Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch Bát-nhã Tâm Kinh

10 Tháng Chín 201609:26(Xem: 8527)
Giới Thiệu Lịch Sử Truyền Dịch Bát-nhã Tâm Kinh

GIỚI THIỆU LỊCH SỬ TRUYỀN DỊCH
BÁT-NHÃ TÂM KINH 
Phước Nguyên
batnhatamkinh

1/ KINH BẢN VÀ HUYỀN THOẠI

a. Truyền bản thủ pháp Siddam

Ngày nay, người ta tìm thấy bản Bát-nhã tâm kinh xưa nhất được chép bằng thủ pháp Siddham[1] (Tất-đàn) trên lá bối. Hiện tại, có hai lược bản Siddham được lưu trữ tại Nhật Bản, một bản được bảo tồn tại Hasedera (Trường Cốc tự, bản 1), còn một bản khác bảo tồn tại Hòryùji (Pháp Long tự, bản 2). Truyền thuyết cho rằng Tổ sư Bồ-đề Đạt-ma mang hai bản Tâm kinh Bát-nhã chép bằng mẫu tự Siddam đến Trung Hoa, rồi từ đó được truyền sang Nhật Bản.  Nhưng gần đây, qua sự kiểm chứng của các học giả phương Tây, xác định lược bản Siddham bảo tồn tại Hòryùji từ năm 609 đến nay được phiên dịch từ bản Hán ngữ của Huyền Tráng chứ không phải nguyên bản Sanskrit như nhiều vị trước đây đã nhầm lẫn.

Bởi vì, khi so sánh lược bản Devanagari và bản dịch Hán văn của ngài Huyền Tráng, cũng như bản La-thập, chúng ta thấy rằng có những điểm khác biệt như sau:

-Bản Devanagari không có câu: Độ nhất thiết khổ ách 度一切苦厄.

-Bản Devanagari có thêm câu: iha śāriputra rūpaṃ śūnyatā, śūnyataiva rūpam “SẮC ở đây là TÍNH KHÔNG, TÍNH KHÔNG là SẮC[2];

-Bản Devanagari có thêm: nābhisamayas “và không có hiện chứng”, sau phần "vô trí diệc vô đắc無智亦無得" của bản Huyền Tráng.

Một điều đáng chú ý là lược bản Siddam 2 lại rất giống với bản Hán văn của Huyền Tráng, tức có những phần thừa thiếu như trên.  Vì thế mà một số học giả Tây phương gần đây giả thiết rằng lược bản Siddam 2 này là phiên dịch từ bản của Huyền Tráng, chứ không phải là nguyên bản Sanskrit như F. Max Muller và Nanjo Bujiu đã lầm tưởng.

Nhưng cũng nên nói thêm rằng, Shotoku Taishi (Thánh Đức thái tử) ban chiếu chỉ kiến lập Hòryùji (Pháp Long tự) vào khoảng đầu thế kỷ thứ VII, tức trong thời gian trị vì của ông từ những năm 593 - 622, mục đích là để làm nơi bảo tồn và thờ kính lược bản Siddam 2 này. Như thế thì các học giả Tây phương đưa ra quan điểm trên đã phạm phải lỗi về thời gian tính, tức lầm lẫn về niên đại của văn bản hoặc sự kiện, vì Huyền Tráng dịch Tâm kinh là vào năm 649, sau sự xuất hiện của bản Siddam 2 này.

b. Các truyền bản Sanskrit

Thủ bản Sanskrit được công bố sớm nhất vào năm 1894, do công của học giả Nanjō Bunyū là người đầu tiên khám phá ra hai bản Siddam viết trên lá bối đã nói trên, nhưng ông chỉ tập thành, mà không phiên dịch ra Anh văn, và đăng trong Anecdota Oxoniensia, t.1, tháng 3 (1884).

Không lâu sau đó, có F. Max Muller là người đầu tiên tập thành và dịch cả hai lược bản và quảng bản từ bản lá bối Siddam lưu trữ ở Nhật tại chùa Hôryoji ra Anh văn in trong Sacred Books of the East (Đông phương thánh thư), tập 49, phần 2, trang 147 – 154; hai bản dịch này cũng được hiệu đính và in trong Buddhist Texts from Japan III, Anecdota Oxoniensia, 1894.

Nhưng phải đợi đến thời Edward Conze thì Tâm kinh Bát-nhã mới được chú ý nghiên cứu rộng rãi, ông là người đã tập thành hai bản kinh này bằng mẫu tự Devanagari mới được ông tìm thấy ở Bắc Ấn, lược bản do ông biên tập ngày nay vẫn còn đọc được với nhan đề: Prajñāpāramitāhṛdaya-sutra, bản này khá phổ biếnnghiên cứu nhiều nhất, in trong trong Buddhist Sanskrit Texts No. 17, Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ (part 1)[3].

Giáo sư H. W. Bailey cũng khám phá được một quảng bản của Tâm kinh bằng tiếng Ku-stana (Khotan, Vu Điền), được nói là xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VIII, và xác định là dịch phẩm từ quảng bản của Hán văn; thủ bản Ku-stana này hiện được bảo tồn trong Fonds Pelliot Collection của Thư viện Quốc gia Pháp.

Một thủ bản Sanskrit khác, được công bố tại Paris, in trong Mission Pelliot en Asie centrale: Série in-Quarto[4]năm 1940, bản này không phổ biến cho lắm, có lẽ do vì tả bản có nhiều chữ chép bị lầm và không đầy đủ như bản của Ed. Conze hay D.T.Suzuki.

D.T. Suzuki dịch lược bản Prajñāpāramitāhṛdaya-sutra và đăng trong quyển 3 Essays in Zen Buddhism (Thiền Luận, Essays III 190), theo ghi nhận của Suzuki ngoài dựa trên bản của Max Muller ông còn tham khảo bản Phạn-Hán của Huyền Tráng, cùng với một số ít thay đổi dựa trên các bản Hán dịch khác; bản của Suzuki cũng có một số khác biệt so với bản P.L. Vaidya, những điểm này sẽ được ghi nhận trong phần chú giải.

Ngoài ra, còn có H. L. Feer chỉ tập thành và chú giải quảng bản, in trong L"Essence de la Science transcendante en langues, Tibetain, Sanscrit, Mongol (Paris, 1886).

Còn nói về Truyền bản phiên âm Phạn-Hán của Huyền Tráng, theo sự ghi chép của chính ngài Huyền Tráng, khi đang trên đường đi Ấn độ, lúc còn ngụ tại chùa Không huệ, Ích châu, có gặp một thầy tăng ghẻ choc bệnh hoạn... Huyền Tráng dẫn vào chùa, tặng cho y phụcthực phẩm Thầy tăng bịnh ấy bèn trả ơn bằng cách dạy Pháp sư học thuộc bài kinh Bát-nhã ngắn gọn này. Sau đó, Huyền Tráng tiếp tục hành trình đi Ấn độ, lúc đến sa mạc Gobi (Mạc-hạ-diên/Sa hà) một bãi cát dài mênh mông trên 800 dặm, không chim thú, không cỏ cây, mây nước, gặp phải những gian nan và tân khổ qua những cảnh hoang dã bị bao phủ trong tuyết lạnh, bị cuốn bởi những ngọn gió lốc ào ạt, và thú dữ thường xuyên qua lại, Huyền Tráng một mình một bóng, đã vượt qua khỏi đoạn đường đầy kinh sợ đó bằng lời kinh “Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh” [5]

Huyền thoại còn kể thêm rằng, về sau, trong thời lưu trú tại Ấn độ, lúc ở tại chùa Na-lan-đà, nước Ma-kiệt-đà (Magadha), bất ngờ gặp lại thầy tăng trước kia. Vị tăng nói:

“Sư đã lặn lội hiểm nguy, cuối cùng đến được chốn này. Đó là nhờ vào pháp môn tâm yếu của chư Phật ba đời mà tôi đã truyền dạy cho thầy tại Chi-na. Nhờ kinh đó mà thầy được bảo hộ trên suốt cuộc hành trình. Nay đã thỉnh được kinh, chí nguyện của thầy đã trọn vẹn rồi. Ta là Bồ-tát Quán thế âm đây.” Nói xong ngài biến mất vào hư không[6].

Sau này, trở về Trung Quốc Huyền Tráng khởi sự công trình phiên dịch của mình, bản Hán Tâm Kinh của Huyền Tráng sao lục nguyên văn không nhuận sắc hay sửa đổi vì được nói là do chính Pháp sư Huyền Tráng thọ trì từ đức Bồ-tát Quán Tự tại, tuy rằng nó có nhiều chỗ không đồng nhất với bản phiên âm Phạn-Hán được chép trên vách đá chùa Hưng thiện, Tây kinh. Truyền bản Phạn, từ đó là bản Hán âm và dịch của Huyền Tráng, được gọi là Lược bản.

Hiện nay vẫn còn đọc được bản Phiên âm Phạn Hán này bảo tồn trong Đại Tạng Kinh 08, số hiệu 0256, Đường Phạn Phiên Đối Tự Âm Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, 1 quyển.

Tâm kinh lược bản Sanskrit (P.L. Vaidya) hiện lưu hành về cơ bản tương đương với bản Phiên âm Phạn-Hánchùa Hưng thiện. Sau này, nó được Truyền giáo Đại sư Không Hải, ghi chép mang về Nhật Bản, lưu truyền như là tàng bản tại chùa Pháp long, điều này được ghi nhận trong Đại Tạng Kinh 55, số hiệu 2160, trang 1058b28: 傳教大師將來越州錄: 般若心經梵本漢字一卷 truyền giáo Đại sư tương lai việt châu lục: Bát-nhã tâm kinh Phạn bản Hán tự, 1 quyển.

Ngoài ra, bản Sanskrit này còn được ghi nhận trong các kinh lục khác của Nhật bản:

Đại Tạng Kinh 57, số hiệu 2167, Nhập Đường Tân Cầu Thánh Giáo Mục Lục入唐新求聖教目錄, 1 quyển, Nhật Bản Viên Nhân soạn:  唐梵對譯般若心經 Đương Phạn đối chiếu Bát-nhã tâm kinh, 1 quyển[7].

Đại Tạng Kinh 57, số hiệu 2168b, Huệ Vận Luật Sư Thư Mục Lục, 1 quyển, Nhật Bản Huệ Vận soạn:梵本般若波羅密多心經一卷(醴泉寺般若三藏梵本) Phạn bản Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh (Bát-nhã Tam tạng Phạn bản), 1 quyển[8].

Còn có các bản  khác như: Pháp long tự (Đại hòa), tối cổ Phạn bản; Nguyên lộc 7Tịnh Nghiêm thư tả, cú nghĩa chú; An chinh 6, Y Thế tông Uyên mô khắcA-xoa-la thiếp thâu lục v.v..

2/ TRUYỀN BẢN TÂY TẠNG

Vào khoảng thế kỷ VIII, các bản Tâm kinh chép bằng tiếng Tây Tạng lần lượt xuất hiện, theo ước tính có tất cả có 7 bản. Người dịch đầu tiên là Vimalamitra, nhưng theo Ed. Conze có ý kiến rằng bản dịch lần hai của Prasastrasena là chính xác nhất.

Ngoài ra, ở trong Mongolian Kanjur (Đại Tạng kinh Mông Cổ) cũng có một bản, in trong Bí Mật Kinh[9]. Điều đáng chú ý là kinh này không có trong Kinh tạng Pali.

Gần đây, học giả R. Exell dùng lược bản Sanskrit Devanagari phiên dịch ra Pali, đăng trong The Wisdom gone beyond, do hội Social Science Association Press của Thái Lan phát hành (trang 6).

Hiện tại có thể tìm thấy trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng, ấn bản Tokyo tồn tại những bản dịch Tâm kinh Bát-nhãnhư sau:

-Thông trật đệ 88 Na, No. 531, trang 94b1-95b3, བཅོམ་ལྡན་འདས་མ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པའི་སྙིང་པོ Bcom-ldan-ḥdas-ma śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-paḥi sñiṅ-poBạc-già-phạm-đế Bát-nhã Ba-la-mật đa tâm 薄伽婆帝般若波羅蜜多心 (Skt. Bhagavatīprajñāpāramitāhṛdaya), do Rin-chen sde và Vimalamitra cùng dịch, hiệu đính bởi Dge-blo và Nam-mkhaḥ[10].

-Thông trật đệ 170Ju, No.2640, trang 243b4-245b2, ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པའི་སྙིང་པོའི་སྒྲུབ་ཐབས། Śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-paḥi sñiṅ-poḥi sgrub-thabsBát-nhã ba-la-mật-đa tâm thành tựu pháp (skt.Prajñāpāramitāhṛdayasādhana),  tác giả: Klu-sgrub sñiṅ-po,  dịch bản của Klan chuṅ và Vairocanarakṣita, và Rtag lo-tsā-ba hiệu đính.

-Thông trật đệ 170Ju, No.2641, trang 245b3-246b2, ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པའི་སྙིང་པོའི་སྒྲུབ་ཐབས་ཞེས་བྱ་བ། Śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-paḥi sñiṅ-poḥi sgrub-thabs shes-bya-baBát-nhã ba-la-mật-đa tâm thành tựu pháp 般若波羅蜜多心成就法 (skt.pajñāpāramitāhṛdayasādhana-nāma),  tác giả: Dārika-pa.

-Thông trật đệ 197Ma, No.3818, trang 267b1-280b7, འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པའི་སྙིང་པོའི་རྒྱ་ཆེར་བཤད་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-paḥi sñiṅ-poḥi rgya-cher bśad-pa Thánh Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm (kinh) quảng sớ 聖般若波羅蜜多心(經)廣疏 (Skt. Ārya-prajñāpāramitāhṛdayaṭīkā), tác giả: Vimalamitra, dịch bản của Nam-mkhaḥ ye-śes sde và Vimalamitra.

- Thông trật đệ 197Ma, No.3819, trang 280b7-286b4, འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པའི་སྙིང་པོའི་རྣམ་པར་བཤད་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-paḥi sñiṅ-poḥi rnam-par-bśad-paThánh Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm (kinh) giải thuyết 聖般若波羅蜜多心(經)解說 (skt. Ārya-prajñāpāramitāhṛdayavyākhyā ), tạo bởi Jñānamitra.

-Thông trật đệ 197Ma, No.3820, trang 286b5-295a7, བཅོམ་ལྡན་འདས་མ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པའི་སྙིང་པོའི་འགྲེལ་པ་དོན་གྱི་སྒྲོན་མ་ཞེས་བྱ་བ Bcom-ldan-ḥdas-ma śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-paḥi sñiṅ-poḥi ḥgrel-pa don-gyi sgron-ma shes-bya-ba 薄伽梵母般若波羅蜜多心(經)註義燈, Bạc-già-phạm mẫu Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm (kinh) chú nghĩa đăng (Skt.Bhagavatīprajñāpāramitāhṛdayaṭīkārtha-pradīpa-nāma), tác giả: Phyag-na rdo-rje, dịch sư Seṅ-ge rgyal-mtshan và Phyag-na rdo-rje.

- Thông trật đệ 197Ma, No.3821, trang 295a7-303b7, འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པའི་སྙིང་པོ་རྒྱ་ཆེར་འགྲེལ་པ Ḥphags-pa śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-paḥi sñiṅ-po rgya-cher ḥgrel-peThánh Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm (kinh) quảng chú 聖般若波羅蜜多心 (經) 廣註, (skt. Ārya-prajñāpāramitāhṛdayaṭīka), tác giả: Praśāstrasena

- Thông trật đệ 197Ma, No.3822, trang 303b7-313a4, ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པའི་སྙིང་པོའི་དོན་ཡོངས་སུ་ཤེས་པ śes-rab-kyi-pha-rol-tu-phyin-paḥi sñiṅ-poḥi don yoṅs-su-śes-paBát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh nghĩa chánh tri 般若波羅蜜多心(經)義正知 (skt. Ārya-prajñāpāramitāhṛdayārthaparijñāna),  tác giả Śrīmahājana và Seṅ-ge rgyal-mtshan.

3/ TRUYỀN BẢN HÁN DỊCH

Bát-nhã Tâm kinh Hán dịch đầu tiên có lẽ được tìm thấy trong Đại Tạng kinh 55, số hiệu 2145, Xuất Tam tạng ký tập 4, bản Kinh lục sớm nhất của Tăng Hựu. Đó là, Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật thần chú, 1 quyển 摩訶般若波羅蜜神咒一卷, và Bát-nhã-ba-la-mật thần chú, 1 quyển 般若波羅蜜神咒一卷. Nhưng cả hai đều được liệt vào các kinh dịch đã thất truyền, do đó không rõ nội dung như thế nào, không biết nó là bản ngắn hay bản dài, hay chỉ là đoạn thần chú[11].

Đại Tạng Kinh 49, số hiệu 2043, Lịch đại Tam bảo kỷ 4 ghi nhận trong hai bản đó, một bản được Phí Trường Phòng liệt vào các kinh dịch đời Hậu Hán nhưng đã thất truyền, nhan đề là: Bát-nhã ba-la-mật thần chú kinh, 1 quyển (hoặc không có chữ Kinh) 費長房 歷代三寶紀 般若波羅蜜神咒經一卷(或無經字)[12].

Bản thứ hai cũng trong Lịch đại Tam bảo kỷ 4Ma-ha Bát- nhã ba-la-mật chú kinh, 1 quyển (thấy trong Bảo xướng lục, hoặc gọi là Bát-nhã ba-la-mật chú kinh). 摩訶般若波羅蜜咒經一卷見寶唱錄或直云般若波羅蜜咒經) được liệt trong số các kinh dịch thời Ngô Ngụy (Tam quốc), xác định là do Ưu-bà-tắc Chi Khiêm (phiên dịch, A.D. 223-253), người Nhục-chi, dịch dưới thời Ngụy Văn đế[13]. Bản này hiện cũng thất truyền.

Theo truyền thống Hán Tạng thì bản dịch sớm nhất là có lẽ của Chi Khiêm, năm 223, nhưng đã thất lạc. Hiện lưu truyền trong Đại Tạng Kinh Hán dịch, chỉ thấy hai bản dịch Tâm kinh bản ngắn:

- Đại Tạng Kinh 08,  No. 0250, Ma Ha Bát-nhã Ba La Mật Đại Minh Chú Kinh, 1 quyển, Diêu Tần Cưu Ma La Thập dịch. Bản này là bản dịch sớm nhất hiện còn, được dịch năm 402 đời nhà Tần.

-Đại Tạng Kinh 08,  No.0251, Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh, 1 quyển, Đường Huyền Tráng dịch. Bản này dịch sau bản La-Thập hơn hai trăm năm, ngài Huyền Tráng vào năm 649, đầu tiên được khắc vào bia đồng trước cổng chùa Bạch Mã nơi Huyền Tráng trụ trì và dịch thuật kinh điển.

Nếu đem so sánh với truyền bản của Huyền Tráng, thì bản của La Thập cho thấy gần hơn với một đoạn trong Tạng Kinh 08, số hiệu 223, Đại phẩm Bát-nhã, quyển 1, phẩm 3 “Tập tương ưng” 摩訶般若波羅蜜經卷第一習應品第三[14]; hay Đại Tạng Kinh 07, số hiệu 220, Đại bát-nhã, phần hai, quyển 403, phần II, phẩm 3 “Quán chiếu”大般若波羅蜜多經卷第四百三 第二分觀照品第三之二[15].

Ngoài ra, còn có ngài Nghĩa Tịnh dịch lược bản, đại khái như bản Huyền Tráng, duy phần chú thì dùng Siddam chứ không dịch âm Phạn-Hán. Cả ba lược bản này về ý nghĩa tương đối giống nhau, duy bản Huyền Tráng vì văn chương lưu loát hơn cả, nên rất được phổ biến.

Tâm kinh Quảng được Pháp Nguyệt dịch năm 732, rồi đến Bát-Nhã và Lợi Ngôn trùng dịch năm 790. Cho đến Thi Hộ đời nhà Tống dịch lần cuối, cộng lại có tất cả 7 bản, nếu ta kể cả bản của Pháp Thành đời nhà Đường vừa tìm thấyĐôn Hoàng. Tâm kinh Bát-nhã quảng bản và những bản chú giảitham khảo thêm ở trong Đại Chánh Tân Tu:

-Đại Tạng Kinh 09, No. 0252, Phổ Biến Trí Tạng Bát-nhã ba-la-mật-đa Tâm Kinh普遍智藏般若波羅蜜多心經, 1 quyển, Đường Pháp Nguyệt trọng dịch.

- Đại Tạng Kinh 09, No. 0253, Bát-nhã ba-la-mật-đa Tâm Kinh般若波羅蜜多心經, 1 quyển, Đường Bát-nhã và Lợi Ngôn cùng dịch.

- Đại Tạng Kinh 09, No. 0254, Bát-nhã ba-la-mật-đa Tâm Kinh 般若波羅蜜多心經, 1 quyển, Đường Trí Tuệ Luân dịch.

- Đại Tạng Kinh 09, No. 0255, Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh (bản Thạch thất Đôn hoàng) 般若波羅蜜多心經 (燉煌石室本),Tam tạng Pháp sư Sa môn Pháp Thành dịch.

- Đại Tạng Kinh 09, No. 0257, Phật thuyết Thánh Phật mẫu Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, Thi Hộ dịch 佛說聖佛母般若波羅蜜多經.

Hiện nay, còn bảo tồn được khá nhiều bản sớ giải, xin lược nêu một vài bản như sau:

Đại Tạng Kinh 33, số hiệu 1710, Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh U Tán, 2 quyển, [ Đường Khuy Cơ soạn.

Đại Tạng Kinh 33, số hiệu 1711, Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Tán, 1 quyển,  Đường Viên Trắc soạn.

Đại Tạng Kinh 33, số hiệu 1712, Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Lược Sớ, 1 quyển, Đường Pháp Tạng thuật.

Đại Tạng Kinh 33, số hiệu 1713, Bát-nhã Tâm Kinh Lược Sớ Liên Châu Kí, 2 quyển, Tống Sư Hội thuật.

Đại Tạng Kinh 33, số hiệu 1714, Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Chú Giải, 1 quyển, Minh Tông Lặc và Như Khí đồng chú.

4/ BẢN DỊCH NGÔN NGỮ PHƯƠNG TÂY

a/Tiếng Anh

Riêng về bản dịch Anh ngữ có những vấn đề riêng của nó, hiện nay có rất nhiều bản dịch Anh từ bản Sanskrit và bản Hán Huyền Tráng, mỗi bản đều có một vài khuyết điểm riêng, hoặc không sát nghĩa, hoặc dài dòng lủng củng. Vì vậy, trong phần phụ lục văn chúng tôi sẽ tổng hợp các bản dịch của Suzuki và Garma Chang, bỏ đi những đoạn dư thừa, thêm vào chỗ thiếu sót, để tạo thành một bản Anh dịch tạm gọi là đầy đủ và sát nghĩa nhất làm dịch bản cho bản Sanskrit Vaidya và Hán bản của ngài Huyền Tráng.

Những bản dịch Anh có thể tìm kiếm dễ dàng trên mạng Internet, ở đây chỉ xin nêu một số bản dịch phổ biến như sau:

Như đã nói ở phần đầu, bản dịch đầu tiên do Nam Điều & Muller tựa đề: The Smaller Pragñâ-pâramitâ-hridaya-sûtra, in trong Sacret Books of the East vol. xlix, 1894, bản này được dịch từ nguyên bản Sanskrit, ông còn dịch cả bản quảng bản Tâm kinh: The Larger Pragñâ-pâramitâ-hridaya-sûtra.

Bản dịch thứ hai, D.T. Suzuki dịch và in trong Essays in Zen Buddhism v.3 (Thiền Luận tập 3) của kèm theo bản Sanskrit Devanagari.

Bản dịch Anh thứ ba hiện khá phổ biến của Ed. Conze, tựa đề: The Perfection of Wisdom, dịch và hiệu chú từ bản Sanskrit, bản này văn nghĩa sáng tỏ, gãy gọn nên được giới học giả rất ưa chuộng[16].

Ngoài rathể tham khảo thêm một số bản dịch khác như sau:

- Geshe Rabten, Echoes of Voidness, Wisdom, Includes the Heart Sutra with Tibetan commentary 1983.

- Donald S. Lopez, Jr. The Heart Sutra Explained, SUNY, The Heart Sutra with a summary of Indian commentaries, 1987.

- Thích Nhất HạnhThe Heart of Understanding, Parallax Press, The Heart Sutra with a Vietnamese Thiền commentary, 1988.

- Norman Waddell, Zen Words for the HeartHakuin's Commentary on the Heart Sutra Shambhala Publications, Hakuin Ekaku's commentary on Heart Sutra, 1996.

- Donald S. Lopez, Jr. Elaborations on Emptiness, Princeton, The Heart Sutra with eight complete Indian and Tibetan commentaries, 1998.

- Edward Conze, Buddhist Wisdom: The Diamond Sutra and The Heart Sutra, Random House, The Diamond Sutra and The Heart Sutra, along with commentaries on the texts and practices of Buddhism, 2001.

-Tetsugen Bernard Glassman, Infinite Circle: Teachings in Zen, Shambhala Publications, Translations and commentaries of The Heart Sutra and The Identity of Relative and Absolute as well as Zen precepts, 2003.

-Geshe Sonam Rinchen, Heart Sutra: An Oral Commentary, Snow Lion, Concise translation and commentary from a Tibetan Buddhist perspective, 2003.

-Red Pine, The Heart Sutra: the Womb of Buddhas, Counterpoint, Heart Sutra with commentary 2004.

-14th Dalai Lama, Essence of the Heart Sutra, Wisdom Publications, Heart Sutra with commentary by the 14th Dalai Lama, 2005.

-Geshe Tashi Tsering, Emptiness: The Foundation of Buddhist Thought, Wisdom Publications, A guide to the topic of emptiness from a Tibetan Buddhist perspective, with English translation of the Heart Sutra, 2009.

-Karl Brunnholzl, The Heart Attack Sutra: A New Commentary on the Heart Sutra, Shambhala Publications, Modern commentary, 2012.

-Doosun Yoo, Thunderous Silence: A Formula For Ending Suffering: A Practical Guide to the Heart Sutra, Wisdom Publications, English translation of the Heart Sutra with Korean Seon commentary, 2013.

Kazuaki Tanahashi, The Heart Sutra: A Comprehensive Guide to the Classic of Mahayana BuddhismShambhalaPublications English translation of the Heart Sutra with history and commentary, 2015.

Beal, Samuel, “The Páramitá-hridaya Sútra, or, in Chinese ‘Mo-ho-pō-ye-po-lo-mih-to-sin-king’, i.e. ‘The Great Páramitá Heart Sútra’.” Journal of the Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland 1 (1865). 25-29.

- Hurvitz, Leon, “Two Polyglott Recensions of the Heart Scripture.” Journal of Indian Philosophy 3 (1975). 61-66.

- Charles Luk Hong Kong (?): n.d., The Heart Sutra. Translated into Chinese from Sanskrit by Hsuan Tsang. Translated into English from Chinese Version by Upasaka Lu K'uan-Yu 〔Charles Luk〕.陸寬昱居士(由中譯英)『心經』.

b/Tiếng Pháp

Những bản dịch và chú giải Tâm kinh bằng Tiếng Pháp khôngphong phú cho lắm, một số văn bản nên tham khảo như sau:

-Sa Sainteté le Dalaï-lama, Leçons de sagesse. Le soutra du cœur (2005), trad., Pocket, coll. "Littérature", 2006, 208 p.

- Albert Low, Que suis-je ? Comment lire le Sûtra du Cœur (2010), trad., iUniverse.com, 2011, 140 p.

-Lama Denys, Le sutra du cœur, Prajña, 2003, 89 p.

c/Tiếng Đức

Hiện tại, có thể tìm thấy năm bản dịch Tâm kinh bằng tiếng Đức riêng lẻ hoặc trong các bản chú giải:

-Taisen Deshimaru Roshi: Hannya-shingyô. Das Sutra der Höchsten Weisheit. Kristkeitz, Heidelberg-Leimen 2002.

-Thích Nhất HạnhMit dem Herzen verstehen. 7. Aufl. Theseus, Berlin 2000.

-Dalai Lama: Der buddhistische Weg zum Glück. Das Herz-Sutra. Barth, Frankfurt a.M. 2004.

-Agetsu Wydler Haduch: Das Herz-Sutra = Maka hannya haramita shingyo. 4. Aufl. Zentrum für Zen-Buddhismus, Zürich 2001.

-Geshe Rabten: Essenz der Weisheit. Ein Kommentar zum Herzsutra. Dharma edition, Hamburg 1990.

5/TÂM KINH TIẾNG NHẬT

Dưới đây là một số bản Tâm kinh và sớ giải Nhật ngữ hiện đại:

- Kim cang tú hữu 金岡秀友『般若心経 bát-nhã tâm kinh』 講談社文庫 Giảng đàm xã văn khố, 1973, 講談社学術文庫giảng đàm xã học thuật văn khố, 2001年。

- Phước tỉnh văn nhã 福井文雅 『般若心経の歴史的研究』 春秋社 xuân thu xã, 1987年。

- Phước tỉnh văn nhã 福井文雅 『般若心経の総合的研究:歴史・社会・資料』 春秋社 xuân thu xã, 2000年。

- Dũng tỉnh hòa 涌井和 『般若心経を梵語原典で読んでみる -サンスクリット入門-』 明日香出版社minh nhật hương xuất bản xã, 2002年。

- Sơn trung nguyên 山中元 『サンスクリット文法入門 -般若心経、観音経、真言を梵字で読む-』 国際語学社 quốc tế ngữ học xã, 2004年。

- Cung phản hựu hồng宮坂宥洪 『真釈般若心経』 角川ソフィア文庫、2004年。

- Phước tỉnh văn nhã 福井文雅 『ヨーロッパの東方学と般若心経研究の歴史』 五曜書房ngũ diệu thư phòng, 2008年。

- Nguyên điền hòa tông 原田和宗 『「般若心経」の成立史論 大乗仏教と密教の交差路』 大蔵出版 Đại tạng xuất bản, 2010年。

7/BẢN TIẾNG VIỆT

Hiện tại, có khá nhiều bản dịch Việt ngữ Tâm Kinh Bát-nhã, sơ bộ có khoảng 30 bản dịch sang tiếng Việt dạng văn xuôi, văn vần, thơ v.v..

Xin giới thiệu một số bản dịch mang tính học thuậtvăn chương có thể dùng để tham khảo như sau:

-Trưởng lão Thích Trí ThủTâm kinh Bát-nhã Ba-la-mật dịch và chú giải, Quảng Hương Già Lam ấn hành, 1982.

-Thiền sư Thích Nhất HạnhKinh tinh yếu Bát-nhã, dịch và in trong Nhật tụng thiền môn, 2000. Ngoài ra còn viết kèm theo bản luận giảng Trái Tim Mặt Trời.

-Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, dịch và chú giải bản Anh ngữ của D.T. Suzuki trong Thiền Luận tập 3, sau in lạiThiền và Bát-nhã, viết công phu phần dẫn vào tâm kinh, dịch đầy đủ các lược bản và quảng bản Hán ngữ Tâm kinh, phụ lục các văn bản liên quan.

-Thích Phước Nguyên, Kinh Tinh Hoa Trí Tuệ Siêu Việt Toàn Hảo, dịch từ nguyên bản Sanskrit, so sánh với các truyền bản Sanskrit, đối chiếu bản Tây Tạng, và dịch các bản Hán ngữ quảng bản và lược bản v.v..

Ngoài ra còn các bản dịch Hán ngữ như của Trưởng lão Thanh Từ, Hòa Thượng Từ Thông, Chánh Trí Mai Thọ Truyền, v.v.. dịch từ bản La-thập.

Đa phần các bản Việt dịch từ Hán ngữ do ảnh hưởng cấu trúc ngữ pháp Hán, và chưa có điều kiện tham khảo các thư tịch tiếng Phạn, nên không tránh khỏi sự ngắt câu sai lệch, hay hiểu sai nội hàm của từ, nên dẫn đến việc hiểu lầm những ý nghĩa của Tâm kinh, điều này đã được Thượng tọa Tuệ Sỹ ghi nhận và phân tích cặn kẽ ở trong phần dẫn vào tâm kinh của tập Thiền và Bát-nhã, ở đây không cần thiết phải lập lại. Những điều cần thiết khác sẽ được trình bày ở các phần tiếp sau của tập chú giải.



[1] Siddam, phát triển từ lối Brahmin style cổ xưa. Viết từ phải sang trái. Được sử dụng ở miền Bắc Ấn vào đầu thế kỷ I, và ở Nam Ấn khoảng thế kỷ IV-V.  Từ Bắc Ấn, thư pháp này biến dạng theo lối gupta (gypta style) và truyền vào Trung quốcNhật Bản. Lối Nam Ấn được truyền vào Kucha và Khotan. Đến thế kỷ thứ XI, Devanagari mới xuất hiện.

[2] Xem bản dịch Việt từ bản Sanskrit của Phước Nguyên.

[3] Prajñāpāramitāhṛdayasūtram, Vaidya, Dr. P.L ed., Buddhist Sanskrit Texts No. 17 Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ (part 1). Darbhanga :The Mithila Institute, 1961.

[4] Benveniste, Texts sogdiens, Mission Pelliot en Asie centrale: Série in-Quarto, 3. Paris, 1940, 142-143. Cf. David A. Utz, A Survey of Buddhist Sogdian Studies (Bibliographia Philologica Buddhica Series Minor III), Tokyo: The reiyukai Library 1980.

[5]T50n2053, tr.224b6: Đại Từ ân tự Tam tạng Pháp sư truyện大慈恩寺三藏法師傳, quyển 1.

[6] T8n256 唐梵飜對字音般若波羅蜜多心經(并序 [燉煌出 S. 700])述序大興善寺石璧上錄出慈恩和尚奉Tựa bản phiên âm Phạn-Hán của Tâm kinh Bát-nhã, lược bản, khắc trên vách đá chùa Đại hưng thiện.

[7] T55n2167, tr. 1085c25.

[8] T55n2168B, tr. 1090b05.

[9] T.12, tr. 44a 45b.

[10] Peking:Rgyud (na)39b-41a 奈塘版:Śer-phyin sna-tshogs (ka)262b-264aRgyud (da)92a-94a 德格版:Śes-phyin (ka)144b-146aRgyud-ḥbum (na)94b-95b 拉薩版:Śer-phyin sna-tshogs (ka)259a-261aRgyud (tha)45a-47a 卓尼版:Rgyud (na)43b-45a.

[11] T55n2145, tr.31b9, ibid., tr.31b10:出三藏記集錄下卷第四 釋僧祐撰 新集續撰 失譯 雜 經錄第一: 摩訶般若波羅蜜神咒一卷, 般若波羅蜜神咒一卷(異本).

[12]  T49n2034, tr. 55c1.

[13] Ibid., tr. T49n2034, tr. 58b9: 摩訶般若波羅蜜咒經一卷(見寶唱錄或直云般若波羅蜜咒經)

[14] T8n223, tr. 223a9-223a25 摩訶般若波羅蜜經卷第一習應品第三. Cf.  T25n1509, tr. 327c11-328a18: Đại trí độ, quyển 36, giải thích phẩm 3 “Tập tương ưng” 大智度論釋習相應品第三 (卷三十六)

[15] T7n220, tr. 14a07-14a2: Đại Bát-nhã ba-la-mật-đa kinh, Huyền Tráng, quyển 403, phần II, phẩm 3 “Quán chiếu”;大般若波羅蜜多經卷第四百三 第二分觀照品第三之二.

[16] Cf. Edward Conze (1948) ‘Text, Sources, and Bibliography of the Prajñāpāramitā-hṛdaya.’ Journal of the Royal Asiatic Society, April 80(1-2): 33-51; (2000) Prajnaparamita Literature Munshiram Manoharlal Publishers (originally published 1960 by Mouton & Co.); (1967) ‘The Prajñāpāramitā-Hṛdaya Sūtra’ in Thirty Years of Buddhist Studies: Selected Essays, Bruno Cassirer. p. 147-167; Buddhist Wisdom Books: Containing the "Diamond Sutra" and the "Heart Sutra" (New edition). Thorsons, 1975.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8056)
Kinh Hoa nghiêm, nói một cách đơn giản, là bộ kinh nghiên cứu về Pháp giới và cách phát khởi trí tuệ để thể nhập Pháp giới. Trong Pháp giớilý sự vô ngạisự sự vô ngại... Hồng Dương
(Xem: 8847)
Các nhà khảo cổ phát hiện ra bằng chứng về 1 ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, niên đại khoảng năm 550 TCN... National Geographic
(Xem: 9364)
Học Phật Nên Biết - Tác Giả: Pháp Sư Thánh Nghiêm, Pháp Sư Ấn Thuận, Pháp Sư Kim Minh và Phương Khắc Minh; Dịch Việt: Thích Nguyên Thành
(Xem: 11542)
Kinh PHÁP CÚ là một bộ Kinh rất xưa, được xem là kinh Lời Vàng cho những ai có chí nguyện tu tâm, dưỡng tánh để tiến thân trên lộ trình hành đạo giải thoát... Thích Nữ Nguyệt Chiếu
(Xem: 7641)
Lâu nay nói đến các trường Phật họcNam Bộ, người ta thường nghĩ đến Phật học đường Nam Việt, Sài Gòn... Thích Minh Cảnh
(Xem: 12369)
Tự học tiếng Tây Tạng - Tạng Ngữ Hiện Đại - Losang Thonden, Việt dịch: Konchog Kunzang Tobgyal
(Xem: 143898)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 7008)
Với tinh thần đó, trong khi chuyển ngữ ra tiếng Việt thời nay, việc gỡ bỏ ba chữ đó là hoàn toàn hợp lẽ... Hoằng Quảng
(Xem: 11920)
Nội dung tu học Phật pháp nước ta đại bộ phận đều phát xuất từ các kinh điển Hán dịch... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 8669)
Thế giới này là một chuỗi dài nhân duyên nương tựa vào nhau mới bảo tồn sự sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 20032)
Tu Tâm, Dưỡng Tánh, Nhân quả, Tứ diệu đế, Từ bi, Chữ Hòa, Yếu tố hòa bình... HT Thích Thiện Hoa
(Xem: 9329)
Một bản ngã khi muốn có được cái gì từ người khác thường thích đóng vai một nhân vật nào đó để làm cho nhu cầu của nó được đáp ứng... Eckhart Tolle
(Xem: 10864)
Sắc Tức Là Không, Không Tức Là Sắc - Nguyên tác: Cư sĩ Lý Nhất Quang, HT Thích Thắng Hoan dịch Việt ngữ
(Xem: 13655)
Biểu tượng quốc gia của các nước như Thái Lan, Indonesia, và thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) là hình tượng chim thần Garuda... Huỳnh Thanh Bình
(Xem: 11490)
La Sát là từ được phiên âm của Rakshasa/ Raksha (Sanskrit) là một sinh vật thần thoạihình dáng, tính cách của loài người hoặc quỷ thần bất thiện trong Hindu giáo và Phật giáo... Huỳnh Thanh Bình
(Xem: 9440)
Ở xứ ta, sinh vật thần thoại Khẩn Na La, trong kinh văn Phật giáo là một trong “bát bộ chúng”. Trong mỹ thuật cổ, sinh vật thần thoại Kinnara này được giới nghiên cứu gọi là “Tiên nữ đầu người mình chim”... Huỳnh Thanh Bình
(Xem: 14523)
Muốn sáng lại ánh sáng sẵn có, muốn sống lại lẽ sống như thực, Thái-Hư Đại-Sư thâu tóm tinh-hoa Phật-học thành cuốn sách nhỏ nầy... HT Thích Tâm Châu
(Xem: 7310)
Lâu nay mỗi chúng ta theo đạo Phật nhưng có nhiều điểm nghi ngờ, thấy đạo Phật hình như tiêu cực, đa số chùa chiền đều ở trên núi, cách xa thành thị... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 32549)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời... HT Thích Trí Chơn
(Xem: 13170)
Đạo Phật đã chung sống với người dân Việt gần hai mươi thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 21054)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 39219)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 7179)
Trích dịch từ nguyên tác “A Complete Guide to the Buddhist Path” by Khenchen Konchog Gyaltshen, edited by Khenmo Trinlay Chödrön, Thanh Liên dịch sang Việt ngữ
(Xem: 9008)
Một cơn đau đớn cực độ cũng có thể đưa đến một thể dạng giác ngộ nào đó giúp mình mở rộng tâm thức và con tim hướng vào kẻ khác.
(Xem: 6773)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18/9/2013 đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni ... Hoang Phong
(Xem: 9799)
Bất nhị là không phải hai hay nhiều, cũng không phải một, mà là vô lượng hay không có số lượng. Số lượng là số đếm chỉ có trong thế giới tương đối, nhị nguyên... Truyền Bình
(Xem: 9511)
Thầy Tuệ Sỹ viết: “Bởi vì con cá dưới lòng sông không làm sao hiểu nổi chuyện kể đầy tính hoang đường của con rùa sau những chuyến du hành trên đất liền..." Đặng Công Hanh
(Xem: 8072)
Cứ một ngàn dải Ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới, một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới, một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới... Nhụy Nguyên
(Xem: 11850)
Các khoa học gia đã tìm thấy Thiền tập đều đặn có thể thay đổi cơ cấu hoạt độnghệ thống kinh mạch bên trong não bộ... Nguyên tác: Marc Kaufman; Trần Như Mai dịch
(Xem: 16203)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 9657)
Chúng tôi hi vọng tập sách nhỏ này sẽ giúp ích phần nào cho sự tu học của đại chúng. Chúng tôi cũng mong mỏi được các bậc cao minh tôn túc chỉ bảo cho những điều sai sót mà chúng tôi biết chắc chắn là không thể nào tránh khỏi được.
(Xem: 12290)
Theo kinh điển, hai truyền thống Nam truyền và Bắc Truyền đều thừa nhận Đức Phật có đầy đủ 32 tướng quý... Thụy Nguyên
(Xem: 8849)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật... Đương Đạo
(Xem: 15615)
Giáo Khoa Phật Học (3 Tập) Nguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ, Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và biên soạn bổ túc
(Xem: 8044)
Trong khi xem kinh, nên có con mắt trạch pháp để nhận định những lời nào Phật quyền thuyết, những lời nào Phật thật thuyết, những lời nào là chính yếu, những lời nào là phụ yếu...
(Xem: 17898)
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
(Xem: 8708)
Lương Vũ Đế, tự Tiêu Diễn, lên ngôi vào năm 37 tuổi, tại vị 49 năm, thọ 86 tuổi. Là vị vua sáng lập nên triều đại nhà Lương (502-556) trong giai đoạn Nam Bắc triều (420-589) của Trung Hoa.
(Xem: 8355)
“Nghiệp” là một danh từ triết học Ấn Độ có trước khi Đức Thích Ca xuất hiện. Ý nghĩa cơ bản của nó là “hành động” hoặc “thói quen”... Nguyễn Xuân Chiến
(Xem: 10573)
Nguyệt San Phật Giáo Việt Nam - Do Tổng hội Phật Giáo Việt Nam xuất bản năm 1956
(Xem: 15893)
Kỷ Yếu Về Cội - Là tư liệu quý giá về các Phật Học Viện Trung Phần: Báo Quốc, Phổ Đà, Hải Đức, Linh Sơn, Quảng Hương...
(Xem: 17552)
Danh từ tên gọi của Thủ Lư theo sách Trung Hoa Phật Quang Văn Hóa Thiên Phật Giáo Dụng Ngữ chép: "Thủ lư là lư hương cầm ở trên tay, còn gọi là Bỉnh hương lư, Thủ lư, Đề lư... Thích Tâm Mãn
(Xem: 7966)
Đại chúng bộbộ phái được xem là tiền thân của Phật giáo Đại thừa hoặc là bộ phái đóng góp nhiều trong lịch sử phát triển Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 13084)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 8083)
Phật dạy 20 điều khó không mang một sắc thái bi quan hay chán chường, mà nhằm chỉ dạy chúng ta phải ý thức rằng sự sống này phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống trên nền tảng của nhân quả... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 8656)
Đạo Phậtcon đường dẫn đến an vui giải thoát. Đức Phật là bậc đạo sư, là người dẫn đường chứ không phải là vị thần linh có quyền ban phước giáng họa cho ai... Hoàng Nguyên
(Xem: 9825)
Tam Nguyệt San Hải Triều Âm - Cơ quan phát khởi nền quốc học, Phật học, và Văn hóa Việt Nam do Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTN chủ trương từ 1973 đến 1975
(Xem: 10405)
Mục đích duy nhấtcuối cùng của con đường học Phật, tu Phật chính là thoát khỏi sinh tử. Trên đường đi tới điểm đích ấy, nền tảng chủ yếu hướng dẫn người tu Phật xuất gia lẫn tại gia không bị lạc lối được xem là sự nghiệp trí tuệ... Đoàn Ánh Loan
(Xem: 23349)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19438)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 10119)
Tuần San Đuốc Tuệ 1965 - Cơ Quan Phát huy tinh thần Phật Giáo, Khai triển văn hóa dân tộc - Miền Vĩnh Nghiêm trong GHPGVNTN 1965
(Xem: 8307)
Đặc San Hoằng Pháp Dharmaduta - Cơ Quan Truyền Bá Chánh Pháp Của GHPGVNTN 1973
(Xem: 24246)
Từ Điển Pháp Số Tam Tạng - Nguyên tác: Pháp sư Thích Nhất Như, Cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
(Xem: 8882)
Thế Thân, tác giả của bộ luận này vốn là một khai sĩ có quá nhiều truyền thuyết và ít nhiều sương khói trùm lên tiểu sử của ngài, đến nỗi cho đến nay, các học giả cũng chưa xác định được Thế Thân là ai.
(Xem: 8515)
Có thể nói rằng quan điểm bình đẳng về khả năng giải thoát tâm linh do Đức Phật đưa ra có một ý nghĩa cách mạng xã hội đáng kể...
(Xem: 8044)
Những hố thẳm triết lý mà Phạm Công Thiện nhắc tới là những hố thẳm tuyệt vọng của triết lý Tây Phương khi chưa tìm ra ngỏ thoát... Quán Như
(Xem: 17813)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 9545)
Hãy hướng tâm vào bên trong và cố gắng tìm niềm vui ở bên trong. Chỉ khi tâm đã được kiềm chế và dẫn dắt đúng hướng thì nó mới có ích cho chủ của nó và xã hội.
(Xem: 8244)
Lôgic học Phật giáo được hình thành trước logic học Aristote gần hai trăm năm. Hệ thống lôgic của Phật giáo "thực tế" hơn và mang một chủ đích hay ứng dụng rõ rệt hơn... Hoang Phong
(Xem: 24422)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 24775)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant