Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tổng Luận Đẳng Lưu Nhân - Đẳng Lưu Quả

14 Tháng Bảy 201512:00(Xem: 7985)
Tổng Luận Đẳng Lưu Nhân - Đẳng Lưu Quả

TỔNG LUẬN ĐẲNG LƯU NHÂN – ĐẲNG LƯU QUẢ

Phước Nguyên
*******


Tổng Luận Đẳng Lưu Nhân - Đẳng Lưu QuảTa có thể mở đầu bằng cách đặt câu hỏi: Đẳng lưu là gì?- “Nguyên nhân trực tiếp có cùng bản chất, gọi là đẳng lưu”[1]. Từ Sanskrit ở đây là Niyanda, đi từ động từ căn ni-syand: tuôn xuống. Niyanda: còn có nghĩa là phát xuất; Ở đây khi nói Niṣyanda với ý nghĩa “phát xuất” là hàm ý “tuôn chảy”. Theo sát ngữ nguyên Sanskrit, từ niyanda: còn có nghĩa giọt nước, dòng nước chảy ra từ bể nước.

Naiyandika, hán dịch là: đẳng lưu tính, hiểu là bình đẳng lưu loại, trước sau giống nhau, cùng một loại.

Nên các luận sư giải thích Niṣyanda: “Đẳng là tương tợ; lưu là lưu loại. Tức chủng tử đồng tính chất với quả của nó...Tập khí được huân tập bởi danh ngôn gọi là tập khí của đẳng lưu[2].

Tám giới thuộc loại vô ngại pháp tức bảy tâm giớipháp giới, vừa là đẳng lưu vừa là dị thục. Là đẳng lưu khi sinh từ đồng loại nhân (sabhāgahetu) và biến hành nhân; là dị thục khi sinh từ dị thục nhân (sarvatragahetu), các pháp vô ngại không phải là trưởng dưỡng bởi vì các giới không thuộc sắc khôngsự tích tập (sacaya). Các pháp còn lại (dư) là bốn cảnh sắc, hương, vị và xúc đều có cả ba loại dị thục, trưởng dưỡngđẳng lưu.

Tất cả các pháp thuộc tám loại[3], cùng hiện khởi (sahabhū) nhưng không phải là câu hữu nhân (sahabhūhetu) bởi vì quả, dị thục, đẳng lưu không có tính chất đồng nhất, đối với các pháp đắc (prāpti) thì vì chúng không luôn luôn đi kèm theo các pháp (sahacariṣṇu), tức có khi sinh khởi trước pháp, sau pháp hoặc cùng thời.

Quan điểm của các luận sư Tỳ-bà-sa giải thích cho rằng, Đồng loại nhân và quả của nó vốn thuộc đẳng lưu cho nên đều là các pháp tương tợ. Giả sử như chúng có thể khởi sinh ở tương lai thì ở tương lai vốn không có trước sau cho nên chúng sẽ hỗ tương làm nhân cho nhau, và như thế cũng sẽ hỗ tương làm quả cho nhau; vì thế không thể nào thừa nhận hai pháp lại có thể làm đẳng lưu nhân quả cho nhau.

Trong khi dị thục nhândị thục quả là các pháp không tương tợ nhau. Cho dù không có trước và sau thì nhân vẫn là nhân mà quả vẫn là quả. Tính chất của đồng loại nhân hình thành từ một điều kiện hoặc một tình trạng, từ Sanskrit là avasthā, hán dịch là vị, nghĩa là một pháp vị lai không phải là đồng loại nhân; nhưng khi ở vào điều kiện hiện tại hoặc điều kiện quá khứ thì lại trở thành đồng loại nhân. Trong khi tính chất của dị thục nhân lại hình thành từ cùng thể tánh của một pháp.

Nhưng nếu quả của biến hành nhân là một quả đẳng lưu, tức tương tợ với nhân của nó, tại sao không gọi biến hành nhânđẳng lưu nhân?

Theo ngài Thế Thân: Sở dĩ quả của biến hành nhân luôn luôn tương tợ với nhân là nhờ có hai lý do:

1/ Quả ở cùng địa với nhân, tức cả hai cùng thuộc về Dục giới, v.v.,

2/ Và cùng có tính chất nhiễm ô (kliṣṭa); tuy nhiên quả lại khác chủng loại với nhân. Nói đến “chủng loại” có nghĩa là cùng được đoạn trừ theo một cách nào đó, chẳng hạn như điều được đoạn trừ bởi kiến khổ đế, v.v. Khi nào giữa nhân và quả có sự tương tợ về chủng loại nói trên thì biến hành nhân mới có thể đồng thời làm đồng loại nhân.

Nhân duyên, Sanskrit gọi là hetu-pratyaya, điều kiện như là nguyên nhân. Câu-xá giải thích sáu nhân, trừ năng tác nhân (kāraa-hetu) là có tính tăng thượng duyên (adhipati-pratyayatā), năm nhân còn lại đều có tính nhân duyên (hetu-pratyayatā)[4]; Tỳ-bà-sa luận cho rằng, quan điểm của Đại thừa, trong sáu nhân chỉ đồng lọai nhân (sabhāga-hetu) là có tính nhân duyên;  năm nhân còn lại là tăng thượng duyên. Đồng loại nhânnguyên nhân dẫn sinh đẳng lưu quả (niyanda-phala). Tức như thiện pháp quá khứnguyên nhân trực tiếp sinh thiện pháp hiện tại. Nghiệp nhântính thiện ác, nhưng quả dị thục chỉ có tính vô ký, nên không có quan hệ nhân duyên trực tiếp[5].

Đoạn trừ đối trị, là ly hệ quả; hiện tại tự tha thọ dụng, là sĩ dụng quả; tương lai càng phát triển: đẳng lưu quả; cảm tài sản lớn: dị thục quả. Đủ cả năm quả, do tu tập mười thắng hành[6].

Và do tập khí của đẳng lưu làm điều kiện như là nhân, thức thứ tám sinh khởi với thể và tướng sai biệt, được gọi là quả đẳng lưu. Vì quả tương tợ nhân.  Chủng tử cùng với đồng loại trước sau sinh sản nhau, như nhân đồng loại dẫn đến quả đẳng lưu. Theo Thế Thân: nhân đồng loại (sabhāgahetu) và nhân biến hành
(sarvatragahetu) cho quả đẳng lưu (niyandaphala). Vì cả hai đều cho quả tương tợ nhân[7].

Quan điểm Thành Duy Thức Luận giải thích như sau:

Đẳng lưu đó đồng loại được dẫn bới tập tính thiện v.v.; hoặc quả vận chuyển theo sau tương tợ nghiệp đi trước.

Y tùy thuận y xứ đạt được quả đẳng lưu. Tùy thuận xứ, là chỉ các y xứ mà trong đó tất cả các công năng dẫn đến quả đăng lưu. Y xứ ở đây bao gồm bảy y xứ: tập khí y xứ đối với chủng tử đồng loại; hữu nhuận chủng tử y xứ đối với hiện hànhchủng tử đồng loại; chân thật kiến đối với hiện hành đồng loại; thùy thuận, sai biệt công năng, hòa hiệp, và bất chướng ngại. Tuy quả đẳng lưu cũng đạt được trong các y xứ khác nhau, và trong y xứ tùy thuận quả phi đẳng lưu cũng đạt được. Nhưng ở đây nhân là cái hấp dẫn cái cao hơn, hành tướng này rất hiển nhiên. Tùy thuận y xứ cũng vậy, do đặc biệt nêu riêng đẳng lưu quả.

Quả đẳng lưu đạt được từ các nhân khiên dẫn, sinh khởi, nhiếp thọ, dẫn phát, định dị, đồng sự, bất tương vi, và duyên thứ nhất[8].

Còn theo quan điểm A-tỳ-đạt-ma Câu-xá:

“Đẳng lưu không có tính chất đồng nhất, đối với các pháp đắc (prāpti)  vì chúng không luôn luôn đi kèm theo các pháp (sahacariṣṇu), tức có khi sinh khởi trước pháp, sau pháp hoặc cùng thời”[9]

“Quả đẳng lưu (naiyandika) được chiêu cảm bởi đồng loại nhân (sabhāgahetu); chúng không phải là dị thục bởi vì xuất phát từ ý muốn của người nói; chúng không phải là trưởng dưỡng (aupacayika) vì không phải là sắc pháp”[10].  

Thế Thân giải thích: “niyandaphalena hi saphala sabhāgahetu| taccānāgatasyāyuktam; pūrvapaścimatābhāvāt| na cotpannamanāgatasya niyando yujyate, yathā —— varttamānasya| mā bhūddheto pūrva phalamiti, nāstyanāgata sabhāgahetuḥ”: Bởi vì quả của đồng loại nhânđẳng lưu quả, tức là loại quả tương tợ với nhân. Loại quả này không phù hợp với một pháp vị lai vì ở vị lai không có trước và sau (pūrvapaścimatābhāvāt). Hơn nữa, không thể thừa nhận một pháp đã sinh, ở quá khứ hoặc vị lai, lại làm đẳng lưu quả cho một pháp vị lai bởi vì quả không thể có trước nhân. Như vậy pháp vị lai không thể làm đồng loại nhân[11].

Những loại quả nào đắc được từ những loại nhân nào? Ngài Thế-Thân tạo tụng, Huyền Tráng dịch Hán như sau:

“後因果異熟,前因增上果。

同類遍等流,  俱相應士用”[12]

Dị thục là quả của nhân cuối cùng.

Tăng thượng là quả của nhân đầu tiên.

Đẳng lưu là quả của đồng loạibiến hành

Sĩ dụng là quả của câu hữutương ưng.

Quả đẳng lưu (niyandaphala) sinh khởi từ đồng loại nhân (sabhāgahetu) và biến hành nhân (sarvatragahetu) bởi vì quả của hai nhân này đều tương tợ với nhân của chúng. Như vậy đẳng lưu quả sinh khởi là vì tương tợ với nhân.

Tính chất của quả Đẳng lưu, cũng được Câu-xá trình bày như sau: “…Niḥṣyando hetusadśa- 等流似自因… : Đẳng lưu tương tợ như nhân[13]; Pháp tương tợ với nhân là quả đẳng lưu. Loại quả này do hai nhân đồng loạibiến hành chiêu cảm. Đồng loại nhânbiến hành nhân cho quả khi chúng ở hiện tạiquá khứ. Nhưng làm sao chúng có thể cho quả đẳng lưu khi chúng đang còn ở hiện tại? Chúng ta biết rằng hai loại nhân này luôn luôn có trước quả, nó cho quả khi nhân còn ở hiện tại là vì loại nhân này cho quả ngay tức khắc (samanantaranirvartanāt). Khi quả sinh thì chúng đã ở vào quá khứ bởi vì đã cho quả và không thể cho cùng một quả trong hai lần[14].

Về đồng loại nhân vô phú vô ký thì lúc cho quả cũng chính là lúc thủ quả, bởi vì vô phú vô ký tồn tại cho đến Niết-bàn; tuy nhiên nó có thể thủ quả mà không cho quả vì các uẩn cuối cùng của một a-la-hán không có quả đẳng lưu.

Nếu phân tích tâm và tâm sở trong chuỗi sát-na liên tục của chúng cũng không có thể lập thành bốn trường hợp của đồng loại nhân thuộc thiện:

(1) Thủ quả mà không cho quả.  Thí dụ như một tâm thiện được theo liền sau nó bởi một tâm thiện hoặc vô phú vô ký thì tâm thiện này vốn là một đồng loại nhân, có thể thủ, tức phát khởi, một quả đẳng lưu là một tâm thiện ở vị lai - tâm thiện ở vị lai này có thể hiện khởi hoặc không hiện khởi. Tâm thiện trước đó không cho quả đẳng lưu: Loại tâm theo sau nó vốn nhiễm ô hoặc vô phú vô ký cho nên không phải là quả đẳng lưu của một tâm thiện.

(2) Cho quả mà không thủ quả. Thí dụ khi một tâm thiện được theo liền sau nó bởi một tâm nhiễm hoặc vô phú vô ký thì một tâm thiện trước đó cho ra một quả đẳng lưu là tâm thiện mà chúng ta đang nói đến; tâm thiện trước đó không thủ quả bởi vì trong quá khứ nó đã thủ quả.

(3) Thủ quả và cho quả. Thí dụ như hai tâm thiện kế tiếp nhau thì tâm thiện thứ nhất vừa thủ vừa cho quả đẳng lưu là tâm thiện thứ hai.

(4) Không thủ cũng không cho quả. Thí dụ khi các tâm nhiễm hoặc vô phú vô ký nối tiếp nhau thì tâm thiện trước đó vốn làm đồng loại nhân trong quá khứ đã thủ quả và sẽ cho quả chậm hơn vì thế ở hiện tại nó không thủ quả mà cũng không cho quả[15].

Đối với bàng sinh và quỷ, các thiện nghiệp đạo không bao giờ nhiếp thuộc luật nghi; nhưng ở Sắc giới thì lại nhiếp thuộc luật nghi; ở những nơi khác các thiện nghiệp đạo có thể thuộc về một loại này hoặc một loại khác. Các nghiệp đạo Thiện và bất thiện đắc quả như thế nào - ta ete daśākuśalā karmapathā kuśalāś ca?[16] Thế Thân nói: “sarve’dhipatiniyandavipākaphaladā matā[17]: Tất cả đều có khả năng chiêu cảm quả dị thục, đẳng lưutăng thượng[18].

Nên Thế Thân tiếp tục giải thích như sau: “…abhidhyayā tīvrarāga, vyāpādena tīvradvea, mithyādṛṣṭyā tīvramoha; tasyā mohabhūyastvāt| idam eā niḥṣyandaphalam”: nếu vì tham lam thì lòng tham sẽ lớn; nếu vì sân hận thì sân sẽ lớn; nếu vì tà kiến thì sẽ bị ngu singu si là loại lớn nhất trong các tà kiến; đó là loại quả đẳng lưu”[19].  Khi nói các chủng loại phiền não, bất thiện pháp, chẳng hạn như nghiệp sát, có phải vì nghiệp giết hại mà người tạo tội tái sinh vào địa ngục và rồi sau đó chỉ có một thọ lượng ngắn ngủi ở cõi người? Có luận sư cho rằng chính vì nghiệp giết hại. Sự hiện hữuđịa ngục là quả dị thục và sự giảm sút của thọ lượng là quả đẳng lưu của nghiệp giết hại. Có luận sư lại cho rằng sự hiện hữuđịa ngục xuất phát từ gia hành của nghiệp giết hại; và sự giảm sút thọ mạng là do nghiệp căn bổn. Thật ra, kinh có nói nghiệp giết hại là nhân của một đời sống ở địa ngục; nhưng khi nói như vậy, kinh không chỉ nói đến một mình hành động giết hại mà còn nói đến một loạt các hành động đi kèm theo hành động giết hại (saparivāra) gọi là căn bổn quyến thuộc. Trong trường hợp này, những gì được gọi là quả đẳng lưu không hiện hữu tách rời (nātivartate) với quả dị thục và quả tăng thượng. Sở dĩ chỉ gọi là đẳng lưu bởi vì có sự tương tợ giữa nhân và quả tức giết hại thì có thọ lượng ngắn ngủi, trộm cắp thì nghèo nàn, v.v.[20]

Ngài Thế-Thân lại nói:  “Niyandaphalam- samādhijā uttare sadśā dharmā”: Quả đẳng lưu là các pháp sinh từ định, tương tợ với nghiệp, thuộc giai đoạn về sau[21]. Các pháp thiện, bất thiện, vô ký, tạo thành bốn loại quả, hai loại quả, ba loại quả của nghiệp thiện: Các quả đẳng lưu, ly hệ, sĩ dụng và tăng thượng của loại nghiệp thiện là các pháp thiện. Quả dị thục vốn thuộc tánh vô ký[22].

 Quả đẳng lưu của một nghiệp thiện nhất định thuộc thiện[23]. Như vậy người ta thừa nhận rằng quả đẳng lưu (niyandaphala) của các pháp bất thiện có thể được tạo thành bởi các pháp vô ký. Và điều này xảy ra như thế nào? Hai pháp vô ký, tức hữu thân kiến (satkāyadṛṣṭi) và biên chấp kiến (antagrāhadṛṣṭi) đều là quả đẳng lưu của các pháp bất thiện: Đó là các phiền não biến hành (sarvatraga) được đoạn trừ nhờ thấy được khổ và nguồn gốc của nó (kiến khổ tập sở đoạn); và các phiền não thuộc nhóm tham ái (rāga), v.v., được đoạn trừ nhờ thấy được khổ (kiến khổ sở đoạn).

Câu-xá cho rằng: “anāgatasyānāgatāni trīi phalāni, niḥṣyandavisayogaphale hitvā”: Đối với loại nghiệp vẫn còn chưa sinh thì có ba loại quả được tạo thành bởi các pháp vị lai; đó là quả dị thục, tăng thượng và sĩ dụng. Nghiệp vị lai không có quả đẳng lưu[24]. Các pháp vô lậu thuộc về một địa khác với địa của nghiệp tạo thành ba quả của nghiệp này là sĩ dụng, tăng thượngđẳng lưu[25].

Chúng ta có thể tạm giải thích đại khá về ba quả của nghiệp này là sĩ dụng, tăng thượngđẳng lưu như sau:

+Các pháp thuộc śaika, hữu học hay  hàng thánh giả không phải là A-la-hán tạo thành các quả đẳng lưu, sĩ dụng và tăng thượng của loại nghiệp hữu học.

+Các pháp vô học là quả tăng thượng, đẳng lưu và sĩ dụng của loại nghiệp này.

+Các pháp thuộc kiến đoạn là ba quả tăng thượng, sĩ dụng và đẳng lưu của nghiệp thuộc kiến đoạn v.v..

Lại nữa, tám mươi chín Giải thoát đạo là quả hữu vi của Sa-môn tánh, là đẳng lưu quảsĩ dụng quả của Sa-môn tánh. Sự đoạn trừ hoặc trạch diệt (pratisakhyānirodha) tám mươi chín nhóm phiền não là quả vô vi của Sa-môn tánh, là sĩ dụng quả của Sa-môn tánh.

lý do để chứng minh sự khác nhau giữa quả dị thục (vipākaphala) và quả đẳng lưu (niyandaphala). Khi công năng (sāmarthya) sinh quả dị thục, tức loại công năng do nghiệp dị thục phát sinh, đã cho quả thì công năng này liền diệt. Trái lại, công năng sinh quả đẳng lưu, tức loại công năng do “nhân tương tợ với quả” (sabhāgahetu, đồng loại nhân) phát sinh, không bị diệt sau khi đã cho quả: Trong trường hợp bị nhiễm ô (kliṣṭa) thì công năng này diệt vì có lực đối trị (pratipaka); khi không nhiễm ô thì sẽ diệt khi nhập Niết-bàn, bởi vì lúc đó chuỗi tương tục sắc tâm cũng vĩnh viễn tán diệt.

Tóm lại, Đẳng lưu tính, là tính mà nguyên nhân trực tiếp có cùng bản chất tính chất của đồng loại nhân hình thành từ một điều kiện hoặc một tình trạng Đồng loại nhân và quả của nó vốn thuộc đẳng lưu cho nên đều là các pháp tương tợ, Tức chủng tử đồng tính chất với quả của nó, trước sau giống nhau, cùng một loại.

Cho nên, thể chứng được Đẳng lưu tính, còn có công năng phá tan tà kiến, kiến thủ sai lầm về nhận thức, chẳng hạn như cho rằng tổ tiên của loài người là loài họ Hominidae (great ape):  khỉ dạng người loại lớn, hay từ loại vượn cổ theo học thuyết tiến hóa Darwin, hoặc một số học thuyết khác: từ lươn, từ cá, từ loài chó v.v... Căn cứ theo đặc tính trước sau giống nhau, cùng một loại của Đẳng lưu, thì dù cá, lươn, vượn lớn dạng người, hay vượn tối cổ gì đi chăng nữa, thì loài noài chỉ có công năng sinh ra loài nấy, chứ không thể tiến hóa hay sản sinh ra loài người được. 

Vì thế, Đẳng lưu nhân-quả, là một trong những tư lương quan trọng trên con đường trung đạo, trong lộ trình tu tập thông đạt chánh kiến về duyên khởi hay mười hai chi duyên: “Yo paticcasamuppādam passati so dhammam passati - yo dhammam passati so paticcasamuppādam passati – Ai thấy được lý duyên khởi, người đó thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi”[26] – “Người nào thấy được lý Mười hai duyên khởi, chính người đó đã thấy được pháp; Người nào thấy được pháp, chính người đó thấy được Phật”[27].

Rừng Lu-mu, An Cư 2559
Phước Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3497)
Có những bài tán nghe qua là hiểu liền nội dung; nhưng cũng có những bài tán rất khó hiểu, không biết lý do vì sao? Trong đó có bài tán “Chiên Đàn” là một.
(Xem: 7355)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên.
(Xem: 4525)
Nhà nghiên cứu phật học K.SCHMIDT1 đã có lần nêu lên những điểm tương đồng giữa tri thức luận của Kant và của Phật học,
(Xem: 4578)
Theo đức Phật, vũ trụ không có khởi nguyên, không có tận cùng và khoảng không vũ trụ vốn vô tận, gồm vô số thế giới như cát sông Hằng (Gangânadivâlukopama).
(Xem: 7352)
Phàm tất cả vạn pháp, vạn hữu trong vũ trụ được sanh ra và có mặt trên thế gian này đều có nguyên nhân, nguyên do đầu mối của nó.
(Xem: 2970)
Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám phá đạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phá vô cùng lý thú.
(Xem: 12221)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 4000)
“Nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa” là một đề tài có phạm trù không rộng lắm, nên ít có người khảo sát và nguồn tư liệu về nó cũng rất hạn chế.
(Xem: 3814)
Những gợi ý dưới đây có thể giúp chúng ta lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu, khó hiểu của kinh một cách hiệu quả, đồng thời giữ gìn sự trung thực với nội dung của ý kinh.
(Xem: 4229)
Giải thoát nghĩa là cởi mở những dây ràng buộc mình vào một hoàn cảnh đau khổ nghịch ý.
(Xem: 3691)
Trong hệ thống kinh tạng Đại thừa, Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng và phổ biến nhất.
(Xem: 5071)
Niết-bàn (Nirvana, Nibbana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhậnThượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu.
(Xem: 6695)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 4013)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay. Ví như ngài Huyền Trang ngày xưa tuyển dịch nhiều bài Tâm kinh như thế này để ...
(Xem: 4130)
Như Lai ngài đã du hành Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.
(Xem: 5345)
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 3792)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả
(Xem: 4539)
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.
(Xem: 3561)
Sống chếtvấn đề lớn nhất của đời người. Trong đạo Phật, chữ sanh tử (sống chết) là một từ được nhắc đến thuộc loại nhiều nhất
(Xem: 3935)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
(Xem: 4396)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho...
(Xem: 5396)
Khái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch.
(Xem: 3847)
Quán Thế Âm tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara
(Xem: 3942)
Trong khi thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
(Xem: 3880)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
(Xem: 4832)
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần);
(Xem: 4531)
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
(Xem: 4272)
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tại chúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
(Xem: 3844)
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh.
(Xem: 4647)
Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừaTrung QuốcNhật Bản chấp nhận hiện nay
(Xem: 4214)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(Xem: 6119)
Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các ảnh, tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều được tạo hình có tóc, điều này khiến
(Xem: 4611)
“Chiếc đồng hồ của tôi không đánh số 1 đến 12 mà chỉ có ‘now’, ‘now’, ‘now’ để nhắc nhở rằng ta đang sống”,
(Xem: 4957)
Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ).
(Xem: 4197)
Về tiểu sửcông nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật
(Xem: 4830)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới...
(Xem: 5673)
Khi Bồ-tát Long Thọ nói “bất sanh bất diệt” thì hẳn nhiên trước đó phải có cái gì đó có sanh và diệt.
(Xem: 3656)
Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giới Bồ Tát hay không.
(Xem: 4051)
Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay.
(Xem: 4593)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa.
(Xem: 5289)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta.
(Xem: 3151)
Thiền học là một môn học nhằm mục đích đào luyện trí tuệ để được giác ngộgiải thoát sanh tử mong đạt đến niết bàn tịch tịnh
(Xem: 4768)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài
(Xem: 4564)
Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen
(Xem: 4303)
Phật giáo Đại thừa có cách nhìn nhận mới về đức Phật và lời dạy của ngài.
(Xem: 4751)
Đức Phật Thích Ca là một đức Phật lịch sử xuất hiện giữa thế gian để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát.
(Xem: 4499)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể.
(Xem: 4608)
Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia.
(Xem: 7230)
Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau.
(Xem: 5216)
Trước hết, thời gian vật lý là khách quan và tồn tại bên ngoài tâm trí con người và là một phần của thế giới tự nhiên, thứ hai, thời gian tâm lý chủ quan và có sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức.
(Xem: 5011)
Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình.
(Xem: 4600)
Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.
(Xem: 5620)
Ngạ quỷ nghe kinh là một trong những đề tài khá quen thuộc trong kinh Phật. Người phàm thì không ai thấy loài ngạ quỷ, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
(Xem: 5282)
Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan.
(Xem: 4164)
Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm trước của Phật Giáo và văn bản cổ này đã giúp cho chúng ta ...
(Xem: 6024)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 4722)
Trước hết xin giới thiệu sơ lược những nét chính của hai bộ kinh Đại thừa lớn ở Ấn Độ mà chúng đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo Đông Á.
(Xem: 4885)
Từ khi Đức Như Lai Thế Tôn thị hiện cho đến hiện tại là 2019, theo dòng thời gian tính đếm của thế nhân thì cũng đã gần 2600 năm.
(Xem: 5495)
Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) là con của vua Surastra, sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII ở Sri Nagara thuộc miền Nam nước Ấn.
(Xem: 5625)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant