Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

05. Thỉnh Đức Bồ Tát Giáng Thế

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 7757)
05. Thỉnh Đức Bồ Tát Giáng Thế

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển I:
Tam Bảo

CHƯƠNG I: BA NGÔI CAO CẢ (TIYAGGA)


THỈNH ĐỨC BỒ TÁT GIÁNG THẾ

Bốn Đức vua trời cõi Tứ Đại Thiên Vương, Đức vua trời Sakka cõi Tam Thập Tam Thiên, Đức vua trời Suyāma cõi Dạ Ma Thiên, Đức vua trời Santussita cõi Đẩu Suất Đà Thiên, Đức vua trời Sunimmita cõi Hóa Lạc Thiên, Đức vua trời Vasavatti cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên, cùng chư thiên 6 cõi trời dục giới, chư phạm thiên các cõi trời sắc giới đồng tụ hội đến hầu Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu, tất cả đồng chắp tay bạch rằng:

- Kính bạch Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu, Ngài đã tạo đầy đủ trọn vẹn pháp hạnh ba-la-mật xong rồi. Các pháp hạnh ba-la-mật ấy không phải Ngài để mong ngôi vị các vua trời, cũng không phải để mong sinh làm phạm thiên, cũng không phải để mong ngôi vị Đức Chuyển Luân Thánh Vương; mà sự thật, các pháp hạnh ba-la-mật ấy, giúp hỗ trợ Ngài chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, để thuyết pháp tế độ chúng sinh, giải thoát khỏi khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Kính bạch Đức Bồ Tát thiên nam, bây giờ đúng lúc, đúng thời kỳ, để cho Ngài trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Kính bạch Đức Bồ Tát thiên nam, tất cả chúng con thành kính thỉnh Ngài tái sinh làm người, để trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác, để thuyết pháp tế độ chúng sinh, giải thoát khỏi khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Lắng nghe lời thỉnh cầu của chư thiên, phạm thiên, Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu chưa nhận lời thỉnh cầu ấy, mà Ngài quán xét trong thời quá khứ: “Chư Bồ Tát kiếp chót tái sinh xuống làm người, để trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, đã quán xét như thế nào?

Quán xét 5 điều trước khi tái sinh

Theo lệ thường, Chư Bồ Tát kiếp chót tái sinh xuống làm người, thì phải quán xét đầy đủ 5 điều như sau:

Quán xét thời kỳ tuổi thọ con người.
Quán xét châu đến tái sinh.
Quán xét xứ sở đến tái sinh.
Quán xét dòng họ nơi tái sinh
.
Quán xét tuổi thọ của mẫu thân, để đầu thai
.

Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quán xét từng điều:

1) Đức Bồ Tát quán xét thời kỳ tuổi thọ con người

Chư Phật Chánh Đẳng Giác không xuất hiện trên thế gian trong thời kỳ con người có tuổi thọ trên 100 ngàn năm và trong thời kỳ con người có tuổi thọ dưới 100 năm. Bởi vì, nếu con người có tuổi thọ sống lâu trên 100 ngàn năm, thì mỗi khi Đức Phật thuyết pháp rằng: “Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ; hoặc ngũ uẩntrạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã...”, họ không hiểu rõ chánh pháp, phát sinh tâm hoài nghi. Do đó, Đức Phật Chánh Đẳng Giác không xuất hiện trên thế gian vào trong thời kỳ ấy.

Và nếu con người có tuổi thọ ngắn ngủi dưới 100 năm, thời kỳ ấy con ngườiphiền não nặng nề, làm cho tâm tư ô nhiễm tối tăm, thì mỗi khi Đức Phật thuyết giảng chánh pháp vi tế cao siêu, họ khó hiểu rõ được chánh pháp ấy. Do đó, Đức Phật Chánh Đẳng Giác cũng không xuất hiện trên thế gian vào trong thời kỳ ấy.

Trong quá khứ, Chư Phật thường xuất hiện trên thế gian, trong thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 ngàn năm đến 100 năm. Khi ấy, con ngườitrí tuệ sáng suốt, nếu lắng nghe Đức Phật thuyết pháp, thì có thể hiểu rõ được chánh pháp, rồi thực hành theo chánh pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh QuảNiết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quán xét thấy rằng: Khi ấy, thời kỳ con người có tuổi thọ khoảng 100 năm, đó là thời kỳ thích hợp cho Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian.

2) Đức Bồ Tát quán xét các châu đến tái sinh

Loài người có trong 4 châu: Đông Thắng Thần châu, Tây Ngưu Hóa châu, Nam Thiện Bộ châu và Bắc Câu Lưu châu.

Trong quá khứ, Chư Phật chỉ xuất hiện trong cõi Nam Thiện Bộ châu mà thôi, không xuất hiện ở ba châu khác. Do đó Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quyết định tái sinh trong cõi Nam Thiện Bộ châu.

3) Đức Bồ Tát quán xét xứ sở đến tái sinh

Trong cõi Nam Thiện Bộ châu rộng lớn mênh mông, trong quá khứ, Đức Phật chỉ xuất hiện trong Trung xứ (Majjhimapadesa) mà thôi, không xuất hiện ở nơi xứ Biên địa. Do đó Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quyết định tái sinh nơi Trung xứ vùng Sakka kinh thành Kapilavatthu.

4) Đức Bồ Tát quán xét dòng họ nơi tái sinh

Trong quá khứ, chư Bồ Tát kiếp chót trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác không sinh trong dòng họ hạ tiện, nghèo khổ, mà chỉ sinh một trong hai dòng dõidòng dõi Vua chúa hoặc dòng dõi Bàlamôn. Nếu thời kỳ ấy, tất cả mọi người kính trọng dòng dõi Bàlamôn, thì Đức Bồ Tát kiếp chót sẽ tái sinh vào trong dòng dõi Bàlamôn; hoặc nếu thời kỳ ấy, tất cả mọi người kính trọng dòng dõi Vua chúa, thì Đức Bồ Tát sẽ tái sinh vào trong dòng dõi Vua chúa.

Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quán xét thấy thời kỳ ấy, tất cả mọi người đều kính trọng dòng dõi Vua chúa hơn dòng dõi Bàlamôn, nên Ngài quyết định sinh vào dòng dõi Vua Sakya. Đức vua Suddhodana trải qua nhiều đời vua tinh khiết (không lẫn lộn với dòng khác).

5) Đức Bồ Tát quán xét mẫu thân và tuổi thọ của bà

Mẫu thân của Đức Bồ Tát Chánh Đẳng Giác trong kiếp chót phải là người đã từng tạo 10 pháp hạnh ba-la-mật suốt 100 ngàn đại kiếp trái đất và được Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong quá khứ thọ ký rằng: Bà sẽ là mẫu thân của Đức Phật trong thời vị lai.

Mẫu thân của Đức Bồ Tát ấy phải là người có ngũ giới hoàn toàn trong sạchtrọn vẹn, không hề bị phạm giới nào; ngoài ngũ giới ra, bà còn phải thọ trì 8 giới (uposathasīla) trong những ngày giới hằng tháng. Đức Bồ Tát quán xét thấy bà Mahāmayādevī, chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Suddhodana, có đầy đủ những tiêu chuẩn trên và tuổi thọ của bà Mahāmayādevī còn đúng 10 tháng lẻ 7 ngày, nên Đức Bồ Tát chọn bà Mahāmayādevī làm mẫu thân của Ngài.

Sau khi quán xét đầy đủ 5 điều rồi, Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu quyết định tái sinh xuống làm người, để trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác.

Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu truyền dạy rằng:

Này chư thiên, chư phạm thiên, ta đồng ý nhận lời thỉnh cầu của các ngươi. Ta sẽ tái sinh xuống làm người trong cõi Nam Thiện Bộ châu, Trung xứ, kinh thành Kapilavatthu, trong dòng vua Sakya, Đức vua Suddhodana là phụ thân và bà Mahāmayādevī, chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Suddhodana, làm mẫu thân của ta”.

Sau khi lắng nghe lời truyền dạy của Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu, tất cả chư thiên, và chư phạm thiên vô cùng hoan hỷ cùng nhau tán dương ca tụng Đức Bồ Tát thiên nam Setaketu. Sau đó, đều cùng nhau xin phép trở về cảnh giới của mình. Chư thiên, chư phạm thiên loan báo cho khắp toàn thế giới chúng sinh biết rằng:

Đức Phật sẽ xuất hiện trên thế gian!

Theo truyền thống của Chư Phật, có những điều cơ bản hoàn toàn giống nhau, Chư Phật Chánh Đẳng Giác trong quá khứ như thế nào, thì Đức Phật Chánh Đẳng Giác trong hiện tại cũng như thế ấy, và Chư Phật Chánh Đẳng Giác trong vị lai cũng như thế ấy. Nếu có điều khác nhau, thì khác nhau những điều chi tiết như thời gian tạo 30 pháp hạnh ba-la-mật, tuổi thọ, v.v...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16748)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21416)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18837)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23133)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20096)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9524)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant