Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

02. Hiện pháp lạc trú - Khải Thiên (Thích Tâm Thiện)

16 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 6775)
02. Hiện pháp lạc trú - Khải Thiên (Thích Tâm Thiện)
Hiện Pháp Lạc Trú
Khải Thiên

Bạn thân mến,

Bạn đã được giới thiệu về “phương châm tu tập”, “ý nghĩa của Sám hối”, và “tâm Bồ đề”. Đó chính là những hành trang cần thiết, quan trọng để xây dựng những nhận thức căn bảnthực tiễn cho cuộc sống hạnh phúc cũng như cho cuộc hành trình tâm linh của bạn. Khi đã có đầy đủ những hành trang cần thiết cho tư duy và hành động rồi, bây giờ là lúc bạn có thể đi vào thực tập những pháp môn căn bản không phải để có ý niệm về hạnh phúc hay để lí luận về hạnh phúc, mà để “sống hạnh phúc” ngay bây giờ và ở đây. Một trong những pháp môn được giới thiệu ở đây là “Hiện pháp lạc trú”, một pháp môn thiền định căn bản đã được Đức Phật dạy, và chính bản thân Ngài cũng như các vị Thánh đệ tử cũng thực hành pháp môn này. Những giới thiệu sau đây sẽ giúp bạn hiểu biết thêm phương pháp thực tập pháp môn này.

1. Ý Nghĩa Hiện Pháp Lạc Trú:

Hiện pháp lạc trú là một pháp môn thiền tập căn bản được Đức Phật dạy trong các kinh thuộc về thiền định[i]. Kinh Samiddhi tường thuật một câu chuyện về một vị tăng sỹ trẻ tu tập hiện pháp lạc trú, đại khái như vầy:

Một thời Thế TônVương Xá tại Tapodārāma (Tịnh xá Suối Nước Nóng). Có một Thầy tên là Samiddhi, vào lúc bình minh, thức dậy và đi đến suối nước nóng để tắm gội. Sau khi tắm gội, Thầy ra khỏi suối nước nóng, đứng để phơi mình cho khô rồi mặt áo vào. Lúc bấy giờ, có một vị Thiên nữ với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng suối nước nóng, nói với Thầy Samiddhi rằng:

- “Thầy là một người mới xuất gia, tuổi còn trẻ, tóc còn xanh, đáng lý phải xông ướp hương thơm, trang điểm châu báuthụ hưởng thú vui ở đời, sao thì thầy lại bỏ những người thân, quay lưng lại với cuộc sống thế tục, cạo bỏ râu tóc, khoác áo cà sa, tin tưởng vào con đường xuất gia học đạo. Tại sao lại bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời như thế?”

- Thầy Samiddhi trả lời với Thiên nữ:

- “Tôi đâu có bỏ cái lạc thú hiện tại mà đi tìm cái lạc thú phi thời? Chính tôi đã bỏ cái lạc thú phi thời để tìm đến cái lạc thú chân thật trong hiện tại!” Đức Thế Tôn có dạy: “Trong cái vui phi thời của ái dục, vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái hưởng thụ rất nhỏ mà tai họa rất lớn. Tôi giờ này đang an trú trong hiện pháp, lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy. Hiện pháp này vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, tự mình chứng ngộ, tự mình có thể giác tri. Này thiên nữ, đó gọi là bỏ cái lạc thú phi thời để đạt tới cái lạc thú chân thực trong hiện tại.”

- Thiên nữ lại hỏi Thầy Samiddhi:

 “Tại sao Đức Thế Tôn lại nói trong cái vui phi thời của ái dục vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái hưởng thụ rất nhỏ mà mà tai họa rất lớn? Tại sao Đức Thế Tôn lại nói an trú trong hiện pháp là lìa bỏ được những ngọn lửa phiền não đốt cháy, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, tự mình chứng ngộ, tự mình có thể giác tri?”

- Thầy Samiddhi trả lời:

- “Tôi mới xuất gia, không đủ sức giải thích rộng rãi những giáo phápĐức Thế Tôn dạy. Hiện tại Đức Thế Tôn đang cư ngụ gần đây, nơi rừng tre Ca Lan Đà, Thiên nữ có thể đến với Người để trình bày những nghi vấn của mình. Đức Như Lai sẽ dạy cho Thiên nữ chánh pháp để tùy nghi thọ trì.”…[ii]

Qua đoạn trích dẫn ở trên, như bạn thấy, Kinh Samiddhi giới thiệu một chủ đề rất quan trọng về con đường tu tập thực tiễn. Ở đây, chúng ta chỉ giới hạn trong phạm vi của “hiện pháp lạc trú”. Nói một cách ngắn gọn, hiện pháp lạc trú có nghĩa là “an trú trong các pháp của hiện tại”, “sống an lạc trong từng khoảnh khắc của hiện tại”, hay “sống tỉnh thức an lạc bây giờ và ở đây”. Tuy nhiên, “hiện tại” trong “hiện pháp lạc trú” được hiểu là cái “thực tại-hiện tiền”, vượt ngoài thời gian, chứ không phải là cái “hiện tại” trong mối liên hệ của thời gian giữa quá khứ và tương lai. Do đó, an trú trong các pháp hiện tại chính là an trú trong thực tại, bây giờ và ở đây—being in the present.

Trong cụm từ “hiện pháp lạc trú”, trú hay an trú là một yếu tố quan trọng nhấn mạnh đến sự tỉnh thức, vì nếu khôngtỉnh thức thì bạn không thể nào an trú trong thực tại được. Chữ trú ở đây có nghĩa là “sống trong chánh niệm, tỉnh giác”. Phải có chánh niệm, tỉnh giác thì bạn mới có thể thực hành pháp môn “hiện pháp lạc trú”. Đấy là ý nghĩa mà kinh bảo rằng “Hiện pháp này vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, tự mình chứng ngộ, tự mình có thể giác tri.” Nói khác đi, đấy chính là nguyên lí cơ bản của đời sống thực tại, một đời sống mà mỗi người “phải tự mình chứng ngộ cho chính mình”. Vì trên con đường tu tập—an trú trong hiện tại, bạn phải là người “tự mình chứng ngộ cho chính mình” và “tự mình biết lấy”, không ai khác có thể làm cho bạn được chứng ngộ. Đấy chính là đời sống kinh nghiệm đặc thù của thiền.

Hãy lấy một thí dụ: khi bạn ăn cơm, có nghĩa là bạn đang thưởng thức hương vị của thức ăn, nhưng trong lúc ăn, tâm của bạn vẫn tiếp tục chạy theo, hoặc bị cuốn hút vào những suy nghĩ hay mơ tưởng về một cái gì đó (tiền bạc, nhà cửa, công việc, con cái…) nên bạn không còn để tâm đến sự thưởng thức hương vị của thức ăn nữa. Điều này được gọi là thất niệm, không có sự an trú trong lúc ăn; có nghĩa là miệng thì ăn cơm, nhưng tâm thì ăn vọng tưởng! Khi nào bao tử của bạn không còn tiếp thọ thức ăn được nữa, thì bạn cho rằng đã no, thế thôi! Và như thế, bữa ăn quả thực là nhạt nhẽo, vì bạn đã không tỉnh thức trong lúc ăn hay nói khác hơn là bạn đã đánh mất cái khả năng thưởng thức hương vị của thức ăn vì tâm của bạn đã mải miết sa đà trong vọng tưởng! Khổng Tử cũng nói rằng: “Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thinh nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị.” Nghĩa là, khi tâm không an định, thì nhìn mà không thấy, nghe mà không hay, ăn mà không biết mùi vị. Nhưng trái lại, khi ăn trong chánh niệm, tỉnh giác, thì chính bạn là người duy nhất biết rõ hương vị của thức ăn như thế nào, vì bạn là người trực tiếp thưởng thức hương vị của thức ăn. Đấy là ý nghĩatự mình chứng ngộ cho chính mình và tự mình biết lấy!” Do vậy, an trú trong hiện tại là một pháp môn kỳ diệu giúp chúng ta có thể sống hạnh phúctiếp xúc với cuộc thực tại nhiệm mầu ngay bây giờ và ở đây.

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, khi thực tập pháp môn này, bạn không thể nuôi dưỡng ý niệm rằng “thôi kệ, bây giờ mình ráng tu tập pháp môn này để mai sau sẽ được an lạc, hạnh phúc!” Nếu suy nghĩ như thế thì bạn có thực tập thêm mười năm hay hai mươi năm nữa bạn vẫn không có an lạc, hạnh phúc, vì hiện pháp lạc trú không phải là một thứ hạnh phúc hứa hẹn của mai sau nào hết. Trái lại, khi thực tập hiện pháp lạc trú, có nghĩa là bạn phải sống tỉnh giác, an lạc ngay trong từng hơi thở, từng bước đi, từng hành động của mình; tất nhiên sự an lạc sẽ tùy thuộc vào mức độ tỉnh thức của bạn. Nếu khi thực tập pháp môn này mà bạn không có an lạc, hạnh phúc ngay trong lúc đang thực tập, như thế là bạn thực tập không đúng. Phải có sự an lạc tỉnh giác trong từng hơi thở của bạn thì mới gọi là hiện pháp lạc trú. Vì vậy, hiện pháp lạc trú không phải là một hình thức “niệm Phật cầu nguyện thật nhiều để mai mốt chết sẽ được vãng sinh về thế giới cực lạc”, mà trái lại bạn phải sống tỉnh thức, sống trọn vẹn, và sống an lạc, hạnh phúc ngay trong từng giây phút của hiện tại.

2. Bạn Đang Sống Như Thế Nào?

Một câu hỏi như thế có thể được đặt ra đối với cuộc sống thực tế của chúng ta. Thử xem, ngoài những giấc ngủ thật sâu, không có mộng mị, bạn đã sống như thế nào? Bạn đã dành bao nhiêu thời gian để sống với hiện tại, tức là sống một cách trọn vẹn với tất cả sự hiện hữu của mình trong từng giây, từng phút? Vâng, rõ ràng thực tế chúng ta đã đánh mất quá nhiều cuộc sống đích thực của mình trong vọng tưởng điên đảo, trong buồn, giận, thương, ghét, trong lo âu, toan tính, trong sân hận, thù oán, trong nuối tiếc quá khứ, trong ước vọng tương lai… và ngay cả trong giờ phút hiện tại này, sự phập phồng trong được, mất, hơn thua, hy vọngsợ hãi vẫn chiếm lĩnh một cách thường trực trong đời sống của chúng ta. Biết bao nhiêu phiền não cứ quyện theo từng mỗi niệm trôi lăn trong tâm hồn, ngay cả khi mình đối diện với chính mình. Tương tự như thế, trong cái mà chúng ta gọi là hạnh phúc của tình yêu, tiền tài, danh vọng, quyền lực, địa vị… có cái nào mà không chất chứa hay che giấu bên trong chính nó những nỗi lo âu, toan tính, hy vọng và sợ hãi?

Thật vậy, đời sống của chúng ta và ngay cả đến cái mà chúng ta cho là hạnh phúc trong thế giới của dục vọng, bản chất của nó, như Kinh Samiddhi nói, quả thực là “vị ngọt rất ít mà chất cay đắng rất nhiều, cái hưởng thụ rất nhỏ mà tai họa rất lớn.” Hãy lấy một thí dụ: bạn thử xem rằng mình đã mất bao nhiêu công sức và sinh lực để có được một tình yêu như ý, một danh vọng như ý, một tài sản như ý… và rằng bạn thực sự đã sống với cái “như ý” đó như thế nào? Rõ ràng, khi nhìn lại như thế, chúng ta không thể nào che giấu được sự phiền muộncay đắng trong cuộc đời của mình mà phần lớn vốn đã bị chiếm đoạt bởi vọng tưởng hoặc nuối tiếc quá khứ hoặc ước vọng tương lai. Đấy là chưa kể đến cái dục tưởng, ái tưởng… của dòng tâm thức hiện tại nó thiêu đốt chúng ta trong những cơn khao khát, thèm muốn các dục. Vì lí do này, để thoát ly mọi phiền não, vọng tưởng và để đạt đến sự an trú vững chắc trong cái hạnh phúc-thực tại, Đức Phật, trong kinh Người Biết Sống Một Mình, đã dạy:

Quá khứ không truy tìm

Tương lai không ước vọng.

Quá khứ đã đoạn tận,

Tương lai lại chưa đến,

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính ở đây…

Khi đọc một đoạn kinh ngắn này, bạn có thể sẽ vội vã cho rằng, “quá khứ không truy tìm” là điều dễ hiểu và dễ chấp nhận, nhưng “tương lai không ước vọng” thì quả thật là khó hiểu và khó chấp nhận; vì bạn nghĩ rằng nếu sống mà không nuôi dưỡng những ước vọng tương lai thì cuộc sống sẽ ra làm sao đây? Vâng, khi đặt câu hỏi như thế có nghĩa là cái tập khí tham áichấp thủ đã trỗi dậy trong tâm của bạn, nó bắt đầu lấn át cái thiện niệm hướng đến sự an trú của bạn! Ở đây, trước hết bạn nên ý thức rõ rằng, chúng ta đang học pháp môn hiện pháp lạc trú với mục đích là để có thể an trú trong hiện tại, để xa rời mọi cuồng si, mộng tưởng, và để sống hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây, chứ chúng ta không bàn đến chuyện “từ bỏ” một dự án hay một hoạch định nào. Bạn không nên lẫn lộn điều này!

Trên thực tế, từ bỏ cái thói quen nghĩ ngợi về quá khứmộng tưởng về tương lai quả thực không dễ dàng chút nào đối với một tâm thức đang còn xao động. Cái chướng ngại lớn lao mà nó luôn khuấy động sự an trú trong hiện tại cũng như lấn át nguồn năng lượng chánh niệm, tỉnh giác của bạn chính là sự tham áichấp thủ vào một quá khứ đã qua hay một tương lai chưa đến, cùng với cái bản ngã to tướng choáng hết chỗ trong tâm thức của bạn. Bao lâu bạn còn mải mê hân hoan với những kí ức dĩ vãng, hoặc trôi lăn theo những khát vọng tương lai, thì bấy lâu bạn vẫn phải thăng trầm trong thế giới của mộng tưởng hão huyền! Và như thế, rốt cuộc thì chính bạn là người đánh mất “cuộc sống thực thụ” của mình! Do vậy, để bạn có thể sốngsống hạnh phúc cuộc đời của mình, an trú trong hiện tại là một pháp môn rất bổ ích và thiết thực. Đấy là một con đườngĐức Phật gọi là “Tuệ quán”, tức là sống, an trú trong hiện tại với chánh niệm, tỉnh giác.

3. Chánh Niệm Là Gì?

Chánh niệm là cốt tủy của mọi pháp môn tu tập trong đạo Phật, không phân biệt tông phái truyền thống hay phát triển. Một cách căn bản, chánh niệmnăng lực tỉnh giácnhận biết một cách rõ ràng những gì sinh khởiđoạn diệt trong tâm thức của bạn cũng như những gì đang hiện hữu trong con người của bạn. Do vậy, khi thực tập chánh niệm, thân và tâm của bạn sẽ luôn luôn hợp nhất, thân ở đâu thì tâm ở đó. Nếu thân một nơi tâm một ngã có nghĩa là bạn mất chánh niệm, hay còn gọi là thất niệm, vọng tưởng. Ví dụ: khi bạn ngồi ở nhà mà tâm của bạn thì lang thang ngoài đường, như thế là không có chánh niệm, và bạn đang sống với mộng tưởng! Nhờ vào sự hợp nhất của thân tâm trong khi giữ chánh niệm mà bạn không bị trôi dạt theo vọng tưởng hoặc quá khứ hoặc tương lai. Và bấy giờ bạn sẽ có khả năng an trú trong hiện tạinhận diện được những gì đang sinh khởiđoạn diệt trong thân-tâm (đời sống toàn diện) của bạn. Nếu bạn không thể nhận diện (giác tỉnh) được sự sinh khởiđoạn diệt của từng vọng niệm, bạn sẽ bị trôi lăn theo nó. Chẳng hạn như khi mới ngồi thiền, vài giây đầu bạn có thể giữ chánh niệm, tỉnh giác, nghĩa là bạn biết rõ những gì đang diễn ra (sinh khởiđoạn diệt) trong tâm của bạn; do tỉnh giác, bạn biết là mình đang ngồi thiền nên bạn trở lại tiếp tục nhất tâm, không chạy theo các vọng tưởng nữa. Nhưng ngồi một lúc thì các vọng niệm, mộng tưởng lại khởi lên, và do không tỉnh giác nên bạn đi theo các mộng tưởng đó mãi cho đến khi (nghe chuông hay một tiếng gì đó) giật mình mới biết là mình đã bị thất niệm. Tuy nhiên, nếu ngay hoặc sau khi vọng niệm khởi lên, bạn tỉnh giác được, tiếp tục giữ chánh niệm thì vọng tưởng sẽ tiêu tan ngay. Cho đến khi nào bạn đã an trú một cách vững chải trong từng giây phút của hiện tại, bạn sẽ có khả năng điều chế những năng lực tuệ giác để nhận diện một cách sâu sắc sự sống mầu nhiệm đang có mặt, hay nói khác hơn chính bạn sẽ hòa nhập một cách toàn diện vào đời sống thực tại.

Tuy nhiên, để có chánh niệm, bạn cần phải nỗ lực thực tập theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn khi ăn, bạn hãy nhai từ từ và thưởng thức hương vị của thức ăn, hãy ăn với tất cả sự hỷ lạc của mình, đừng để những suy nghĩ khác (lo âu, toan tính, buồn bực…) len lỏi vào tâm thức trong giờ ăn của bạn. Do đó, bạn cần thực tập giữ chánh niệm, tỉnh giác không những trong khi thiền tập mà ngay cả khi ăn, uống, làm việc, nghỉ ngơi… bạn cần chú tâm trọn vẹn vào công việc mà mình đang làm, mọi lúc, mọi nơi. Điều quan trọng mà bạn nên cố gắng thực tập hàng ngày đó là luôn tỉnh giác nhận biết sự sinh khởiđoạn diệt của từng ý niệm, từng cảm thọ của bạn khi thiền tập cũng như khi làm việc bình thường.

4. Hơi Thở Nhiệm Mầu:

Trong kinh Quán Niệm Hơi Thở, Đức Phật dạy chúng ta thực tập giữ chánh niệm bằng cách an trú theo hơi thở của mình; vì trong những lúc thiền tập hay an tịnh, các căn (giác quan) tạm “dừng nghỉ” chỉ có hơi thở vô/ ra hiện hữu cùng với sự hiện diện của bạn. Trong kinh nghiệm thực tế của thiền, hơi thở được xem như là sợi dây vô hình dùng để cột cái tâm của bạn, giữ nó trú lại ở thân, không để nó phóng ra ngoài hay chạy theo các đối tượng của ý thức. Khi chú tâm theo dõi hơi thở có nghĩa là bạn đã hợp nhất thân và tâm trên sự lưu hành vô/ ra của hơi thở. Đức Thế Tôn dạy rằng: “Ở đây, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết-già, lưng thẳng và trú niệm (để tâm) trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô; chánh niệm, vị ấy thở ra…” (Kinh Quán Niệm Hơi Thở) Và Ngài đã tuần tự dạy rõ bốn niệm xứ (thân thể, cảm thọ, tâm, và pháp) để bạn có thể thực tập theo từng bước. Bốn niệm xứ được trình bày theo mười sáu đề mục dưới đây:

  • Thở vô dài, tôi biết: “Tôi thở vô dài”. Thở ra dài, tôi biết: “Tôi thở ra dài”.
  • Thở vô ngắn, tôi biết: “Tôi thở vô ngắn”. Thở ra ngắn, tôi biết: “Tôi thở ra ngắn”.
  • “Cảm giác toàn thân, tôi thở vô”— “Cảm giác cả toàn thân, tôi thở ra”.
  • “An tịnh thân hành, tôi thở vô”— An tịnh thân hành, tôi thở ra”.
  • “Cảm giác hỷ thọ, tôi thở vô”— “Cảm giác hỷ thọ, tôi thở ra”.
  • “Cảm giác lạc thọ, tôi thở vô”— “Cảm giác lạc thọ, tôi thở ra”.
  • “Cảm giác tâm hành, tôi thở vô”— “Cảm giác tâm hành, tôi thở ra”.
  • “An tịnh tâm hành, tôi thở vô”— “An tịnh tâm hành, tôi thở ra”.
  • “Cảm giác về tâm, tôi thở vô”— “Cảm giác về tâm, tôi thở ra”.
  • “Với tâm hân hoan, tôi thở vô”— “Với tâm hân hoan, tôi thở ra”.
  • “Với tâm định tĩnh, tôi thở vô”— “Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra”.
  •  “Với tâm giải thoát, tôi thở vô”— “Với tâm giải thoát, tôi thở ra”.
  • “Quán vô thường, tôi thở vô”—“Quán vô thường, tôi thở ra”.
  • “Quán ly tham, tôi thở vô”—“Quán ly tham, tôi thở ra”.
  • “Quán đoạn diệt, tôi thở vô”— “Quán đoạn diệt, tôi thở ra”.
  • “Quán từ bỏ, tôi thở vô”— “Quán từ bỏ, tôi thở ra”.

5. Thiền Tập:

Trên thực tế, khi thực tập pháp môn này, bạn cần có Thầy hướng dẫn cụ thể để tránh những lầm lẫn không tốt. Nếu ở nhà, bạn có thể tìm một nơi yên tịnh, thoáng mát hay ngay trong phòng riêng của mình để thực tập theo các bước sau: Ngồi lên bồ đoàn (gối lót để ngồi, cao khoảng một gang tay), nhớ ngồi thẳng lưng, xếp hai chân theo thế hoa sen (kiết già hoặc bán già, hoặc bạn cũng có thể ngồi trên ghế thả hai chân xuống như bình thường, nhưng lưng phải thẳng), hai tay xếp bằng để tựa dưới bụng. Ngồi một cách thật thoải mái, thư thái, không cố gồng mình, không cố nén hơi thở, cứ để hơi thở tự nhiên. Điều quan trọng là bạn phải cảm nhận được sự an lạc, thảnh thơi, nhẹ nhàng, vững chãi trong tư thế ngồi của bạn trước khi bạn có thể bắt đầu thầm theo dõi (hay niệm) hơi thở vô/ ra của mình theo từng đề mục ở trên. Bạn cần thực tập cho nhuần nhuyễn từng đề mục chứ không nên vội vã; đặc biệt là, trong suốt thời gian hành thiền, bạn phải luôn luôn giữ chánh niệm, tỉnh giác (xem lại phần số 3). Trong lúc thiền mà thất niệm, bạn có thể quay lại từ đầu. Bạn có thể chia mười sáu đề mục này thành bốn niệm xứthực tập từng phần cho nhuần nhuyễn như sau:

Thân niệm xứ:

  • Tôi thở vô dài / ra dài = vô dài / ra dài
  • Tôi thở vô ngắn / ra ngắn = vô ngắn / ra ngắn
  • Cảm giác toàn thân, tôi thở vô / ra = toàn thân vô / ra
  • An tịnh thân hành, tôi thở vô / ra = thân hành vô / ra

Thọ niệm xứ:

  • Cảm giác hỷ thọ, tôi thở vô / ra = hỷ thọ vô / ra
  • Cảm giác lạc thọ, tôi thở vô / ra = lạc thọ vô / ra
  • Cảm giác tâm hành, tôi thở vô / ra = tâm hành vô / ra
  • An tịnh tâm hành, tôi thở vô / ra = tâm hành vô / ra

Tâm niệm xứ:

  • Cảm giác về tâm, tôi thở vô / ra = tâm vô / ra
  • Với tâm hân hoan, tôi thở vô / ra = tâm hân hoan vô / ra
  • Với tâm định tĩnh, tôi thở vô / ra = tâm định tỉnh vô / ra
  •  Với tâm giải thoát, tôi thở vô / ra = tâm giải thoát vô / ra

Pháp niệm xứ:

  • Quán vô thường, tôi thở vô / ra = vô thường vô / ra
  • Quán ly tham, tôi thở vô / ra = ly tham vô / ra
  • Quán đoạn diệt, tôi thở vô / ra = đoạn diệt vô / ra
  • Quán từ bỏ, tôi thở vô / ra = từ bỏ vô / ra

Trong lúc thiền, bất kỳ một ảnh tượng nào xuất hiện trong tâm của bạn đều là ảo giác. Khi biết như vậy, không bám vào nó, tiếp tục trú vào hơi thở, giữ chánh niệm, tỉnh giác, thì cái ảo giác đó sẽ tan biến ngay. Bạn không nhất thiết phải ngồi lâu, tùy vào khả năng của bạn rồi từ từ tăng lên, nhưng ít nhất phải được mười hay mười lăm phút, nếu bạn mới thực tập. Điều cốt yếu của ngồi thiền là làm cho thân-tâm hợp nhất trong sự an tịnh của chánh niệm, tỉnh giác. Nên nhớ rằng, ngồi thiền không phải để “phóng hào quang” mà là để tâm được an tịnh. Khi tâm an tịnh rồi thì tuệ giác sẽ phát sinh một cách tự nhiên. Bên cạnh việc ngồi thiền, bạn có thể thực tập đi thiền (thiền hành) và nằm thiền. Nói chung, trong các thao tác đi, đứng, nằm, ngồi bạn đều có thể ứng dụng pháp môn hiện tại lạc trú và thực hành sống chánh niệm, tỉnh giác.

Bao giờ cũng vậy, bạn nên bắt đầu nhiếp tâm bằng hơi thở. Khi có sân hận nổi lên, bạn cũng nhiếp phục nó bằng hơi thở. Khi có những cảm giác bất an, bạn cũng nên trú vào hơi thở, vì thông qua hơi thở bạn có thể điều phục được cả tâm và thân. Thực tế cho thấy rằng, bất kỳ ai bỏ bạn ra đi, bạn vẫn sống, nhưng nếu hơi thở bỏ bạn ra đi, thì cuộc sống của bạn sẽ kết thúc. Do vậy, hơi thở luôn hiện hữu cùng với bạn trong mọi hoàn cảnh, nó là hiện hữu thân thiết duy nhất luôn thầm thì với bạn, cho dù bạn có để ý đến nó hay không. Và như đã đề cập, hơi thởphương tiện trực tiếp duy nhất mà thông qua đó bạn có thể điều phục được cả thân-tâm. Khi tâm bị rối loạn, bạn có thể điều phục bằng cách nương vào hơi thở vô / ra (như các đề mục ở trên) để làm cho những rối loạn trong tâm lắng dịu. Chuyên chú vào hơi thở càng lâu thì tâm sẽ càng lắng dịu và bình thản trở lại. Cũng vậy, khi thân thể có những cảm giác bất an, bạn cũng có thể dùng hơi thở để xoa dịu bằng cách hít vô và thở ra thật sâu, thật đều. Làm như thế một hồi, bạn sẽ lấy lại sự quân bình, thanh thản và tự tin. Hơi thở rất quan trọng trong việc trị liệu các phiền não nội tại. Chẳng hạn, do an trú trong sự vô ra đều đặn của hơi thở mà những tâm sân si, nóng nảy, giận dữ sẽ được giảm thiểu rất nhiều. Đây là cách trị liệu rất đặc biệt và rất hiệu nghiệm. Nhất là, trong lĩnh vực thiền quán, chuyên chú vào sự luân lưu của hơi thở như vô / ra, dài / ngắn hay tỉnh chỉ (hơi thở rất tinh tế) sẽ giúp bạn nhận diện được sự thật vô thường của chính chiếc thân năm uẩn này. Bạn sẽ có cơ hội để thấy rằng, thân thể con người rất mong manh. Nó mong manh như là chính hơi thở vậy, có ra mà không có vào thì coi như mọi chuyện chấm dứt. Cho đến, những cảm thọ, vui, buồn, khổ, lạc và các uẩn khác cũng đều mong manh như vậy. Do tự thân chứng nghiệm sự vô thường trong từng hơi thở, bạn lại có cơ hội để nhiếp phục các tâm tham ái, chấp thủ, tranh chấp hơn thua, lo âu, sợ hãi… Song song với quán niệm vô thường, bạn nên khởi tâm đại bi đến với muôn loài chúng sinh. Điều này rất quan trọng, vì sống-an trú trong tâm đại bi, bạn sẽ có khả năng phát triển tâm khoan dung, tha thứ, hỷ xả…; chính bản chất của những tâm thức này là nền tảng của sự an lạc. Nó sẽ nuôi lớn thánh tâm của bạn và giúp bạn vượt qua mọi ưu phiền. Hơi thở và tâm đại bi là chuyếc thuyền hộ mệnh để bạn vượt qua mọi giông tố của phiền não trong cuộc sống khi thực tập hiện pháp lạc trú.

Nói tóm lại, hiện pháp lạc trú là một pháp môn nhiệm mầu giúp bạn sống hạnh phúc trong dòng thực tại hiện tiền ngay bây giờ và ở đây. Chánh niệm, tỉnh giácan trú trong từng nhịp thở là con đường thoát ly mọi khổ đau ngay trong con người hiện tại này và cuộc sống hiện tại này. Trú trong sự nhất tâm- an định, không một phiền não nào có thể làm xao động cuộc sống tỉnh giác và niềm phúc lạc nội tại của bạn. Vì trong một niệm nhất tâm, bạn có thể vượt qua mọi thăng trầm của thế gian và sống tự tại giữa thế gian với tuệ giác vô ngã. Trong Kinh Itivuttaka, Đức Phật dạy: “Người đã tiêu trừ ảo kiến và phá tan lớp tối tăm dày đặc trong tâm sẽ không còn thênh thang đi mãi. Đối với người ấy, vấn đề nhân và quả không còn nữa.” Cầu mong bạn thành tựu hiện pháp lạc trú.

(Trích: Khai Thien, Foundation of Your Spiritual Journey)



[i] Dưới đây là một số kinh căn bản trong đó Đức Phật dạy về thiền tập, bao gồm kinh: Nhập Tức Xuất Tức Niệm (Ānāpānasati Sutta), Trung Bộ III - Hán tạng: Trị Ý Kinh, Ðại I, 919; Kinh Thân Hành Niệm, Niệm Thân Kinh (Kāyagatāsati Sutta), Trung Bộ III - Trung A-hàm số 81, Ðại I, 554c; Kinh Niệm Xứ (Satipathāna Sutta), Trung Bộ I - Hán tạng: Niệm Xứ Kinh, Ðại I, 582b, Trung A-hàm số 98; Kinh Song Tầm (Dvedhāvitakka Sutta), Trung Bộ I - Hán Tạng: Niệm Kinh, Ðại I, 589d, Trung A-hàm số 102; Kinh An Trú Lâm (Vitakkasanthāba Sutta), Trung Bộ I - Hán tạng: Kinh Tăng Thượng Tâm, Ðại I, 158a, Trung A-hàm số 101; Trường bộ, kinh số 22; Tương Ưng I. Kinh Samiddhi (Samyutta Nikaya) tham khảo Tạp A Hàm, 99, các kinh số 803, 810, và 815, Tương Ưng V, Thiên Ðại Phẩm (Mahāvagga). Trung Bộ, Kinh Người Biết Sống Một Mình (Bhaddekaratta Sutta), 131.

[ii] Tóm tắt từ bản dịch Kinh Samiddhi của Thích Minh Châu và Thích Nhất Hạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2706)
Hãy thử tưởng tượng một đoàn người đang ngồi trên một chiếc thuyền trôi giữa biển, trong đêm tối. Sự nhỏ nhoi của con thuyền...
(Xem: 2026)
Vũ trụ này thực sự là gì? Tại sao có những thế giới nhiễm ô của chúng sanh? Làm gì để “chuyển biến” thế giới nhiễm ô thành thế giới thanh tịnh?
(Xem: 3032)
Tôi không cần giải thích tại sao bạn cần phải thực hành Pháp; tôi nghĩ bạn hiểu điều đó.
(Xem: 2646)
Thế giới chúng ta đang sinh sống ắt phải nằm trong “Hoa tạng thế giới”, tức là thế giới Hoa Nghiêm
(Xem: 3553)
Việc thẳng tiến bước trên con đường đạo lý thanh cao hầu đạt đến chân lý hạnh phúc chẳng khác nào bơi ngược dòng đời là một vấn đề...
(Xem: 3379)
Chúng ta thấy một sự vật bằng cách thấy màu sắc của nó và nhờ màu sắc ấy mà phân biệt với những sự vật có màu sắc khác
(Xem: 4219)
Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì?
(Xem: 3736)
Trong những nhà phiên dịch kinh điểnthời kỳ đầu của Phật giáo Trung Quốc, ngài Đàm-vô-sấm (曇無讖) hiện ra như một nhà phiên kinh trác việt[1].
(Xem: 4276)
Khi chúng ta mới học lần đầu rằng cứu cánh của sự tu tập đạo Phật có tên gọi là Nibbana (Nirvana, Niết-bàn),
(Xem: 2358)
“Đức Phật nói: Như vậy, như vậy, như lời ông nói. Tu Bồ Đề! Nhất thiết chủng trí, chẳng phải là pháp tạo tác, chúng sanh cũng chẳng phải là pháp tạo tác.
(Xem: 3530)
Đức Phật cho rằng, bạn phải quan sát hơi thở như nó đang là-yathabhuta. Nếu hơi thở dài, bạn biết nó dài, nếu hơi thở ngắn, bạn biết nó ngắn.
(Xem: 4213)
Tâm là kinh nghiệm cá nhân, chủ quan về “điều gì” luôn luôn thay đổi, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác.
(Xem: 3995)
“Cánh cửa bất tử đã mở ra cho tất cả những ai muốn nghe”, đây là câu nói của Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ.
(Xem: 2921)
Trong các kinh thường ví chân tâm là viên ngọc, như viên ngọc như ý, viên ngọc ma ni, lưới Trời Đế Thích…Bài kệ này chỉ thẳng Viên Ngọc Tâm
(Xem: 3409)
Trong Nguồn thiền, Tổ Khuê Phong Tông Mật nói: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiện bày chân lý mà tu là thiền Đại thừa”.
(Xem: 3527)
Trong Kinh Văn Thù quyển hạ có chép: Ngài Văn Thù thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn thì đệ tử của Ngài phân hóa bộ phái như thế nào?
(Xem: 4590)
Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 3924)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”
(Xem: 4815)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 4083)
Mất 11 năm khổ công tầm đạo, Đức Phật Thích Ca đã đạt đại giác ngộ sau 49 ngày quyết tâm thiền định dưới cội cây bồ đề.
(Xem: 3063)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”...
(Xem: 3803)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao?
(Xem: 3953)
Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô trụ, tánh tướng tịch nhiên, chẳng phải có chẳng phải không, chẳng sanh chẳng diệt.
(Xem: 3124)
Trước khi nhập Niết-bàn, đức Phậtdi giáo tối hậu cho các chúng đệ tử: “Pháp và Luật mà Ta đã thuyết và qui định, là Đạo Sư của các ngươi sau khi Ta diệt độ.”
(Xem: 3648)
Phật giáo là một tổ chức cộng đồng (Samasambhaga) ra đời sớm nhất trong lịch sử nhân loại (-5 CN).
(Xem: 4496)
Đức Phật, một nhân vật lịch sử 3000 năm về trước, ra đời tại Bắc Ấn, là bậc giác ngộ toàn triệt, là bậc đạo sư với nghi biểu đặc biệt xuất hiện ở đời.
(Xem: 3763)
Con người sanh ra để hưởng thụ qua lục dục như tài, sắc, danh, thực, thùy (Ngủ nghỉ), .v.v. Con người trải qua một chu kỳ già, bệnh và cuối cùng là chết.
(Xem: 2304)
Nguyên bản: Teachings On The Eight Verses On Training The Mind. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma . Anh dịch: Thupten Jinpa. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 2667)
Phật tánh với thành Phật là hai vấn đề khác nhau, không thể đồng nhất được.
(Xem: 3072)
Kinh Tiểu Duyên (Aggaññasutta) trong tiếng Pali có nghĩa là kinh nói về nguyên nhân hay bài giảng về khởi nguyên các pháp.....
(Xem: 2761)
Đức Phật đã dạy về những sự thật này ngay khi ngài đạt đến Giác Ngộ như một phần của những gì được biết như Chuyển Pháp Luân Lần Thứ Nhất.
(Xem: 4634)
“Thiên đường có lối sao chẳng đi Địa ngục không cửa dấn thân vào”
(Xem: 4977)
Khổ đau và hạnh phúc là nỗi trầm tư hàng đầu trong kiếp nhân sinh. Nhiều người cho rằng hai cảm thọ ấy là do nghiệp quyết định.
(Xem: 2870)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê,
(Xem: 5378)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 2896)
Trong phẩm Ứng Tận Hoàn Nguyên kinh Đại Bát Niết Bàn, nói về sự nhập Niết bàn của Đức Phật.
(Xem: 3334)
Trong số các vị Tổ sư của Thiền phái Vô Ngôn Thông, Viên Chiếu được xem là vị Thiền sư danh tiếng, lỗi lạc bậc nhất.
(Xem: 4420)
Nguyên tử giải phóng trở thành nguyên tử năng là đánh dấu thời đại đại phát minh của nhân loại. Là họa hay là phước tạm thời không bàn luận đến.
(Xem: 4982)
Luân hồinhân quả là hai sự kiện tương quan. Bởi chúng sanh còn nghiệp trái của nhân quả thiện ác nên mới bị luân hồi.
(Xem: 4746)
“Tướng” là cái gì? “Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.
(Xem: 3289)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa...
(Xem: 4594)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 4316)
Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng...
(Xem: 6183)
Mùa xuân là dịp để trở về, dừng bước chân hoằng hóa để quán chiếu mọi nhân duyên giữa đời.
(Xem: 3541)
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người.
(Xem: 4077)
Trước đây rất lâu từ những năm 1930, người ta đã chất vấn, phê phán rằng những người theo Phật giáo không biết làm giàu.
(Xem: 6057)
Trong không gian mênh mông của vườn kinh điển Đại Thừa, Diệu Pháp Liên Hoa là đoá hoa vi diệu nhất mà chính Đức Thế Tôn đã ca ngợi
(Xem: 5455)
Trong cuộc sống, nếu một người mất đi niềm tin sẽ trở nên vị kỷ, bất cần và gặt hái khổ đau, dễ dàng bị tác động vào những...
(Xem: 4105)
Đức Phật đã dạy: "Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh." Tất cả mọi loài, ai cũng có cái tánh làm Phật. Mình hiểu lời Phật dạy một cách nôn na như vậy.
(Xem: 33331)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 3213)
Ngày nay, vấn đề kỳ thị chủng tộc, giai cấp, giới tính được con người quan tâmtranh đấu quyết liệt hơn bao giờ hết.
(Xem: 4200)
Phật tánhthực tại tối hậu của chúng sanh và các bậc giác ngộ. Kinh Đại Bát Niết Bàn đã dùng nhiều từ để chỉ Phật tánh này
(Xem: 4769)
Kinh Biệt Giải Thoát Giới - tên gọi khác của Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta) - là bài kinh thứ mười lăm trong Majjhima Nikāya
(Xem: 3135)
Trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đạo Phật luôn luôn có mặt trong lòng dân tộc Việt Nam khắp nẻo đường đất nước và gắn bó với dân tộc Việt Nam trong mọi thăng trầm vinh nhục.
(Xem: 3852)
Có nhiều bài kệ rất hay khi xướng lên hay khi tán tụng; hoặc giả khi mạn đàm Phật Pháp; nhưng cũng có lắm bài kệ...
(Xem: 3589)
Từ nhỏ, lúc mới vào chùa khi 15 tuổi của năm 1964 và năm nay 2020 cũng đã trên 70 tuổi đời và hơn 55 năm sống trong Thiền Môn
(Xem: 6607)
Duy Thức Học được gọi là môn triết họcmôn học này nhằm khai triển tận cùng nguyên lý của vạn hữu vũ trụ nhân sanh mà vạn hữu vũ trụ nhân sanh...
(Xem: 2817)
Vấn đề thế giới địa ngụcvấn đề rất nhiều nghi vấn, những người theo đạo Phật thì tin có thế giới địa ngục, những người không theo đạo Phật thì không tin có thế giới địa ngục và có một hạng người thì nửa tin nửa ngờ.
(Xem: 3272)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm, không chú trọng cho việc làm này...
(Xem: 4634)
Phật tại thế thời ngã trầm luân, Kim đắc nhân thân Phật diệt độ, Áo não tự thân đa nghiệp chướng, Bất kiến Như Lai kim sắc thân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant