Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vị trời thành đại Sa Môn

05 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 16961)
Vị trời thành đại Sa Môn
VỊ TRỜI THÀNH ĐẠI SA MÔN 
Toàn Không

 

 Một thời đức Phật ngự tại rừng trúc Ca Lan Đà thuộc thành La Duyệt, nước Ma Kiệt cùng với 500 Tỳ Kheo. Khi ấy tại cõi Trời Đạo Lợi có một vị Trời (Thiên Tử) than thở lo buồn khổ não, Vua Trời Đế Thiên Đế Thích biết vậy, liền đến chỗ vị ấy hỏi:

- Cớ sao Ông than thở khổ não lo buồn thế?

 Vị Trời ấy đáp:

- Thưa Thiên Đế! Không lo buồn sao được, mạng tôi sắp hết rồi, có 5 điềm báo mệnh chung (mạng hết), đó là:

1- Hoa đội trên đầu đang héo dần đi.

2- Áo choàng trở nên dơ bẩn.

3- Mồ hôi ra khó chịu lắm.

4- Chẳng ưa ngồi tòa nữa.

5- Các Ngọc Nữ xa lánh dần.

 Lại nữa: dù thưởng thức vị ngon hoặc uống nước cam lộ chẳng còn thấy mùi vị ngon gì cả.

 Vua Trời Đế Thích bảo vị Trời:

- Nay Ông cho rằng ở đời là thường hằng, việc này không đúng, Ông không nghe đức Thế Tôn nói sao? Đó là:

Tất cả hành vô thường,
Đã sinh ắt có chết,
Không sanh thì chẳng diệt,
Diệt này là tối thắng.

- Thưa Thiên Đế, thân Trời như mặt trời mặt trăng chiếu sáng khắp cả, nay sắp bỏ thân này, tôi phải vào bụng lợn (heo) tại thành La Phiệt, sống nơi dơ, ăn đồ tạp bẩn cũng không đủ no. Khi bị chết do dao đâm mổ xẻ, thật là khủng khiếp như thế, việc này không buồn sao được?

- Nay Ông nên quy y Tam Bảo Phật Pháp Tăng, có thể không bị đọa ba đường dữĐịa Ngục, Ngạ QuỷSúc Sanh. Đức Thế Tôn đã nói kệ ta còn nhớ là:

Quy y Phật khỏi đọa Địa Ngục,
Quy y Pháp khỏi đọa Ngạ Quỷ,
Quy y Tăng khỏi đọa Súc Sinh,
Quy y Tam Bảo đệ nhất ích.

 Nếu Ông muốn đến chỗ Như Lai xin quy y, hiện Ngài đang ở rừng trúc Ca Lan Đà thành La Duyệt nước Ma Kiệt cùng 500 vị Tăng.

- Bây giờ tôi không còn đủ sức thần thông biến hóa nữa, nên không thể đến đó được.

- Ông nên quỳ gối phải, chắp tay hướng xuống thế gian mà nói:

 “Cúi xin đức Thế Tôn khéo quán sát cho.

Nay con sắp khốn cùng, nguyện xin Như Lai thương xót cho.

Nay con nguyện quy y Phật Pháp Tăng, xin Như Lai chứng tri cho.

Nay con nguyện quy y Tam Bảo được khỏi bị đọa Địa Ngục Ngạ Qủy Súc Sinh, xin Như Lai chứng cho”.

 Vị Trời ấy nghe lời Vua Trời (Đế Thích, Thích Đề Hoàn Nhân), liền quỳ xuống, hướng mặt xuống thế gian xưng tên họ, xin tự quy y Tam Bảo Phật Pháp Tăng, xin làm Phật tử không làm Thiên tử; vị ấy nói ba lần như Vua Trời đã bảo, nhất tâm ý trong sự kính ngưỡng.

 Sau khi qua đời ở cõi Trời, không bị vào thai lợn heo, được sinh vào nhà Trưởng Giả ở thành La Duyệt.

 Ngay khi tự quy y, Vị Trời ấy thấy được duyên này, liền hướng qua Đế Thích nói kệ:

Nhờ Ngài không đọa ác,
Súc sanh nhân rất khổ,
Biết sinh con Trưởng giả,
Nhân đó sẽ thấy Phật.

 Chẳng bao lâu sau đó vợ Trưởng giả tự biết có thai, gần 10 tháng sinh một bé trai đẹp đẽ thế gian hiếm có. Khi đứa bé 10 tuổi, Đế Thích thường đến bảo nó:

- Ngươi có nhớ nhân khi xưa không? Ngươi đã tự nói: “Ta nhân đó sẽ thấy Phật”, nay đúng lúc rồi, hãy đến gặp Phật, nếu không sau sẽ hối hận”.

 Một hôm, Tôn Giả Xá Lợi Phất vào thành khất thực, đến nhà Trưởng giả đứng lặng lẽ ngoài cửa, lúc ấy con Trưởng giả trông thấy hình dạng Tôn giả kỳ đặc, liền đến gần hỏi:

- Ngài là ai, Ngài là đệ tử của ai?

 Tôn giả Xá Lợi Phất đáp:

- Ta là Xá Lợi Phất học đạo nơi Thầy ta là Sa Môn Cù Đàm là bậc Phật (chí chân Như Lai Chính Đẳng Chính Giác).

- Nay Ngài diện mạo uy nghi lặng lẽ đứng đây, Ngài mong muốn điều gì?

 Tôn giả Xá Lợi Phất nói kệ đáp:

Ta nay chẳng cầu tiền,
Chẳng ăn chẳng việc chi,
Chỉ vì ngươi mà đến,
Hãy suy xét lời ta.
Nhớ lời xưa ngươi nói,
Cõi Trời lúc nói thệ,
Làm người sẽ gặp Phật,
Nên đến để bảo ngươi.
Khó có Phật ra đời,
Thuyết pháp cũng như thế,
Thân người chẳng dễ được,
Như hoa Ưu đàm nở.
Nay ngươi nên theo ta,
Đến thăm hỏi Như Lai,
Chắc sẽ vì ngươi nói,
Yếu chỉ của đường lành.

 Sau khi nghe Tôn giả nói kệ, liền trở vào chỗ cha mẹ xin được đi thăm viếng đức Thế Tôn, được cha mẹ đồng ý. Rồi con Trưởng giả mang hương hoa và vải tốt theo Tôn giả Xá Lợi Phất đi đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ. Tôn Giả Xá Lợi Phất thưa:

- Đức Thế Tôn, con Trưởng giả chưa biết Tam Tôn (Phật Pháp Tăng), cúi mong Thế Tôn giảng dạy cho con Trưởng giả được sự hiểu biết.

 Lúc ấy, con Trưởng giả từ xa trông thấy đức Phật dung mạo uy nghi, đẹp đẽ trang nghiêm nhìn mãi không chán, liền tiến lên đến gần lễ lạy, rồi lấy hương hoa rải lên thân đức Phật đang ngồi, lại lấy sấp vải dâng lên.

 Khi ấy đức Phật thuyết các luận bố thí, giới cấm, dục là dơ bẩn, các việc làm xấu là tai họa, xuất giacần yếu. Khi chú bé tâm đã khai mở, Ngài nói về khổ, nguyên nhân gây ra khổ, làm sao diệt khổ, con đường đạo quả. Lúc ấy chú bé thấm nhuần lãnh thụ hết, sạch hết cái xấu ở đời, được tâm trong sạch như tờ giấy trắng. Đuợc như thế rồi, con Trưởng giả liền xin được theo Phật. Ngài bảo:

- Còn ít tuổi, phải có phép của cha mẹ, không từ giã cha me, chẳng được làm Sa Môn.

 Con Trưởng giả thưa:

- Con sẽ trở về xin cha mẹ chấp thuận,

- Nếu vậy, bây giờ là đúng lúc.

 Con Trưởng giả liền đứng dậy cúi lạy rồi lui về nhà thưa với cha mẹ xin được theo đức Phật làm Sa Môn, nhưng cha mẹ từ chối và nói:

- Chỉ có một mình con, trong nhà lại có nhiều của cải tài sản, vả lại tu theo Sa Môn không dễ dàng đâu, con nên suy nghĩ cho kỹ.

 Con Trưởng giả đáp:

- Ức kiếp mới có Phật ra đời, đúng thời mới xuất hiện, như hoa Ưu đàm bát đúng thời mới nở chứ không phải lúc nào cũng có đâu, nên con không muốn bỏ mất cơ hội tốt này, xin cha mẹ chấp thuận cho con.

 Ông bà Trưởng giả thấy con nói có lý, không biết làm sao, nên nói:

- Nếu con đã suy nghĩ kỹ và nhất quyết, thì cha mẹ không ngăn cản.

 Lúc ấy, con Trưởng giả vái lạy cha mẹ từ giã ra đi đến chỗ đức Phật cúi lạy rồi thưa:

- Cha mẹ con đã bằng lòng cho con được theo chân đức Thế Tôn, cúi mong Ngài cho con được làm Sa Môn.

 Bấy giờ đức Phật bảo Tôn giả Xá Lợi Phất:

- Nay Thầy độ cho con Trưởng giả làm Sa Môn.

- Xin vâng, thưa Thế Tôn.

 Tôn giả Xá Lợi Phất vâng lời đức Phật dạy, độ cho con Trưởng giả làm Sa Di, ngày ngày dạy dỗ. Sa Di ấy ở trong chỗ vắng tu hành, khắc phục mọi khó khăn tu hành như các vị con nhà danh giá xuất gia học đạo, tu phạm hạnh (khuôn mẫu đức hạnh phép tắc) tối cao, muốn được xa lìa khổ não của cuộc đời. Sau một thời gian tu hành nghiêm chỉnh như thế, Sa Di đạt tới bậc A La Hán, Tôn giả ấy đến chỗ đức Phật thưa:

- Con đã học Phật nghe pháp, tu hành đầy đủ, nay không còn nghi ngờ gì nữa.

 Đức Phật hỏi:

- Thầy học hỏi tu hành như thế nào mà không còn hồ nghi nữa?

 Sa Di thưa:

- Sắc là vô thường, vô thường thì khổ, khổ thì vô ngã, vô ngã tức là không, không là chẳng phải có, cũng chẳng phải không có.

 Thọ, tưởng, hành, thức vô thường, vô thường thì khổ, khổ thì vô ngã, vô ngã tức là không, không tức là chẳng phải có, chẳng phải không; người trí hiểu biết như thế, nhiều sự khổ não không thể trị liệu, không thể giữ mãi, ắt phải quán vô ngã.

 Hôm nay con quán sát pháp này, liền thấy được Như Lai”.

 Đức Phật bảo:

- Lành thay, lành thay! Sa Di, cho Thầy làm đại Sa Môn.

 

LỜI BÀN:

 Bài Kinh này dạy chúng ta điều gì?

1- Trước hết là dù có được sinh đến cõi Trời, khi hết phúc báo, hết tuổi thọ cõi Trời rồi lại bị đọa nếu ở cõi Trời không biết tu hành. Vì ở cõi Trời sung sướng thường thích hưởng thụ nên quên tu hành, trong 6 tầng Trời thuộc Dục giới, chỉ có cõi Đâu SuấtĐao Lợi là có Phật Pháp đang lưu hành. Ở các cõi Sắc giới cũng có Phật pháp lưu hành như cõi Phạm Thiên; tuy nhiên ngay cả tại ba cõi vừa kể, không phải chư Thiên nào cũng biết đến Phật pháp; như ở cõi NgườiPhật pháp đang lưu hành, nhưng không phải mọi người trên địa cầu này đều biết phật pháp. Ngay cả những người biết Phật pháp, chưa chắc đã tu hành theo.

2- Thứ nữa là sự quy y Phật Pháp Tăng đã đem lại lợi ích lớn, như vị Trời kia nếu không được Vua Trời mách bảo, và nếu không tự quy y, thì đã bị đọa sinh vào loài lợn heo rồi. Cái lợi của sự quy y Tam Bảo to lớn như thế, nhưng đa số chúng ta không thấy sự lợi lạc này, nên nhiều người đã coi thường sự quy y. Vậy những ai chưa quy y hãy đến bất cứ Chùa nào mà mình cảm thấy vị Thầy có tâm đạo hạnh để xin quy y, đừng bỏ lỡ.

3- Còn việc Tôn giả Xá Lợi Phất đến nhà Trưởng giả đứng làm thinh để độ cho con Trưởng giả là do nguyên nhân nào?

 Có thể rằng Vua Trời Đế Thích đã nói với Tôn giả sự việc, cũng có thể Tôn giả quán sát biết, hoặc do đức Phật cho Tôn giả biết.

4- Một điểm thiếu sót, không hiểu tại sao Kinh này không nói tên của vị đại Sa Môn ấy?

5- Đến đây, chúng ta thử bàn về đoạn chót của bài Kinh:

 Sau khi Sa Di tu hành thấy có kết quả rồi, bèn đến chỗ đức Phật thưa rằng: “Con đã học Phật nghe pháp, tu hành đầy đủ, Nay không còn nghi ngờ điều gì nữa”, ý nói đã học đầy đủ, tu hành trọn vẹn, đã đạt mục đích, nên không còn việc gì phải làm nữa.

 Đức Phật liền hỏi: “Thầy học hỏi tu hành thế nào mà không còn hồ nghi nữa?Đức Phật muốn trắc nghiệm xem Sa Di đã học hỏi như thế nào, hiểu biết ra sao, thực hành đến đâu rồi?

 Sa Di bạch: “Sắc là vô thường, vô thường thì khổ, khổ thì vô ngã, vô ngã tức là không, không là chẳng phải có, cũng chẳng phải không có”, Chúng ta thử phân tích xem đoạn này Tôn giả Sa Di muốn nói gì?

- Sắc là vô thường:

 Sắc là vật chất, mọi vật chất đều biến đổi, như cái nhà, cái xe, thân xác chúng ta mỗi ngày mỗi thay đổi. Từ mới thành cũ thành hư, từ trẻ thành già thành bệnh rồi chết; như vậy rõ ràng chẳng có cái gì chắc chắn trường tồn, nên “sắc là vô thường”.

- Vô thường thì khổ:

 Cái nhà cái xe cũ đi, hư hỏng, làm cho ta lo buồn; thân ta mỗi ngày già đi, yếu đi, sinh bệnh tật rồi chết làm cho ta buồn khổ. Như vậy vì những sự thay đổi tồi tệ ấy làm cho ta không vui được, như thế rõ ràng “vô thường thì khổ”.

- Khổ thì vô ngã:

 Vô ngã: là không có tôi, không có ta, tại sao khổ thì vô ngã? Đây chỉ là một cách nói, chính ra nên nói: “Khổ thì phải vô ngã” vì có ngã có ta nên mới khổ, nếu không chấp ngã. không chấp ta thì hết khổ, nếu không chấp cái của ta thì hết khổ, tại sao? Vì chấp cái thân này là mình, chấp cái nọ cái kia là của mình, chấp chặt như thế, nên khi thân này già đi yếu đi, bệnh hoạn đến chết, cái xe bị hư hỏng v.v..., thì cảm thấy buồn khổ.

 Nếu không cho thân này là ta, không cho cái nọ cái kia là của ta, thân này có bệnh hoạn già chết, cái xe hư hỏng v.v..., cũng chẳng động tâm thì làm sao buồn khổ được, nếu không chấp ta, không chấp cái của ta sẽ hết khổ, nên nói “khổ thì phải vô ngã để hết khổ”.

 Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành; Tâm gồm “Thọ, Tưởng, Hành, Thức”; thân kết hợp bởi các bộ phận, tất cả bộ phận thân thể đều do sự kết hợp của các tế bào nguyên tử mà thành, các tế bào luôn sinh diệt không ngừng, nên nó là vô thường, chẳng có cái gì có thể gọi là cái ta, đó là về Sắc Thân.

 Còn về Tâm gồm: cảm giác (Thọ); suy nghĩ, tưởng nhớ (Tưởng); tác ý, ý muốn, suy nghĩ (Hành); phân biệt, so sánh (Thức). Tâm gồm bốn thứ thuộc tinh thần, chúng luôn luôn thay đổi không cố định, như cảm giác có lúc buồn có lúc vui (Thọ), có lúc suy nghĩ tưởng nhớ có lúc không suy nghĩ tưởng nhớ (Tưởng), có lúc suy nghĩ muốn làm có lúc không suy nghĩ, không muốn làm gì cả (Hành), có lúc phân biệt so sánh việc này việc nọ có lúc không muốn phân biệt so sánh gì cả (Thức). Như vậy bốn món của tâm không đồng nhất, luôn luôn biến đổi, nên chẳng có cái nào được gọi là ta, do đó “Vô thường thì vô ngã”.

- Vô ngã tức là không: Tại sao?

 Vì đã cho rằng: không có Ngã, tức không chấp nhận cái thân tâm này là ta rồi, nó chỉ là giả có tạm có, chứ nó không có thực thể gì, nên nó là không, nên nói “Vô ngã tức là không” là vậy.

- Không là chẳng phải có, cũng chẳng phải không: Là sao?

Không là chẳng phải có: Là sao? Tức là thân tâm này chẳng phải thật có, chẳng thể chấp chặt để rồi sinh ra đủ thứ xấu xa, như sinh ra tham lam, giận hờn, kiêu ngạo, ích kỷ, nói dối v.v... để gìn giữ bảo thủ cho cái ta; nếu không chấp cái thân tâm này là có, đâu còn sinh ra những thứ xấu xa như thế nữa?

Không cũng chẳng phải là không có: Là sao? Tức là tuy coi cái thân này là giả hợp, là tạm, do nhân duyên hợp mà tạm có, là không, nhưng không phải là không ngơ chẳng có gì như trong cái bình không có không khí và bất cứ vật gì. Không phải là không như thế đâu, mà trong cái thân này còn có một thứ trong sạch, tròn sáng nhỏ hơn đầu kim nhọn, lớn bằng đại vũ trụ, nó rất quý giá; cái quý giá này gọi là chân không diệu hữu, không thể nghĩ bàn, nó chính là Phật tánh của mỗi người mà đức Phật đã chỉ cho chúng ta, bởi vậy mới nói “Không chẳng phải là không có”, là vậy.

Toàn Không

(CÙNG TÁC GIẢ)

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7189)
Sau khi Đức Phật diệt độ, Tôn giả Maha Kassapa đã triệu tập 500 vị A-la-hán vân tập tại thành Rājagaha để kiết tập kinh điển... Chúc Phú
(Xem: 30884)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn... Thích Nữ Trí Nguyệt dịch
(Xem: 21951)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 8053)
Thiều Chửu và Đoàn Trung Còn đều không giải thích được lý do tại sao chữ VẠN quay theo chiều này thì cát tường, quay theo chiều ngược lại thì nguy hại... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 7732)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáotuân theo tinh thần bất bạo động... Tác giả: Charles K. Fink; Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 8845)
Đức Phật đã thuyết giảng như thế nào về sự đau đớn? Ngài bảo rằng sự bất an của chúng ta gồm có hai thể dạng khác nhau... Ajahn Brahmavamso, Hoang Phong dịch
(Xem: 7145)
Không là một khái niệm xuất hiện khá sớm trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, trải dài đến Phật giáo Đại thừa... Thích Nữ Nhuận Bình
(Xem: 9354)
Tác phẩm “Tuệ Sanh Định” là một trong số ít tác phẩm được viết bởi Bậc Thầy Maha Boowa (Bhikkhu Ñanasampanno)... Nhất Như dịch Việt
(Xem: 8791)
Nguyên tác tiếng Anh của Darwinism, Buddhism and Christanity được đăng trong tạp chí The Maha Bodhi, Sri Lanka, Tập 82 Dec 1974 Thích Nữ Liên Hòa dịch
(Xem: 10244)
Trong Kinh Duy-Ma-Cật, khi Phật bảo Ngài Duy-Ma-Cật thị hiện cõi nước Diệu-Hỷ có Vô-Động Như-Lai, các Bồ-Tát, và đại chúng nước ấy cho đại chúng xem... Toàn Không
(Xem: 8231)
Chân Nguyên kết luận: “Đức Phật Thích Ca đã tự chính mình đem thánh hiệu mà dạy cho hai người già, điều đó không còn có thể nghi ngờ gì nữa”... Thích Phước An
(Xem: 9554)
Một sự kết hợp thú vị giữa đạo đức chính trực, sự phục tùng, lòng khoan dung, cầu nguyện, khả năng tự lực, tự thanh lọc và tình yêu... Mai Thục
(Xem: 6974)
Mũi tên biểu trưng cho một sự đau đớn trên thân xác, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra một sự hoảng sợ trong tâm thần... Hoang Phong
(Xem: 8029)
Yết-ma, được phiên âm từ karmam[1] của tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự tác pháp”, được định nghĩa: “Vạn sự do tư thành biện cố”... Thích Minh Cảnh
(Xem: 8378)
Quảng bản kinh được Pháp Nguyệt dịch năm 732, rồi đến Bát NhãLợi Ngôn tái dịch năm 790. Cho đến Thi Hộ đời nhà Tống dịch lần chót là có tất cả 7 bản... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 8649)
Bồ tát hành đạo bắt đầu từ giữa lòng xã hội nên sự tiếp cận với mọi thống khổ nhân sinh là lẽ tất nhiên... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 8412)
Thiền sư Vĩnh Bình Đạo Nguyên, hoặc Đạo Nguyên Hy Huyền (1200-1253), là vị tổ sáng lập ra dòng Tào ĐộngNhật Bản... Ngọc Bảo dịch
(Xem: 8527)
Một cách vắn tắt, đó là vị trí của nữ giới trong Phật Giáo. Người phụ nữ xứng đáng có một chỗ đứng danh dự ngang hàng với nam giới... Piyadassi Mahathera; Dịch giả: Phạm Kim Khánh
(Xem: 11259)
Người vợ cần quán chiếu tâm mình thật cẩn thận trong một thời gian và từ đó đi đến quyết định đúng cho cuộc đời của mình... Mithra Wettimuny; Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Xem: 8571)
Đức Thế Tôn là người đầu tiên đòi quyền lợi cho giới nữ, đưa vị trí giới nữ ngang bằng nam giới... Thích Hạnh Bình
(Xem: 10701)
Hội Phật giáo Trung Quốc ước tính rằng hiện có khoảng 180,000 tăng niTrung Quốc... Nguyên tác: Tịnh Nhân; Thích Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 9474)
Ngài đã gọi dứt khoát, rõ ràng “tự phá thai mình” là một tội, phải chịu quả báo hết sức nặng nề và kéo dài... Chân Minh
(Xem: 9268)
Làm thế nào để những cha mẹ Phật tử có thể dạy tốt lời dạy của Phật giáo cho con em của họ?... Helmuth Kalr; Thích Minh Diệu
(Xem: 9577)
Rồi lần lượt không bao lâu, khi Ðức Phật đúng 80 tuổi đời, 45 tuổi đạo, Ngài cũng giã từ Tứ chúng để an hưởng quả vị Vô Dư Niết-bàn... Thích Thiện Minh
(Xem: 10351)
Con người không bao giờ ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên để mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 16238)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19204)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 8695)
Long Thọ (Nagarjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán mà ngài còn được coi là vị Phật thứ hai sau đức Thế Tôn trong lịch sử phát triển Phật giáo.... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 8039)
Như thế giải thoát cho vô số vô biên chúng sinh, nhưng thực ra không có chúng sinh nào được giải thoát... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 24159)
Cúng dườngbố thí vốn cùng một nghĩa "cho". Cái gì của mình mà có thể đem ra "cho" người khác, thì gọi là "cho"... TT Thích Nhất Chân
(Xem: 9419)
Lịch Sử Văn Học Phật Giáo Tiếng Sanskrit (Literary History of Sanskrit Buddhism - Nguyên tác: J. K. Nariman; Thích Nhuận Châu dịch Việt
(Xem: 7650)
Yết-ma là phiên âm từ karman của tiếng Phạn. Hán dịch là «biện sự tác pháp», và thường được các luật sư Trung quốc giải thích rằng «Vạn sự do tư thành biện cố.»... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 10577)
Chúng ta có thể thấy được đức tính của những khóm tre cây trúc, của những dòng sông, của cây mai, của đất, của áng mây... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 17740)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 6966)
Giáo dục Phật giáo – nền giáo dục minh triết, vốn ở cao, ở trên triết học... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 8911)
Đọc công trình của Francois Jullien những độc giả "Tây giả" (Á và Âu) có thể thấy được rằng người bà con nghèo của triết học có những sở đắc... Nguyên Ngọc dịch
(Xem: 12397)
Phật giáo không thể không có mối liên hệ theo nhiều dạng khác nhau với giai cấp phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là các vị Đế Vương... Nguyên tác: Vương Chí Bình; Đào Nam Thắng dịch
(Xem: 7717)
Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 14634)
Tăng đoànhình ảnh của Đức Phật, mang trọng trách thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự... Thích Phước Sơn
(Xem: 8275)
Ðại Tạng Kinh là một công trình tập thành tâm huyết của bao nhiêu thế hệ Tổ Sư, cổ đức Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly... Liên Hương kính ghi
(Xem: 7806)
Trong Phật giáo đại thừa nói rất rõ: Phiền não tức bồ đề, Niết bànsinh tử. Niết bànsinh tử là một cặp bài trùng, không có cái này thì không có cái kia...
(Xem: 8862)
Có thể nói “tâm” là cơ sở và động lực giải nghiệp, giải hạn khổ ách đối với con người trong mọi không giannăng lực chuyển nghiệp.
(Xem: 14833)
Tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài... TT Thích Lệ Trang
(Xem: 9286)
"Khi cúng dường tứ sự đến cho một vị tỳ-khưu, hai vị tỳ-khưu, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ khởi tâm cúng dường Tăng..." Tâm Tịnh
(Xem: 12341)
Từ Trạch Pháp này rất quen thuộc trong Phật Giáo, nhưng đã có mấy người Phật tử chịu tìm hiểu tận tường... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 8512)
Theo Phật giáo, con người sinh ra từ vô thủy (thỉ) đến giờ đã trải qua vô lượng đời, và sẽ còn tiếp nối vô số đời nữa ở tương lai cho đến vô chung... Toàn Không
(Xem: 14527)
Hoa dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền-Trang; Việt dịch: HT Thích Trí-Quang; Anh dịch: Buddhist Text Translation Society
(Xem: 12507)
Tịch Thiên (Śāntideva, tục danh: Sāntivarman) là một triết gia, một Tăng sĩ Phật giáo Đại thừa sống vào khoảng cuối thế kỷ VII và nửa đầu thế kỷ VIII Tây lịch... Thích Nguyên Hiệp
(Xem: 8427)
Chúng tôi xin bàn về một số điểm liên hệ, nhất là làm rõ về niên đại Hán dịch của tác phẩm, từ đó chúng tôi xin ghi nhận một số từ ngữ, thuật ngữ Phật học đã được Hán dịch vào thời ấy... Đào Nguyên
(Xem: 10167)
Dù tâm mộ đạo, nhưng Phật tử còn theo nghi lễ xa xưa và kinh điển cổ ngữ, nên việc tu tập không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại mới... Johan Galtung, Đỗ Kim Thêm
(Xem: 7770)
Trong việc quảng bá sự hiểu biết, vai trò của người Thầy thật hết sức cần thiết, thế nhưng người Thầy thì cũng phải có đầy đủ khả năng... Hoang Phong
(Xem: 16043)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý. ... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8224)
Nói đến văn hóa tức là nói đến tổ chức đời sống của một dân tộc, trong đó bao gồm các mặt kinh tế, xã hội, luật lệ, văn chương, mỹ thuật, tôn giáo, v.v... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8289)
Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt... Lâm Như Tạng
(Xem: 7877)
Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 11197)
“Bản Giác : Tâm thể của chúng sinh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tưởng, sáng tỏ vằng vặc, có đức giác tri. Đó chẳng phải do tu thành mà như thế, mà chính là tính đức tự nhiên bản hửu, nên gọi là Bản Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 9143)
Thượng tọa Thích Thuyền Ấn trình bày tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào ngày 9-4-1967. Sau đó, bài diễn thuyết này được in trong tập Diễn Đàn Vạn Hạnh, số 1, do Ban Tu thư Đại Học Vạn Hạnh ấn hành năm 1967.
(Xem: 9281)
Bản Chất Của Tâm Thức - Tác giả: His Holiness the Fourteenth Dalai Lama, Anh dịch: Alexander Berzin, Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 8408)
Niết bàn, nirvana (S), nibbana (P), trong Sanskrit và Pali có nghĩa bóng là, một "thể trạng dập tắt". Hình ảnh của một ngọn lửa đã bị dập tắt qua việc không còn nhiên liệu nữa... Tác giả Alexander Berzin; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 7563)
Long Thọ nói, giáo pháp của Chư Phật y trên hai chân lý, tương đối hay thế tục đế, và tuyệt đối hay thắng nghĩa đế. Những ai không phân biệt được hai chân lý này, không thể hiểu thấu giáo pháp thâm sâu... Thích Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant