Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 5. Ba La Đề Đề Xá Ni

16 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 6256)
Chương 5. Ba La Đề Đề Xá Ni
TỨ PHẦN LUẬT 四分律
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. 
Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng
 
 PHẦN HAI
 THUYẾT MINH GIÁO PHÁP TỲ-KHEO-NI

CHƯƠNG V
BA-LA-ĐỀ ĐỀ-XÁ-NI
[1]
ĐIỀU 1
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni xin váng sữa[2] để ăn. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm, nói: «Tỳ-kheo nầy không biết hổ thẹn, cầu xin không nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Nhưng Như vậy có gì là chánh pháp? Xin ván sữa để ăn, như bọn tặc nữ dâm nữ không khác!»

Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại xin váng sữa để ăn ?»

Quở trách rồi, tỳ-kheo-ni thiểu dục liền bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:

«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni lại xin váng sữa để ăn?»

Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:

«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ

Muốn nói giới nên nói như vầy:

Tỳ-kheo-ni nào, xin váng sữa để ăn, phạm pháp đáng chê trách phải sám hối. Nên đến các tỳ-kheo-ni khác nói: ‹Thưa đại tỉ, tôi phạm pháp đáng chê trách, làm điều không nên làm. Nay đến đại tỉ xin sám hối.[3]› Đây gọi là pháp hối quá.

Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy rồi, có vị nghi, không dám vì người bệnh xin, chính mình bệnh cũng không dám xin, người khác vì mình xin cũng không dám dùng. Đức Phật dạy:

«Từ nay về sau cho phép, mình bệnh được xin, vì người bệnh được xin, người khác vì mình xin được dùng.»

Từ nay nên nói giới như vầy:

Tỳ-kheo-ni nào, không bệnh mà xin váng sữa để ăn, phạm pháp đáng chê trách phải sám hối. Nên đến các tỳ-kheo-ni khác nói: ‹Thưa đại tỉ, tôi phạm pháp đáng chê trách, làm điều không nên làm. Nay tôi đến đại tỉ sám hối.› Gọi là pháp hối quá.
B. GIỚI TƯỚNG

Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.

Tỳ-kheo-ni nào, không bệnh mà xin váng sữa để ăn, một miếng nuốt là một ba-la-đề đề-xá-ni.

Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: Vì mình có bệnh, vì người bệnh mà xin, hoặc người khác vì mình xin, hay mình vì người khác xin, hoặc không xin mà được. Thảy đều không phạm.

Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 2 - ĐIỀU 8

2. Xin dầu, 3. Xin mật, 4. Xin đường mía, 5. Xin sữa, 6. Xin sữa đặc, 7. Xin cá, 8. Xin thịt; cũng như xin váng sữa không khác.[4]

Bốn giới trên của tỳ-kheo, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Bốn giới dưới, tỳ-kheo ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la.

Chúng học giới, cùng đại Tăng không khác. Nên không chép ra.[5]

[1] Bản Hán không ghi chương. Chỉ ghi chú nhỏ ở cuối thiên ba-dật đề: «Đã nói xong 178 pháp ba-dật-đề.» Bản Việt đặt thành chương riêng biệt để thống nhất hình thức với luật tỳ kheo. Thiên này có 8 điều, tất cả đều biệt giới. Ngũ phần 14 (T22n1421, tr.100a16), phần ii, thiên thứ 5, «Ni luật hối quá pháp,» 8 pháp ba-la-đề đề-xá-ni. Tăng kỳ 40 (T22n1425, tr.544a08): tám pháp đề-xá-ni. Thập tụng 47 (T23n1435, tr.345a23). Căn bản ni 20 (T23n1443, tr.1016a27): «Đệ tứ bộ ba-la-đề đề-xá-ni pháp.» Pali, Vin.iv. 346, Bhikkhunīvibhaṅga, «5. Pāṭidesanīyakaṃ.»

[2] Hán: tô 酥. Pali: sappi, thục tô, tô nhũ, hay đề hồ. Giải thích: các loại tô làm từ sữa bò, sữa sơn dương, hay sữa trâu.

[3] Pali: gārayhaṃ dhammaṃ āpajjiṃ asappāyaṃ pāṭidesanīyaṃ, phạm pháp đáng bị chê trách, không thích đáng, cần phải phát lồ.

[4] Xin 8 thứ, Tứ phần, Ngũ phần, Tăng kỳ: tô, du, mật, thạch mật, nhũ, lạc, ngư, nhục 酥油蜜黑石蜜乳酪魚肉. Thập tụng: nhũ, lạc sanh tô, thục tô, du, ngư, nhục bô 乳酪生酥 熟酥油魚肉脯. Pali: sappi, dadhi, tela, madhu, phāṇita, maccha, maṃsa, khīra.

[5] Hết quyển 30.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26688)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 26196)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 21851)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 28239)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 19134)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết định trùng tụng trong dịp an cư...
(Xem: 25016)
Ðức Thế Tôn Chánh Ðẳng Chánh Giác từ lúc phát tâm tu tập cho đến nay đã thành tựu, vì muốn độ người nên an trú tại thành Xá vệ. Chư Thiên, nhân loại cung kính cúng dường...
(Xem: 18967)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giớibản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật... HT Thích Trí Quang
(Xem: 28859)
Thanh Quy cũng như luật ngoài đời, do Tổ thuật mà giữ gìn đúng nghi cách. Nhưng Thanh Quy khởi đầu từ ngài Pháp Vân đời Lương (thế kỷ 5) ở chùa Quang Trạch.
(Xem: 21387)
Giới luậtuy nghi không phải là những yếu tố hạn chếbó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợpan lạc cho đoàn thể tu học mình.
(Xem: 21567)
Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ.
(Xem: 22399)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Do đó, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật, tức là đệ tử của Phật phải tôn trọng và tuân giữ giới luật.
(Xem: 19084)
Dưới đây là bảng tóm tắt so sánh các bộ Luật Tỳ-kheo hiện đang lưu hành - Bình Anson
(Xem: 20896)
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích - Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH - Nhuận văn và chú thích: Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
(Xem: 34983)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 22954)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 16972)
Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu?
(Xem: 23294)
“Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh...
(Xem: 41117)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 36800)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 24011)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 43967)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 25147)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 17013)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 31963)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18126)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 18087)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 32318)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 25456)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 11289)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant