Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

10- Phật Hương Tích

14 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7495)
10- Phật Hương Tích

BỒ TÁT CÓ BỆNH
BIÊN SOẠN VỀ KINH DUY MA CẬT

Thích Nữ Như Đức

Phật Hương Tích 

1- Giới thiệu cõi Phật Hương Tích

Mượn vấn đề ăn trưa để gián tiếp giới thiệu một cõi Phật mà cách hóa độ khác hẳn cõi Ta-bà. Cõi Phật Hương Tích, tên gọi là nước Chúng Hương, ở đó không có đệ tử Thanh văn Bích-chi, chỉ có hàng đại Bồ-tát thanh tịnh. Tất cả đều cấu tạo bằng hương: lầu đài, vườn tược, đất đai, thức ăn là hương thơm tràn khắp mười phương. Đức Phậtđại chúng cõi ấy đang thọ thực, Duy-ma-cật không rời chỗ ngồi mà hóa hiện một vị Bồ-tát với tướng hảo, uy đức và ánh sáng siêu việt, làm lu mờ cả đại chúng cõi này. Duy-ma-cật bảo vị hóa Bồ-tát đến cõi Chúng Hương xin một phần cơm dư của đức Phật Hương Tích để về làm Phật sự ở cõi Ta-bà, làm cho những người ưa thích pháp nhỏ đều phát tâm về Đại thừa.

Đoạn kinh này ngoài ý nghĩa đề cao uy lực của Duy-ma-cật, vốn đã được đề cao rồi, muốn chúng hội thấy một cõi Phật trang nghiêm để phát khởi tín tâm, trong đó còn hàm ngụ một nhận thức khoa học. Ngày nay khoa thiên văn khám phá trong vũ trụ có biết bao nhiêu hành tinh, bao nhiêu thế giới. Thế giới Chúng Hương có thể được cấu tạo bằng những chất nhẹ, có những yếu tố khác thế giới Ta-bà. Chúng sanh cõi đó cũng sinh hoạt khác, không phải ăn uống như chúng ta. Về việc một người có thể đến một thế giới cách xa như thế, và trở về trong khoảng bữa ăn thì hiện nay khoa học còn đang tìm những phương tiện du hành vũ trụ. Thuyết hóa thân cũng được sáng tỏ nếu sau này người ta thành công trong việc chế tạo phiên bản. Tóm lại cõi nước của Phật Hương Tích được giới thiệu như một hành tinh mà trình độ văn minh khoa học tiến xa hơn chúng ta. Những điều trình bày trong đoạn này không phải là quyền năng thần thông, nhưng được dự đoán bởi các nhà tu học chân chánh.

2- Công năng cơm Hương Tích

Khi các đại sĩ thấy hóa Bồ-tát đều ca ngợi và thưa hỏi đức Phật Hương Tích về cõi Ta-bà. Đức Phật bèn giới thiệu cõi phương dưới, đức Thích-ca đang hóa độ ở một nơi đầy những xấu ác tệ nạn, có những chúng sanh ưa tiểu pháp, Phật Thích-ca vì họ dạy đạo. Ở đó cũng có Bồ-tát tên Duy-ma-cật được sức giải thoát siêu việt, có công đức năng lựcthần thông rất lớn, mười phương đều có hóa thân đi làm Phật sự.

* Chúng ta ở cõi nhỏ nên tâm lượng nhỏ nhìn Duy-ma-cật như một cư sĩ, còn cõi Phật Hương Tích nhìn Duy-ma-cật như một đại Bồ-tát có những hành động phi thường. Người làm việc lớn có lượng thông cảm lớn cho nên Duy-ma-cật đã gặp được vị tri kỷ ở phương trên.

Chín trăm vạn vị Bồ-tát cõi Chúng Hương đều muốn đến thế giới Ta-bà, đức Phật căn dặn nên thâu bớt mùi hương nơi thân, thâu bớt oai nghi tướng hảo, và đừng khinh tiện cõi ấy khởi ý tưởng ngăn ngại. Vì sao? Vì mười phương cõi nước như hư không, và chư Phật vì hóa độ người thấp kém không thể hiện hết vẻ thanh tịnh của mình.

Khi vị hóa Bồ-tát cùng chúng đại sĩ về đến thành Tỳ-da-ly, Duy-ma-cật đã sắp sẵn những tòa sư tử đẹp để chào đón.

Ở đây nói về sự dung thông không ngăn ngại, nên trong ngôi thất nhỏ có thể chứa trăm vạn ức việc lạ lùng. Bấy giờ bát cơm thơm đã lan tỏa khắp thành Tỳ-da-ly và đại thiên thế giới. Những hàng cư sĩ… nghe hơi thơm đều thích thú, trưởng giả tử Nguyệt Cái cùng 84.000 người đều đến nhà Duy-ma-cật, các vị trời thần cõi Dục, cõi Sắc nghe hương thơm đều đến nhà Duy-ma-cật.

* Để diễn tả tính cách hương thơm làm Phật sự, chúng ta thấy mùi cơm thơm làm chúng sanh thân ý thơ thới, và đều nhận tín hiệu mà vân tập. Cơm là một thực phẩm nuôi sống, nhưng ở đây dùng thực phẩm mùi hương, chúng sanh dùng thức thực (ăn bằng ý thức), thực phẩm ấy nuôi lớn căn lành cho mọi người nên gọi là món ăn tinh thần.

Duy-ma-cật mời các vị Thanh văn thọ thực, lưu ý rằng cơm có mùi vị cam lộ của Phật, do đại bi huân ướp, nên không thể dùng ý thức có hạn lượng mà ăn, nếu sử dụng ý thức giới hạn thì ăn không tiêu. Dù chỉ là một bát cơm nhưng hết cả thế giới cùng ăn, mỗi vắt cơm lớn như núi mà ăn cả kiếp cũng không hết. Vì sao? Vì thức ăn dư của bậc đầy đủ công đức, bậc có vô tận Giới, Định, Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến thì không bao giờ cùng tận.

* Chúng sanh cũng có khả năng ăn suốt ngày, khi sáu căn gặp sáu trần. Nhưng chúng sanh ăn thức ăn vọng tưởng nên không an lạc, ăn từ vô lượng kiếp mà vẫn không no. Còn chỉ một chút ít cơm thừa của Phật, nhưng đó là từ thể tâm thanh tịnh, nên dù chỉ dùng một lần cũng đủ. Mã Tổ sau khi ngộ ở chỗ thiền sư Hoài Nhượng, khi thuyết pháp có vị tăng đến dò xét hỏi. Sư đã đáp “Từ loạn Hồ sau ba mươi năm, chưa từng thiếu tương muối.”

Khi đại chúng ăn cơm xong ai nấy đều cảm thấy thân an lạc, tâm vui, như các Bồ-tát ở thế giới “Nhất Thiết Lạc Trang Nghiêm”. Từ lỗ chân lông mọi người phát ra mùi thơm vi diệu như mùi các cây ở nước Chúng Hương.

Ăn cơm xong thì việc làm của Duy-ma-cật cũng gần xong. Đại chúng dù trời người hay hàng Thanh văn đều trở nên như Bồ-tát. Diễn tả mùi thơm từ lỗ chân lông có nghĩa là toàn thân, không sót một phần nào của cơ thể, toàn đại chúng không sót một ai đều được pháp vị, được lợi ích lớn. Cho nên từ đoạn này trở đi không còn chuyện các vị cằn nhằn, ngạc nhiên gì cả. Như vậy từ đầu hiện bệnh đến lúc thọ trai, Duy-ma-cật đã mời đại chúng dự một hội pháp lớn, đã trình diễn đủ phương tiện, làm các kiến chấp nhỏ hẹp rơi rớt hết. Kết thúc là một buổi tiệc thú vị phi thường. Ai cũng ăn được, cơm vẫn không hết, ai cũng có khả năng thành Phật, mà đất tâm y nhiên, chưa từng hao hụt mất mát, không phải vì mất phiền não mới được cơm Phật. Ở đây nhà thiền nói “Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư”.

3- Các phương tiện giáo hóa

a- Sự khác nhau giữa hai thế giới

Duy-ma-cật hỏi các vị Bồ-tát nước Chúng Hương về phương tiện thuyết pháp ở cõi ấy. Đức Phật Hương Tích không dùng văn tự, chỉ dùng hương thơm khiến mọi người vào chánh pháp. Bồ-tát cõi ấy ngồi dưới cội cây thơm nghe mùi hương thì được chánh định, đầy đủ mọi công đức.

Đối lại, khi được hỏi về cách giáo hóa của đức Thích-ca, Duy-ma-cật đã cho thấy được một kỳ công điều phục ở cõi này. Vì chúng sanh đều thuộc hạng cứng đầu khó dạy, đức Thích-ca phải dùng lời nói mạnh (khác với sự nhẹ nhàng của Phật Hương Tích). Nói bao nhiêu điều khổ ở địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh… dùng toàn lời nghiêm trọng. Nói về những tà hạnh của thân, miệng, ý và những quả báo dữ dội, nguy hiểm, ghê sợ của những lỗi lầm ấy. Lại còn phải chỉ dạy cặn kẽ: đây là giữ giới, đây là phạm giới, đây là nên làm, đây là không nên làm, đây là bị tội, đây là lìa tội, đây là sạch, đây là nhơ… Phân tích như thế này chỉ vì chúng sanh ngu si cang cường, tâm như khỉ vượn, vừa nghe liền quên, tâm luôn nhọc nhằn nắm bắt. Phải dùng toàn lời cay đắng, đau đớn như quất roi vào xương mới tỉnh ngộ. Chúng ta thấy những người thông minh hiền dịu chỉ cần nói một lời nhẹ cũng đủ sợ sệt biết lỗi, với người ngu đần hung dữ thì phải đánh mắng trị phạt, phải có luật lệ giam cầm mới sợ. Do đó những nhà tù, những hình phạt có ra chỉ vì đối với người ngu kẻ dữ.

Các Bồ-tát nước Chúng Hương nghe Duy-ma-cật nói xong đều nói rằng: Thật hiếm có! Như đức Phật Thích-ca phải che khuất vô lượng sức tự tại mà dùng những pháp của kẻ nghèo cùng ưa thích để độ thoát chúng sanh, các Bồ-tát cõi này cũng mệt nhọc khiêm tốn để dùng vô lượng đại bi mà sanh ở cõi này.

Như thế đã rõ, hai cõi Phật hai cách giáo hóa khác nhau. Chỉ vì căn cơ chúng sanh hạ tiện nên Phật cùng chư Bồ-tát kiên nhẫn dùng cách thức đối với người hạ tiện.

b- So sánh công đức hóa độ

Duy-ma-cật nói rằng: Đúng như lời các Ngài nói. Bồ-tát ở đây có lòng đại bi kiên cố. Nhưng một đời ở đây hóa độ nhiều hơn hóa độ công đức ở cõi khác trăm ngàn kiếp. Vì sao? Cõi Ta-bà có mười việc lành mà các cõi tịnh độ khác không có:

1- Dùng bố thí nhiếp phục bần cùng.

2- Dùng tịnh giới nhiếp phục phá giới.

3- Dùng nhẫn nhục nhiếp phục sân hận.

4- Dùng tinh tấn nhiếp phục giải đãi.

5- Dùng thiền định nhiếp phục loạn ý.

6- Dùng trí tuệ nhiếp phục ngu si.

7- Nói pháp trừ nạn để độ tám nạn.

8- Dùng pháp Đại thừa độ người ưa Tiểu thừa.

9- Dùng các căn lành cứu tế người không có đức.

10- Thường dùng tứ nhiếp pháp thành tựu chúng sanh.

Như thế Bồ-tát tu ởû cõi Ta-bà công đức nhiều gấp trăm ngàn lần các Bồ-tát ở những cõi tịnh độ khác. Vì ở đây các vị có dịp thực hành lục ba-la-mật, rèn luyện thêm những đức tốt. Nói là độ sanh vì người nhưng khi thực hành các việc lành chính là thành tựu công hạnh cho mình. Như giáo sư giảng dạy, vì phải nghiên cứu kỹ nên lại giỏi hơn, thông suốt vấn đề hơn. Như thế tu ở cõi Ta-bà không có gì phải nản lòng.

c- Tám hạnh lành của Bồ-tát

Bồ-tát nước Chúng Hương hỏi: Ở thế giới này Bồ-tát thành tựu bao nhiêu pháp mới được trọn vẹn không khiếm khuyết?

Duy-ma-cật đáp: 

- Thành tựu tám pháp:

1- Làm lợi ích chúng sanh mà không mong báo đáp.

2- Thay thế tất cả chúng sanh thọ khổ mà có bao nhiêu công đức đều cho hết.

3- Tâm bình đẳng đối với chúng sanh, khiêm tốn vô ngại.

4- Đối với các Bồ-tát xem như Phật, với kinh chưa nghe, nghe mà không nghi.

5- Đối với Thanh văn không có tâm chống trái.

6- Không ganh ghét khi người được cúng dường, không đề cao lợi dưõng của mình, mà đối với những việc ấy thường điều phục tâm.

7- Thường cảnh tỉnh lỗi mình, không tuyên truyền lỗi người.

8- Thường nhất tâm cầu các công đức.

Trong tám điều lành chúng ta có thể chia ra như sau. 

Ba điều lành đối với chúng sanh (1-2-3), rất khó không phải dễ. Làm lợi ích cho họ, thay thế khổ cho họ mà lại có tâm bình đẳng. Bồ-tát không quán triệt ngã không pháp không thì căn lành không thành tựu

Hai điều 4-5 là đối với hàng Bồ-tát và Thanh văn nghĩa là tuy kính Bồ-tát mà không chê Thanh văn

Hai điều 6-7, là đối với những điều xảy ra cho mình, cho người. Tâm lý chúng sanh là ganh với người, khi thấy người có chút lợi lộc liền không ưa, với mình thì có lợi mấy cũng được. Và lỗi mình tự che, lỗi người cứ tuyên truyền. Những điều này tưởng như tầm thường nhưng nếu làm được một trong tám điều trên – nhất là 6-7 thì đã là hạnh Bồ-tát, được sanh về tịnh độ. Chúng ta nếu quyết tâm không ganh người, không đề cao mình thì hạnh lành viên mãn. Và cũng nên hiểu rằng nếu thành tựu tám điều trên đây, thì hương thơm hạnh lành của chúng ta đã xông ngát cho mười phương cõi, nơi ta ở là tịnh đô hiện tiền. Đó là đại ý phẩm Phật Hương Tích. Mùi hương ở đây không ở nơi các loại hương liệu, nước hoa, mà chính từ ngay những công hạnh, qua tám điều kể trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 31276)
Đức Phật gọi là bực người tự nhiên, đem Nhất-Thiết-Chủng-Trí biết tất cả tự-tướng của các pháp sai khác; lìa tất cả điều chẳng lành; nhóm tất cả đìều lành; thường cầu lợi-ích cho tất cả chúng sinh, nên gọi là Phật.
(Xem: 18574)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
(Xem: 25152)
Trí Khải (538-597), một trong những triết gia vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa, đã đưa ra một cái nhìn quảng bác phi thường đối với pháp Phật với thiên tài của một môn đồ thành tín trên đường Đạo.
(Xem: 23784)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN...
(Xem: 28956)
"Học Phật Quần Nghi" là quyển sách giải thích những vấn đề nghi vấn của những người học Phật và tu Phật, chủ yếu là của Phật tử tại gia.
(Xem: 20882)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này?
(Xem: 31458)
Đức Phật ra đời và thuyết pháp “vì hạnh phúcan lạc cho số đông”. Những lời dạy của Ngài cho con người chỉ nhắm vào hai mục tiêu chính: khổ và diệt khổ.
(Xem: 25555)
Phương pháp tu tập thì nhiều, nhưng cốt yếu không ra ngoài Chỉ quán. Có Chỉ mới uốn dẹp được mê lầm, phiền não, có Quán mới nhận rõ pháp tánh chân như.
(Xem: 29730)
Bài pháp này căn cứ vào bản kinh Satta Sutta trong Saṃyutta Nikāya. Nhân dịp Tỳ Khưu Rādha hỏi Đức Phật về nghĩa chữ Satta (chúng sanh).
(Xem: 22533)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
(Xem: 25733)
Ðạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật...
(Xem: 23297)
Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma - pundarika - sùtra), thường được gọi là kinh Liên Hoa (1) là kinh tuyệt diệu nhất.
(Xem: 25757)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khíđạo Phật đã thổi vào...
(Xem: 23735)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
(Xem: 40619)
Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ, và Ðại Thừa – cỗ xe lớn tuy xuất phát từ hai nhánh của Tiểu thừa là Ðại chúng bộ và Nhất thiết hữu bộ, có một số đặc tính khác nhau.
(Xem: 23359)
Chúng ta vui mừng và tự hào rằng, Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đứcvăn hóa quý báu của dân tộc.
(Xem: 22462)
Tập cẩm nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh...
(Xem: 22105)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
(Xem: 23518)
Khi chúng ta hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác ngộ (tâm bồ đề) nhằm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
(Xem: 24323)
Đề kinh Kim cang gồm hai phần. Tên tiếng Phạn là Vajrachedikā Prajñāpāramitā, trong đó phần đầu là tính từ phẩm định cho từ theo sau.
(Xem: 41118)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 19009)
Muni có nghĩa là một bậc tiên nhân, một bậc thánh nhân, một bậc hiền giả sống một mình trong rừng. Trong kinh Vệ Đà chữ muni tương đương với chữ rishi.
(Xem: 20504)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 27737)
Ðức Phật là một nhà cách mạng, ngài đã không thỏa mãn với những giáo điều cổ truyền bà la môn nên đã tự mình tìm ra một Ðạo lý mới.
(Xem: 38134)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 24510)
Quyển Kinh Viên Giác tôi giảng khá lâu rồi, nay được Tăng Ni chép lại trình lên tôi duyệt qua. Ðọc lại quyển Kinh Viên Giác, tôi thấy đây là con mắt của người tu Thiền.
(Xem: 22731)
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền tông, bởi vì cốt tủy Thiền tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ.
(Xem: 26557)
Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán.
(Xem: 53593)
Kinh Pháp Hoabộ kinh Đại thừa được nhiều dịch giả phiên dịch, được nhiều học giả nghiên cứu chú giải, lại được lưu truyền sâu trong giới trí thức...
(Xem: 23623)
Con người bình thường không thể nào so sánh được với bậc Bồ Tát; chỉ có những kẻ phi thường xuất chúng mới tiến lên gần gũi đôi chút với trí huệ Bồ Tát.
(Xem: 21101)
Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và Phật giáo Ðại thừa.
(Xem: 30859)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 21070)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38798)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 20557)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 20610)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 27066)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 28088)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 37165)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 55181)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 37984)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 14568)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10652)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant