Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

01. Ngày thứ nhất

12 Tháng Mười 201200:00(Xem: 14477)
01. Ngày thứ nhất

TỨ NIỆM XỨ GIẢNG GIẢI

Tác giả: Goenka
Dịch giả: Pháp Thông


NGÀY THỨ NHẤT

Ngày đầu tiên của khóa thiền Tứ Niệm Xứ (satipaṭṭhāna) đã qua. Kỹ thuật và việc thực hành của bạn vẫn như thế không có gì khác cả. Tuy nhiên đây là một khóa thiền đặc biệt theo nghĩa bạn sẽ cố gắng hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật liên quan đến kỹ thuật (niệm thọ). Thực ra tất cả những lời dạy của Đức Phật, tất cả các bài giảng của Đức Phật đều rất khai sáng, rất trí tuệ, rất quý giá, tựa như những phần của một chiếc bánh ngọt to lớn. Mỗi phần trong đó đều cho cùng một hương vị thơm ngon bổ dưỡng như nhau. Song, sở dĩ bài kinh Mahā-Satipaṭṭthāna (Đại niệm Xứ) được chọn vì nó đề cập chi tiết đến kỹ thuật này hơn mà thôi.

Đối với những thiền sinh kỳ cựu và nghiêm túc việc nghe những lời dạy đích thực của Đức Phật là rất bổ ích để hiểu được cả pháp hành lẫn pháp học (lý thuyết) một cách rõ ràng hơn, chi tiết hơn, và nhất là để thoát khỏi mọi sự lầm lẫn. Tiếc thay, một số thiền sinh quá sốt sắng đã bắt đầu đi dạy thiền khi chưa được huấn luyện cơ bản trong kỹ thuật này, nên đã pha trộn những thứ khác vào đó. Ở Ấn độ, những người này chỉ tham dự một vài khóa thiền. Hầu hết họ còn chấp chặt vào những tín ngưỡng riêng của họ và không có lấy một kỹ thuật riêng nào cả. Chỉ với kiến thức hời hợt về vipassanā (thiền minh sát), họ đã không thể dạy kỹ thuật này một cách đúng đắn. Kết quả là những người tham dự các khóa thiền của họ đã trở nên rất lúng túng, lầm lẫn.

Tương tự, ở phương Tây, người ta cũng đã bắt đầu dạy thiền với một căn bản của kỹ thuật (niệm thọ) này, nhưng có hơi khác. Để phân biệt, họ tự nhận là dạy thiền Tứ Niệm Xứ (satipaṭṭhāna), và nói những gì ông Goenka dạy chỉ là Vipassanā (thiền minh sát)! Điều này đã gây lúng túng không ít cho một số người. Thực ra satipaṭṭhānavipassanā vipassanāsatipaṭṭhāna không có gì khác cả. Những lời dạy trực tiếp của Đức Phật sẽ làm sáng tỏ vấn đề này. Lời dạy ấy sẽ cho chúng ta niềm cảm hứng và sự hướng dẫn, nhất là sự hiểu biết về Pháp (dhamma) ở mức thâm sâu hơn. Do đó, kỹ thuật thực hành vẫn như vậy (tức như những khóa thiền vipassanā trước), nhưng ở các buổi pháp đàm mỗi chiều chúng tôi sẽ đề cập chi tiết tới bài kinh Tứ Niệm Xứ (satipaṭṭhāna) rất quan trọng này.

Buổi đầu tiếng Pāḷi, ngôn ngữ cổ mà Đức Phật dùng để thuyết giảng, có lẽ sẽ rất mới lạ với các bạn. Dần dần rồi các bạn cũng sẽ hiểu những lời dạy ấy. Sau đó các bạn có thể phát triển được một kiến thức tương đối về ngôn ngữ. Lúc ấy Pāḷi ngữ sẽ trở nên rất hấp dẫn với bạn. Nếu bạn là một hành giả Minh sát (vipassanā) tốt bạn sẽ cảm thấy như thể những lời ấy được nói cho bạn. Tuy nhiên, ở giai đoạn ban đầu này, chỉ cần hiểu được vài chữ thôi, cũng rất là hữu ích rồi.

Ba phương diện của Pháp (Dhamma)

Có ba phương diện hay ba bước quan trọng của việc thực hành Pháp (dhamma). Thứ nhất là học pháp (pariyatti), tức là phải có kiến thức đầy đủ về lời dạy của Đức Phật. Những người không nghe hay không đọc những lời dạy của bậc Giác ngộ không thể nào hiểu được Pháp và tính chất phổ quát của nó. Họ sẽ hiểu Pháp chỉ như "Phật giáo". Họ sẽ xem Pháp như một tín ngưỡng, tín điều hay nghi thức tôn giáo, như chính bản thân họ từng bị lôi cuốn vào. Một sutavā [1] hay bậc thanh văn là người đã được nghe và sẽ hiểu pháp (dhamma) như một quy luật của phố quát, như sự thực hay tính chất phổ quát, không giới hạn cho bất kỳ một bộ phái hoặc cộng đồng nào cả. Sau khi đã nghe, một "sutavā" có thể thực hànháp dụng nó vào cuộc sống, và vì thế vị ấy là người thực sự may mắn so với một người vô văn phàm phu (assutavā), tức là người không nghe gì về sự thực phổ quát (hay Pháp - dhamma), do đó vẫn luôn bị lầm lẫn.

Nghe hay đọc những lời Pháp thuần khiết là điều rất tốt vì nó cho bạn nguồn cảm hứng và sự hướng dẫn để khởi sự việc thực hành. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chỉ thỏa mãn với kiến thức do nghe ấy mà không chịu thực hành, vì giờ đây bạn cảm thấy như mình đã biết đủ mọi thứ ở mức tri thức rồi, thời kiến thức tự nó sẽ trở thành chẳng khác gì một trò chơi phục vụ tín ngưỡng. Thực sự bạn không biết gì cả bởi vì kinh nghiệm trực tiếp đã vắng mặt. Bạn chỉ chấp nhận sự thực mà không thực hành, điều này thậm chí có thể trở thành một chướng ngại cho sự giải thoát. Bởi thế mọi sutavā (thinh văn) đều phải bước vào thực hành.

Patipaṭṭi, bước kế tiếp, là thực hành Pháp (dhamma). Trong một bài kinh khác Đức Phật dạy: Supaṭipanno Bhagavato Sāvaka-saṅgho.

Chư Tăng, thinh văn đệ tử Phật, là các bậc thiện hạnh. Ở đây chữ sāvaka đồng nghĩa với sutavā - thinh văn hay bậc nghe pháp đầy đủ. Do đó, sāvaka-saṅgho có nghĩa: Tăng (saṅgha) là các bậc thinh văn (sāvaka), đã được nghe lời dạy bảo của Đức Phật và bắt đầu bước đi trên đạo lộ một cách chân chính - đó là "supaṭipanno", thiện hạnh hay khéo thực hành. Bước đi trên đạo lộ này các vị sẽ đạt đến đích cuối cùng của sự giải thoát viên mãn. Hành pháp (patipaṭṭi) sẽ làm được điều này, chứ không phải một mình học pháp (pariyatti). Với pháp học (pariyatti) bạn hiểu rằng là một con người, một thành viên của xã hội, bạn phải sống một cuộc sống đạo đức trong gia đình bạn và trong xã hội. Nếu bạn khuấy động sự bình yên và hòa hợp của người khác, làm thế nào bạn có thể cảm nghiệm được sự bình yên và hòa hợp trong chính mình? Vì thế bạn tránh mọi hành động bằng thân và khẩu (lời nói) nào làm tổn thương và có hại cho người khác. Bạn tránh sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời thô ác, nói lời chia rẽ hoặc những lời vô ích, vô nghĩa phí thì giờ của bạn và phí thì giờ của người khác. Bạn cũng hiểu rằng bằng cách tránh những hành động bất thiện này bạn thực sự làm ơn cho bản thân mình chứ không phải cho người khác. Vì sao? Những hành động bất thiện này chắc chắn không thể được thực hiện nếu như bạn không phát sinh ô nhiễm trong tâm; như tham ái, sân hận, tự ngã, và sợ hãi. Khi bạn làm như thế, bạn đã tự làm hại mình trước. Vì lý do đó bạn hiểu được tầm quan trọng của giới - sīla.

Tuy nhiên, ngay cả với sự hiểu biết trên phương diện tri thức của bạn là thế, việc giữ giới vẫn trở nên khó khăn nếu không kiểm soát được tâm. Do đó, bạn phải thực hành định tâm (samādhi), nghĩa là bạn phải làm sao làm chủ được tâm của mình. Trong một vài trường hợp, chẳng hạn như ở môi trường của một khóa thiền vipassanā thế này, không phạm giới là điều rất dễ, song khi đã bước lên đạo lộ (giải thoát) bạn buộc phải phát triển định tâm hay làm chủ tâm. Có như thế bạn mới trở thành bậc "thiện hạnh" supaṭipanno. Hiện giờ bạn đang thực hành pháp "niệm hơi thở" - Ānāpāna, và đây là "hành pháp" - paṭipatti.

Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách, nếu không sự kiểm soát này sẽ không đưa bạn đến được bước thứ ba của sự "thông đạt" - paṭivedhana (thường dịch là pháp thành). Paṭivedhana nghĩa đen là "chọc thủng, thể nhập". Định (samādhi) của bạn sẽ tập trung trên thực tại của tự thân, đó là các hiện tượng tâm - vật lý hay danh - sắc của bạn, bởi vì hơi thởliên quan đến cả tâm lẫn thân. Tuy nhiên, khi bạn tiếp tục tiến tới bạn sẽ để ý thấy là bạn có cả một kho chứa lớn những bất tịnh tích lũy ở bên trong. Mặc dù bạn cố gắng để kiểm soát những hành động về thân và khẩu của mình, tuy thế thỉnh thoảng bạn vẫn bị những bất tịnh này áp đảo. Do đó, bạn phải đi vào chiều sâu của thực tại để nhổ bật những bất tịnh này ra.

Paññatti (chế định) là sự thực bề ngoài: sự vật có vẻ như là hay, dường như là vậy chứ không phải sự vật đúng như nó đang là. Muốn chứng kiến sự thực cùng tột bạn phải loại bỏ bức màn của sự thực chế định này, bạn phải chọc thủng, thể nhập và tách rời nó ra. Đây là Minh sát (vipassanā). Trong một bài kinh khác điều này được nói tới như:

Paññatti ṭhapetvā visesena passatī'ti vipassanā.

Paññatti ṭhapetvā có nghĩa là "sau khi đã loại bỏ sự thực chế định hay sự thực bên ngoài". Lúc đó minh sát (vipassanā) thấy (passati) mọi vật (các pháp) theo đặc tính (visesena) của chúng. Nhờ chọc thủng, thể nhập sâu vào sự thực bề ngoài, kiên cố và mạnh mẽ, những sự thực phải được mổ xẻ ra, làm cho tan ra, bạn đi vào sự thực tối hậu của những gì bạn thường gọi là "tôi", "của tôi" thực chất chỉ là cấu trúc vật lý, cấu trúc tâm lý và các nội dung tâm trí (sắc pháp tâm và sở hữu tâm). Sau khi chọc thủng toàn bộ lãnh vực của tâm và vật chất hay danh và sắc bạn có thể chứng kiến những gì vượt qua đó - hay nói khác hơn bạn thấy được sự thực tối hậu của Niết Bàn, sự thực hay chân đế vĩnh cửu, vượt ngoài toàn bộ lĩnh vực của tâm và vật chất. Việc thực hành tuệ thể nhập hay chọc thủng (paṭivedhana) này, vốn là vipassanā, sẽ dẫn đến mục tiêu cuối cùng của sự giải thoát viên mãn.

Do đó, phải hiểu rằng mục đích của việc nghe kinh trong suốt khóa thiền không chỉ để học pháp (pariyatti). Cho dù tri kiến có tính lý thuyết này có thể hữu ích như thế nào, thì ba bước - học pháp (paṭivedha), hành pháp (paṭipatti) và thể nhập hay thông đạt pháp (paṭivedhana) cũng phải được thực hiện. Ba bước này bao trùm toàn bộ lãnh vực của tuệ (paññā).

Trong những khóa thiền mười ngày các bạn đã nghe nói đến ba giai đoạn của tuệ (paññā). Suta-mayā paññā hay văn tuệ là những gì bạn đã được nghe. Nó là trí tuệ của người khác, không phải của bạn. Cintā-mayā paññā hay tư tuệ là sự suy luận dựa trên lý trí, sự hiểu biết của bạn về trí tuệ của người khác. Cả hai đều tốt, nhưng chỉ khi bạn thực hiện bước thứ ba của tu tuệ - bhāvanā-mayā paññā, để tự mình chứng kiến sự thực. Sự chứng kiến hay minh quán thường xuyên sẽ mở rộng trí tuệ của bạn ra và chính kinh nghiệm trực tiếp này sẽ đưa bạn đến mục tiêu cuối cùng.

Truyền thống Ấn Độ đã dùng những từ khác để chỉ ba loại sự thực này. Thứ nhất là Thanh đế - sadda sacca, sự thực của lời nói. Những người cuồng tín cho rằng sự thực của kinh điển phải được chấp nhận cho dù không hiểu nó. Tất nhiên, khi chứng kiến hay kinh nghiệm, điều đó có thể là thực, song chúng vẫn chỉ do nghe và do chấp thủ, chứ không phải là sự thực tự họ chứng nghiệm. Kế tiếpTỷ lượng đế - anumāna sacca, sự hiểu biết trên phương diện tri thức do suy luận. Nhìn khói suy ra có lửa. Bạn không thấy lửa thực sự mà chỉ suy luận ra. Cả hai loại sự thực này có thể là ảo tưởng, ảo giác.

Thứ ba là Tự chứng đế - paccakkha sacca, sự thực mà bạn tự mình chứng kiến, tự mình trực nhận. Toàn bộ lời dạy của bậc giác ngộ là để khích lệ bạn làm điều này. Tin vào những lời dạy của Đức Phật là điều thiết yếu, song trừ phi bạn tự mình chứng nghiệm sự thực, bằng không bạn chẳng thể nào giác ngộ. Nghe và hiểu trên phương diện tri thức là rất hữu ích, nhưng đồng thời mọi lời dạy cũng phải được tự chứng bởi những người có nguyện vọng muốn đạt đến giải thoát. Đây là những gì được dạy trong kinh Niệm Xứ - Satipaṭṭhāna Sutta, và mỗi lời dạy của bài kinh sẽ truyền cảm hứng và hướng dẫn bạn (trên bước đường tu tập giải thoát).

Sati - Niệm

Sati có nghĩa là niệm (nhận biết), chứng kiến mọi thực tại thuộc tâm và vật chất trong cấu trúc của thân. Chỉ với sự hiểu biếttrí tuệ "niệm" mới trở thành satipaṭṭhāna (niệm xứ). Ṭhāna nghĩa là được thiết lập. Paṭṭhāna là được thiết lập đúng cách, được thiết lập theo những cách khác nhau, hay pakārena:

Pakārena janātī'ti paññā

Trí tuệ (paññā) hiểu biết (jānāti) thực tại từ những góc độ khác nhau. Chứng kiến từ một góc độ duy nhất, thì sự thực bị méo mó, thiên vị. Bạn phải cố gắng thấy sự thực trong tính toàn vẹn của nó, bằng cách quan sát từ nhiều góc độ khác nhau. Lúc đó nó mới là pakārena, và trở thành trí tuệ (paññā).

Như vậy, sati hay niệm trở thành niệm xứ - satipaṭṭhāna khi nó liên kết với trí tuệ. Bất cứ khi nào Đức Phật dùng chữ sati hay sato (niệm), Ngài cũng dùng sampajāno (tỉnh giác), như trong bài kinh này: ātāpī sampajāno satimā (nhiệt tâm, tỉnh giácchánh niệm).

Ātāpī nghĩa là "nhiệt tâm". Tuy nhiên chánh niệm (sati) chỉ hoàn hảo khi nó đi với trí tuệ (tỉnh giác) sampajāno, với sự hiểu biết về bản chất của thực tại ở mức kinh nghiệm - đó là hiểu biết đặc tính vô thường (anicca), sanh và diệt cơ bản của thực tại. Do bản chất phải chịu vô thường của nó, đặc tính khổ (dukkha) cũng là tự nhiên. Thực hành với trí tuệ, bạn sẽ hiểu được đặc tính khổ hay khổ tướng với kinh nghiệm riêng của bạn. Mọi cảm thọ lạc, mọi tình huống dễ chịu đều vô thường (anicca). Mọi thứ trong cơ cấu của thân này đều chuyển thành một cái gì đó khó chịu, vì thế nó chỉ là khổ (dukkha). Quy luật của tự nhiên là như vậy. Tuy thế khuynh hướng của tâm chúng ta là dính mắc và chấp thủ vào cảm thọ lạc, và khi nó ra đi chúng ta cảm thấy vô cùng đau khổ. Đây không phải là một triết lý mà là một sự thực cần phải được kinh nghiệm bằng tuệ thông đạt hay tuệ thể nhập (paṭivedha): chia tách, mổ xẻ, làm rời ra, làm phân tán ra để đạt đến giai đoạn hoại diệt bhaṅ: chỉ có tâm và vật chất (danh và sắc) luôn luôn tương tác lẫn nhau, luôn luôn ảnh hưởng lẫn nhau, và trở thành một nhân cho sự sinh khởi của nhau dẫn đến những dòng chảy, nhưng dòng cắt, những dòng ngầm diễn tiến không ngừng trong cái bạn gọi là 'Tôi' này. Thực tại vô ngã 'anattā' trở nên rõ rệt ở mức thể nghiệm.

Vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā) này không nên xem như triết lý của một giáo phái. Những đặc tính hay tam tướng ấy không chỉ áp dụng cho người Phật tử thôi. Mọi người, đàn ông cũng như đàn bà, thuộc bất kỳ màu da hay tôn giáo nào, cũng chỉ là sự tác động qua lại thường xuyên của tâm và vật chất. Do vô minh, người ta chấp thủ vào cái tôi giả dối này, cái ảo ngã này chỉ để mang đến khổ đau mà thôi.

Quy luật của tự nhiên cũng trở nên thật rõ ràng với paṭivedhana, hay với trí tuệ thể nhập. Không có tuệ này, chỉ thuần chánh niệm sẽ không hiệu quả vì bạn vẫn sẽ cứ ở lại với sự thực bên ngoài, và không hiểu được sự thực cùng tột đích thực. Một cô gái hát xiếc trên sợi dây rất biết rõ (niệm) từng bước chân mình đi. Sinh mạng và đầu, cổ, chân, tay của cô đang nằm trong tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên cô vẫn rất xa sự giải thoát, vì cô chỉ ở với sự thực bề ngoài, không phải với trí tuệ bên trong. Niệm (sati) như thế không hoàn hảo, vì nó không được thiết lập với tuệ (hiểu biết) về vô thường, khổ, vô ngã ở mức thể nghiệm. Satipaṭṭhāna hay "niệm xứ" là niệm kèm với trí tuệ. Lúc đó nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực hành Pháp, trong việc chứng kiến sự thực. Bài kinh Niệm xứ (Satipaṭṭhāna) là nhằm vào mục đích này.

Trong những khóa thiền mười ngày bình thường, bạn đã nghe nói đến năm người bạn: tín (saddhā); tấn (viriya); niệm (sati); định (samādhi); và tuệ (paññā). Chúng được Đức Phật gọi là indriyas - quyền. Indra có nghĩa là "người cai trị", "vua". Đó là tên của một vị vua trên cõi trời. Các căn môn cũng là một loại quyền - indriya: mắt, tai, mũi, lưỡi và thân (thường gọi là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt cănthân căn). Sở dĩ chúng được gọi như vậy vì chúng giữ quyền làm chủ và chế ngự chúng ta. Năm người bạn, hay năm quyền mà chúng ta làm chủ, là một loại khác, trong đó niệm (sati) là một. Các quyền (tín quyền, tấn quyền,…, tuệ quyền) này cũng được gọi là "lực" hay "sức mạnh" (bala). Đối với mỗi người hành thiền năm lực này là năm sức mạnh rất quan trọng, và niệm (sati) nằm trong số đó. Sati hay niệm còn là một chi phần của sự giác ngộ (thất giác chi) vô cùng quan yếu. Vì bạn khởi đầu mỗi trong bảy giác chi này với niệm, và bạn nhận biết (niệm) nó cho tới khi đạt đến mục tiêu cuối cùng. Tuy nhiên niệm được xem là quan trọng và có hiệu quả chỉ khi nó được sử dụng một cách đúng đắn, như đã được Đức Phật giải thích trong bài kinh Niệm xứ này.

Pariyatti - Kiến thức trên lý thuyết (Học pháp)

Ngày mai chúng ta sẽ bắt đầu đọc bài kinh Tứ Niệm Xứ. Thông tin đưa ra ngày hôm nay là để giúp bạn hiểu ra rằng pháp hành là quan trọng nhất. Có một điều nguy hiểm vô cùng là ở chỗ chỉ đọc hay nghe kinh (suttas) có thể trở thành mục đích của cuộc sống. Cần phảithái độ hiểu biết thận trọng rằng mục đích của một trung tâm thiền Vipassanā (minh sát) là duy trì việc hành pháp (paṭipatti) và thành tựu tuệ thể nhập - paṭivedhana, trí tuệ được phát triển và tăng trưởng bằng kinh nghiệm: dần dần, từng bước, từng bước một bạn chia chẻ, mổ xẻ, làm rời ra, tan ra và di chuyển từ sự thực bề ngoài vào sự thực cùng tột một cách thấu suốt và sâu sắc.

Một trong số nhiều lý do tại sao thiền Minh sát lại bị thất truyền ở Ấn Độ sau thời Đức Phật đó là vì chỉ có lý thuyếtkinh điển (suttas) được xem trọng. Người ta cảm thấy thỏa mãn với việc đọc tụng kinh hoặc nhớ được toàn bộ Tam Tạng (Tipiṭaka) - những lời dạy của Đức Phật - xem đó như thể mục đích của đời họ đã được hoàn thành. Rồi đến những cuộc luận bàn, tranh biện, lý sự về ý nghĩa của từ ngữ. Tình trạng lộn xộn như vậy xảy ra không ngừng, và không thực hành vẫn chẳng ai hiểu nổi. Những lời dạy của một bậc giác ngộ là những lời xuất phát từ kinh nghiệm, để hướng dẫn người ta chứng kiến sự thực. Đùa chơi với chúng chỉ tạo ra những chướng ngại lớn mà thôi. Do đó, chúng ta dùng những lời dạy của Đức Phật để hiểu được Ngài muốn chúng ta thực hành ra sao. Những lời dạy ấy cho chúng ta sự khích lệ và hướng dẫn, song việc thực hành vẫn quan trọng hơn.

Tất nhiên chúng ta không lên án pháp học - pariyatti. Làm thế nào một người thực hành những gì Đức Phật dạy lại có thể không tán thành những lời dạy của Ngài? Tuy nhiên thực hành, không phải lời nói, mới được xem là mục đích chính của cuộc đời chúng ta. Chúng ta rất biết ơn Tăng (Saṅgha) đã duy trì sự thuần khiết của những lời Đức Phật dạy và biết ơn những vị Tăng đã duy trì pháp hành Vipassanā này; nếu không ắt hẳn nó đã thất truyền từ lâu rồi. Nhờ truyền thống này chúng ta tiếp nhận được pháp hành trong tính thuần khiết nguyên thủy của nó và chúng ta tỏ lòng biết ơn họ một cách sâu sắc. Tương tự, chúng ta vô cùng tri ân những người, dù họ có thực hành hay không, ít ra cũng đã duy trì được những lời dạy của Đức Phật từ thế hệ này sang thế hệ khác trong hơn hai mươi lăm thế kỷ qua.

Dĩ nhiên có rất nhiều dấu hỏi đặt ra về những lời dạy của Đức Phật. Liệu những lời dạy này có phải của Đức Phật hay không? Bằng chứng là khả dĩ, vì chính những người trong Tăng (saṅgha) của trường phái nguyên thủy cảm thấytrách nhiệm phải giữ gìn những lời dạy của Đức Phật trong tình trạng nguyên vẹn không bị sứt mẻ của nó. Vì thế mà họ được gọi là Dhammabhaṇdāgārikas, những người giữ kho tàng Pháp Bảo - tức là, giữ gìn những lời dạy của Đức Phật. Hơn nữa chúng ta có thể so sánh những lời dạy ấy với kết quả đạt được từ việc thực hành kỹ thuật của chúng ta.

Do đó, chúng ta phải kết hợp cả hai - học pháp và hành pháp - với nhau. Học pháp - pariyatti cho chúng ta niềm tin rằng việc thực hành của chúng ta là đúng cách, như điều Đức Phật muốn.

Giờ đây, bài kinh Tứ Niệm Xứ này sẽ được nghiên cứu. Nếu có ai muốn nghiên cứu toàn bộ Tam Tạng - Tipiṭaka - điều đó hết sức tốt. Mỗi lời Đức Phật dạy đều là mật ngọt, đưa ra những hướng dẫn riêng (cho từng cá nhân) rất là rõ ràng và khích lệ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu toàn bộ Tam Tạng cũng không phải là điều cần thiết. Hiểu đúng một vài bài kinh là đủ lắm rồi. Đức Phật nói rằng ngay cả một bài kệ (gāthā) hai dòng thôi, nếu hiểu đúng, là đã khá đủ để đi đến mục tiêu cuối cùng (giải thoát). Thực ra nghĩa đen của pariyatti hoặc pariyati theo hệ Sanskit và Hindi (tiếng Ấn), là "đầy đủ, vừa đủ". Những lời dạy của Đức Phật mà bạn tiếp thu trong những bài giảng mỗi buổi chiều của khóa thiền là pariyatti. Bạn hiểu cách làm thế nào để hành cho đúng, và tại sao phải hành theo cách này, đồng thời bạn phát triển niềm tin theo những bước bạn đang bước. Một vài bài kinh có thể được đưa ra bàn luận trong những bài giảng mỗi chiều tại trung tâm thiền, nhằm tạo sự hiểu biết, song điều đó không phải là mục đích chính. Nếu không, chúng sẽ trở thành những trung tâm học pháp, để dạy Tam Tạng kinh điển (Tipiṭaka), để luận bàn, đọc tụngtranh biện, và cũng để thỏa mãn những trò chơi trên phương diện cảm xúc, lòng mộ đạotri thức.

Do đó, đây cũng là lời cảnh báo cho những ai đang quản lý các trung tâm thiền trên thế giới, hiện nay và hàng thế kỷ nữa trong tương lai: Điều cốt yếu cần nhớ rằng lời dạy (của Đức Phật) và việc hành thiền Vipassanā (minh sát) luôn luôn phải là hoạt động chính, vì chỉ khi người ta bước lên đạo lộ (giải thoát), mục tiêu cuối cùng mới được đạt đến.

Vì vậy, từ chiều mai chúng ta sẽ đọc bài kinh để hiểu paṭipatti (pháp hành) và paṭivedhana (tuệ thông đạt, hay tuệ thể nhập), những phương diện thực tiễn của đạo Phật, một cách đúng đắn. Chúng ta đang ở trên chánh đạo, một đạo lộ không có sự chệch hướng hay rẽ hướng, một đạo lộ thẳng tắp đến mục tiêu cuối cùng, không phí thời gian hiện tại vào những vấn đề phụ.

Việc thực hành vẫn như vậy. Hiện nay bạn đang hành pháp niệm hơi thở - ānāpāna, quan sát sự thực của hơi thở. Đây là niệm (sati). Hơi thởbản chất tự nhiên của một hữu tình chúng sinh, không phải vì sách, vở, hay thầy của bạn, hoặc Đức Phật nói như vậy. Bạn đang chứng kiến nó, đi vào, đi ra, đúng như nó là. Đây không phải là một bài tập thở. bạn không điều khiển nó mà chỉ quan sát. Một cách tự nhiên tâm của bạn bắt đầu gom lại hay được tập trung lại. Hơi thở trở nên tinh tế hơn, ngắn hơn. Lúc đó nó chỉ tạo thành một vòng xoay ngược (180o) khi đi vào hoặc đi ra, và thỉnh thoảng nó dường như ngừng lại. Rồi một hơi thở lớn đi vào, do thiếu oxygen (dưỡng khí), và bạn chỉ nhận biết (niệm). Một lần nữa nó lại trở nên ngắn hơn, tinh tế hơn, tạo thành một vòng xoáy ngược, ngừng lại. Bạn không phải làm gì cả. Dù cho đó là một hơi thở dài, hoặc một hơi thở ngắn, bạn chỉ việc nhận biết. Cố nhiên, thỉnh thoảng khi bạn không thể cảm giác được hơi thở vi tế, bạn có thể có một vài hơi thởý thức, có chủ ý, chỉ đủ để cảm giác được hơi thở tự nhiên lại mà thôi.

Khóa thiền chỉ kéo dài có tám ngày, vì thế thời gian rất ngắn. Hãy sử dụng nó một cách chân thành nhất. Bạn có được một sự thuận lợi kỳ diệu ở đây, nơi mà các thiền sinh mới luôn luôn không hiểu giá trị của giới luật và sự yên lặng, và những người mà trong sự lầm lẫn của họ làm quấy động người khác sẽ không được phép trong khóa thiền này. Là những thiền sinh cũ, đã trưởng thành qua ít nhất một vài khóa thiền bạn hiểu được công việc (phải làm), bạn cũng hiểu rằng tính liên tục của việc thực hànhbí quyết đưa đến thành công. Nếu bạn cứ ngưng công việc, do lười biếng, lang thang, đi đây đi đó hoặc nằm vật vờ, ngủ nghỉ, bạn không thể nào đạt đến mục tiêu (giải thoát) được. Tất nhiên, tâm bạn sẽ lang thang (phóng tâm), nhưng bạn chỉ việc đưa nó trở lại. Nỗ lực của bạn phải liên tục. Ngay cả những giai đoạn gọi là nghỉ giải lao, kể luôn giờ nghỉ ban đêm, cũng phải dành cho công việc nghiêm túc này, cho công việc hành thiền, cho chánh niệm. Niệm - sati - phải được thiết lập - như thế mới gọi là satipaṭṭhāna (niệm xứ hay thiết lập niệm). Bây giờ, với niệm hơi thở - ānāpāna, bạn nhận biếthơi thở. Dù khi đi, đứng, nằm, ngồi, tắm, giặt, ăn, uống - cả ngày lẫn đêm, chỉ trừ lúc ngủ say, bạn phải nhận biết (niệm) hơi thở tự nhiên. Sati được thiết lập (paṭṭhāna). Niệm được khéo thiết lập. Sau đó trong việc minh sát (vipassanā) niệm cả ngày lẫn đêm, về sự sanh và diệt hay tính chất vô thường (anicca) của mọi đối tượng.

Mọi điều luật đều rất quan trọng. Một khóa thiền giống như thế này không có những thiền sinh mới và với sự khuấy động đã được giảm đến mức tối thiểu, nơi đây mọi người rất nghiêm túc, quả thật là hiếm vậy. Hãy tận dụng tốt cơ hội này, tiện nghi này, để cho niệm của bạn được thiết lập với trí tuệ, để càng lúc càng đến gần hơn mục tiêu cuối cùng. Hãy tận dụng tốt kỹ thuật kỳ diệu này. Tận dụng tốt Pháp (dhamma) này vì sự tốt đẹp, sự lợi ích, sự giải thoát khỏi mọi ách phược, giải thoát khỏi xích, xiềng của tham lam, sân hận, và si mê của bạn. Cầu mong các bạn hưởng được sự bình an hài hòa và hạnh phúc chơn thực.

Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 22954)
Trong quyển sách này, ngài Dhammika giải đáp những thắc mắc về giáo huấn của Đức Phật mà người ta thường nêu lên để hỏi ngài. Lối trả lời của ngài thật là chính xác, rõ ràngminh bạch.
(Xem: 22473)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
(Xem: 21762)
Khi từ bỏ những nơi chốn không thuận lợi, những cảm xúc hỗn loạn dần dần phai nhạt; Khi không có những phóng dật, các hoạt động tích cực phát triển một cách tự nhiên...
(Xem: 23323)
Tinh tấn có ba phương diện. Phương diện thứ nhất được gọi là “tinh tấn giống như áo giáp,” là để phát triển một dũng khíchịu đựng đầy hoan hỉ...
(Xem: 21188)
“Phật” không phải là một tên riêng, mà là một danh hiệu chỉ định “một người tỉnh thức” hay “một người giác ngộ.” Về tâm linh, điều này ngụ ý rằng phần đông chúng ta được xem như là “đang ngủ”...
(Xem: 21766)
Khi chúng ta thẩm tra hoàn cảnh đôi khi buồn rầu, và thỉnh thoảng vui vẻ, chúng ta khám phá ra rằng có nhiều vấn đề liên hệ với điều ấy.
(Xem: 22227)
Ý nghĩa cận sự namcận sự nữ, cần được hiểu là những cư sĩniềm tin nơi Phật-Pháp-Tăng, trọn đời nguyện phụng sự Tam bảo, luôn luôn sống theo sự hướng dẫn của Tam bảo.
(Xem: 23602)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
(Xem: 20430)
Phật Giáo là đạo Giải Thoát. Giải là cởi mở. Ở đây là "cởi mở" những trói buộc để "thoát" ra khỏi mọi hình thức đau khổ của đời sống.
(Xem: 20053)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
(Xem: 21947)
Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo (Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh".
(Xem: 24745)
Mục tiêu của Kinh Bát Đại nhân Giác là phát triển trí tuệ, đoạn tận phiền não, ô nhiễm, lậu hoặc để chứng đắc quả vị giải thoát tối hậu. Như quán niệmđại nguyệntrí tuệ phát sanh.
(Xem: 18986)
Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử sơ phát tâmbước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hoá và nhiều truyền thống tôn giáo.
(Xem: 30972)
Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.
(Xem: 23984)
Quả khổ chuyển theo nghiệp. Nghiệp chuyển theo tâm. Chỉ cần soi sáng tâm là hết khổ. Vì thế, bức tranh của Vòng luân hồi hay Con quỷ vô thường này rất quan trọng...
(Xem: 27762)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 26510)
Tâm vốn không – lặng, nhơn pháp mà lập danh. Tịnh pháp là người, trời, Thanh văn, Duyên giác, Bố tát và Phật. Nhiễm phápA tu la, bàng sanh, địa ngục, quỉ thú.
(Xem: 38125)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
(Xem: 18799)
Khi mới đến một vùng đất hoang để khai khẩn, mảnh đất đó có thể làm cho ta nản lòng vì cỏ gai và chướng ngại vật đầy dẫy. Ta cần phải đào, phải bứng, phải chặt, phải cày, phải bừa.
(Xem: 18435)
Ma-ha-diễn là pháp tạng sâu xa của chư Phật mười phương ba đời, vì người lợi căn đại công đức mà nói... Thích Thanh Từ
(Xem: 19955)
Tổ Sư thiền Việt Nam đã thất truyền trên hai trăm năm. Đến năm 1977, Hòa thượng hoằng dương Tổ Sư thiền và tổ chức Thiền thất đầu tiên tại Việt Nam.
(Xem: 19041)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
(Xem: 23147)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
(Xem: 22907)
Chúng sinh đau khổ, trôi lăn trong sinh tử luân hồi cũng chỉ vì cái Ta, cho cái Ta có thật rồi bám víu vào nó. Trong đạo Phật gọi đây là bệnh chấp Ngã.
(Xem: 18707)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổthất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
(Xem: 15846)
Kinh Bát Đại Nhân Giác bố cục thành ba phần: Phần mở đầu chỉ một câu đơn giản như là giới thiệu tám điều giác ngộ; Phần hai là nội dung tám điều giác ngộ ấy...
(Xem: 18851)
Sự tịnh hóa của Kim Cương thừa nói riêng và con đường Kim Cương thừa nói chung căn cứ vào trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không. Nhờ và bằng trí huệ đại lạctrí huệ tánh Không mà tất cả nghiệp lực được tịnh hóa.
(Xem: 19655)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
(Xem: 20150)
Thế nào gọi là Phật Lý Căn Bản? – Giáo lý chính yếu của Phật giáo, tóm lược các quan điểm trong ba tạng (Tripitaka).
(Xem: 19951)
Khi Đức Phật tỉnh thức bước ra khỏi cơn mê mà chúng ta vẫn còn đang chìm đắm, Ngài đã nhận thức được sự thực rốt ráo của muôn vật y như chân tướng của chúng.
(Xem: 18117)
Hãy dọn tâm trí vô tư để nhìn thấy khoa học, khoa học là đề tài thảo luận của chúng ta. Khoa học là nơi gặp gỡ của chúng ta.
(Xem: 16417)
Xuất bản lần đầu vào năm 1995 (tái bản 2001), “Phật Giáo và Đạo Đức Sinh Học” (Buddhism and Bioethics) là một đóng góp có ý nghĩa của Damien Keown* cho Phật giáo về một đề tài chưa được giới Phật giáo nghiên cứu nhiều trước đó.
(Xem: 16916)
Luận thuyết được trình bày ở đây, dành cho những người ước muốn rút ra tinh túy của đời người được phú bẩm những nhàn nhã và thuận lợi, là luận thuyết được gọi là Các Giai đoạn của Con Đường Giác ngộ (Lamrim).
(Xem: 39243)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
(Xem: 26062)
Tâm không có màu sắc hoặc hình tượng để nhận ra được nó, nhưng nó thì tuyệt đối trống rỗng và nhận biết sáng tỏ thấu suốt hoàn toàn. (= viên minh)- đó là tự tính của tâm bạn.
(Xem: 20097)
“Phật giáo khái luận” là một tác phẩm rất có giá trị của cư sĩ Huỳnh Sĩ Phục bên Trung Quốc, lời lẽ tuy vắn tắt, nhưng đã bao hàm tất cả yếu nghĩa của các Tôn hiện hànhTrung Quốc.
(Xem: 18849)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán Tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”.
(Xem: 24055)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
(Xem: 29120)
Nếu một người thiện nam hay tín nữ thực hànhhoàn thành Năm Thực Tập Chính Niệm, người ấy cuối cùng sẽ đạt được sự vãng sinh về vùng đất Hòa Hòa Bình và An Lạc...
(Xem: 22900)
Trước khi thực sự bắt đầu nuôi dưỡng điều được gọi là Sáu Hạnh Ba-la-mật, bạn phải phát triển động thái vị tha của tâm thức hay là hành xử của bồ-tát. Bồ-tát là người mà đã hoàn toàn từ bỏ quyền lợi tự ngã của mình...
(Xem: 30949)
Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.
(Xem: 21006)
Chính bộ Kinh quý báu này mở rộng cửa giải thoát cho cả hai hạng người xuất giatại gia nhập vào Pháp Môn Bất Nhị, trở về Bản Tánh Không Hai.
(Xem: 26850)
Duy Ma Cật tức là tên của ông Duy Ma Cật. Mà Duy Ma Cật là chữ Phạn. Trung Hoa dịch là Tịnh Danh. Cũng dịch là Vô Cấu. Tịnh Danh: Chữ tịnh là trong sạch.
(Xem: 20677)
Như ta biết, Tứ diệu đế là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành Đạo cho năm anh em A nhã Kiều Trần Như, diễn ra tại vườn Lộc Uyển, về phía bắc thành Ba la nại.
(Xem: 26262)
Thật ra, nếu các bạn không có sự hiểu biết về Tứ diệu đế cũng như chưa tự mình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽ không thể thực hành Phật pháp.
(Xem: 23320)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
(Xem: 19817)
Muốn có sắc như là sắc, thì người ta phải cộng hay trừ đi sắc với không, chẳng hạn, 1 + 0 = 1. Như vậy không, tức là biệt thể để sắc như là sắc, để không như là không...
(Xem: 15829)
Có một thầy trẻ đến đặt một câu hỏi với Đức Thế Tôn liên quan tới vấn đề ái dục và đã được Đức Thế Tôn trả lời câu hỏi đó bằng tám bài kệ.
(Xem: 19848)
Chân lý tự chứng (bản thân của Thực Tại) thì không phải một, không phải hai (bất nhị). Do năng lực tự chứng này mà (Thực Tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác...
(Xem: 28959)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 20688)
Chính tínniềm tin chân chính, chính xác, là sự tin hiểu chính thống, là sự tin tưởnghành trì ngay thẳng, là sự tin tưởng và nương tựa đúng đắn.
(Xem: 19423)
Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng ( equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối với tất cả hữu - tình...
(Xem: 30487)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 36422)
Hòa Thượng Tịnh Không, chủ giảng những bài pháp thoại của tập sách này, hiện nay là một danh tăng của Phật giáo thế giới, người có công làm phát triển Phật giáo phương Tây...
(Xem: 33225)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35559)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 20969)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết họcthi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nởẤn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
(Xem: 21914)
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo.
(Xem: 25259)
Các Phật tử, Bồ Tát ban sơ phát Bồ Đề tâm, ví như biển lớn lúc ban đầu từ từ sinh khởi, phải hiểu đó là chỗ chứa cho các châu báu như ý giá trị từ hạ trung thượng cho đến vô giá...
(Xem: 25794)
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant