Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

11. Thập Thiện

21 Tháng Năm 201000:00(Xem: 8698)
11. Thập Thiện

TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ (DHAMMAPADA) 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Diệu Phương Xuất Bản - 2006

THẬP THIỆN 

 Con người ta bị trôi lăn trong luân hồi cũng vì tạo tác những nghiệp ác, những nghiệp ấy do từ hành động, việc làm là “thân”, do lời nói là “khẩu”, và do tưởng nghĩ là “ý” mà sinh ra. Để diệt trừ những nghiệp ác, Đức Phật có nói Kinh Mười Điều Thiện “Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh”.

 “Thập Thiện Nghiệp” là mười nghiệp lành, gồm có mười giới cấm: “Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói độc ác, không nói hai lưỡi, không tham lam, không sân hận, không si mê”. Thiện nghiệp hay nghiệp lành, theo Phật Giáo là tất cả những việc làm đúng với lẽ phải, hợp với chân lý, vừa ích lợi cho mình, vừa ích lợi cho người và vật khác.

 Trong mười giới cấm này thời có bốn giới cấm đã được đề cập tới trong phần “Ngũ Giới” là: “Không sát sinh, không nói dối, không trộm cắp và không tà dâm”. Ba giới cấm nữa là “Không tham lam, không sân hận và không si mê” thời đã được đề cập tới trong phần nói về tam độc là “Tham, Sân và Si”. Chỉ còn ba giới cấm cần nói rõ thêm là: “Không nói thêu dệt, không nói độc ác” và “không nói hai lưỡi” mà thôi.

 Truyện tích kể rằng nhân có một nhóm sáu vị Tỳ kheo mang guốc gỗ, tay cầm gậy khua lóc cóc, đi lên đi xuống rầm rầm trên một phiến đá, làm kinh động đến các vị Tỳ kheo khác đang ngồi thiền. Đức Phật nghe thấy những tiếng động đó và hỏi nguyên nhân. Khi được thầy A Nan cho biết rõ đầu đuôi, Đức Phật mới ra lệnh cấm các Tỳ kheo không được mang guốc gỗ nữa. Ngài còn dạy rằng con người làm những việc lành hay dữ, hành động xấu hay tốt đều do “thân”, do “miệng” và do “ý” mà ra. Ngài khuyên chúng sinh hãy giữ “Thân, Khẩu, Ý”, hãy kiểm soát hành động, lời nóiý nghĩ cho trong sạch:

 (Pháp Cú 231)
Giữ gìn kiểm soát Thân người
Đừng vì nóng giận để rồi làm sai
Thân đừng làm ác, hại ai
Làm lành, làm thiện miệt mài tu thân.

(Pháp Cú 232)
Giữ gìn kiểm soát Lời người
Đừng vì nóng giận để rồi nói sai
Lời đừng nói ác, hại ai
Nói lành, nói thiện miệt mài tu thân.

(Pháp Cú 233)
Giữ gìn kiểm soát Ý người
Đừng vì nóng giận để rồi nghĩ sai
Ý đừng nghĩ ác, hại ai
Nghĩ lành, nghĩ thiện miệt mài tu thân.

 Ba bài kệ trên dạy giữ gìn “thân nghiệp”, “khẩu nghiệp” và “ý nghiệp” cho thật trong sạch. Đức Phật luôn luôn dạy không nên tạo ác nghiệp bằng Thân, Khẩu, Ý. Cần giữ cho thanh tịnh bằng cách tự mình kiềm chế lấy mình:

(Pháp Cú 391)
Người không tạo nghiệp ác chi
Hành vi, lời nói, nghĩ suy đúng đường,
Khi thân, khẩu, ý đàng hoàng
Tự mình chế ngự, sẽ mang tốt lành
Bà La Môn thật xứng danh!

 1. Không nói thêu dệt: không nói ngoa, không nói sai lạc sự thật để người khác phải mê lầm. Chỉ nói những lời chân thật, đúng chắc, không thêm, không bớt. 

 Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người không nói lời thêu dệt sẽ được ba điều lợi ích: “Được người trí thức yêu mến; Hay đáp được những câu hỏi khó khăn; Được làm người có uy đức, cao quý trong cõi nhân thiên”.

 2. Không nói độc ác: tránh xa những lời chửi rủa, thô bỉ, xấu xa. Chỉ nói những lời nhu hoà, êm tai, tao nhã khiến vui lòng người. 

 Vài vị Tỳ kheo thường nặng lời lăng mạ một vị khác là đồi bại và vị này cũng tức giận trả lời lại. Đức Phật khuyên các thầy không nên gây thù trả oán, không nên nói lời thô lỗ vì lời cay đắng ác độc thốt ra trong lúc nóng giận làm cho người nghe đau đớn khó chịu như bị thương tích: 

 (Pháp Cú 133)
Đừng nên mở miệng nói câu
Tục tằn, ác độc khiến đau lòng người
Người ta cũng nói trả thôi,
Những lời độc địa muôn đời khổ thay
Lời qua tiếng lại đắng cay
Như bao dao gậy phạt ngay thân mình. 

 Một vị A La Hán kia có thói quen trịch thượng, nói chuyện với ai cũng dùng lời xưng hô như khi nói với người ở giai cấp cùng đinh. Các thầy Tỳ kheo khác bất mãnphản đối rồi bạch với Đức Phật. Đức Phật giải thích rằng vị ấy không có ý định xấu, trong tâm khôngác ý muốn làm mất lòng người khác, mà đó chỉ là một thói quen chuyển từ kiếp sống quá khứ sang kiếp hiện tại mà thôi. Đức Phật dạy:
(Pháp Cú 408)
Nói lời êm dịu, ôn hòa
Lại thêm lợi ích, thật thà mãi thôi
Không hề xúc phạm đến ai
Bà La Môn gọi tên người xứng sao!

 Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người không nói lời hung ác mà lại nói lời ôn hòa, được những công đức như sau: “Nói lời nào cũng khôn khéo đúng lý và lợi ích; Nói điều gì, ai cũng nghe theo và tin cậy; Nói ra lời nào cũng không ai chỉ trích mà còn được mến yêu”. 

 3. Không nói hai lưỡi: từ bỏ lời nói phù phiếm. Không nói lời đâm thọc, phản gián, gặp người bên này thời nói xấu bên kia, gặp người bên kia lại nói xấu bên này để gây ác cảm, bất hòa giữa hai người. 

 Tỳ kheo nọ trong một chuyến du hành dừng chân tại một tu viện do hai vị tăng khác trụ trì. Tỳ kheo giảng pháp, được dân chúng hoan nghênh, vị này nổi ý xấu muốn chiếm tu viện cho riêng mình. Tỳ kheo bèn có lời nói gây chia rẽ hai vị tăng trụ trì kia, vốn là huynh đệ thân thiết với nhau, để hai vị này hiểu lầm nhau mà cùng bỏ đi. Sau khi viên tịch, Tỳ kheo tái sinh làm ngạ quỷ có hình thù xấu xa, trong miệng mọc ra một cái đuôi đầy ròi bọ lúc nhúc. Đức Mục Kiền Liên gặp ngạ quỷ này và trở về bạch với Đức Phật. Đức Phật giảng về hậu quả tai hại của lời nói đâm thọc, gây chia rẽ:

 (Pháp Cú 281)
Lời nên thận trọng mọi bề,
Ý luôn kiềm chế chớ hề buông lung,
Thân đừng làm ác, bất lương
Cố mà thanh lọc ba đường kể trên
Sẽ mau chứng đạo thánh hiền.

 Theo Kinh “Thập Thiện Nghiệp Đạo” người không nói hai lưỡi sẽ được những điều lợi ích sau đây: “Bà con, dòng họ được luôn luôn sum họp; Tình bằng hữu của thiện tri thức được vững bền bất hoại; Đức tin bất hoại; Pháp hạnh bất hoại”. 
Đấy là mười thiện nghiệp, nếu như chúng ta thực hiện mười thiện nghiệp này thì không những trong đời sống hiện tại được hạnh phúc an lạc mà sau khi thân này kết thúc sẽ được sinh vào cảnh giới an lành. Từ ngàn xưa các vị hiền, thánh, Bồ Tát và chư Phật đã thoát khỏi sinh tử, luân hồi chứng được Niết Bàn đều bắt đầu lấy mười điều thiện này làm căn bản tu hành.

 “Mười Điều Thiện” có thể được phân chia làm ba nhóm: Ba điều thiện của “Thân” là “không sát sinh, không trộm cắp và không tà dâm”. Bốn điều thiện của “Khẩu” là “không nói dối, không nói thêu dệt, không nói độc ác và không nói hai lưỡi”. Ba điều thiện của “Ý” là “không tham lam, không sân hận và không si mê”.

 Trái ngược hẳn lại với “Mười Điều Thiện” là “Mười Điều Ác”. Mười điều ác còn được gọi “thập ác nghiệp”. Có thể chia mười điều ác này thành ba nhóm: Ba điều ác của “Thân” là “sát sinh, trộm cắp và tà dâm”. Bốn điều ác của “Khẩu” là “nói dối, nói thêu dệt, nói độc ác và nói hai lưỡi”. Ba điều ác của “Ý” là “tham lam, sân hận và si mê”. 

 Nếu không đoạn trừ mười ác nghiệp này thì sẽ đem lại khổ đau ngay trong đời sống hiện tại và sau khi thân này kết thúc phải đọa vào trong cõi dữ, ác thú, địa ngục. Như thế, chúng ta có thể xem mười ác nghiệp là các nhân tố của vô minh đưa con người đến hố sâu tội lỗi, gây ra khổ đau cho bản thân, cho gia đình và làm rối loạn cho xã hội

 Sau một mùa an cư năm trăm Tăng sĩ đến yết kiến Đức Phật và Ngài khuyên dạy rằng người hiền trí phải từ bỏ ngay trạng thái tối tăm đầy bóng đêm là mười loại hành vi bất thiện, và phát triển trạng thái sáng sủa rực rỡ ánh vàng là mười loại hành vi thiện, tìm niềm vui trong việc tu niệm, xa lìa dục vọng, thanh lọc ô nhiễm trong tâm trí, để chứng Niết Bàn trong cõi đời hiện tại:

 (Pháp Cú 87 - 88)
Người hiền trí rời bỏ ngay
Con đường bất thiện giăng đầy bóng đêm
Tìm qua nẻo thiện vượt lên
Ánh vàng rực rỡ xuôi miền an vui,
Gia đình nhỏ hẹp lìa thôi
Xuất gia và sống cuộc đời độc thân
Đúng theo phép tắc Sa Môn
Gột đi ô nhiễm trong tâm kỹ càng
Cầu vui chánh pháp Niết Bàn
Bao nhiêu dục lạc buộc ràng tránh xa.

 Một nhà chăn nuôi gia súc giàu có thường hay đến nhà ông Cấp Cô Độc để nghe Đức Phật giảng pháp. Một hôm ông có cơ duyên được cúng dường Đức Phậtchư Tăng tại nhà mình liên tiếp trong bảy ngày. Khi Đức Phật ra về, ông mang theo bình bát của Đức Phậttiễn chân Ngài đi một đỗi xa. Lúc trở lại ông bị một người thợ săn bắn một mũi tên khiến ông bị chết. Các vị Tỳ kheo bàn luận rằng nếu Đức Phật không đến viếng chắc nhà chăn nuôi gia súc kia khỏi phải chết. Đức Phật giải thích rằng dù thế nào chăng nữa, ông ấy không thể lẩn tránh nghiệp xấu đã tạo trong quá khứ và Ngài thêm rằng “Cái hại mà kẻ thù có thể gây cho kẻ bị thù, hay của người oán hận gây cho người đã tạo ra mầm oán hận, không nguy hiểm bằng tâm hướng về hạnh ác, hướng về điều bất thiện sẽ gây hại cho mình”:

(Pháp Cú 42)
Kẻ thù gây hại cho nhau
Hay người oán hận trước sau rửa hờn
Cũng đâu gây hại nhiều hơn
Hại do hạnh ác trong tâm tạo thành
Gây ra cho chính thân mình.

 Một người khá giả kia nảy sinh ý nghĩ tham ái khi gặp một vị A La Hán. Kế đó ông kiểm soát được tâm, xin xuất gia và sớm đắc quả A La Hán. Nghe sự thay đổi thuận lợi và sự thành đạt mỹ mãn ấy Đức Phật ca ngợi vị đó và thêm rằng “Điều lợi íchcha mẹbà con quyến thuộc có thể làm cho mình, thì người có tâm hướng thiện và chính trực cũng tự mình làm được, mà còn có thể làm tốt hơn nữa”:

(Pháp Cú 43)
cha mẹ hoặc thân nhân
Giúp ta chỉ được một phần thăng hoa
Chính nhờ tâm tốt của ta
Tìm về việc thiện, hướng qua hạnh lành
Làm mình cao thượng thật nhanh.

 Mười nghiệp lành, cũng như mười nghiệp dữ, đều do thân, khẩu, ý phát khởi ra. Nghiệp dữ ví như cỏ, nghiệp lành ví như lúa, đều mọc chung trên một đám ruộng. Cỏ thường làm chướng ngại cho lúa, không cho sinh trưởng tốt tươi. Nếu muốn lúa tốt để mãn mùa thu hoạch được nhiều, thì phải nhổ sạch cỏ. Cũng thế, muốn được nghiệp lành, thì cần phải dứt hẳn mười nghiệp dữ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6798)
Hai chữ quy y có nghĩa là : quay về hay hồi chuyển. Y là nương tựa hoặc dựa vào, những hành vi hồi chuyển nương tựa hoặc quay đầu dựa dẩm tin tưởng.
(Xem: 6222)
Niềm tin sâu xa nhất trong giáo lý nhà Phật là tất cả mọi người đều có thể tự cải biến mình trong từng giây phút một. Chẳng có gì gọi là định mệnh cả.
(Xem: 6547)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn.
(Xem: 7805)
Nhẫn nhục là chịu nhịn những điều sỉ nhục xấu hổ, nhục nhã, chịu đựng tổn thương trước những cảnh, sự việc không vừa lòng, nghịch ý, trái tai gai mắt;
(Xem: 6305)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bảnthiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và...
(Xem: 6625)
Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mọi sự vật, hiện tượng trong phạm vi giới hạn của đôi mắt mình, nhưng...
(Xem: 5748)
Tôi đến với Phật pháp vì … quá khổ.
(Xem: 5657)
Phải luôn luôn có tâm tùy hỷ đến tất cả mọi người, nếu chưa được giải thoát thì sau khi chết, năng lực tùy hỷ sẽ đẩy mình đến những cảnh giới tốt.
(Xem: 5699)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ.
(Xem: 6818)
Chúng ta biết tu là chúng ta biết sống. Một thứ tài sản không bao giờ bị mất. Ai muốn giàu, muốn sung túc thì hãy ráng nhớ giữ gìn tài sản này.
(Xem: 6085)
Thuyết bốn Đế, tức bốn Chân lýcăn bản, là cốt lõi tinh túy của đạo Phật, là nội dung bài thuyết pháp đầu tiên của Phật ở Vườn Nai (Bénarès).
(Xem: 7105)
Đạo Phật thường quán niệmsuy tưởng về khổ đau vì đó là kinh nghiệm chung của toàn thể nhân loại.
(Xem: 6222)
Chúng ta chẳng cần tìm Phật ở đâu xa, ngài luôn luôn ở ngay trong cuộc đời, nhưng chúng ta không thấy, vì ...
(Xem: 6180)
Chúng ta có thể tìm ra chánh pháp của Phật, nghĩa là chân lý, ở khắp mọi nơi, chứ không bắt buộc chỉ tìm trong kinh điển.
(Xem: 6615)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha.
(Xem: 5914)
Dù là xuất gia hay tại gia, thường niệm pháp Quy Y trong đời sống, lấy Tam Bảo làm mục đích làm lợi ích cho Dân Tộc và cho cả chúng sinh.
(Xem: 6066)
Kinh sách và Đạo Pháp của Phật không phải giúp để góp nhặt sự hiểu biết mà phải dùng để tự biến cải lấy chính ta.
(Xem: 6462)
Tâm chúng sinh và Phật vốn không khác. Tất cả đều do tâm tạo. Mười cõi cũng do tâm tạo.
(Xem: 5712)
" Nầy các Tỳ kheo Như Lai nói tác ý tức là nghiệp vì có ý muốn làm mới có hành động thân khẩu ý ". Như vậy mười nghiệp lành là 10 điều giúp cho con người thực hiện trong sạch hoá thân khẩu và ý .
(Xem: 6851)
Khái niệm về sự tái sinh không phải là một khái niệm đặc thù của Phật Giáo mà đấy chỉ là một học thuyết chủ trương sự « đầu thai »
(Xem: 6018)
Có những niềm tin gây mê lầm, tội lỗi, gieo tai họa cho chính những người mang niềm tin đó mà họ không hay không biết, hoặc gieo tai họa lên nhiều người...
(Xem: 5900)
Theo kinh Lăng-già, Bồ-tát vì muốn độ tất cả chúng sanh đạt đến Niết-bàn nên phát nguyện ở lại thế giới nhiều khổ đau này để làm lợi ích cho chúng sanh.
(Xem: 6587)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ,
(Xem: 5494)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ,
(Xem: 5570)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(Xem: 8090)
Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả.
(Xem: 6148)
Theo tâm lýkinh nghiệm, việc chọn lựa một tông phái để theo, phần lớn tùy thuộc vào sở thích và môi trường sinh sống của từng người.
(Xem: 5729)
Tất cả các hệ thống giáo lý phong phú của đạo Phật chỉ có một mục đích duy nhất là trình bày phương pháp và đường lối giải thoát,
(Xem: 8878)
Một người đã tin ở luật nhân quả trong đời hiện tại thì cũng phải tin ở luật nhân quả các đời quá khứ, và vị lai.
(Xem: 6537)
Thực tế cho chúng ta thấy, người học đạo thì nhiều, nhưng để sửa tâm tánh thì không bao nhiêu, đó là kết quả do việc không chịu lắng nghe.
(Xem: 5890)
"Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa" .
(Xem: 5792)
Ngày nay phong trào nghiên cứu Phật học không còn bị thu hẹp trong giới Phật giáo mà đã phổ biến vào mọi tầng lớp của xã hội, không phần biệt Tôn giáo.
(Xem: 5295)
Học Phật là học con đường trở về với chân tâm, với Phật tánh—vốn hàm tàng nơi chính mình và tất cả chúng sinh.
(Xem: 6735)
Phật giáo nguyên thủy, xuất phát từ miền nam Ấn Độ, rồi được truyền sang Tích Lan, từ Tích Lan truyền qua Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào...
(Xem: 6956)
Sám hối không có nghĩa là hết tội nhưng nó có mãnh lực làm cho tâm mình thanh thản, nhẹ nhàng vì vậy nó giúp ngăn hay chận bớt những ác nghiệp mà mình đã tạo ra.
(Xem: 11086)
Tứ đếgiáo nghĩa cơ bản dùng để giải thích mọi hiện tượng nhân sinh vũ trụ được quy nạp từ thập nhị nhân duyên, là con đường trung đạo duy nhất giải thoát sinh tử luân hồi.
(Xem: 8046)
“Những Điều Phật Đã Dạy” là một trong những quyển sách nói về Phật học bán chạy nhất ở các nước phương Tây, được dịch ra nhiều thứ tiếng...
(Xem: 6064)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác?
(Xem: 5418)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người.
(Xem: 7073)
Quan niệm về cái gọi là "đời cha ăn mặn đời con khát nước" cho rằng có một cái gì vô hình lưu truyền cái nhân xấu do đời cha tạo ra và chuyển giao cái quả xấu do nhân xấu mang lại cho con cái.
(Xem: 6008)
Học Phật không phải chỉ biết được lời Phật dạy, biết qua kiến thức suông để đàm luận, lý luận, mà cần phải thực tập, áp dụng vào cuộc sống của mỗi người trong sự nghe thấy, tư duy và hành động.
(Xem: 6444)
Trong Phật Pháp, đức Phật đã chỉ sẵn một phương pháp, một nghệ thuật hay còn gọi là một bí quyết để có một đời sống hạnh phúc, đó là gìn giữ năm giới.
(Xem: 21107)
Vô thườngtính chất căn bản của đời sống; tất cả mọi sự vật sinh ra có điều kiện đều có tính chất của bốn giai đoạn “thành, trụ, hoại, diệt”
(Xem: 5833)
Mỉm một nụ cười, trở về với một hơi thở, bước một bước chân thảnh thơi... cũng có thể là những phép lạ giữa một cuộc sống căng thẳng và quá bận rộn.
(Xem: 7190)
Về phương diện đạo lý, Phật giáo cao hơn các hệ thống đạo đức khác, nhưng đạo đức chỉ là bước đầu chứ không phải cứu cánh của Phật giáo.
(Xem: 8622)
Bát Chánh Đạogiáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo.
(Xem: 6901)
Chữ Không của Bát Nhã đứng vững là dựa trên lý nhân duyên, nếu lý nhân duyênchân lý thì chữ Không cũng sẽ là chân lý.
(Xem: 7758)
Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh...
(Xem: 5402)
Có những người sinh trưởng ở những nơi mà niềm tin về tái sinh là một thành phần trong nền văn hóa của họ.
(Xem: 18663)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14473)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13638)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13586)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11880)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13304)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13712)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 13976)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13286)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 15062)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16204)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant