Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

7 Phẩm Quán Chúng Sanh

08 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 6505)
7 Phẩm Quán Chúng Sanh

ĐƯỜNG TU KHÔNG HAI
KINH DUY MA CẬT GIẢNG LUẬN
Minh Tâm
Nhà Xuất Bản Thanh Văn - USA 1991


7. Phẩm QUÁN CHÚNG SINH

Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng: Bồ Tát quán sát chúng sinh phải thế nào? 

Chúng sinh là tất cả muôn loài có sự sống, hữu tình và vô tình, bao gồm cả động vật, thực vật, khoáng chất, đã chịu nhiều phen luân hồi sinh tử trong ba cõi sáu đường. Phẩm này thuyết minh về chúng sinh tướng chỉ rõ Bản Lai Diện Mục của chúng sinh ngõ hầu đi tới chỗ phá chấp chúng sinh tướng

Chúng ta thường thấy có ta, có người, có chúng sinh, có đời sống kéo dài một khoảng thời gian tương đối dài hay ngắn, nhưng ông Duy Ma Cật lại nói chúng sinh không thật có, chỉ là giả tạm mà thôi, ví như người huyễn do ảo thuật biến hóa ra, như trăng đáy nước, như mặt trong gương... Tất cả những thí dụ do ông Duy Ma Cậl nói ra đều diễn tả những vật không có thật. Ngài Văn Thù liền hỏi: Nếu chúng sinh không có thật thì tại sao lại phải thực hành bốn Tâm Vô Lượng (Từ, Bi, Hỷ, Xả)? Ông Duy Ma Cật giải thích: Tuy biết chúng sinh không thật có, không bền chắc, nhưng các Bồ Tát vẫn thực hành Từ, Bi, Hỷ, Xả, dĩ huyễn độ chân, dùng pháp huyễn, độ người huyễn, đắc quả huyễn. Đứng về Bản Tánh thì tất cả là huyễn, nhưng đứng về tướng trạng thì vẫn có ta, có người, có phương pháp tu hành, có quả vị để chứng, cho nên các Bồ Tát vẫn lặn lội ở đời để cứu độ chúng sinh. Các Bồ Tát quán chúng sinh như thế, không phải thật, không phải giả. 

Chúng sinh khác nhau do chịu nghiệp báo gây tạo nặng nhẹ chẳng đồng, nhân lành quả ngọt, nhân xấu quả đắng; Bồ Tát quán sát chúng sinh chỉ là giả có, huyễn hóa, trước có sau không. Lúc sự việc đương hiện tiền thì là tạm có, vì mắt thấy tai nghe được, khi sự việc đã qua thì coi là huyễn hóa, qua rồi thì bỏ, đừng nhắc tới hoặc đem theo làm gì. Khi nhớ lại, thấy hình bóng trong tâm thì phải quán mọi sự mọi vật như huyễn, biết là huyễn thì lìa. Nếu chưa lìa được thương ghét thì việc quán sát chưa thuần thục, cần gắng sức tu thêm, niệm Phật, trì chú, tụng kinh để diệt trừ túc nghiệp, phá hết phiền não

Khi quán chúng sinh như huyễn rồi, Bồ Tát tâm được tự tại an vui; muốn cho chúng sinh cũng được an vui như mình, Bồ Tát liền dạy chúng sinh quán tất cả như huyễn, đó là do lòng từ chân thật, mong cho chúng sinh được như Bồ Tát, tuy nhiều mà một. Bồ Tát có gì, chúng sinh có nấy, cho đến khi được sự an vui của Phật, rốt ráo tự tại, đó là lòng Từ của Bồ Tát. Lòng Bi là Bồ Tát làm được công đức gì thì chia với chúng sinh cùng hưởng khiến chúng sinh hết khổ hoặc bớt khổ. Lòng Hỷ thì tâm được vui khi thấy chúng sinh vui, cùng nhau hoan hỷ, khi việc làm hợp với Chân Lý, không hại người khác, mình và người cùng vui, thân và tâm đều vui vẻ, sự vui này không xây dựng trên cái khổ của người khác. Lòng Xả là buông bỏ mọi tâm niệm cầu phước báo, hoặc tham sân si. Làm việc lành không mong cầu được đền ơn, quên hết các việc đã làm giúp đỡ người khác; cả đến những việc ác lỡ làm cũng cần quên đi, sau khi thành tâm sám hối, vì nếu cứ bị ám ảnh nhớ đến hoài những việc xấu, lòng buồn rầu khổ sở cắn rứt thì tâm cũng khó thanh thảntu hành. Nếu sau khi giúp ai một việc gì mà mình không xả, không quên, còn mong người ta trả ơn, thì thường bị thất vọng, vì chúng sinh phần đông bội bạc, ơn thì quên chóng, oán thì nhớ lâu. Nếu cứ nhớ là đã làm việc lành rồi thì cho là đủ, không chịu tiếp tục làm thêm nữa. 

Sau khi làm các việc ở đời, thấy lo cảnh sinh tửđáng sợ, Bồ Tát phải y nơi công đức của Như Lai, trụ vào việc cứu độ chúng sinh; muốn độ chúng sinh, trước hết mình phải có đủ oai lực để trừ phiền não, có chánh niệm biết thân vô ngã vô thường nhiều tham dục, hư vọng điên đảo, tuy nói trụ nhưng thật là không trụ, mới lập được tất cả pháp. Đoạn này giống Kinh Kim Cang: an trụ, mà không an trụ, mới là an trụ. 

Y nơi sức công đức của Như Lai, hiểu theo Sự thì có nghĩa là nương tựa vào Đức Phật, y theo lời dạy của Ngài mà tu hành thành Phật để hóa độ chúng sinh; hiểu theo Lý thì có nghĩa là nương vào Chân Tâm, y theo Phật Tánh mà làm các việc lành lợi ích chúng sinh. Điều quan trọng là phải giữ Chánh Niệm, luôn luôn tỉnh giác, nhớ nghĩ chân chánh, không cho tạp niệm vọng tưởng nổi lên. Có chánh niệm thì biết các pháp không sinh không diệt, thân là gốc của tội lỗi, tâm vô trụ thì mọi pháp đều thành tựu tốt đẹp. Tâm vô trụ đây là trở về với Bản Tâm thanh tịnh. Lúc mê mờ thì quên hết Bản Tâm, hư vọng điên đảo hiện ra chi phối mọi hành vi. Hết mê, tỉnh giác thì Bản Tâm thanh tịnh lại hiện liền, ví như hết mây che thì mặt trăng lại chiếu sáng. 

Đứng về tướng thì có chúng sinh để an trụ cứu độ, nhưng không vì vậyBồ Tát đắm trước trong việc an trụ cứu độ, vì biết chúng sinh là giả huyễn, việc an trụ cứu độ cũng giả huyễn. Đứng về Tánh thì không còn chấp việc an trụ cứu độ, tất cả chúng sinh đều có Tánh Phật, sáng suốt như một, vốn vẫn an trụ, không cần cứu độ. Từ chỗ không an trụ, không gốc này mà lập tất cả Pháp, do đó chúng sinh là Không, các pháp cũng là Không, Tánh Không mà giả có. Chân Không Diệu Hữu là như vậy. 

Bấy giờ trơng nhà ông Duy Ma Cật có một Thiên Nữ tung rải hoa trời trên mình các vị Bồ Tátđệ tử lớn của Phật, khi hoa đến mình các Bồ Tát thì liền rơi xuống, còn khi đến mình các vị đệ lử lớn thì đều mắc lại, các vị này dùng hết thần lực phủi mà hoa không rớt. 

Trong kinh thường nói đến việc các vị Trời và Thiên Nữ tung hoa để cúng dường tán thán Phật. Hoa có nhiều mầu sắc rực rỡ, có mùi hương thơm ngát thanh tịnh, thường được dùng để trang hoàng đạo tràng, hoặc dâng lên hiến cúng diễn tả lòng biết ơn hoan hỷ. Ở đây, hoa tượng trưng cho Chánh Pháp của Phật. Thiên Nữ tung rải hoa là ý kinh muốn nói lên sự vui mừng của các vị Trời sau khi được nghe Diệu Pháp liền tuyên lại cho người khác nghe. 

Các đệ tử lớn thuộc hàng Thanh Văn, chưa phát tâm Bồ Tát, hãy còn phân biệt pháp chấp, thấy có pháp tu, có quả vị chứng, chưa đoạn các tập khí kiết sử ràng buộc, chưa xả được lòng mong cầu chứng đắc, nên hoa dính mắc lại trên áo. Còn các Bồ Tát đã đoạn hết tư tưởng phân biệt, diệt trừ ngã chấppháp chấp, đoạn hết các tập khí kiết sử, thực hành tâm Xả tới chỗ rốt ráo nên hoa không dính mắc. Người tu hạnh Bồ Tát sau khi làm được việc gì tốt thì quên ngay đi để tiếp tục làm việc lành khác, vả lại biết tất cả đều là Không, là Một, có liên quan với nhau, nên xả bỏ được hết các quan niệm ích kỷ hẹp hòi. Còn những người tu theo hạnh Thanh Văn thì vẫn thấy có ngã có pháp, có chúng sinh, có việc làm tốt, vì còn nhớ nghĩ đắm nhiễm như vậy nên không xả được, tâm dính mắc nhiều thứ ví như hoa dính mắc trên áo, không sao phủi rớt được. 

Ngài Xá Lợi Phất thuộc hàng Thanh Văn nên còn tâm phân biệt hoa này không như pháp, thấy có đẹp xấu, khen chê, ưa ghét... tâm không định nên có lúc hồi hộp lo sợ, khiến loài phi nhân, ma quỷ thừa cơ làm hại. Ví như nhà không đóng kín cửa, gió mưa vào lọt. Loài phi nhân, ma quỷ tượng trưng cho sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) vốn chúng không có phân biệt, chỉ vì tâm ta phân biệt tốt xấu, thương ghét... nên mới gây phiền não. Khi tu đến chỗ tâm vô phân biệt mới là vô trụ, được tâm thanh tịnh. Không phân biệt thì không dính mắc lời khen tiếng chê, màu sắc đẹp xấu, mùi vị ngon dở... tâm được tự tại. Nếu còn phân biệt, thích nghe lời khen, nhìn mầu đẹp, nếm vị ngọt... thì còn chấp trước, sinh lòng thương ghét, yêu người này, ghét người kia, thích ăn món này, chê món nọ... đó là Thức phân biệt. Bồ Tát dùng Trí, tuy có phân biệt nhưng không sinh lòng thương ghét, đối cảnh thuận hay nghịch tâm bình thản, an nhiên không động. 

Hàng Thanh Văn còn chấp cảnh, còn lòng thương ghét, còn sợ sinh tử, ưa Niết Bàn... tâm còn trụ nên còn mắc. Bồ Tát tâm vô trụ nên đi vào vũ trường, quán rượu, ổ điếm mà không sợ, vì tâm không tham đắm dục lạc. Hàng Thanh Văn không dám vào, đi qua phải nhắm mắt lại, tránh xa là hơn, vì chưa đủ tâm dõng mănh, chưa hàng phục và an trụ được tâm. 

Đối với hàng Thanh Văn thì giải thoát không có ngôn thuyết nên Ngài Xá Lợi Phất nín lặng. Trái lại, Thiên Nữ cho rằng ngôn thuyết văn tự đều là tướng giải thoát, vì không ở trong, không ở ngoài, không ở hai bên, vả lại tất cả pháp đều là tướng giải thoát. Lời nói của Thiên Nữ có vẽ mâu thuẫn với giáo lý Tiểu Thừa mà Ngài Xá Lợi Phất thường học nên Ngài hỏi lại: Không cần lìa dâm nộ siđược giải thoát ư? 

Thông thường, người tu hành rất cần đoạn dâm nộ si (hoặc tham sân si) nhưng đó chỉ là bước đầu. Khi tu hành đã vững rồi thì chẳng cần lìa chúng nữa, vì chúng không còn làm hại được, xúi giục gây tội lỗi nữa. Các Bồ Tát ra vào các phòng dâm tửu điếm mà không e sợ vì tâm các ngài đã vững quá rồi, không thể nào còn bị sa ngã được. Các Ngài cần vào các nơi trụy lạc tội lỗi để cứu giúp, những ai đang chìm đắm trong đó, vì vậy đối với các Bồ Tát thì Phật nói tánh của dâm nộ sigiải thoát

Kẻ tăng thượng mạn là những người kiêu căng phách lối, chưa chứng nói đã chứng, chứng ít nói chứng nhiều. Nếu họ vào những nơi trụy lạc thì sẽ bị chìm đắm nên Phật khuyên bọn họ nên lìa dâm nộ si. Còn những người đã chứng đắc thật thì Phật nói tánh của dâm nộ sigiải thoát: Lời của Phật không hề mâu thuẫn

Được Ngài Xá Lợi Phất tán thán, Thiên Nữ không nhận đã chứng đắc, vì nếu nhận có chứng đắc là kẻ tăng thượng mạn, còn chấp ngã chấp pháp. Cô Thiên Nữ này không thấy có pháp để tu có quả vị để chứng, vì chính cô cũng không thật có. Tùy ý mong cầu, tùy tâm niệm của chúng sinh mà cô hiện thân Thanh Văn hoặc Bích Chi Phật nói pháp Tiểu Thừa, thật ra cô chỉ dùng Đại Thừa để dạy bảo chúng sinh quy về Nhất Thừa Phật Đạo. Cô làm theo hạnh Đại Bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hóa hiện nhiều thân hình để hóa độ chúng sinh, không nhất thiết chấp chặt vào một thân hình nào, một pháp nào, đây cũng là phá ngã phá pháp chấp, dùng mọi phương tiện, mọi thân hình, mọi pháp môn để hướng về một mục đích duy nhất: đó là Phật Đạo. Kinh Pháp Hoa nói: Vì phương tiện mà chia làm ba thừa, thật ra chỉ có một Phật Thừa mà thôi. Vì lẽ đó, Cô Thiên Nữ ở tại nhà ông Duy Ma Cật đã mười hai năm mà chưa từng nghe nói Pháp Thanh Văn hay Bích Chi Phật, chỉ nghe pháp đại từ đại bi của Bồ Tát và pháp bất khả tư nghị của Phật. Nhà này thường hiện ra tám pháp Chưa Từng Có, Khó Được: 

1) Ánh sáng sắc vàng chiếu soi ngày đêm không khác: đây không phải là ánh sáng mặt trời mặt trăng, vì mặt trời chỉ chiếu ban ngày, mặt trăng chỉ chiếu ban đêm, đây là ánh sáng của Trí Huệ lúc nào cũng chiếu soi phá tan hắc ám vô minh tội lỗi

2) Duy Ma Cật có nghĩa là Tịnh Danh hay Tịnh Tâm, tâm thanh tịnh sáng suốt. Vào nhà ông có nghĩa là vào nơi thanh tịnh, giữ tâm thanh tịnh thì không bị nhiễm ô, không còn tham sân si

3) Các vị Trời chuyên tu phước, các Bồ Tát tu huệ lợi tha, chư vị đến nhóm họp không ngớt nghĩa là phước huệ song tu, làm hoài không ngừng nghỉ. 

4) Thực hành sáu pháp Ba La Mật và pháp bất thối chuyển của hàng Bồ Tát vì người quên mình, gặp cảnh nghịch không thối tâm lui bước. 

5) Mọi âm thanh đều là pháp, pháp âm bất tuyệt, là tiếng nói của cõi lòng sâu kín nhiệm mầu, của Tâm thanh tịnh, có diệu dụng khiến người nghe tin hiểu vâng làm. 

6) Bốn kho tàng chứa đầy của báu tượng trưng cho bốn Tâm Vô Lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả, bốn pháp môn tu của hàng Bồ Tátmục đích ban vui cứu khổ, giúp chúng sinh qua sông mê bể khổ, tới bờ bên kia

7) Tâm thanh tịnh nên cảm ứng với chư Phật mười phương, nghe được Chánh Pháp của chư Phật. Cũng có nghĩa là chư Phật lúc nào cũng hiện tiền, tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh. Khi tâm nghĩ lành, làm lành thì Phật Tánh hiện, nhưng khi nghĩ ác, làm ác thì Phật Tánh ẩn, ví như chư Phật trở về bổn độ. 

8) Cung điện của các vị Trời là phước báo, cõi Tịnh Độ của chư Phật là công đức, cả hai đều hiện trong nhà, nghĩa là Tâm thanh tịnh chứa đầy phước báocông đức, đủ cả hai phương diện thế gianxuất thế gian

Ngài Xá Lợi Phất hỏi sao Thiên Nữ không chuyển thân nữ thành nam? Theo quan niệm cổ xưa, người nữ nặng nghiệp hơn người nam, địa vị trong xã hội và cả trong Giáo Hội Phật Giáo cũng thua kém, các vị Ni phải tuân theo tám điều luật cung kính đối với chư Tăng (Bát Kỉnh Pháp), trước khi thành đạo giác ngộ phải chuyển thành thân nam đã... Nói vậy không phải khinh chê, phân biệt nữ thua kém nam, mà nên hiểu nữ tượng trưng cho sự mềm yếu ủy mị, thiếu cương quyết, còn nam tượng trưng cho sự dõng mãnh cương cường quyết tâm bền chí. Chuyển nữ thành nam có nghĩa là người tu hành cần phát thệ nguyện lớn, dõng mãnh tinh tấn tu hành, ròng rặc mà tiến, gặp khó không lui, giữ tâm như sắt đá không gì lay chuyển được. Nữ thân hoặc nam thân không quan trọng, vì thân là giả huyễn, chỉ có trí huệ là hơn hết. Đoạn này phá cái bệnh chấp tướng nam nữ, nam hơn nữ kém của xã hội thời đó, và chủ trương Cần chuyển Tâm hơn Chuyển Thân. Ngài Xá Lợi Phất còn thấy có tướng nam nữ, còn quan niệm hẹp hòi nên thân chuyển thành đàn bà. Cô Thiên Nữ tâm niệm rộng rãi nên biến thành đàn ông. Xong rồi nhiếp thần lực, hai người trở lại nam nữ như trước, vì Cô đã dạy cho Ngài Xá Lợi Phất một bài học về bệnh chấp tướng nam nữ rồi. 

Thiên nữ hóa mình giống như Ngài Xá Lợi Phất và biến Ngài Xá Lợi Phất thành cô Thiên Nữ, mà Ngài Xá Lợi Phất không sao chuyển lại được, vì sao? Ngài Xá Lợi Phất tu hạnh Thanh Văn còn chấp tướng, chưa thoát ra ngoài vòng hình danh sắc tướng, còn kẹt trong vòng phân biệt nên chưa tự tại biến hóa; còn Thiên Nữ tu hạnh Bồ Tát không còn chấp trước gì nên có sức thần thông tự tại biến hiện mọi thân hình. Cô muốn chứng minh rằng thân nam hay nữ đều là biến hiện, không phải nam không phải nữ, tất cả đều là giả huyễn mà thôi. 

Trong đoạn kinh này, Ngài Xá Lợi Phất đóng vai trò chịu thua Thiên Nữ, dùng phương tiện dạy chúng sinh rằng hàng Thanh Văn còn thấy có nam nữ, sinh tử, chấp thân có thật, tu hành chứng Niết Bàn, hết sinh tử. Làm sao bằng trí huệ của Thiên Nữ tu hạnh Bồ Tát không còn chấp mọi hình tướng, thân là giả huyễn, sinh tử là giả huyễn. Niết Bàn là giả huyễn, không chứng không đắc. Các pháp không ở đâu mà ở tất cả, Bồ Đề không xứ sở nên không có được. Bồ Đề không có quá khứ, vị laihiện tại đó là phá chấp không gianthời gian, đây là đứng trên phương diện tuyệt đối bình đẳng mà nói. Nhờ Thiên Nữ khai ngộ mà Ngài Xá Lợi Phất hiểu được lý Đại Thừa vô phân biệt, vô xứ sở, siêu thời gian nên Ngài nói tướng đàn bà không ở đâu mà ở tất cả, Ngài không đắc quả A La Hán mà chính là đắc. 

Thiên Nữ giúp Ngài Xá Lợl Phất phá chấp có sinh có tử, vì theo tướng trạng thì có sinh ra, có già có chết, nhưng đứng về bản thể thì không sinh diệt, chỉ tùy duyên biến hiện. Ví như nước với sóng, có gió thổi thì là sóng, hết gió là nước. Thiên Nữ cũng phá chấp có tu có chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vì có gì là được đâu (vô sở đắc); đứng về tướng thì có chúng sinh tu các pháp môn rồi chứng quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đứng về Thể Tánh thì tất cả là Một, là Không, là Chân Như, là Bồ Đề, người tu hành giác ngộ trở về cái tánh sẵn có của mình. Chúng sinh vốn sáng suốt, vốn giải thoát, vì vô minh sinh khởi, một niệm bất giác nổi lên, tự cho là mê muội, mang dây tự trói, cảm thấy sinh tử trầm luân, khi giác ngộ thấy mình trở về quê cũ, ung dung tự tại. Đức Thích Ca khi thành đạo dưới cội Bồ Đề, Ngài nói: “Lạ thay! Lạ thay! Các chúng sinh vốn đầy đủ đức tướng của Như Lai.” 

Thiên Nữ phá chấp thời gian, thường được chia làm ba thời kỳ: quá khứ, hiện tại, vị lai là để dễ phân biệt, tạm nói mà thôi, chứ Bồ Đề (giác ngộ, sáng suốt) không có ba thời, mê là chúng sinh, giác là Phật. Khi mê thì thấy có Phật, Bồ Tát sáng suốt, có chúng sinh mê mờ, có không gian vô tận (nhiều cõi, nhiều cảnh giới khổ hoặc vui), có thời gian vô cùng (quá khứ, hiện tại, vị lai), nhưng khi giác ngộ thì thấy tất cả chúng sinh đều là Phật (đã thành hoặc sẽ thành), không gianthời gian đều nằm trong một điểm gọi là Đương Xứ, tất cả là Một, Nhất Thiết Tức Nhất, Sự Sự Vô Ngại của Kinh Hoa Nghiêm

Không đặng mà đặng: tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, nay giác ngộ thấy mình trở về ngôi vị cũ, có gì là mới đặng đâu. 

Ông Duy Ma Cật bảo Ngài Xá Lợi Phất rằng: Thiên Nữ đây chính là Bồ Tát thị hiện theo bổn nguyện để giáo hóa chúng sinh, chứ thật ra đã có thần thông du hý, chứng vô sinh nhẫn, tùy ý ứng hiện thân nữ mà thôi. 

Thâm ý của đoạn kinh này nhấn mạnh tất cả mọi chúng sinh, dù nghiệp nặng (mang thân nữ), dù chỉ ham tu phước (các vị Trời) đều có thể phát tâm tu hạnh Bồ Tát được.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10990)
Đây là một bộ Đại Tạng đã được nhiều học giả và các nhà nghiên cứu về Phật Học chọn làm bộ Đại Tạng tiêu biểu so với những bộ khác như...
(Xem: 16323)
Đại Thừa Khởi Tín Luận là bộ luận quan trọng, giới thiệu một cách cô đọng và bao quát về triết học đại thừa.
(Xem: 11779)
Công trình biên soạn này trình bày một cách rõ ràng từ lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống triết học Trung Quán cho đến khởi nguyên, cấu trúc, sự phát triển...
(Xem: 12002)
Đối với Phật giáo, các nguồn gốc của mọi hành vi tác hại, thí dụ như ham muốn, thù hận và cảm nhận sai lầm được coi như là cội rể cho mọi sự xung đột của con người.
(Xem: 12693)
Các học giả Tây phương quan niệm hệ thống giáo lý Phật giáo từ các bản Pali, Sanskrit là kinh “gốc” và kinh sau thời đức Phật là kinh phát triển để...
(Xem: 12604)
Đức Phật trình bày các điều bất thiện đều bắt nguồn từ tham, sân, si còn điều thiện là do lòng không tham, không sân, không si dẫn tới.
(Xem: 10129)
Đây nói về công đức của Bồ-tát sơ phát tâm, là để phân biệt với những gì đã nói về Nhị thừa...
(Xem: 13821)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau
(Xem: 10137)
Bát Nhãtrí tuệ, nhưng không giống như trí tuệ thế gian, cho nên thường gọi là Trí Tuệ Bát Nhã.
(Xem: 13599)
Chữ “Viên giác bồ tát” – Viên GiácGiác viên mãn. Từ trước đến đây, Phật đã nhiều lần chỉ dạy phương pháp tu hành để phá trừ Vô minhchứng nhập Viên giác.
(Xem: 16167)
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thường được gọi đơn giảnphẩm Phổ Môn nghĩa là cánh cửa phổ biến, cánh cửa rộng mở cho mọi loài đi vào.
(Xem: 11880)
Pháp ấn là khuôn dấu của chánh pháp. Khuôn dấu chứng thực tính cách chính thống và đích thực. Giáo lý đích thực của Bụt thì phải mang ba dấu ấn chứng nhận đó.
(Xem: 12875)
Những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe.
(Xem: 11558)
Xuất sinh pháp Phật không gì hơn Hiển bày pháp giới là bậc nhất Kim cương khó hoại, câu nghĩa hợp Tất cả Thánh nhân không thể nhập.
(Xem: 12581)
Nơi tâm rộng, hơn hết Tột cùng không điên đảo Lợi ích chốn ý lạc Thừa nầy công đức đủ.
(Xem: 10701)
Giáo lý đạo Phật đặt nền tảng trên con người, lấy hạnh phúc con người làm trung tâm điểm để phát huy lý tưởng Bồ-tát đạo.
(Xem: 10894)
Kinh Duy Ma là một tác phẩmgiá trị về mặt văn học. Đó là một văn bản có giá trị giải tỏa mọi ức chế về mặt tư tưởng, giải phóng sự gò bó trói buộc...
(Xem: 10862)
Kinh Duy Ma là cái nôi của Đại thừa Phật giáo, kiến giải giáo lý theo chân tinh thần Đại thừa “Mang đạo vào đời làm sáng đẹp cho đời, mà không bị đời làm ô nhiễm”.
(Xem: 11808)
Duy-ma-cật sở thuyết còn có một tên khác nữa là Bất tư nghị giải thoát. Đó là tên kinh mà cũng là tông chỉ của kinh.
(Xem: 12659)
Bộ Kinh này trình bày cảnh giới chứng nhập của Bồ Tát, có nhiều huyền nghĩa sâu kín nhiệm mầu, cao siêu...
(Xem: 10983)
Đức Phật thuyết Kinh Kim Cang là để dạy cho chúng ta làm thế nào để có được cuộc sống hạnh phúc, cảnh giới niết bàn.
(Xem: 12522)
Trong tập sách nầy gồm các bài giảng về giáo lý kinh Pháp Hoa cùng phân tích phẩm Tựa và phẩm Phương Tiện của kinh.
(Xem: 11232)
Tri kiến Phật là cái thấy biết không thuộc về kiến chấp ngã nơi thân, không thuộc về kiến chấp ngã nơi tâm (vọng tâm).
(Xem: 12424)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc.
(Xem: 13979)
Cũng như những kinh luận liễu nghĩa khác, nội dung của kinh không ngoài việc chỉ cho mọi người thấy được TÁNH PHẬT của chính mình.
(Xem: 10745)
Kinh Lăng Già gắn liền với Thiền là một sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Thiền tông, khi Sơ tổ Đạt Ma đem bộ kinh bốn quyển này phó chúc cho Nhị tổ Huệ Khả
(Xem: 10409)
Nhân khi Phật đi thuyết pháp ở Hải-Long-Vương cung về qua đấy, quỉ vương đi đón Phật và mời Phật vào trong thành Lăng-Ca xin thuyết pháp.
(Xem: 11078)
Vàng không có tự tánh, nhờ có điều kiện thợ khéo mà có tướng sư tử sinh khởi. Sự sinh khởi ấy sở dĩ có được là do nhân duyên, cho nên nó là duyên khởi.
(Xem: 11880)
Kính lạy bậc Giác ngộ pháp thật Lìa các phân biệt cùng hý luận Muốn khiến thế gian rời bùn lầy Trong không ngôn thuyết, hành ngôn thuyết.
(Xem: 13049)
Kinh Phước Đức, một Kinh nói về đề tài hạnh phúc. Kinh được dịch từ tạng Pali và nằm trong bộ Kinh Tiểu Bộ (Khuddhaka-nikāya).
(Xem: 12273)
Kinh Kim Cang thuộc hệ Bát Nhã, một trong ngũ thời giáođức Phật đã thuyết, và là quyển thứ 577 trong bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 quyển.
(Xem: 15252)
Kinh Di Giáo là một tác phẩm đúc kết những gì cần thiết nhất cho người xuất gia. Đây là những lời dạy sau cùng của Đức Phật, đầy tình thương và sự khích lệ.
(Xem: 14216)
Đức Phật A Di Đà do lòng Đại từ bi, Đại nguyện lực, như nam châm hút sắt, nhiếp thọ hết tất cả chúng sanh trong mười phương vào trong cõi nước Tịnh độ của Ngài,
(Xem: 12004)
Kinh Sa-môn quả đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học là giới – định – tuệ.
(Xem: 15194)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 11888)
Đề cương kinh Pháp Hoa là học phần cương yếu, Thượng nhân Minh Chánh nêu lên cốt lõi của kinh qua cái nhìn của thiền sư Việt Nam...
(Xem: 12334)
Tên của bộ Kinh này là Kinh Lục Tổ Pháp Bảo Đàn, tên riêng là "Lục Tổ Pháp Bảo Đàn." "Kinh" là tên chung của các bộ Kinh
(Xem: 11099)
Duy ma trọng nhất là bồ đề tâmthâm tâm. Bồ đề tâm thì vừa cầu mong vừa phát huy tuệ giác của Phật. Thâm tâmchân thành sâu xa trong việc gánh vác chúng sinh đau khổ và hội nhập bản thể siêu việt.
(Xem: 12004)
Bài Bát-nhã Tâm kinh do ngài Huyền Trang đời Đường dịch vào năm 649 dương lịch, tại chùa Từ Ân. Toàn bài kinh gồm 260 chữ.
(Xem: 10513)
Thế Tôn đã để lại cho chúng ta một phương pháp để thẩm định đâu là giáo lý Phật Giáo, đâu không phải là những lời dạy của đức Phật.
(Xem: 12470)
Quyển Pháp Hoa Đề Cương là một tác phẩm thật có giá trị của một Thiền sư Việt Nam gần thời đại chúng ta.
(Xem: 13049)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 14694)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 12565)
Kinh Đại Bát Niết Bànbài kinh nói về giai đoạn cuối đời của đức Phật Thích Ca, từ sáu tháng trước cho tới khi ngài viên tịch, tức là nhập Bát Niết Bàn.
(Xem: 16423)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 19481)
Phật dạy tất cả chúng sanh đều sẵn có Trí huệ Bát Nhã (Trí huệ Phật) từ vô thỉ đến nay. Trí huệ Bát Nhã rất là quý báu và cứng bén, như ngọc Kim cương hay chất thép.
(Xem: 12177)
Tạng Kinh là bản sưu tập gồm tất cả những bài Kinh đều do Đức Phật thuyết vào những lúc khác nhau.
(Xem: 13412)
Thích Đức Nhuận, Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA Xuất bản 2000
(Xem: 11878)
Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch. Sa môn Hám Sơn Thích Đức ThanhTào Khê, đời Minh soạn - Việt Dịch: Hạnh Huệ
(Xem: 11527)
Bồ tát Long Thọ ra đời khi các cánh cửa của Phật giáo Đại thừa được bắt đầu mở rộng.
(Xem: 12667)
Kinh Căn Bản Pháp Môn nêu lên hai cách tu tập: Chỉ (samātha) và Quán (vipassana). Đây là hai cách tu tập cần yếu trong hành trình dẫn đến giác ngộ.
(Xem: 14396)
Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó.
(Xem: 12523)
Hòa thượng Tịnh Không giảng tại Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba, bắt đầu từ ngày 28/5/1998, tổng cộng gồm năm mươi mốt tập (buổi giảng).
(Xem: 15550)
Bộ kinh này có mặt ở Trung Quốc từ đời nhà Đường (618-907). Ngài Bát Lạt Mật ĐếDi Già Thích Ca dịch từ Phạn văn ra Hán văn.
(Xem: 13503)
Kinh Pháp Cú là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
(Xem: 12786)
Diệu Pháp Liên Hoa có thể nói là bộ kinh nổi tiếng nhất trong khu vườn kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 17888)
Thế Tôn đã từng dạy, chỉ có từ bi mới có thể hóa giải được gốc rễ hận thù, tranh chấp, đối kháng và loại trừ lẫn nhau, ngoài từ bi không có con đường nào khác.
(Xem: 11057)
Kinh Kim Cương là một bộ kinh có một vị trí đặc biệt trong lịch sử học tập và tu luyện của Phật giáo nước ta. Từ giữa thế kỷ thứ 7, trước cả Lục tổ Huệ Năng, thiền sư Thanh Biện của dòng thiền Pháp Vân đã nhờ đọc kinh này mà giác ngộ.
(Xem: 12097)
Chúng ta biết rằng, lý do tồn tại của Thiền cốt ở tâm chứng, không phải ở triết luận có hệ thống. Thiền chỉ có một khi mọi suy luận được nghiền nát thành sự kiện sống hàng ngày và trực tiếp thể hiện sinh hoạt tâm linh của con người.
(Xem: 12948)
Bài kinh này được chọn trong bộ kinh Theragatha mà kinh sách Hán ngữ gọi là Trưởng Lão Tăng Kệ, thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant