Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bồ Tát hạnh trong kinh Viên Giác

29 Tháng Mười 201000:00(Xem: 20471)
Bồ Tát hạnh trong kinh Viên Giác


BỒ TÁT HẠNH TRONG KINH VIÊN GIÁC

Thích Nguyên Tịnh 

 

Chúng ta phải nhận ra, mọi lời thuyết pháp của chư Phật đều nhằm chỉ thẳng tâm, không nên bám chặt vào tên và lời, bởi đó chỉ là ngón tay đưa lên, còn đích chúng ta thấy phải là mặt trăng vằng vặc vượt ra khỏi giới hạn của ngón tay kia.

1. Ý nghĩa Bồ-tát:

Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh. Bồ-tát là vị đã giác ngộ nhưng còn trụ lại kiếp chúng sanh để độ đời. Bồ-tát, từ người mới bắt đầu (sơ phát tâm) cho đến những vị đã nhiều đời sống theo hạnh Bồ-tát (Đại Bồ-tát) đều có một hướng đi rõ rệt: nỗ lực sống giải thoátgiác ngộ bằng chính cuộc đời mình và dùng cuộc đời đó để giúp đỡ những người khác giải thoátgiác ngộ. Hơn thế nữa, chính trong nỗ lực giúp đỡ người khác giải thoátgiác ngộ mà vị ấy thành tựu giải thoátgiác ngộ. Thâu tóm lại, Bồ-tát có hai công việc chính:

sở hoá độ của Bồ-tát (cũng gọi là Phẩm tính Bồ-tát): Tự mình giải thoátgiác ngộ. Đây là công việc của Trí tuệ soi thấy tánh Không hay Vô tự tánh của tất cả các hiện tượng (vạn pháp), của tất cả không gianthời gian. Công việc này được gọi là tích tập trí tuệ.

Phương pháp hoá độ của Bồ-tát (cũng gọi là Lý tưởng Bồ-tát): Phụng sự chúng sanh (để họ được giải thoátgiác ngộ). Đây là công việc của lòng đại bi. Sở dĩ gọi là “Đại” vì đó không phải là công việc của một đời mà là công việc của một số đời bằng công việc số đời của tất cả chúng sanh; công việc của một đời sống “không bỏ chúng sanh” và do đó mà “không sợ sanh tử luân hồi”. Phụng sự, làm lợi lạc cho chúng sanh phải trải qua nhiều đời, trong mọi mặt. Công việc này được gọi là tích tập phước đức.

Bồ-tát là một đời sống hòa hợp được hai mâu thuẫn: một mặt là giải thoát ra khỏi sanh tử; mặt khác không lìa bỏ sanh tử, hay là sự giải thoát sanh tử bằng Tánh Không (sự thật Vô ngãVô pháp) đồng thời không bỏ sanh tử vì lòng đại bi. Như thế, trên con đường Bồ-tát cuối cùng, hai cái mâu thuẩn chừng như mâu thuẫn đó trở thành một, bất khả phân. Kinh Viên Giác nói lên lý tưởng Bồ-tát dựa trên tinh thần liễu tri sanh tử. Hành giả tu tập thấy sanh tử không phải là một thứ gì đáng ghét và ghê gớm như một đống rác hôi hám nên vứt bỏ càng sớm càng tốt, mà rác cũng có tính ưu việt của nó, đây là mặt tích cực của sinh tử trên con đường chứng đắc Phật quả. Cũng nhờ đó mà chúng ta bảo, Bồ-tát có sự nhớ ơn sâu sắc sanh tửchúng sanh.

2. Cơ sở hoá độ của Bồ-tát:

Danh từ Bồ-tát, không biết từ lúc nào đã đi vào lòng người như một hình ảnh lung linh và điển hình. Chúng ta có thể bắt gặp Bồ-tát qua những hình ảnh rất quen thuộc như Bồ-tát Di Lặc, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Phổ Hiền v.v... hoặc qua hình ảnh chư vị Thánh tăng trọn đời hy sinh cho sự nghiệp xiển dương chánh pháp, hóa độ chúng sanh. Bên cạnh đó, vị Bồ-tát còn được biết đến dưới nhiều hình tướng dung dị tùy cơ nghi phụng sự cõi Ta-bà.

Bồ-tát đạo là con đường không dễ thực hành trọn vẹn. Nếu tâm niệm không kiên định, ý chí không vững bền, không mang trong mình đại nguyệnThượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” thì hành giả sẽ chẳng bao giờ đi trọn trên hành trình nhiệm mầu mà lắm gian nan đó cả.

Dĩ nhiên, chúng ta không thể nói hết những phẩm tính của Bồ-tát, bởi trong quá trình thăng tiến qua nhiều kiếp sống, những đức tính nào con người có thể có, đều được khai triển một cách hoàn hảo ở nơi một Bồ-tát. Trong bài viết giới hạn này, chúng ta chỉ đề cập đến những phẩm cách của Bồ-tát dựa trên tinh thần Kinh Viên Giác mà thôi. Cơ sở hoá độ là kết quả có được của hành giả, hay có thể hiểu, đó là con đường mà một vị Bồ-tát phải đi, phải thành tựu dựa trên vô lượng pháp môn tu tập từ sơ phát tâm đến khi vượt qua Thập địa. Căn cứ vào đó mà Viên Giác chia Bồ-tát thành bốn đẳng cấp theo quá trình tu chứng gồm: phàm phu, trước Thập địa, nhập Thập địaPhật địa Viên Giác. Tu theo từng cấp độ như thế gọi là tiệm tu, còn tu tậpthành đạo nhanh chóng nhờ thượng căn gọi là đốn tu.

Qua từng phẩm Kinh Viên Giác, chúng ta thấy phẩm cách Bồ-tát được Thế-tôn dạy rất căn bảncặn kẽ sau mỗi vấn đề được đặt ra của các vị Đại Bồ-tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Phổ Nhãn, Kim Cang Tạng, Oai Đức Tự Tại... Phẩm cách thuộc về phần tự độ, chính là pháp môn tu tập. Và xuyên suốt cả bổn Kinh, Thế-tôn không dạy gì ngoài giáo lý căn bản như Duyên Khởi, Ngũ uẩn, Niệm Xứ, ... đó gọi là Đại Đà-la-ni (大陀羅尼), lưu xuất hết thảy Chân như thanh tịnh, Bồ đề, Niết bàn cũng như Ba-la-mật, cũng gọi là Nhân địa của Như-lai (因地如來) hay Pháp hạnh Nhơn địa (因地法行). Bồ-tát phải tu tập diệt trừ vô minh như trừ đi cơn bệnh lâu ngày. Tiếp theo những câu hỏi của Ngài Văn ThùPhổ Hiền, Ngài Phổ Nhãn đã đặt vấn đề cầu xin đức Phật khai thị thật vô cùng thiết thựctrở thành nội dung chuẩn mực thâu tóm toàn bộ bản Kinh: “Mong Phật vì những chúng Bồ-tát trong hội này và vì tất cả chúng sanh đời mạt pháp giảng nói các vấn đề thứ lớp tu hành của Bồ-tát: Làm sao tư duy? Làm sao trú trì? Chúng sanh chưa ngộ làm phương tiện gì khiến cho tất cả đều được khai ngộ?” (云 何 思 惟? 云 何 住 持? 眾 生 未 悟 作 何 方 便 普 令 開 悟 ?) (Phẩm Phổ Nhãn Bồ-tát vấn Phật, thứ 3).

Câu hỏi trên cũng tương tự như câu mà Trưởng lão Tu-bồ-đề đã hỏi đức Phật ở Kinh Kim Cương: “Thế-tôn! Những thiện namthiện nữ muốn phát tâm vô thượng Chánh đẳng giác thì nên trú tâm vào đâu? Nên điều phục tâm như thế nào?” (世 尊! 善 男 子, 善 女
人, 發 阿 耨 多 羅 三 藐 三 菩 提 心, 應 云 何 住?
云 何 降 伏 其 心?) (Kinh Kim Cương, đoạn Thiện Hiện khải thỉnh, thứ 2). 

Xuyên suốt bản Kinh với những lời cầu thỉnh về phương pháp tu tập của chư Đại Bồ-tát, Thế-tôn đã trả lời với những cách khác nhau nhưng đều y cứ những pháp môn căn bản dựa trên nền tảng Thiền định. Trong Thiền định, hành giả phải liễu đạt rõ ràng bản chất của Vô minh. Chính vô minh là đầu mối của mọi sanh tử khổ đau và gây không biết bao nhiêu nhiệt não chông gai cho người hành đạo.

Ở những phẩm đầu tiên, đức Phật đề cập tổng quát về Vô minh, trong những phẩm tiếp theo, Ngài đã chỉ tận gốc rễ sự vô minh gây khổ đau là vì tham ái và dục phát sinh mà không thể chánh niệm tỉnh giác được. Phẩm Di-lặc Bồ-tát vấn Phật, Như-lai đã dạy rất rõ, sở dĩ chúng sanh luân hồi mãi trong bùn lầy tử sinh là do bị tham ái và dục chiếm hữu. Vì thế, Bồ-tát tu tập cần phải thấy một cách tường tận: vòng xoáy luân hồi, Ái là căn bản. Do các dục giúp ái tánh phát sinh, nên khiến sanh tử nối nhau. Dục nương ái sanh, Mạng nương dục mà có. Ái mạng của chúng sanh lại nương nơi gốc dục. Ái dục là nhân, Ái mạng là quả.

Nói như vậy có nghĩa hành giả muốn bước đi trên lộ trình của Bồ tát phải quán chiếu gốc rễ sanh tử do ái để từ đó đoạn trừ, tức phải nhìn thấy bản chất của ái, vị ngọt của ái, sự tập khởi của ái và sự đoạn diệt của ái một cách triệt để. Điều này không phải dễ dàng vì chúng ta có mặt ở cuộc đời này cũng từ tham ái, cần phải nỗ lực thắng lướt mọi thói quen, mọi tư duy sai lầm bằng cách khởi Chánh tri kiến nhằm bỏ Lý chướngquyết tâm cắt đứt nguyên nhân sanh tử nhằm bỏ Sự chướng.

Bồ-tát phải cầu tất cả Chánh tri kiến để định hướng việc tu tập chuẩn mực, điều này cần đến những tinh tấn trong thiền định mà phẩm Oai Đức Tự Tại Bồ-tát Vấn Phật đã sơ lược có ba phương pháp:

Thứ nhất, tu tập Xa-ma-tha (奢 摩 他) dần dần khiến tâm vắng lặng như gương chiếu. Đây cũng gọi là tu Thiền Chỉ. Thứ hai, tu tập Tam-ma-bát-đề (三 摩 缽 提) dần dần nhìn thấy các pháp đều như huyễn như mộng nhằm viễn ly tham muốn chấp thủ. Đây cũng gọi là tu Thiền Quán. Thứ ba, tu tập Thiền-na (禪 那) dần dần lặng dứt mọi tâm niệm như âm thanh im bặt trong đồ vật, không bao giờ còn cơ hội vọng thanh nữa. Đây cũng gọi là đoạn phân biệt nhằm thấy thật tướng.

Vận dụng ba pháp Thiềp tập này, cũng có nghĩa là chúng ta hành trì Thiền Tứ Niệm Xứ:

Niệm Thân tức quay lại quán chiếu thân Tứ Đại dựa trên những đặc tính Khổ, Vô thường, Vô ngã

Niệm Thọ tức nhìn vào những cảm thọ về khổ, vui, không khổ không vui dựa trên những đặc tính Khổ, Vô thường, Vô ngã;

Niệm Tâm tức trở lại nhìn vào những chuyển biến của tâm thức nhằm có thể điều khiển tâm một cách thiện xảo dựa trên những đặc tính Khổ, Vô thường, Vô ngã;

Niệm Pháp tức nhìn vào những hiện tượng hiện hữu giữa cuộc đời dựa trên những đặc tính Khổ, Vô thường, Vô ngã.

Đó chính là những pháp tu truyền thống mà bất kì Kinh điển nào chúng ta cũng có thể thấy được, và Kinh Viên Giác cũng không nằm ngoài trường hợp ấy. Bên cạnh đó, có một điều mà Bồ-tát luôn luôn khắc ghi trong từng tâm niệm, đó chính là vấn đề giữ giới. Ngài Phổ Nhãn sau khi hỏi pháp tu tập cho Bồ-tát đã được Thế-tôn dạy, muốn cầu tâm thanh tịnh viên giác của chư Như-lai, phải nên chánh niệm xa lìa các huyễn, trước y theo hạnh Xa-ma-tha của Như-lai, giữ kỹ cấm giới, xử an đồ chúng... (欲 求 如 來 淨 圓 覺 心, 應 當 正 念, 遠 離 諸 幻, 先 依 如 來 奢 藦 他 行, 肩 持 禁 戒, 安 處 徒 眾...). Giới là pháp hành không thể thiếu với một đệ tử Phật xuất gia cũng như tại gia. Giới là chánh thuận với căn bản của Giải thoát, nhờ giới mà Thiền định được thành tựu, và Trí tuệ nương đây mà được quán triệt. Trong các chúng hội, giới luật nào cũng được đặt nền tảng dựa vào Ngũ giới, những giới sau đều khai triển từ đây mà thành.

Bồ-tát vì lòng từ bi, giới luật trở thành phục sức tốt đẹp nhất trên bước đường tu tập và hoằng hoá. Giới là hiện thân của Tánh giác. Khi chưa thấy Tánh, một người chìm đắm trong mê mờ sanh tử cùng những ràng buộc nhỏ hẹp, tự giết chết tâm Phật của mình, đây là tội giết người nặng nhất trong những tội giết người. Khi những tư tưởng mê lầm tiếo tục sanh khởi và kéo dài, ta tự huỷ báng kho tàng Phật pháp, làm hư hao công đức, đó là lúc ta trở thành tên cướp giựt nguy hiểm.

Khi những mê lầm sanh khởitiếp tục được nuôi dưỡng, ta sẽ mãi tạo thêm nghiệp bất thiện, mãi bắt tay mê mờ theo những thói quen đau khổ, đó là lúc ta mắc tội tà hạnh. Khi mù quáng với những tư tưởng sai lầm, ta dù diễn nói pháp tới đâu cũng rơi vào tội đại vọng ngữ chứ có ích gì. Khi bị cô lập trong tư tưởng sai lầm, trí tuệ không thể phát sinh, mọi thấy biết đều mập mờ, đó là lúc tâm trí ta không khác gì một gã say rượu. Ngược lại với những điều trên là một hành giả được mệnh danh giữ giới thanh tịnh, không có chút tỳ vết, hàng được bậc Thánh ca ngợi. Một vị Bồ-tát phải nhìn giới luật trên bình diện đó nhằm thăng tiến hơn đạo hạnh, để biết rằng, giữ giới chân thậtcon đường giác ngộ nhanh nhất trong việc thấy bộ mặt rõ ràng của bản tánh.

Khi những phẩm cách Bồ-tát đã thành tựu thì lại bước qua địa vị khác-địa vị Bồ tát thượng thủ, “Bồ-tát chẳng cầu pháp trói buộc, chẳng cầu pháp cởi mở, chẳng ưa Niết-bàn, chẳng kỉnh người trì giới, chẳng ghét người phá giới, chẳng trọng kẻ quen lâu, chẳng khinh người mới học, vì tất cả đều là giác tánh” (不 與 法 缚, 不 求 法 脫 , 不 厭 生 死 , 不 愛 涅 槃, 不 敬 持 戒, 不 憎 毀 禁, 不 重 久 習, 不 輕 初 學, 何以 故? 一 切 覺 故!) (Phẩm Phổ Nhãn Bồ-tát vấn Phật, thứ 3).

Vì thế, theo Kinh Viên Giác, Bồ-tát được định nghĩa là người xa lìa cấu huyễn (對 離 幻 垢, 說 名 菩 薩), cũng đồng với nghĩa “Tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời mạt pháp trước hết phải dứt hết vô thỉ cội rễ luân hồi” (一 切 菩 薩, 及 未 世 眾 生 先 斷 無 始 輪 回 根 本) (Phẩm Kim Cang Tạng Bồ-tát vấn Phật, thứ 4).

Ngay đây đã thiết lập một niềm tin lớn để hành giả nỗ lực tu tập nhằm đoạn tận mọi tham ái chấp trước - vốn là căn bản luân hồiNiềm tin hễ đã lớn mạnh thì vạn pháp rất chóng thành tựu. Lời dạy đã đầy đủ cho một vị Bồ-tát, chúng ta chỉ còn việc lên đường, dấn thân mới mong thể nhập được vào chân lý thù thắng được.

3. Phương tiện hoá độ của Bồ-tát:

Bồ-tát vào cuộc đờinguyện lực từ bi hoá độ vô sô chúng sanh chứ không phải do nghiệp lực luân hồi như bao loại khác. Trong và sau khi hành trì chánh pháp, Bồ-tát luôn giữ trong mình những lý tưởng cao quý. Tất cả những lý tưởng đó không nằm ngoài mục đích tự độ và độ tha dựa vào các tác nhân Trí tuệTừ bi.

Nhờ Trí tuệTừ bi soi rọi mà Bồ-tát nhận chân được thế nào là con đường sáng, thế nào là hạnh phúc tối thượng, thế nào là con đường đem hạnh phúc tối thượng đó ban trải cho hết thảy chúng sanh một cách thù thắng. Tất nhiên, lý tưởng độ tha của Bồ-tát phải song hành cùng tinh thần tự độ như sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nước với sữa không thể tách rời. Hạnh phúc tự độ được nhắc nhở khá rõ ràngbài kệ Phẩm Phổ Nhãn:

普 眼 汝 當 知
一 切 諸 眾 生
身 心 皆 如 幻
身 相 屬 四 大
心 性 歸 六 塵
四 大 體 各 離
誰 為 和 合 者
如 是 漸 修 行
一 切 悉 清 淨
一 切 佛 世 界
猶 如 虚 空 崋
三 世 悉 平 等
畢 竟 無 來 去
初 發 心 菩 薩
及 未 世 眾 生
欲 求 入 佛 道
應 如 是 修 習

“Phổ Nhãn ông nên biết
Tất cả các chúng sanh
Thân tâm đều như huyễn
Thân tướng thuộc bốn đại
Tâm tánh thuộc sáu trần
Thể bốn đại đều lìa
Cái gì là hoà hợp?
Thứ lớp tu như vậy
Tất cả đều thanh tịnh
... ...
Hết thảy thế giới Phật
Cũng như hoa hư không
Ba đời đều bình đẳng
Rốt ráo không lai khứ
Bồ tát mới phát tâm
Cùng chúng sanh đời mạt
Muốn cầu vào Phật đạo
Phải tu tập như thế.”

Từ việc ý thức tự độ như thế, Trí tuệ phát khởi khiến Bồ-tát tự nhiên nuôi dưỡng lớn mạnh và thành tựu hạnh Từ bi, tức hạnh nguyện cứu độ hết thảy chúng sanh. Cả bản Kinh Viên Giác đều thể hiện mục đích Độ tha rất rõ ràngthiết thực. Mỗi phẩm Kinh đều được bắt đầu với những câu hỏi của chư Đại Bồ-tát, cụ thể từ phương pháp hành trì (Trí tuệ), đến hạnh nguyện hoằng hoá (Từ bi). Thật ra, khi chúng ta biết trau dồi phẩm hạnh cho mình thì từ bi hay nói cách khác, ánh mắt nhìn chúng sanh cũng sẽ rộng rãibao dung hơn. Không thể tìm thấy lòng yêu thương đích thực ở một người chẳng bao giờ biết chăm sóc tâm linh cho chính mình. Vì thế, ở Kinh Viên Giác, tất cả những câu hỏi của chư Bồ-tát đặt ra đều thành tựu hai mặt Cơ sở và Phương tiện hoá độ, tức thành tựuThượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sanh”. Bồ-tát tu tập thấy rõ lý Duyên Sinh, không một pháp nào tồn tại độc lập, Sự Lý viên dungtương tức tương nhập, dù tất cả đều hiện hữu như Hư Không hoa nhưng phải khởi từ bi tâm quảng đại để biến cõi Ta-bà thành Hoa Tạng Thế Giới Hải, như Kinh Lăng Già có dạy:

世 間 離 生 滅
猶 如 虚 空 華
智 不 得 有 無
而 興 大 悲 心
Thế gian ly sanh diệt

Do như hư không hoa

Trí bất đắc hữu vô

Nhi hưng đại bi tâm
”.

Mười hai vị Bồ-tát đặt mười hai câu hỏi thiết thực trên lộ trình giải thoát. Mỗi câu hỏi mở ra một phương trời sáng cho chúng ta nhuyền nhuyễn trong lý tưởng thanh cao. “Bồ-tát trở vào trần lao độ các chúng sanh phải lập bao nhiêu phương tiện giáo hoá?” (迴 入 塵 勞, 當 設 幾 種 教 化 方 便 度 諸 眾 生?) (Phẩm Di-lặc Bồ-tát vấn Phật, thứ 5). Câu hỏi trên của Ngài Di-lặc cùng tất cả những câu hỏi tương tự vậy đều thiết lập niềm tin cho mỗi hành giả, giúp hành giả có cơ hội nhập vào hàng Thánh chúng. Lý tưởng Bồ-tát nhờ đây được thành mãn. Nhờ có Chánh Tri Kiến (điều mà Thế-tôn đã dạy đi dạy lại nhiều lần trong bản Kinh), Bồ-tát tu hành như thế, thứ lớp như thế, tư duy như thế, trụ trì như thế, phương tiện như thế, khai ngộ như thế, cầu pháp như thế, thấy năng sở đều không, chẳng cầu cảnh chứng. Và nhờ vào niềm tin kiên lập, Bồ-tát vào đời hoá độ chúng sanh không biết mệt mõi, chỉ mong chúng sanh thành tựu đạo nghiệp nhằm viễn ly mọi ràng buộc của ác pháp.

Như mũi tên bắn ngang đường chim bay khiến nó đoạn mạng, cũng như thế, Bồ-tát vào đời với tâm từ bi, dùng mọi phương tiện thiện xảo đoạn tận nghiệp chướng cho chúng sanh, khiến tất cả đều được thâu nhiếp trong căn bản của Pháp. Đây chính là lý tưởng tột vời mà hành giả cần định hướng và tinh tấn tu tập.

Bồ-tát khi trở lại suy xét chính mình thì cũng trong lúc ấy thấy được những tâm tánhchúng sanh. Sở dĩ như vậy vì tâm chúng sanh không ngoài tâm hành giả, cùng đeo mang những cảnh nghiệp, cùng chung nguyên nhân luân hồi, do đây tâm từ bi thêm lan toả trùm phủ lên người thân kẻ sơ, người nhanh kẻ lụt. Dần dần, khi tâm từ câu hữu lên khắp mọi đối tượng thì khái niệm về Ngã tướng, Nhơn tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng sẽ nhanh chóng được đoạn tận, như một người nhìn thấy huyễn pháp thì huyễn pháp tự trừ, biết được huyễn thuật sư đang biểu diễn thì những cảnh tượng mê hoặc được tạo ra không làm ta chướng ngại nữa. Cầu tất cả chánh tri kiến thì chánh tri kiến đó chính là thiện hữu, nhờ đó bốn thứ bệnh về Tác (làm), Nhậm (mặc), Chỉ (ngăn), Diệt (đứt) lập tức tiêu trừ và không còn cơ hội trở lại hại Thánh chủng của ta nữa.

Tất cả điều này sẽ thành tựu khi nào hành giả vào đời dùng tâm từ bi làm phương tiện mở bày những người chưa ngộ (菩 薩 唯 以 大 悲 方 便, 入 諸 世 間 開 發 未 悟). “Tâm đại bi (mahàkarumà) vốn là tinh thể của tam muội (samàdhi) vì bi tâmthân thể (saria), là cửa ngõ (mukha), là tiền đạo (Purvangama) của nó và là phương tiện tự hiện thân khắp vũ trụ. Nếu khônglòng từ bi, Tam muội của Phật dù có siêu nhập thế nào sẽ không có giá trị trong cuộc diễn xuất của một Kịch trường tâm linh vĩ đại. Đây quả là chỗ sai biệt giữa Đại thừa và tất cả các giáo thuyết đã có trước trong lịch sử đạo Phật...” (Thiền luận, Suzuki tập hạ, trích dẫn theo HT. Đức Thanh, Giáo trình Viên Giác, HVPGVN tai Huế 2007, tr 34). Đó được gọi là y cứ nguyện lực từ vô thỉ mà tâm thanh tịnh trong mỗi chúng ta đều viên chiếu tròn đầy.

Cuộc sống dù thế nào đi nữa, việc tu tập dù gặp bao nhiêu trắc trở đi nữa, hành giả cũng phải một lòng thương tưởng đến các chúng sanh đời mạt pháp, phải làm sao khiến tất cả đều an trú trong chánh pháp tuyệt đối mà chư Phật trong mười phương ba đời luôn tán thán. Tâm từ bình đẳng như hư không chẳng luận gò đồi hay vực thẳm, được Kinh Viên Giác gọi là “Bất xả vô giá đại bi” (不 捨 無 这 大 悲). Đạo quả này được thành tựu nhờ Bồ-tát đã quán triệt tâm mình và quán triệt tâm tha nhân, thấy rõ Tứ đế, Duyên khởi, Vô ngã y như cảm nhận được hơi thở của mình. Khi đã giác ngộ hay đang tiến dần trên con đường giác ngộ, Bồ-tát không bao giờ để rơi chúng sanh để an vui trong Niết-bàn. Mười hai vị Đại Bồ-tát trong Kinh Viên Giác chắc chắn đã thâm đạt giáo lý Như-lai, các Ngài phương tiện đặt câu hỏi trước đức Phật chỉ nhằm mục đích khiến các chúng sanh khác nương nơi đây mà biết được pháp môn tu tập, bởi trí tuệ phàm phu làm sao có thể hiểu được chân lý biểu hiện như thế nào mà thỉnh cầu. Chừng đó thôi, cũng đủ để thấy được lý tưởng Bồ-tát thâm sâu và đáng thực tập đến chừng nào.

Để kết thúc một vài nhận định về lý tưởng Bồ-tát trong Kinh Viên Giác, xin trích lời dạy vô cùng rõ ràngđức Phật đã thuyết giảng ở Phẩm Phổ Giác Bồ-tát vấn Phật: “Trong đời mạt, chúng sanh muốn cầu Viên giác, nên phát tâm mà nói lên rằng, tất cả chúng sanh tận cõi hư không, ta đều khiến vào hết trong Viên Giác rốt ráo” (末 世 眾 生, 欲 求 圓 覺, 應 當 發 心 作 如 是 言: 盡 於 虚 空, 一 切 眾 生, 我 皆 令 入 究 竟 圓 覺).

Nhận địnhkết luận:

Này các Tỷ-kheo, Ta đã được giải thoát khỏi tất cả bẫy sập ở Thiên giớiNhân giới. Này các Tỷ-kheo, các Ông cũng được giải thoát khỏi tất cả bẫy sập ở Thiên giớiNhân giới. Này các Tỷ-kheo, hãy du hànhhạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiênloài Người. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Hãy tuyên thuyết Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Có các chúng sanh sanh ra ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe pháp sẽ đi đến hoại diệt. Họ sẽ trở thành những vị thâm hiểu Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ đi đến Uruvelà, thị trấn Senà để thuyết pháp...” (ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, Tương Ưng Ác Ma, Phẩm thứ I, Bẫy Sập, tr234-235).

Đây được xem như lời nói nhân bản đầu tiên bắt đầu cho cuộc hoằng dương chánh pháp với sự góp mặt của các đại đệ tử đức Phật, và việc làm lợi ích cho số đông này vẫn mãi được duy trì cho đến ngày nay. Có thể khẳng định, rằng, tư tưởng Bồ-tát đạo đã được manh nha và phát triển trong những ngày đầu từ lúc Thế-tôn thành tựu Vô thượng Chánh Đẳng Giác, bởi tinh thần sống của Tăng chúng không phải hưởng thụ những lợi ích riêng mình, không phải khổ hạnh mong xa lìa nghiệp cảm, mà vì hạnh phúc cho cả cộng đồng những nơi các Ngài có mặt. Các Tỷ-kheo đã bắt đầu hành Như Lai sự với tinh thần dấn thân; đi khất thực; tùy duyên giáo hóa; đem đời sống xuất ly ươm mầm trong tâm thức tha nhân; chỉ cho mọi người thấy được đâu là con đường sáng để thành tựu phạm hạnh, đâu là ngõ cụt có thể đưa đến thối đọa. Giáo đoàn hầu như đã thiết lập lại một trật tự sống phát xuất từ nội tâm cho tất cả các tầng lớp thời bấy giờ, bằng những lời dạy hết sức bình thường mà bất kì ai, thuộc tầng lớp giai cấp nào cũng có thể hành trì được.

Thế-tôn đã khẳng định, Ngài thuyết pháp không vì tranh chấp, tranh cãi, chiến tranh, luận tranh, mà vì mục đích giải thoát, cho nên, những gì bậc trí tán thán, Ngài cũng tán thán; những gì bậc chân nhân không chấp nhận, Ngài cũng không chấp nhận (Xem Tương Ưng Bộ III, Phẩm V, Bông Hoa, Tu Thư Phật Học Vạn Hạnh, 1982, tr 165-166).

Chúng sanh có tám vạn bốn ngàn căn bệnh khó chữa gói gọn trong tham-sân-si thì giáo lý Phật-đà có đến tám vạn bốn ngàn pháp môn đối trịdiệt trừ tận gốc mọi căn bệnh đó. 

Giáo lý mỗi nơi phô diễn mỗi cách khác nhau, theo mỗi ngôn ngữ khác nhau, theo
một trình độ nhận thức khác nhau tuỳ vào căn cơ đối tượng, đôi khi nó được ám chỉ là Pháp Độc Nhất và Kỳ Diệu; đôi khi là Viên Giác; đôi khi là Tổng trì (Đà-la-ni); đôi khi là Cõi Giới, đôi khi là Tịnh Độ; có nơi là Pháp Giới của Hoa Nghiêm; có nơi là Như-lai Tạng; có nơi là Phật Hương Tích, A Di Đà, Dược Sư, Phổ Hiền, Văn Thù, Di Lặc, Biện Âm,... Tất cả tên này đều chỉ rõ Nhất Tâm. Bản tánh của tâm này là bản nguyên chư Phật, nó là tên của tất cả các Kinh. Kinh Viên Giác cũng nằm trong nghĩa thâm mật đó.

Chúng ta phải nhận ra, mọi lời thuyết pháp của chư Phật đều nhằm chỉ thẳng tâm, không nên bám chặt vào tên và lời, bởi đó chỉ là ngón tay đưa lên, còn đích chúng ta thấy phải là mặt trăng vằng vặc vượt ra khỏi giới hạn của ngón tay kia. Nếu không như vậy, tất cả pháp ấy sẽ trở thành thuốc độc, hành giả sẽ phải thừa tự, sẽ phải là chủ nhân của ác nghiệp. Bất kỳ ở thời pháp và bản Kinh nào, chúng ta cũng phải dùng trí tuệ soi rọi, thấy được cốt yếu nội dung không ra ngoài Cơ sở hoá độ (Phẩm Cách tu tập) và Phương pháp hoá độ (Lý tưởng hoá độ chúng sanh).  Hai nội dung này đan xen vào nhau không thể tách rời, một nội dung thành tựu thì nội dung còn lại cũng dựa vào đó để viên mãnSở dĩ phải phân chia bố cục như trên chỉ để chúng ta thấu hiểu được dễ dàng mà thôi, chứ thật ra, chỉ cần đọc, hoặc là Cơ sở hoá độ của Bồ-tát, hoặc là Phương pháp hoá độ của Bồ-tát, thì chúng ta có thể hiểu được chi phần còn lại. Kinh Viên Giác đã trình bày rất cụ thể hai nội dung trên từ phẩm đầu tiên cho đến phẩm cuối cùng.

Điểm then chốt trong mỗi từ mỗi ngữ nhằm giúp chúng sanh Kiến tánh để không phụ lòng với lời dạy, Giáo pháp của Như-lai là đến để mà thấy chứ không phải để chiêm ngưỡng như một triết lý mông lung. Giáo lý ấy thật dễ hiểu, gói gọn hoàn toàn vào hai từ “Trí Tuệ” và “Từ Bi”, nhưng chứng đạt được thì điều không phải dễ dàng. Và đó là chân trời mênh mông mà mỗi chúng ta đều có quyền lựa chọn và dấn thân!

Bồ-tát phát nguyện hoá độ tất cả chúng sanh vào Niết-bàn (Hạ hoá chúng sanh - lý tưởng độ tha) mà thật ra không thấy chúng sanh nào chân thật được độ (Thượng cầu Phật đạo - phẩm cách tự độ) (善 男 子, 善 女 人, 發 阿 耨 多 羅 三 藐 三 菩 提 心 者, 當 生 如 是 心: 我 應 滅 度 一 切 眾 生 已 而 無 有 一 眾 生 實 滅 度 者) (Kinh Kim Cương, đoạn 17, Cứu cánh Vô ngã), đó là tư tưởng cốt yếu của tất cả những bản Kinh Phật giáo.

Kinh Viên Giác với cái nhìn như thật đang là của các pháp cũng mở ra phương trời rất mới, ở đó chúng ta thấy được đường đi của chư Bồ-tát cũng như nền tảng hoá độ chúng sanh của các Ngài. Sự thông biện giáo pháp, tâm từ bi bình đẳng luôn là những gì được đề cao và được đức Phật nhắc đi nhắc lại, tạo thành chuẩn mực sống của đệ tử Như-lai trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Viên Giác, tựa đề bản Kinh cũng đã cho ta thấy được phần nào diệu dụng của bản Kinh, muốn hết thảy chúng sanh thực hành Bồ-tát đạo và đều được an trú trong sự nhiệm mầu này nhờ thành mãn Vô ngã, Vô nhơn, Vô chúng sanh, Vô thọ giả. Chúng sanh bệnh là Bồ-tát bệnh, vì thế, Bồ-tát phải nỗ lực tìm cầu diệu dược cứu độ cho mình và cứu độ cho chúng sanh. Những căn bệnh do Vô minh, Tham ái, Dục vọng, Chấp thủ... hễ còn hoành hành là Bồ-tát còn hiện thân chữa trị cứu độ, có nghĩa là tinh thần Viên Giác vẫn còn lưu bố rộng khắp.

Chúng ta, những hành giả đang đi trên con đường thiêng liêng cao quý đó, cũng phải tinh tấn lòng dặn lòng nuôi dưỡng tâm từ cùng tăng trưởng trí tuệ, tự mình vượt qua bộc lưu và giúp người khác vượt qua bộc lưu. Đó chính là sự tri ân Tam bảo đúng nghĩa và thiết thực nhất, cũng là mục đích mà Kinh Viên Giác muốn trao truyền.

THAM KHẢO:

1. Lăng già a bạt đa la bảo kinh
楞 伽阿跋多羅寶經. Lưu Tống, Cầu Na Bạt Đà La dịch, ĐTK 16, 479. Số hiệu 670.
2. Đại thừa nhập lăng già kinh
大 乘入楞伽經. Đường, Thật Xoa Nan Đà dịch, ĐTK 16, 587. Số hiệu 672.
3. Kim cương bát nhã ba la mật kinh 金剛般若波羅蜜經. Diêu Tần Tam
Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch, ĐTK 8, 78. Số hiệu: 235.
4. Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm
Kinh Nhập Pháp Giới Phẩm 大方廣佛華嚴經入法界品. Đường Địa Bà Ha La dịch. ĐTK số hiệu 295.
5. Kinh Viên Giác. Thích Viên Đức dịch.Saigon: Bản in Ronéo.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22947)
Trong quyển sách này, ngài Dhammika giải đáp những thắc mắc về giáo huấn của Đức Phật mà người ta thường nêu lên để hỏi ngài. Lối trả lời của ngài thật là chính xác, rõ ràngminh bạch.
(Xem: 22472)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
(Xem: 21745)
Khi từ bỏ những nơi chốn không thuận lợi, những cảm xúc hỗn loạn dần dần phai nhạt; Khi không có những phóng dật, các hoạt động tích cực phát triển một cách tự nhiên...
(Xem: 23318)
Tinh tấn có ba phương diện. Phương diện thứ nhất được gọi là “tinh tấn giống như áo giáp,” là để phát triển một dũng khíchịu đựng đầy hoan hỉ...
(Xem: 21181)
“Phật” không phải là một tên riêng, mà là một danh hiệu chỉ định “một người tỉnh thức” hay “một người giác ngộ.” Về tâm linh, điều này ngụ ý rằng phần đông chúng ta được xem như là “đang ngủ”...
(Xem: 21762)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22225)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23601)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20416)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20047)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21945)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24736)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 18982)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 30968)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 23977)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27758)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26504)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 38116)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18799)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18430)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 19948)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 19029)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23139)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 22902)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 18707)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15843)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18842)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19644)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20145)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19947)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18110)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 16409)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16915)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39222)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 26045)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20093)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18842)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24048)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29105)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22899)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30937)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 20997)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26846)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20663)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26244)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23317)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19815)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 15822)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 19838)
Chân lý tự chứng (bản thân của Thực Tại) thì không phải một, không phải hai (bất nhị). Do năng lực tự chứng này mà (Thực Tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác...
(Xem: 28948)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 20679)
Chính tínniềm tin chân chính, chính xác, là sự tin hiểu chính thống, là sự tin tưởnghành trì ngay thẳng, là sự tin tưởng và nương tựa đúng đắn.
(Xem: 19412)
Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng ( equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối với tất cả hữu - tình...
(Xem: 30482)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 36415)
Hòa Thượng Tịnh Không, chủ giảng những bài pháp thoại của tập sách này, hiện nay là một danh tăng của Phật giáo thế giới, người có công làm phát triển Phật giáo phương Tây...
(Xem: 33199)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35539)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 20966)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết họcthi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nởẤn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
(Xem: 21910)
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo.
(Xem: 25252)
Các Phật tử, Bồ Tát ban sơ phát Bồ Đề tâm, ví như biển lớn lúc ban đầu từ từ sinh khởi, phải hiểu đó là chỗ chứa cho các châu báu như ý giá trị từ hạ trung thượng cho đến vô giá...
(Xem: 25784)
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant