Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 8. Ca Thi Na

16 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 6691)
Chương 8. Ca Thi Na

TỨ PHẦN LUẬT 四分律
Hán dịch: Tam tạng Phật-đà Da-xá và Trúc-phật-niệm. 
Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh và Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích: Tỳ-kheo Thích Nguyên Chứng

PHẦN THỨ BA TĂNG SỰ

CHƯƠNG VIII.
Y CA-THI-NA.

1. Năm công đức

[877c6] Bấy giờ, Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Khi ấy có số đồng tỳ-kheo an cư ở nước Câu-tát-la[1] xong, ngày mười lăm tự tứ, ngày mười sáu đến hầu thăm đức Thế Tôn. Trên đường đi, họ gặp mưa. Y phục đều bị ướt, phải vất vả, vì tăng-già-lê quá nặng. Họ đến chỗ đức Thế Tôn tại Xá-vệ, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn an ủi các tỳ-kheo rằng:

«Các thầy trụ chỉ có được hòa hợp, an lạc không? Khất thực có bị vất vả không? Đi đường có bị mỏi mệt không?»

Các tỳ-kheo thưa:

«Chúng con trụ chỉ được hòa hợp an lạc. Không khổ sở vì khất thực.

«Bạch Đại đức, có số đồng tỳ-kheo an cư ở nước Câu-tát-la xong, ngày mười lăm tự tứ, ngày mười sáu đến hầu thăm đức Thế Tôn. Trên đường đi, họ gặp mưa. Y phục đều bị ướt, phải vất vả, vì tăng-già-lê quá nặng.»

Lại có số đông tỳ-kheo trì y phấn tảo ở tại xứ tuyết lạnh. Hạ an cư nơi trú xứ nọ, ngày mười lăm tự tứ xong, ngày mười sáu ôm cả y cũ và y mới lên đường về hầu Thế Tôn. Trên đường đi gặp mưa, y phục ướt sủng trở nên nặng, hết sức vất vả. Về đến tịnh xá Kỳ-hoàn, họ đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân đức Thế Tôn, rồi ngồi lui qua một bên. Đức Phật an ủi các tỳ-kheo:

«Các thầy trụ chỉ có được hòa hợp an lạc không? Không bị khổ sở vì khất thực chăng?»

Trả lời:

«Chúng con sống hoà hiệp, an lạc. Không vất vảkhất thực.

«Bạch Đại đức, có số đông tỳ-kheo trì y phấn tảo ở tại xứ tuyết lạnh. Hạ an cư nơi trú xứ nọ, ngày mười lăm tự tứ xong, ngày mười sáu ôm cả y cũ và y mới lên đường về hầu Thế Tôn. Trên đường đi gặp mưa, y phục ướt sủng trở nên nặng, hết sức vất vả

Lúc bấy giờ, đức Thế Tônnhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo và bảo các tỳ-kheo:

«An cư xong, có bốn việc cần phải làm: Tự tứ, giải giới, kết giới, thọ y công đức.[2] Bốn việc này, an cư xong cần phải làm.

Có năm nhơn duyên để thọ y công đức: Có y dư,[3] không [878a1] mất y,[4] ăn biệt chúng,[5] lần lượt ăn,[6] trước bữa ăn và sau bữa ăn được vào xóm làng mà không dặn tỳ-kheo khác.[7] Có năm nhơn duyên như vậy nên thọ y công đức.

«Thọ y công đức rồi sẽ được năm việc lợi: Được chứa y dư, lìa y ngủ, ăn biệt chúng, lần lượt ăn, trước bữa ăn và sau bữa ăn không dặn tỳ-kheo khác được vào xóm làng. Thọ y công đức rồi sẽ được năm điều lợi như vậy.»

 

2. Y như pháp

Chúng Tăng nên thọ y công đức như vầy:

Y mới nhận được, y do đàn-việt cúng, y phấn tảo, y mới, y cũ. Y mới thì thiếp[8] rồi tác tịnh; hoặc đã giặt;[9] giặt xong rồi nạp, sau đó tác tịnh.

Y không do tà mạng được, không do xem tướng số mà được, không do móng ý mà được, không để cách đêm, không phải[10] y xả đọa rồi tác tịnh. Phải là y nhận trong ngày. Những trường hợp trên là y đúng pháp.

Y năm điều thì mười ô, bốn phía có viền. Y như vậy, Tăng nên thọ dùng làm y công đức. Nếu quá mức này cũng có thể thọ được. Nên tự giặt nhuộm, trương ra, cắt may làm thành mười mảnh, rồi ráp lại thành y.

Nên thọ ở trước chúng Tăng, như vậy là Tăng đã thọ y công đức xong.

Thế nào gọi là Tăng thọ y công đức không thành?

Không phải chỉ giặt rồi là thành thọ y công đức. Không phải chỉ trương ra may. Không phải chỉ viền. Không phải chỉ cắt thành bức. Không phải chỉ viền biên. Không phải chỉ kết cái khuy. Không phải chỉ làm thành lá. Không phải chỉ đặt cái khâu, là thành y công đức. Hoặc do tà mạng mà được y; do siểm khúc được y; do xem tướng số mà được y; do mớm ý được y; hay cách đêm được y; y xả đọa không tác tịnh; không phải y nhận trong ngày. Các trường hợp trên, không đúng pháp thọ y. Y bốn phía không được viền; không thọ trước Tăng; hoặc có nạn; hoặc không có tăng-già-lê; ngay dù Tăng thọ y công đức như pháp mà vị kia ở ngoài giới, tự mình thọ y, như vậy cũng không thành thọ y công đức.

Thế nào gọi là thọ y công đức được thành tựu?

Hoặc y mới được, y đàn-việt cúng, y phấn tảo, hoặc là y mới, hay y cũ. Y mới thì phải thiếp rồi tác tịnh. Nếu (y cũ) đã giặt, giặt rồi mang tác tịnh. Chẳng phải do tà mạng mà được, chẳng phải do siểm khúc mà được, chẳng phải do xem tướng số mà được, chẳng phải cách đêm, không phải y xả đọa tác tịnh, y nhận được trong ngày. Y năm điều mười khoảng cách, bốn phía có viền, hoặc y quá hơn mức độ đó thọ làm y công đức. Tự mình giặt nhuộm, tự tay trương ra, cắt may thành mười mảnh rồi ráp lại thành y. Cần phải thọ giữa chúng Tăng. Như vậy là chúng Tăng đã thọ y công đức xong. Hoặc y công đức được thọ như pháp như vậy, ở trong giới mà thọ y công đức, như vậy gọi là thành thọ công đức y.

Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo dùng y lớn nhuộm màu làm y công đức để thọ trước Tăng. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:

«Không được dùng y lớn nhuộm màu làm y công đức

Vị kia dùng gấm làm. Đức Phật dạy:

«Không được dùng gấm làm.»

Vị kia dùng sắc trắng, Phật dạy:

«Không được dùng sắc trắng để làm. Từ nay về sau cho phép dùng màu ca-sa.»

 

3. Thọ y

Lúc bấy giờ, có trú xứ nọ, hiện tiền Tăng nhận được y công đức đại quý giá, tỳ-kheo kia không biết nên như thế nào? Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:

Cho phép tác pháp, bạch như sau:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Hôm nay chúng Tăng thọ y công đức. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận hòa hợp thọ y công đức. Đây là lời tác bạch

Tác bạch như vậy rồi, sai một tỳ-kheo hỏi rằng:

«Vị nào có thể thọ trì y công đức này?»

Trả lời:

«Tôi có thể thọ trì

Trong chúng nên sai một người có khả năng tác yết-ma tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sai tỳ-kheo tên... vì Tăng thọ trì y công đức. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tăng sai tỳ-kheo tên... vì Tăng thọ trì y công đức. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng sai tỳ-kheo... vì Tăng thọ trì y công đức thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.

«Tăng đã sai tỳ-kheo... vì Tăng thọ trì y công đức rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Tăng yết-ma giao y cho tỳ-kheo thọ trì. Văn yết-ma như sau:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tăng nơi trú xứ này nhận được y vật có thể chia, hiện tiền Tăng nên chia. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng giao y nầy cho tỳ-kheo... Tỳ-kheo nầy vì Tăng thọ trì y công đức này, ở trong trú xứ này. Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tăng trong trú xứ này nhận được y vật có thể chia, hiện tiền Tăng nên chia. Nay Tăng đem y nầy giao cho tỳ-kheo... Tỳ-kheo nầy sẽ vì Tăng thọ trì y công đức này, trong trú xứ này. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng giao y này cho tỳ-kheo... thọ làm y công đức, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.

Tăng đã đồng ý giao y cho tỳ-kheo... này rồi. Tăng đã đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»

Tỳ-kheo kia nên đứng dậy cầm y đưa đến từng tỳ-kheo một, tùy thuộc vào độ cao thấp của tay các tỳ-kheo vừa sờ đụng y, nói rõ ràng tướng của y và nói tiếp như vầy:

«Y này chúng Tăng sẽ thọ làm y công đức. Y này nay chúng Tăng thọ làm y công đức. Y này chúng Tăng đã thọ làm y công đức rồi.»

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy. Các tỳ-kheo kia nên nói như vầy:

«Người thọ y này đã thiện thọ. Công đức trong đây có phần của tôi.»

 Vị tỳ-kheo kia nên trả lời:

«Vâng.»

Lúc bấy giờ, Tôn giả Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy, trống vai bên hữu cởi bỏ giày dép, đầu gối bên hữu chấm đất, bạch đức Thế Tôn rằng:

«Ba câu[11] này là vì đời quá khứ, hay vì đời vị lai, hay vì đời hiện tại để thọ y công đức hay chăng?»

Đức Phật dạy Tôn giả Ưu-ba-ly:

«Nếu nói đầy đủ, nên nói chín câu[12] như vậy, chứ không phải vì quá khứ thọ y công đức mà nói ba câu. Cũng không phải vì vị lai thọ y công đức mà nói ba câu hay vì hiện tại thọ y công đức mà nói ba câu. Tại sao vậy? Này, Ưu-ba-ly, quá khứ đã qua rồi, vị lai chưa đến. Cho nên, vì hiện tại thọ y công đức nên nói ba câu mà thôi.»

Nếu nhận được y chưa may thành thì chúng Tăng nên tác yết-ma sai tỳ-kheo may. May thành y xong nên như pháp thọ liền.

Nhóm sáu tỳ-kheo xuân-hạ-đông, lúc nào cũng thọ y công đức. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:

«Không được xuân, hạ, đông lúc nào cũng thọ y công đức. Từ nay về sau cho phép tự tứ xong, không thọ y công đức thì một tháng, có thọ y công đức thì năm tháng.» [13]

 

4. Xuất y

Nhóm sáu tỳ-kheo không chịu xuất y công đức vì nghĩ rằng, để hưởng năm việc phóng xả lâu hơn. Các tỳ-kheo bạch Phật, Phật dạy:

«Không được có ý nghĩ như vầy: để hưởng năm việc phóng xả lâu hơn mà không xuất y công đức. Từ nay về sau, cho phép hết bốn tháng mùa đông, Tăng phải xuất y công đức

Nên xuất y công đức như vầy:

Tập Tăng hòa hợp, người chưa thọ đại giới đã ra; người không đến thuyết dục. Tăng nay hợp để làm gì? Trả lời rằng: Xuất y công đức.

Tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Hôm nay chúng Tăng xuất y công đức, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận nay Tăng hòa hợp xuất y công đức. Đây là lời tác bạch

Nên tác bạch như vậy để xuất y công đức. Nếu không xuất, để quá thời gian đã định của y công đức, phạm đột-kiết-la.

 

Có tám nhơn duyên để xả y công đức:[14] Ra đi, y thành, y chưa thành, mất y, mất hy vọng, nghe xả, xuất giới, đồng xả.

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, đi ra ngoài giới [879a1] với ý nghĩ đi luôn không trở lại. Ra đi, liền mất y công đức.

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, đi ra ngoài giới may y. Vị kia may y xong, liền mất y công đức.

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, ra ngoài giới với ý nghĩ: Không may y cũng không trở lại trú xứ. Chưa xong[15] là xả y công đức.

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, ra ngoài giới may y đã xong. Khi tỳ-kheo mất y ấy, y công đức cũng mất.

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, ra ngoài giới với hy vọng được y. Tỳ-kheo kia ra ngoài giới, đến chỗ hy vọng được y. Tỳ-kheo thấy chỗ đó rồi, mà không được y. Hy vọng bị mất, không có chỗ nào để đặt hy vọng nữa. Hy vọng ấy đã bị mất, mất luôn y công đức.

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, ra ngoài giới may y. May y rồi, nghe tin chúng Tăng xuất y công đức. Vị kia khi vừa nghe, khi ấy mất y công đức.

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, ra ngoài giới may y xong. Nhiều lần có ý nghĩtrở về. Khi còn ở ngoài giới, chúng Tăng xuất y công đức. Vị kia ở ngoài giới mất y công đức.

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, ở ngoài giới may y. Y kia dù may xong hay may chưa xong, trở về lại trú xứ. Tỳ-kheo kia hòa hợp cùng xuất y công đức. Đó là tám trường hợp xả y công đức.

 

Lại có sáu nhơn duyên: Tỳ-kheo thọ y công đức rồi, ra ngoài giới với ý nghĩ không trở lại. Ra đi tuy chưa được y, nhưng vẫn mất y công đức. (Trong tám trường hợp trên, trừ hai trường hợp mất y và mất hy vọng).

 

Lại có sáu nhơn duyên: Tỳ-kheo thọ y công đức rồi, mang y ra ngoài giới để may y. Khi ngoài giới may y xong, liền mất y công đức. (Trong tám trường hợp trên, trừ hai trường hợp mất y và mất hy vọng).

Chưa được y lại có mười lăm vế. (Kế đó, đã được y, cũng có mười lăm vế). Được y, chưa được y, cũng có mười lăm vế. (Trường hợp này lẫn lộn với tám điều trên nên không chép ra).

 

Lại có mười hai nhơn duyên.

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, ra đi, hy vọng cầu y, đạt được chỗ hy vọng cầu y. Ở ngoài giới may y, may y xong mất y công đức (vế ‹may chưa xong› cũng như vậy, mất cũng như vậy, hy vọng mất như trên).

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, ra đi, hy vọng được y, không nói với người sẽ trở lại. Ra ngoài giới đến chỗ hy vọng y, mà không được y hy vọng, lại được y chẳng phải chỗ hy vọng. Ở ngoài giới may y. May y xong, liền mất y công đức. (May chưa xong cũng như vậy, mất cũng như vậy, hy vọng mất như trên).

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, ra đi, không nói với người sẽ trở lại, cũng không có ý trở lại. Ở ngoài giới đến chỗ hy vọng y, được y chỗ hy vọng. Ở ngoài giới may y. May y xong, liền mất y công đức. (May không thành cũng như vậy, mất cũng như vậy, hy vọng mất như trên).

 

Lại có mười hai nhơn duyên: Đặng y chỗ hy vọng, không đặng y chỗ hy vọng, đồng như mười hai nhơn duyên trên.

 

Lại có chín nhơn duyên:

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, ra đi, chưa đặng y. Ở ngoài giới, các tỳ-kheo khác hỏi: ‹Thầy ngủ ở đâu? Y thầy ở đâu? Sao không mang đến tôi sẽ may y cho thầy?› Tỳ-kheo kia trở về đến trú xứ, nghe chúng Tăng xuất y công đức. Ông nghĩ như vầy: ‹Nay Tăng xuất y công đức mà ta mới may y.› May y xong mất y công đức. (Không may y cũng như vậy; mất y cũng như vậy. Đây là ở trong giới nghe, có ba vế. Mang y ra ngoài giới, trên đường đi mà nghe, ba vế cũng như vậy. Mang y đến chỗ tỳ-kheo kia, ba vế cũng như vậy. Đây là chín nhơn duyên. Kế đó, chín vế được y cũng như vậy. Được y không được y đều có chín nhơn duyên cũng như vậy).

 

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, ra ngoài giới, đến địa phương khác, vị ấy nghĩ rằng: Nếu gặp được bạn lành thì sẽ đi, không gặp được bạn lành thì sẽ trở về. Đến giữa đường nghe chúng Tăng xuất y công đức, vị ấy nghĩ rằng ta đang may y. May y xong, vị kia mất y công đức. (May chưa xong cũng như vậy; mất y cũng như vậy; ngoài giới cũng như vậy; nghe cũng như vậy, có năm vế).

 

Nếu tỳ-kheo thọ y công đức rồi, muốn đến chỗ vắng vẻ thanh tịnh; nếu thích thì vị kia sẽ ở, không thích thì về lại. Tỳ-kheo kia đến chỗ đó, nghe chúng Tăng xuất y công đức, vị ấy nói rằng ta đang may y, may y xong, tức xả y công đức. (May chưa xong cũng như vậy; mất y cũng như vậy; ngoài giới cũng như vậy; nghe cũng như vậy, có năm vế).

Có hai loại xả y công đức, tỳ-kheo trì y công đức ra ngoài giới ngủ, chúng Tăng hòa hợp cùng xả.

 



[1] Pali, Kathinakkhando, Vin.i. 253: có 30 tỳ-kheo, là những vị sống a-lan-nhã, ở nước Pāvā.

[2] Công đức y 功德衣. Pali: kaṭhina. Mahāvagga vii, Vin. i. 254.

[3] Ni-tát-kỳ 1: súc trưởng y.

[4] Ni-tát-kỳ 2: ly y túc.

[5] Tỳ-kheo, ba-dật-đề 33: biệt chúng thực.

[6] Tỳ-kheo, ba-dật-đề 32: triển chuyển thực.

[7] Tỳ-kheo, ba-dật-đề 42.

[8] Xem, tỳ-kheo, ba-dật-đề 60.

[9] Đây nói y cũ, dùng làm y ca-thi-na.

[10] Xem đoạn dưới: y xả đọa không tác tịnh, không thành thọ.

[11] Văn thọ y mà từng tỳ-kheo một nói ba lần trên kia.

[12] Văn thọ y trên chia thành ba thời nói riêng. Mỗi thời nói ba lần.

[13] Được thọ năm việc phóng xả tức nới lỏng. Xem trên.

[14] Y mất hiệu lực đối với cá nhân tỳ-kheo trong 8 trường hợp.

[15] Y bất cánh 衣不竟. Kiết-xỉ-na sự: bất quyết định. Tỳ-kheo ra ngoài giới để tìm cầu y. Khi ra khỏi, có ý không trở về; nếu may y, ca-thi-na liền xả khi y chưa may xong.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26682)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 26188)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 21848)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 28235)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 19128)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệu tập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết định trùng tụng trong dịp an cư...
(Xem: 25012)
Ðức Thế Tôn Chánh Ðẳng Chánh Giác từ lúc phát tâm tu tập cho đến nay đã thành tựu, vì muốn độ người nên an trú tại thành Xá vệ. Chư Thiên, nhân loại cung kính cúng dường...
(Xem: 18966)
Bồ tát giới Phạm võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giớibản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật... HT Thích Trí Quang
(Xem: 28858)
Thanh Quy cũng như luật ngoài đời, do Tổ thuật mà giữ gìn đúng nghi cách. Nhưng Thanh Quy khởi đầu từ ngài Pháp Vân đời Lương (thế kỷ 5) ở chùa Quang Trạch.
(Xem: 21381)
Giới luậtuy nghi không phải là những yếu tố hạn chếbó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợpan lạc cho đoàn thể tu học mình.
(Xem: 21565)
Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ.
(Xem: 22398)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giới là gốc của Vô thượng Bồ đề”. Do đó, tinh thần căn bản của Phật giáo là ở sự tôn nghiêm của giới luật, tức là đệ tử của Phật phải tôn trọng và tuân giữ giới luật.
(Xem: 19081)
Dưới đây là bảng tóm tắt so sánh các bộ Luật Tỳ-kheo hiện đang lưu hành - Bình Anson
(Xem: 20893)
CỔ NGÔ – NGẪU ÍCH – Sa-môn TRÍ HÚC giải thích - Việt dịch: Sa-môn THÍCH ÐỔNG MlNH - Nhuận văn và chú thích: Sa-môn THÍCH ÐỨC THẮNG
(Xem: 34981)
Khi đức Phật còn trụ thế, ngài từng nói với tôn giả A-nan rằng: “Này A-nan! Sau khi ta tịch rồi, giới luật chính là thầy của các ngươi đó. Giới luật sẽ bảo vệnâng đỡ cho các ngươi.”
(Xem: 22948)
Thấy chúng sinh phàm tình mãi trầm chìm trong phiền não, nhiễm ô, thiếu chính niệm và kiềm thúc thân tâm, Đức Như Lai từ bi trí tuệ đã khai thị rất nhiều phương cách...
(Xem: 16972)
Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu?
(Xem: 23290)
“Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh...
(Xem: 41114)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 36797)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 24009)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 43958)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 25143)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 17011)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 31959)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18126)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 18087)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 32314)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 25449)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 11289)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant