Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tánh Không: Từ Ngữ Phật Giáo, Thường Bị Hiểu Lầm Nhất (song ngữ)

01 Tháng Bảy 201516:35(Xem: 10346)
Tánh Không: Từ Ngữ Phật Giáo, Thường Bị Hiểu Lầm Nhất (song ngữ)
Tánh Không: Từ Ngữ Phật Giáo, Thường Bị Hiểu Lầm Nhất

Nguyễn Văn Tiến

Tánh Không Từ Ngữ Phật Giáo Thường Bị Hiểu Lầm Nhất"Tánh Không" (còn gọi là tính-không) là một từ ngữ liên hệ đến sự giảng dạy chính yếu của mọi ngành Phật giáo, nhưng ý nghĩa thật sự của từ ngữ nầy thường bị hiểu lầm. Khi chúng ta đem Phật Giáo phổ biến đúng đắn vào các nước phương Tây, chúng ta cần phải hiểu rõ ràng về tánh-không, vì nếu có sự hiểu biết sai lầm về ý nghĩa của từ ngữ nầy, chúng ta có thể gây ra sự nhầm lẫn, thậm chí còn có thể gây nguy hại nữa là khác. Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna), vị thầy Phật giáo Ấn Độ vào thế kỷ thứ ba, đã dạy rằng: "Nắm bắt Tánh Không sai lầm, giống như là bắt con rắn độc, mà không đúng cách."  Nói một cách khác đi, là chúng ta sẽ bị rắn độc cắn!

Tánh-không không phải là hoàn toàn không-có-gì; tánh-không cũng không có nghĩa là không-có-gì tồn tại. Cái nhìn sai lầm nêu trên, là cái nhìn hư vô, đi ngược lại với lý lẽ thông thường. Thật ra, tánh-không là mọi sự vật không tồn tại theo cái-nhìn-dính-mắc-của-chính-chúng-ta đã nghĩ chúng là như thế. Trong cuốn sách Đức Đạt Lai Lạt Ma viết về Tâm Kinh, ngài gọi tánh-không là "bản chất thật sự của mọi sự vật và mọi sự kiện", nhưng cũng trong cùng một đoạn văn, ngài cảnh báo chúng ta là "hãy tránh sự ngộ nhận tánh-không là một thực tế tuyệt đối, hoặc là một chân lý độc lập". Nói một cách khác, tánh-không không có nghĩa là thiên đường, hoặc là một cõi tách biệt ra khỏi trần gian nầy, hoặc là một cõi tách biệt khỏi sự khổ đau.

Tâm Kinh nói rằng, "tất cả mọi hiện tượng trong bản-chất-riêng-biệt của chúng là không". Tâm Kinh không nói rằng "tất cả mọi hiện tượng là không". Sự khác biệt nầy rất quan trọng. Bản-chất-riêng-biệt là sự tồn tại độc lập, và riêng biệt. Đoạn văn trên có nghĩa là không có sự vật gì chúng ta thấy, hoặc nghe, đứng riêng một mình; mọi sự vật là một sự biểu hiện giống như là một phong cảnh kết-nối-chặt-chẽ, luôn-thay-đổi, và không-cố-định. Do đó, không có người nào, hoặc không có sự vật nào, có bản tính cố định, vĩnh viễn, không-thay-đổi, mọi sự vật được xem là thực-hiện-cùng-nhau mà Thầy Thích Nhất Hạnh gọi là "sự tương tức". Từ ngữ nầy mang khía cạnh tích cực của tánh-không, bởi vì tánh-không là cách sống và cách hành động của một người có trí tuệ - với ý nghĩa của sự kết nối, của sự từ bi, và của lòng thương yêu. Hãy nghĩ đến Đức Đạt Lai Lạt Ma, và những đức tính của ngài - sự rộng lượng, lòng khiêm tốn, tiếng cười dòn dã, và nụ cười luôn nở trên môi ngài - và chúng ta có thể biết rằng, khi nhìn tánh-không dưới cái-nhìn-lý-trí, chúng ta không nhận ra phẩm chất thực tế vui vẻ trong đời sống tinh thần. Vì thế, tánh-không có hai khía cạnh, một khía cạnh tiêu cực, và một khía cạnh khá tích cực.

Ari Goldfield, một vị Thầy Phật giáo ở Wisdom Sun (Mặt Trời Trí Tuệ) và dịch giả của Stars of Wisdom (Những Ngôi Sao Trí Tuệ), ông đã tóm tắt hai khía cạnh nầy như sau:

Ý nghĩa thứ nhất của tánh-không được gọi là "tánh-không về bản chất", có nghĩa là các hiện tượng [mà chúng ta kinh nghiệm] không có bản chất cố-định, và riêng-biệt. Ý nghĩa thứ hai của tánh-không là "tánh-không trong bối cảnh của Phật Tánh", xem tánh-không có phẩm chất của tâm tỉnh-thức thí dụ như là sự trí tuệ, sự hạnh phúc, lòng từ bi, sự trong sáng, và lòng can đảm. Do đó, trên thực tế, cuối cùng tánh-không chính là sự kết hợp của cả hai ý nghĩa nói trên.

Hãy suy nghĩ về những điều tôi đã nói đến ở trên, và tôi mong muốn nói thêm về ba điểm nổi bật đã tạo ra sự hiểu lầm về tánh-không: ý nghĩa về tình cảm, ý nghĩa về đạo đức, và ý nghĩa về thiền định.

Ý NGHĨA VỀ TÌNH CẢM

[Trong Anh Ngữ, từ ngữ Emptiness, dưới cái nhìn Phật-Giáo có nghĩa là tánh-không, dưới cái nhìn không-Phật-Giáo có nghĩa là sự-trống-vắng]. Khi chúng ta nói "Tôi cảm thấy trống vắng", chúng ta nói về cảm giác buồn bã, hoặc chán nản. Nói về cảm xúc, "sự trống vắng" không phải là một từ ngữ hạnh phúc trong Anh Ngữ [cũng như trong Việt Ngữ], và dù cho chúng ta tự nhắc nhở chúng ta rất nhiều lần, rằng tánh-không trong Phật Giáo không có nghĩa là sự cô đơn, hoặc sự chia ly, và sự tách biệt, nhưng ảnh hưởng của sự cảm xúc nầy vẫn còn đó. Có nhiều lần, tôi đã đi tìm một từ ngữ khác để thay thế cho từ ngữ tiếng Phạn "sunyata" - thí dụ như tôi thử dùng những từ ngữ như "sự hoàn toàn", hoặc "sự trọn vẹn", hoặc "sự rộng lớn", hoặc "sự kết nối", hoặc "sự không giới hạn" - nhưng giống như Ari Goldfield đã nói, "tánh-không" (emptiness) là từ ngữ dịch chính xác nhất. "Tánh-không" cũng là từ ngữ mà Thầy Shunryu Suzuki của tôi đã dùng, tuy nhiên, Thầy cộng thêm vào lời giải thích. Một lần kia, Thầy nói về tánh-không như sau, "Tánh-không không có nghĩa là sự trống rỗng. Có thêm một cái-gì-đó, và cái-gì-đó là cái mà luôn luôn chuẩn bị để có một-hình-thức đặc biệt". Một lần khác, khi Thầy nhận định về phẩm chất tình cảm của tánh-không, Thầy nói rằng, "Tánh-không giống như là chúng ta đang được nằm trong lòng mẹ, rồi chờ mẹ chăm sóc."

Ý NGHĨA VỀ ĐẠO ĐỨC

Một số sinh viên Phật Giáo đã tha thứ, hoặc hợp-lý-hóa hành vi xấu xa của thầy giáo họ bằng cách khẳng định rằng, thầy giáo họ đã có sự hiểu biết về tánh-không, nên thầy giáo được miễn trừ những quy luật thông thường về đạo đức. Một sinh viên cho biết, "Roshi sống trong sự tuyệt đối, cho nên hành vi của ông không thể được đánh giá theo các tiêu chuẩn thông thường". Trong khi sự thật là thầy giáo Phật giáo đôi khi sử dụng phương pháp bất thường để làm tỉnh giác các sinh viên của họ, nhưng động lực của họ phải đến từ lòng từ bi, chứ không phải lòng ích kỷ. Tu sĩ hoặc thầy giáo Phật Giáohành vi không gây hại thì được chấp nhận, nhưng nếu làm ngược lại thì không thể chấp nhận được.

Ý NGHĨA VỀ THIỀN ĐỊNH

Một số sinh viên Phật Giáo nghĩ rằng trạng thái thiền định mà không-có-ý-nghĩ hoặc không-nhận-thấy-sự-hoạt-động là một thành tích của tánh-không. Thật ra, một trạng thái như thế cũng đã được mô tả rõ ràng, trong các văn bản hành thiền Phật Giáo, và trạng thái nầy được xem giống như là những trạng thái khác - chỉ là sự tạm thời và cuối cùng không có ích lợi gì cho sự giải thoát. Trên thực tế, dù nhìn bằng bất cứ cách nào, tánh-không không phải là một trạng thái của tâm; giống như Đức Đạt Lai Lạt Ma có nói, tánh-không chỉ đơn giản là "bản chất thật sự của mọi sự vật và mọi sự kiện." Điều này bao gồm cả tâm. Cho dù tâm của thiền giả có đầy-ắp-ý-nghĩ hoặc không-có-ý-nghĩ nào, bản chất thật sự nầy cũng giống như nhau.

PHẦN KẾT LUẬN

Cuối cùng, tánh-không dường như quá khó hiểu, như vậy tại sao Đức Phật lại dạy chúng ta điều nầy? Bởi vì sự hiểu biết sáng suốt, và sâu sắc của Đức Thế Tôn, ngài nhìn thấy lý do tại sao chúng ta đang gánh chịu sự đau khổ. Cuối cùng, chúng ta phải gánh chịu sự đau khổchúng ta luôn nắm giữ lấy sự vật, chúng ta nghĩ rằng sự vật là sự cố định, là sự bền bỉ, là sự thật, và cần được sở hữu do chính bản ngã của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta nhận thấy đây là sự ảo tưởng, rồi chúng ta mở lòng mình ra, nói theo cách của Ari Goldfield, "thực tế giống như là một dòng nước chảy, thay đổi liên tục, cho nên thực tế, cuối cùng là điều không-thể-nắm-bắt và không-thể-nghĩ-bàn", chúng ta cần phải tập thư giãn qua sự trong sáng, lòng từ bi và lòng dũng cảm. Đó là mục tiêu cao cả, mà chúng ta cần nỗ lực học hỏi, để hiểu biết giá trị của tánh-không.

 

Emptiness: The Most Misunderstood Word In Buddhism

"Emptiness" is a central teaching of all Buddhism, but its true meaning is often misunderstood. If we are ever to embrace Buddhism properly into the West, we need to be clear about emptiness, since a wrong understanding of its meaning can be confusing, even harmful. The third century Indian Buddhist master Nagarjuna taught, "Emptiness wrongly grasped is like picking up a poisonous snake by the wrong end." In other words, we will be bitten!

Emptiness is not complete nothingness; it doesn't mean that nothing exists at all. This would be a nihilistic view contrary to common sense. What it does mean is that things do not exist the way our grasping self supposes they do. In his book on the Heart Sutra the Dalai Lama calls emptiness "the true nature of things and events," but in the same passage he warns us "to avoid the misapprehension that emptiness is an absolute reality or an independent truth." In other words, emptiness is not some kind of heaven or separate realm apart from this world and its woes.

The Heart Sutra says, "all phenomena in their own-being are empty." It doesn't say "all phenomena are empty." This distinction is vital. "Own-being" means separate independent existence. The passage means that nothing we see or hear (or are) stands alone; everything is a tentative expression of one seamless, ever-changing landscape. So though no individual person or thing has any permanent, fixed identity, everything taken together is what Thich Nhat Hanh calls "interbeing." This term embraces the positive aspect of emptiness as it is lived and acted by a person of wisdom -- with its sense of connection, compassion and love. Think of the Dalai Lama himself and the kind of person he is -- generous, humble, smiling and laughing -- and we can see that a mere intellectual reading of emptiness fails to get at its practical joyous quality in spiritual life. So emptiness has two aspects, one negative and the other quite positive.

Ari Goldfield, a Buddhist teacher at Wisdom Sun and translator of Stars of Wisdom, summarizes these two aspects as follows:

The first meaning of emptiness is called "emptiness of essence," which means that phenomena [that we experience] have no inherent nature by themselves." The second is called "emptiness in the context of Buddha Nature," which sees emptiness as endowed with qualities of awakened mind like wisdom, bliss, compassion, clarity, and courage. Ultimate reality is the union of both emptinesses.

With all of this in mind, I would like to highlight three common misunderstandings of emptiness: emotional, ethical and meditative.

EMOTIONAL

When we say "I feel empty," we mean we are feeling sad or depressed. Emotionally speaking, "emptiness" is not a happy word in English, and no matter how often we remind ourselves that Buddhist emptiness does not mean loneliness or separateness, that emotional undertow remains. At various times I have looked for a substitute translation for the Sanskrit sunyata -- I have tried "fullness," "spaciousness," "connectedness," and "boundlessness" -- but as Ari Goldfield points out, "emptiness" is the most exact translation. "Emptiness" is also the term that my own teacher Shunryu Suzuki used, though he usually added context. Once, speaking of emptiness he said, "I do not mean voidness. There is something, but that something is something which is always prepared for taking some particular form." Another time, speaking of the feeling tone of emptiness, he said, "Emptiness is like being at your mother's bosom and she will take care of you."

ETHICAL

Some Buddhist students rationalize or excuse bad behavior of their teacher by asserting that through his understanding of emptiness the teacher is exempt from the usual rules of conduct. One student said, "Roshi lives in the absolute so his behavior can't be judged by ordinary standards." While it is true that Buddhist teachers sometimes use unusual methods to awaken their students, their motivation must come from compassion, not selfishness. No behavior that causes harm is acceptable for a Buddhist practitioner, teacher or otherwise.

MEDITATIVE

Some Buddhist students think that a meditative state without thought or activity is the realization of emptiness. While such a state is well described in Buddhist meditation texts, it is treated like all mental states -- temporary and not ultimately conducive to liberation. Actually emptiness is not a state of mind at all; it is, as the Dalai Lama says, simply "the true nature of things and events." This includes the mind. Whether the mind of the meditator is full of thoughts or empty of them, this true nature holds.

CONCLUSION

Finally, since emptiness seems so difficult to understand, why did the Buddha teach it at all? It is because of his profound insight into why we suffer. Ultimately we suffer because we grasp after things thinking they are fixed, substantial, real and capable of being possessed by ego. It is only when we can see through this illusion and open ourselves, in Ari Goldfield's words, "to the reality of flux and fluidity that is ultimately ungraspable and inconceivable" that we can relax into clarity, compassion and courage. That lofty goal is what makes the effort to understand emptiness so worthwhile.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21741)
Bắt đầu quan sát những hoạt động trong tâm ta - những ý nghĩ, cảm xúccảm giác. Chỉ quan sát những hoạt động tinh thần này mà không dính líu vào điều nào cả...
(Xem: 23291)
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát vô cùng hoan hỷ về sự tu tậptâm thành của ta, Ngài tan thành một luồng ánh sáng trong suốt đi vào đỉnh đầu ta và an trú nơi tim ta.
(Xem: 27489)
Vi Diệu Pháp giúp chúng ta thấy rõ chơn tướng của các pháp và nhờ đó ta có thể dẹp đi những kiến thức sai lầm về con ngườithế gian.
(Xem: 26542)
Kinh Pháp Hoa tuyên thuyết hai thông điệp chính: (i) Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật, và (ii) Chỉ có một con đường tu học duy nhấtPhật thừa. Tam thừa chỉ là phương tiện dẫn dắt chúng sanh buổi ban đầu.
(Xem: 29301)
Thắng Pháp Tập Yếu Luận - Tỳ kheo Thích Minh Châu (dịch và giải) Viện Đại Học Vạn Hạnh 1973
(Xem: 20179)
Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt.
(Xem: 20902)
Kinh Pháp hoa là kinh nói về pháp chân thực, hiện thực, vi diệu, nguyên vẹn của chư Phật, ví như hoa sen, nên Ngài La thập dịch là Diệu pháp liên hoa kinh.
(Xem: 29804)
Chủ đích của Thập Nhị Môn Luận là lý giải nhằm làm sáng tỏ giáo nghĩa thâm sâu cùng cực của Đại thừa. Cốt lõi quan trọng của giáo nghĩa này chính là đạo lý tánh Không...
(Xem: 22124)
Kinh Ðịa Tạng được xem là một bộ "Hiếu Kinh" của Phật Giáo. Bồ Tát Ðịa Tạng là một vị Bồ Tát thực hành hiếu đạo, và là vị Bồ Tát hiếu thảo với cha mẹ nhất.
(Xem: 24376)
Giới là nghĩa uy nghi. Định là chẳng loạn động. Huệ là sự hiểu biết. Giải thoát là lìa khỏi các dây ràng buộc. Vô thượngvô lậu, dứt hết các phiền não.
(Xem: 29237)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 32114)
Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng: “Đức Phật chân thật không ở bên ngoài mà nơi Tâm mỗi chúng ta”. Cũng như thế, chư Thiên hay Quỷ thần không ở bên ngoài mà ngay nơi tâm chúng ta...
(Xem: 21055)
Đạo là con đườngđạo Phậtcon đường đi đến giác ngộ. Có vô số cách đi trên con đường ấy – vô lượng pháp môn tu – tùy theo căn cơ, tính giác của từng cá thể...
(Xem: 21556)
Tập sách nhỏ này do các Thiền sinh tại Tu Viện Chơn Không ghi lại các buổi nói chuyện của Thầy Viện Chủ trong những buổi chiều tại Trai đường hoặc ở nhà khách.
(Xem: 28044)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 29162)
Giáo - Lý - Hạnh - Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật thực là đường tắt để đắc đạo. Thời xưa, cứ tu một pháp thì cả bốn (Giáo - Lý - Hạnh - Quả) đều đủ.
(Xem: 20607)
Để có một đời sống hạnh phúc an lạc – những ngày hạnh phúc và những đêm an lạc – điều cực kỳ quan trọng là phối hợp sự thông tuệ của con người với những giá trị căn bản của nhân loại.
(Xem: 28271)
Nếu ai nấy chẳng làm các điều ác thì những sự tổn hại chúng sanh đều sẽ chẳng ai làm, tham-sân chẳng đủ để tạo thành tai họa vậy!
(Xem: 23636)
Thiền Sư Phổ Chiếu thật đã ngộ Chơn Tâm thấy được bản tánh. Vì lòng từ bi vô lượng, Ngài chẳng tiếc những sợi lông mày, mở cửa phương tiện để dẫn dắt kẻ hậu lai.
(Xem: 33160)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31827)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 39604)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 19362)
Tâm bồ-đề cũng như hư-không. Tâm và hư-không, không có hai tướng. Đây nói, tâm và hư-không, là nói về trí chân-không bình-đẳng.
(Xem: 26364)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 24807)
"Không" nếu làm "không" được thì chẳng phải chơn không, "sắc" nếu làm "sắc" được thì chẳng phải chơn sắc; Chơn sắc vô tướng, chơn không vô danh...
(Xem: 21742)
Khi niệm Phật dụng công chặt chẽ kín đáo thì vọng tưởng thô cố nhiên phải lặng chìm, nhưng rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế.
(Xem: 29121)
TRUNG LUẬN có năm trăm bài kệ, là tác phẩm của Long Thọ. Lấy chữ Trung mà nêu Danh, là để soi tỏ cái Thật, lấy chữ Luận mà gọi tên, là để suốt cùng ngôn ngữ.
(Xem: 22548)
Hệ thống Kalachakra hay “bánh xe thời gian” hay ‘thời luân’ của Mật Pháp Tương Tục Du Già Tối Thượng bổ sung thêm xa hơn những sự song hành nội tại và ngoại tại.
(Xem: 20460)
Một trong những phương pháp tu tập của bồ tát hay động cơ chính khiến bồ tát hành bồ tát hạnh (Boddhisattvā-cāryā) không mệt mỏituệ giác tánh không.
(Xem: 23503)
Các pháp vốn không có tự tánh (vô tự tánh) nên không có tướng Hữu, thế mà bảo rằng có sự việc như thế, vì vậy nên cái việc (cho rằng) có đó hoàn toàn không hợp lý.
(Xem: 21227)
Trung Quán Luận gồm 27 phẩm, mặc dù có quán có phá, kỳ thực quán cũng là phá. Bất cứ hữu vi pháp, vô vi pháp, tất cả đều phá.
(Xem: 35286)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
(Xem: 24538)
Chơn tâm, Phật tánh thì lúc nào cũng như như bình đẳng, không cột mà cũng không cởi, nhưng con ngườichấp trước mê lầm nên thấy có ràng buộc và cởi mở để được giải thoát.
(Xem: 31330)
Kinh Lăng Nghiêm có thể giáo hóa, khiến cho “tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí” nghĩa là tất cả loài hữu tình và vô tình đều có thể viên thành Phật đạo.
(Xem: 26222)
Đối với sáu căn thì căn tai là bậc nhất cho nên hành giả chỉ cần đi sâu vào một căn thì sáu căn liền thanh tịnh. Quán Thế Âm là dùng “Văn Tư Tu”, văn là nghe, tư là suy nghĩ...
(Xem: 31217)
Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Diệu Pháp Liên Hoabộ kinh được truyền bá rất sớm và rất rộng rãi, đã từng là bộ kinh cơ bản cho tông Thiên thai tại Trung Hoa và tông Nhật Liên tại Nhật Bản.
(Xem: 20260)
Ta nghe như vầy: một thuở nọ Đức Phật ở trong non Linh Thứu, ngồi trên đài thanh tịnh cùng các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Thiên Long bát bộ vây chung quanh nghe Phật thuyết pháp.
(Xem: 22911)
Joseph Goldstein dạy thiền Vipassana như là một phương pháp giúp ta nhìn thấy được chân tướng của sự vật, không bị thành kiến, óc phân biệt làm lu mờ.
(Xem: 30036)
Quyển “Kinh Bốn Mươi Hai Chương Giảng Giải” được hình thành qua hai năm ghi chép, phiên tả với lòng chân thành muốn phổ biến những lời Phật dạy.
(Xem: 21567)
Quyển sách này biên tập mười bài giảng về Kinh Bát Đại Nhân Giác của đại sư Tinh Vân, Tông chủ Phật Quang Sơn ở Đài Loan hiện nay, nên có tên: Mười Bài Giảng Kinh Bát Đại Nhân Giác.
(Xem: 20236)
Trước tiên, quán thế gian vô thường, quốc độ mong manh, như các thứ bờ cao thành hồ, hang sâu hóa gò, quán như vậy, ắt nơi y báo không còn tham cầu.
(Xem: 20745)
Giáo lý kinh Duy Ma Cật khai thị cho con người về pháp môn giải thoát bất khả tư nghì. Đó là ai ai trong chúng ta nếu có khả năng đoạn trừ sạch vô minhphiền não thì sẽ thành Phật.
(Xem: 28782)
Kho tàng tam tạng giáo điển rộng rãi bao la, Kinh Tứ Thập Nhị Chương được coi là một quyển kinh toát yếu nghĩa lý căn bản cho những người xuất gia học Ðạo...
(Xem: 34720)
Ðức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tônthương xót tất cả chúng-sanh mà hiện ra nơi đời ác-trược, với bốn mươi chín năm thuyết pháp, mục đích mở bày và chỉ rõ Tri-Kiến Phật...
(Xem: 22533)
Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ.
(Xem: 21370)
Khi nói kinh Viên Giác, Phật ở trong trạng thái bất nhị, hiển hiện lên các cõi Tịnh độ. Nếu chúng ta cũng trong trạng thái đó, thì vọng tưởng làm sao có chỗ nảy sinh?
(Xem: 19319)
Thế sựphù vân, nếu biết học theo đạo Phật, giữ lấy sự thanh bạch để rèn luyện tinh thần ngày càng tiến đến cõi lành, xa lìa cõi ác.
(Xem: 29519)
Từ ngàn xưa chư Phật ra đời nhằm một mục đíchgiáo hóa chúng sinh với lòng bi nguyện thắm thiết đều muốn cho tất cả thoát ly mọi cảnh giới phiền não khổ đau và đồng hướng cảnh thanh tịnh an vui giải thoát.
(Xem: 35111)
Thiền học Trung Hoa khởi đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, vị tổ sư đã khai mở pháp môn “truyền riêng ngoài giáo điển, chẳng lập thành văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”.
(Xem: 28813)
Đạo Phật là đạo của chân lý cần phải học nhiều, suy nghĩ kỹ, trước sau dùng ba môn học chính là giới, định, tuệ mà trừ diệt ba món độc trong tâm là tham, sân, si.
(Xem: 37881)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
(Xem: 21320)
Học thiền, chúng ta học Pháp Bảo Ðàn mà không học Tín Tâm Minh là không được. Tổ chỉ tóm gọn tinh yếu của thiền, bao nhiêu lời, bao nhiêu chữ đề là Tín Tâm Minh.
(Xem: 27022)
Đức Phật giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới và tiếp giáp với nước Tây tạng.
(Xem: 27232)
Ðạo Phật là lẽ sống giác ngộ do Phật tìm ra. Ðạo Phật không phải là một "tôn giáo" theo định nghĩa thông thường mà là phương pháp giác ngộ hay là con đường đưa đến sự thể nhập chơn lý.
(Xem: 24068)
Tâm thanh tịnh tức thể nhập đạo. Muốn tâm được thanh tịnh chóng mau không gì bằng dùng nước giáo pháp của Phật gội rửa để cho cấu uế phiền não tiêu sạch.
(Xem: 20842)
Những giáo pháp được đức Đạo sư nói ra không ngòai mục đích ban vui cứu khổ đưa đến an vui Niết-bàn giải thóat, cho dù là thiên kinh vạn quyển được triển khai từ những lời dạy cơ bản của Ngài...
(Xem: 34308)
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào hơn hai ngàn năm trăm năm (2500) trước. Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt gần hai trăm năm mươi năm (250) thì trở thành tôn giáo mang tính thế giới...
(Xem: 22463)
Nói đến Phật giáo là nói đến Phật, Pháp, Tăng. Phật, Pháp, Tăng tổng hợp lại thành một Phật giáo hoàn chỉnh. Vì vậy, nếu hiểu rõ Phật, Pháp, Tăng là hiểu rõ toàn bộ Phật giáo.
(Xem: 25112)
Quyển sách này là một luận thư có quyền uy tối cao đối với phật giáo Nam truyền. Nội dung của nó ví như một bộ bách khoa toàn thư, có thể so sánh ngang với bộ Ðại Tỳ Bà Sa Luận của Thượng Toạ Hữu bộ.
(Xem: 22944)
Trong quyển sách này, ngài Dhammika giải đáp những thắc mắc về giáo huấn của Đức Phật mà người ta thường nêu lên để hỏi ngài. Lối trả lời của ngài thật là chính xác, rõ ràngminh bạch.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant