Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

10. Phép Quy Y Tam Bảo Phổ Thông

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 7207)
10. Phép Quy Y Tam Bảo Phổ Thông

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển II:
Quy Y Tam Bảo
(TISARANA)


CHƯƠNG IV: QUY Y TAM BẢO (TISARAṆA)


PHÉP QUY Y TAM BẢO PH THÔNG

Thời nay, các nước theo truyền thống Phật giáo Theravāda như nước Srilankā, nước Thái Lan, nước Myanmar, nước Lào, nước Campuchia, Phật giáo Nguyên thủy Theravāda tại Việt Nam... thường áp dụng phép quy y Tam Bảo phổ thông như sau:

Buddha saraa gacchāmi.
Dhamma
saraa gacchāmi.
Sa
gham saraa gacchāmi.

Dutiyampi Buddha saraa gacchāmi.
Dutiyampi
Dhamma saraa gacchāmi.
Dutiyampi
Sagham saraa gacchāmi.

Tatiyampi Buddha saraa gacchāmi.
Tatiyampi Dhamma
saraa gacchāmi.
Tatiyampi
Sagham saraa gacchāmi.

Phép quy y Tam Bảo này được bắt chước theo cách xuất gia thọ Sadi mà Đức Phật đã ban hành đến chư Tỳ-khưu. Đức Phật cho phép xuất gia thọ Sadi rằng:

- Này chư Tỳ-khưu, Như Lai cho phép xuất gia thọ Sadi bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo.

Này chư Tỳ-khưu, như vậy, gọi là xuất gia thọ Sadi.

Vị Thầy tế độ (upajjahāya) hướng dẫn phép quy y Tam Bảo bằng tiếng i trước, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo, lặp lại từng chữ từng câu đúng theo vị Thầy tế độ từ câu đầu: “Buddha saraa gacchāmi” cho đến câu cuối: “Tatiyampi Sagham saraa gacchāmi“.

Khi giới tử đã lặp lại đúng từng chữ từng câu theo vị Thầy tế độ, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo đầy đủ 3 lần xong, giới tử ấy chính thức trở thành vị Sadi trong giáo pháp của Đức Phật Gotama.

Thời nay thọ phép quy y Tam Bảo này được áp dụng cho các hàng tại gia cư sĩ là người cận sự nam, cận sự nữ trong các nước theo truyền thống Phật giáo Theravāda. Bởi vậy, cho nên phép quy y Tam Bảo này gọi là phép quy y Tam Bảo phổ thông của thời nay.

Hướng dẫn phép quy y Tam Bảo phổ thông

Thời nay, sở dĩ Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo như vậy, là vì những người đệ tử không rành tiếng i, vả lại, nếu để mỗi người nói bằng tiếng của xứ sở mình, thì mỗi người nói một cách khác nhau, không thể đồng thanh từng chữ từng câu với nhau, làm cho nghi lễ thọ phép quy y Tam Bảo kém phần trang nghiêm. Do đó, Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo từng chữ, từng câu, để cho các người đệ tử đồng thanh lặp lại đúng từng chữ, từng câu y theo Ngài Đại Trưởng Lão. Do đó làm cho nghi lễ thọ phép quy y Tam Bảo tăng thêm phần trang nghiêm.

Còn điều quan trọng nữa, người hướng dẫn phép quy y Tam Bảo là vị Thầy của mình, vị Thầy ấy, có vai trò rất quan trọng làm phận sự dạy dỗ, chỉ bảo các người đệ tử hiểu rõ về 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng. Bởi vì, Ân đức Tam Bảo này là đối tượng của phép quy y Tam Bảo, giúp hỗ trợ cho người đệ tử thành tựu được phép quy y Tam Bảo. Vị Thầy còn có bổn phận dạy dỗ các đệ tử những pháp quan trọng khác như giới-định-tuệ,... Cho nên, người đệ tử phải có phận sự kính trọngbiết ơn Thầy.

Cách thức thành tựu phép quy y Tam Bảo

Để thành tựu phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới (lokiyasaraagamana), vai trò quan trọng của người đệ tử là chính. Cho nên, người đệ tử phải là người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt học hỏi, ghi nhớ, hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng; bởi vì, những Ân đức Tam Bảo này là đối tượng của đại thiện tâm, khi tâm này làm phận sự thọ phép quy y Tam Bảo.

Khi người đệ tử đang thọ phép quy y Tam Bảo, lặp lại từng chữ, từng câu với đại thiện tâm hợp với trí tuệ, hiểu rõ ý nghĩa và có đối tượng 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng như sau:

- Khi lặp lại câu:

“Buddha saraa gacchāmi”

Nghĩa từng chữ:

Buddha: nơi 9 Ân đức Phật.
Sara
a: quy y nương nhờ.
Gacchāmi
: con xin đến, con biết rõ...

Nghĩa toàn câu:

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật:

“Itipiso Bhagavā Araha... Bhagavā”.

- Khi lặp lại câu:

“Dhamma saraa gacchāmi”.

Nghĩa từng chữ:

Dhamma: nơi 6 Ân đức Pháp.
Sara
a: quy y nương nhờ.
Gacchāmi
: con xin đến, con biết rõ...

Nghĩa toàn câu:

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 6 Ân đức Pháp:

“Svākkhato Bhagavatā dhammo... paccatta veditabbo viññūhi”.

- Khi lặp lại câu:

“Sagha saraa gacchāmi”.

Nghĩa từng chữ:

Sagha: nơi 9 Ân đức Tăng.
Sara
a: quy y nương nhờ.
Gacchāmi
: con xin đến, con biết rõ...

Nghĩa toàn câu:

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng:

“Suppaipanno Bhagavato sāvakasagho... Anuttara puññakkhetta lokassa”.

Dutiyampi: Lần thứ nhì, lặp lại từng câu quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng.

Tatiyampi: Lần thứ ba, cũng như lần thứ nhì.

Phép quy y Tam Bảo lặp lại đến lần thứ ba theo truyền thống. Đó cũng là phong tục của người xưa, để chứng tỏ lòng chân thành tôn kính, khẳng định chắc chắn của mình đối với Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo.

Như vậy, sự thành tựu của phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới, vai trò của người đệ tử là quan trọng nhất; còn vị Thầy hướng dẫn chỉ là nhân duyên hỗ trợ giúp cho người đệ tử được thành tựu thọ phép quy y Tam Bảo mà thôi. Do đó:

- Nếu không có vị Đại Trưởng Lão hướng dẫn, thì vị Đại đức hướng dẫn phép quy y Tam Bảo.

- Nếu không có vị Đại đức hướng dẫn, thì một vị Tỳ-khưu hướng dẫn phép quy y Tam Bảo.

- Nếu không có vị Tỳ-khưu hướng dẫn, thì một vị Sadi hướng dẫn phép quy y Tam Bảo.

- Nếu không có vị Sadi hướng dẫn, thì một cận sự nam, hoặc một cận sự nữ là bậc thiện trí hiểu biết Phật giáo, biết cách hướng dẫn phép quy y Tam Bảo cũng nên. Bởi vì, sự thành tựu của phép quy y Tam Bảo là do chính người đệ tử hiểu biết cách thức thọ phép quy y Tam Bảo đúng đắn.

Cũng có thể ví dụ như:

Thi tuyển sinh vào các trường Đại học: Thí sinh nào trúng tuyển vào trường Đại học, trở thành sinh viên, là do nhờ tài năng của thí sinh ấy, không phải do nhờ ban giám khảo, còn ban giám khảo chỉ làm phận sự hợp thức hóa, và công nhận thí sinh ấy chính thứcmột sinh viên thực sự của trường Đại học đó mà thôi.

Cũng như vậy, vị Thầy hướng dẫn phép quy y Tam Bảo là giúp đỡ, dạy dỗ người đệ tử hiểu biếtcách thức thọ phép quy y Tam Bảo, để cho được thành tựu; còn việc thành tựu phép quy y Tam Bảo là do sự hiểu biết của người đệ tử.

- Khi người đệ tử lặp lại câu quy y Phật:

“Buddha saraa gacchāmi: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật” với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật như thế nào?

- Khi lặp lại câu quy y Phật:

“Buddha saraa gacchāmi: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật” bằng tiếng i hoặc tiếng Việt, người đệ tử cần phải hiểu rõ ý nghĩa từng chữ, từng câu, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật hiện rõ trong tâm, đồng thời cùng một lúc không trước không sau. Cũng ví như khi nhắc đến tiếng “cha mẹ”, thì ngay khi ấy, hình ảnh cha mẹ, ân đức cha mẹ, đồng thời hiện rõ trong tâm của người con có hiếu nghĩa. Bởi vì, hình ảnhân đức cha mẹ đã in sâu trong tâm tưởng của người con từ thuở nhỏ.

Cũng như vậy, để cho đối tượng 9 Ân đức Phật hiện rõ trong tâm; trước đó người đệ tử đã học hỏi, ghi nhớ, hiểu rõ 9 Ân đức Phật xong, nên khi lặp lại tiếng Buddha (Đức Phật), đồng thời đối tượng 9 Ân đức Phật hiện rõ trong tâm ngay lúc ấy, không trước không sau.

- Khi người đệ tử lặp lại câu quy y Pháp:

“Dhamma saraa gacchāmi: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp” với đại thiện tâm hợp với trí tuệ, có đối tượng 6 Ân đức Pháp như thế nào?

- Khi lặp lại câu quy y Pháp:

“Dhamma saraa gacchāmi: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp” bằng tiếng i hoặc tiếng Việt, người đệ tử cần phải hiểu rõ ý nghĩa từng chữ, từng câu, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 6 Ân đức Pháp hiện rõ trong tâm, đồng thời cùng một lúc không trước không sau. Cũng ví như một bài hát mà người ấy thích nhất, đã học thuộc lòng bài hát từ trước. Một khi nhắc đến tên bài hát ấy, đồng thời toàn bài hát ấy hiện rõ trong tâm trí của người ấy.

Cũng như vậy, để cho đối tượng 6 Ân đức Pháp hiện rõ trong tâm; Trước đó người đệ tử đã học hỏi, ghi nhớ , hiểu rõ 6 Ân đức Pháp xong, nên khi lặp lại tiếng Dhamma (Đức Pháp), đồng thời đối tượng 6 Ân đức Pháp hiện rõ trong tâm ngay lúc ấy, không trước không sau.

- Khi người đệ tử lặp lại câu quy y Tăng:

“Sagha saraa gacchāmi: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng” với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng như thế nào?

- Khi lặp lại câu quy y Tăng:

“Sagha saraa gacchāmi: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng” bằng tiếng i hoặc tiếng Việt, người đệ tử cần phải hiểu rõ ý nghĩa từng chữ từng câu, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có 9 Ân đức Tăng hiện rõ trong tâm, đồng thời cùng một lúc không trước không sau. Cũng ví như, một vị Thầy khả kính, khả ái đã từng dạy dỗ ta nên người hữu ích. Một khi nhắc đến tên vị thầy ấy của mình, đồng thời lúc ấy hình ảnhân đức của vị Thầy hiện rõ trong tâm tưởng của người học trò có tình có nghĩa với Thầy.

Cũng như vậy, để cho đối tượng 9 Ân đức Tăng hiện rõ trong tâm; Trước đó người đệ tử đã học hỏi, ghi nhớ, hiểu rõ 9 Ân đức Tăng xong, nên khi lặp lại tiếng Sagha (Đức Tăng), đồng thời đối tượng 9 Ân đức Tăng hiện rõ trong tâm ngay lúc ấy, không trước không sau.

Do đó, muốn thành tựu phép quy y Tam Bảo, trước tiên người đệ tử cần phải đến gần gũi, thân cận với vị Thầy là bậc thiện trí trong Phật giáo, để lắng nghe chánh pháp, nhất là học hỏi, ghi nhớ hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng; bởi vì những Ân đức Tam Bảo này là đối tượng của đại thiện tâm hợp với trí tuệ, khi tâm này làm phận sự thọ phép quy y Tam Bảo cho được thành tựu.

Như vậy, được thành tựu phép quy y Tam Bảo chính do nhờ sự hiểu biết cách thức thành tựu phép quy y Tam Bảo của người đệ tử, mà sự hiểu biết cách thức ấy lại do nhờ vị Thầy là bậc thiện trí biết phương pháp dạy dỗ người đệ tử, để trở thành người cận sự nam, hoặc người cận sự nữ. Vậy người cận sự nam, người cận sự nữ cần phải làm tròn bổn phận của người đệ tử đối với vị Thầy của mình.

Thai nhi thọ phép quy y Tam Bảo

Hoàng tử Bodhi đã thuật lại cho người bạn Siñjikāputta nghe lại những trường hợp quy y Tam Bảo của mình (do Mẫu hậu kể lại cho Hoàng tử biết):

- Này bạn Siñjikāputta,

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Ghositārāma, xứ Kosambī. Khi ấy, Mẫu hậu của tôi đang mang thai tôi. Mẫu hậu đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ bèn bạch rằng:

“Yo me aya Bhante kucchigato kumārako vā kumārikā vā, so Bhagavanta saraa gacchati dhammañca bhikkhusaghañca, upāsaka ta Bhagavā dhāretu, ajjatagge pāupeta saraa gata.

“Kính bạch Đức Thế Tôn, thai nhi nào là Hoàng tử hoặc Công chúa đang nằm trong bụng của con, nó thành kính xin quy y nơi Đức Thế Tôn, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo và xin quy y nơi Tỳ-khưu Tăng Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn công nhận nó là người cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ hôm nay cho đến trọn đời”.

Trẻ sơ sinh thọ phép quy y Tam Bảo

Trường hợp Hoàng tử Bodhi khi còn thơ ấu.

- Này bạn Siñjikāputta,

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại khu rừng Bhesakaāvana gần thành Susumaragira trong vùng Bhagga. Khi ấy, tôi còn thơ ấu, nhũ mẫu ẵm tôi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ bèn bạch rằng:

“Aya Bhante Bodhirājakumāro Bhagavanta saraa gacchāmi, Dhammañca bhikkhusaghañca, upāsaka ta Bhagavā dhāretu, ajjatagge pāupeta saraa gata 2.

“Kính bạch Đức Thế Tôn, Hoàng tử Bodhi thành kính xin quy y nơi Đức Thế Tôn, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo, và xin quy y nơi Tỳ-khưu Tăng Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn công nhận Hoàng tử Bodhi là người cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ hôm nay cho đến trọn đời”.

Trường hợp Hoàng tử Bodhi đã trưởng thành tự mình đến xin thọ phép quy y Tam Bảo:

“Esāha Samma Siñjikāputta, tatiyampi Bhagavanta saraa gacchāmi, Dhammañca bhikkhusaghañca, upāsaka ma Bhagavā dhāretu, ajjatagge pāupeta saraa gata.

Này bạn Siñjikāputta, lần thứ ba tôi đến thọ phép quy y Tam Bảo rằng: “Con thành kính xin quy y Đức Thế Tôn, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo và xin quy y nơi Tỳ-khưu Tăng Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn công nhận con là người cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ hôm nay cho đến trọn đời”.

* Thai nhi còn đang nằm trong bụng mẹ, và đứa trẻ còn thơ ấu chưa có sự hiểu biết, mà người thay mặt đứa trẻ thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo được thành tựu hay không? và có được sự lợi ích như thế nào?

Thai nhi còn trong bụng mẹ và đứa trẻ còn thơ ấu chưa có sự hiểu biết, mà người thay mặt đứa trẻ thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo; thật ra, phép quy y Tam Bảo ấy không thành tựu, nhưng sẽ có được sự lợi ích, khi đứa bé trưởng thành, nghe người mẹ kể lại cho nó biết rằng:

- Này con, khi con còn là thai nhi trong bụng mẹ, mẹ đã đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, bèn bạch rằng:

“Kính bạch Đức Thế Tôn, thai nhi nào là Hoàng tử hoặc Công chúa đang nằm trong bụng con, nó thành kính xin quy y nơi Đức Thế Tôn, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo và xin quy y nơi Tỳ-khưu Tăng Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn công nhận nó là người cận sự nam, đã quy y Tam Bảo, kể từ hôm nay cho đến trọn đời”.

­- Này con, khi con sinh ra đời còn là một Hoàng tử thơ ấu, chưa có sự hiểu biết, nhũ mẫu của con, ẵm con đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, bèn bạch rằng:

“Kính bạch Đức Thế Tôn, Hoàng tử Bodhi thành kính xin quy y nơi Đức Thế Tôn, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo và xin quy y nơi Tỳ-khưu Tăng Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn công nhận Hoàng tử Bodhi là người cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ hôm nay cho đến trọn đời”.

Khi Hoàng tử Bodhi nghe Mẫu hậu của mình thuật lại đã hai lần thọ phép quy y Tam Bảo cho mình, khiến Hoàng tử Bodhi có một ấn tượng sâu sắc rằng: “Tôi là người cận sự nam trong Phật giáo”. Cho nên, khi Hoàng tử trưởng thành, đã tự mình đến hầu Đức Thế Tôn, thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn công nhận Hoàng tử là người cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ đó cho đến trọn đời.

Mặc dù hai lần trước thọ phép quy y Tam Bảo không thành tựu, song cũng làm nhân duyên để hỗ trợ cho lần thứ ba này, chắc chắn được thành tựu phép quy y Tam Bảo, và được chính thức trở thành người cận sự nam trong Phật giáo. Về sau, Hoàng tử Bodhi là người cận sự namđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính Đức Pháp, tôn kính Đức Tăng, để mong được sự lợi ích cao thượng, sự tiến hóa cao thượng, sự an lạc cao thượng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5472)
Phật và chúng sinh thật ra vẫn đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng chư Phật đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy.
(Xem: 10541)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 6105)
Cúng dườngnuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường.
(Xem: 9374)
Bốn cấp độ thiền định hay tứ thiền là bốn mức thiền khi hành giả thực hành thiền có thể đạt được.
(Xem: 6428)
Một bào thai sở dĩ có mặt trên cuộc đời này ngoài yếu tố chính là do cha mẹ sinh ra, còn là kết quả của một tiến trình không đơn giản.
(Xem: 5985)
Đạo Phật là nguồn sống và lẽ sống của con người, là cương lĩnh cho nhân thế. Với sứ mạng thiêng liêng cao đẹp ấy, đạo Phật không xa lìa thực thể khổ đau của con người.
(Xem: 7512)
Mục đích của Đạo Phậtdiệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạchạnh phúc
(Xem: 7328)
Người ta thường nói đạo Phật là đạo của từ bitrí tuệ. Đối với nhiều người Phật tử, từ bi là quan trọng hơn cả, và nếu khôngtừ bi thì không có đạo Phật.
(Xem: 5221)
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.
(Xem: 8112)
Theo Đức Phật, tất cả những vật hiện hữu đều biến chuyển không ngừng. Sự biến chuyển này thì vô thuỷ vô chung. Nguồn gốc của vũ trụ không do một Đấng Sáng tạo (Creator God) tạo ra.
(Xem: 5934)
Đức Phật đản sanh vào năm 624 trước Công nguyên. Theo lý giải của Phật Giáo Nam Tông thì Đức Phật sanh ngày Rằm tháng Tư Âm lịch.
(Xem: 9653)
Nếu bạn say mê đọc kinh Phật, ưa thích những phân tích kỹ càng về giáo điển, muốn tìm hiểu các chuyện xảy ra thời Đức Phật đi giảng dạy nơi này và nơi kia, hiển nhiên đây là một tác giả bạn không thể bỏ qua
(Xem: 7425)
Tánh Không là một trong những khái niệm quan trọng và khó thấu triệt nhất trong giáo lý Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 7455)
Nguyên bản: Meditating while dying; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6244)
Ba Mươi Hai Cách ứng hiện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Bởi vì Quan Thế Âm Bồ Tát đồng một Sức Từ với đức Phật Như Lai cho nên ngài ứng hiện ra 32 thân, vào các quốc độđộ thoát chúng sanh
(Xem: 5325)
Thể tánh của tâm là pháp giới thể tánh, bởi vì nếu không như vậy thì tâm không bao giờ có thể hiểu biết, chứng ngộ pháp giới thể tánh.
(Xem: 5876)
Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là một khái niệm thu hút nhiều sự quan tâm của học giới từ phương Tây cho đến phương Đông
(Xem: 5679)
Thuật ngữ pháp (dharma, có căn động tự là dhṛ có nghĩa là “duy trì, nắm giữ”; Pāli: dhamma; Tây Tạng: chos) mang nhiều ý nghĩa và ...
(Xem: 3976)
Trì danh là pháp tu Tịnh Độ phổ thông nhứt hiện nay. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, có Mười cách trì danh khác nhau
(Xem: 5721)
Phật dạy tất cả pháp hữu vi đều là vô thường sanh diệt không bền vững, như vậy thìthế gian cái gì có tạo tác có biến đổi đều là vô bền chắc.
(Xem: 4100)
Nguyên bản: Removing obstacles to a favorable death; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7538)
Mối liên hệ giữa hình thức sớm nhất của Phật giáo và những truyền thống khác mà chúng đã phát triển về sau là một vấn đề luôn tái diễn trong lịch sử tư tưởngPhật giáo.
(Xem: 5733)
Nghiệp và Luân hồi là hai ý niệm đã có trong Ấn độ giáo, được giảng giải trong các Kinh Veda và Upanishad vào khoảng 1500 năm trước CN.
(Xem: 21952)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 5661)
Mục tiêu cao cả của đạo Phật là dạy con người tu tập để thoát khổ, giác ngộgiải thoát.
(Xem: 7107)
Phật giáo du nhập Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI, sau đó trải qua thời kì Nara (710~785), thời kì Heian (794~1192) cho đến thời kì Kamakura (1192~1380), trước sau khoảng 700 năm, rồi phát sinh rất nhiều tông phái.
(Xem: 5043)
Tổ Quy Sơn dặn: “Nói ra lời nào phải liên hệ với kinh điển. Đàm luận gì, phải xét lại lời người xưa”.
(Xem: 6453)
Nhiều học giả phân vân là làm thế nào và tại sao những nhà Đại chúng bộ (Mahāsāṅghika) đã hình thành nên khái niệm về một Đức Phật siêu việt...
(Xem: 5829)
Hoa Sen Diệu Phápgiáo pháp được thuyết giảng trong Kinh Pháp Hoa. Quang Trạch giải thích Diệu Pháp là nhân của đạo Nhất Thừa, là quả của đạo Nhất Thừa.
(Xem: 5022)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia.
(Xem: 7069)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
(Xem: 6061)
Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo.
(Xem: 5585)
Theo quan điểm của Đại hoàn thiện thì ánh sáng trong suốt hiển hiện một cách tự nhiên và được gọi là "hoàn-toàn-tốt"
(Xem: 5898)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật.
(Xem: 6028)
Y Kinh Kinh Cang Bát Nhã Ba La Mật: Đức Thế Tôn Như Lai hỏi ngài Tu Bồ Đề: Như Lainhục nhãn không? Ngài Tu Bồ Đề thưa:
(Xem: 6854)
Cuốn sách “Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm” được ra mắt cách đây 9 năm (2008), in lần thứ hai, ba và tư vào năm 2012, 2014 & 2016 tại Nhà xuất bản Phương Đông, và năm nay (2018) cũng tại NXB Hồng Đức
(Xem: 6448)
điều chắc chắn là làm người, ai cũng có ý thức về tội lỗi. Điều này là không đúng, điều này là không tốt, điều này là không đẹp.
(Xem: 6094)
Tựa đề của khảo luận này phát xuất từ tồn nghi của một pháp hữu trong khi dịch lại bản kinh Tập (Sutta Nipāta) ở văn hệ Nikāya.
(Xem: 6506)
Khái niệm ‘nghiệp’, thật ra, đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo từ rất lâu trước khi Đức Phật xuất hiện ở đời.
(Xem: 6202)
Vũ trụ, con người hình thành như thế nào và tương lai sẽ ra sao? Câu hỏi chưa bao giờ được xếp lại. Khoa học lượng tử luôn tiên phong...
(Xem: 6395)
rong lịch sử tư tưởng Ấn-độ, thuyết Trung đạo đã mang lại cho tư tưởng giới đương thời một không khí hoạt bát[1].
(Xem: 5620)
Bản chất của ánh sáng trong suốt, mang tính cách nền tảng và rạng ngời, là cội nguồn tối hậu của tất cả mọi cấp bậc tri thức...
(Xem: 6919)
Chánh Pháp là gì? Phật Pháp được chia thành ba thời kỳthời Chánh Pháp, thời Tượng Pháp, và thời Mạt Pháp.
(Xem: 4572)
Ông trị vì từ năm 269 TCN đến năm 232 TCN thuộc đời thứ 3 của triều đại Maurya. Đế chế của ông rộng lớn gần như tất cả tiểu lục địa Ấn Độ trãi dài từ Đông sang Tây.
(Xem: 7802)
Trong Kinh Kim Cang, Phật dạy có 4 tướng: “Ngã – Nhân – Chúng Sanh – Thọ Giả”. Khi còn phàm phu, chấp thân này là thật là bền vững,
(Xem: 6054)
Đạo Phật đang phát triển rộng rãi đến nhiều tầng lớp. Rất nhiều các bậc tri thức, các nhà khoa học chân chính, đến cả những người ...
(Xem: 7309)
Kiếp sống của mỗi con người sinh ra ở thế giới Ta Bà này, dù thọ mạngdài hay ngắn, nhìn chung có thể phân chia làm nhiều giai đoạn.
(Xem: 7743)
Kể từ thời điểm Phật giáo khai sinh và nở hoa khắp mọi miềnthế giới, hễ mỗi khi nói đến hình ảnh một vị Phật xuất hiện trong tương lai,
(Xem: 5511)
Phép luyện tập thiền định được hỗ trợ bởi sự thực thi các hành động vị tha, các hành động đó đồng thời cũng được thúc đẩy bởi tình thương yêu và lòng từ bi.
(Xem: 5158)
Nếu đủ sức duy trì một cách đúng đắn sự nhận biết tâm thức thần bí nhất thì kết quả mang lại từ phép luyện tập đó sẽ trợ lực các bạn rất nhiều
(Xem: 5691)
Thời-không vũ trụ chứa hàng triệu, tỉ, hàng ức cho đến không máy móc nào đếm hằng hà sa số hành tinh như trái đất mới biết con ngườimột sinh thể gần như bằng không.
(Xem: 5545)
Trong các bài kinh thuộc hệ A Hàm hay kinh Đại Bát Niết Bàn v.v… Phật có nói đến địa ngục. Đề Bà Đạt Đa, Tì kheo Thiện Tinh, vua Lưu Ly v.v… đều đọa vào địa ngục ngay khi chết.
(Xem: 5535)
Xét về niên đại, bản kinh có mặt ở thời Hậu Hán (23-220), xuất hiện trong Cao Tăng Truyện quahành trạng của ngài Nhiếp-ma-đằng (攝摩騰)[2].
(Xem: 5030)
Thể dạng lắng sâu thường xuyên bên trong tâm thức thần bí nhất chỉ có thể thực hiện được với những người có một khả năng thật bén nhạy.
(Xem: 4292)
Bài viết này sẽ khảo sát một số thắc mắc thường gặp về Thiền Tông, hy vọng sẽ tiện dụng cho một số độc giả còn nhiều nghi vấn.
(Xem: 6060)
Thức Thứ Tám hay A Lại Ya là thức chủ trong 8 thức. Thức nầy có nhiều cách gọi khác nhau để chỉ về nhiệm vụ của mình. Tựu chung thức nầy có 3 việc chính là: Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng.
(Xem: 5641)
Khi còn vướng mắc trong sự tạo tác triền miên của khái niệm, chẳng hạn như suy nghĩ về cái đúng, cái sai, v.v. , thì các bạn sẽ không thể nào bước vào con đường tu tập về
(Xem: 6302)
Học phái dịch thuật xưa của Phật giáo Tây Tạng đưa ra nhiều cách luyện tập dựa vào các phương pháp khác biệt nhau, gọi là các "cỗ xe"/thừa.
(Xem: 8540)
Thần tài trong Phật giáo, cụ thểPhật giáo Bắc truyền đã vay mượn giữa hình ảnh Bố Đại hòa thượng và các truyền thuyết về thần tài Trung Hoa, để tổng hòa nên một vị thần tài có nguồn gốc ngoài Phật giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant