Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

08. Tầm Quan Trọng Của Ngũ Giới

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 7900)
08. Tầm Quan Trọng Của Ngũ Giới

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển III:
Hành Giới

PHẦN I: GIỚI CỦA NGƯỜI TẠI GIA


Ngũ Giới Là Thường Giới (Pañcasīla Niccasīla)

Tầm Quan Trọng Của Ngũ Giới

Sự an lạc hoặc sự khổ não của mỗi người tại gia trong kiếp sống hiện tại và trong những kiếp vị lai, hoàn toàn tùy thuộc vào cơ bản ngũ giới. Cho nên, ngũ giới có một tầm quan trọng rất lớn trong đời sống của người tại gia.

Nên tìm hiểu trong bài kinh Verasutta(1), mà Đức Phật thuyết dạy ông phú hộ Anātha-piṇḍika, được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, ông phú hộ Anāthapiṇḍika đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ; khi ấy, Đức Thế Tôn thuyết dạy ông phú hộ Anāthapiṇḍika rằng:

─ Này ông phú hộ, người tại gia chưa từ bỏ được 5 điều oan trái gọi là người không có giới, người phạm điều giới, sẽ tái sinh trong cõi địa ngục.

5 điều oan trái ấy như thế nào?

5 điều oan trái ấy là sự sát sinh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sinh dể duôi trong mọi thiện pháp.

─ Này ông phú hộ, người tại gia chưa từ bỏ được 5 điều oan trái này, gọi là người không có giới, người phạm điều giới, sẽ tái sinh trong cõi địa ngục.

─ Này ông phú hộ, người tại gia đã từ bỏ được 5 điều oan trái này, gọi là người có giới, sẽ tái sinh cõi thiện dục giới ([4]).

5 điều oan trái ấy như thế nào?

5 điều oan trái ấy là sự sát sinh, sự trộm cắp, sự tà dâm, sự nói dối, sự uống rượu và các chất say là nhân sinh dể duôi trong mọi thiện pháp.

─ Này ông phú hộ, người tại gia đã từ bỏ được 5 điều oan trái này, gọi là người có giới, sẽ tái sinh trong cõi thiện dục giới.

Này ông phú hộ, người tại gia phạm tội sát sinh, thì sẽ gặp điều tai hại, oan trái cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai, sẽ chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân sát sinh.

Người tại gia đã tránh xa sự sát sinh, thì sẽ không gặp tai hại, oan trái ấy cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai, sẽ không bị khổ thân, khổ tâm, bởi vì đã tránh xa sự sát sinh là tránh được tai hại, oan trái ấy.

Này ông phú hộ, người tại gia phạm tội trộm cắp, thì sẽ gặp điều tai hại, oan trái cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai, sẽ chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân trộm cắp.

Người tại gia đã tránh xa sự trộm cắp, thì sẽ không gặp tai hại, oan trái ấy cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai, sẽ không bị khổ thân, khổ tâm, bởi vì đã tránh xa sự trộm cắp là tránh được tai hại, oan trái ấy.

Này ông phú hộ, người tại gia phạm tội tà dâm, thì sẽ gặp điều tai hại, oan trái cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai, sẽ chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân tà dâm.

Người tại gia đã tránh xa sự tà dâm, thì sẽ không gặp tai hại, oan trái ấy cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai, sẽ không bị khổ thân, khổ tâm, bởi vì đã tránh xa sự tà dâm là tránh được tai hại, oan trái ấy.

Này ông phú hộ, người tại gia phạm tội nói dối, thì sẽ gặp điều tai hại, oan trái cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai, sẽ chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân nói dối.

Người tại gia đã tránh xa sự nói dối, thì sẽ không gặp tai hại, oan trái ấy cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai, sẽ không bị khổ thân, khổ tâm, bởi vì đã tránh xa sự nói dối là tránh được tai hại, oan trái ấy.

Này ông phú hộ, người tại gia phạm tội uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp, thì sẽ gặp điều tai hại, oan trái cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai, sẽ chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp.

Người tại gia đã tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp, thì sẽ không gặp tai hại, oan trái ấy cả trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp trong vị lai, sẽ không bị khổ thân, khổ tâm, bởi vì đã tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp là tránh được tai hại, oan trái ấy.

Đức Phật thuyết bài kệ:

“Người nào trong đời tạo ác nghiệp.

Sát hại sinh mạng của chúng sinh,

Trộm cắp tài sản của người khác,

Thường nói dối không biết hổ thẹn,

Tà dâm với vợ, chồng người khác,

Thường uống rượu và các chất say,

Người ấy chưa tránh năm oan trái.

Gọi là người ác không có giới,

Là người si mê trước lúc chết,

Sẽ tái sinh trong cõi địa ngục.

Người nào trong đời tạo thiện nghiệp.

Không sát hại sinh mạng chúng sinh,

Không trộm cắp của cải người khác,

Không tà dâm với vợ, chồng người,

Không uống rượu và các chất say,

Người ấy đã tránh năm oan trái.

Gọi là người thiện trí có giới,

trí tuệ trước lúc lâm chung,

Sẽ tái sinh cõi thiện dục giới”.

Người Ác - Người Thiện

Danh từ người ác - người thiện được chế định ra để gọi do căn cứ vào ngũ giớinghiệp. Người nào phạm ngũ giới, tạo ác nghiệp người ấy bị gọi là người ác.

Và người nào giữ gìn ngũ giới trong sạch trọn vẹn, tạo thiện nghiệp người ấy được gọi là người thiện.

Người nào tự mình phạm ngũ giới, tạo nên ác nghiệp, còn động viên, sai khiến người khác cùng phạm ngũ giới, tạo ác nghiệp, người ấy bị gọi là người ác hơn người ác.

Và người nào tự mình giữ gìn ngũ giới trong sạch, tạo thiện nghiệp, còn động viên khuyến khích người khác cùng giữ gìn ngũ giới trong sạch, tạo thiện nghiệp, người ấy được gọi là người thiện hơn người thiện.

Trong bài kinh Sikkhapadasutta([5]), Đức Phật dạy rằng:

─  “Này chư Tỳ khưu, Như Lai sẽ thuyết giảng về người ác, và người ác hơn người ác; người thiện, và người thiện hơn người thiện. Các con hãy lắng nghe, nên chú tâm lắng nghe”.

Chư Tỳ khưu vâng lời Đức Thế Tôn, chú tâm lắng nghe lời giáo huấn của Đức Thế Tôn.

Người ác - người ác hơn người ác:

Đức Thế Tôn dạy rằng:

─  “Này chư Tỳ khưu, thế nào gọi là người ác?

─  Này chư Tỳ khưu, trong đời này, số người là người sát sinh, người trộm cắp, người tà dâm, người nói dối, người uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp.

Này chư Tỳ khưu, Như Lai gọi số người ấy là người ác.

─  Này chư Tỳ khưu, thế nào gọi là người ác hơn người ác?

─  Này chư Tỳ khưu, trong đời này, số người tự mình sát sinh, còn động viên, khuyến khích, sai khiến người khác cùng sát sinh.

Số người tự mình trộm cắp, còn động viên, khuyến khích, sai khiến người khác cùng trộm cắp.

Số người tự mình tà dâm, còn động viên, khuyến khích, sai khiến người khác cùng tà dâm.

Số người tự mình nói dối, còn động viên, khuyến khích, sai khiến người khác cùng nói dối.

Số người tự mình uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp, còn động viên, khuyến khích, sai khiến người khác cùng uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp.

─  Này chư Tỳ khưu, Như Lai gọi số người ấy là người ác hơn người ác.

Người thiện - người thiện hơn người thiện:

Đức Thế Tôn dạy rằng:

─  Này chư Tỳ khưu, thế nào gọi là người thiện?

─  Này chư Tỳ khưu, trong đời này, số người là người tránh xa sự sát sinh, người tránh xa sự trộm cắp, người tránh xa sự tà dâm, người tránh xa sự nói dối, người tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp.

Này chư Tỳ khưu, Như Lai gọi số người ấy là người thiện.

─  Này chư Tỳ khưu, thế nào gọi là người thiện hơn người thiện?

─  Này chư Tỳ khưu, trong đời này, số người tự mình tránh xa sự sát sinh, còn động viên, khuyến khích người khác cùng tránh xa sự sát sinh.

Số người tự mình tránh xa sự trộm cắp, còn động viên, khuyến khích người khác cùng tránh xa sự trộm cắp.

Số người tự mình tránh xa sự tà dâm, còn động viên, khuyến khích người khác cùng tránh xa sự tà dâm.

Số người tự mình tránh xa sự nói dối, còn động viên, khuyến khích người khác cùng tránh xa sự nói dối.

Số người tự mình tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp, còn động viên, khuyến khích người khác cùng tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp.

─  Này chư Tỳ khưu, Như Lai gọi số người ấy là người thiện hơn người thiện.

Ngũ Giới Với Con Người

Ngũ giới là cơ bản của con người, những người được sinh ra trong cõi người này, chắc chắn kiếp trước ít nhất đã có ngũ giới trong sạchtrọn vẹn. Thật vậy, nếu kiếp trước không có giới, phạm giới, thì kiếp hiện tại này chắc chắn không thể tái sinh được làm người như thế này!

Như vậy, đã được tái sinh làm người, thì người ấy vốn dĩ có ngũ giới trong sạch đã được tích lũy từ kiếp quá khứ.

Trong kiếp hiện tại, nếu người nào không có giới, phạm giới, làm mất phẩm chất cao quý của con người, thì người ấy không chỉ lãnh chịu những hậu quả tai hại trong kiếp hiện tại, mà còn phải chịu hậu quả tai hại trong nhiều kiếp vị lai, do ác nghiệp ấy cho quả tái sinh trong cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh) chịu quả khổ cho đến khi mãn quả ác nghiệp ấy, mới mong thoát khỏi cõi ác giới.

Trong kiếp hiện tại, nếu người nào giữ gìn ngũ giới trong sạchtrọn vẹngiữ gìn phẩm chất cao quý của con người, thì người ấy không những hưởng được những quả báu tốt lành trong kiếp hiện tại, mà còn hưởng được những quả báu tốt lành trong nhiều kiếp vị lai, do nhờ thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh trong cõi thiện dục giới (cõi người, cõi trời dục giới) hưởng được mọi sự an lạc trong cõi ấy; đặc biệt còn có thể tạo mọi pháp hạnh ba-la-mật để tạo duyên lành trên con đường giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài nữa.



[1] Aṅguttaranikāya, phần Pañcakanipāta, kinh Sīlasutta.

[2] Aṅguttaranikāya trong kinh Abhiṇhasutta.

[3] Saṃyuttanikāya, phần Sagāthavagga.

[1] Aṅguttaranikāya, phần Pañcakanipāta, kinh Verasutta.

[4] Cõi thiện dục giới : Cõi người, cõi trời dục giới

[5] Aṅguttaranikāya Catukanipāta, kinh Sikkhapadasutta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16746)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21414)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18830)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23130)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20096)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9523)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant