Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Điều Giới Tránh Xa Sự Tà Dâm

01 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 15082)
03. Điều Giới Tránh Xa Sự Tà Dâm

NỀN TẢNG PHẬT GIÁO

Soạn giả: Tỳ-khưu Hộ Pháp

Quyển III:
Hành Giới

PHẦN I: GIỚI CỦA NGƯỜI TẠI GIA


Ngũ Giới Là Thường Giới (Pañcasīla Niccasīla)

3- Điều Giới Tránh Xa Sự Tà Dâm

Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

* Nghĩa phân tích chữ:

─ Kāmesumicchācāra = Kāmesu + micchā + cara

Kāmesu: Trong sự hành dâm (Kāmesu’ ti methunasamācaresu: Kāmesu có nghĩa là hành dâm).

Micchā: Tà, bất chính.

Cara: Hành vi.

─ Veramaṇisikkhāpadaṃ = Veramaṇī + sikkhāpadaṃ

Veramaṇī: Tác ý tránh xa.

Sikkhāpadaṃ: Điều giới, giới.

─ Samādiyāmi: Con xin thọ trì.

Kāmesumicchācāra: Hành vi tà, bất chính xấu xa trong sự hành dâm, mà chư thiện trí thường chê trách.

Bậc thiện trí chê trách những người đàn ông hoặc người đàn bà nào có hành vi tà, bất chính xấu xa trong quan hệ tình dục, mà không phải là vợ chồng của nhau, những người ấy bị phạm điều giới tà dâm.

Nếu hai người là vợ chồng của nhau đúng theo phong tục tập quán, được sự công nhận của hai bên cha mẹ, bà con dòng họ, và cũng được chính quyền chấp thuận, mọi người công nhận… thì sự quan hệ tình dục giữa hai vợ chồng với nhau là việc bình thường của người đời, không bị chê trách.

Người phạm điều giới tà dâm chỉ tạo thân ác nghiệp hoặc thân hành ác mà thôi, không liên quan đến khẩu và ý.

* Nghĩa tổng hợp:

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm.

Chi Pháp Phạm Điều Giới Tà Dâm

Người phạm điều giới tà dâm cần phải hợp đủ 4 chi pháp:

1- Đối tượng nữ không được quan hệ tình dục (agamaniyavatthu).

2- Tâm tham muốn quan hệ tình dục (tasmiṃ sevanacittaṃ).

3- Sự cố gắng hành dâm (payogo).

4- Tâm thỏa thích trong sự tiếp xúc giữa hai bộ phận sinh dục nam - nữ với nhau (maggena-maggapaṭipatti addhivāsaṃ).

Nếu hội đầy đủ 4 chi pháp này, thì gọi là phạm điều giới tà dâm. Nếu thiếu 1 trong 4 chi, thì không thể gọi là phạm điều giới tà dâm.

Giảng Giải Về Sự Tà Dâm

Con trai, đàn ông không được quan hệ tình dục với 20 hạng con gái, đàn bà sau đây:

1- Con gái có mẹ trông nom (cha chết hay ở xa).

2- Con gái có cha trông nom (mẹ chết hay ở xa).

3-  Con gái có mẹ cha trông nom.

4-  Con gái có chị hoặc em gái trông nom.

5-  Con gái có anh hoặc em trai trông nom.

6-  Con gái có bà con trông nom.

7-  Con gái có dòng họ trông nom (nếu con gái sống ở ngoại quốc, thì có người cùng nòi giống trông nom).

8-  Con gái hành phạm hạnh có thầy, bạn trông nom.

9-  Con gái đã được Đức vua hoặc người có quyền thế đến mai mối rồi.

10-  Con gái đã nhận lễ hứa hôn (lễ ăn hỏi) của đằng trai.

11-  Con gái đã được một người đàn ông chuộc về làm vợ.

12-  Con gái đã ưng thuận đi theo người mình yêu, để làm vợ.

13-  Con gái đã ưng thuận làm vợ của một người đàn ông với hy vọng có được của cải.

14-  Con gái đã ưng thuận làm vợ của một người đàn ông với hy vọng có được đồ trang sức.

15-  Con gái đã làm lễ thành hôn với một người đàn ông đúng theo phong tục tập quán.

16-  Con gái nghèo buôn bán, đã được một người đàn ông thương yêu, rồi đem về nuôi, để làm vợ (con gái không còn buôn bán nữa).

17-  Con gái là tù nhân đã được người đàn ông lấy làm vợ.

18-  Con gái làm trong công sở đã được người chủ sở lấy làm vợ.

19-  Con gái tôi tớ trong nhà đã được người chủ nhà lấy làm vợ.

20-  Con gái chịu làm vợ trong thời gian ngắn  (như các cô kỹ nữ).

Trong 20 hạng con gái ấy, 8 hạng con gái phần đầu kể từ “con gái có mẹ trông nomcho đếncon gái là người hành phạm hạnh” tuy có người thân trông nom bảo vệ, nhưng những người thân này không phải là chủ cuộc đời của họ. 8 hạng con gái này là người chưa có chồng, chưa có người đàn ông nào làm chủ cuộc đời của họ.

Do đó, nếu những người con gái này tự ý lén lút yêu thương một người con trai còn độc thân, và hai người này đã có quan hệ tình dục với nhau, nếu xét về giới, thì người con gái ấy không phạm điều giới tà dâm, chỉ có người con trai phạm điều giới tà dâm mà thôi, bởi vì người con trai ấy đã xúc phạm đến hạng người con gái mà người thân của cô ấy chưa cho phép.

Tuy người con gái không phạm điều giới tà dâm, nhưng đó là hành vi xấu xa không đúng theo phong tục tập quán, đáng cho mọi người chê trách, cha mẹ, bà con dòng họ bị mang tiếng xấu. Cho nên, người con gái cảm thấy hổ thẹn, hối hận, làm cho tâm bị ô nhiễm, có thể cho quả tái sinh trong cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh).

 

12 hạng con gái còn lại, kể từ hạng con gái thứ 9 cho đến hạng con gái thứ 20, là người đã có chồng, đã có người đàn ông làm chủ cuộc đời của họ (cô kỹ nữ ưng thuận làm vợ của một người đàn ông trong thời gian ngắn, cô vẫn được xem như đã có chồng).

Trong 12 hạng con gái này, nếu người con gái nào tự ý ngoại tình và có quan hệ tình dục với một người đàn ông nào khác (không phải là chồng của mình), thì người con gái ấy phạm điều giới tà dâm.

Như vậy, người con trai không được phép quan hệ tình dục với 20 hạng con gái này. Nếu người con trai nào có quan hệ tình dục với 1 trong 20 hạng người con gái này, thì người con trai ấy phạm điều giới tà dâm. Và người đàn ông nào đã có vợ (dù là vợ chưa cưới), người vợ ấy đã là chủ cuộc đời của ông, nếu người đàn ông ấy tự ý ngoại tình và có quan hệ tình dục với một người đàn bà nào khác (không phải là vợ của mình), thì người đàn ông ấy phạm điều giới tà dâm.

Tội Nặng - Tội Nhẹ Của Sự Tà Dâm

─ Người phạm điều giới tà dâm với người có giới đức, thì phạm tội nặng.

─ Người phạm điều giới tà dâm với người không có giới đức, thì phạm tội nhẹ.

─ Người phạm điều giới tà dâm bằng cách hiếp dâm, dù với người không có giới, thì vẫn phạm tội nặng.

─ Người phạm điều giới tà dâm giữa hai bên nam nữ cùng thỏa thích với nhau, thì phạm tội nhẹ.

─ Người phạm điều giới tà dâm với bậc Thánh Nhân, thì phạm tội nặng hơn phạm điều giới tà dâm với hạng phàm nhân.

─ Người phạm điều giới tà dâm với bậc Thánh Nhân càng cao, thì phạm tội càng nặng.

─ Người hiếp dâm bậc Thánh nữ Arahán, thì phạm tội nặng nhất.

Như trường hợp tên Nanda hiếp dâm Ngài Đại đức Tỳ khưu ni Uppalavaṇṇā, là bậc Thánh Arahán. Tên Nanda đã phạm tội nặng làm cho mặt đất nứt nẻ ra hút gã vào sâu trong lòng đất. Sau khi chết, do ác nghiệp ấy cho quả tái sinh vào cõi đại địa ngục Avīci, chịu khổ cực suốt thời gian lâu dài.

Vấn Đề Liên Quan Đến Tà Dâm

Người đàn bà nào đã có chồng, nghĩa là người đàn bà đã có người đàn ông làm chủ và cũng đã chấp nhận làm vợ của người đàn ông ấy rồi. Như vậy, phần thể xác của cô đã có chủ, cô có phận sự giữ gìn thể xác của mình, chỉ dành cho người chồng của cô mà thôi.

Nếu cô ấy ngoại tình, yêu một người đàn ông khác, và có quan hệ tình dục với người đàn ông ấy, thì cô đã tự trộm cắp thể xác đã có chủ đem trao cho người đàn ông khác, cho nên cô ấy phạm điều giới tà dâm.

Cũng tương tự như vậy, người đàn ông đã có vợ, nghĩa là người đàn ông đã có một người đàn bà làm chủ và cũng đã chấp nhận làm chồng của cô ấy rồi. Như vậy, phần thể xác của ông ấy đã có chủ, ông ấy có phận sự giữ gìn thể xác của mình, chỉ dành cho người vợ của mình mà thôi.

Nếu ông ấy ngoại tình, yêu một người đàn bà nào khác, và có quan hệ tình dục với người đàn bà ấy, thì ông đã tự trộm cắp thể xác đã có chủ đem trao cho người đàn bà khác, cho nên ông ấy phạm điều giới tà dâm.

Vấn: Trong đời, nếu đàn ông đã có người vợ cả rồi, còn có thêm người vợ lẻ nữa. Như vậy, người đàn ông ấy có phạm điều giới tà dâm hay không?

Đáp: Người đàn ông ấy phạm điều giới tà dâm, và cũng có thể không phạm điều giới tà dâm.

a) Trường hợp phạm điều giới tà dâm:

Người đàn ông đã có người vợ cả, rồi lén lút ngoại tình, yêu một người đàn bà khác như một nhân tình hoặc như người vợ lẻ, và có quan hệ tình dục bất chính. Vậy người đàn ông ấy đã tự trộm cắp thể xác của mình đã có vợ cả làm chủ, đem trao cho người đàn bà khác. Do đó, người đàn ông ấy phạm điều giới tà dâm.

b) Trường hợp không phạm điều giới tà dâm:

Người đàn ông đã có người vợ cả rồi, người vợ cả không có con để nối dòng dõi. Người đàn ông ấy muốn có người vợ lẻ. Chính người vợ cả sẽ đi hỏi cưới người đàn bà khác đem về cho chồng mình làm người vợ lẻ. Như vậy, người vợ cả đã đồng ý chia quyền làm chủ thể xác của người chồng cho người vợ lẻ. Cho nên, người chồng được phép quan hệ tình dục với người vợ lẻ, mà không phạm điều giới tà dâm.

Vấn: Trường hợp đồng tính luyến ái có phạm điều giới tà dâm hay không?

Đáp: Đối với người tại gia cư sĩ, nếu hai người đàn ông độc thân với nhau, hoặc hai người đàn bà độc thân với nhau, thì họ không phạm điều giới tà dâm. Nhưng đó là hành động xấu xa đáng chê trách; bởi vì, theo phong tục tập quán của người đời không chấp nhận những hành vi như vậy. Còn đối với bậc xuất gia, nếu hành động như vậy, thì chắc chắn phạm điều giới hành dâm, không còn phạm hạnh của bậc xuất gia nữa.

Vấn: Người đàn bà hoặc người đàn ông có quan hệ tình dục với loài gia súc (chó, khỉ,…) có phạm điều giới tà dâm hay không?

Đáp: Trong trường hợp ấy, có thể phạm điều giới tà dâm và cũng có thể không phạm điều giới tà dâm.

a) Trường hợp phạm điều giới tà dâm:

Nếu người đàn bà nào đã có chồng, hoặc người đàn ông nào đã có vợ rồi, mà có quan hệ tình dục với loài gia súc (chó, khỉ…), thì người đàn bà ấy hoặc người đàn ông ấy phạm điều giới tà dâm.

 

 Ví dụ: Trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế gian, bà Mallikā([4]) chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Pasenadi-kosala phạm điều giới tà dâm với con chó trong phòng tắm, Đức vua nhìn thấy nhưng bà nói dối là không có làm như vậy.

Bà chánh cung Hoàng hậu Mallikā vốn là người cận sự nữđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ, hết lòng thành kính làm phước bố thí cúng dường đến Đức Phật cùng chư Đại đức Tăng. Thế mà, sau khi bà chết, do giới không trong sạch, ác nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái sinh trong cõi đại địa ngục Avīci suốt 7 ngày, đến ngày thứ 7 mới mãn quả của ác nghiệp, rồi được tái sinh lên cõi trời Tusita (Đấu Xuất Đà Thiên - cõi trời thứ 4 trong 6 tầng trời dục giới) hưởng mọi sự an lạc của cõi trời ấy.

 Và trong Tạng Luật, phần giới Tỳ khưu có một Tỳ khưu phạm điều giới hành dâm với con khỉ cái. Do đó, Đức Phật chế định thêm vào điều giới: “Tỳ khưu nào hành dâm với người hoặc loài súc sinh; Tỳ khưu ấy bị phạm điều giới pārājika (bất cộng trụ) mất phạm hạnh Tỳ khưu”.

Đối với người tại gia cư sĩ độc thân (không có vợ hoặc không có chồng), mà hành dâm với loài gia súc (chó, khỉ,…) có chủ, là phạm điều giới tà dâm.

b)  Trường hợp không phạm điều giới tà dâm:

Người tại gia cư sĩ độc thân (không có vợ hoặc không có chồng) nếu hành dâm với loài gia súc (chó, khỉ,…) vô chủ, thì không phạm điều giới tà dâm. Nhưng đó là một hành vi đáng xấu hổ, trái với luân thường đạo lý, đáng chê trách; bởi vì không phù hợp với phong tục tập quán trong đời.

─  Sự hành dâm là sự quan hệ tình dục giữa nam và nữ, đó là việc thường xảy ra đối với chúng sinh trong cõi dục giới.

- Bậc thiện trí hành phạm hạnhtác ý tránh xa sự hành dâm. Nếu người cận sự nam, cận sự nữ thọ trì 8 giới uposatha-sīla, thì trong những ngày giới hằng tháng, họ tránh xa sự hành dâm với vợ hoặc chồng trong những ngày giới ấy.

- Những tu nữ hoặc những người sống trong chùa hành phạm hạnh thọ trì 8 giới uposathasīla, thì họ tránh xa sự hành dâm suốt đời.

- Những bậc xuất gia là Sadi, Tỳ khưu hành phạm hạnh tránh xa sự hành dâm trọn đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7537)
Này các tì kheo, người thường tục, không có kiến thức tinh tế, quy phục thế giới hàng ngày của danh, và thấy các sự vật với con mắt, trung thành với các sự vật mà ...
(Xem: 7598)
Thưa đồng bào Tây Tạng của tôi, cả ở trong và ngoài Tây Tạng, cùng tất cả những người thực hành theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, và hết thảy những ai có...
(Xem: 6123)
Một thời Thế Tôn ngự tại tịnh xá Kỳ Viên. Bấy giờ Thiên tử Rohitassa, biệt danh Xích Mã, dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ dưới chân Ngài rồi kể rằng:
(Xem: 9992)
Khi nói một tâm thức trống không, thì nó trống không về cái gì? Tánh Không (Emptiness /Vacuité/sự Trống Không) phải chăng có nghĩa là...
(Xem: 7101)
Kinh điển của Ta nói nhiều vô lượng nghìn muôn ức, đã nói, hiện nói, sẽ nói… mà ở trong đó Pháp Hoa rất là khó tin, khó hiểu. Xa kín nhiệm sâu.
(Xem: 7334)
"Có bốn loại an lạc, nầy gia chủ, người gia chủ thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ khởi lên cho vị ấy. Thế nào là bốn ?
(Xem: 6996)
Trong bài viết này sẽ giới thiệu bảy loại vợ khác theo tinh thần Abidharma và các văn bản hệ Luật tạng hiện có trong Đại Tạng Kinh, đối chiếu với mười loại vợ theo Luật Tạng Bí-sô của văn điển Pāli và...
(Xem: 9364)
Ngài Huệ Năng (638-713) là một bậc cao Tăng của thiền lâm Đông Độ. Cuộc đời cũng như tư tưởng của ngài là nguồn chất liệu và xúc cảm thiêng liêng để hình thành nên...
(Xem: 5847)
Cái thái dương hệ, tinh hà vũ trụ kia, hợp rồi tan, tan rồi hợp. Tất cả cái này tạo thành quy luật của tồn tại, ảnh hưởng đến đời sống và địa cầu này.
(Xem: 7110)
Nói đến tái sinh, thường chúng ta nghĩ đến một thọ sinh mới. Một con người vừa chết và được tái sinh lại dưới các hình thức Trời, Ngườ,i Atula hay Súc sinhNgạ quỷ.
(Xem: 6533)
Mặc mũ giáp là tu hành Ba Thân: Pháp thân tánh Không, Báo thân ánh sáng các pháp, và Hóa thân như huyễn. Tu hành là dùng Chỉ Quán để...
(Xem: 6114)
Bát Chánh Đạo chính là con đường giúp ta thanh lọc tư tưởng, chuyển hóa tâm phiền muộn, khổ đau thành an lạc, hạnh phúc.
(Xem: 7172)
Trong cuộc sống, con người luôn chuẩn bị tâm thế để đối mặt với khổ đau. Khi khổ đau đến, hoặc chúng ta phải chịu đựng và quỵ ngã, hoặc...
(Xem: 14399)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20460)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 9477)
Ngày nay nếu chúng ta có dịp đọc lại trong kinh tạng, sẽ thấy có rất nhiều tư liệu nói về Bồ-tát Quán Thế Âm.
(Xem: 7887)
Luận Hiển dương Thánh giáo 顯揚聖教論, tiếng Phạn là Ārya-śāsana-prakaraṇa-śāstra hay Prakaranaryavaca-sastra (Acclamation of the Scriptural Teaching/ Treatise of Acclamation of the Sagely Teaching),,,
(Xem: 8199)
Bát chánh đạo’ hay Tám con đường cao quý (八正道 - āryāstāngika-mārga/còn được gọi là "Trung Đạo") là một trong những nền tảng của toàn bộ lời dạy của Đức Phật.
(Xem: 7458)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, và mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 9382)
Khái niệm về Niết bàn (Nirvana) đã xuất hiện hơn 2500 năm. Xuyên qua nhiều thế kỷ, biết bao học giảtriết gia đã cố gắng để...
(Xem: 7471)
Nếu mỗi sự-vật là chẳng có tự tính, không cái gì có thể sinh hoặc diệt, vậy thì từ hoàn toàn đoạn trừ hoặc diệt tận cái gì mà kết quả là niết bàn?
(Xem: 7491)
Hai pháp có thể hiểu biết phải được thông suốt: danh và sắc; hai pháp có thể hiểu biết phải được tận diệt: vô minhái dục; hai pháp có thể ...
(Xem: 7684)
Giải thoát hay tánh Không thì không chỗ nào không có, nên bất cứ ở đâu chúng ta cũng có thể gặp nó.
(Xem: 9488)
Đức Phật dạy: “Tất cả đều do “tâm” tạo”, “Trong các pháp, “tâm” dẫn đầu, “tâm” làm chủ, “tâm” tạo tác tất cả,,,
(Xem: 8795)
Hôm nay chúng tôi nói "vào cửa Không" tức là đi sâu vào phần nội tâm. Trong nhà Phật, chúng ta thường nghe nói: "Kẻ phàm phu thì chấp thân, đạo sĩ thì chấp tâm".
(Xem: 7396)
Niết bàn được Đức Thế Tôn miêu tả là hai phương diện cho những người sống một đời sống đức hạnh trong sáng, thực hành giới hạnh dẫn tới ...
(Xem: 7977)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiênloài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập
(Xem: 7042)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ...
(Xem: 7685)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Namhiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm.
(Xem: 9872)
Một trong những nhà lãnh đạo chính của phong trào Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ là đạo sư- tăng sĩ Long Thọ.
(Xem: 8292)
Trong tín niệm vãng sanh của một số truyền thống Phật giáo Bắc truyền, ở quá khứ cũng như hiện tại, đã căn cứ vào tình trạng nóng, lạnh từ thân thể...
(Xem: 8845)
Khi một người sắp chết, người ấy bắt đầu đánh mất sự kiểm soát ý thức của tiến trình tinh thần. Rồi đến lúc hành động và thói quen của người ấy bị ngăn trở với ký ức xảy ra.
(Xem: 7692)
Đức Phật là bậc đạo sư đầu tiên nhận thức được bản chất thực của bản ngã, rằng bản ngã không phải là một thực thể cụ thểtrường tồn,...
(Xem: 8846)
Muốn tâm an vui và có chánh kiến thì bình thường, ngoài việc làm phước chúng ta cần có thời gian học hỏi tu tập để có trí tuệ nhìn thấu lẻ vô thường và định tĩnh trước những cảnh bất như ý.
(Xem: 8667)
Thái độ tâm linh của đạo Phật không phải nằm trên bình diện siêu việt tính (plan transcendantal), nghĩa là không dính líu gì với đời sống này.
(Xem: 8009)
Lăng-già, Thập Nhị Môn Luận cũng như trong luận Thành Duy Thức có đề cập đến bốn loại duyên, từ đó có các pháp. Nhân duyên. Thứ đệ duyên. Duyên duyên.
(Xem: 9024)
Dược Sư, là danh hiệu đọc theo tiếng Hán, nguyên ngữ Sanskrit gọi là Bhaiṣajya-guru-vaiḍūrya-prabhā-rāja, hay ngắn gọn hơn: Bhaiṣajyaguru,
(Xem: 9437)
Đọc lịch sử Đức Phật ta vẫn còn nhớ, sau 49 ngày tham thiền nhập định dưới gốc cây Bồ đề bên dòng sông Ni Liên Thiền, khi sao Mai vừa mọc thì ...
(Xem: 8760)
Nếu chúng ta bước vào Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) [1] sau khi qua Lăng già (Laṅkāvatāra) Kim cang (Vajracchedika), Niết-bàn (Parinirvāṇa), hay ...
(Xem: 8893)
Tôn giả Angulimala[1] trước khi gặp Phật, là một kẻ sát nhân. Sau khi xuất gia, tôn giả tinh tấn tu tập, lấy phép quán từ bi làm tâm điểm trong việc tu tập của mình.
(Xem: 7231)
Mỗi khi đọc Lại-Tra-Hòa-La trong kinh Trung A Hàm 1 thì lúc nào tôi cũng liên tưởng đến nhân vật Siddharta trong tác phẩm Câu Chuyện Dòng Sông...
(Xem: 9196)
Giáo lýđức Phật giác ngộ dưới cội cây Bồ đềduyên khởiduyên khởi là nguyên tắc vận hành của cuộc đời, không phải do...
(Xem: 8611)
Khi một Bồ tát tu tập một đạo lộ với các mantras, phát bồ đề tâm theo phương diện tương đốibản chất của đại nguyện, Bồ tát phải ...
(Xem: 7900)
“Nói kinh Đại thừa vô lượng nghĩa xong, Đức Phật ngồi kiết già nhập trong định ‘Vô lượng nghĩa xứ’, thân tâm chẳng động.
(Xem: 9652)
“Sắc tức thị không, không tức thị sắc (Sắc tức là không, không tức là sắc) là câu kinh đơn giảnnổi tiếng nhất trong hệ Bát-nhã Ba-la-mật của Phật pháp.
(Xem: 10201)
Nguyên đề của sách là The Essentials of Buddhist Philosophy dịch theo tiếng Việt là Tinh hoa Triết học Phật giáo. Nguyên tác: Junjiro Takakusu, Tuệ Sỹ dịch
(Xem: 8789)
Nếu muốn hiểu đúng về nghiệp và tái sinh, ta phải quán sát chúng trong ánh sáng của vô ngã. Chúng phản ánh vô ngã khá sống động, tuy nhiên...
(Xem: 8405)
Con đường đưa đến giác ngộ, giải thoátNiết Bàn chính là Bát Thánh Đạo, Tứ Diệu Đế; và phần quan trọng nhất trong con đường này là Thiền định.
(Xem: 7652)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là...
(Xem: 9349)
Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-nan-đà tập họp các đệ tử để...
(Xem: 7499)
Thế giới Pháp Hoa hay nhà cha vốn như vậy (Mười Như thị, phẩm Phương tiện, thứ 2), nghĩa là vốn có sẵn, cho nên sự trở về nhà nhanh hay chậm là tùy nơi chúng ta.
(Xem: 15379)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã trôi qua kể từ khi bậc Đạo Sư từ bi của chúng ta, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giảng dạy ở Ấn độ.
(Xem: 7325)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Sīla: học xứ, học giới,.. nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể...
(Xem: 8512)
Ngày nay, người ta tìm thấy bản Bát-nhã tâm kinh xưa nhất được chép bằng thủ pháp Siddham[1] (Tất-đàn) trên lá bối...
(Xem: 12272)
Đối với người tu tập thuần thành thì cái CHẾT thực sự không phải là chết Mà là con đường dẫn đến sự giác ngộ viên mãn.
(Xem: 7335)
Thiền sư Bạch Ẩn ngày còn nhỏ rất sợ địa ngục. Một lần, Nichigon Shonin, cao tăng thuộc phái Nhật Liên, đã đến giảng tại ...
(Xem: 11524)
Ở bài này, chỉ dựa trên cơ sở Kinh Nikaya để xác minh ý nghĩa lễ cúng thí thực vốn có nguồn gốc trong hai truyền thống Phật Giáo.
(Xem: 8323)
Thời Thế Tôn tại thế, các đệ tử tại gia cũng như xuất gia đa phần đều tu tập tinh tấn, dễ dàng chứng đắc các Thánh vị.
(Xem: 8048)
Đức Phật nói rằng khi Ngài nhìn ra thế giới ngay sau khi Giác ngộ, Ngài thấy rằng chúng sanh cũng giống như...
(Xem: 7920)
Thuở quá khứ xa xưa, có Bồ-tát Tỳ-kheo tên là Thường Bất Khinh. “Vì nhân duyên gì có tên là Thường Bất Khinh?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant