Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Năm Uẩn (song ngữ)

28 Tháng Chín 201511:18(Xem: 9992)
Năm Uẩn (song ngữ)

Năm Uẩn - Barbara O'Brien
(The Five Skandhas - Barbara O'Brien)

Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến


Nam Uan 1

Năm Uẩn

Đức Phật Thích Ca đã thường nói về Năm Uẩn, cũng còn được gọi là Năm Tập Hợp, hoặc là Năm Đống Hàng Cao Như Ngọn Núi. Nói chung, năm uẩn có thể được nghĩ như sau, khi năm thành phần nầy xảy ra cùng một lúc, sẽ tạo nên một con người. Mọi điều mà chúng ta nghĩ như là "Cái Tôi", chính là một chức năng của năm uẩn. Nói một cách khác, chúng ta có thể nghĩ rằng con người là một quá trình của năm uẩn.

Khi Đức Phật dạy về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), ngài bắt đầu bằng Sự Thật Thứ Nhất, cuộc đời là "khổ" (dukkha). Điều nầy được dịch ra là "cuộc đời là đau khổ," hoặc là "căng thẳng", hoặc là "không làm chúng ta hài lòng." Nhưng Đức Phật cũng dùng từ ngữ nầy theo ý nghĩa là "vô thường", và "có điều kiện." Có điều kiện có nghĩa là phải phụ thuộc vào một cái gì khác, hoặc là bị ảnh hưởng bởi điều gì khác.

Đức Phật dạy rằng năm uẩnđau khổ.

Các thành phần của năm uẩn cùng nhau làm việc, rồi chúng tạo nên một con người, hoặc là một "Cái Tôi." Tuy nhiên, Đức Phật dạy rằng không có "Cái Tôi" trong năm uẩn. Hiểu biết về năm uẩn, giúp cho chúng ta nhìn thấy những ảo ảnh của Cái-Tôi.

Xin lưu ý rằng những lời giải thích dưới đây rất là căn bản. Các tông phái khác nhau của Phật Giáo giải thích về năm uẩn hơi khác nhau, vì thế khi bạn tìm hiểu thêm về năm uẩn, bạn có thể thấy rằng những lời giảng dạy của một tông phái nầy, không hoàn toàn giống lời giảng dạy của một tông phái khác. Tôi cố gắng giải thích ý nghĩa của từ ngữ năm uẩn, để chúng không tùy thuộc vào một tông phái nào.

Trong cuộc thảo luận nầy, trước hết tôi sẽ nói về Sáu Giác Quan (Sáu Căn) và Sáu Đối Tượng Của Sáu Giác Quan (Sáu Trần), và tôi sẽ liệt kê dưới đây để chúng ta cùng tham khảo:

SÁU GIÁC QUAN (SÁU CĂN), GỒM CÓ:

1) Mắt
2) Tai
3) Mũi
4) Lưỡi
5) Thân
6) Ý

SÁU ĐỐI TƯỢNG CỦA SÁU GIÁC QUAN (SÁU TRẦN), GỒM CÓ:

1) Hình Tướng Trông Thấy (Sắc)
2) Âm Thanh (Thanh)
3) Mùi Hương (Hương)
4) Mùi Vị (Vị)
5) Những Gì Ta Xúc Chạm (Xúc)
6) Những Suy NghĩÝ Tưởng (Pháp)

NĂM UẨN LÀ GÌ? DƯỚI ĐÂY LÀ NHỮNG HƯỚNG DẪN CĂN BẢN:

1) UẨN THỨ NHẤT: HÌNH-TƯỚNG (SẮC), TIẾNG PHẠN LÀ RUPA

Từ ngữ tiếng Phạn Rupa, là hình-tướng hoặc là vật chất, là cái gì thuộc về vật chấtchúng ta có thể cảm thấy. Trong thời kỳ đầu tiên của văn học Phật giáo, hình-tướng (sắc) bao gồm Bốn Yếu Tố Lớn còn gọi là Tứ Đại (đất, nước, gió, lửa), cùng với những gì bắt nguồn từ bốn yếu tố trên. Năm giác quan đã được nhắc đến ở trên là (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) cùng với năm đối tượng tương ứng là (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là những gì bắt nguồn từ bốn yếu tố lớn nói trên.

Nói một cách khác cho dễ hiểu, hình-tướng (sắc) là một cái gì đó ngăn trở các giác quan. Thí dụ, một món đồ vật có hình tướng, nếu hình-tướng nầy ngăn trở tầm nhìn của bạn - vì bạn không thể nhìn thấy phía sau của hình-tướng nầy - hoặc là nếu hình-tướng nầy chiếm một khoảng không gian.

2) UẨN THỨ NHÌ: CẢM-GIÁC (THỌ), TIẾNG PHẠN LÀ VEDANA

Từ ngữ tiếng Phạn Vedana, là cảm-giác về thể chất hoặc tinh thầnchúng ta trải nghiệm qua sự tiếp xúc của sáu giác quan (sáu căn) với thế giới bên ngoài (sáu trần). Nói một cách khác, đấy là những cảm-giác qua sự tiếp xúc của mắt với hình tướng trông thấy, qua tai với âm thanh, qua mũi với mùi hương, qua lưỡi với mùi vị, qua thân thể với những gì ta xúc chạm, qua tâm (manas) với những suy nghĩý tưởng

Điều quan trọng đặc biệt để hiểu về tâm (manas), trong năm uẩn, là một giác quan, giống y hệt như mắt hoặc tai. Chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng, tâm là một cái gì đó giống như tinh thần hoặc linh hồn, nhưng khái niệm nầy thì không thích hợp với Phật Giáo.

Bởi vì cảm-giác (thọ) là trải nghiệm của sự vui thích hoặc sự đau đớn, nên những điều kiện của nó là sự ham muốn, hoặc là muốn nắm giữ lấy sự vui thích, hoặc là muốn lẫn tránh đi sự đau đớn.

3) UẨN THỨ BA: SỰ-NHẬN-BIẾT (TƯỞNG), TIẾNG PHẠN LÀ SAMJNA, HOẶC TIẾNG PALI LÀ SANNA

Từ ngữ tiếng Phạn samjna, là giác quan nhận-biết. Hầu hết những gì chúng ta gọi là sự suy nghĩ phù hợp với sự tập hợp của sự-nhận-biết (tưởng).

Từ ngữ tiếng Phạn samjna có nghĩa là "sự tổng hợp những kinh nghiệm." Đó là khả năng khái niệm hóa và nhận biết mọi thứ bằng cách kết hợp chúng với những thứ khác. Thí dụ, chúng ta nhận ra đôi giày như là đôi giày bởi vì chúng ta kết hợp chúng với kinh nghiệm chúng ta biết trước kia về đôi giày.

Khi chúng ta nhìn thấy một cái gì đó lần đầu tiên, chúng ta tự động tìm kiếm trong đầu óc của chúng ta, những thể loại mà chúng ta có thể kết hợp với đối tượng mới nầy. Thí dụ, chúng ta nhìn thấy "một dụng cụ có tay cầm mầu đỏ," và chúng ta đặt chúng vào thể loại "dụng cụ" và "mầu đỏ." Hoặc là, chúng ta có thể kết hợp đối tượng với bối cảnh của nó - chúng ta nhận biết một bộ máy là máy tập thể dục bởi vì chúng ta thấy chúng ở phòng tập thể dục.

4) UẨN THỨ TƯ: NHỮNG HÀNH-ĐỘNG-CỦA-TÂM-THỨC (HÀNH), TIẾNG PHẠN LÀ SAMSKARA, HOẶC TIẾNG PALI LÀ SANKHARA

Tất cả những hành động cố ý, tốt và xấu, được bao gồm trong tập hợp của những hành-động-của-tâm-thức. Những hành-động-của-tâm-thức hoạt động như thế nào? Chúng ta hãy nhớ đến những bài kệ đầu tiên của Kinh Pháp Cú (sau đây là bản dịch của Acharya Buddharakkhita) -

Tâm dẫn đầu tất cả các trạng thái về tinh thần. Tâm là chủ; tâm là nơi tất cả mọi ý tưởng bắt nguồn. Nếu một người nói, và hành động với tâm ô nhiễm, đau khổ sẽ theo sau người ấy, giống như các bánh xe theo sau chân con bò kéo.

Tâm dẫn đầu tất cả các trạng thái về tinh thần. Tâm là chủ; tâm là nơi tất cả mọi ý tưởng bắt nguồn. Nếu một người nói, và hành động với tâm thanh tịnh, hạnh phúc sẽ theo sau người ấy, giống như bóng với hình, không bao giờ lìa xa.

Sự tập hợp của những hành-động-của-tâm-thức có liên quan đến nghiệp, bởi vì các hành vi cố ý sẽ tạo nghiệp. Những hành-động-của-tâm-thức cũng chứa nghiệp tiềm ẩn, và nghiệp nầy xác định thái độ và tính thiên vị của chúng ta. Những thành kiến ​​và định kiến ​​thuộc về loại uẩn này, cũng như sự quan tâm và sự hấp dẫn.

5) UẨN THỨ NĂM: CÁI BIẾT (THỨC), TIẾNG PHẠN LÀ VIJNANA, HOẶC TIẾNG PALI LÀ VINNANA

Từ ngữ tiếng Phạn vijnana, là một phản ứng mà có một trong sáu giác quancăn bản, và có một trong số sáu hiện tượng tương ứng là đối tượng của nó. Thí dụ, cái-biết về nghe có tai làm căn bản, và âm thanh là đối tượng của nó. Cái-biết thuộc về tinh thần có tâm (manas) làm căn bản, và ý tưởng hoặc sự suy nghĩ là đối tượng của nó.

Điều quan trọng phải hiểu là cái-biết tùy thuộc các uẩn khác, và không tồn tại một cách riêng biệt. Đây là một cái-biết nhưng không phải là một sự nhận biết, vì sự nhận biếtchức năng của uẩn thứ ba (sự nhận biết, tưởng). Cái-biết nầy không phải là cảm giác, vì cảm giác là uẩn thứ hai (cảm-giác, thọ). Đối với hầu hết mọi người, đây là một cách khác để nghĩ về "cái-biết."

Điều quan trọng khác cần phải nhớ về cái-biết (thức), thì đây không phải là uẩn "đặc biệt", hoặc là uẩn "ở vị trí cao hơn" các uẩn khác. Cái-biết (thức) không phải là "cái-tôi." Hành động và phản ứng của tất cả năm uẩn tạo ra ảo ảnh của một cái-tôi.

The Five Skandhas

The historical Buddha spoke often of the Five Skandhas, also called the Five Aggregates or the Five Heaps. The skandhas, very roughly, might be thought of as components that come together to make an individual. Every thing that we think of as "I" is a function of the skandhas. Put another way, we might think of an individual as a process of the skandhas.

When the Buddha taught the Four Noble Truths, he began with the first Truth, life is "dukkha." This is often translated as "life is suffering," or "stressful" or "unsatisfactory." But the Buddha also used the word to mean "impermanent" and "conditioned." To be conditioned is to be dependent on or affected by something else.

The Buddha taught that the skandhas were dukkha.

The component parts of the skandhas work together so seamlessly that they create the sense of a single self, or an "I." But the Buddha taught that there is no "self" occupying the skandhas. Understanding the skandhas is helpful to seeing through the illusion of self.

Please note that the explanation here is very basic. The various schools of Buddhism understand the skandhas somewhat differently, so as you learn more about them you may find that the teachings of one school don't exactly match the teachings of another. The explanation that follows is as nonsectarian as I could make it.

In this discussion I'll be talking about the Six Organs or Faculties and their corresponding objects, so I'm going to list them here for reference:

THE SIX SENSE ORGANS OR FACULTIES

Eye
Ear
Nose
Tongue
Body
Mind

THE SIX CORRESPONDING OBJECTS

Visible form
Sound
Odor
Taste
Tangible things
Thoughts and ideas

WHAT ARE THE SKANDHAS? HERE IS A BASIC GUIDE. (THE NON-ENGLISH NAMES GIVEN FOR THE SKANDHAS ARE IN SANSKRIT UNLESS OTHERWISE NOTED.)

THE FIRST SKANDHA: FORM (RUPA)

Rupa is form or matter; something material that can be sensed. In early Buddhist literature, rupa includes the Four Great Elements (solidity, fluidity, heat, and motion) and their derivatives. These derivatives are the first five faculties listed above (eye, ear, nose, tongue, body) and the first five corresponding objects (visible form, sound, odor, taste, tangible things).

Another way to understand rupa is to think of it as something that resists the probing of the senses. For example, an object has form if it blocks your vision - you can't see what's on the other side of it - or if it blocks your hand from occupying its space.

THE SECOND SKANDHA: SENSATION (VEDANA)

Vedana is physical or mental sensation that we experience through contact of the six faculties with the external world. In other words, it is the sensation experienced through the contact of eye with visible form, ear with sound, nose with odor, tongue with taste, body with tangible things, mind (manas) with ideas or thoughts.

It is particularly important to understand that manas - mind - in the skandhas is a sense organ or faculty, just like an eye or an ear. We tend to think that mind is something like a spirit or soul, but that concept is very out of place in Buddhism.

Because vedana is the experience of pleasure or pain, it conditions craving, either to acquire something pleasurable or avoid something painful.

THE THIRD SKANDHA: PERCEPTION (SAMJNA, OR IN PALI, SANNA)

Samjna is the faculty that recognizes. Most of what we call thinking fits into the aggregate of samjna.

The word "samjna" means "knowledge that puts together." It is the capacity to conceptualize and recognize things by associating them with other things. For example, we recognize shoes as shoes because we associate them with our previous experience with shoes.

When we see something for the first time, we invariably flip through our mental index cards to find categories we can associate with the new object. It's a "some kind of tool with a red handle," for example, putting the new thing in the categories "tool" and "red." Or, we might associate an object with its context - we recognize an apparatus as an exercise machine because we see it at the gym.

THE FOURTH SKANDHA: MENTAL FORMATION (SAMSKARA, OR IN PALI, SANKHARA)

All volitional actions, good and bad, are included in the aggragate of mental formations. How are actions "mental" formations? Remember the first lines of the dhammapada (Acharya Buddharakkhita translation) -

Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind-wrought. If with an impure mind a person speaks or acts suffering follows him like the wheel that follows the foot of the ox.

Mind precedes all mental states. Mind is their chief; they are all mind-wrought. If with a pure mind a person speaks or acts happiness follows him like his never-departing shadow.

The aggregate of mental formations is associated with karma, because volitional acts create karma. Samskara also contains latent karma that conditions our attitudes and predilections. Biases and prejudices belong to this skandha, as do interests and attractions.

THE FIFTH SKANDHA: CONSCIOUSNESS (VIJNANA, OR IN PALI, VINNANA)

Vijnana is a reaction that has one of the six faculties as its basis and one of the six corresponding phenomena as its object. For example, aural consciousness - hearing - has the ear as its basis and a sound as its object. Mental consciousness has the mind (manas) as its basis and an idea or thought as its object.

It is important to understand that consciousness depends on the other skandhas and does not exist independently from them. It is an awareness but not a recognition, as recognition is a function of the third skandha. This awareness is not sensation, which is the second skandha. For most of us, this is a different way to think about "consciousness."

It is also important to remember that vijnana is not "special" or "above" the other skandhas. It is not the "self." It is the action and interaction of all five skandhas that create the illusion of a self.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14266)
Phật giáo là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là đạo đứcgiới luật làm nền tảng. Khi Phật còn tại thế, ngài chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn.
(Xem: 13292)
Chân Như vừa huân tậphai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
(Xem: 14257)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thứcchuyển hóa tâm linh...
(Xem: 15595)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụtuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
(Xem: 13283)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
(Xem: 19451)
Nghiệp là một trong các giáo lý căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của chúng ta đều do nghiệp của quá khứhiện tại chi phối.
(Xem: 24708)
Làm sao cái Biết nhận thức được tự tính không của đối tượng? Đối tượng mà ta nhận thấy (nhận biết của tâm) thật ra chỉ là thấy hình ảnh không của đối tượng mà thôi.
(Xem: 15803)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
(Xem: 37900)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 13532)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
(Xem: 13138)
Tu hành Duy thứcđạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉvọng tưởng không thật.
(Xem: 17243)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
(Xem: 13239)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17446)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21745)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13291)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14468)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12916)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13723)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28695)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23477)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34505)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28975)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32282)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11380)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 12086)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26365)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17450)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14598)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34650)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13185)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12344)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13458)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40610)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 27018)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14519)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13310)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13510)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12598)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13217)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12376)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11844)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12634)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17701)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12292)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12814)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18483)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14334)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 13045)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11387)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12228)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13529)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10905)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 11156)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10354)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 29006)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25382)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26923)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25849)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18743)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant