyên danh là "Phật Giáo Thánh Kinh" do nữ Phật tử Dương Tú Hạc biên trước bằng Hán Văn (người Trung Hoa).
(Xem: 29882)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Đức Thế Tôn còn cư trú gần thành Xá Vệ, tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn Kỳ Đà. Hôm đó, trời đã vào khuya...
(Xem: 27168)
Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikàya) là bộ kinh thứ ba trong kinh tạng Pàli (Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ, và Tiểu bộ). Bộ kinh là một tập hợp các bài kinh dài ngắn không đều...
(Xem: 24734)
Trong nguyên bản tiếng Pāli, sách nói rằng những cuộc đối thoại giữa vua Milinda và ngài Nāgasena đã diễn ra năm trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn.
(Xem: 21297)
Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena.
(Xem: 23210)
Quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' là một bộ Luận ghi bằng tiếng Pali, rất nổi danh, được phiên-dịch ra nhiều thứ tiếng: tiếng Hán, tiếng Việt, tiếng Miến, tiếng Thái, tiếng Tích-lan, tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
(Xem: 23867)
Ở đây, nội dung của tập sách này chỉ giới thiệu một cách khái quát về các thể loại văn học của kinh điển và một số thể loại ngôn ngữ được dùng trong kinh điển.
(Xem: 22784)
Toàn bộ kinh Đại Bát Niết-bàn dày hơn 4500 trang, riêng phần Việt dịch chiếm gần 1700 trang; mỗi đoạn mỗi câu trong đó đều hàm chứa những ý tứ sâu xa huyền diệu không dễ gì hiểu thấu qua một vài lần đọc.
(Xem: 29560)
Tập Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikàya) gồm 152 kinh tất cả, chia thành 3 tập: tập I, gồm 50 Kinh đầu, tập II gồm 50 Kinh tiếp và tập III, gồm 52 Kinh chót.
(Xem: 20633)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 34160)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất...
(Xem: 24668)
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư nghì, tuyệt diệu cùng tột, ý chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không)... Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 30022)
Ðọc vào kinh ta nhận thấy chẳng những hàng xuất gia mới thật hành được Phật đạo, mà Cư sĩ, Bà la môn cho đến mọi tầng lớp dân chúng cũng đều thật hành được Phật đạo.
(Xem: 20214)
“Hãy tu tập An-na-ban-na niệm. Nếu Tỳ-kheo tu tập An-na-ban-na niệm, tu tập nhiều, thân chỉ tức và tâm chỉ tức, có giác, có quán, tịch diệt, thuần nhất, phân minh tưởng, tu tập đầy đủ...
(Xem: 20400)
“Quý vị khất sĩ! Phép quán niệm hơi thở, nếu được phát triển và thực hiện liên tục, sẽ đem lại những thành quảlợi lạc lớn, có thể làm thành tựu bốn lĩnh vực quán niệm (Tứ Niệm Xứ)...
(Xem: 15138)
Kinh Niệm Xứ, Satipattthana Sutta, là một bài kinh vô cùng quan trọng vì kinh này đề cập đến những đề mục hành thiền nhằm phát triển cả hai, tâm Vắng Lặng (Samatha) và trí tuệ Minh Sát (Vipassana).
(Xem: 23866)
Kinh Bách Dụ, một bộ kinh trong Đại Tạng chuyển tải ý nghĩa thâm diệu bằng những câu chuyện thí dụ rất sâu sắc. Biên soạn: Pháp sư Thánh Pháp; Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng; Hiệu đính: Thiện Thuận
(Xem: 34060)
Tiểu Bộ Kinh - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(Xem: 23989)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 29172)
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế-tôn, châu du giáo hóa các nước đến thành Quảng-nghiêm, ở nghỉ dưới cây Nhạc-âm, cùng với tám ngàn vị đại tỳ-kheo...
(Xem: 60130)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27600)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68719)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 24509)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
(Xem: 26349)
Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sản xuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ-xoa.
(Xem: 20814)
Lư hương xạ nhiệt, Pháp-giới mông huân. Chư Phật hải hội tất diêu văn, Tùy xứ kiết tường vân
(Xem: 20047)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 27546)
Làm người Phật tử ở đời Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên Tám điều giác ngộ kinh truyền Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành
(Xem: 46411)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 25556)
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki. - Dịch Giả: Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 29247)
VIMALAKĪRTINIRDEŚA - SŪTRA - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
(Xem: 188896)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 27404)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31117)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33139)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23993)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 25598)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26670)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36627)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 27317)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30360)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37289)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23886)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 36954)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27593)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28328)
Công Phu Khuya
(Xem: 24151)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant