Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giáo Pháp Của Đức Phật Về Ngã

22 Tháng Giêng 201614:15(Xem: 8082)
Giáo Pháp Của Đức Phật Về Ngã

Nguyệt Xứng
GIÁO PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT VỀ NGÃ


Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc

Bản dịch Anh: Candrakirti. Lucid Exposition of the Middle Way.
The Essential Chapters from the Prasannapada of Candrakirti.
Translated from the Sanskrit by Mervyn Sprung
in collaboration with T.R.V. Murti and U.S. Vyas. Routledge, 1979. ( pp.174-177)

Giáo pháp của Đức Phật về ngã


Một người có thể phản đối: Nếu, như ông biện luận, thật tướng của sự vật là sự không sinh khởi của các sự cá nhân hoá Tôi và của tôi (hypostatizations of I and mine) trong quan tâm cá nhân hoặc phi cá nhân bằng cách xem bất kì sự vật, cá nhân hoặc phi cá nhân là thực trong tính đặc thù của nó, vậy thì ông nghĩ sao về các phát biểu sau đây của Đức Phật ?

“Ngã là người chủ của ngã. Có thể có một người chủ nào khác ?  Các kẻ trí đạt cõi trời bằng cách kiềm chế cái ngã. Ngã là người chủ của ngã.  Có thể có một người chủ nào khác ? Ngã là sự chiếu soi của ngã trong cả tốt và xấu”. Và các tương tự. Điều này chắc chắn mâu thuẫn với ông.
Chúng ta trả lời: Đức Phật có nói như thế và cũng nói “Trong thế giới này cá nhân không hiện hữu, ngã cũng không hiện hữu, bởi vì chúng là các sự vật duyên khởi”. Và cũng nói: “Thân không là ngã, ngã cũng không sở hữu thân, ngã không ở trong thân, thân cũng không ở trong ngã. Trong cùng cách nói như thế, thức không là ngã, ngã cũng không sở hữu thức, ngã cũng không ở trong thức, thức cũng không ở trong ngã”. Và cũng nói: “Tất cả các uẩn đều không có ngã”. 

Tại sao các kinh này không mâu thuẫn với các kinh được trích dẫn nói ở trước. Bởi vì mục đích của giáo pháp của đức Phật trong các kinh dẫn ở trước phải được thông hiểu. Nó là một quy luật phổ quát là sự phân biệt giữa chân lý cho các người đã liễu nghĩa (nitartha) và cái gì là chân lý chỉ thuần cho người cần giảng giải (neyartha) hiện hữu trong giáo pháp của chư Phật những vị  dốc lòng đối với sự thức tỉnh tâm tương tợ hoa sen của toàn thể vạn hữu đang được hướng dẫn, chư Phật như mặt trời không bao giờ lặn tắt và chư vị tuyệt vời trong năng lực tuệ quántrí tuệ siêu việtđại bi phổ quát.

XVIII.6  Chư Phật tạm thời sử dụng danh từ ngã và giảng về ý nghĩa  của vô ngã. Chư Phật cũng giảng ngã hoặc vô ngã cũng không hiện hữu.

Ý nghĩa là đây. Có các nhân vật (các nhà duy vật hoặc thế luận; materialists or naturalists), ngay dù đã có căn bản trong thế giới của tu tập thế gian, không nhìn thấy một cách đúng đắn mọi sự vật thế gian dù các sự vật này chỉ là các đối tượng mà mọi người có thị kiến bình thường nhìn thấy; đây là bởi vì con mắt của tâm trí họ bị hoàn toàn che phủ bởi một sự đục thấu kính thủy tinh thể mắt chỉ do tri kiến sai lầm, sinh khởi từ ngụy tín, rằng ngã không hiện hữu. Họ quyết định chấp thuận chỉ có các yếu tố được gọi là đất, nước, lửa và khí là tính thật tại. Họ đề khởi (claim) rằng tâm trí riêng chỉ sinh khởi từ thời kì thai nghén của bốn yếu tố, tương tự một thai nhi; ngay cho đến cả thời kì sinh thành của các chất thể như các rễ, củ rễ, cơm chín, và nước làm thành các thức uống say sưa, khí trung tiện, và các thứ . Do thế, bác bỏ một cách hăng hái một khởi đầu và một chấm dứt đối với một đời sống, họ phủ nhận ngã và hiện hữu tương lai. Đời sống này (thế giới; loka) là không thật / bất thực ; đời sống kế tiếpkhông thật ; các trái quả chín tới của các hành động tốt và xấu đều là không thật ; không có một sinh thể cá nhân nào được sinh ra, và các thứ . Bởi vì bác bỏ tất cả các điều này, họ quay sang thực hiện các nỗ lực tương tợ các mục tiêu lạc thú và qúy hiếm của cõi trờiđại lạc tối hậu; họ thực hiện một cách mãi mãi không ngừng nghỉ các hành động bất hảo bởi vì tập khí bẩm sinh của họ, và họ với năng lực thân tâm mạnh mẽ phóng vào trong các địa ngục .

Để làm chấm dứt niềm tin của những người như thế rằng ngã không hiện hữu, Chư Phật đôi khi đã duy trì, vì mục đích giảng dạy, rằng ngã hiện hữu. Chư Phật  điều chỉnh theo cõi chúng sinh sinh sống trong đó có 8400 tiêu chuẩn về con người (categories of creature) [trong đó có những người không thay đổi đường lối hành động một cách dễ dàng], tận tụy hoàn thành bản nguyện cứu độ toàn thể cõi chúng sinh và lưu xuất với kho báu vĩ đại của đại bi, trí tuệ thực dụngthông tuệ tối hậu, những vị không có đồng đẳng,  nối kết những điều này vào một pháp vị cam lộ /tính bất tử của giáo pháp Phật giáo (creation) [chú thích 6], các vị y sĩ cho đại bệnh phiền não, những vị thầy của nghệ thuật chữa lành, đã sẵn lòng thể hiện từ bi tới những kẻ đang cần sự hướng dẫn bất kể ở trình độ thấp nhất, trung bình, hoặc cao nhất, chư Phật, để làm chấm dứt cho các hạnh bất hảo của những kẻ ở trình độ thấp kém nhất, đã diễn tả các giáo pháp của chư Phật trong các quy định hàng ngày /thế gian. [= thế nên Chư Phật tạm thời nói với thế gian là có ngã]

Sự luận bác về lí thuyết rằng các sự vật có thể là không có nguyên nhân thì đã được nói đến trong Chương “Tác giả và tác hành” của bộ luận này và trong kệ tụng “hoặc là không có nguyên nhân” (Kệ tụng 1) và các chi tiết có thể được tìm thấy trong Nhập Trung Đạo (Madhyamakavatara). Thế nên không cần thiết luận bác quan điểm đó thêm nữa ở đây.

Tuy vậy, có các kẻ mà, giống như các con chim, bị buộc  vào các nối kết lâu dài và mạnh mẽ  do quyến luyến với Tôi và cái của tôi, các nối kết sinh khởi từ bảo vệ tính thực tại của ngã. Như thế, mặc dù chúng đã tiến bộ xa và không thực hiện các hành động bất hảo, không có khả năng vượt ngoài trạng thái bị sinh vào ba cõi hiện hữu (dục, sắc, và vô sắc), và không thể tới được thành phố đại lạc của niết bàn là nơi không có tuổi già, cũng không có chết .

Như thế chúng là nhóm trung cấp của những kẻ cần được hướng dẫn, và đối với chúng, chư Phật, trong ý muốn khai thị thuận lợi cho những kẻ cần sự hướng dẫn, cũng đã giảng dạy sự không hiện hữu của ngã để làm suy yếu các quyến luyến tới các tri kiến sai lạc về ngã và để đánh thức sự mong cầu về niết bàn.

Và có những kẻ là những người, nhờ có kỷ luật đức hạnh thuở trước, đã làm hoàn hảo tiềm năng của họ bằng sự tuân thủ vào chân lý diệu nghĩa thâm mật. Đối với những kẻ tín hạnh siêu đẳng (superior followers) như thế, với những kẻ niết bàn thì cận kề, những kẻ không còn quyến luyến vào một ngã, những kẻ có khả năng thâm nhập chân lý ẩn mật trong những diệu ngữ của các thánh giả vô thượng, chư Phật, thấy được giá trị cao quý của những kẻ này, đã dạy: “Không có ngã, bất kỳ ngã là cái gì hiện hữu hoặc không hiện hữu”. Lí thuyết về ngã, và lí thuyết về vô ngã đều đồng thời không là chân lí về các sự vật. Đó là tại sao điều này được giảng dạy: “Không có ngã, dù ngã là bất kỳ cái gì, cũng không có vô ngãvô ngã là bất kỳ cái gì”.

“No self whatsoever either exists or does not exist.” Even as the theory of self is not the truth of things, no more is the theory of non-self. That is why it is taught: “There is no self whatsoever, nor is there any non-self whatsoever.”

Như kinh Đại Bảo Tích (Aryaratnakuta) có nói: ‘Có một ngã’, Ca Diếp (Kasyapa), là một giáo điều. ‘Không có ngã’ là một giáo điều đối lập. Cái tránh được hai giáo điều này thì được nói là không có một bản chất tự tính, vượt ngoài thành lập (proof), không  tùy thuộc, không thể nhìn thấy, không trú sở, không thể nhận biết theo tâm niệm phân biệt. Ca diếp, nó là trung đạo; nó là cách thức đúng đắn quan liên thật tướng của các sự vật.

As is said in the Aryaratnakuta: ‘ “ There is a self ”, Kasyapa, is one dogma. “ There is no self ” is the opposing dogma. What avoids these two dogmas is said to be without a specific nature, beyond proof, not related, invisible, without an abode, not to be known conceptually. It is, Kasyapa, the middle way ; it is the right way of regarding the true way of things’.

Như được nói trong Vòng bảo châu của Long Thọ (Aryaratnavali) : ‘Và do thế trong thật tướng sự vật cũng không có tri nhận về ngã hoặc vô ngã. Bậc đại thánh đã xoá bỏ các tri kiến sai lầm có nguồn gốc từ ngã và vô ngã. Cái gì được thấy và nghe, và nói một cách khác, là được tri nhận thì bậc thánh không nói là hoặc thật hoặc giả. Từ một tri kiến sẽ sinh khởi cái đối lập của nó và cả hai sẽ không có cái nào là đúng thực’.

Bởi, trong cách này, chư Phật trong giáo pháp hiện hoạt về chân lý, luận bác ngã, vô-ngã và đồng thời cả hai ngã và vô-ngã, căn cứ vào các tập khí/ nết cũ của những kẻ được hướng dẫn, tuỳ theo họ ở trong các nhóm sơ cấp, trung cấp hoặc cao cấp, thế nên các nhà Trung Quán không có sự bất đồng đối với các bản văn giá trị chính xác.

Đó là lí do tại sao đại sư Thánh Thiên (Aryadeva) đã nói: ‘Kẻ nhận biết làm cách nào lúc khởi đầu, ngăn chặn không làm các ác hạnh gây hại, và tiếp đó làm cách nào ngăn chặn ngã gây hại, và sau đó, làm cách nào đặt tất cả các sự vật dưới sự kiểm soát, kẻ đó đã thành tựu trí tuệ ’.  Và ngài Long Thọ đã nói: ‘Cũng như khi nhà văn phạm muốn dạy ngôn ngữ, cũng thế đức Phật dạy Chân Lý tùy theo khả năng của những kẻ được hướng dẫn. Với một số kẻ, ngài đã dạy Chân Lý để hướng dẫn họ không làm các ác hạnh. Với một số kẻ, dạy họ lợi ích khi làm thiện hạnh; với một số kẻ, dạy cả hai, lợi ích không làm các ác hạnh, lợi ích làm các thiện hạnh. Và ngoài hai nhóm này, ngài dạy Chân Lý ẩn mật, làm khiếp hãi những kẻ dễ bị sợ hãi, bị che giấu trong sự không có hiện hữu tự tính, và dạy đại bi phổ quát; và với những kẻ khác , ngài đã dạy sự thật chứng giác ngộ. (Ratnavali IV. 94-96)

 Có một cách diễn dịch khác về kệ tụng này (XVIII.6). Học phái Số luận (Samkhya) và các học phái khác, sau khi chấp thuận sự chẳng có liên kết tất yếu giữa một tác hành và các hiệu quả của nó trong các thành tố kết hợp mà chúng ở trong giòng chảy liên tục (constant flux), vẫn nói về một ngã. Và các nhà lô ca gia đà / thế luận (lokayatikas; materialists; naturalists), không thấy, trong tri nhận triệt để theo quy luật, một ngã đang hành chuyển, [thế nên] họ nói về một vô ngã. Họ nói, ‘ một cá nhân thì chẳng là cái gì khác hơn là cái ở trong các lãnh vực giác quan. Thưa Đấng Cát Tường, cái gì kẻ học thức diễn tả bằng lời thì chỉ là cái suy luận sai lầm. ’

Cũng như những kẻ mắt lành mạnh không thấy các sợi tóc và các con muỗi, và bất kỳ thứ gì tương tự, mà các kẻ có bệnh mắt thấy,  thế nên chư Phật không có bất kỳ cách  nào thấy ngã và vô ngã là các sự-sự vật- vật có hiện hữu tự tính trong cách thức người bình thường tưởng tượng chúng. Chư Phật cũng đã dạy, ‘Ngã chẳng hiện hữu, vô ngã cũng chẳng hiện hữu’ (‘Neither self nor non-self exist’ has been taught as well by the Buddhas.) 

There is another interpretation of the karika. The Samkhya school and the others , accepting the lack of a necessary connection between and act and its consequences in compound elements which are in constant flux, still talk about a self . And the naturalists (lokayatikas) , not seeing, in rigorous perception, a transmigrating self , talk about a non-self. They say, ‘A person is absolutely nothing more than what is within the sensefields. O blessed one, what the learned talk about is but a faulty inference.

Even as those not sufferingfrom eye disease do not see the hairs and mosquitoes and such things which are perceived by those with eye disease, so the Buddhas in no way whatsoever see self and non-self as self-existing realities in the way the ordinary people imagine them. ‘Neither self nor non-self exist’ has been taught as well by the Buddhas.

Chú thích

1. Các bản dịch kệ tụng XVIII.6

Translated from Sanskrit by Mervyn Sprung, 1979

XVIII.6. Both ‘Self exists’ has been expounded and ‘The self does not exists’ has been taught to. And neither self nor non-self exist’ has been taught as well by Buddhas.

Translated from Sanskrit by K.K. Inada 1970, 1993

XVIII.6  The Buddhas has provisionally employed the term  ‘atman’ and instructed on the true idea of ‘anatman’.  They have also taught that any (abstract) entity as ‘atman’ or ‘anatman’ does not exist.

-------

Trung Luận. Hán dịch: Cưu ma la thập. Việt dịch: Thích Thiện Siêu 

XVIII.6.

Chư Phật hoặc dạy về ngã, hoặc dạy về vô ngã, trong thật tướng các pháp, không có ngã, không có phi ngã 

XVIII.6.

Chư Phật hoặc thuyết ngã
Hoặc thuyết ư vô ngã
Chư pháp thực tướng trung 
Vô ngã vô phi ngã

2. Để đoạn dứt sự e sợ danh từ VÔ NGÃ của phàm phu,

Đức Như Lai đã giảng trong Kinh Lăng già:

Phật bảo Đại Huệ:

Ta nói Như Lai Tạng chẳng đồng với cái thuyết “Chơn ngã” của ngoại đạo.

Đại Huệ! Ta có lúc nói Không, Vô tướng, Vô nguyện, Như thật tế, Pháp tánh, Pháp thân, Niết Bàn, lìa tự tánh, bất sanh bất diệt, bổn lai tịch tịnh, tự tánh Niết Bàn v.v… dùng những danh từ này để thuyết Như Lai Tạng xong, ấy là vì Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác muốn đoạn dứt sự e sợ danh từ VÔ NGÃ của phàm phu, nên nói cảnh giới lìa vọng tưởng, Vô Sở HữuNhư Lai Tạng.

Đại Huệ! Bậc Bồ Tát vị lai, hiện tại, chẳng nên sanh ngã kiến chấp trước.

Ví như thợ gốm nơi một đống đất dùng phương tiện nhơn công, nước, cây, bánh xe quay để làm ra các món đồ gốm, thì Như Lai cũng như thế; ở nơi pháp Vô Ngã lìa tất cả tướng của vọng tưởng, dùng đủ thứ trí huệ, phương tiện khéo léo, hoặc thuyết Như Lai Tạng, hoặc thuyết Vô Ngã.

Do nhân duyên này, nên cái thuyết Như Lai Tạng của ta chẳng đồng với cái thuyết chơn ngã của ngoại đạo.

Vì khai mở cái trói chấp ngã của các ngoại đạo, nên có cái thuyết Như Lai Tạng, khiến họ lìa vọng tưởng ngã kiến chẳng thật, ngộ nhập cảnh giới ba cửa giải thoát, mong họ chóng được Vô Thượng Bồ Đề.

Cho nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác phải thuyết Như Lai Tạng như thế. Nếu chẳng như vậy, ắt đồng với ngoại đạo.

Cho nên, Đại Huệ! Vì lìa kiến chấp của ngoại đạo, cần phải y theo pháp Vô Ngã của Như Lai Tạngtu học.

( Kinh Lăng già. Bản dịch Thích Duy Lực, trang 67-68)

---------------------

3. Ngã, và Toàn hảo xác định, trong Vòng hoa quý báu /Luận Bảo hành vương chính  (Ratnavali; Precious Garland)

(dịch từ: Nagarjuna’s Precious Garland (Ratnavali) translated by Jeffrey Hopkins. 2007)

(25)

Giáo pháp về toàn hảo xác định (definite goodness)

Chư Tối Thắng thuyết giảng

Vi diệuchấn động

Kẻ sơ trí thiếu học

(26)

Tôi hiện hữu, tôi sẽ không hiện hữu

Tôi có, tôi sẽ không có

Làm kẻ sơ trí sợ

Làm kẻ trí vô úy

(27)

Ngài cứu độ hữu tình

Nên nói các hữu tình

Sinh khởi ý niệm ngã

ý niệm ngã sở .

(28)

Ngã, ngã sở hiện hữu

Như tối hậu: đều sai

Vì chúng không an lập

Bởi bản thức thật tướng

(29)

Các uẩn tâm thân sinh

Từ ngã chấp sai lầm

Sao có thể tăng trưởng

Hạt giống giả thành thật?

(30)

Thấy các uẩn không thật

Ngã chấp bị buông bỏ

Do buông bỏ ngã chấp

Các uẩn không sinh nữa.

(31)

Cũng như mọi người nói

Hình của mặt được thấy

Tùy thuộc vào tấm gương

Không hiện hữu là mặt

(32)

Khái niệm ngã hiện hữu

Tùy thuộc vào các uẩn

Nhưng giống hình của mặt

Ngã không thật hiện hữu

(33)

Như không tùy thuộc gương

Hình của mặt không thấy

Niệm ngã không hiện hữu

Mà không tùy các uẩn

(34)

Khi tôn giả A nan

Được nghe nghĩa pháp này

Ngài đạt được pháp nhãn

Và giảng lại chư tăng.

---------------------------

(25) The doctrines of definite goodness

Are said by the Conquerors

To be deep, subtle and frightening

To the childish, who are not learned.

(26) “I am not, I will not be

I have not, I will not have,”

That frightens all the childish

And extinguishes fear in the wise.

(27) By him who speaks only to help beings,

It was said that all beings

Have arisen from the conception of I

And are enveloped with the conception of mine

(28) “The I exists, the mine exists,”

These are wrong as ultimates,

For the two are not [established]

By a thorough consciousness of reality as it is.

(29) The mental and physical aggregates arise

From the conception of I which is false in fact. (in fact:ultimately)

How could what is grown

From a false seed be true?

(30) Having seen thus the aggregates as untrue,

The conception of I is abandoned,

And due to abandoning the conception of I

The aggregates arise no more.

(31) Just as it is said

That image of one’s face is seen

Depending on a mirror

But does not exist [as a face],

(32) So the conception of I exists

Dependent on the aggregates,

But like the image of one’s face

The I does not at all really exist.

(33) Just as without depending on a mirror

The image of one’s face is not seen,

So too the conception of I does not exist

Without depending on the aggregates.

(34) When the Superior Ananda

Heard what this means,

He attained the eye of doctrine

And repeatedly spoke of it to monastics.

----------------------------------------

4. Definite Goodness. Sự toàn hảo xác định
Definite: clear and unambiguous : xác định.
Definitive: final and decisive; xác định rốt ráo; rốt ráoquyết định; minh định rốt ráo

Trong bản dịch ‘Trung Đạo. Chính tín căn cứ trong Suy lí’, Definite Goodness đã được dịch là: Tất cả toàn hảo.

01.12.2016, đọc lại Ratnavali (Vòng bảo châu) của Ngài Long Thọ, được biết Definite Goodness  = Skt. naihsreyasal, nên xin dịch là: Toàn hảo xác định
------------
Skt. naihsreyasa, được Jeffrey Hopkins dịch là Definite Goodness (Toàn hảo xác định) :

*"Như vậy đối với Skt. naihsreyasal,  tôi thích dịch theo nguyên văn " definite goodness" = " toàn hảo xác định" để  truyền đạt ý niệm rằng trạng thái giải thoát không còn sinh tử luân hồi (và đại giải thoát của trạng thái phật) thì vững bền và như vậy không giống như các địa vị cao trong sinh tử luân hồi có thể  suy sụp. Cũng vậy, có minh chứng là Vô năng thắng lữ (= Ajitamitra) đọc từ ngữ kết hợp này là toàn hảo một cách xác định 'definitely good' , hoặc' decidedly good' = toàn hảo một các quyết định, vì khi  giải thích kệ tụng 25 ngài nói: 

Từ những tu tập này, bạn thành tựu toàn hảo một cách xác định và sự giải thoát có công đức; thế nên, đây là những tu tập về sự toàn hảo xác định; nó đúng là toàn hảo một cách quyết định.  ( J. Hopkins. Vòng bảo châu của Long Thọ.p.46) 

‘... Thus for naihsreyasaI I prefer the literal translation " definite goodness" in order to convey the sense that the state of liberation from cyclic existence (as well as the great liberation of Buddhahood ) are stable and thus unlike high status within cyclic existence which can deteriorate. Also , there is evidence that Ajitamitra read the compound as "definitely good" , or "decidedly good", for in commentary on verse 25 a he says: 

From these [practices] one achieves the definitely good and virtuous liberation; therefore, these are [the practices of ] definite goodness; just it is definitely good .
(Jeffrey Hopkins. Nagarjuna 's Precious Garland . p.46) 

Hopkins cũng không đồng ý với cách dịch là final beatitude (đại lạc tối hậu) , vì beatitude xa nghĩa với goodness . 
Naihsreyasa có 2 phương diện -- giải thoát luân hồi sinh tử (liberation from cyclic existence) thì không là thành tựu tối hậu (final achievement), và chỉ có đại giải thoát của trạng thái phật (great liberation of Buddhahood) là thành tựu tối hậu duy nhất (the only final achievement) .

------------------

5. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về toàn hảo xác định:

Khi chúng ta nói về Phật pháp trong ngữ cảnh này, thuật ngữ Pháp hoặc tâm linh (Dharma or spirituality) là đang nói về sự tịch tĩnh của niết bàn -- giải thoát – và về toàn hảo xác định, một thuật ngữ bao gồm cả giải thoát cách tuyệt luân hồi, và vào sự toàn giác của trạng thái phật

(When we speak of Buddhadharma in this context, the term Dharma (or spirituality) refers to the peace of nirvana – liberation – and to definite goodness, a term that encompasses both liberation from samsara as well as the full enlightenment of buddhahood).

Chúng ta sử dụng thuật ngữ toàn hảo xác định bởi vì sự tịch tĩnh của niết bàn thì hoàn toàn tuyệt hảo, thanh tịnhvĩnh viễn.

(Đạt Lai Lạt Ma. Trung Đạo. Chính tín căn cứ trong Suy lí. Bài 1)

-------------

6. Pháp vị cam lộ / tính bất tử của giáo pháp Phật giáo

Từ ngữ ‘creation’ trong ngữ cảnh đoạn văn dài ca tụng Chư Phật, được dịch là ‘Pháp vị cam lộ / tính bất tử của giáo pháp Phật giáo’ là vì :

1. căn cứ ngữ cảnh và vị trí ‘creation’:  “… tận tụy hoàn thành bản nguyện cứu độ toàn thể cõi chúng sinh và lưu xuất với kho báu vĩ đại của đại bi, trí tuệ thực dụngtuệ quán tối hậu, những vị không có đồng đẳng, nối kết những điều này vào một pháp vị cam lộ /giáo pháp bất tử Phật (creation) [chú thích 6], các vị y sĩ cho đại bệnh phiền não, những vị thầy của nghệ thuật chữa lành, đã sẵn lòng thể hiện từ bi …”

Như vậy creation có “các vị y sĩ …” là nguyên một mệnh đề giải thích nghĩa đầy đủ hơn cho creation (nghĩa là creation có mệnh đề theo sau là đồng cách (apposition) -- (nói về văn phạm).

2. ‘creation’  xuất hiện khi ngài Nguyệt Xứng giảng kệ tụng 6. Ngài Nguyệt Xứng viết tiểu đề  “Tính bất tử của giáo pháp Phật giáo” và  tiếp theo giới thiệu kệ tụng11 ca tụng pháp vị cam lộ .  

Tụng 11

Chư Phật, Thế Giới Đại Thánh Chủ,

Giảng dạy pháp vị cam lộ,

Không một, không khác,

Không phi hiện hữu, và không thường hằng.

Tụng 11, Bản Anh: immortal truth: cam lộ tịnh pháp; cam lộ pháp

Cam lộ pháp (Phật Quang Đại Từ Điển. Thích Quảng Độ dịch)

Giáo pháp của đức Như lai. Tức pháp vị thanh tịnh, nuôi dưỡng thân tâm chúng sinh, ví như tính chất cam lộ.

Kinh Pháp hoa phẩm Dược thảo dụ (Đại 9, 20 thượng) nói:

“Ta là Thế tôn , chẳng ai sánh kịp, an ẩn chúng sinh, nên hiện ra đời. Vì đại chúng nói Cam lộ tịnh pháp, pháp có một vị, giải thoát Niết bàn”

Thập địa kinh luận quyển 2 (Đại 26, 130 trung) nói:

Như bệnh mong thuốc tốt, như ong nương nơi mật, chúng con cũng như vậy, mong nghe pháp cam lộ”

[Xem: luận Phật địa Q.4; Chú duy ma cật kinh Q.7]

7.  Cái ngã thường tại / thường hằng 
Có một lời phát biểu phổ biến, " Một cái ngã thường tại / thường hằng giữa các thành tố của hiện hữu cá nhân [= ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành , thức) thì được nhận biết là một 'thế giới' bởi vì thế giới được thành lập trên một niềm tin tưởng như thế ". Cá nhân bình thường này được gọi là một 'thế giới' khi mà kẻ đó bị thông hiểu là được đặt căn cứ trên năm thành tố của hiện hữu cá nhân [= ngũ uẩn] .
(Nguyệt Xứng. Minh cú luận)

***
There is a saying, " A permanent self among the factors of personal existence (skandhas) is known as a 'world' (loka) because world is founded on such a belief ". The ordinary person is called a "world" in so far as he is understood to be based on the five factors of personal existence. 
(Candrakirti. Prasannapada. Lucid Exposition of the Middle Way . p.230).
-----------
Chú thích : dịch Anh Việt -- thì THE ( definite articlce) là khó dịch. 
Trong câu trên -- The ordinary person -- được dịch là Cá nhân bình thường này -- vì thêm chữ NÀY, thì ngữ cảnh dễ hiểu hơn -- nghĩa là Cá nhân bình thường này tức là kẻ tin vào cái ngã thường tại / thường hằng -- trong câu trước .

-----

8. Ngài Nguyệt Xứng trong “Luận giải về Bốn trăm tụng của ngài Thánh Thiên” viết:

“Ở đây “ngã” là một hiện hữutự tính (svabhava) của các hiện tượng, đó là, không tùy thuộc vào cái khác. Sự phi hiện hữu của ngã này là vô ngã. Vô ngã này được thực chứng theo hai phương diện con người và các hiện tượng (khác) -- một vô ngã của các nhân thể và một vô ngã của các hiện tượng (khác) [nhân ngãpháp ngã].”

(trích theo J.Hopkins. Meditation on Emptiness .trang 637)

9. Bờ này bờ kia

Ngài Nguyệt Xứng viết trong Minh cú luận, trích dẫn Kinh Bát Thiên Tụng Bát Nhã:

“Bất cứ ai muốn trở thành một người đi theo một giác giả hoặc một giác giả, hoặc một pháp vương, mà không trực nhập sự tịch tĩnh này (bát nhã ba la mật), sẽ không thành tựu chi cả: một người mà không nhận ra được các bờ của một con sông sẽ không thể tới được hoặc bờ này hoặc bờ kia”

(“Whoever desires to become a follower of the realized one or a realized one himself, or a monarch of the truth, without attaining this imperturbableness, will achieve nothing: a man who does not discern the banks of a river will not arrive either at this bank or the other.”)

( trích từ trang 174, đoạn 354: Lucid Exposition of The Middle Way. The Essential Chapters from the Prasannapada of Candrakirti. Translated from The Sanskrit by Mervyn Sprung in collaboration with T.R.V. Murti and U.S. Vyas

Trong Vigrahavyavartani (Hồi tranh luận), Ngài Long Thọ nói Đức Phật giảng tính không, duyên khởitrung đạo là đồng nghĩa:

Tôi cung kính lễ Đức Phật vị vô thượng, và
Người giảng pháp tối thượng rằng 
Tính không, duyên khởi
Trung đạo có cùng một nghĩa. [71]

I prostrate to the Buddha who is unparalled, and
Who has given the supreme teaching that
Emptiness, dependent origination and
The middle path have the same meaning. [71]

------

10. lokayatikas ( materialist; naturalists): các nhà Thế luận ; Lô ca gia đà

KINH  NHẬP  LĂNG  GIÀ

- Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi

- Đời Nguyên Ngụy -

 - Việt dịch:  Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang

Quyển thứ sáu PHẨM THỨ NĂM: LÔ CA GIA ĐÀ 

 Lúc bấy giờ, Thánh giả Đại Tuệ Bồ tát lại bạch đức Phật rằng:

 - Thưa đức Thế Tôn! Một thuở, đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri nói rằng, đủ thứ biện thuyết của Lô Ca Gia Đà, nếu có gần gũi cúng dường người đó thì nhiếp lấy dục thực, chẳng nhiếp lấy pháp thực. Thưa đức Thế Tôn! Vì sao nói rằng, đủ thứ biện thuyết Lô Ca Gia Đà, gần gũi cúng dường, nhiếp lấy dục thực, chẳng nhiếp lấy pháp thực?

 Đức Phật dạy rằng:

 - Này Đại Tuệ! Lô Ca Gia Đà có đủ thứ biện tài, ngôn từ, câu cú xảo diệu mê hoặc thế gian, chẳng y vào như pháp mà nói, chẳng y vào như nghĩa mà nói, chỉ tùy theo sự ưa thích của tình cảm phàm phu ngu sithế gian mà nói việc thế tục, chỉ có ngôn từ khéo léo, chương cú mỹ diệu làm mất đi chính nghĩa. Này Đại Tuệ! Đó gọi là lỗi của Lô Ca Gia Đà đủ thứ biện tài lạc thuyết.

 Này Đại Tuệ! Biện tài như vậy của Lô Ca Gia Đà chỉ nhiếp lấy phàm phu ngu si của thế gian, chẳng phải vào pháp tướng như thật mà nói pháp, tự chẳng giác tri (hay biết) tất cả pháp rơi vào trong nhóm tà kiến nhị biên, tự mất chính đạo, cũng khiến cho người khác mất. Vậy nên họ chẳng thể lìa khỏi các đường, do chẳng thể thấy chỉ là tự tâm phân biệt chấp trước ngoại pháp có tướng. Vậy nên chẳng lìa khỏi hư vọng phân biệt.

 Này Đại Tuệ! Vậy nên ta nói, Lô Ca Gia Đà tuy có đủ thứ biện tài xảo diệu ưa nói các pháp nhưng mất chánh lý nên chẳng được ra khỏi sinh già, bịnh chết, ưu bi khổ não... tất cả khổ tụ, do y vào đủ thứ danh tự, chương cú, thí dụ, nói khéo để mê hoặc, lừa dối người

-------

Kinh Nhập Lăng già Bản dịch Sanskrit- English của D.T. Suzuki -- bản dịch Việt: Thích chơn Thiện - Trần Tuấn Mẫn 2005 -- nói về các nhà Thế luận / Lô ca gia đà -- Mục LXXIII pp. 285 - 297

-----------

11. Ngũ ngữ của Như Lai
Ngũ ngữ: Chơn ngữ, Thật ngữ, Như ngữ, Bất cuống ngữ, bất dị ngữ.
Phật thuyết chơn ngữ: là nghĩa chung với nhị thừa (có sanh tử để diệt, có Niết Bàn để chứng)
thật ngữ: là nghĩa chung với Bồ tát (nghĩa đại thừa, sanh tử Niết Bàn đều như hoa đốm trên không)
như ngữ: là nghĩa chung với Tam thừa--Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát – (trí huệ chẳng thể suy lường, lời nói chẳng thể diễn tả)
bất cuống ngữ: chẳng dối tức là vô hư
bất dị ngữ: thấy trước việc chưa đến nên gọi là bất dị tức là vô thật,
nên Phật nói pháp ấy là vô thật vô hư .
(H T Duy Lực lược giảng)

*

“Those all-beings of whom the Tathagata has spoken , they are indeed no-beings. Why? Because the Tathagata speaks in accordance with reality, speaks the truth, speaks of what is, not otherwise. A Tathagata does not speaks falsely”. 
(The Diamond Sutra – Edward Conze translated)
Kinh Kim Cương
Tu-Bồ-Đề! Như Lai là người chơn ngữ, thật ngữ, như ngữ, bất cuống ngữ,bất dị ngữ. Tu-Bồ-Đề! Pháp của Như Lai chứng đắc, ấy là pháp vô thật vô hư. 
-----------------------------------
12 . Vô minh

Vô minh: ignorance; fundamental ignorance; Skt. avidya.

Vô minh, cũng gọi là căn bản vô minhtâm thức nhận biết sai lầm về bản chất của thật tại, thế nên là nguồn của tất cả các phiền não tâm ý và 12 chi tiếp nối của duyên khởi.

Vô minh có hai loại: 1. che lấp (=chướng ngại) quan liên đến những hành động và hậu quả của những hành động. 2. che lấp quan liên đến chân như ( như thị; thật tướng; bản chất của thật tại ;…). (Ignorance is of two types: obscuration with respect to actions and their effects and obcuration with respect to suchness).

Che lấp về bản chất thật tại (như thị, thật tướng) phục vụ trong trạng thái động cơ nguyên nhân (serves as the causal motivation) cho tất cả các tái sinh trong sinh tử lưu chuyển, nhưng quy định khuôn khổ cho động cơ hành vận (in terms of operational motivation) vào thời điểm của hành động.

Che lấp quan liên đến hành động và hậu quả của hành động được đặc biệt định rõ là nguyên nhân của tích tập những hành động hình thành kết qủa sinh vào những cõi chuyển cư xấu ác .

Trong khi đó che lấp quan liên đến bản chất thật tại được đặc biệt định rõ là nguyên nhân của tích tập những hành động hình thành kết quả sinh vào những cõi chuyển cư hạnh phúc.

Trong sự lệ thuộc vào vô minh, những phiền não khác khởi sinh và trong sự lệ thuộc vào các phiền não này mà những hành động nhơ nhuốm bị tích tập.Từ những cái này mà tất cả những đau thương trong sinh tử lưu chuyển sản sinh. Thế nên tất cả những phiền não và những lỗi lầm khởi sinh trong sự lệ thuộc vào vô minh.

[2b] Si, Ngu si.

Si, Ngu si ; delusion; Skt. moha; mudha.

Ngu si. Cũng gọi Si.Vô minh.

Không có trí sáng suốt, ngu tối mê muội, gặp việc không thể phán đoán đúng đắn, là 1 trong 6 phiền não căn bản [tham, sân, si, mạn, nghi, kiến (=ác kiến)].

Kiến chấp có 5 kiến: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến.

Si. Đồng nghĩa Vô minh, Vô trí. Ngu si, tên 1 tâm sở, là tác dụng tinh thần của sự ngu muội vô trí, không rõ sự lí.

Theo luận Du già sư địa quyển 86 thì Si còn có các tên gọi khác nữa là: Vô trí, Vô kiến, Phi hiện quán, Hôn muội, Ngu si, Vô minh, Hắc ám,…

[ Phật quang đại từ điển. xb 2000.Thích Quảng Độ dịch.7374 trang]

Si ở trong nhóm 5 phiền não căn bản: tham, sân, si, mạn, nghi . Năm thứ phiền não này thường sai khiến tâm thần hành giả, làm cho trôi nổi, lăn lộn trong ba cõi nên gọi là sử (ngũ độn sử). Trì độn, khó dứt trừ nên gọi là độn sử, tức là phiền não mê lầm với thế giới hiện tượng.

Tham, sân, si, mạn, nghi: attachment, aversion, delusion, pride, doubt.

Si; Ngu si; Ngu si vô trí: delusion

---

 13. Ánh sáng

“ chư Phật như mặt trời không bao giờ lặn tắt và chư vị tuyệt vời trong năng lực tuệ quántrí tuệ siêu việtđại bi phổ quát.” ( Nguyệt Xứng)

*Ánh sáng vẫn chan hoà vũ trụ :

“ Như vậy ánh sáng là nguồn sống…nếu ánh sáng cho phép chúng ta nhìn thấy thế giới, thì bản thân ánh sáng lại không nhìn thấy được nếu không có các vật trong môi trường chặn đường đi của nó và làm cho nó bộc lộ mình…Tương tự, một nhà thiên văn học nhìn qua cửa sổ của phi thuyền không gian sẽ chỉ thấy không gian sâu thẳm tối đen như mực, mặc dù ánh sáng mặt trời choán đầy xung quanh anh ta. Ánh sáng mặt trời ở đây không đập vào cái gì nên không nhìn thấy được” (Trịnh Xuân Thuận. Những con đường của ánh sáng. Vạt lý và siêu hình học của ánh sáng và bóng tối. p.17)

Vô Minh

Chính sự vô tri / vô minh là bóng tối, vì nó ngăn không cho thấy đạo nghĩa chân thật”. (Thế Thân. Luận Câu Xá. Bản dịch Tuệ Sỹ. trang đầu)

14. Chú thích từ ngữ

elements of existence: các uẩn  

The self is the witness of the self in both good and ill: Ngã là sự chiếu soi của ngã trong thiện và ác

They, adjusting to the realm of living beings in which there are 8,400 categories of creature, …

=> creature  => creature of habit (often derogative) : a person who cannot easily change the way he/she does things.

derogatory: (formal) that makes someone / something appear poor in quality, bad, important etc : example: ‘Fool’ is a derogatory word

creature of habit: con người tính khí ( người không thể thay đổi đường lối hành động một cách dễ dàng

stem from something: have something as one’s origin 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7543)
Này các tì kheo, người thường tục, không có kiến thức tinh tế, quy phục thế giới hàng ngày của danh, và thấy các sự vật với con mắt, trung thành với các sự vật mà ...
(Xem: 7601)
Thưa đồng bào Tây Tạng của tôi, cả ở trong và ngoài Tây Tạng, cùng tất cả những người thực hành theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, và hết thảy những ai có...
(Xem: 6134)
Một thời Thế Tôn ngự tại tịnh xá Kỳ Viên. Bấy giờ Thiên tử Rohitassa, biệt danh Xích Mã, dung sắc tuyệt diệu, vào lúc cuối đêm, đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ dưới chân Ngài rồi kể rằng:
(Xem: 9998)
Khi nói một tâm thức trống không, thì nó trống không về cái gì? Tánh Không (Emptiness /Vacuité/sự Trống Không) phải chăng có nghĩa là...
(Xem: 7106)
Kinh điển của Ta nói nhiều vô lượng nghìn muôn ức, đã nói, hiện nói, sẽ nói… mà ở trong đó Pháp Hoa rất là khó tin, khó hiểu. Xa kín nhiệm sâu.
(Xem: 7336)
"Có bốn loại an lạc, nầy gia chủ, người gia chủ thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ khởi lên cho vị ấy. Thế nào là bốn ?
(Xem: 6998)
Trong bài viết này sẽ giới thiệu bảy loại vợ khác theo tinh thần Abidharma và các văn bản hệ Luật tạng hiện có trong Đại Tạng Kinh, đối chiếu với mười loại vợ theo Luật Tạng Bí-sô của văn điển Pāli và...
(Xem: 9371)
Ngài Huệ Năng (638-713) là một bậc cao Tăng của thiền lâm Đông Độ. Cuộc đời cũng như tư tưởng của ngài là nguồn chất liệu và xúc cảm thiêng liêng để hình thành nên...
(Xem: 5854)
Cái thái dương hệ, tinh hà vũ trụ kia, hợp rồi tan, tan rồi hợp. Tất cả cái này tạo thành quy luật của tồn tại, ảnh hưởng đến đời sống và địa cầu này.
(Xem: 7111)
Nói đến tái sinh, thường chúng ta nghĩ đến một thọ sinh mới. Một con người vừa chết và được tái sinh lại dưới các hình thức Trời, Ngườ,i Atula hay Súc sinhNgạ quỷ.
(Xem: 6534)
Mặc mũ giáp là tu hành Ba Thân: Pháp thân tánh Không, Báo thân ánh sáng các pháp, và Hóa thân như huyễn. Tu hành là dùng Chỉ Quán để...
(Xem: 6118)
Bát Chánh Đạo chính là con đường giúp ta thanh lọc tư tưởng, chuyển hóa tâm phiền muộn, khổ đau thành an lạc, hạnh phúc.
(Xem: 7177)
Trong cuộc sống, con người luôn chuẩn bị tâm thế để đối mặt với khổ đau. Khi khổ đau đến, hoặc chúng ta phải chịu đựng và quỵ ngã, hoặc...
(Xem: 14406)
TĂNG GIÀ THỜI ĐỨC PHẬT Thích Chơn Thiện Nhà xuất bản Phương Đông
(Xem: 20474)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 9480)
Ngày nay nếu chúng ta có dịp đọc lại trong kinh tạng, sẽ thấy có rất nhiều tư liệu nói về Bồ-tát Quán Thế Âm.
(Xem: 7895)
Luận Hiển dương Thánh giáo 顯揚聖教論, tiếng Phạn là Ārya-śāsana-prakaraṇa-śāstra hay Prakaranaryavaca-sastra (Acclamation of the Scriptural Teaching/ Treatise of Acclamation of the Sagely Teaching),,,
(Xem: 8201)
Bát chánh đạo’ hay Tám con đường cao quý (八正道 - āryāstāngika-mārga/còn được gọi là "Trung Đạo") là một trong những nền tảng của toàn bộ lời dạy của Đức Phật.
(Xem: 7462)
Pháp ấn, tiếng Phạn dharma-mudrā, trong đó dharma là pháp, là những lời dạy của Đức Phật, và mudrā là dấu ấn, là khuôn dấu, là đặc chất, là tiêu chuẩn.
(Xem: 9388)
Khái niệm về Niết bàn (Nirvana) đã xuất hiện hơn 2500 năm. Xuyên qua nhiều thế kỷ, biết bao học giảtriết gia đã cố gắng để...
(Xem: 7475)
Nếu mỗi sự-vật là chẳng có tự tính, không cái gì có thể sinh hoặc diệt, vậy thì từ hoàn toàn đoạn trừ hoặc diệt tận cái gì mà kết quả là niết bàn?
(Xem: 7495)
Hai pháp có thể hiểu biết phải được thông suốt: danh và sắc; hai pháp có thể hiểu biết phải được tận diệt: vô minhái dục; hai pháp có thể ...
(Xem: 7686)
Giải thoát hay tánh Không thì không chỗ nào không có, nên bất cứ ở đâu chúng ta cũng có thể gặp nó.
(Xem: 9494)
Đức Phật dạy: “Tất cả đều do “tâm” tạo”, “Trong các pháp, “tâm” dẫn đầu, “tâm” làm chủ, “tâm” tạo tác tất cả,,,
(Xem: 8801)
Hôm nay chúng tôi nói "vào cửa Không" tức là đi sâu vào phần nội tâm. Trong nhà Phật, chúng ta thường nghe nói: "Kẻ phàm phu thì chấp thân, đạo sĩ thì chấp tâm".
(Xem: 7401)
Niết bàn được Đức Thế Tôn miêu tả là hai phương diện cho những người sống một đời sống đức hạnh trong sáng, thực hành giới hạnh dẫn tới ...
(Xem: 7984)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiênloài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập
(Xem: 7045)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ...
(Xem: 7691)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Namhiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm.
(Xem: 9873)
Một trong những nhà lãnh đạo chính của phong trào Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ là đạo sư- tăng sĩ Long Thọ.
(Xem: 8294)
Trong tín niệm vãng sanh của một số truyền thống Phật giáo Bắc truyền, ở quá khứ cũng như hiện tại, đã căn cứ vào tình trạng nóng, lạnh từ thân thể...
(Xem: 8848)
Khi một người sắp chết, người ấy bắt đầu đánh mất sự kiểm soát ý thức của tiến trình tinh thần. Rồi đến lúc hành động và thói quen của người ấy bị ngăn trở với ký ức xảy ra.
(Xem: 7696)
Đức Phật là bậc đạo sư đầu tiên nhận thức được bản chất thực của bản ngã, rằng bản ngã không phải là một thực thể cụ thểtrường tồn,...
(Xem: 8850)
Muốn tâm an vui và có chánh kiến thì bình thường, ngoài việc làm phước chúng ta cần có thời gian học hỏi tu tập để có trí tuệ nhìn thấu lẻ vô thường và định tĩnh trước những cảnh bất như ý.
(Xem: 8675)
Thái độ tâm linh của đạo Phật không phải nằm trên bình diện siêu việt tính (plan transcendantal), nghĩa là không dính líu gì với đời sống này.
(Xem: 8012)
Lăng-già, Thập Nhị Môn Luận cũng như trong luận Thành Duy Thức có đề cập đến bốn loại duyên, từ đó có các pháp. Nhân duyên. Thứ đệ duyên. Duyên duyên.
(Xem: 9024)
Dược Sư, là danh hiệu đọc theo tiếng Hán, nguyên ngữ Sanskrit gọi là Bhaiṣajya-guru-vaiḍūrya-prabhā-rāja, hay ngắn gọn hơn: Bhaiṣajyaguru,
(Xem: 9439)
Đọc lịch sử Đức Phật ta vẫn còn nhớ, sau 49 ngày tham thiền nhập định dưới gốc cây Bồ đề bên dòng sông Ni Liên Thiền, khi sao Mai vừa mọc thì ...
(Xem: 8765)
Nếu chúng ta bước vào Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) [1] sau khi qua Lăng già (Laṅkāvatāra) Kim cang (Vajracchedika), Niết-bàn (Parinirvāṇa), hay ...
(Xem: 8901)
Tôn giả Angulimala[1] trước khi gặp Phật, là một kẻ sát nhân. Sau khi xuất gia, tôn giả tinh tấn tu tập, lấy phép quán từ bi làm tâm điểm trong việc tu tập của mình.
(Xem: 7236)
Mỗi khi đọc Lại-Tra-Hòa-La trong kinh Trung A Hàm 1 thì lúc nào tôi cũng liên tưởng đến nhân vật Siddharta trong tác phẩm Câu Chuyện Dòng Sông...
(Xem: 9199)
Giáo lýđức Phật giác ngộ dưới cội cây Bồ đềduyên khởiduyên khởi là nguyên tắc vận hành của cuộc đời, không phải do...
(Xem: 8618)
Khi một Bồ tát tu tập một đạo lộ với các mantras, phát bồ đề tâm theo phương diện tương đốibản chất của đại nguyện, Bồ tát phải ...
(Xem: 7904)
“Nói kinh Đại thừa vô lượng nghĩa xong, Đức Phật ngồi kiết già nhập trong định ‘Vô lượng nghĩa xứ’, thân tâm chẳng động.
(Xem: 9655)
“Sắc tức thị không, không tức thị sắc (Sắc tức là không, không tức là sắc) là câu kinh đơn giảnnổi tiếng nhất trong hệ Bát-nhã Ba-la-mật của Phật pháp.
(Xem: 10206)
Nguyên đề của sách là The Essentials of Buddhist Philosophy dịch theo tiếng Việt là Tinh hoa Triết học Phật giáo. Nguyên tác: Junjiro Takakusu, Tuệ Sỹ dịch
(Xem: 8793)
Nếu muốn hiểu đúng về nghiệp và tái sinh, ta phải quán sát chúng trong ánh sáng của vô ngã. Chúng phản ánh vô ngã khá sống động, tuy nhiên...
(Xem: 8407)
Con đường đưa đến giác ngộ, giải thoátNiết Bàn chính là Bát Thánh Đạo, Tứ Diệu Đế; và phần quan trọng nhất trong con đường này là Thiền định.
(Xem: 7658)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là...
(Xem: 9360)
Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-nan-đà tập họp các đệ tử để...
(Xem: 7501)
Thế giới Pháp Hoa hay nhà cha vốn như vậy (Mười Như thị, phẩm Phương tiện, thứ 2), nghĩa là vốn có sẵn, cho nên sự trở về nhà nhanh hay chậm là tùy nơi chúng ta.
(Xem: 15380)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã trôi qua kể từ khi bậc Đạo Sư từ bi của chúng ta, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giảng dạy ở Ấn độ.
(Xem: 7328)
Từ nơi bản thể tịch tĩnh của Đại Niết-bàn mà đức Thế-Tôn thiết định Sīla: học xứ, học giới,.. nên học xứ ấy là nghiệp dụng của bản thể...
(Xem: 8518)
Ngày nay, người ta tìm thấy bản Bát-nhã tâm kinh xưa nhất được chép bằng thủ pháp Siddham[1] (Tất-đàn) trên lá bối...
(Xem: 12279)
Đối với người tu tập thuần thành thì cái CHẾT thực sự không phải là chết Mà là con đường dẫn đến sự giác ngộ viên mãn.
(Xem: 7337)
Thiền sư Bạch Ẩn ngày còn nhỏ rất sợ địa ngục. Một lần, Nichigon Shonin, cao tăng thuộc phái Nhật Liên, đã đến giảng tại ...
(Xem: 11532)
Ở bài này, chỉ dựa trên cơ sở Kinh Nikaya để xác minh ý nghĩa lễ cúng thí thực vốn có nguồn gốc trong hai truyền thống Phật Giáo.
(Xem: 8328)
Thời Thế Tôn tại thế, các đệ tử tại gia cũng như xuất gia đa phần đều tu tập tinh tấn, dễ dàng chứng đắc các Thánh vị.
(Xem: 8052)
Đức Phật nói rằng khi Ngài nhìn ra thế giới ngay sau khi Giác ngộ, Ngài thấy rằng chúng sanh cũng giống như...
(Xem: 7926)
Thuở quá khứ xa xưa, có Bồ-tát Tỳ-kheo tên là Thường Bất Khinh. “Vì nhân duyên gì có tên là Thường Bất Khinh?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant