Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Luận Hiển Dương Thánh Giáo

18 Tháng Tư 201707:10(Xem: 8802)
Luận Hiển Dương Thánh Giáo

LUẬN HIỂN DƯƠNG THÁNH GIÁO


Đại sĩ
Vô Trước tạo luận

Pháp sư Huyền Trang dịch từ Phạn bản
Quảng Minh Việt dịch và chú giải

 
Luận Hiển Dương Thánh Giáo


D
ẪN NHẬP

 

          Luận Hiển dương Thánh giáo 顯揚聖教論, tiếng Phạn là Ārya-śāsana-prakaraṇa-śāstra hay Prakaranaryavaca-sastra (Acclamation of the Scriptural Teaching/ Treatise of Acclamation of the Sagely Teaching), là một bộ luận trọng yếu của Phật giáo Đại thừa Duy thức tông, do đại sĩ Vô Trước (無著,310-390) trước tác. Về hệ thống truyền thừa của Duy thức tông, nó bắt nguồn từ sau khi đức Phật nhập diệt 900 năm, ở Ấn độ có Bồ-tát Di lặc ra đời nói luận Du-già sư địa; ngài Vô trước vâng theo ý chỉ của luận này mà soạn ra các bộ: luận Đại thừa trang nghiêm kinh, luận Nhiếp đại thừa và luận Hiển dương Thánh giáo. Vào đời Đường, ngài Huyền Trang (玄奘, 602-664) phiên dịch luận này ra chữ Hán.

Luận này còn được gọi là Tổng bao chúng nghĩa luận 總苞眾義論, Quảng bao chúng nghĩa luận 廣苞眾義論 (vì bao quát các nghĩa của 10 chi luận), và gọi tắt là Hiển dương luận. Luận này có 20 quyển, nằm trong Đại chánh tân tu đại tạng kinh, tập 31, No. 1602. Luận này làm cho yếu nghĩa của bộ luận Du-già sư địa được sáng tỏ rực rỡ nhất, nên gọi là Hiển dương Thánh giáo, hoặc Tiểu Du-già luận. Luận này là một trong 10 chi luận Du-già[1]; là một trong 11 bộ luận của tông Duy thức[2] và là chỗ y cứ của luận Thành duy thức[3]. Thánh giáogiáo pháp của Phật. Trong nghĩa hẹp, Thánh giáo là “sáu kinh, mười một luận”[4], là “một kinh, một luận.”[5]

  Tìm trong Hiển dương luận có thể thấy một số định nghĩa về Thánh giáo, như sau: (1) Mười hai phần Thánh giáo: khế kinh, ứng tụng, ký biệt, phúng tụng, tự thuyết, duyên khởi, thí dụ, bản sự, bản sinh, phương quảng, vị tằng hữu phápluận nghị. (phẩm Nhiếp tịnh nghĩa, 508c15); (2) “Các việc ác chớ làm, Các việc lành vâng làm, Khéo điều phục tâm mình, Đó lời chư Phật dạy.” (phẩm Nhiếp tịnh nghĩa, 536a05); (3) Đức Bạc-già-phạm dựa vào ba xứ: sự, thời và bổ-đặc-già-la để lưu bố Thánh giáo, cho nên gọi là y xứ. (phẩm Nhiếp tịnh nghĩa, 538a25); (4) Thứ đệ, lược có ba thứ: 1. Thứ đệ viên mãn; 2. Thứ đệ giải thích; 3. Thứ đệ năng thành. Vì muốn hiển thị ba thứ đệ này, lược dẫn Thánh giáo. (phẩm Nhiếp tịnh nghĩa, 539b19) ; (5) Đạo lýThánh giáo: Thánh giáo là ba thứ Thánh ngôn, như trong kinh có nói: “Tâm dẫn thế gian đi, tâm lực để phòng hộ, tùy tâm sinh khởi rồi, tự tại đều tùy chuyển.” Lại nói: “Cho nên bí-sô! Hãy khéo chuyên tinh, như chánh đạo lý, quán sát nơi tâm,” Lại nói: “Bí-sô nên biết! Nói thành chủ tức là tất cả hữu thủ thức uẩn.” (phẩm Thành vô thường, 548c27-549a03)

           Tất cả có hơn 252 bài tụng, cuối quyển có phụ thêm Hiển dương Thánh giáo luận tụng 顯揚聖教論頌, 1 quyển, No. 1603, cũng gọi là Hiển  dương luận tụng. 

           Những sách chú thích của luận này gồm có: Nhập Du-già luận (sa. yogāvatāra), một luận giải về phẩm Thành Du-già của ngài Trần Na 陳那, hiện còn bản Tạng ngữ. Hiển dương sớ 顯揚疏, 1 quyển, của ngài Khuy Cơ 窺基 đời Đường; Hiển dương luận sớ 顯揚論疏, 8 quyển, của ngài Cảnh Hưng 璟興 người Tân la 新羅, v.v... nhưng đều đã thất truyền. Phật giáo thời hiện đại thì có: Âu Dương Cánh Vô 歐陽竟無 (1871 – 1943), Hiển dương luận, Nội học viện China, 1936; Lữ Trưng 呂澂 (1896 – 1989), Hiển dương Thánh giáo luận đại ý 顯揚聖教論大意, Nội học viện China, 1924; Đàm Huyền 談玄, Hiển dương Thánh giáo luận dữ Du-già sư địa luận tỷ giảo 顯揚聖教論與瑜伽師地論比較; Hayasshima Osamu (Tảo Đảo Lý 早島理), đại học Ryukoku, Kyoto, Hiển dương Thánh giáo luận nghiên cứu tự 顕揚聖教論研究序, cùng những biên khảo xuất sắc khác về luận này bằng Nhật ngữ của ông.

           Ngày nay, tại Bảo tàng lịch sử Seoul (the Seoul Museum of History) ở Nam Hàn, có trưng bày một bản in Hiển dương Thánh giáo luận được cho là bản kinh xưa nhất của Sơ điêu bản[6] Cao ly tạng (Tripitaka Koreana). Có khoảng 300 bản in của Sơ điêu bản vẫn tồn tại ở Hàn quốc, nhưng số lượng Sơ điêu bản ở Nhật bản là 2.400 bản in, trong đó phần lớn được lưu trữ tại chùa Nam Thiền (Nanzen), Kyoto, còn lại khoảng 600 bản in được lưu trữBảo tàng lịch sử dân gian Tsushima (the Tsushima Folk History Museum) cùng những nơi khác.[7]

          Hiển dương luận và Hiển dương Thánh giáo luận tụng do ngài Huyền trang dịch thành 2 bản riêng biệt, cho nên giới học giả thắc mắc không biết 2 tác phẩm này có cùng một tác giả hay là khác. Về vấn đề này, học giả Nhật bản là ông Vũ tỉnh Bá thọ 宇井伯壽 (Uihakujiu, 1882-1963) cho rằng Hiển dương luận là tác phẩm của ngài Thế Thân 世親, còn Hiển dương Thánh giáo luận tụng mới là tác phẩm của ngài Vô Trước. Quan điểm của ông là: Luận Tam vô tánh 三無性論 (No. 1617, 2 quyển, do ngài Chân Đế 真諦 dịch) tương đương với phần văn luận  giải của phẩm Thành vô tánh trong luận Hiển dương, còn luận Tam vô tánh và luận Chuyển thức 轉識論 (cũng do ngài Chân đế dịch) đều là một phần của luận Vô tướng 無相論. Vả lại, luận Chuyển thứcTam thập duy thức tụng 三十唯識頌 của ngài Thế Thân là cùng một bản mà dịch khác, cho nên biết luận Vô tướngtác phẩm của ngài Thế Thân. Cũng cứ theo đó mà suy thì biết luận Hiển dương hẳn là văn chú thích của ngài Thế Thân.

          Luận Hiển dương không tìm thấy trong Đại tạng kinh Tây tạng (Tibetan Tripitaka; Kagyur & Tangyur); dù vậy Du-già sư địa luận (No. 4035~4042) là bộ luận căn bản và quan trọng của Phật giáo Tây tạng. Các học giả phương Tây dường như không chú ý đến luận Hiển dương, vì lẽ không có Phạn bản và Tây tạng bản của luận này.

          Về thời gian phiên dịch, Hiển dương Thánh giáo luận được ngài Huyền Trang dịch từ ngày 1 tháng 10 năm Trinh Quán thứ 19 (645) nhà Đường, ở Phiên kinh viện, chùa Hoằng Phúc, đến ngày 15 tháng Giêng năm Trinh Quán thứ 20 (646) thì xong, sa-môn Trí Chứng, v.v… ghi lại. Hiển dương Thánh giáo luận tụng được Huyền Trang dịch vào ngày 10 tháng 6 năm Trinh Quán thứ 19, sa-môn Biện Cơ ghi lại.[8]

          Nội dung luận Hiển dương gồm có 11 phẩm, không ngoài 4 pháp là Giáo, Lý, Hành, Quả:

          1. Phẩm Nhiếp sự (quyển 1 – 4)

          2. Phẩm Nhiếp tịnh nghĩa (quyển 5 – 13)

          3. Phẩm Thành thiện xảo (quyển 14)

          4. Phẩm Thành vô thường (quyển 14)

          5. Phẩm Thành khổ (quyển 15)

          6. Phẩm Thành không (quyển 15 và 16)

          7. Phẩm Thành vô tánh (quyển 16)

          8. Phẩm Thành hiện quán (quyển 16 và 17)

          9. Phẩm Thành Du-già (quyển 17)

          10. Phẩm Thành bất tư nghị (quyển 17)

          11. Phẩm Nhiếp thắng quyết trạch (quyển 17 và 18 – 20)

          1. Giáo pháp (hình thức giáo lý) gồm trong phẩm Nhiếp sự. Phẩm Nhiếp sự nói đến 9 sự mà làm bản thể của giáo pháp. Những gì đức Phật Thích Ca giảng dạy không ngoài 9 sự này, đó là:

(1) Nhất thiết pháp: Nói về ngũ vị 106 pháp, đó là: 8 thức, 51 tâm sở, 15 loại sắc pháp (11 sắc pháp và 4 đại), 24 bất tương ưng hành pháp và 8 loại vô vi pháp (hư không, trạch diệt, phi trạch diệt, bất động, tưởng thọ diệt, thiện pháp chân như, bất thiện pháp chân như và vô ký chân như).

(2) Giới: Nói về tam giới sai biệt, tam thiên đại thiên thế giới v.v…

(3) Tạp nhiễm: Tức phiền não tạp nhiễm (có 128 thứ), nghiệp tạp nhiễm (tư tâm sở [ý chí, ý muốn, ý nghiệp] và tư sở khởi [cái do tư tác động: thân nghiệpngữ nghiệp]) và sinh tạp nhiễm (tức sự lưu chuyển sinh tử).

(4) Đế: Có 2: 1. Nhị đế (thế tục đếthắng nghĩa đế), cuối phẩm Nhiếp tịnh nghĩa nói rõ; 2. Tứ đế (khổ, tập, diệt và đạo).

(5) Y chỉ: tứ thiềntứ vô sắc định.

(6) Giác phần: Có 16: [1] 37 đạo phẩm; [2] Mười trí (thế tục trí, pháp trí, loại trí, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tha tâm trí, tận trívô sanh trí); [3] Ba giải thoát môn; [4] Bốn loại hành tích; [5] Chỉ quán; [6] Bốn cư xứ: tuệ cư xứ, đế cư xứ, xả cư xứ và tịch tĩnh cư xứ; [7] Bốn sở y (y pháp bất y nhân, v.v…); [8] Phát tâm bồ-đề; [9] Đại bi; [10] Mười thứ pháp hành; [11] Bảy thứ thông đạt; [12] Mười địa; [13] Mười độ; [14] Các Bồ tát hành; [15] Tác ý chân như; [16] Ý lạc rộng lớn.

(7) Hữu tình (Bổ-đặc-già-la): Có 7 loại hay 8 loại Hiền Thánh.

(8) Quả: Nói về chư đoạn, biến tri, thanh tịnh, v.v…

(9) Công đức: Là 4 vô lượng, 8 giải thoát, 8 thắng xứ, 10 biến xứ, vô tránh, nguyện trí, 4 vô ngại giải, 6 thần thông, tướng hảo của Phật, 10 lực, 4 vô úy, 3 bất hộ, 3 niệm trú, đại bi, 18 pháp bất cộng.

Chín sự này có thể khái quát cảnh, hành và quả. Năm sự đầu thuộc về cảnh. Sự giác phần thuộc về hành. Ba sự sau cùng thuộc về quả. Lại nữa, sự Nhất thiết pháp là chỗ dựa chung của thanh tịnhtạp nhiễm; sự giới và sự tạp nhiễm thuộc về tạp nhiễm, trong đó, sự giới là sở y của tạp nhiễm, còn phiền não, nghiệp và sinh là sai biệt của tạp nhiễm; sáu sự còn lại thuộc về thanh tịnh.

           Luận Du-già sư địa: “Sự khế kinh gồm có 4 A-cấp-ma (A-hàm, Agama): 1. Tạp A-cấp-ma; 2. Trung A-cấp-ma; 3. Trường A-cấp-ma; 4. Tăng nhất A-cấp-ma. Về Tạp A-cấp-ma, trong đây đức Thế Tôn quán sát căn cơ của người được giáo hóa, rồi tuyên thuyết giáo pháp tương ứng được trình bày bởi Như Lai và các đệ tử, đó là giáo pháp tương ứng uẩn, xứ, giới; tương ứng duyên khởi, thực, đế; tương ứng niệm trú, chánh đoạn, thần túc, căn, lực, giác chi, đạo chi, nhập xuất tức niệm, học, chứng tịnh, v.v… Lại y theo tám chúng, nói các giáo pháp tương ứng với các chúng. Về sau người kết tập vì muốn Thánh giáo tồn tại lâu dài, nên một phần kết tập thành các bài kệ tụng, rồi tùy chỗ thích ứng mà thứ lớp an bố.”[9]

          Nhiếp sự phần của luận Du-già sư địa, quyển 58, gom 9 sự này vào 3 loại lớn: 1. Năng thuyết: chỉ Phật và đệ tử Phật; 2. Sở thuyết: chỉ uẩn, giới, xứ, duyên khởi, thực, đế, niệm trú, chứng tịnh, v.v…; 3. Sở vị thuyết: chỉ tám chúng đệ tử Phật. Chín sự hay ba loại lớn, đó là nội dung của kinh Tạp A-hàm, và cũng có thể gọi đó là “Tu-đa-la” – “Sự khế kinh”.

           Đối chiếu với luận Du-già sư địa, ngài Ấn Thuận phân loại nội dung Tạp A-hàm thành 7 phần: 1. Ngũ uẩn; 2. Lục nhập xứ; 3. Tạp nhân: Nhân duyên, Đế, Giới, Thọ; 4. Đạo phẩm: Niệm xứ, Chánh đoạn, Như ý tục, Căn, Lực, Giác chi, Thánh đạo, An-na-ban-na niệm, Học, Bất hoại tịnh; 5. Bát chúng; 6. Đệ tử sở thuyết; 7. Như Lai sở thuyết.

           Tư tưởng của Tạp A-hàm có thể nói là căn bản của giáo pháp Phật thuyết, trong đó học thuyết Duyên khởi làm chủ đạo, gồm có 4 phần: (1) Ba pháp ấn (hoặc 4 pháp ấn); (2) Mười hai nhân duyên; (3) Bốn đế; (4) Tám Thánh đạo. Tư tưởng ấy thể hiện rõ nét trong luận Hiển dương. Bằng biện tài vô ngại, đại sĩ Vô Trước đã vận dụng kinh A-hàm để hiển dương Thánh giáo của Phật một cách sâu xatrọn vẹn. Bàng bạc trong luận Hiển dương là những câu kinh được trích dẫn trong kinh A-hàm, đặc biệt là sự giải thích kinh Trú học thắng lợi của Tạp A-hàm ở quyển 12 và 13. Qua những trích dẫn kinh văn, cho thấy vào thời đại Vô Trước hẳn phải có một Phạn bản Tạp A-hàm rất giống với truyền bản Tạp A-hàm mà ngài Cầu-na Bạt-đà-la[10] đã phiên dịch ra chữ Hán.

          2. Lý pháp (ý nghĩa, nội dung, bản thể của hình thức giáo lý) gồm 3 phẩm: Nhiếp tịnh nghĩa, Thành bất tư nghị và Nhiếp thắng quyết trạch.

Cuối phẩm Nhiếp tịnh nghĩa có đoạn văn tóm tắt sự biết nghĩa qua bốn sắc thái: “Nay ở phẩm đây hiển thị luận này có bốn sắc thái: 1. Sắc thái tối thắng; 2. Sắc thái tự thể; 3. Sắc thái thanh tịnh; 4. Sắc thái biện giáo.  Ở đây, sắc thái tối thắng có hai kệ tụng (1, 2); sắc thái tự thể có năm kệ tụng (3~7); sắc thái thanh tịnh có hai kệ tụng (8, 9) và sắc thái biện giáo có một kệ tụng (10).

          Sắc thái tối thắng, được phân làm hai: 1. Hiển thị luận này là tối thắng trong các luận; 2. Luận này có đủ bốn tịnh đức: nhiếp tất cả nghĩa, các luận thuyết ngoại đạo, tà giáo không thể phá hoại, dễ ngộ nhậpngộ nhập rồi thì bất hoại. Do đề cập đến bốn tịnh đức mà phẩm này có tên là “Tịnh nghĩa”.

          Sắc thái tự thể, là diệu lý của hai đế: 1. Thế tục đế: nói rộng về năm uẩn, giải thích đạo lý thế tục đế; 2. Chân đế: năm pháp (tướng, danh, phân biệt, chân như, chánh trí), ba tự tánh (biến kế sở chấp, y tha khởi, viên thành thật), bốn chân thật (thế gian, đạo lý, phiền não chướng tịnh trí sở hành,  sở tri chướng tịnh trí sở hành), bốn tầm tư (danh, tự tánh, giả lập, sai biệt giả lập), bốn như thật trí (do bốn thứ tầm tư dẫn ra).

          Sắc thái thanh tịnh, là dựa vào hai đế để khởi ba phương pháp tu tập theo thứ lớp: 1. Lắng nghe giáo pháp, quy y Tam bảo; 2. Tu hành tam học; 3. Do tu hành mà thành được đại bồ-đề và các quả công đức.

          Sắc thái biện giáo, được phân làm ba: 1. Biện phá 16 thứ dị luận, và tùy thời hiển thị chánh lý của Phật pháp; 2. Bảy thứ luận pháp, và giới thiệu kết cấu của nhân minhphương pháp luận lý của Phật giáo; 3. Bàn luận nội dung khế kinh qua hai phương diện văn và nghĩa, giải thích yếu nghĩa của kinh, thiện xảo của sự thuyết pháp, và nói rõ công đức thắng lợi của sự tu học.

          Phẩm Thành bất tư nghị nói về chín sự bất tư nghị: ngã, hữu tình, thế giới, nghiệp báo, cảnh giới bậc tĩnh lự, cảnh giới chư Phật, 14 sự không xác định, phi chánh pháp, tất cả phiền não được dẫn nhiếp. Trong 9 sự này, trừ 3 sự sau cùng, 6 sự còn lại, theo phẩm Nhiếp tịnh nghĩa, là những “pháp được lắng nghe”, cho nên không cần tư nghị. Người tư nghị về các sự ở đây, nếu trú ngã kiến mà tư nghị về ngã, hữu tìnhthế giới; nếu tìm cầu các sự không thể xác định, nghiệp báo, cảnh giới bậc tĩnh lựcảnh giới chư Phật; nếu tâm xao động lợi dưỡng đối với sự phi chánh pháp; nếu tâm tán loạn bởi tất cả phiền não dẫn nhiếp, thì không nên tư nghị, vì các sự ấy đưa đến sự không lợi ích và nó chướng ngại sự tu chỉ quán. Bất tư nghị là vì không cần tư nghị (như tư nghị về vũ trụ thế giới), hoặc khó thể tư nghị (như tư nghị về nghiệp báo), hoặc tư nghị không được (như tư nghị về cảnh giới của thiền định, cảnh giới của Phật). Đối với các sự ấy, nếu miễn cưỡng suy nghĩ tức là điên đảo chấp chặt, mệt nhọc vô ích.

          Phẩm Nhiếp thắng quyết trạch, trước đối chiếu 9 sự trong phẩm Nhiếp sự để kiến lập luận lý cho sự quyết trạch, nói rõ những nghĩa chưa nói, xiển dương thắng nghĩa của sự kiến lập giáo pháp Đại thừacông đức của Phật quả, sau cùng nói rõ đại ý của ba tạng: kinh, luật và luận.

3. Hành pháp (phương thức thực hành giáo lý) gồm 6 phẩm: Thành thiện xảo, Thành vô thường, Thành khổ, Thành không, Thành vô tánh và Thành Du-già.

Phẩm Thành thiện xảo đề cập 7 thứ thiện xảo đối với 5 uẩn, 18 giới, 12 xứ, 12 duyên khởi, xứ phi xứ, 22 căn và 4 đế. Dùng cái tuệ vô ngã để quán sát các đối tượng nói trên. Bảy thứ thiện xảo này là phương tiện của sự thực hành Du-già, bởi lẽ chúng khái quát được những đối cảnh sở duyên của hành giả Du-già, và do đây phá hết các tà chấp (7 thứ ngu si), đó là: 1. Biến mãn sở duyên; 2. Tịnh hành sở duyên; 3. Thiện xảo sở duyên; 4. Tịnh phiền não sở duyên.  Biến mãn sở duyên, có 4: (1) đối cảnh có phân biệt ảnh tượng là đối cảnh do tác ý thắng giải; (2) đối cảnh không phân biệt ảnh tượng là đối cảnh do tác ý chân thật; (3) đối cảnh biên tế các pháp là tánh tận sở hữu và tánh như sở hữu; (4) đối cảnh sở tác thành tựusở duyên của chuyển y. (Số 1 là sở duyên của chỉ, số 2 là sở duyên của quán, số 3 và 4 là sở duyên của cả chỉ quán.) Tịnh hành sở duyên, có 5: nhiều tham, nhiều sân, nhiều si, kiêu mạn và tầm tư. Thiện xảo sở duyên, có 5: uẩn, giới, xứ, duyên khởi, xứ phi xứ. Tịnh phiền não sở duyên, có 3: các tướng thô, tĩnh v.v.., chân nhưbốn Thánh đế.

Phẩm Thành vô thường, Thành khổ, Thành không và Thành vô tánh đề cập đến đối tượng của sự thực hành Du-già. Đối tượng ấy là 4 hành tướng của khổ đế: vô thường, khổ, không, phi ngã. Đối tượng ấy là nhân không, vì con ngườivô thường, khổ, không, và pháp không, vì các pháp là phi ngã hay vô tánh. Tạp A-hàm, kinh Vô gián đẳng, số 259: “Tôn giả Xá-lợi-phất nói: Ma-ha Câu-hi-la, A-la-hán lại cũng tư duy năm thọ ấm này là bệnh, là ung nhọt, là gai nhọn, là sát hại, là vô thường, khổ, không, phi ngã. Vì sao? Vì để được điều chưa được, để chứng pháp chưa chứng, để có hiện pháp lạc trú.Vô thường, khổ, không và vô tánh được thiết lập trên ba tánh là biến kế sở chấp, y tha khởi và viên thành thật. Sự thực hành Du-già là biến tri tánh biến kế sở chấp, là biến trivĩnh đoạn tánh y tha khởi, là biến trichứng đắc tánh viên thành thật.

Phẩm Thành Du-già nói rõ dựa vào thiền định thì phát khởi được thắng hạnh Du-già. Chính cái tuệ đáo bỉ ngạnphương tiện tối thắng của đại bồ-đề, vì vậy gọi là Du-già. Sự thực hành Du-già chính là thành tựu tuệ giác bát-nhã, là chỉ quán song vận. Do vô phân biệt chỉ và vô phân biệt quán mà thành tựu trí vô phân biệt xuất thế. Vô phân biệt là không phân biệt hữu và phi hữu, tức rời xa hai hý luận: pháp và pháp không. Đó là pháp tánh ly ngôn, vô ngã.

4. Quả pháp (thành quả của sự tu tập giáo pháp) là 1 phẩm Thành hiện quán. Phẩm này được phân làm hai: (1) Mười ba kệ tụng đầu là thành năng sở nhập, tức phương tiện của hiện quán; (2) Mười hai kệ tụng sau là thành sự tu tập, tức thành tựu 6 hiện quán.

Hiện quán là trí, là kiến, là minh, là tuệ. Đối với sự chứng vô phân biệt, Thanh văn thừa có những nghĩa không chung: Hiện quán của Thanh văntư duy thắng nghĩa về chân như ly tướng mà thành vô phân biệt. Hiện quán của Bồ-tát là đối với pháp và pháp không thì không có phân biệt có, không mà thành vô phân biệt. Pháp và pháp không vô phân biệt nên tánh biến kế vốn không thật có, thể của nó không thể thủ đắc. Tánh biến kế không thể thủ đắc nên Bồ-tát đối với sự triển chuyển sai khác của các hữu tình cũng không thủ đắc, cho đến sinh tửniết bàn sai khác, hữu lậuvô lậu sai khác, tội lỗicông đức sai khác cũng không thủ đắc. Do đó, Bồ-tát phát khởi a-thế-da đại ngã và a-thế-da quảng đại: “A-thế-da đại ngã: Các Bồ-tát hiểu được mình người bình đẳng, nên đem tín dục thanh tịnh mà làm cho các hữu tình đều được giải thoát. A-thế-da quảng đại: Các Bồ-tát đối với lưu chuyểntịch diệt, hiểu được cả hai bình đẳng, không có phân biệt, nên đem tín dục thanh tịnh mà làm lợi ích hữu tình, không trú cả hai.Vì vậy, chư Bồ-tát, từ sơ phát tâm bồ đề, phương tiện đến cứu cánh, nhân tu đến thành quả đều rộng lớn, hàng Thanh văn không thể sánh kịp.

Nói đến phương tiện của hiện quán là nói đến 10 yếu tố quyết định cho sự tu hiện quán, đó là:

        “1. Với chúng sinh, quyết định là không có ngã.

          2. Với tự tánh biến kế sở chấp, quyết địnhkhông thật có.

          3. Với vô ngã, quyết định là có.

          4. Với các tướng, quyết định là có.

          5. Với thô trọng, quyết định là có.

          6. Với bất diệt, quyết định là: (1) Vì không có chúng sinh ngã và pháp ngã nên bất diệt; (2) Vì có hai vô ngã [là chúng sinh vô ngãpháp vô ngã] nên bất diệt.

          7. Với sắc thái không hai, quyết định pháp và pháp không thì không có sai biệt.

          8. Với cái không, quyết địnhvô phân biệt.

          9. Với pháp tánh, quyết định không sợ: kẻ phàm ngu sống trong pháp tánh mà sinh các sợ hãi, còn người trí sống trong pháp tánh không có sợ hãi.

          10. Với sự tự tại, quyết định có khả năng đoạn dứt: ‘Tôi không còn phụ thuộc vào người khác để cầu phương tiện đoạn dứt [phiền não].

Căn cứ thứ lớp tu tậpphân chia hiện quán làm bốn giai đoạn: (1) Phát khởi: chỉ giai đoạn thực hành trước khi được hiện quán, là từ văn sở sinh trí cho đến thế đệ nhất pháp trí; (2) Chứng đắc: chỉ địa vị chánh hiện quán, tức kiến đạo; (3) Đẳng lưu: chỉ sự tu tập sau chánh hiện quán, tức tu đạo; (4) Thành mãn: chỉ hiện quán cứu cánh viên mãn, tức chứng đắc cực quả của ba thừa.

Luận về thể tánh của hiện quán thì lấy 6 thứ hiện quán sai biệt để hiển thị: (1) Tư hiện quán: Đó là tuệ được tác thành bởi tư, tối thượng phẩm tương ưng hỷ thọ. Nó quán sát cộng tướng của các pháp, dẫn sinh noãn v.v… Trong gia hành đạo, tác dụng quán sát các pháp của nó mãnh liệt nhất, nên đặc biệt lập thành hiện quán. Các pháp như noãn v.v… không phân biệt pháp một cách chi tiết, lại cũng chưa chứng nghiệm thật lý, do đó không phải là hiện quán. (2) Tín hiện quán: Đó là tịnh tín quyết định thuộc thế gianxuất thế gian, duyên đến đối tượng là Tam bảo. Nó hỗ trợ hiện quán để không thối chuyển, do đó được lập làm hiện quán. (3) Giới hiện quán: Đó là vô lậu giới. Nó trừ diệt cáu bẩn của sự phá giới, khiến quán được thêm sáng, do đó cũng được gọi là hiện quán. (4) Hiện quán trí đế hiện quán: Đó là trí vô phân biệt căn bản và hậu đắc, một cách triệt để, duyên phi an lập làm đối tượng. (5) Hiện quán biên trí đế hiện quán: Đó là trí thế xuất thế gian, duyên các an lập làm đối tượng, sau hiện quán trí đế hiện quán. (6) Cứu cánh hiện quán: Trí thuộc giai đoạn cứu cánh, tức tận trí, vô sinh trí.

           Sự phân chia giáo, lý, hành, quả như vậy chỉ là tương đối, vì trong mỗi phần pháp, mỗi phẩm đã bao hàm cả 4 pháp: giáo, lý, hành, quả.

           Sau đây là sự phân khoa theo ba tuệ văn, tư và tu:

(1) Văn tuệ là biết giáo pháp của Phật qua 9 sự (phẩm Nhiếp sự) và biết nghĩa của giáo pháp qua 4 sắc thái: tối thắng, tự thể, thanh tịnh và biện giáo (phẩm Nhiếp tịnh nghĩa).

(2) Tư tuệtư duy chính xácsâu xa về 9 sự, tức toàn bộ giáo pháp của Phật, để thấy Đại thừaPhật thuyết, Đại thừa thù đặc như thế nào, và chỉ quán của Đại thừa thì đặc hữu như thế nào (phẩm Nhiếp thắng quyết trạch). Tư tuệ còn là biết những gì không nên tư duy, vì vượt ngoài sự lý luận của con người. Như trong Tăng chi bộ kinh, IV. 77, có ghi bốn điều Phật cho rằng bất khả tư nghị: "Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạnthống khổ. Thế nào là bốn? Phật giới của các đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạnthống khổ. Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ... thống khổ. Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến... thống khổ. Tâm tư thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạnthống khổ.” (H.T Thích Minh Châu dịch)

(3) Tu tuệ bao gồm: a. Sở duyên của tuệ (phẩm Thành thiện xảo); b. Gia hành của tuệ: biến tri vô thường (phẩm Thành vô thường), biến tri khổ (phẩm Thành khổ), biến tri không (phẩm Thành không), biến tri vô tánh (phẩm Thành vô tánh); c. Thú nhập tuệ giác: quả hiện quán (phẩm Thành hiện quán) và nhân Du-già (phẩm Thành Du-già).

           Phân tích văn bản thì thấy luận Du-già sư địa và luận Hiển dương có bố cục tương đồng, cùng lấy Bồ-tát đạo làm chủ yếu. Luận Hiển dương (và Đại thừa A tỳ đạt ma tập luận 大乘阿毘達磨集論) là luận cương yếu, là bản tiết lược của luận Du-già sư địa.

           Luận Du-già sư địa có 100 quyển, gồm 5 phần chính:

           1. Bản địa phần: phân biệt bao quát và phong phú về 17 địa: (1) Ngũ thức thân tương ưng địa, (2) Ý địa, (3) Hữu tầm hữu tứ địa, (4) Vô tầm duy tứ địa, (5) Vô tầm vô tứ địa, (6) Tam ma tư đa địa, (7) Phi tam ma tư đa địa, (8) Tâm địa, (9) Vô tâm địa, (10) Văn sở thành địa, (11) Tư sở thành địa, (12) Tu sở thành địa, (13) Thanh văn địa, (14) Độc giác địa, (15) Bồ-tát địa, (16) Hữu dư y địa, (17) Vô dư y địa. (Quyển 1~50)

           2. Nhiếp quyết trạch phần: bàn sâu các vấn đề của 17 địa vừa kể trên. (Quyển 51~80)

          3. Nhiếp thích phần: bàn về vị trínghi tắc của các kinh được trích dẫn trong bộ luận. Các kinh xuất hiện thường nhất là các kinh A-hàm. (Quyển 81~82)

           4. Nhiếp dị môn phần: giải thích tên gọi và ý nghĩa của các pháp được nhắc tới trong kinh. (Quyển 83~84)

           5. Nhiếp sự phần: nêu rõ những điểm chính yếu trong giáo pháp của Phật như về uẩn, xứ, duyên khởi, thực, đế, giới, thọ, các bồ đề phần, nhập xuất tức niệm, tam học, chứng tịnh. (Quyển 85~100)

          Từ Bản địa phần của luận Du-già sư địa, ngài Vô Trước rút ra những yếu nghĩa để tập thành phẩm Nhiếp sự (quyển 1~4) và phẩm Nhiếp tịnh nghĩa (quyển 5~8), cụ thể là: lấy phần Giới luật nghi của sơ Du-già xứ thuộc Thanh văn địa, đưa vào phần Phân biệt Tăng thượng giới học sai biệt ở quyển 7; lấy phần Thế gian đạo của đệ tứ Du-già xứ thuộc Thanh văn địa, đưa vào quyển 7; lấy phẩm Bồ-tát công đức thuộc Bồ-tát địa, đưa vào quyển 8. Ngài Vô Trước cũng lấy 16 thứ dị luận trong Bản địa phần, đưa vào phẩm Nhiếp tịnh nghĩa (quyển 9 và 10); lấy mục Nhân minh luậnBản địa phần, đưa vào phẩm Nhiếp tịnh nghĩa (quyển 12 và 13). Xem mục lục và chú thích có thể thấy ngài Vô Trước đã trích lại những đoạn văn của luận Du-già sư địa để đưa vào các phẩm: Thành thiện xảo, Thành vô thường, Thành khổ, Thành không, Thành vô tánh, Th iHie

ành hiện quán, Thành du-già, Thành bất tư nghị (từ quyển 14 đến phần đầu quyển 17). Sau cùng, phẩm Nhiếp thắng quyết trạch (phần sau quyển 17 đến quyển 20) có những yếu nghĩa lấy từ Nhiếp quyết trạch phần của luận Du-già sư địa.

Trong sách Ấn Độ Phật giáo tư tưởng sử, pháp sư Ấn Thuận cho rằng: “Ba phẩm đầu của luận Hiển dương nhiếp lấy văn nghĩa của luận Du-già, tám phẩm sau: Thành vô thường, Thành khổ, Thành không, Thành vô tánh, Th iHie

ành hiện quán, Thành du-già, Thành bất tư nghị, Nhiếp thắng quyết trạch, thì chú trọng vào sự quán hạnh, minh định nghĩa lý sâu xa của Đại thừa thì hơn hẳn Thanh văn.”  Có thể nói luận Hiển dương là bản tóm tắt của luận Du-già sư địa, nhưng vẫn hiển thị được cấu trúc và giáo lý đặc thù của riêng nó. Và đó là lý do mà ngài Vô Trước trước tác luận này.

          Kinh Giải thâm mật ghi: “Thắng Nghĩa Sinh, trong chánh phápNhư lai khéo tuyên thuyết, khéo qui định, và được nói ra bởi ý muốn cực kỳ trong sạch, vẫn có những nhận thức khác nhau của nhiều hạng người. Như lai vốn căn cứ ba vô tánh như trên, nhưng do mật ý sâu xa, nên trong những kinh nghĩa lý chưa hoàn hảoNhư lai đã nói, Như lai nói pháp yếu theo cách nói kín đáo, rằng các pháp toàn không, không sinh không diệt, bản lai vắng bặt, tự tánh niết bàn. ... Người chưa gieo trồng thiện căn, chưa làm sạch nghiệp chướng, chưa thành thục liên tục, không tu nhiều thắng giải, chưa dồn chứa hai thứ tư lương phước đức trí tuệ, tính không chất trực, không phải loại chất trực, dẫu có sức lực trong việc suy nghĩ chọn lựa những sự phế bỏthiết lập, nhưng thường đứng yên trong sự cố thủ kiến thức của mình, thì nghe kinh pháp như vậy họ không thể thấu hiểu đúng như sự thật về lời nói mật ý sâu xa của Như lai, cũng không tin hiểu kinh pháp như vậy, nên kinh pháp cho là phi kinh pháp, nghĩa lý cho là phi nghĩa lý; kinh pháp cho là phi kinh phápnghĩa lý cho là phi nghĩa lý, nên nói rằng kinh pháp như vậy không phải Phật nói mà là ma nói, và nhận định này làm cho họ phỉ báng thóa mạ kinh pháp như vậy là hư ngụy, bằng lắm cách, họ hủy diệt xô đổ kinh pháp như vậy, những ai tin hiểu kinh pháp như vậy thì bị họ coi là kẻ thù; họ, trước kia bị nghiệp chướng làm cho chướng ngại, nay do lý do trên mà bị nghiệp chướng tiếp tục chướng ngại, và nghiệp chướng này mở đầu (có vẻ) giản dị, nhưng rồi (chịu khổ) trong thời kỳ bằng trăm ngàn câu chi na dữu đa, khó có lúc thoát khỏi.”[11]

          Luận Hiển dương Thánh giáo căn cứ mật ý của đức Phật mà xiển dương con đường nhất Phật thừa ngang qua sự ngộ nhập Duy thức tánh và sự thực hành Du-già đạo: “Nếu lược nói Du-già đạo, nên biết đa văn được nhiếp, chánh pháp làm cảnh giới, xa-ma-tha và tỳ-bát-xá-na làm tự thể, y chỉ ảnh tượngy chỉ sự thành tựu. Như đức Bạc già phạm nói: “Có năm thứ pháp có thể nhiếp lấy tất cả hành giả Du-già, các Du-già địa, đó là trì, trú, minh, kính và chuyển y. Nên biết, nghe chánh pháp là trì sở duyên, là trú chỉ quán, là minh ảnh tượng, là kính sự thành tựu, là chuyển y.

 

Nghĩa lý luận Hiển dương

Bao quát tất cả nghĩa

Khiến Phật pháp trường tồn

Tứ chúng được lợi lạc.

Nay con được dịch chú

Mong đáp đền bốn ơn

Xin nguyện cho những ai

Có duyên đọc luận này

Thì biết đạo chân thật

Của Bồ-tát Du-già

Có được những thắng giải

Sinh đức tin trong sáng.

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tửchúng sinh

Đều trọn thành Phật đạo.

 

Mùa Vu Lan, 15.7.2560 (17.8.2016)

Phật tử Quảng Minh kính ghi

 



[1] Mười chi luận Du-già: 1. Luận Đại thừa bách pháp minh môn; 2. Luận Đại thừa ngũ uẩn; 3. Luận Hiển dương Thánh giáo; 4. Luận Nhiếp Đại thừa; 5. Luận Đại thừa A-tỳ-đạt-ma tạp tập; 6. Luận Biện trung biên; 7. Luận Duy thức nhị thập; 8. Luận Duy thức tam thập; 9. Luận Đại thừa trang nghiêm kinh; 10. Luận Phân biệt Du-già.

[2] Mười một luận của tông Duy thức: 1. Luận Du-già sư địa; 2. Luận Hiển dương Thánh giáo; 3. Luận Đại thừa trang nghiêm kinh; 4. Luận Tập lượng; 5. Luận Nhiếp Đại thừa; 6. Luận Thập địa kinh; 7. Luận Quán sở duyên duyên; 8. Luận Đại thừa A-tỳ-đạt-ma tập; 9. Luận Duy thức nhị thập; 10. Luận Biện trung biên; 11. Luận Phân biệt Du-già.

[3] Luận Thành duy thức 成唯識論 là bộ luận căn bản quan trọng của Pháp tướng tông của Trung Hoa, là để giới thiệu một vài lý thuyết đặc biệt của Thế Thân (世親, Vasubandhu, 320-400 CN) và Hộ Pháp (護法, Dharmapaala, 530-561CN) cho những học giả Phật giáotông phái Duy thức mới hình thành vào triều đại nhà Đường.

[4] Sáu kinh là:

1. Kinh Hoa nghiêm (có 2 bản dịch, 1 của ngài Phật-đà Bạt-đà-la và 1 của ngài Thực-xoa Nan-đà).

2. Kinh Giải thâm mật (có 2 bản dịch, 1 của ngài Bồ đề lưu chi và 1 của ngài Huyền trang).

3. Kinh Như lai xuất hiện công đức trang nghiêm (không có bản Hán văn).

4. Kinh Đại thừa A-tỳ-đạt-ma (được nhắc đến trong Nhiếp đại thừa luận, Du-già sư địa luận nhưng không có bản Hán văn, có lẽ đã thất truyền).

5. Kinh Lăng già (có 3 bản dịch, 1 của ngài Cầu-na Bạt-đà-la, 1 của ngài Bồ-đề Lưu-chi và 1 của ngài Thực-xoa Nan-đà).

6. Kinh Hậu nghiêm (chưa truyền dịch, có thuyết cho rằng đây là kinh Đại thừa mật nghiêm do ngài Nhật Chiếu dịch).

[5] Một kinh là kinh Giải thâm mật. Một luận là luận Du-già sư địa.

[6] Sơ điêu bản của Cao ly tạng (First edition of Tripitaka Koreana ) được khắc in vào năm 1011, dùng Thục Bản (còn gọi là Bắc Tống tạng bản hay Khai bảo tạng, 971~983) làm gốc, thêm vào các soạn thuật ghi trong Trinh Nguyên Mục lục, hoàn thành năm 1082. Tái điêu bản (Second edition) được khắc in từ năm 1236 đến năm 1251 để cầu nguyện đẩy lùi quân Nguyên, và hiện được cất giữ tại Tàng kinh các của chùa Hải Ấn (Haein),  ở Hapcheon,  tỉnh South Gyeongsang.

[7] Số lượng Sơ điêu bản lưu trữNhật bản gấp 8 lần số lượng ở Hàn quốc, và chất lượng của nó cũng tốt hơn.

[8] Ngày 25 tháng Giêng năm Trinh Quán thứ 19, ngài Huyền Trang về đến Trường An. Tháng 5 năm đó, ngài Huyền Trang và các cao tăng từ khắp nơi trong cả nước bắt đầu dịch bộ “Đại bồ tát tạng kinh” gồm 20 cuốn; 9 tháng sau đó thì hoàn thànhDu-già sư địa luận được dịch từ ngày 15 tháng 5 năm Trinh Quán thứ 20 (646) đến ngày 15 tháng 5 năm Trinh Quán thứ 22 (648).

[9] Du-già sư địa luận, quyển 85, tr. 772c09.

[10] Cầu-na Bạt-đà-la求那跋陀羅 (Guṇabhadra, 394–468) Hán dịch là Công Đức Hiền 功徳賢. Là tăng sĩ dịch kinh vào thời Lưu Tống 劉宋. Sư sinh ở vùng Trung Ấn, sau đó qua Tích Lan, rồi qua Quảng Châu bằng đường biển. Sư tiến hành dịch nhiều kinh luận Đại thừa, Tiểu thừa, nhất khi sư ở chùa Kỳ Hoàn tại Kiến Khang và Tân tự ở Hình Châu. Trong số hơn 30 bản dịch Hán ngữ của Sư, tác phẩm quan trọng nhất là kinh Tạp A-hàm, kinh Thắng Man, và kinh Nhập Lăng-già – bản dịch thứ hai sau bản của Đàm-vô-sấm. Các trước tác của Sư gây ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng Phật giáo Đông Á. Sư được vương triều ở Hồ Nam kính trọng. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo cho rằng, Sư chính là người đề xướng phương pháp tu theo thuyết “trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật” – và nếu như vậy, Sư cũng là người sáng lập Thiền tông. Sư mất tại Trung Quốc năm 468, thọ 75 tuổi.

 

[11] H.T Thích Trí Quang dịch.

Luận Hiển dương thánh giáo (2)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1291)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 1487)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 1637)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 2055)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 1742)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 1699)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 1566)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 1507)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 1584)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1762)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 1580)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 1883)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 1499)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 1410)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 1540)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 1768)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 1539)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 1582)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 1675)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 1616)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 1681)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 1771)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 1749)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 1732)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1881)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1835)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 3775)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 1918)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 2020)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 1771)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 2142)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1880)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1946)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 2513)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 3194)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 3896)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1926)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 2299)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1987)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 1878)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1892)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1861)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 2427)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 2155)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 2217)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 1758)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 2070)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 2536)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 2655)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 2192)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 1685)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1999)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 2250)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 2092)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 2129)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 2489)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 3547)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 2315)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 1702)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM