Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

07. Nhận Xét Về Nghiệp Và Quả Của Nghiệp Ngũ Giới

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 6788)
07. Nhận Xét Về Nghiệp Và Quả Của Nghiệp Ngũ Giới

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển III:
Hành Giới

PHẦN I: GIỚI CỦA NGƯỜI TẠI GIA


Ngũ Giới Là Thường Giới (Pañcasīla Niccasīla)

Nhận Xét Về Nghiệp Và Quả Của Nghiệp Ngũ Giới

Ngũ giới có 5 điều giới, là thường giới (niccasīla) đối với tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, người có thọ trì ngũ giới hoặc người không có thọ trì ngũ giới. Hễ người nào phạm điều giới nào, thì người ấy đã tạo nên ác nghiệp điều giới ấy. Và hễ người nào giữ gìn ngũ giới trong sạch và đầy đủ trọn vẹn, thì người ấy đã tạo nên thiện nghiệp của mỗi giới.

Ác nghiệp và quả của ác nghiệp ngũ giới

─ Nếu ác nghiệp cho quả trong kiếp hiện tại, thì người ấy phải chịu khổ do bị mất mát nhiều của cải, do tiếng xấu lan truyền mọi nơi, tâm sợ sệt, rụt rè,...

─ Nếu ác nghiệp có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, thì sẽ tái sinh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh) phải chịu quả khổ của ác nghiệp của mình đã tạo trong kiếp quá khứ, cho đến khi mãn quả của ác nghiệp ấy mới thoát ra khỏi cõi ác giới.

─  Ác nghiệp trọng tội (akusalagarukakamma) là ác nghiệp giết mẹ, giết cha, giết bậc Thánh Arahán, thuộc về ác nghiệp vô gián (ānantariyakamma). Nếu người nào phạm ác nghiệp vô gián nào, thì sau khi chết, chắc chắn ác nghiệp vô gián ấy cho quả tái sinh kiếp sau kế tiếp trong cõi đại địa ngục Avīci, mà không có nghiệp nào khác có thể ngăn cản được, phải chịu quả khổ thiêu đốt suốt thời gian lâu dài trong đại địa ngục ấy, cho đến khi mãn quả của ác nghiệp.

Thiện nghiệp và quả của thiện nghiệp ngũ giới

─ Nếu thiện nghiệp ngũ giới cho quả trong kiếp hiện tại, thì người ấy được an lạc do có được nhiều của cải, có tiếng tốt lành lan truyền khắp mọi nơi, có tâm dũng cảm không sợ sệt, rụt rè...

─ Nếu thiện nghiệp ngũ giới có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, thì sẽ tái sinh làm người trong cõi người, hoặc tái sinh làm thiên nam (hoặc thiên nữ) trong 6 cõi trời dục giới, hưởng quả an lạc của thiện nghiệp mà mình đã tạo trong những tiền kiếp quá khứ, cho đến hết tuổi thọ.

Trường hợp thiện nghiệp ngũ giới cho quả trong cõi người, có 2 thời kỳ:

─  Thời kỳ tái sinh (paṭisandhikāla) đó là sát-na đại quả tâm đầu tiên đầu thai vào lòng mẹ cùng với 3 sắc pháp: Thân (kāya), sắc nam tính hoặc sắc nữ tính (bhava) và sắc ý căn (hadayavatthu) tạo thành ngũ uẩn đầu tiên.

─  Thời kỳ kiếp hiện hữu (pavattikāla) đó là khoảng thời gian kể từ sau khi đã tái sinh, thai nhi được phát triển và tăng trưởng trong bụng người mẹ, đến ngày sinh ra đời và duy trì sinh mạng kiếp sống hiện tại cho đến lúc chết.

Trong khoảng thời kỳ sau khi đã tái sinh, kiếp hiện hữu của mỗi người, tất cả mọi thiện nghiệp, mọi ác nghiệp đã được tích lũy từ vô số kiếp trong quá khứ cho đến kiếp hiện tại này, nếu nghiệp nào có cơ hội cho quả thì nghiệp ấy cho quả của nó. Cho nên, khi thì thiện nghiệp cho quả an lạc; khi thì ác nghiệp cho quả khổ, trong suốt khoảng thời kỳ kiếp hiện hữu này.

Trong bộ Chú giải Khuddakapāthagiảng giải về nghiệp và quả nghiệp ngũ giới như sau:

Hễ phạm điều giới nào thì tạo ác nghiệp điều giới ấy và chịu quả xấu của ác nghiệp ấy.

Hễ giữ gìn điều giới nào trong sạch thì tạo thiện nghiệp điều giới ấy và hưởng quả tốt lành của thiện nghiệp ấy.

Quả của thiện nghiệp, ác nghiệp hoàn toàn trái ngược với nhau, được tóm lược như sau:

1- Sự Sát Sinh

a) Phạm điều giới sát sinh, thì tạo nên ác nghiệp sát sinh và quả của ác nghiệp sát sinh có 23 điều xấu.

b) Giữ gìn điều giới tránh xa sự sát sinh, thì tạo nên thiện nghiệp không sát sinh và quả của thiện nghiệp không sát sinh có 23 điều tốt.

2- Sự Trộm Cắp

a) Phạm điều giới trộm cắp, thì tạo nên ác nghiệp trộm cắp và quả của ác nghiệp trộm cắp có 11 điều xấu.

b) Giữ gìn điều giới tránh xa sự trộm cắp, thì tạo nên thiện nghiệp không trộm cắp và quả của thiện nghiệp không trộm cắp có 11 điều tốt.

3- Sự Tà Dâm

a) Phạm điều giới tà dâm, thì tạo nên ác nghiệp tà dâm và quả của ác nghiệp tà dâm có 20 điều xấu.

b) Giữ gìn điều giới tránh xa sự tà dâm, thì tạo nên thiện nghiệp không tà dâm và quả của thiện nghiệp không tà dâm có 20 điều tốt.

4- Sự Nói Dối

a) Phạm điều giới nói dối, thì tạo nên ác nghiệp nói dối và quả của ác nghiệp nói dối có 14 điều xấu.

b) Giữ gìn điều giới tránh xa sự nói dối, thì tạo nên thiện nghiệp không nói dối và quả của thiện nghiệp không nói dối có 14 điều tốt.

5- Sự Uống Rượu Và Các Chất Say

a) Phạm điều giới uống rượu và các chất say, thì tạo nên ác nghiệp do uống rượu và các chất say và quả của ác nghiệp do uống rượu và các chất say có 30 điều xấu.

b) Giữ gìn điều giới tránh xa sự uống rượu và các chất say, thì tạo nên thiện nghiệp do không uống rượu và các chất say và quả của thiện nghiệp do không uống rượu và các chất say có 30 điều tốt.

(đã trình bày trong phần trước)

Như vậy, kiếp sống của mỗi người như thế nào, khổ hoặc an lạc, giàu hoặc nghèo, đại trí hoặc thiểu trí, có thân hình đẹp hoặc xấu, v.v... hoàn toàn tùy thuộc vào quả của nghiệp mà chính mình đã tạo từ vô số kiếp trong quá khứ cho đến kiếp hiện tại này.

Cho nên, vấn đề nghiệp và quả của nghiệp chỉ cần có đức tin (saddhā) mà thôi, không thể sử dụng trí tuệ (paññā) mà tư duy quán xét về nghiệp và quả của nghiệp, bởi vì nghiệp và quả của nghiệp là 1 trong 4 điều bất khả tư nghì (acinteyya) mà Đức Phật đã dạy cho các hàng Thanh Văn đệ tử. Thật ra, chỉ có Đức Phật Toàn Giác mới có khả năng thấy rõ, biết rõ nghiệp và quả của nghiệp của chúng sinh mà thôi, còn các bậc Thanh Văn, dù là bậc Thánh Arahán cũng không thể biết rõ mọi nghiệp và quả của nghiệp của tất cả chúng sinh được.

Cho nên, đối với các hàng Thanh Văn cần phảiđức tin rằng:

Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyānaṃ vā pāpakaṃ vā, tassa dāyādo bhavissāmi([2]).

(Ta có nghiệp là của riêng, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta tạo nghiệp nào: “Thiện nghiệp hoặc ác nghiệp”, ta sẽ là người thừa hưởng quả của thiện nghiệp hoặc ác nghiệp ấy).

Người nào có đức tin nơi nghiệp và quả của nghiệp, người ấy thuộc hạng người có chánh kiến về nghiệp của mình (kammassakatā sammādiṭṭhi)

Người nào không có đức tin nơi nghiệp và quả của nghiệp, mà tin nơi không đáng tin, người ấy thuộc hạng người tà kiến.

Nghiệp và quả của nghiệp rất công bằng, nếu nghiệp nào có cơ hội cho quả, thì nghiệp ấy cho quả của nó, mà không hề thiên vị một ai, thậm chí cả Đức Phật và chư Thánh Arahán.

Dù ai có tin hoặc không tin nghiệp và quả của nghiệp, khi nghiệp nào có cơ hội cho quả, thì nghiệp ấy vẫn cho quả của nó một cách tự nhiên.

Đức Phật dạy câu kệ rằng:

Yādisaṃ vapate bījaṃ,

tādisaṃ harate phalaṃ.

Kalyāṇakārī kalyānaṃ,

pāpakārī ca pāpakaṃ([3])

Người nào gieo hạt giống thế nào,

 Người ấy gặt quả như thế ấy.

 Người hành thiện thì được quả thiện,

 Người hành ác thì chịu quả ác”.

Như vậy, muốn quả thiện như thế nào, thì nên tạo thiện nghiệp như thế ấy. Không muốn quả ác như thế nào, thì chớ nên tạo ác nghiệp như thế ấy. Đó là lẽ công bằng của nghiệp và quả của nghiệp. Cho nên, nghiệp và quả của nghiệp không hề thiên vị một ai cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16748)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21419)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
(Xem: 18840)
Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ...
(Xem: 23137)
Tự tính các pháp chính là Tự Thể của các pháp. Vì các duyên hòa hợp sinh ra các pháp nên nếu các duyên tan rã thì các pháp mất do đó các pháp khôngtự tính cá biệt.
(Xem: 20097)
Ðọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu. Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biết đơn giản của tôi...
(Xem: 9524)
Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana, Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh; Nhà xuất bản Phương Đông
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant