Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tại Sao Bồ Đề Đạt Ma Phủ Định Công Đức Của Lương Vũ Đế?

24 Tháng Tám 201300:00(Xem: 8689)
Tại Sao Bồ Đề Đạt Ma Phủ Định Công Đức Của Lương Vũ Đế?

TẠI SAO BỒ ĐỀ ĐẠT MA
PHỦ ĐỊNH CÔNG ĐỨC CỦA LƯƠNG VŨ ĐẾ?


Chúc Phú

Lương Vũ Đế, tự Tiêu Diễn, lên ngôi vào năm 37 tuổi, tại vị 49 năm, thọ 86 tuổi1. Là vị vua sáng lập nên triều đại nhà Lương (502-556) trong giai đoạn Nam Bắc triều (420-589) của Trung Hoa.

Lương Vũ Đế được lịch sử Phật giáo ghi nhận là vị vua có nhiều công lao phát triển Phật giáo. Ông được Phí Trường Phòng, tác giả của bộ Lịch đại Tam bảo ký2, ca ngợi về niềm tin không thể nghĩ bàn của một vị vua Bồ-tát (信不思議菩薩君也). Thậm chí, một số nhà nghiên cứu còn cho rằng, sự nghiệp hộ trì Phật giáo của Lương Vũ Đế có thể sánh với vua A DụcẤn Độ thuở xưa.

bodedatmaTuy nhiên, trong cuộc hội kiến lịch sử với Bồ Đề Đạt Ma vào năm đầu Đại Thông (527), vua Lương Vũ Đế đã nêu lên trăn trở: Trẫm một đời tạo tự, độ Tăng, thiết trai bố thí, được bao nhiêu công đức? Tổ Đạt Ma đáp: Không có công đức3.

Hình bên: Tranh vẽ tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Câu trả lời của Bồ Đề Đạt Ma như tiếng sét giữa trời quang, làm cho Lương Vũ Đế và cả triều đình nín lặng. Sau cuộc vấn đạo bất thành, Bồ Đề Đạt Ma đã vượt sông Dương Tử đi về mạn Bắc.

Trong những công trình nghiên cứu được quy tập trong Đại tạng kinh đại chính tân tu (ĐTKĐCTT), tùy theo môn quy, tông phái mà đã có nhiều cách luận giải khác nhau về câu trả lời của Bồ Đề Đạt Ma đối với Lương Vũ Đế. Ở đây, dựa trên những tác phẩm của chính Lương Vũ Đế cũng như những ghi chép trong Lương thư (梁 書) và nhiều tác phẩm liên quan nằm rải rác trong ĐTKĐCTT, chúng tôi cố gắng phác thảo vài nét về chân dung của ông, cũng như đưa ra những kiến giải bước đầu về một nghi án lịch sử.

Không hài hòa trong ứng xử với Tam giáo

Lương Vũ Đế am tường Tam giáo (Nho, Phật, Lão). Đọc lời tự sự của Lương Vũ Đế trong Thuật tam giáo thi4 có thể thấy rõ điều đó: Thiếu thời học Nho gia, làu thông kinh Chu, Khổng (少 時 學 周 孔, 弱 冠 窮 六 經)5… Trung niên cầu Đạo giáo/ Am tường diệu pháp thuật/ Rành rẽ Danh, Vô danh (中 復 觀 道 書,有 名 與 無 名, 妙 術 鏤 金 版)6 …Khi tóc bạc niên cao, Mới tìm cầu Phật đạo (晚 年 開 釋 卷)7.Từ sự thừa nhận kể trên, có thể thấy Lương Vũ Đế có mối quan hệ sâu sắc với tư tưởng Tam giáo.

Trước hết, với Nho giáo, là một bậc quân vương, lẽ dĩ nhiên sự ảnh hưởng của Nho gia có phần nổi trội. Ông được xem là một trong tám vị thi nhân nổi tiếng thơ văn thời Nam Bắc triều. Đọc Bài ca về nước giữa dòng sông Hoàng Hà (河中之水歌) có thể thấy được hồn thơ chan chứa của ông trước thân phận vô định, chênh vênh của những người thiếu nữ.

Vào năm Thiên Giám thứ tư, ông đã hạ chiếu cho thành lập miếu Khổng Tử khắp thiên hạ (梁 武 帝 天 監 四 年. 詔 天 下 立 孔 子 廟)9. Quan điểm về Nho gia còn thể hiện khá nhiều trong những luận giải về Phật giáo của ông. Ngay những dòng đầu tiên trong tác phẩm Tịnh nghiệp phú, ông đã dùng Thoán truyện để dẫn luận9. Ảnh hưởng tư tưởng của Nho gia còn được thể hiện trong luận cứ Trời còn có đức hiếu sinh (皇德好生)10 khi ông kêu gọi việc ăn chay và không sát hại chúng sanh. Không những vậy, ông còn dẫn kinh Lễ về việc người quân tử nên tránh xa bếp núc (君子遠庖廚),11 nhằm kêu gọi việc cúng chay cho tông miếu. Có thể nói, với lời bộc bạch am tường sáu kinh căn bản của Nho gia khi đến tuổi trưởng thành (弱冠窮六經) được ghi lại trong Thuật tam giáo thi, đã chứng tỏ kiến thức về Nho gia đã ngấm sâu vào ông ngay từ những buổi đầu.

Với Đạo giáo, tuy thừa nhận bản thân có khả năng quán thông những triết lý, phép thuật căn bản của Đạo giáo, thế nhưng, sau khi hướng Phật, ông đã có những thái độ gay gắt đối với tôn giáo này. Cụ thể, nhà vua cho rằng, đạo có 96 thứ, chỉ có Phật giáochánh đạo, còn 95 tôn giáo kia đều là tà đạo (道 有 九 十 六 種. 惟 佛 一 道 是 於 正 道. 其 餘 九 十 五 種 名 為 邪 道)12. Hơn thế nữa, đã gọi là đệ tử Phật thuần thành, thì các niềm tin khác ngoài Phật đều là tà kiến (故 言 清 信 佛 弟 子. 其 餘 諸 信 皆 是 邪 見)13. Sau đó, vào năm Thiên Giám thứ 16 (518), vua ra sắc dụ phế bỏ các đạo quán của Đạo giáo trong nước, bắt đạo sĩ phải hoàn tục (十 六 年. 敕 廢 天 下 道 觀. 道 士 皆 反 俗)14. Thái độ của vua Lương Vũ Đế đối với Đạo giáo, quá cứng rắn và khác xa với cách hành xử của Đức Phật trong mối quan hệ với các tôn giáo cùng thời15.

Vốn có truyền thống thân cận Tam bảo từ gia tộc, Lương Vũ Đế đã có một thái độ đặc biệt với Phật giáo. Mở đầu, vào ngày mùng tám tháng tư, năm Thiên giám thứ 3 (504) sau khi lên ngôi, Lương quốc Hoàng đế Lan Lăng Tiêu Diễn đã chí thành quy ngưỡng mười phương chư Phật, mười phương tôn Pháp, mười phương thánh Tăng (維 天 鑒 三 年 四 月 八 日. 梁 國 皇 帝 蘭 陵 蕭 衍 稽 首 和 南. 十 方 諸 佛 十 方 尊 法 十 方 聖 僧)16. Không những tự mình quy hướng Tam bảo, trên lầu Trùng các của điện Trùng vân, ông cùng Đạo gia và quần thần tự mình viết lời phát nguyện phát tâm Bồ-đề với số lượng lên đến hai vạn người (于 時 帝 與 道 俗 二 萬 人. 於 重 雲 殿 重 閣 上.手 書 此 文 發 菩 提 心)17. Từ sự phát tâm quy hướng Tam bảo, Lương Vũ Đế tích cực xây dựng chùa tháp, quan tâm đến việc giảng kinh, lập đàn cúng tế và chẩn bần. Có thể nói, Lương Vũ Đế đã dành nhiều sự quan tâm cũng như tận hiến một phần cuộc đời cho Phật giáo tại Trung Hoa.

Trang nghiêm tự thân nhưng bất cập trong giới luật

Về phương diện đạo đức tự thân, Lương Vũ Đếvị cưtại giamột đời sống chuẩn mực, nếu không nói quá nghiêm khắc với chính bản thân mình. Chủ trương ăn chay, không uống rượu, nghe nhạc, y phục đơn giản, chỗ ngủ đơn sơ, siêng năng lễ sám… Các tiện nghi trong đời sống của Lương Vũ Đế cũng tương tự như những vật dụng thường ngày của một người xuất gia lý tưởng. Trong những năm cuối đời, ông chỉ ăn ngày một bữa với thức ăn giản tiện, đạm bạc18.

Với các bậc cao tăng, ông một lòng phụng kính. Phật Tổ thống kỷ ghi rằng, mỗi khi Huệ Ước pháp sư (Cũng còn gọi là Lâu Ước) vào triều, Lương Vũ Đế thiết trí một bảo tọa trang nghiêm dành cho Pháp sư ở giữa, còn bản thân thì ngồi một bên để thính pháp19. Đặc biệt, có vị Pháp sư người Tây Tạng, vào năm đầu Thái Thanh, đã đường đột xông vào cung cấm, ngang nhiên ngồi trên ngai vàng và bị thị vệ truy bức, vua cũng hoan hỷ cho qua20.

Tuy nhiên, có rất nhiều điều cần phải bàn về phương diện thọ trì giới pháp của vua Lương Vũ Đế. Trong lễ phát nguyện quy y Tam bảo của nhà vua, chúng tôi vẫn chưa phát hiện tư liệu nào cho thấy Lương Vũ Đế thọ trì ngũ giới, cũng như không có một vị Tăng nào đứng ra chủ trì Phật sự này. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng. Vì lẽ, quy y Tam bảo thì có thể tự mình thực hiện, còn vấn đề giới pháp phải do sự truyền thọ của Tăng-già. Không những vậy, sử liệu cũng không đồng nhất về thời điểm ông thọ giới Bồ-tát.

Trong bối cảnh thực tế, từ lòng nhiệt thành hộ pháp của nhà vua, số lượng người xuất gia ở thời Lương Vũ Đế tăng nhanh về số lượng và có những dấu hiệu suy giảm về phẩm chất. Trong khi đó, những vị Tăng có trách nhiệm không thể quản lý việc của Tăng (時 釋 子 多 縱 逸. 主 僧 不 能 制)21. Đây là một thực tế dẫn đến những bất cập trong hành xử về giới luật của Lương Vũ Đế.

Ở đây, trước tình hình xuống cấp về phẩm hạnh của một bộ phận người xuất gia, Lương Vũ Đế muốn trực tiếp can dự vào việc của Tăng. Biết rõ sự nhiệt thành của hoàng đế, Pháp sư Tây Tạng đã khuyên vua không nên cưỡng làm. Mặc dù vậy, với quyết tâm thực hiện việc chỉnh đốn Tăng, Lương Vũ Đế đã tự mình thọ cụ túc giới (帝自受具戒)22. Đây là một việc làm phi pháp, phi luật của vua Lương Vũ Đế diễn ra vào năm đầu Thái Thanh (547), và qua đó chứng tỏ những hạn chế nhất định của nhà vua trong việc nhận thức về giới luật.

Sự kiện này còn được đề cập nhiều lần trong quyển Phật Tổ thống kỷ23. Như nơi quyển 53 của tác phẩm khẳng định, Lương Vũ Đế thọ cụ túc giới với Huệ Ước pháp sư, riêng các vị thái tử, công khanh đạo tục bao gồm bốn vạn tám ngàn người thì thọ Bồ-tát giới. Đặc biệt trong đợt này, có các vị Sa-môn lớn tuổi thì cũng được thọ cụ túc giới (梁 武 帝. 從 約 法 師 受 具 足 戒.太 子 公 卿 道 俗. 從 師 受 戒 者 四 萬 八 千 人 (此 應 受 菩 薩 戒) 沙 門 耆 艾 亦 重 受 戒 法 (此 受 具 足 戒). Từ đây cho thấy đã có sự phân liệt rõ ràng trong việc thọ giới giữa nhà vua, các vị Sa-môn già cả, hoàng tộc và số đông dân chúng. Không những thế, trong quyển thứ 51 còn ghi rằng, Lương Vũ Đế đắp y ruộng phước, lễ Lâu Ước pháp sư thọ cụ túc giới (帝 服 田 衣 禮 婁 約 法 師 受 具 足 戒).

Sự kiện thọ cụ túc giới đã bộc lộ những hạn chế nhất định trong hành xử về giới luật của Lương Vũ Đế, vì theo tư liệu vừa dẫn ở trên, thì các điều kiện để tác thành giới thể Tỳ-kheo chưa đảm bảo. Đồng thời, từ việc làm này cho thấy, đôi lúc Lương Vũ Đế dao động giữa vị trí của một nhà lãnh đạo thế tục và một bậc lãnh đạo về tâm linh. Việc ra chiếu cất nhắc, chỉ đạo chư Tăng thừa hành Phật sự, kiểm tra trình độ Phật học của người xuất gia24… là những trường hợp tiêu biểu. Trong lời dẫn phần đầu của bài văn Khuyên bỏ rượu thịt (斷 酒 肉 文), Lương Vũ Đế đã bộc lộ quan điểm này khi cho rằng: Phật pháp được gửi gắm cho các vị vua (佛 法 寄 囑 人 王)25. Ngay như trường hợp thầy dạy cho Thái tử Chiêu Minh, là Lưu Hiệp (通 事 舍 人 劉 勰), một tác gia văn học với tác phẩm nổi tiếng còn lưu lại đến hôm nay là “Văn Tâm Điêu Long”, phát tâm xuất gia vào năm Đại Đồng thứ tư, ông đã ân ban pháp danh là Tuệ Địa (賜 名 慧 地)26. Tuy chỉ là quán lệ ân ban tên tuổi cho quần thần, nhưng qua đó đã cho thấy Lương Vũ Đế đã thể hiện năng lực lãnh đạo trên phương diện tinh thần, tâm linh.

luongvudeHình bên: Tranh vẽ Lương Vũ Đế.

Việc đoạn phòng thất và chủ trương ăn chay

Lương Vũ Đế là một vị vua có nhiều điều đặc dị. Hai trong những điều đặc biệt của vị vua này là chấm dứt việc quan hệ nam nữ trong lúc còn trẻ và chủ trương ăn chay một cách tuyệt đối.

Theo Lương thư (梁 書), ngoài năm mươi tuổi thì nhà vua chấm dứt việc phòng thất (五 十 外 便 斷 房 室)27. Đây là việc khó làm đối với một người bình thường, huống hồ là một nhà vua. Do đó, vua Lương Vũ Đế đã được nhiều nhà nghiên cứu Phật học quan tâm và dành nhiều thiện cảm.

Tuy nhiên, trong lời tự thuật của vua Lương Vũ ĐếTịnh nghiệp phú, đã hé lộ đôi điều về việc đoạn phòng thất của vua Lương Vũ Đế: Khi ta hơn bốn mươi tuổi, thân thể nhuốm bệnh, tứ chi rã rời. Nên hỏi quan danh y Lưu Trừng Diêu Bồ Đề về nguyên nhân của bệnh. Ngài Lưu Trừng đáp, sở dĩ phát bệnh như vậy là do ăn uống quá nhiều. Lương Vũ Đế thừa nhận, quả đúng như vậy, ta đây áo mặc ấm thân, thức ngon sung mãn. Ngài Lưu Trừng nói tiếp, quan trường tiệc tùng suốt sáng thâu đêm. Ngài nghiêng đầu cười hàm tiếu và nói: Có một điều mà Bồ Đề biết chắc chắn là do nhà vua phòng thất quá nhiều nên dẫn đến bệnh như vậy. Ngay khi đó, ta không ăn cá thịt và cũng dứt hẳn việc phòng thất (四 十 餘 年 矣.于 時 四 體 小 惡. 問 上 省 師 劉 澄 之 姚 菩 提 疾 候. 所 以 劉 澄 之 云. 澄 之 知 是 飲 食 過 所 致. 答 劉 澄 之 云. 我 是 布 衣 甘 肥 恣 口. 劉 澄 之 云 . 官 昔 日 食 . 那 得 及 今 日 食 . 姚 菩 提 含 笑 搖 頭 云 . 唯 菩 提 知. 官 房 室 過 多. 所 以 致 爾. 于 時 久 不 食 魚 肉. 亦 斷 房 室)28. Từ sự thừa nhận này có thể thấy rõ việc ăn chay trường cũng như việc chấm dứt phòng thất có liên quan đến yếu tố sức khỏe của Lương Vũ Đế. Cùng đồng tình với quan điểm này, tác giả Nghê Phương Lục29 cho rằng, cụm từ 四 體 小 惡, chứng tỏ vua Lương Vũ Đế có khả năng viêm tiền liệt tuyến và thậm chí là liệt dương (的 陽 痿). Căn cứ vào Lương thư (梁 書), Lương Vũ Đế đã thừa nhận về tình trạng bệnh tật của mình trong chiếu chỉ ban hành vào năm Thiên Giám thứ sáu, khi ông cho rằng, bản thân luôn chìm đắm trong bệnh tật (兇 荒 疾 疬)30.

Sau khi tự mình phát nguyện ăn chay, Lương Vũ Đế đã cổ xúy việc ăn chay gần như trở thành một pháp hành trong tu tập. Các chiếu chỉ liên quan đến việc ăn chay mà nhà vua đã ban ra như: Chấm dứt việc sát sanh trong việc cúng tế tông miếu (斷 殺 絕 宗 廟 犧 牲 詔)31; ra lệnh cho Thái y không được sử dụng các giống sinh vật làm dược liệu (勅 太 醫 不 得 以 生 類 為 藥)32. Đặc biệt, cao điểm của việc đề cao chủ trương ăn chay là bài văn Khuyên bỏ rượu thịt (斷 酒 肉 文)33. Trong bài văn này, ngoài những nội dung tích cực nhằm kêu gọi Tăng Ni ăn chaygiữ giới; bản văn cũng thể hiện sự quá đà khi ví von người tu sĩ Phật giáo không bằng chín hạng ngoại đạo và không bằng chín hạng người cư sĩ tại gia khi còn ăn thịt và uống rượu.

Cần phải thấy, ăn chay là phương thức sinh tồn mang tính nhân văn và được nhiều tôn giáo lựa chọn, cổ súy. Ngay trong thời Đức Phật, Kỳ Na giáo cũng chủ trương tuyệt đối ăn chayhạn chế sát sanh đến mức tối đa với lý thuyết Ahimsa (bất hại) nổi tiếng. Đức Phật đã phân tích những bất cập trong chủ trương của giáo phái này và ngài đã có những lý giải thỏa đáng về lý thuyết bất hại trên cơ sở tâm bình đẳng, từ bi. Với Đức Phật, do bối cảnh lịch sử, Ngài không quá đặt nặng chuyện ăn uống và ứng xử mọi chuyện trên tinh thần Trung đạotùy duyên. Trong kinh Tập thuộc Tiểu bộ, ngài đã biện minh khá chi tiết về việc ăn uống của các vị Tỳ-kheo trong thời kỳ đầu34.

Hơn đâu hết, Đức Phật vẫn kêu gọi bảo hộ sanh linh bằng khả năng có thể; thậm chí Ngài chủ trương kêu gọi việc cúng tế không nên sát sanh35. Thế nhưng, khi cổ súy việc không sát sanh và xem việc ăn chay trở nên như một pháp môn tu tập, giữ gìn cứng nhắc như một giới cấm thủ, cũng là điều đi quá xa so với tôn chỉ căn bản của Phật giáo.

Hâm mộ quyền năngtính tình cố chấp

Trong năm đầu lên ngôi, vua đã nằm mộng thấy tượng Phật do vua Ưu Điền ở nước Thiên Trúc tạo, giáng lâm đất nước mình (天 監 元 年.帝 夢 釋 迦 檀 像 入 國 (天 竺 優 填 王 所 造 者)36. Trong cả cuộc đời, nhà vua có nhiều giấc mộng liên quan đến Phật giáo và đã có những quan tâm thâm thiết đến những giấc mộng này, bằng những việc làm cụ thể như xây tháp thờ Phật, giảng kinh, bố thí.

Trong những biến dị của thiên tai, trời đất, vua Lương Vũ Đếniềm tin rất đặc dị. Cụ thể, ngôi nhà cũ của vua phát ánh sáng bảy đêm liên tục, vua bèn cải gia vi tự thành chùa Quang Trạch (舊宅七夜放光.敕建光宅寺)37. Đặc biệt, vào năm Đại Đồng thứ ba, trong khi tu sửa nền móng tháp Trường Can, phát hiện bộ bình kim anh lưu ly đựng xá-lợi tóc và móng của Phật (詔修長干塔.掘基得石凾.內有金罌流離瓶盛舍利爪髮)38. Sự kiện này làm cho nhà vua tăng trưởng niềm tin Tam bảo và tiến hành nhiều Phật sự quan trọng ngay sau đó như chú tạo tượng đồng mười phương Phật ở chùa Đồng Thái và ân xá những tội nhân trong thiên hạ. Vào năm đầu Trung Đại Đồng, tháp của chùa Đồng Thái bị hỏa hoạn. Vua cho rằng do ma quỷ phá và sau đó xây lại tháp mười hai tầng39.

Với vua Lương Vũ Đế, việc tế lễ cầu cúng có ý nghĩa quan trọng. Ông liên tục tổ chức các pháp hội Phật giáo. Chính bản thân ông soạn Thủy lục nghi văn40. Khảo sát chỉ riêng tác phẩm Phật Tổ thống Kỷ, đã cho thấy Lương Vũ Đế tổ chức: Vô già đại hội (Panca Vàrsika Maha), Cứu khổ trai, Đạo tục đại trai, Vô ngại pháp thực, Vu lan bồn trai, Nhân vương trai, Thủy lục đại trai … với hàng vạn người tham dự trong mỗi lần đại hội. Đành rằng, việc cúng tế là việc cần, thế nhưng, khi nhà lãnh đạo đất nước đưa việc tổ chức cúng tế, lễ hội lên một tầm mức mới và thường xuyên, thì sẽ tạo nên những bất cập trong niềm tin, ứng xử.

Với Phật giáo, niềm tin rất quan trọng. Lương Vũ Đếniềm tin vững chắc về ba ngôi Tam bảo. Đó là phước báu của bản thân ông và là sự thật được ghi nhận bởi chính sử. Thế nhưng, đi sâu vào niềm tin của Lương Vũ Đế, ngoài đức tin vững chãi nơi ba ngôi Tam bảo, thì đôi khi niềm tin của ông còn được thể hiện như là một dạng biến thể của tính cố chấp.

Từ sự cố chấp trong niềm tin khi xem Phật giáochánh đạo, ông đã không những cải đạo bản thân, hoàng tộc, thần dân mà còn bắt đạo sĩ của Đạo giáo hoàn tục, phế bỏ tất cả những cơ sở của Đạo giáo khắp đất nước. Đây là một ứng xử quá mức cố chấp và cứng nhắc. Kinh nghiệm ứng xử với các tôn giáo gần một ngàn năm trước của Đức Phật,41 của đại đế Ashoka42 cho thấy rằng, Phật giáo luôn dung dị, khoan hòa và nhuần nhuyễn với các tôn giáo khác.

Ngay như việc xây dựng chùa chiền, Lương Vũ Đế đã không có những cân nhắc cần thiết khi sử dụng tài sản chung của quốc gia. Khách quan mà nhìn nhận, Lương Vũ Đế góp phần phát triển Phật giáo thông qua hình ảnh ngôi chùa tại đất nước Trung Hoa. Mặc dù vậy, trong một vài trường hợp, Lương Vũ Đế hơi nghiêng về một thái cực trong việc kiến tạo các công trình Phật giáo. Việc xây dựng chùa Đồng Thái là một ví dụ điển hình, vì chi phí xây dựng công trình đã làm cho quốc khố bị cạn kiệt (窮 竭 帑 藏)43.

Bên cạnh đó, từ lịch sử cho thấy, đến thời Lương Vũ Đế, kinh sách Phật giáo vẫn chưa đầy đủ, phong phú. Mãi đến thời nhà Đường (618-906), kinh điển Phật giáo vẫn còn những bất cập nên ngài Huyền Trang mới phát nguyện Tây du44. Khảo sát về cơ sở lý luận của Lương Vũ Đế trong những tác phẩm của ông cho thấy, chất liệu Phật học vẫn chưa nhiều, nếu không nói là còn mang dấu ấn của Nho và Lão. Ngay cả việc cổ súy ăn chay trong bài văn Khuyên bỏ rượu thịt (斷 酒 肉 文) cũng cho thấy sự khập khiễng, cố chấp trong lý luận của ông. Tin kinh giáo là điều quý, nhưng tin một cách quá mức về những kinh giáo chưa được khảo nghiệm và tuyển trạch, là một đức tin dễ tạo nên những di họa khôn lường cho bản thân và cho cả thế hệ.

Đó cũng là cảm nhận rất thẳng thắnmạnh bạo của đại thi hào Nguyễn Du, khi ông sang Trung Hoa và đứng bên Đài đá phân kinh của Lương Chiêu Minh thái tử: Tâm si theo Phật, Phật thành ma. Cha con một nhà ngờ nghệch cả (癡 心 歸 佛 佛 生 魔, 一 門 父 子 多 膠 蔽)45.

Kết luận

Yếu tính nhân duyên luôn có mặt trong mọi dạng thức của đời sống. Sự vận hành của nguyên lý này vô cùng vi tế và không giản đơn. Quán sát một sự kiện, một con người, cần phải thấy rõ những yếu tố nhỏ nhiệm, lẫn khuất và chi phối bên trong, mới phần nào thấu đạt chân tướng của một con người hay sự vật, hiện tượng.

Việc xây chùa, tạo tượng, độ Tăng, bố thí… lẽ tất nhiên vẫn có phước báo và mức độ cao, thấp tùy thuộc vào tâm thế cùng các điều kiện cụ thể của người thực hiện. Mái tranh đơn sơ của người thợ gốm Ghatikara nghèo khó cúng dường Đức Phật Kassaspa46, vẫn chứa đựng nhiều giá trị cao tột hơn điện đài nguy nga, nếu như công trình đó là kết quả của việc vắt kiệt sức dân và vun bồi tự ngã, dù đó là tự ngã tâm linh. Tổ Bồ Đề Đạt Ma, một bậc thánh Tăngnội chứng, thế nên phát biểu của Ngài dựa trên sự quán thông chân tướng của các pháp. Khảo sát về những góc khuất trong cuộc đời của Lương Vũ Đế, đã cho thấy tính khách quan và chân thực trong câu trả lời của Tổ sư.

Đã có nhiều nghiên cứu của các nhà Phật họcthẩm quyền viết về cuộc đời cũng như các phương diện đóng góp của vua Lương Vũ Đế. Qua những điều vừa trình bày, người viết chỉ mong góp một hướng lý giải tồn nghi về cuộc hội kiến lịch sử giữa Bồ Đề Đạt MaLương Vũ Đế. Trên tinh thần cầu thị, người viết mong mỏi sự chung tay góp sức của thức giả quan tâm, nhằm làm sáng tỏ thêm về một nghi án trong lịch sử Phật giáo

 Chú thích

(1)大正新脩大藏經第四十九冊 No 2034, 歷代三寶紀卷第十一. Tuy nhiên, theo 大正新脩大藏經第五十二冊 No 2103, 廣弘明集, 卷第四, 捨事李老道法詔, thì Lương Vũ Đế lên ngôi năm 34 tuổi, nắm quyền 49 năm.

(2) 大正新脩大藏經第四十九冊 No 2034, 歷代三寶紀卷第十一(譯經齊梁周).

(3)大正新脩大藏經第四十八冊 No 2008, 六祖大師法寶壇經, 疑問第三. Xem thêm: 大正新脩大藏經 第五十一冊 No 2076, 景德傳燈錄卷第三; 大正新脩大藏經第四十九冊 No 2035, 佛祖統紀卷第二十九.

(4) 大正新脩大藏經第五十二冊 No 2103, 廣弘明集統歸篇第十卷三十.

(5) Lục Kinh: kinh Dịch, kinh Thư, kinh Thi, kinh Lễ, kinh Nhạc và kinh Xuân Thu. Thời Lương Vũ Đế, Lục kinh Nho giáo vẫn còn, như vậy, nghi án cho rằng Tần Thủy Hoàng đốt mất kinh Nhạc cần phải khảo cứu lại.

(6) Sđd.

(7) Sđd.

(8)大正新脩大藏經第四十九冊 No 2035, 佛祖統紀卷第五十四. Lương thư (梁 書) cũng ghi lại điều này.

(9)君子道消小人道 長

(10)大 正 新 脩 大 藏 經 第 五 十 二 冊 No 2103,廣 弘 明 集, 慈 濟 篇 序 卷 第 二 十 六, 斷 殺 絕 宗 廟 犧 牲 詔.

(11)大 正 新 脩 大 藏 經 第 五 十 二 冊 No 2103, 廣 弘 明 集, 慈 濟 篇 序 卷 第 二 十 六, 斷 殺 絕 宗 廟 犧 牲 詔.

(12)大正新脩大藏經第五十二冊 No 2103, 廣弘明集, 卷第四, 捨事李老道法詔.

(13) Sđd.

(14)大正新脩大藏經第四十九冊No 2035, 佛祖統紀卷第五十四.

(15) Kinh Trung bộ, tập 1, Kinh Ưu ba ly, số 56. NXB. Tôn Giáo, 2012, tr.462-463.

(16)大正新脩大藏經第五十二冊 No 2103, 廣弘明集, 卷第四, 捨事李老道法詔.

(17) Sđd.

(18)大正新脩大藏經, 第 49 冊, No 2035 佛祖統紀, 第 37 卷.

(19)大正新脩大藏經, 第 49 冊, No 2035 佛祖統紀, 第 51 卷.

(20)大正新脩大藏經, 第 49 冊, No 2035 佛祖統紀, 第 37 卷.

(21) Sđd.

(22) Sđd.

(23)大正新脩大藏經, 第 49 冊, No 2035 佛祖統紀.

(24)大正新脩大藏經, 第 49 冊, No 2035 佛祖統紀, 第 51 卷.

(25) 大 正 新 脩 大 藏 經 第 五 十 二 冊No 2103, 廣 弘 明 集,慈 濟 篇 序 卷 第 二 十 六, 斷 酒 肉 文. Bản dịch tiếng Việt của Hòa thương Thích Phước Sơn. Xem thêm, HT. Thích Phước Sơn, Một số vấn đề về giới luật, NXB. Phương Đông, 2010

(26) Sđd.

(27) 梁 書, 卷第三本紀,武帝下.

(28)大正新脩大藏經第五十二冊 No 2103, 廣弘明集統歸篇序第二十九.

(29) Xem thêm, 倪方六, 帝王秘事,湖北人民出版社出版.

(30)梁 書,卷 第 二本 紀, 武帝中.

(31)大 正 新 脩 大 藏 經 第 五 十 二 冊 No 2103, 廣 弘 明 集, 廣 弘 明 集, 慈濟篇序卷第二十六.

(32)大正新脩大藏經, 第 49 冊, No 2035 佛祖統紀, 第 52 卷.

(33)大 正 新 脩 大 藏 經 第 五 十 二 冊 No 2103, 廣 弘 明 集, 慈 濟 篇 序 卷 第 二 十 六, 斷 酒 肉 文. Xem, bản dịch tiếng Việt của HT. Thích Phước Sơn, Một số vấn đề về giới luật, NXb. Phương Đông, 2010, tr.213.

(34) Kinh Tiểu Bộ, kinh Tập, chương Hai, Tiểu phẩm, kinh Hôi thối.

(35) Kinh Trường Bộ, tập 1, kinh Cứu la đàn đầu.

(36)大正新脩大藏經, 第 49 冊, No 2035 佛祖統紀, 第 37 卷.

(37)大正新脩大藏經, 第 49 冊, No 2035 佛祖統紀, 第 53 卷.

(38)大正新脩大藏經, 第 49 冊, No 2035 佛祖統紀, 第 37 卷.

(39)Sđd.

(40)大正新脩大藏經, 第 49 冊, No 2035 佛祖統紀, 第 51 卷.

(41) ĐTKVN, kinh Tăng chi bộ, tập 2, chương 4 pháp, Đại phẩm, kinh Bhaddya, VNCPHVN, 1996, tr. 191.

(42) Xem thêm: Ven.S.Dhammika, the Edicts of King Ashoka, the fourteen Rock Edicts, XII. (www-accesstoinSight.org).

(43) 大正新脩大藏經第五十一冊 No 2094, 梁京寺記, 同泰寺.

(44)大正新脩大藏經第五十二冊, 史傳部, No 2119 寺沙門玄奘上表記.

(45) 阮攸, 北行雜錄, 梁 昭 明 太 子 分 經 石 臺.

(46) ĐTKVN, kinh Trung bộ, tập 2, kinh Ghatikara,  VNCPHVN, 1992, tr. 493.

 Chúc Phú

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 23111)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34678)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 32253)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30472)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30745)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21066)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20221)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19485)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24428)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30747)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15712)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27841)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19795)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15594)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23294)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23616)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17560)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15737)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21951)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 38071)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22229)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23298)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21407)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28456)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32608)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25234)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34734)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 23003)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27754)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31352)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13631)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25261)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27893)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22143)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20767)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22234)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27203)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24189)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21968)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14755)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23218)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24068)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21179)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14230)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19977)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22569)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14099)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28083)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22899)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28262)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 11034)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28547)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31630)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26240)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 15012)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28063)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7486)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25425)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20735)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21166)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant