Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

I. Dẫn Nhập

01 Tháng Mười 201000:00(Xem: 8781)
I. Dẫn Nhập

SO SÁNH KINH TRUNG A HÀM CHỮ HÁN &
KINH TRUNG BỘ CHỮ PALI
HT. Thích Minh Châu (1961)
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1998)
Nguyên tác: Bhiksu Thich Minh Chau (1961),
"A Comparative Study of the Chinese Madhyama Agama
and the Pali Majjhima Nikaya", Ph.D. Thesis, Bihar University, India

Phần Một
I. DẪN NHẬP

 

Khoảng một thế kỷ sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, cộïng đồng Tăng lữ phân thành 18 bộ phái hay hơn nữa. Hai bộ phái trong đó là Thượng tọa bộ (Theravàda) và Nhất thiết hữu bộ (Sarvàstivàda), do khối lượng kinh tạngảnh hưởng rộng rãi, đã đẩy lùi vào bóng tối tất cả bộ phái khác.

Nhưng trong khi hầu như toàn vẹn tạng kinh của Thượng tọa bộ (Ther.) được truyền đến chúng ta, ta lại không thể nói như vậy về tạng kinh của Nhất thiết hữu bộ (Sarv.). Nguyên bản Sanskrit của tạng kinh này phần lớn đều mất hết, chỉ trừ vài đoạn được tìm thấy ở Trung Á, một ít được mang từ Nepal, và gần đây có những văn liệu Gilgit được khám phá cùng với những bản dịch chữ Hán và chữ Tây-Tạng. Một sự nghiên cứu so sánh về hai tạng kinh này sẽ rọi nhiều ánh sáng vào nguồn gốc của tạng kinh cổ, những tương đồng và biệt dị giữa các lý thuyết của hai bộ phái. Nhiều học giả danh tiếng đã cố làm việc theo chiều hướng này, nhưng phần đông chỉ giới hạn vào tạng luật (Vinayapitaka), như Tiến sĩ W. Pachow trong tác phẩm "Nghiên cứu so sánh về giới bản Ba-la-đề-mộc-xoa (Pràtimoksa)"; và Tiến sĩ A. C. Banerjee trong cuốn "Văn học Nhất thiết hữu bộ (Sarvàstivàda)", đều nói đến những giới luậtTăng Ni phải tuân theo. Tiến sĩ Bapat đã mở ra một chân trời mới trong tác phẩm Arthapadasùtra bằng cách so sánh hai bản kinh chữ Hán và Pàli, nhưng tác phẩm của vị này chỉ giới hạn vào một phần của kinh Suttanipàta. Bởi vậy chúng ta vẫn còn khao khát có được một nghiên cứu so sánhhệ thống về toàn thể kinh tạng (Sùtrapitaka) của Thượng tọa bộ (Ther.) và Đại chúng bộ (Sarv.). Tác phẩm này "So sánh kinh Trung A-hàm và kinh Trung bộ" là một cố gắng để bù lấp vào khoảng trống ấy.

 

Tầm quan trọng của tác phẩm

Trong tác phẩm này, chúng tôi đã cố gắng giới thiệu một phần quan trọng của tạng kinh thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) là kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) trong hình thức toàn vẹn của nó. Bộ kinh này từ trước đến nay người ta chỉ biết đến qua bản dịch chữ Hán, được nghiên cứu rộng rãi, gồm những phẩm, quyển, ngày tụng và kinh(1) , được chia thành Giới (Sìla), Định (Samàdhi), Tuệ (Panna) cùng với những vi phân khác(2) . Chúng tôi cũng đề cập đến đời đức Phật(3) , Tăng chúng với đời sống hằng ngày của họ(4) , những ẩn dụ, kệ tụngkết luận của các kinh(5) . Chúng tôi không bỏ sót một chi tiết nào ngõ hầu đem lại một cái nhìn sáng sủa về những điểm cốt yếu trong kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) thuộc Nhất thiết hữu bộ (Sarv.). Trong khi xét đến lý thuyết của Nhất thiết hữu bộ (Sarv.), chúng tôi cũng sưu tập một số bằng chứng nội tại và ngoại tại với mục đích chứng minh rằng kinh Trung A-hàm bằng chữ Hán (CMA) quả thuộc về Nhất thiết hữu bộ (Sarv.). Điều này chỉ được các học giả trước đây phỏng đoán(6) .

Tỷ lệ cao những điểm tương đồng giữa hai bản kinh chữ Hán và Pàli, sự hiện diện nhiều đoạn văn giống nhau chứng tỏ rằng đã có một nguồn gốc chung cho cả hai bản dịch Pàli và chữ Hán; và căn bản chung ấy không chỉ về lý thuyết mà còn về hình thức văn bản. Ví dụ, trong số 98 kinh tương đương giữa chữ Hán và Pàli, có 45 kinh có nhan đề giống nhau, 15 kinh gần giống, 62 kinh có cùng một địa danh và 15 kinh gần như đồng một địa danh(7) . Sự đề cập những lý thuyết nòng cốt như Niệm xứ (Satipatthàna), Bát chánh đạo, các thiền (Jhàna) thuộc sắc (rùpa) và vô sắc (arùpa) giới, bốn chân lý(8) ... đều gần giống nhau và cách hành văn của một vài đoạn có thể nói là hoàn toàn giống nhau trong cả hai bản dịch. Tất cả điều này chứng tỏ đã hiện hữu một tạng kinh cổ, có lẽ là tạng kinh Magadhi đã mất mà học giả Winternitz đã nói đến trong tác phẩm Lịch sử văn học Ấn độ(9) . Giáo sư André Bareau công nhận có một tạng kinh cổ, đã viết: "Giả thiết này - cho rằng sự giống nhau không phải vì có một tạng kinh cổ, mà vì có sự vay mượn lẫn nhau giữa các bản kinh hậu kỳ - đối với tôi dường như không vững, ít nhất là nói về toàn tạng kinh, vì sự giống nhau ấy có thể được thực hiện trong một vài hoàn cảnh đặc biệt." (L'hypothèse selon laquelle cette identité serait due, non à l'existence de ce Proto Canon, mais à des emprunts mutuels entre Canons tardifs me parait pratiquement insoutenable, due moins pour l'ensemble des textes, car elle a pu se réaliser dans certains cas particuliers).

Toàn thể phần hai, từ chương 1 đến chương 9 sách này, là một nghiên cứu so sánh về các lý thuyếttruyền thống của hai bộ phái Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) và Thượng tọa bộ (Ther.) để chứng minh các điểm tương đồng và dị biệt của hai truyền thống.

Chương nói về những đặc tính của Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) và Thượng tọa bộ (Ther.)(10) có thể xem nhưtoát yếu của toàn tác phẩm, trong đó những điểm đặc sắc của mỗi bộ phái được tập hợp lạigiải thích. Nó cũng có mục đích giải thích một vài lối hành trì khác nhau mà các xứ Phật giáo hiện đang áp dụng. Tỷ số cao những điểm tương đồng đã chứng minh được thẩm quyền và sự chính xác đáng tin cậy của truyền thống kinh tạng Pàli, như học giả Winternitz đã nói : "Càng mở văn tạng Sanskrit, so sánh với tạng Pàli, ta càng thấy Oldenberg đã đúng khi nói rằng bản Pàli mặc dù không phải hoàn toàn chính xác, vẫn đáng xem là khá toàn hảo."(11) Khi sưu tầm những dị biệt, và nếu xét thật kỹ, ta sẽ thấy những người sưu tập đã tự do thêm những đoạn văn và chi tiết thích hợp cho bộ phái của mình và bớt những chi tiết nào không phù hợp. Ví dụ bản Hoa ngữ ngang nhiên bỏ kinh Kỳ-bà (Jìvakasutta) trong đó đức Phật cho phép Tỳ-kheo ăn ba thứ thịt(12) , còn tạng Pàli thì bỏ đoạn nói về hiện hữu của đau khổ trong quá khứ hiện tạivị lai(13) . Điều này cho thấy Tiến sĩ N. Dutt đã nhận xét đúng : "Tạng kinh Pàli (Pàli Pitakas) chắc chắn đã trải qua nhiều lần biên tập với nhiều thêm bớt trước khi nó trở thành dạng bản mà chúng ta có hiện nay. Hình thức đơn điệu và giả tạo của mỗi kinh đã làm mất vẻ tươi sáng ban đầu của những lời dạy và rõ ràng để lộ bàn tay cắt xén uốn nắn của những người biên tập ở vào một thời rất xa thời đại đức Đạo sư."(14) Dĩ nhiên ta cũng có thể nói như vậy về tạng kinh của Nhất thiết hữu bộ (Sarv.). Tác phẩm này cũng cốt làm sáng tỏ công trình tiên phong vĩ đại của Sanghadeva (Tăng-già-đề-bà) một vị sư Ấn từ Kashmir đã truyền bá đạo Phật tại Trung Quốc. Theo lời đề nghị của Giáo sư André Bareau, tôi đã sưu tập nhiều từ tương đương Pàli Hoa ngữ để làm thành một mục nhỏ về các từ tương đương Pàli-Hoa-Anh; nhưng vì giới hạn của quyển sách này, tôi phải giảm mục này đến mức tối thiểu.

 

Điểm qua những tác phẩm trước

Trong khi làm công cuộc khảo sát so sánh kinh A-hàm (CMA) với kinh Trung bộ (PMN), tôi không khỏi có cảm giác đang dẫm chân lên một vùng đất hầu như mới mẻ, vì cho đến nay có rất ít tác phẩmhệ thống đề cập đến lãnh vực này của văn học Phật giáo.

Tác giả Chizen Akanuma trong tác phẩm "So sánh mục lục các kinh A- hàm (Àgamas) chữ Hán và kinh bộ Pàli (Pàli Nikàyas)" là người đầu tiên cố khảo sát so sánh hai tạng kinh này. Mặc dù tác phẩm này khá quan trọng, nó cũng chỉ giới hạn trong việc làm mục lục nhan đề của những kinh tương đương chứ không đi sâu vào chi tiết. A. F. Rudolf Hoernle trong quyển "Những di tích bản thảo văn học Phật giáo được tìm thấy ở miền Đông thổ (Eastern Turkestan)" đã làm một cuộc khảo sát có hệ thống về những đoạn kinh bằng Phạn ngữ được tìm thấy ở Trung Á so với những kinh Pàli tương đương. Nhưng riêng về kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama), chỉ có những đoạn thuộc về hai kinh Ưu-ba-ly (Upàlisùtra) và Suka (Sukasùtra) được tìm thấy, mà chúng lại quá ít ỏi không đủ để so sánh và lượng giá. Khi tôi tìm hiểuhọc giả Tây phương nào đã làm về đề tài này chưa, Giáo sư André Bareau, một học giả nổi danh của Pháp, đã cho biết có một nhóm học giả Đức dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Waldschmidt ở Bá Linh đang làm việc về những gì còn lại của kinh Trường A-hàm (Dìrgha Àgama) và Tạp A-hàm (Samyukta Àgama), chứ không làm về Trung A-hàm (Madhyama Àgama). Về những học giả người Nhật, tôi được Giáo sư Sakurabe cho biết thỉnh thoảng vài học giả Nhật như Sakurabe, Chizen Akanuma, Mochizuki... viết những mục báo nói về kinh Trung A-hàm, nhưng vì phần lớn bằng tiếng Nhật nên không thể phổ cập đến độc giả; vả lại họ cũng chỉ giới hạn vào một vài khía cạnh của kinh Trung A-hàm (CMA). Bởi thế một tác phẩm khảo sát tỷ giảo về kinh Trung A-hàm (CMA) và kinh Trung bộ (PMN) vẫn là một điều đáng làm.

Phương pháp được áp dụng

 

Trong tác phẩm này, tôi đã chọn bản văn Trung A-hàm (CMA) do Tăng Già Đề Bà dịch để so sánh với kinh Trung bộ (PMN). Tôi buộc lòng phải bỏ qua một số kinh Trung A-hàm (Madhyama Àgama) của những dịch giả khác, vì phạm vi tác phẩm này không cho phép tôi để những kinh ấy vào. Tôi chỉ giới hạn vào 98 kinh A-hàm so với những kinh Trung bộ tương đương. Cuộc nghiên cứu so sánh đề cập đến các vấn đề như đề kinh, địa điểm nói kinh, phân loại phẩm (vargas), giới (sìla), định (samàdhi), tuệ (panna)...Nhưng chúng tôi cũng không quên nghiên cứu tỷ giảo từng kinh một, 15 kinh tất cả. Khi so sánh một đoạn kinh văn, chúng tôi cố dịch đoạn văn Hoa ngữ càng trung thực càng hay, trong khi đoạn văn Pàli tương đương thì chỉ nêu lên cái cốt tủy; đồng thời ghi chú những điểm tương đồng và dị biệt với đoạn văn Hoa ngữ. Vì bản kinh Pàli đã được biết đến một cách rộng rãi nên không cần khai triển nhiều. Với mỗi đoạn văn so sánh, chúng tôi ghi rõ số quyển, trang, dòng của cả hai tạng kinh để độc giả dễ tra cứu. Khi cần chúng tôi thêm một vài nhận xét vào những đoạn kinh văn được so sánh. Về việc La tinh hóa những tiếng Hoa ngữ, tôi đã theo phương pháp Wade-Giles trong cuốn Tự điển Hán-Anh của Mathews được nhiều người biết đến. Về bản kinh văn Trung A-hàm (Madhyama) Àgama) bằng Hoa ngữ, tôi đã theo bản in của ngài Huyền Trang (Hsu-ts'ang) có sẵn, và vì bản in của Tai-sho không có tại Nalanda. Về bản kinh Pàli, tôi đã chọn ấn bản Trung bộ kinh (Majjhima Nikàya) của Hội Pàli Text.

 

Bố cục của luận án

Tác phẩm này chia làm bốn phần chính :

Phần một : Dẫn nhập, gồm có bài dẫn nhập này cùng với một số bằng chứng để chứng minh Trung A-hàm (CMA) thuộc về Nhất thiết hữu bộ (Sarv.); một số đặc tính của hai bộ phái Nhất thiết hữu bộ (Sarv.) và Thượng tọa bộ (Ther.), tương quan giữa Trung A-hàm (CMA) và Trung Bộ Kinh (PMN); cùng với bản kê 98 kinh chung ở cả hai tạng được chọn để so sánh.

Phần hai : Đề cập những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai bên trong việc sắp xếp những phẩm và những kinh, những tên kinh, địa điểm thuyết kinh, và vai trò của các nhân vật được nói trong kinh, những giáo lý được phân loại theo Giới (Sìla) - Định (Samàdhi) - Tuệ (Panna), Phật và tăng chúng, những ẩn dụ, kệ tụng và những phần kết của các kinh.

Phần ba : Gồm 15 kinh được chọn từ 98 kinh để khảo sát so sánh. Việc nghiên cứu so sánh toàn bộ 98 chung đã được hoàn tất trong bản thảo của tôi, nhưng chỉ có 15 kinh được in vì thiếu chổ trong luận án này.

Phần bốn : là những phụ lục, gồm có tiểu sử của Tăng Già Đề Bà (Sanghadeva), vài nhận xét về bản dịch của ngài, vài nhận xét về bản dịch Trung Bộ Kinh của cô Horner, bản liệt kê 222 kinh Trung A-hàm (CMA) chia theo phẩm, quyển, ngày tụng đọc, nhan đề tương đương và vị trí xảy ra của những kinh Hán-Pàli tương đương, bản kê những thuật ngữ tương đương Pàli-Hoa-Anh ngữ, những đoạn còn lại của hai kinh Phạn ngữ (Sanskrit) thuộc Trung A-hàm (Madhyama Àgama) ...

Ước mong rằng việc nghiên cứu so sánh giữa Trung A-hàm (CMA) và Trung bộ kinh (PMN) này sẽ được xem như một đóng góp mới mẻ và khiêm tốn vào lĩnh vực kiến thứcvăn học Phật giáo.

______________________________________

(1) Xem phần sau.

(2) ntr.

(3) ntr.

(4) ntr.

(5) Xem phần sau.

(6) ntr.

(7) ntr.

(8) ntr.

(9) H.I.L., ii, pp. 232-233.

(10) Xem sau.

(11) H.I.L. ii. 19-20.

(12) Xem sau.

(13) Xem sau.

(14) E.M.B. I, Preface.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6797)
Hai chữ quy y có nghĩa là : quay về hay hồi chuyển. Y là nương tựa hoặc dựa vào, những hành vi hồi chuyển nương tựa hoặc quay đầu dựa dẩm tin tưởng.
(Xem: 6221)
Niềm tin sâu xa nhất trong giáo lý nhà Phật là tất cả mọi người đều có thể tự cải biến mình trong từng giây phút một. Chẳng có gì gọi là định mệnh cả.
(Xem: 6546)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn.
(Xem: 7805)
Nhẫn nhục là chịu nhịn những điều sỉ nhục xấu hổ, nhục nhã, chịu đựng tổn thương trước những cảnh, sự việc không vừa lòng, nghịch ý, trái tai gai mắt;
(Xem: 6305)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bảnthiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và...
(Xem: 6624)
Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mọi sự vật, hiện tượng trong phạm vi giới hạn của đôi mắt mình, nhưng...
(Xem: 5747)
Tôi đến với Phật pháp vì … quá khổ.
(Xem: 5655)
Phải luôn luôn có tâm tùy hỷ đến tất cả mọi người, nếu chưa được giải thoát thì sau khi chết, năng lực tùy hỷ sẽ đẩy mình đến những cảnh giới tốt.
(Xem: 5697)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ.
(Xem: 6814)
Chúng ta biết tu là chúng ta biết sống. Một thứ tài sản không bao giờ bị mất. Ai muốn giàu, muốn sung túc thì hãy ráng nhớ giữ gìn tài sản này.
(Xem: 6084)
Thuyết bốn Đế, tức bốn Chân lýcăn bản, là cốt lõi tinh túy của đạo Phật, là nội dung bài thuyết pháp đầu tiên của Phật ở Vườn Nai (Bénarès).
(Xem: 7105)
Đạo Phật thường quán niệmsuy tưởng về khổ đau vì đó là kinh nghiệm chung của toàn thể nhân loại.
(Xem: 6218)
Chúng ta chẳng cần tìm Phật ở đâu xa, ngài luôn luôn ở ngay trong cuộc đời, nhưng chúng ta không thấy, vì ...
(Xem: 6179)
Chúng ta có thể tìm ra chánh pháp của Phật, nghĩa là chân lý, ở khắp mọi nơi, chứ không bắt buộc chỉ tìm trong kinh điển.
(Xem: 6611)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha.
(Xem: 5912)
Dù là xuất gia hay tại gia, thường niệm pháp Quy Y trong đời sống, lấy Tam Bảo làm mục đích làm lợi ích cho Dân Tộc và cho cả chúng sinh.
(Xem: 6065)
Kinh sách và Đạo Pháp của Phật không phải giúp để góp nhặt sự hiểu biết mà phải dùng để tự biến cải lấy chính ta.
(Xem: 6462)
Tâm chúng sinh và Phật vốn không khác. Tất cả đều do tâm tạo. Mười cõi cũng do tâm tạo.
(Xem: 5708)
" Nầy các Tỳ kheo Như Lai nói tác ý tức là nghiệp vì có ý muốn làm mới có hành động thân khẩu ý ". Như vậy mười nghiệp lành là 10 điều giúp cho con người thực hiện trong sạch hoá thân khẩu và ý .
(Xem: 6850)
Khái niệm về sự tái sinh không phải là một khái niệm đặc thù của Phật Giáo mà đấy chỉ là một học thuyết chủ trương sự « đầu thai »
(Xem: 6017)
Có những niềm tin gây mê lầm, tội lỗi, gieo tai họa cho chính những người mang niềm tin đó mà họ không hay không biết, hoặc gieo tai họa lên nhiều người...
(Xem: 5889)
Theo kinh Lăng-già, Bồ-tát vì muốn độ tất cả chúng sanh đạt đến Niết-bàn nên phát nguyện ở lại thế giới nhiều khổ đau này để làm lợi ích cho chúng sanh.
(Xem: 6583)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ,
(Xem: 5492)
Phật pháp tại thế gian, chẳng thể lìa thế gian mà có. Thế nên biết, người muốn ngộ được lẽ thật của muôn pháp, cũng phải từ muôn pháp mà ngộ,
(Xem: 5568)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả.
(Xem: 8088)
Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả.
(Xem: 6147)
Theo tâm lýkinh nghiệm, việc chọn lựa một tông phái để theo, phần lớn tùy thuộc vào sở thích và môi trường sinh sống của từng người.
(Xem: 5729)
Tất cả các hệ thống giáo lý phong phú của đạo Phật chỉ có một mục đích duy nhất là trình bày phương pháp và đường lối giải thoát,
(Xem: 8876)
Một người đã tin ở luật nhân quả trong đời hiện tại thì cũng phải tin ở luật nhân quả các đời quá khứ, và vị lai.
(Xem: 6534)
Thực tế cho chúng ta thấy, người học đạo thì nhiều, nhưng để sửa tâm tánh thì không bao nhiêu, đó là kết quả do việc không chịu lắng nghe.
(Xem: 5889)
"Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyền thuộc, là nơi nương tựa" .
(Xem: 5790)
Ngày nay phong trào nghiên cứu Phật học không còn bị thu hẹp trong giới Phật giáo mà đã phổ biến vào mọi tầng lớp của xã hội, không phần biệt Tôn giáo.
(Xem: 5295)
Học Phật là học con đường trở về với chân tâm, với Phật tánh—vốn hàm tàng nơi chính mình và tất cả chúng sinh.
(Xem: 6731)
Phật giáo nguyên thủy, xuất phát từ miền nam Ấn Độ, rồi được truyền sang Tích Lan, từ Tích Lan truyền qua Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào...
(Xem: 6955)
Sám hối không có nghĩa là hết tội nhưng nó có mãnh lực làm cho tâm mình thanh thản, nhẹ nhàng vì vậy nó giúp ngăn hay chận bớt những ác nghiệp mà mình đã tạo ra.
(Xem: 11081)
Tứ đếgiáo nghĩa cơ bản dùng để giải thích mọi hiện tượng nhân sinh vũ trụ được quy nạp từ thập nhị nhân duyên, là con đường trung đạo duy nhất giải thoát sinh tử luân hồi.
(Xem: 8044)
“Những Điều Phật Đã Dạy” là một trong những quyển sách nói về Phật học bán chạy nhất ở các nước phương Tây, được dịch ra nhiều thứ tiếng...
(Xem: 6062)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác?
(Xem: 5416)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người.
(Xem: 7072)
Quan niệm về cái gọi là "đời cha ăn mặn đời con khát nước" cho rằng có một cái gì vô hình lưu truyền cái nhân xấu do đời cha tạo ra và chuyển giao cái quả xấu do nhân xấu mang lại cho con cái.
(Xem: 6006)
Học Phật không phải chỉ biết được lời Phật dạy, biết qua kiến thức suông để đàm luận, lý luận, mà cần phải thực tập, áp dụng vào cuộc sống của mỗi người trong sự nghe thấy, tư duy và hành động.
(Xem: 6441)
Trong Phật Pháp, đức Phật đã chỉ sẵn một phương pháp, một nghệ thuật hay còn gọi là một bí quyết để có một đời sống hạnh phúc, đó là gìn giữ năm giới.
(Xem: 21098)
Vô thườngtính chất căn bản của đời sống; tất cả mọi sự vật sinh ra có điều kiện đều có tính chất của bốn giai đoạn “thành, trụ, hoại, diệt”
(Xem: 5832)
Mỉm một nụ cười, trở về với một hơi thở, bước một bước chân thảnh thơi... cũng có thể là những phép lạ giữa một cuộc sống căng thẳng và quá bận rộn.
(Xem: 7189)
Về phương diện đạo lý, Phật giáo cao hơn các hệ thống đạo đức khác, nhưng đạo đức chỉ là bước đầu chứ không phải cứu cánh của Phật giáo.
(Xem: 8621)
Bát Chánh Đạogiáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo.
(Xem: 6900)
Chữ Không của Bát Nhã đứng vững là dựa trên lý nhân duyên, nếu lý nhân duyênchân lý thì chữ Không cũng sẽ là chân lý.
(Xem: 7757)
Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh...
(Xem: 5401)
Có những người sinh trưởng ở những nơi mà niềm tin về tái sinh là một thành phần trong nền văn hóa của họ.
(Xem: 18661)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 14459)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13636)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13584)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 11863)
Luận Đại Trí Độ là một bộ luận lớn, bộ luận căn bản của Phật pháp, giảng giải bao quát nhiều vấn đề liên quan đến học thuyết, tư tưởng, truyền thuyết, lịch sử, địa lý, các quy định thực tiễn, giới luật Tăng già;
(Xem: 13298)
Không khởi sinh cũng không hoại diệt, không thường hằng cũng không đứt đoạn. Không đồng nhất cũng không dị biệt, không từ đâu đến cũng không đi mất.
(Xem: 13705)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 13971)
công đức của Pháp tánh là không cùng tận, cho nên công đức của người ấy cũng giống như vậy, không có giới hạn.
(Xem: 13283)
Phật Thích Ca gọi cái pháp của Ngài truyền dạy là pháp bản trụ. Nói bản trụ nghĩa là xưa nay vốn sẵn có.
(Xem: 15060)
Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt.
(Xem: 16191)
Không và Hữu là hai giáo nghĩa được Đức Phật nói ra để phá trừ mê chấp của các đệ tử.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant