Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03 Lược Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Từ Thành Đạo Đến Nhập Niết Bàn)

21 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 4942)
03 Lược Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Từ Thành Đạo Đến Nhập Niết Bàn)

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997
KHOÁ THỨ NHẤT: NHÂN THỪA PHẬT GIÁO

Bài Thứ 3
Lược Sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni 

(từ thành đạo đến nhập Niết bàn)

A. Mở Đề: 

Trong bài trước chúng ta đã thấy Đức Phật Thích Ca vì một đại nguyện lớn lao, vì một lòng từ bi vô bờ bến mà xuất gia tìm Đạo. Đại nguyệnlòng từ bi lớn lao ấy là "cầu thành Phật quả để trên đền đáp bốn ơn sâu, dưới cứu vớt ba đường khổ".

Cho nên sau khi giác ngộ, Ngài không vội nhập Niết bàn, mà nghĩ ngay đến sứ mạng của Ngài là: Thay thế chư phật đời trước, tiếp tục chuyển mê khai ngộ cho tất cả mọi người.

Sứ mạng ấy Ngài biết trước không phải dễ dàng, vì cái Đạo của Ngài thì cao thâm huyền diệu, mà chúng sanh căn cơ lại không đều, và từ muôn kiếp đã lặn hụp trong si mê lầm lạc, khó có thể nhận hiểu được ngay ý nghĩa cao thâm của Giáo lý Ngài. Chúng sanh từ lâu đời lâu kiếp quen sống trong bóng tối của si mê, ngày nay chắc không khỏi loá mắt, hoảng sợ khi tiếp xúc với ánh sáng bừng chói của trí tuệ. Nhưng Ngài xét biết rằng mặc dù sống trong tăm tối, nhưng mỗi chúng sanh đều có mầm Phật tánh, như hoa sen, mặc dù sống trong bùn tanh hôi, nhưng vẫn tỏa nhụy vàng thơm ngát. Ngài cương-quyết thực-hiện sứ mạng của mình. 

B. Chánh Đề 

I. Sự Hóa Độ Rộng Lớn Và Cùng Khắp Của Đức Phật 
Sứ mạng hóa độ của Đức Phật, như chúng ta đã biết, thật nặng nề và khó khăn. Nhưng nhờ trí tuệ sáng suốt, lòng từ bi rộng sâu, nhờ tinh thần bình đẳng triệt để và nhờ ý chí dũng mãnh không thối chuyển, Đức Phật đã hoàn thành sứ mạng của mình một cách viên mãn. Trong khi hóa độ, Ngài đã dựa theo ba nguyên tắc sau đây: 

1. Hoá độ theo thứ lớp căn cơ
Khi bắt đầu đi truyền Đạo, ý nghĩ trước tiên của Ngài là đến vườn Lộc Uyển tìm mấy người bạn đồng tu với Ngài trước kia để thuyết pháp. Mấy người bạn ấy là các ông: KiềuTrầnNhư, AùcBệ, ThậpLực, MaHaNam và BạcĐề. Bài thuyết pháp đầu tiên ấy là Tứ-diệu-đế. Năm vị nầy đều được khai ngộ, và trở thành 5 đệ tử đầu tiên của Phật. Kế đó Phật thuyết luôn ba tháng cho 55 người Bà-la-môn, mà người đứng đầu là ông Da-Xá, 55 người nầy đều xin quy y theo Phật, và hợp với 5 người trong nhóm ông KiềuTrầnNhư thành 60 đệ tử, 60 đệ tử này sau khi giữ đúng giới luật, được Phật thọ-ký cho đi truyền Đạo khắp nơi. 

Đức Phật rời vườn Lộc-uyển đi về phía Nam đến xứ Ưulầutầnloa và hàng phục một vị tổ sư rất có uy tín của Đạo Thờ Lửa là ông Ma-ha Ca-Diếp và hai người em của ông. Ông Ca-Diếp mang tất cả đồ đệ của mình là 1250 vị, xin quy-y theo Phật. 

Nhớ lại lời hẹn xưa với vua Tần-bà-xa-la, Ngài đến xứ Makiệtđà vào thành Vươngxá để độ cho vua. Vua Tầnbàxala gặp lại Ngài, vui mừng khôn siết, truyền xây cất tịnh xá Trúc lâm, để thỉnh Phậtchư Tăng ở lại thuyết Pháp độ sanh

Trong lúc Phật ở tịnh xá Trúc lâm, thì vua Tịnh-Phạn nghe tin Ngài đã thành Phật, truyền sứ-giả đi thỉnh Ngài về thành Catỳlavệ. Nhưng 9 lần 9 sứ giả đi đều biệt tăm, không trở lại. Thì ra những người này khi đến Trúc lâm tịnh xá nghe Phật thuyết pháp, đã say mê quên sứ mạng của mình và xin thọ giới xuất gia. Lần thứ 10, Tịnh Phạn-vương sai một cận thần thân tín là Ưu-Đà-Di, mới thỉnh được Phật về. Trên đường từ thành Vương xá trở về Catỳlavệ, Đức Phật đã thuyết pháp hoá độ cho không biết bao nhiêu người. Về thành Catỳlavệ, Ngài ở lại 7 ngày. Mặc dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi ấy, Đức Phật đã cảm hóa tất cả dòng họ Thích và tất cả những người trong dòng họ này đều xin quy y và một số lớn xin xuất gia theo Phật, như các ông: Nan-Đà, A-Nan-Đà, A-Nậu-Lâu-Đà, La-Hầu-La... 

Sau khi trở về thăm gia đình và quê hương, Đức Phật cùng các đệ tử lại tiếp tục đi truyền Đạo. Ngài đi đến thành Xá-Vệ là kinh đô nước Kiều tát la, thuộc quyền thống trị của vua Ba-tư-Nặc. Ở thành này có một vị đại thần tên là Tu-Đạt-Đa, giàu lòng bố thí cho những kẻ bần cùng côi cút, nên được gọi danh hiệuTrưởng giả cấp cô độc. Ông rất ngưỡng mộ Đức Phật nên đã trút hết tất cả tiền của vàng bạc trong kho ra mua khu vườn rộng lớn của Thái tử KỳĐà để làm tịnh xá cho Phật và đệ tử của Ngài ở, thuyết pháp độ sanh

Được ít lâu nghe tin vua Tịnh-Phạn đau nặng, sắp băng hà, Đức Phật vội trở về thăm cha lần cuối cùng. Thấy phụ thân buồn rầu trên giường bệnh Phật thuyết về "Lẽ vô-thường, khổ, không, vô ngã" cho vua nghe. Nghe xong ,vua liền dứt phiền não, gương mặt vui tươi, cất tiếng niệm Phật, rồi băng hà một cách êm ái

Sau khi Tịnh-Phạn-Vương mất, bà mẹ nuôi của Phật là MaHaBaXàBaĐề và bà DaDuĐàLa cùng nhiều người bên nữ giới họ Thích xin được phép xuất gia. Từ đó trong Đạo Phật lần đầu tiên có hàng TỳKheoNi. 

Đức Phật cùng các đệ tử lại tiếp tục đi truyền Đạo, đi đến đâu Ngài cũng được sùng mộ, tin theo và nhiều người noi theo gương của ông CấpCôĐộc lập TịnhXa, cất giảng đường để Ngài thuyết pháp độ sanh

Như thế chúng ta thấy Đức Phật đã tuần tự hóa độkết nạp đệ tử, từ những hạng người đủ căn trí dễ hiểu thấu giáo lý của Ngài rồi mới rộng ra những người 
khác; Lập TỳKeo trước rồi TỳKheoNi sau. 

2- Hóa độ tùy phương tiện
Trong suốt thời gian đi thuyết pháp độ sanh, lắm khi Đức Phật cũng gặp nhiều cảnh gay go trái ngược do lòng đố kị của ngoại đạo, tà giáo, hay lòng ganh ghét của nội thân quyến thuộc gây ra. Nhưng lúc nào Ngài cũng tuỳ phương tiện để cảm hóa họ, và đưa họ về đường ngay lẽ phải. Chẳng hạn, khi thì Ngài bị cô gái con ngoại đạo độn bụng giả có chửa đến giữa Đạo tràng để vu oan cho Ngài; khi thì Ngài bị anh chàng Vô não đuổi theo quyết giết Ngài để lấy ngón tay góp thêm cho đủ số một ngàn ngón mà nó đã giết người để lấy, vì theo thuyết tà đạo, nó tin rằng có làm được như thế mới chứng quả; khi thì Phật bị Đề Bà Đạt Đa, người em họ hung ác, âm mưu hãm hại Phật bằng cách thả voi say cho chạy đến chà đạp Phật, hay lăn đá to từ trên núi xuống đè Phật. 

Nhưng tất cả những âm mưu ấy đều vô hiệu quả, vì oai đức uy danhtrí huệ của Phật bao bọc Phật, không một hành động xấu xa nào có thể thắng Phật được. Ngài có đủ phương tiện khôn ngoan khéo léo, xoay chiều đổi hướng dễ dàng, hoán cải được tất cả nghịch cảnh trở thành thuận lợi. Và cuối cùng kẻ khinh ghét Ngài trở lại kính mến Ngài; người chống ngài trở lại phục Ngài; kẻ ngoại đạo trở thành Phật tử. Bằng chứng là: ĐếBàĐạtĐa cũng được Phật thọ ký; anh chàng VôNão cũng được quy y; bầy voi say cũng được sám hối; Vua AXàThế cũng hối cải và quay về đường ngay. 

Nói tóm lại, Đức Phật có đủ muôn ngàn phương tiện thích ứng với mọi người, mọi vật, mọi hoàn cảnh để hóa độ tất cả những ai mà Ngài gặp trên đường truyền Đạo của Ngài. Không phải chỉ ở ngoài đời, mà trong Giáo hội của Ngài, Ngài cũng tuỳ theo căn cơ, tâm lý của mỗi đệ tửáp dụng phương pháp thích hợp. Chẳng hạn như đối với ông NanĐà, mặc dù thân đã xuất gia, mà tâm vẫn muốn ngao du, luyến ái bạn bè, Ngài dùng thần thông để đưa ông lên cõi trời xem những cảnh sống tốt đẹp, vui thú khác thường, rồi đưa ông xuống địa ngục mục kích những hình phạt đau đớn, rùng rợn hãi hùng để ông so sánh hai cảnh đời trái ngưọc nhau mà tự chọn lấy một đường. 

Còn đối với ông A-Nan, người học rộng nghe nhiều, nhưng vì nghiệp duyên còn nặng, nên mắc nạn "MaĐăngGià", thì Phật lại đem giáo lý thâm sâu là Kinh Lăng-Nghiêm ra giảng dạy để cho ông A-Nan thấy rõ được cái quí giá của chân tâm mà lo tu luyện, chứ không rong ruổi theo giả cảnh nữa. 

Xem như thế thì Đức Phật đã dùng phương tiện để tùy duyên hóa độ, như ông lương y giỏi tùy bệnh cho thuốc, chứ không nhất thiết phải theo một đường lối cố định nào cả. Đối với kẻ thân, người thù, đối với kẻ thông minh hay người ngu độn, đối với kẻ giàu, người nghèo, Ngài đều có đủ pháp môn cho họ khai ngộquy y theo Ngài. 

3 - Hóa độ theo tinh thần bình đẳng
Tinh thần triệt để bình đẳng là một điểm son quí giá nhật trong giáo lý của Đức Phật, cũng như trong tâm hồn Ngài. Ngay từ khi còn ấu thơ, tinh thần ấy đã được bộc lộ trong những cử chỉ cứu giúp nhữ kẻ bần cùng, những con vật lâm nạn, như chúng ta đã thấy trong bài trước. 

Khi thành Đạo, tinh thần bình đẳng ấy lại bộc lộ rõ ràng hơn nữa. Ngài đã có những câu nói bất hủ, khiến cho ngày nay, người ta vẫn đem ra làm khuôn vàng thước ngọc, như khi Ngài xin nước của một người thuộc giai cấp hạ tiện nhất Ấn Độ, người nầy sợ làm lây ô-uế cho Ngài, thì Ngài phán bảo: "không có giai cấp trong giọt máu cùng đỏ, trong nước mắt cùng mặn. Mỗi người sanh ra đều có Phật tánh và có thể thành Phật". 

Trong Giáo hội của Ngài, Ngài nhận cả những người thuộc giai cấp hạ tiện. Như ông ƯuBaLy, một đệ tử của Ngài có tiếng tăm về giới luật, lại là một người thuộc giới hạ tiện Chiênđàla, làm nghề gánh phân. Sự thâu nhập ấy đã làm cho các vị vua chúa bất mãn. Chính vua BaTưNặc đã bạch Phật:" Đấng Chí Tôn thâu nhận kẻ hèn hạ vào hàng Tăng Đồ như vậy, không ngại rằng đá sỏi lẫn lộn với châu ngọc, làm mất giá trị của chúng Tăng sao?" Phật dạy rằng: "Người hèn hạ mà biết phát tâm BồĐề, xuất gia tu hành, chứng được quả Thánh, thì quí báu vô cùng, chẳng khác gì hoa sen mọc ở bùn lầy nhơ bẩn mà vẫn tinh khiết thơm tho". "Một người sanh ra không phải liền thành Bàlamôn (giai cấp trên hết) hay Chiênđàla (giai cấp thấp nhất) mà chính vì sở hành của người ấy, tạo thành Chiênđàla hay Bàlamôn". 

Ngài xâu giùm kim cho người mù, hoan hỷ nhận hòn đất sét mà đứa bé đã nặn để dâng Ngài, thọ lãnh bữa cơm cuối cùng do người thợ đốt than nghèo nàn dâng cúng. Chính vì sự hóa độ bình đẳng như thế, mà kinh Đại Niết-Bàn đã tán thán

-"Đức Như Lai không chỉ thuyết pháp cho hạng người quyền quí như vua BạcĐềCa, mà cũng thuyết pháp cho hạng người bần cùng như ông ƯuBaLy; không riêng thọ lãnh sự cúng dường của những người giàu có như ông TuĐạtĐa, mà cũng thọ lãnh sự cúng dường của các hạng nghèo khổ như ông ThuầnĐà; không riêng cho phép xuất gia các hạng không có tánh tham như Ngài CaDiếp, mà cũng cho phép xuất gia những người có nhiều tánh tham như ông NanĐà; không những thuyết pháp cho hạng người an tịnh không dự việc đời, mà cũng thuyết pháp cho vua TầnBàSaLa trong lúc đang bận rộn việc nước; không những thuyết pháp cho hạng thanh niên trẻ tuổi, mà cũng thuyết pháp cho ông già 80 tuổi; không những thuyết pháp cho bà hoàng hậu MạtLĩ, mà cũng thuyết pháp cho dâm nữ LiênHoa". 

II. Năm Thời Kỳ Nói Kinh 

Tóm lại, trong một đời của Đức Phật, tùy theo trình độ của mọi ngườithuyết pháp giáo hóa, mãi đến khi Ngài nhập diệt, cộng là 49 năm. Những Kinh Pháp của Ngài nói ra, về sau các đệ tử kết tập chia ra làm năm thời: 

1.Thời thứ nhất nói Kinh Hoa-Nghiêm 

Khi Phật mới thành Đạo, ở tại cội BồĐề, nói KINH HOA NGHIÊM 21 ngày. Vạch rõ chân tánh, chỉ bày chỗ cao sâu màu nhiệm của Đạo Phật, chủ đích có hai điều: 
a) Dẫn dắt các bậc Bồ tát lên địa vị Đẳng giácDiệu giác
b) Nêu bày giáo pháp rốt ráo của NhưLai, chỉ có Phật với Phật mới hiểu rõ mà thôi; Ngoài ra hàng nhị thừa ngồi nghe nhu đui, như điếc, huống chi ngoại đạo,tà giáo làm sao hiểu nổi! Đức Phật trình bày giáo pháp siêu việt tuyệt vời ấy, là muốn cho đại chúng phải tu theo Đại thừa Phật giáo mới được hoàn toàn rốt ráo

2.Thời thứ hai Phật nói Kinh A-Hàm 

Biết rằng: "Muốn đi xa phải do nơi gần, muốn lên cao phải từ nơi thấp", Đức Thích Ca y theo chư Phật mà nói pháp Tam thừa. Vì vậy thời thứ hai, Ngài nói Kinh A Hàm trọn 12 năm, dùng thí dụ thực tế, chỉ rõ chân lý cho hàng Tiểu thừa dễ nhận, mà lo bề tự tu và tự độ. 

3.Thời thứ ba Phật nói Kinh Phương Đẳng

Đạo Phật chẳng những dạy pháp giác ngộ phần mình mà Ngài còn chỉ bày phương pháp giác tha nữa, tức là khuyến khích từ cái giác ngộ tiêu cực nhỏ hẹp của Tiểu thừa (AlaHán), để tiến lên cái giác ngộ tích cực bao la của Đại thừa Phật giáo. Ấy là thời nói Kinh phương Đẳng trọn 8 năm, dẫn dắt Tiểu thừa qua Đại thừa

4.Thời thứ tư Phật nói Kinh Bát Nhã

Đến khi Đức Phật xem căn cơ của chúng sanh có thể tiến lên một từng cao nữa là hấp thụ được hoàn toàn giáo pháp Đại thừa, nên Ngài chỉ bày Đạo lý chân không của Vũ trụ, thuyết minh cái thật tướng, vô tướng của các pháp. Ấy là thời kỳ nói Kinh Bát Nhã trọn 22 năm. 

5.Thời thứ năm Phật nói Kinh Pháp HoaNiết Bàn

Sự hóa độ một đời của Đức Phật gần viên mãn, thêm thấy căn cơ của chúng sanh đã thuần thục, có thể gánh vác Đại thừa Chánh pháp của Như Lai, nên Ngài bèn nói rõ bản hoài của Ngài thị hiện ra đời là vì một nguyên nhân lớn: "Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến". Ngài phú chúc, thọ ký cho các hàng đệ tử, tương lai sẽ thành Phật. Ấy là thời nói Kinh Pháp HoaKinh Niết Bàn trọn 8 năm. Đến đây nhiệm vụ thuyết pháp độ sanh của đời Ngài đã viên mãn

Tóm lại 5 thời thuyết pháp Cổ nhân có làm bài kệ như sau: 

Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật 
A-Hàm thập nhị, Phương Đẳng bát 
Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm 
Pháp Hoa Niết Bàn cộng bát niên. 
DỊCH NGHĨA 
Trước nói Hoa Nghiêm hăm mốt ngày 
A-Hàm mười hai, Phương Đẳng tám 
Hai mươi hai năm nói Bát Nhã 
Pháp Hoa Niết Bàn cộng tám năm. 

III. Sự Hóa Độ Viên Mãn 

Từ khi thành Đạo dưới gốc cây Bồ Đề cho đến ngày nhập diệt, trải qua một thời gian 49 năm, Đức Phật đã đi khắp xứ Ấn Độ rộng lớn bao la, hết nước này đến nước khác. Hễ chỗ nào có chân Ngài dẫm đến là Ánh Đạo Vàng bừng tỏa huy hoàng. 

Mỗi ngày Ngài theo một thời gian biểu, một chương trình nhất định, không bao giờ sao lãng, giải đãi, từ khi trẻ cho đến già, từ mùa mưa cho đến mùa nắng. Mỗi ngày khi trời chưa sáng, Ngài đã lìa khỏi giường đi tắm rửa, thay đổi y phục rồi vào phòng quán cơ cho đến lúc mặt trời xuất hiện. Sau đó Ngài thuyết pháp cho chúng Tăng đến lúc trưa mới nghỉ để thụ trai. Buổi chiều, Ngài thuyết pháp cho Tín đồ các vùng lân cận đến nghe; rồi lại giảng giải những nghi vấn của các Tăng về những vấn đề mà Ngài đã thuyết pháp buổi sáng. 

Mỗi năm, Ngài đi chu du để thuyết pháp độ sanh trong 9 tháng nắng ráo; còn ba tháng về mùa hạ có mưa lớn (theo thời tiết Ấn Độ), thì Ngài lại ở luôn trong Tịnh xá để an cư kiết hạ

Ròng rã trong 49 năm như thế, hạt giống Từ bi được Ngài tinh tấn gieo rắc khắp các xứ ở Ấn Độ. Từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, từ rừng rú đến đồng bằng, không nơi nào là Ngài không đặt chân đến, hay truyền đệ tử đến thay Ngài để hóa độ chúng sanh. Và ở đâu Ngài và các đệ tử cũng được mọi người, từ vua đến dân, từ giàu đến nghèo, từ già đến trẻ, từ phái nam đến phái nữ, đổ xô ra đón tiếp Ngài, vui thú đươc tắm gội trong ánh nắng trí huệ và nước Từ bi do Ngài tưới xuống. Ở đâu có ánh Đạo vàng đến, thì Tà giáongoại giáo lui xa dần, tan biến như những làn mây, như bóng tối tan biến trước ánh bình minh đang lên. Giọng thuyết pháp của Ngài có oai lực như tiếng sư tử rống, làm cho cầm thú phải khiếp phục, như tiếng Hải triều lên, lấn át tất cả bao nhiêu tiếng tỉ tê của côn trùng, chim chóc. 

Đạo Bồ Đề từ đây đã ăn sâu gốc rễ trên bán đảo Ấn Độ bao la, và trở thành tôn giáo chính của các nước lớn, nhỏ thời bấy giờ tại Ấn Độ. Đức Phật sau khi đã tự giác, đã giác tha và đến đây giác hạnh của Ngài đã viên mãn

IV. Trước Khi Nhập Niết bàn 

1 - Phật báo tin sắp lìa đời. 

Khi giác hạnh đã viên mãn thì Phật đã 80 tuổi. Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thườngbiến đổi, yếu gìa. Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng SaLa trong xứ CâuLy, cách thành Balanại chừng 120 dặm. Một hôm Ngài gọi ông Anan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Ngài đến và phán bảo: 
-"A Nan! Đạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: TỳKheo, TỳKheoNi, ƯuBàTắc, ƯuBàDi. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe pháp, và Đạo ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân hình ta, theo luật vô tường, bây giờ như một ĩô xe đã mòn rã. Ta đã mượn nó để chở pháp, nay xe đã vừa mòn mà pháp cũng đã lan khắp nơi, vậy ta còn luyến tiếc làm gì cái thân tiều tụy này nữa? A-Nan! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết bàn". 

Tin Đức Phật sắp vào Niết bàn, lan ra như một tiếng sét. Các đệ tử của Ngài đi truyền giáo ở các nơi xa, lục tục trở về để cùng đấng Giác Ngộ chia ly lần cuối. 

Trong thời gian ba tháng cuối cùng của Ngài, Đức Phật vẫn không nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục đi truyền Đạo. Một hôm Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than, ông Thuần Đà, thỉnh Ngài về nhà để thọ trai. Ngài im lặng nhận lời cùng các đệ tử theo ông về. Đến nhà ông Thuần Đà dọn ra cúng dường Ngài một bát cháo nấm Chiên đàn, thường gọi là nấm heo rừng, vì giống nấm này rất được giống heo rừng ưa thích

Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử từ giã ông Thuần Đà ra đi. Được một quãng đường, Ngái giao bình bát cho ông A Nan và truyền treo võng lên, trong rừng cây Ta-la (Tàu dịch là cây song thọ, cây có hai nhánh lớn chia ra như hai cái nạn), để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống võng đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phiá tay phải, mặt xoay về hướng mặt trời lặn, hai chân chéo vào nhau. 

Nghe tin Ngài sắp nhập Niết bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong số ấy có một ông già ngoài 80 tuổi, tên TuBạcĐàLa đến xin xuất gia thọ giới Sadi với Ngài, Ngài hoan hỉ nhận lời. Đó là người đệ tử chót trong đời Ngài. 

2- Phật nói Kinh Di Giáo và những lời phú chúc 

Lúc bấy giờ các đệ tử của Ngài đều có mặt đông đủ, chỉ trừ ông Ca-Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa về kịp. Ngài hội tất cả đệ tửtín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối. Ngài phú chúc như sau: 

a) Y,bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma-Ha Ca-Diếp

b) Các đệ tử phải lấy giới luật làm Thầy

c) Ở đầu các Kinh phải nên nêu 4 chữ: "Như thị ngã văn"

d) Xá lợi của Ngài sẽ chia làm ba phần: 

- Một phần cho Thiên cung

- Một phần cho Long cung

- Một phần chia cho 8 vị Quốc vươngẤn Độ

Sau đây là lời vàng ngọc mà Ngài đã để lại trong giờ phút cuối cùng

- "Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..". 

- "Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có chân lý cuả Đạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!". 

Sau khi đã dặn dò cặn kẽ xong, Ngài nhập định rồi vào Niết bàn. Lúc bấy giờ nhằm ngày rằm tháng hai Âm Lịch (theo giáo sử Trung hoa). 

Rừng cây Ta-la tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, trời đất u ám, cây cỏ héo úa, chim chóc im bặt tiếng hót. Vạn vật như chìm lặng trong giây phút nặng nề của sự chia ly. 

Các đệ tử tẩn liệm xác Ngài vào trong kim quan và 7 ngày sau, đua kim quan Ngài vào thành Câu thi để tại chùa Thiện Quang và làm lễ trà tỳ (lễ hỏa thiêu). 

Tám vị Quốc vương lớn ở Ấn Độ kéo binh hùng tương dũng đến toan tranh dành XáLợi. Nhưng ông Hương-Tích y theo di chúc của Phật, đứng ra điều đình, và nhờ thế việc phân chia XáLợi đều được ổn thỏa. 

C - Kết Luận 

Đức Phật đã nhập Niết Bàn, nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn còn chiếu sáng rực rỡ trước mắt chúng ta. Suốt một đời, trong 80 năm trời, không một lúc nào Ngài sao lãng mục đích tối thượnghóa độ chúng sanh đang trầm luân trong bể khổ. Khi còn tại gia, Ngài là người ở trong một địa vịdiễm phúc nhất, cao nhất của người đời. Thế mà Ngài vẫn không màng tưởng đến; khi vào trong Đạo, Ngài là người ở trong địa vị cao chót vót của Đạo, thế mà Ngài vẫn không chịu ở yên trong địa vị ấy, lại vất vả ruổi rong trên mọi nẻo đường bụi bặm, gai góc để đưa chúng sanh lên con đường hạnh phúc, an vui và giải thoát hoàn toàn. Lòng thương của Đức Phật thật vô biên

1- Người đời nên noi gương sáng của Phật. 
Sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt, ý chí dũng mãnh của Ngài không những là bao nhiêu gương sáng cho riêng hàng Phật tử, mà còn cho tất cả mọi người, nếu chúng ta quan niệm Ngài là một vĩ nhân của nhân loại từ xưa đến nay, nếu chúng ta quan niệm Ngài là một bậc siêu nhân thì đó là một bậc siêu nhân cao hơn những bậc siêu nhân khác. Nếu ta quan niệm đời Ngài là một sự thị hiện của Phật, thì đó là sự thị hiện đẹp đẽ nhất và đầy đủ ý nghĩa hơn hết trong các sự thị hiện. Cho nên không những đối với Tín đồ Phật giáo, mà đối với toàn thể nhân loại, Đức Phật đáng được tôn sùngchiêm ngưỡng

2- Tín đồ nên ghi nhớ những lời di chúc của Phật - Chúng ta , những Phật tử, ai cũng biết đời Đức Phậtđẹp đẽ, cao cả; bài học của đời Ngài là quí báu, sâu xa. Nhưng nếu chúng ta không cố gắng học tập, thì bài học dù hay ho quí báu bao nhiêu cũng vô ích. Đức Phật trước khi nhập diệt, đã dặn chúng ta một câu cuối cùng

- "Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có Đạo ta là quí báu. Chỉ có chân lý của Đạo ta là bất di bất dịch. 
HÃY TINH TẤN LÊN ĐỂ GIẢI THOÁT!" 

Vậy thì diều kiện trọng yếu nhất để giải thoát là sự tinh tấn. Chúng ta đừng bao giờ quên điều kiện ấy trong khi tu hành.

Last updated: 09-14-2010 / Tran Thi Hien
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11483)
Thông thường xá lợi dùng để chỉ cho di cốt của Phật, nên gọi là Phật cốt hay Phật xá lợi. Chữ này về sau cũng dùng để chỉ cho phần xương đầu của các bậc cao tăng...
(Xem: 12653)
Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy.
(Xem: 12269)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
(Xem: 11049)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
(Xem: 10922)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
(Xem: 13375)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
(Xem: 11797)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
(Xem: 13684)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
(Xem: 11919)
“Ta là cái gì?” “Ta ở đâu?” “Ta từ đâu đến?” “Ta đi về đâu?” Tất cả chỉ là một vấn đề duy nhất, mà cách hỏi khác nhau. Hiểu được một, sẽ giải quyết tất cả còn lại.
(Xem: 11185)
Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna.
(Xem: 12214)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
(Xem: 12415)
Ở đây, có sự sai biệt nhau trên bình diện mê, nên có Tục đế - Đệ nhất nghĩa đế - Niết bàn. Nhưng khi ngộ thì chính ba cái sai biệt đó không khác nhau.
(Xem: 20609)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
(Xem: 12442)
Suy cho cùng, Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người
(Xem: 12468)
Kim cang là kinh phổ biến nhất của Đại thừa. Xu hướng giảng kinh Kim cang tại Việt Nam trước nay phần lớn dựa trên truyền thống Hán qua bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập.
(Xem: 11731)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 11609)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 22445)
Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA...
(Xem: 13587)
Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thôngBát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp...
(Xem: 29713)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
(Xem: 11553)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
(Xem: 16767)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
(Xem: 12019)
Tinh thần hòa hiệp đoàn kết là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, là tinh thần của một hội chúng biết tôn trọng ý niệm tự tồn và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 16859)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 12085)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
(Xem: 17939)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
(Xem: 12656)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
(Xem: 13185)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
(Xem: 14776)
Chính vì phương tiện đối trị căn cơ, nên giáo pháp chữa bệnh của đức Phật được Ngài nói ra có đến vô lượng để chữa trị có ngần ấy cơ bệnh do ba độc phiền não sinh ra.
(Xem: 22645)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 10597)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
(Xem: 14071)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 13882)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...
(Xem: 13736)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
(Xem: 13881)
Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một "vòng tròn sinh sinh - hóa hóa" của đời sống của muôn loài chúng sanh. Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu...
(Xem: 13954)
Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định.
(Xem: 14844)
Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủytài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 13868)
Theo đúng giáo lý bất hại của đức Phật, vua Asoka nêu bật tầm quan trọng, tính cách thiêng liêng của cuộc sống không chỉ giữa loài người mà cả với loài vật.
(Xem: 18429)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thânPháp thân, Báo thânỨng thân. Cách bài trí các tượng Phậtchánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
(Xem: 22816)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 15409)
Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
(Xem: 17337)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 22426)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
(Xem: 14278)
Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
(Xem: 12596)
Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11181)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 17778)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 13221)
Chúng ta tin vào Phật phải tin vào pháp và phải tin vào Tăng, tin vào Kinh, tin vào nhân quả. Tất cả những việc nầy đều tạo chúng ta có một sức mạnh tự thân...
(Xem: 13118)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
(Xem: 18812)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 17196)
Làm chủ tâm, mà Chư Vị Bồ Tát đã thị hiện vào cuộc đời này, dù bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào Bồ Tát vẫn an nhiên tự tại trong đời sống hành đạo của Bồ Tát.
(Xem: 13533)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
(Xem: 12933)
Bát bất gồm có 8 loại không. Đó là: Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. Đây là 8 loại lập luận để thấy con đường trung đạo.
(Xem: 14711)
Không biến cố nào có thể xảy ra nếu trước đó không xảy ra nguyên nhân của nó. Khi hiểu nguyên nhân, con người có thể ngăn chận biến cố...
(Xem: 14668)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
(Xem: 15888)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
(Xem: 13531)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
(Xem: 27451)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
(Xem: 13258)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát.
(Xem: 16739)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant