色空境界茫不悟
癡心歸佛佛生魔
阮攸
Dẫn nhập
Vào lúc Hán học còn thịnh hành tại Việt Nam trước 1975, những nghiên cứu về phật giáo đa phần quy chiếu vào kinh sách hay tài liệu bằng Hán ngữ. Thuở ấy, các tự viện vẫn chưa đẩy mạnh được học thuật trên các ngoại ngữ khác. Ngay việc đào tạo tu sĩ thông thạo Hán ngữ đã không phải là chuyện dễ.
Mãi đến khi hòa thượng Thích Minh Châu đi du học từ Ấn Độ về và xây dựng viện đại học Vạn Hạnh, các nghiên cứu mới bắt đầu có khởi sắc về Pali hoặc Sanscrit.
Thời kỳ ấy, các tác phẩm của Long Thụ Nagarjuna chỉ được đọc qua Hán ngữ. Học giả uyên bác nhất tại VN về ngài Long thụ hay Trung Quán Tông (mādhyamika), cho đến nay, có thể kể tên hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, nhưng đa phần các nghiên cứu của hoà thượng tập trung trên triết học Tánh Không và Trung Quán, ngài ít khi đề cập tới các lãnh vực khác hoặc các bộ luận khác của Long Thụ, ngay bộ Đại Trí Độ luận (mahāprajñāpāramitā-śāstra 大智度論) dù được Tây phương rất lưu ý và đặc biệt được một linh mục Công giáo người Bỉ tên là Étienne Lamotte dịch sang Pháp ngữ với tựa đề “Traité de la grande Vertu de Sagesse” cũng ít khi được bàn đến tại VN trừ bản dịch rất công phu của cố đại lão hòa thượng Thích Thiện Siêu.
Trước khi công nghệ thông tin phát triển mạnh, những nghiên cứu chỉ được in ra và truyền bá trên giấy, sự giao lưu văn hóa không dễ dàng như hiện nay, có lẽ vì vậy mà lá thư khuyến tu của Long Thọ gần như không được ai biết đến.
Tôi may mắn có một bản dịch của Georges Driessens từ Tạng văn “Bçes pa'i spring jig” (tiếng Phạn : Suhrllekha) ra Pháp văn do nhà xuất bản EDITIONS DHARMA ở Paris ấn hành. Đây là thư liệu giảng giải rất chi tiết và công phu của Tạng Sư Geshe Ngawang Khyenrab về lá thư Long Thụ.
Bản Pháp văn mà tôi giới thiệu ở đây, không phải là toàn văn được in trên giấy, mà chỉ là một phần gọn nhẹ và cô đọng, cắt bớt những giới luật khá khắt khe khó tiếp cận với người Tây phương, nên giản dị và dễ đi vào lòng người. Đó cũng chính là lý do tại sao tôi chọn văn bản này để dịch, vì so với Anh bản và Hán bản, nó chỉ đưa ra một dẫn nhập vào con đường thực tập đưa đến giải thoát của đạo Phật, nó không đi sâu vào từng chi tiết toàn văn như những diễn tả về địa ngục, về các loài thú, về các loài trời; đưa ra nhiều pháp số mà chỉ các học giả uyên bác về Phật giáo mới cần đến như các tư tưởng về thập tứ bất ký (十四不記法, cụm từ được ngài Nghĩa Tịnh sử dụng) hay còn gọi là 14 nan đề (十四難), ý nghĩa của Tỳ Thức Kiết Sa (毘織吉蹉) mà nếu không đọc Anh bản ta không thể biết đó là dịch từ chữ Ishvara của Ấn Giáo, tức thần Shiva, hoặc thế nào là ý nghĩa của Nại Lạc Ca (捺落迦 - Naraka). Tuy nhiên có điều bất tiện ở đây là không có sự đánh số theo thứ tự như ở Anh bản. Sự đánh số thứ tự ngược lại được tôn trọng trong bản in trên giấy. Tôi sẽ thêm các ký số này vào khi cần nhấn mạnh đến sự tương quan giữa hai bản dịch.
Long Thụ là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của Phật giáo, chỉ sau Đức Phật.
Nói đến Long Thụ, người ta nghĩ ngay đến triết học Tính Không cùng với tác phẩm nòng cốt Trung Luận Madhyamaka-śāstra.
Đối với những ai chưa quen, chưa từng suy tư theo luận lý siêu hình, Tính Không cùng với những cặp phạm trù tư tưởng hiện hữu hư vô – phi hữu phi vô, thực sự là những món ăn khó nuốt.
May thay có đức vua Gautamīputra là bạn của ngài, mà trí tuệ vốn cũng thường thường bực trung như chúng ta, nên Long Thụ đã hạ cố viết bức thư này để khuyến tấn bạn. Nhờ thế mà ngày nay chúng ta có được di cảo trực tiếp từ kim khẩu của một bực đại giác ngộ dạy ta cách tu hành để đạt tới cứu cánh giải thoát mà không cần biết Tính Không là gì. Tuy nhiên, ai thấu hiểu được tính không của các pháp, người ấy có thể đi ngay vào cánh cửa giải thoát bằng đường tắt ít mất thời gian.
Bài tiểu luận này chỉ nhằm thắp một ngọn đèn nhỏ, với ước mong soi rọi cho những ai chưa bước qua các bậc cấp đầu tiên. Sau khi biết kha khá về nội dung bức thư này, có thể tìm đọc thêm tài liệu chi tiết và súc tích hơn do các luận sư người Tây Tạng viết. Hoặc nếu ai muốn tìm hiểu về Tính Không hoặc Trung Luận, thì nên tìm đọc các tác phẩm của thiền sư Tuệ Sỹ.
Lúc bài viết sắp hoàn thành, tôi đọc thấy trên Thư Viện Hoa Sen một bản dịch công phu của một nhóm dịch giả không nêu tên, đọc vào phải tâm phục, tôi định xóa bài viết cuả mình, nhưng suy nghĩ lại, cái ánh đèn tôi thắp ở đây tuy nhỏ, cũng có chỗ biệt thù của nó, nó đưa ra 3 loại ngôn ngữ để so chiếu, có thể lợi ích cho người vừa học Phật, vừa tập đọc bằng ba ngoại ngữ Anh, Pháp và Hán trong các trường trung và cao cấp Phật giáo.
Sau bài viết này, ai cần chuyên sâu hơn thì đừng ngần ngại vào link này để trau dồi thêm.
Nhân dịp, tác giả xin tri ân và tán thán hòa thượng Thích Như Điển, người rất can đảm và minh triết, đã dịch toàn bộ lá thư từ Hán bản của Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh. Theo như tôi được biết, bản dịch từ Hán văn của hòa thượng là bản đầu tiên và duy nhất, nhưng trong dịch bản ngài không phiên âm ra Hán Việt nên hơi khó cho những ai muốn nghiên cứu. Tôi sẽ phiên âm những trích đoạn tương ứng với bản Pháp văn trong nghiên cứu nhỏ này để giảm nhẹ sự khó khăn cho người cầu học.
___§§§___
PHẦN CHUYỂN NGỮ và CHÚ THÍCH
Bài tụng bằng Pháp ngữ sẽ được chia cắt thành 9 đoạn từ A tới I, được tôi đặt tiêu đề riêng cho mỗi phần.
Khi dịch ra chữ Việt, tôi chỉ dịch nghĩa chứ không muốn bị vần hay số chữ hạn định bó buộc.
Mỗi đoạn sau phần dịch, tùy theo ý nghĩa, sẽ có phần chú thích hoặc bình luận kèm theo các đoạn Anh và Hán tương đương, có thể dài hơn, ngắn hơn, nhưng không tuyệt đối đối chiếu.
Các đoạn tương đương giữa Pháp và Anh sẽ được in đậm. Còn bản Hán tôi không in đậm, vì căn ngữ Đông Tây rất ít tương đồng như Anh và Pháp ngữ vốn cùng có chung căn nguồn La Tinh. Ai nghiên cứu thêm Hán văn sẽ tự động tìm thấy ngay bên dưới. Bài viết này nhắm vào các bạn trẻ giỏi Anh ngữ, nhưng nếu chư tăng ni sử dụng làm tài liệu học tập để trau dồi thêm ngoại ngữ là một vinh hạnh lớn cho tác giả bài viết.
A. ĐỐI VỚI CỦA CẢI & VẬT CHẤT
Sachant que les possessions sont éphémères et sans substance
Pratique avec respect la générosité...
Il n'est pas de meilleur ami que le don.
Développe les perfections incommensurables :
La générosité, le respect d'autrui, la patience,
La persévérance, la méditation ainsi que la sagesse,
Et deviens le Vainqueur Souverain
Ayant traversé l'océan de l'existence.
Hãy biết rằng những sở hữu chỉ là phù du chẳng có tự tính
Thực hành sự bao dung hào phóng với tâm tôn trọng...
Không người bạn nào tốt hơn sự cho ra.
Hãy phát triển những phẩm hạnh không thể so lường như sau:
Lòng bao dung, sự tôn trọng tha nhân, lòng kiên nhẫn,
Sự kiên trì miệt mài, tư duy và trí tuệ,
Và trở thành Bực Chiến Thắng Cao Tột
Vượt qua đại dương của hiện hữu. (biển sinh tử)
Phụ chú của người dịch:
a.1
Ở đoạn này, nếu tinh ý, ta có thể sử dụng các thuật ngữ Phật giáo để dịch là sáu phép ba la mật (incommensurable) của bồ tát gồm: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Nhưng ngôn ngữ tây phương làm cho lá thư trở nên thân cận, gần gụi với giới trẻ hơn, nên dịch giả chỉ chuyễn ngữ theo sự cảm nhận của người phương tây khi họ tiếp cận với các tác phẩm phật giáo.
Tôi không dịch từ “générosité” bằng từ “bố thí”, mục đích để lưu ý rằng ý nghĩa từ “bố thí” đã xuống cấp khá trầm trọng và hoàn toàn xa cách ý nghĩa nguyên thủy. Ngày nay, khi nói ta bố thí cho ai, ta lập tức nghĩ đến việc làm từ thiện, cứu giúp kẻ cơ nhỡ bần hàn. Ta không bao giờ dám nói ta bố thí cho chư tăng, mà là hiến cúng đến chư tôn đức. Thực ra, bố thí ba la mật là cho ra cái ta của mình trước khi cho ra của cải vật chất. Nếu không cho ra cái ta, thì bố thí ấy còn hạn chế trong vòng đối đãi chủ khách, kẻ cho, người nhận, người ban ơn, kẻ thụ ơn, nên dần dần không ai còn dám nói mình bố thí cho chư tăng nữa, chứ thực chất, nếu hiểu đúng nghĩa từ bố thí, ta nên mạnh dạn nói rằng ta bố thí cho chư tăng.
Nếu từ bố thí chỉ nhỏ hẹp như sự ban phát ân huệ của vua ban cho thần, hoặc giàu có ban cho nghèo hèn, thì làm sao nó có thể bao gói được ý nghĩa tài thí, pháp thí và vô úy thí ?
Có ai dám nói rằng tôi bố thí cho bà X hay ông Y một quả thận không ?
Một sự hy sinh lớn lao như vậy, người ta lập tức xử dụng từ “hiến tặng” chứ chẳng ai đem trái thận của mình bố thí một cách tùy tiện như một mẫu bánh mì cả, nhưng thực chất đó là “nội tài thí” của hạnh bố thí.
Người tây phương hiểu rõ không thể dịch từ bố thí đơn thuần bằng từ “don” hoặc “donation”, nên họ phải dùng từ genérosité, generosity để dịch. Chính danh như vậy xong, từ đây trở xuống, từ genérosité sẽ được dịch là bố thí, theo đúng ý nghĩa cao cả ba la mật của nó.
a.2
Tôi rất thích cụm từ “đại dương của hiện hữu” (océan de l'existence) trong bản Pháp, nó vừa mang ý nghĩa thông thuờng là biển sinh tử của đạo Phật, vừa đậm chất triết học tây phương, là đại dương của cuộc tồn sinh hiện hữu có không. Triết học Tây phương thế kỷ 19 và 20, đặc biệt là các triết gia hiện sinh, thường thảo luận sôi nổi về đề tài hữu thể và hư vô (l'Être et le Néant), chính là đã khái niệm hóa cuộc tồn sinh vào câu hỏi nhức nhối nhất của triết học hiện đại sau khi từ bỏ sinh mệnh của nhân loại ra khỏi sự quyết định mang tính thần quyền của triết học Kitô-Do Thái.
a.3
Ta có thể so sánh Pháp bản với Anh bản.
Trong Anh bản, có đầy đủ các đoạn nói về lục niêm và thập thiện như Hán bản, còn Pháp bản lấy một phần của đoạn thứ (6) kết hợp với một phần của đoạn thứ (8). Các con số trong dấu ngoặc() ở đầu các đoạn tiếng Anh là số thứ tự các đoạn kệ bốn câu trong chánh văn để tiện cho việc nghiên cứu so chiếu :
(4) The Triumphant has proclaimed six (objects)
for continual mindfulness:
The Buddhas, the Dharma, the Sangha,
Generous giving, ethical discipline, and the gods.
Be continually mindful of the mass of good qualities of these.
Bực Chiến Thắng từng dạy về 6 điều cần luôn ghi nhớ:
Nhớ Phật, Pháp, Tăng
Nhớ bố thí, trì giới, và chư thiên (lục niệm: phật, pháp, tăng, thí, giới, thiên)
Niệm niệm không ngưng nghỉ về lợi ích to lớn của những ghi nhớ này
Trong bản Pháp văn in trên giấy, đoạn số (4) Anh ngữ này được dịch sang tiếng Pháp chỉ khác nhau ở chỗ Bực Chiến Thắng bên Anh văn đi trước, còn bên Pháp văn để ở sau :
Le Boudha, la Doctrine et les Aspirants au bien,
Le don, l'éthique et les deités sont les six choses à se remémoriser.
Applique-toi à ces commomérations dont les qualités individuelles
Ont été excellemment exposées par le Vainqueur.
Đoạn này do tôi thêm vào chứ không có trên bản được cho phép trên mạng.
a.4
Lưu ý thêm rằng, chữ thiên天 trong lục niệm, bản Anh dịch là gods chứ không dịch là God. God ở số ít được viết hoa là để chỉ cho Thiên Chúa của văn hóa Kitô-Do Thái (Judéo Chrétien). Còn gods số nhiều không viết hoa để chỉ cho các vị thần, như trong thần thoại La Hy, hoặc Trung Ấn, trong đó có Phạm Thiên, Đế Thích của văn học Phật Giáo. Bên tiếng Pháp, theo cùng dịch giả văn bản, chúng ta có, từ thiên天 được dịch thành les deités cũng ở số nhiều chứ không dịch thành Dieu. Trong cả bản Anh và bản Pháp, ba ngôi Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng được viết hoa, trong khi thí, giới và thiên vẫn chỉ viết thường. Đây là sự tinh ý mà nếu tôi không nói, có lẽ ít ai nhìn thấy.
(5) Always entrust yourself, with body, speech, and mind,
To the ten pathways of constructive karma;
Turn away from intoxicants, and likewise
Delight as well in livelihoods that are constructive.
Luôn gìn giữ thân, khẩu , ý theo đúng 10 hướng đi của thiện nghiệp
Quay lưng lại với rượu hoặc các chất làm say sưa (chừng nào)
(thì) Sẽ vui thích với đời sống chánh mạng xây dựng (chừng ấy)
(6) Having realized that possessions are transient
and lack any essence,
Be generous, in a proper manner, toward
Monks, brahmins, the poor, and your kin;
For the hereafter, there's no better friend besides generosity
(7) You must entrust yourself to ethical disciplines
that are not compromised,
Not debased, not corrupted, and not transferred.
It's been said that ethical discipline is the foundation
for all good qualities,
As is the earth for everything moving or unmoving.
Bạn phải phó thác mình cho các giới luật không bị nhiễm hại, không suy thoái, không ô nhiễm và không thay đổi.
(Vì) giới luật được xem như là nền tảng của mọi giá trị tốt đẹp,
Như mặt đất (là nền tảng) cho mọi sự di động và bất động.
a.5
Tôi dùng cách xưng hô “bạn” thay cách xưng hô “ngài” cho đức vua Gautamīputra, vì vua đã không còn, ngày nay, lá thư này nên được tất cả các bạn, nhất là giới trẻ, đọc.
Đoạn Anh văn đối xứng với tiếng Pháp từ số (6) nhảy qua số (8):
(8) Generosity, discipline, patience, perseverance, mental stability,
And likewise discriminating awareness
are the immeasurable far-reaching attitudes.
Expand them and make yourself into a Powerful Lord
of the Triumphant
Who has reached the far shore of the ocean of compulsive existence.
Tiếng Pháp chỉ đơn giản gọi là océan de l'existence. Tiếng Anh còn nhấn mạnh tính bắt buộc của sinh mệnh hoàn toàn do nghiệp lực chi phối ocean of compulsive existence. Sáu cõi luân hồi không cho phép ta muốn đến là đến, muốn đi là đi, mà sự hiện diện tồn sinh của ta bị buộc phải đến phải đi theo nghiệp báo. Chỉ có Bồ Tát tự nguyện độ sinh như Bồ Tát Hộ Minh từ cung trời Đâu Suất quán sát thế gian và chọn nơi mình đến mình đi, thì mới không bị nghiệp lực ràng buộc. Những lời khuyến tu của Long Thụ nhằm mục đích trao cho chúng ta chiếc chìa khóa tự do, muốn ra vào sáu cõi hay không thì tùy ý. Nhà thiền gọi sự đi lại trong lục đạo như dạo phố xem hoa là “sinh tử tự do”.
Hán bản:
佛法并僧 眾 施戒及與天
一 一功德聚 佛說應常念
十善諸業道 身語意常親
遠離於諸酒 亦行清淨命
知財體非固 如法施苾芻
貧賤及再 生 來世 為親友
眾德依戒住 如地長一 切
勿宂瘦雜悕 佛說應常習
Phật pháp tịnh tăng chúng
Thí giới cập dữ thiên
Nhứt nhứt công đức tụ
Phật thuyết ưng thường niệm
Viễn ly ư chư tửu
Diệc hành thanh tịnh mạng
Như tài thể phi cá
Như pháp thí bật sô
Bần tiện cập tái sanh
Lai thế vi thân hữu
Chúng đức y giới trụ
Như địa trưởng nhứt thiết
Vật nhũng sấu tạp hy
Phật thuyết ưng thường tập
Hòa thượng Như Điển dịch:
Phật Pháp cùng tăng chúng
Thí, giới cùng với trời
Thập thiện các nghiệp đạo
Thân, ngữ, ý thường gần
Xa rời nơi rượu chè
Lại cuộc sống thanh tịnh
Rõ tiền, gốc chẳng chắc
Như pháp cúng Tỳ Kheo
Tham tặc và tái sanh
Đời sau làm bạn bè
Các đức nương giới ở
Như đất sinh tất cả
Chớ héo, sầu, đau, sợ
Phật nói nên thường làm.
a.6
Trong câu “Như pháp thí bật sô” 如法施苾芻, dịch sát nghĩa là : như phép cúng dường cho các vị tì kheo. Từ Tì kheo là phiên âm của chữ bhikkhu hay bhikṣu (Pali & Phạn) thành Bị-sô (備芻) hay Bật-sô (苾芻).
Như vậy, sự cúng dường chư tăng ni, là một trong 6 phép tu lục niệm mà niệm Phật là đứng đầu, và niệm thiên là sau cùng. Điều này cho thấy sự cúng vái thần linh không được xem là tích cực hơn, so với sự cúng dường tam bảo. Cúng dường tăng bảo, ta có thể xét đoán tư cách và đạo đức của vị tăng, còn cúng dường chư thiên, ta hoàn toàn không biết vị thần ấy từng đã có công trạng gì, chỉ y cứ vào lời đồn. Nên lưu ý khi cúng dường tăng bảo mà hiến cúng bừa bãi, cúng cho người ẩn dương nương Phật, mượn áo Phật để trục lợi cá nhân, thì không những phước đức chả nhận được mà còn tạo thêm ác nghiệp, chả khác nào cung cấp thêm súng đạn cho quân cướp.
B. KẺ THÙ TRONG Ý NGHĨA CỦA ĐẠO PHẬT
Considère comme des ennemis :
L'avarice, la dissimulation et la tromperie,
L'attachement, l'indolence, l'orgueil et la concupiscence,
L'aversion et la vanité liée au statut social,
à l'apparence physique, au savoir, à la jeunesse et au pouvoir.
Le Puissant proclama l'attention comme la source de l'immortalité
Et l'inattention comme celle de la mort.
Hãy xem đây là những kẻ thù:
Tính keo bẩn, sự giả dối và lừa lọc,
sự chấp thủ, sự lười nhác, kiêu mạng và dâm dục,
lòng căm ghét và sự kiêu ngạo dựa trên địa vị xã hội,
trên sắc tướng của hình hài, trên kiến thức, trên tuổi thanh xuân và trên quyền lực.
Bực Hùng Lực xem sự giữ tâm (định) là nguồn của bất diệt
Và sự buông thả tâm (phóng dật) là nguồn của hoại diệt.
Phụ chú của người dịch:
Anh ngữ:
(12) View as enemies stinginess, guile, pretense,
Attachment, lethargy, false pride,
Lust, hatred, and conceit over greatness of caste,
Physique, education, youth, or power.
The Sage has proclaimed that caring is the (mental) stand
for the nectar (of immortality),
While not caring is the stand for death
b.1
Những ai không sở hữu được địa vị xã hội, sắc tướng đẹp đẽ, kiến thức uyên bác, sẽ vui vẻ và có nhiều can đảm hơn trong cuộc sống khi đọc những dòng này.
Nagarjuna không viết ra điều trên chỉ để an ủi suông những kẻ kém may mắn, mà đúng là, càng ít sở hữu, càng dễ hội nhập vào tinh thần “tiến đạo nghiêm thân, tam thường bất túc”, đặt tâm linh và trí tuệ lên trên và trước hết mọi sự.
Phải hiểu rằng trong tư tưởng Phật giáo không hề có khái niệm “kẻ thù”. Đây chỉ là cách diễn tả về các pháp độc hại khiến con người bị tham đắm để trôi lăn trong sinh tử.
Câu “hãy xem như kẻ thù” (considère comme des ennemis, view as enemies) có cả trong cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh, điều này muốn nhấn mạnh rằng, thay vì thù hận nhau thì hãy xem các đối tượng thù hận là các tâm xấu ác trong chính con người.Từ “kẻ thù” rất dễ bị dị ứng. Trong giáo pháp của Phật, ngay khi khởi tâm khó chịu về một pháp hành, chứ chưa nói là tức giận hay thù hận, thì tâm ấy đã bị lôi cuốn mất tự chủ, nói theo kiểu của các trào lưu học thuật VN thời thượng ngày xưa là tâm đã bị “vong thân” (aliénation).
b.2
Hán bản có sự khác biệt khá rõ nét :
慳諂誑貪怠 慢婬嗔氏族
多聞年少嬌 並 視如怨賊
說無生由勤 有死因放逸
勤 能長善法 爾可修 謹慎
先時離放逸 後若改勤 修
猶如雲翳除 良宵覩明月
Xan siểm cuống tham đãi
Mạn dâm sân thị tộc
Đa văn niên thiếu kiêu
Tịnh kiến như oán tặc
Thuyết vô sanh do cần
Hữu tử nhân phóng dật
Cần năng trưởng thiện pháp
Nhĩ khả tu cẩn thận
Tiên thời ly phóng dật
Hậu nhược cải cần tu
Do như vân ế trừ
Lương tiêu đổ minh nguyệt
Ta thấy Hán bản có chỗ hơi so le với Anh bản. Còn Pháp bản, như tôi đã nói, là phần ngắn nhất, gọn nhẹ nhất.
Hòa thượng Như Điển dịch:
Dua nịnh, cuồng tham, lười
Mạn, dâm, sân cùng nhóm
Đa văn lúc trẻ kiêu
Thấy như là oán tặc
Nói vô sanh do siêng
Có chết, nhơn buông lung
Siêng hành pháp lành ấy
Ấy có thể giữ gìn
Trước phải lìa phóng dật
Sau nếu lại siêng tu
Giống như mây lành che
Sương tốt thấy trăng sáng.
Gợi ý cho dễ hiểu Hán bản và Việt bản của hòa thượng Như Đìển:
Keo bẩn, dối láo, lười nhác, tham lam,
ngạo mạn, dâm dục, sân si đều cùng chung giòng họ
với sự kiêu căng đa văn thời trẻ tuổi
đều nên xem là kẻ thù
Vô sanh là do siêng năng
Hữu tử là do phóng dật
Cần phải phát triển các thiện pháp....
b.3
Hán bản nhấn mạnh đến sự kiêu ngạo của tuổi trẻ nhiều tài. Còn Anh và Pháp bản chỉ nói đến tuổi trẻ. Những ai còn trẻ có tài tạo ra sản nghiệp lớn, sinh ra kiêu căng ngã mạn, hưởng thụ sắc dục bất chấp, sẽ chỉ là đang đốt hết dầu của mình trong đêm tối vô mính. Càng hưỏng thụ mạnh, ngọn đuốc càng mau hết nhiên liệu. Tôi cảm nhận được sự giáo dục thâm sâu này của Long Thụ Bồ Tát, vốn khi còn trẻ, ngài từng là bực tài năng xuất chúng. Các bạn trẻ nên lưu ý điều này, chẳng phải ai cũng may mắn đọc được những lời văn chân thành của bực đại trí tầm cỡ như Nagarjuna. Ai tuổi trẻ mà tài không cao, sắc tướng không chinh phục, cũng nhờ đọc lá thư này mà vui, vì các bạn đã không quăng ném năng lượng vào vô minh một cách phí phạm.
b.4
Điều mà trăm kinh nghìn kệ trong rừng học thuật Phật giáo không ngớt luận bàn, đó làm làm sao cho chúng sanh “ngộ nhập Phật tri kiến”, tức là đi vào được chỗ thấy biết của chư Phật, mà chỗ thấy biết ấy không phải để gia tăng kiến thức, có học vấn cao, văn hay chữ tốt, mà mục đích duy nhất của điều thấy biết ấy là trao cho chúng ta chiếc chìa khóa giải thoát. Thì ở đây, Long Thụ như một hoạ sĩ tài ba chỉ vẽ một nét tung và một nét hoành thật đối xứng :
Le Puissant proclama l'attention comme la source de l'immortalité
Et l'inattention comme celle de la mort.
The Sage has proclaimed that caring is the (mental) stand
for the nectar (of immortality),
While not caring is the stand for death
說無生由勤 有死因放逸
Đây là khẩu khí của kẻ đã đi qua, để lại mũi tên chỉ đường cho kẻ đi sau.
Ta hiểu gì qua lời dạy đơn giản này ?
Trong tất cả mọi đườg tu, sự quán tâm, làm chủ tâm, giữ tâm luôn ở vị thế trung đạo, chính là con đường ngắn nhất, ít sợ bị sai lạc nhất, phát triển chánh định để khai mở tuệ giác. Khi tuệ giác như con gà mổ cái vỏ trứng, trời xanh lập tức hiện bày, cho ta nếm ngay the nectar of immortality !
C. ỨNG PHÓ VỚI BÁT PHONG
C'est pourquoi, afin d'accroître les facteurs positifs,
Cultive sans relâche l'attention respectueuse.
Tu affirmes : “Celui-ci m'a insulté, terrassé, ligoté,
Celui-là m'a dérobé mes biens.
Une telle rancune engendre les querelles,
qui abandonne le ressentiment dormira heureux.
O connaisseur du monde, gains et pertes, plaisirs et douleurs,
Paroles plaisantes et déplaisantes, louanges et blâmes,
Telles sont les huit attaches mondaines.
Sans valeur pour ton esprit, regarde-les sereinement.
Vì vậy mà tại sao, để gia tăng những yếu tố tích cực,
huân tu không ngừng nghỉ sự điều phục tâm (định) một cách chân thành.
Bạn khẳng định: "Người này đã chửi mắng tôi, quật ngã và thúc ké tôi.
Người này đã tước đoạt tài sản của tôi.
Lòng thù oán như vậy sẽ gây nên thị phi tranh cãi,
ai từ bỏ hận thù sẽ ngủ yên hạnh phúc.
Này những thức giả của thế giới, được mất, khoái lạc và đau khổ,
Lời nói thuận hay nghịch nhĩ, tán tụng hay chê bai,
là 8 điều trói buộc trần tục
Chẳng có giá trị nào cho tâm trí của bạn, hãy quán sát chúng một cách thản nhiên.
Phụ chú của người dịch:
Pháp bản lấy một phần của đoạn (16) và một phần của đoạn (29) trong Anh bản.
Anh ngữ:
(16) By holding a grudge, thinking, “I've been insulted by this one;
stymied and defeated by this one;
My wealth's been plundered by this one,”
Conflicts arise ever more.
Whoever rids himself of grudges goes to sleep at ease.
Tám điều trói buộc trần tục (huit attaches mondaines - eight transitory things) theo thuật ngữ Phật giáo chính là Tám cơn gió chướng, được một bài thơ nổi danh của Tô Đông Pha là bài “Bát Phong Suy Bất Động”nói tới. Tương truyền Tô Đông Pha đem bài thơ này khoe với thiền sư Phật Ấn tại chùa Kim Sơn, bị thiền sư phê bút là “phóng thí”, đồng nghĩa với “hạ phong” hay “đánh rắm”.
Bài thơ nổi danh ấy như sau:
Thánh chúa thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong suy bất động
Đoan tọa tử kim liên.
Dịch :
Đấng Thánh chúa (Phật) là bậc trời của các vị trời.
Hào quang của Ngài chiếu khắp đại thiên.
Tám gió thổi không lay động
Ngồi yên trên đài kim liên.
Tô Đông Pha tức giận chèo thuyền sang hỏi Phất Ấn bài thơ dở chỗ nào mà ngài lại phê vào hai chữ “đánh rấm” ? Thiền sư Phật Ấn liền cười xuề: “Ông nói “Tám gió thổi không động” mà chỉ một cái “đánh rấm” thôi đã bay sang sông rồi”. Đến đây, Tô Đông Pha mới chợt nhận ra mình chưa bất động.
Kể giai thoại trên cho vui, chứ tôi không đồng cảm về tình tiết câu chuyện. Theo tôi, cái gì lọt vào lăng kính văn hóa TQ, thì lập tức có vẽ vời tán tụng tận mây xanh, đôi khi quá đáng.
Có nhiều sơ hở trong giai thoại này mà ít khi người đọc nhận ra.
Thứ nhất, bài thơ ca tụng tâm bất động của Đức Phật chứ không hề tự tán tụng tác giả. Thứ hai, một trí thức như Tô Đông Pha, chắc không đến nỗi bộp chộp nóng nảy, chỉ vì một câu nói, mà chèo thuyền sang sông để tranh luận với Phật Ấn. Thứ ba, Phật Ấn không thể phê bình chê trách ông Tô là đã thổi phồng bản lĩnh ngộ đạo của mình, vì ông đang vẽ ra hình ảnh của Đức Phật, vị thiên nhân sư, vị thầy của chính Phật Ấn.
Ở cửa Thiền ta thường thấy cảnh thầy dạy trò bằng những cú đánh mạnh vào tâm lý hoặc thân xác, có khi bị xáng cho cả cây gậy hoặc “gặp phật giết cả phật”. Giai thoại trên chỉ nên được xem như một bài học thiền.
Cho nên, đối với văn hóa Trung Quốc, mặc dù chúng ta có thể tìm thấy ở đó những suối nguồn tươi mát trong Đạo Đức kinh, Nam Hoa Kinh, trong tư tưởng Khổng học, trong sự hình thành và phát triển của Thiền tông, Thiên Thai Tông, Tam Luận Tông và Tịnh Tông, phải nói rằng Trung Quốc là vùng đất màu mỡ của văn hóa nhân loại, nhưng tôi vẫn rất thận trọng dè dặt với các hình ảnh, các tư tưởng mang xu hướng cống cao tự đại “chính giữa đóa hoa” (trung hoa).
Người TQ biến Phật Di Lặc thành Bố Đại Hòa Thượng. Phật Di Lặc là vị Phật tương lai, hiện nay vẫn ở địa vị Bồ Tát, ngài có thể sinh ra nơi có cơ duyên để hóa độ trong khi chờ đợi nhiệm vụ cuối cùng. Nhưng các vị Phật như Di Đà, Định Quang thì cũng như Phật Thích Ca, đã thành Phật, là kiếp cuối cùng, đâu thể tái sinh dưới bất kì hình thức nào trong tứ sanh nữa.
Nhưng họ cũng biến Phật Định Quang, Phật Di Đà thành các danh tăng Trung Quốc như hòa thượng Hành Tu, hòa thượng Vĩnh Minh Diên Thọ …
Trừ đức Phật và các thánh đệ tử có thực trong lịch sử, gần như các vị Phật hoặc bồ tát phi lịch sử đều cùng nhau hội tụ hoặc tái sinh ở Trung Quốc: ngài Văn Thù trấn ở Ngũ Đài Sơn, Phổ Hiền trấn ở Nga Mi Sơn, Địa Tạng trấn ở Cửu Hoa Sơn, Quan Âm trấn ở Phổ Đà Sơn, và ngay cả Núi Kê Túc cũng mọc lên ở Vân Nam Trung Quốc, nơi mà Ca Diếp ẩn mình để chờ Phật Di Lặc xuất thế.
Trừ Địa Tạng có lẽ là người Hoa, các vị bồ tát khác đều là người Ấn hay người ngoài hành tinh, không hiểu các sơn thần, thổ thần tại các danh sơn kia có cảm thấy bị quấy rầy bởi những người nhập cư khác chủng tộc chăng ?
Người TQ rất tự tôn gọi các dân tộc tứ phương là man, hồ, di, địch. Tôi nhớ bốn câu sám quy mạng được tìm thấy trong các tự viện Phật giáo VN chứng tỏ rằng sinh hoạt của chùa chiền nước ta bị văn hóa TQ ảnh hưởng rất nặng. Mặc dù toàn bộ bài sám có lời văn hay khó cưỡng, nhưng chỉ một câu văn sau đây khiến cần có sự cảnh tỉnh :
“Sanh phùng Trung quốc,
trưởng ngộ minh sư,
chánh tín xuất gia,
đồng chơn nhập đạo.”
Ngày nay, ngay cả người Trung Quốc cũng tìm đủ cách để di dân sang các nước Âu Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ, chả ai muốn ở lại Trung Quốc, dù đã sinh phùng.
Nhiều thầy VN cố tình giải nghĩa câu sinh phùng trung quốc là trung tâm văn hóa để làm giảm nhẹ tính tự tôn Hoa tộc của bài sám văn, nhưng rất khó thuyết phục.
Anh ngữ:
(29) O Realizer of the Transitory World. Don't have
as objects of your mind
The eight transitory things of the world:
Namely, material gain and no gain, happiness and unhappiness,
Things nice to hear and not nice to hear, or praise and scorn.
Be indifferent (toward them).)
Hán bản chỉ có hai câu nói về 8 cơn gió chướng:
了 俗 世 八 法
齊 心 離 斯 境
Liễu tục thế bát pháp
Tế tâm li tư cảnh
Việt bản của hòa thượng Như Điển:
Rõ thế tục tám pháp
Tâm nhỏ lìa cảnh dối
Lưu ý ở trên, đoạn Anh ngữ cũng chẳng đối chiếu nhiều với bản Pháp ngữ.
Riêng câu dịch từ Hán ra Việt của HT Như Điển, tôi xin đảnh lễ ngài và thưa rằng 齊 心 離 斯 境 dịch thành Tâm nhỏ lìa cảnh dối, e rằng rất dễ bị hiểu lầm tâm nhỏ là tâm nhỏ mọn. Tôi đề nghị dịch thoát một chút : cẩn thận lìa cảnh dối. Do quá tôn trọng Hán bản mà HT dịch tế tâm thành tâm nhỏ. Tôi chỉ xin chú thích để ý của HT được sáng thêm chứ không dám Ban Môn lộng thủ.
D. THẤT THÁNH TÀI
Le Puissant a dit que la confiance, la non-nuisance, le don,
L'étude, le respect de soi-même, le respect d'autrui,
Et la sagesse constituent les sept pures richesses.
Reconnais les autres possessions comme insignifiantes.
Le Maître des hommes et des dieux a déclaré
Que de toutes les possessions le contentement est la meilleure
Sois toujours satisfait car celui qui connaît la satisfaction
Même s'il ne possède rien est véritablement riche.
O gracieux roi l'abondance des biens est douloureuse
Mais ceux de faibles désirs n'en sont pas affectés.
C'est pourquoi les souffrances des suprêmes nagas
Sont proportionnelles au nombre de leurs têtes.
Bực Hùng Lực từng nói rằng lòng tự tin, sự không làm phương hại đến kẻ khác, sự bố thí,
Lòng cầu học, lòng tự trọng, tôn trọng tha nhân,
Và sự khôn ngoan cấu thành 7 đức giàu có trong sáng.
Hãy biết rằng những sở hữu khác đều chẳng gì có ý nghĩa.
Đấng Thiên Nhân Sư từng tuyên thuyết rằng (so với) tất cả mọi sở hữu thì không gì hơn sự biết hài lòng.
Hãy luôn luôn biết đủ vì kẻ biết đủ ngay khi hắn chả có gì vẫn là kẻ thực sự giàu có.
Này đức vua ân cần, sự sung mãn của cải vật chất là niềm bất hạnh
Nhưng đối với kẻ ít tham dục thì các của cải kia chẳng thể tác động.
Vì vậy mà những thống khổ của các loài rắn thần
đều tỷ lệ thuận theo số lượng những chiếc đầu của chúng.
Phụ chú của người dịch:
d.1
7 đức giàu có trong sáng chính là thất thánh tài 七聖財 : Tín - Giới - Tàm - Quý - Văn - Thí – Tuệ.
7 Thánh pháp để thành tựu Phật đạo. Vì 7 pháp được gìn giữ này có công năng trợ giúp cho sự nghiệp thành Phật nên gọi là Tài (của cải). 1. Tín tài: Tin nhận chính pháp. 2. Giới tài: Giữ gìn giới luật. 3. Tàm tài: Tự hổ thẹn không dám làm các việc xấu ác. 4. Quí tài: Tâm sinh hổ thẹn khi làm điều bất thiện. 5. Văn tài: Có khả năng nghe chính giáo.6. Thí tài: Lìa bỏ tất cả không đắm trước. 7. Định tuệ tài: Thu nhiếp tâm không tán loạn, chiếu soi rõ các pháp.
d.2
La non-nuisance, sự không làm phương hại đến kẻ khác. Đụng phải từ này, nếu không xem xét kỹ, ta cỏ thể dịch là “không phiền hại” một cách tối nghĩa nếu không ghi chú. Từ “non-nuisance” là một thuật ngữ triết học Tây phương, phát xuất từ triết gia John Stuart Mill. trong cuốn « De la liberté », đã trở thành thuật ngữ quen thuộc cho học giả tây phương, với nguyên tắc tự do, nhưng phải tôn trọng và không gây phương hại đến xã hội. Tiếng Anh nguyên gốc là “harm principle” trong tác phẩm “Liberty”, nên ai không chú ý sẽ dịch sai. Tuy nhiên, không làm phương hại đến kẻ khác chưa đủ là giới luật của nhà Phật, mà chính yếu là không tạo các ác nghiệp và giữ tâm ý trong sạch. Bên tiếng Anh dịch là “ethical self-discipline”, tức là giới luật, chuẩn hơn bản tiếng Pháp.
d.3
O gracieux roi, vị vua ân cần, theo một số tư liệu, thì Long Thụ viết thư khuyến tấn vị vua của xứ Śātavāhana, tên là Gautamīputra Śatakarṇin. Còn lá thư được dịch sang Hán ngữ có tựa là Khuyến Giới Vương Tụng 勸誡王頌 - suhṛllekha, hoặc cũng có đề tựa là Long Thụ Bồ Tát Vi Thiền Đà Ca Vương Thuyết Pháp Yếu Kệ 龍樹菩薩為禪陀迦王說法要偈, hoặc khi với tựa đề là khuyến tấn các vị vua, có nghĩa là nhiều vị vua. Theo như đề tựa Hán ngữ là tụng hay kệ, thì đây là bài văn thuộc thể văn vần, chính vì vậy mà khi dịch, các học giả thường dịch thành câu chấm phết theo nguyên bản, xuống hàng ngay khi câu nói chưa chấm dứt.
d.4
Bài văn này được các học giả khen tụng về cách sử dụng hình ảnh ấn tượng. Hai câu:
Vì vậy mà những thống khổ của các loài rắn thần
đều tỷ lệ thuận theo số lượng những chiếc đầu của chúng.
Hình ảnh con rắn có nhiều đầu gợi cho ta nhớ đến Liên Minh Công giáo Pháp (Ligue catholique, la Sainte Ligue hoặc la Sainte Unio). Liên minh này được sử Pháp ví như con rắn nhiều đầu Lernaean Hydra theo thần thoại Hy Lạp, với sự yểm trợ của giáo hoàng Sixtus V, vua Tây Ban Nha Phiplip II, và dòng tu Jesuit (dòng Tên) mưu toan lật đổ vua Henry III, làm loạn cả nước Pháp từ những năm 1570 mãi đến 1593 (23 năm cực loạn) mới được bình định dưới thời Henry IV.
Minh họa này nhằm khẳng định rằng, lòng tham lam ích kỷ sẽ vọt mọc ra như đầu rắn độc. Ngay cả tôn giáo mà đam mê quyền lực và chính trị, thì cũng sẽ tự mình biến thành những nanh vuốt tàn hại như loài thú hung ác. Phật giáo nên luôn ghi nhớ điều này.
Câu tiếng Pháp "C'est pourquoi les souffrances des suprêmes nagas
Sont proportionnelles au nombre de leurs têtes."
Có sự tương đồng trong Hán bản. Còn ở Anh bản ta không thấy rắn nhiều đầu, mà là rắn đeo nhiều ngọc quý, tượng trưng cho sự giàu có :
(35) Good sir, just as those with many possessions have problems,
That isn't the case with those whose desires are few.
As many heads as the foremost nagas have,
That many problems arise from (the gems that they wear on) them.
Như vậy, đối với Long Thụ, việc càng có nhiều của cải giàu sang, chả khác nào rắn có nhiều đầu, tượng trưng cho ác đạo nhiều ngõ ngách thâm hiểm khó diệt trừ. Nhưng đạo Phật không chủ trương không được giàu sang phú quý. Ta thấy vào thời Phật, những trưởng giả giàu sang như Cấp Cô Độc, hoặc thái tử Kỳ Đà biết dùng của cải bố thí để làm việc phước thiện, thường được Phật khen tụng. Ai giàu, thì nên theo lời Phật, làm ăn chân chính, bố thí, đối xử nhân đạo với nhân viên, người làm. Còn ai nghèo thì cười vui lên, vì mình chẳng phải là rắn nhiều đầu, dựa vào sự nghèo khổ nhưng không hèn, mà càng tu phép biết đủ, vì như Nagarjuna nói, biết đủ là kẻ giàu nhất.
Sois toujours satisfait car celui qui connaît la satisfaction
Même s'il ne possède rien est véritablement riche.
That among all wealth, contentment is the best.
(So) be fully content. If you know contentment,
Even if you possess no wealth, you'll be perfectly rich.
智者若不修 少欲
受惱還如眾首蛇
Trí giả nhược bất tu thiểu dục
Thọ não hoàn như chúng thủ xà
Người có trí nếu không tu thiểu dục
Sẽ nhận chịu nhiều phiền não như rắn nhiều đầu.
Anh ngữ :
(32) The Sage (Buddha) has said that belief in fact,
ethical self-discipline, generous giving, listening,
Moral self-dignity, care for how your actions reflect on others,
And discriminating awareness are the seven stainless (arya) gems.
Understand that other, ordinary gems have no meaning.
It has been excellently said by the Teacher of Gods and Men
That among all wealth, contentment is the best.
(So) be fully content. If you know contentment,
Even if you possess no wealth, you'll be perfectly rich.
Hán bản:
信戒施淨聞
慚愧及正慧
七財牟尼說
共有物誠虛
Tín giới thí tịnh văn
Tàm quý cập chánh huệ
Thất tài Mâu Ni thuyết
Cọng hữu vật thành hư
Hoà thượng Như Điển dịch:
Tín, giới, thí, nghe rõ
Tàm quý và chánh huệ
Thất tài, Mâu Ni nói
Tất cả vật thành không
Không có bản Pháp hay Anh, thì câu “Cọng hữu vật thành hư 共有物誠虛” rất khó hiểu. Nghĩa là tất cả các sự vật khác, so với 7 thánh tài, đều trở nên là hư ảo, chẳng có ý nghĩa gì.
d.5
Vào thời buổi mà sự dối láo lường gạt kẻ khác để mưu lợi thịnh hành đã đành, nhưng tâm gian manh để tự lường gạt chính mình lại cũng rất được ưa chuộng mới thật sự di hại. Người tự lường gạt mình, hay còn gọi là kẻ ngụy tín, tự mình đánh tráo khái niệm trong tư duy, biến giả thành chân, là những kẻ không có tuệ căn.
Trong Thất Thánh Tài có hai điều có khả năng ngăn chận được sự tự lừa dối, đó là tàm và quý. Thiếu hai nguyên tắc đạo đức này, chúng ta chỉ hành sử sao cho luật pháp không lên án dù ta có giết người, và bất chấp lương tâm ta nghĩ sao, lâu dần ta cứ tưởng rằng mình sống rất thanh sạch. Điều này thật có hại cho xã hội, nhưng nó còn vô vàn nguy hại cho bản thân của kẻ muốn trau dồi trí tuệ. Không có tàm và quý, ta sẽ sở hữu những kiến thức vay mượn, chắp và, vì ta đã quen với bao tích lũy không tôn trọng sự thật. Mà trí tuệ thì chỉ phát sinh từ sự thật. Bạn có thể may mắn trúng vé số độc đắc, nhưng trí tuệ chỉ bùng vỡ, khi mà không sách vở hay lời dạy nào của ai khác còn đủ sức lừa gạt bạn. Tàm và quý là cách soi gương để thấy mình. Thiếu hai món báu này, suốt đời, chúng ta lệ thuộc vào lời tán tụng của kẻ khác mà hành sử, kể cả trong công việc trước tác các tác phẩm trí tuệ. Không có tàm quý, tòa án lương tâm của mỗi người sẽ mãi mãi đóng cửa nhện bám chuột đào hang.
E. HÃY ĐO ĐONG PHẨM HẠNH NHƯ NẾM THỨC ĂN
Une once de sel modifie la saveur d'un peu d'eau
Mais pas celle de Gange.
De même, de faibles actions nuisibles
ne détruiront pas de vastes racines de bien.
Je ne suis pas au-delà de la maladie, de la vieillesse, de la mort
De la séparation d'avec l'agréable et pas davantage
Du résultat des actes accomplis.
L'antidote constitué par la répétition de cette évidence
Mettra fin à la vanité.
Một lạng muối có thể làm mặn một ít nước
Nhưng không thể thay đổi được sông Hằng.
Cũng vậy, những hành động xấu nhỏ
không thể phá hủy những cội rễ lớn của điều lành
Tôi không thể không bệnh, không già, không chết
không ái biệt ly và cũng không thể không chịu nhận các hậu quả của các hành động (nghiệp).
Liều thuốc được hình thành bằng sự thường xuyên thực hành điều hiển nhiên này
Sẽ khiến chấm dứt lòng kiêu căng hư ảo
Phụ chú của người dịch:
e.1
Hình ảnh một nhúm muối nhỏ không làm mặn được nước sông Hằng là mẫu vẽ vừa đơn giản, vừa khoa học giúp ta thấy rõ ảnh hưởng giữa tội và phước, khiến ta bớt di mặc cảm sống trong tội lỗi của thế gian. Phải nói rằng, được làm người, trừ tội ngũ nghịch, thì ta có rất nhiều cơ hội để vươn lên. Nếu không đến được quả vị vô thượng hoặc thấp hơn là các tầng trời, chí ít cũng có thể tái sinh được làm người, hiểu theo nghĩa lưu chuyển trong sinh tử.
Đọc lá thư của ngài Long Thụ, tôi như chợt bừng tỉnh, như được xối cho một gáo nước lạnh làm cơn buồn ngủ giật mình tan biến. Từ rất lâu, tôi cứ nghĩ là mình không thể giữ giới, vì giới Phật quá khó giữ, nhất là giới thứ 3, thứ 4, và thứ 5. Hai giời đầu thì thường khi còn giữ được. Là vì chúng ta cứ nghĩ giữa phạm giới và giữ giới có một lằn ranh, bên này là tà, bên kia là chánh. Lỡ chân bước qua bên bóng tối, thì coi như tiêu ma, nên đã nhúng chàm thì cho nhúng luôn, và khi phạm phải 1 trong 5 giới thì cứ như cái chén đã mẻ, không thể được tiếp tục xử dụng. Quan niệm như vậy, là vì chúng ta hay nghe các câu chuyện do các sư các thầy kể. Một tiên nhân vì nghe một lời ca làm mê mẩn thì liền bị mất thần túc. Một vị thiền sư tu đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, chỉ một ý niệm sân nổi lên, liền bị đọa làm con chim. Chúng ta bị dọa đến không còn ý chí gìn giữ các tịnh giới. Thực ra, tịnh giới như ngày và đêm, giữa ngày và đêm không có biên giới, gần bên phía mặt trời chiếu rọi là ngày, xa phía mặt trời chiếu là đêm. Hoặc như ly nước, bỏ nhiều muối thì mặn, muốn bớt mặn thì thêm nước. Không có ranh giới giữa mặn và lạt. Trong một ngày, nếu buổi sáng ta ít bị tham sân si chi phối hơn buổi chiều, ta hãy vui vẻ cho mình điểm trung bình. Cứ thế ta sẽ cảm thấy can đảm hơn cho từng ngày, từng tháng, và từng năm. Hể thấy mặn thì thêm nước, và tự nếm lấy tâm của mình. Thước đo của sự tu tập chính là bình an, thản nhiên, còn mặn thì còn thêm nước, cho đến khi tâm hoàn toàn bình thản trước mọi tham ái hay bất hạnh đưa đến.
Như đoạn (40) của bài kệ nói rất rõ:
(40) Always meditate properly on love,
Compassion, joy, and equanimity.
Even if you do not receive, like that, the highest (goal, nirvana),
You will (at least) attain a Brahma realm's bliss.
Hãy luôn thiền quán về tình yêu thương,
tâm từ bi, hỷ lạc, xả bỏ
Cho dù nếu bạn không nhận được quả vị cao nhất (là Niết Bàn)
Bạn cũng (chí ít) đạt được niềm vui trên thế giới của Phạm Thiên.
眠夢猶存念 勿使命虛終
慈悲喜正捨 修習可常研
上流雖未入 能生梵世天
Miên mộng do tại niệm
Vật sử mạng hư chung
Từ bi hỉ chánh xả
Tu tập khả thường nghiên
Thượng lưu tuy vị nhập
Năng sanh Phạm Thế Thiên.
Dưới lăng kính của đạo Phật, được làm người có nhiều cơ hội tu thành Phật hơn là làm trời, vì làm người còn có thọ khổ làm chất liệu để hướng thượng, chứ làm trời có nơi không bao giờ biết khổ, mãi đến khi các suy tướng hiện ra như phát sinh mùi hôi, da mất đi màu sáng, hoặc ánh sáng của cơ thể yếu dần mới biết được, thì đã quá muộn. Các vị xuất gia ở trên thế giới đều đa phần là con cái nhà nghèo, hoặc trung lưu, gần như chả ai là con của đại gia, tỉ phú, điều này chứng tỏ rằng, càng giàu sang phú quý, càng ít có cơ hội hay nhu cầu tâm linh giải thoát. Tuy nhiên, một vị trời mà biết hướng đến quả vị vô thượng, thì họ đi nhanh hơn con người, tựa như thái tử Tất Đạt Đa, sinh ra trong giàu sang phú quí, mà dám từ bỏ tất cả để làm người lang thang đi ăn xin, ngay cả giày cũng không mang, thì trên đời này chỉ có một, hai.
Bản Pháp nhảy từ đoạn (43) đến đoạn (46) của bản Anh ngữ :
(43) Just as a few grams of salt can transform the taste
of a small quantity of water,
But not that of the Ganges River,
Realize that minor negative karmic actions are, in fact, like that
With respect to vast roots of constructive force.
(46) "I have not gone beyond sickness, old age, or death,
or being parted from what's pleasing,
Or beyond what my karma will do to me."
Through the gateway of its antidote,
repeatedly thinking like that,
You won't become smug.
e.2
Pháp bản trên mạng xã hội không có đoạn (36) và (37) như Anh bản bên dưới. Tôi đưa vào vì xét thấy lợi ích cho đôi lứa nam nữ trước khi lập gia đình.
(36) Avoid (taking) these three (types of) wives, - Đừng kết hôn với ba loại vợ sau đây
Those whose natures are: to associate with your enemies, - Những kẻ có bản tính : liên kết với kẻ thù của bạn
like assassins, - như bọn sát nhân.
To be contemptuous of their husbands, like baronesses, - Khinh khi chồng của họ như các nữ Nam Tước.
Or to rob and steal even little things, like thieves.- Hoặc cướp bóc hay ăn trộm những thứ nhỏ nhặt như kẻ trộm.
(37) But one who, like a sister, is compatible (with you), - Mà với người như em gái, thích nghi với mình
Or like a female friend, goes straight to your heart, - Hoặc như một bạn nữ mà gặp liền yêu thương
Or like a mother, wishes for your welfare, - Hoặc như người mẹ mong ước cho ta giàu có
Or like a maid, is obedient - honor her like a family deity. - Hoặc như nàng hầu gái ngoan ngoãn – hãy trân trọng nàng ta như vị thần nữ trong nhà.
Pháp bản trên giấy thì dĩ nhiên là có hai đoạn văn này :
(36) Renonce aux trois épouses suivantes
A celle pareille aux bourreau s'associant naturellement aux ennemis
A celle pareille à une reine méprisant son époux
A celle pareille à n chapardeur dérobant jusqu'à des broutoilles
(37) Honore comme une déesse familière
Celle qui t'ès comme une sœur, en harmonie
Qui comme une amie, parle au cœur
Comme une mère souhaite aider ou comme une servante est déférente. (Xem phần dịch bên Anh ngữ)
稟性抱怨如殺者
欺輕夫主如男偶
縱使片物必行偷
宜可棄茲三賊婦
順若姊妹慈如母
隨從若婢伴猶親
如茲四婦宜應供
Bẩm tính bão oán như sát giả,
Khi khinh phu chủ như nam ngẫu
Túng sử phiến vật tắc hành thâu
Nghi khả khi tư tam tặc phụ
Thuận nhược tỉ muội từ như mẫu
Tùy tùng nhược tì bạn do thân
Như tư tứ phụ nghi ứng cúng
Bản dịch của HT Như Điển :
Bẩm tánh giận hờn như kẻ sát
Giỡn nhẹ với chồng như gặp mạnh
Sai sử đồ vật tất làm dụ
Hãy nên vứt bỏ ba loại người
Thuận theo chị em, thương như mẹ
Tùy tùng như bạn bè thân quen
Như thế bốn loại phải nên cúng
Có lẽ HT đọc chữ “thâu” 偷 lộn thành chữ “dụ” 諭 nên ngài dịch hơi sai câu Sai sử đồ vật tất làm dụ rất khó hiểu. Tôi đề nghị dịch lại là thấy vật liền tiện tay trộm cắp. Chữ thâu 偷 cũng có thể phiên âm thành du, rất giống với chữ dụ 諭, nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác. Người học nên cẩn thận kẽo dễ bị sai lầm.
Riêng câu 欺輕夫主如男偶 (khi khinh phu chủ như nam ngẫu), thì bên Anh ngữ dịch thành “To be contemptuous of their husbands, like baronesses”, theo tôi cũng là phỏng dịch, vì ở Ấn Độ không có nữ Nam tước “baronnesse”. Từ男偶 (nam ngẫu) phải được hiểu là bạn trai ngang vai ngang vế với nữ nhân, mà thời xưa phụ nữ không được giỡn mặt tự xem là bình đẳng với nam giới. Ngẫu cũng còn có nghĩa là tượng gỗ, nên câu này có thể dịch là “bắt nạt và xem chồng như cái tượng gỗ”. Trong Pháp bản thì lại dịch là “A celle pareille à une reine méprisant son époux” (Như một nữ hoàng khinh thường chồng mình). Cho thấy khi dịch sang Anh, Pháp, hay cả Hán bản, mỗi nơi dịch mỗi khác, miễn sao tôn trọng ý chính của tác giả, không nên câu nệ từng câu từng chữ. Tôi không dám đưa Phạn bản ra đây, vì tôi khá i tờ về Phạn văn, nên hy vọng các thức giả đi sau, sẽ viết lại nghiên cứu này, và cho thêm Phạn ngữ vào cùng với sự phân tích.
Riêng câu “Như tư tứ phụ nghi ứng cúng” thì bên Anh và Pháp ngữ không nói có 4 loại, nhưng lại phân ra đúng là 4 trường hợp khác biệt : hoặc như người mẹ, hoặc như bạn gái, hoặc như chỉ em gái, hoặc như nữ tì thân tín. Còn động từ “ứng cúng” ở đây chỉ nên hiểu là trân trọng, giữ gìn. Bên Anh ngữ và Pháp ngữ cũng dịch sát nghĩa là đáng ứng cúng (honor her like a family deity - Honore comme une déesse familière).
e.3
Nam nữ bình đẳng là khái niệm rất mới của thế kỷ 20. Bên Pháp, xứ sở văn minh từng đưa quân đến Việt Nam để “khai hóa”, phụ nữ Pháp cũng chỉ mới thực sự có quyền đi bầu và ứng cử bình đẳng với nam giới từ năm 1944.
Nhưng văn phong của Nagarjuna đã cho ta thấy một sự kính trọng tuyệt đối người phụ nữ đức hạnh trong gia đình, như một vị thần nữ, cần được ứng cúng, honored like a family deity. Điều này cho thấy trong cái nhìn của đạo Phật không có sự kỳ thị giới tính hay giai cấp, mà chỉ có sự đánh giá về nhân cách đạo đức. Các bạn nam nữ khi gặp người phối ngẫu thương yêu và lo lắng cho mình với 4 loại đức hạnh kể trên, thì phải biết trân quí giữ gìn như châu báu trong nhà. Tín cách hóng đạt tư tưởng như vậy tại Ấn Độ ngày nay đã là gần như không có, huống gì bài văn được viết cách nay ngót hai nghìn năm ? Chúng ta không thể tìm thất bất kì một sự kính trọng phụ nữ nào tương đương trong văn hóa La Mã, Hy Lạp hay Do Thái.
Việt Nam nên lấy cách ứng xử này với chồng và vợ mình, lấy đạo đức gia đình làm kim chỉ nam, theo hình ảnh được Nagarjuna khuyến sách.
F. THỞ RA HÍT VÀO LÀ ĐIỀU KỲ DIỆU, HÃY TÌM NGƯỜI THIỆN TRI THỨC MÀ DỰA DẪM
L'existence soumise à de nombreux maux
Est encore plus éphémère qu'une bulle ballottée par le vent.
Quelle notable merveille que d'inspirer après avoir expiré
Et de se réveiller du sommeil !
Ainsi tout est impermanent et dépourvu de substance.
Sans refuge ni protecteur, ni lieu d'attache.
O grand homme, développe le détachement du cycle sans essence
Pareil au bananier sans moelle.
Tu possèdes les quatre grandes roues,
Résider dans un lieu favorable,
S'appuyer sur des êtres saints, être d'une nature religieuse
Et avoir un passé qui pèse en ta faveur.
Le Puissant a déclaré que s'appuyer sur un ami spirituel vertueux
permets l'accomplissement de la vie spirituelle.
Tout comme beaucoup ont obtenu la paix en faisant confiance au Vainqueur.
Sinh mệnh thường bị các hành vi xấu tác động
còn phù du hơn là chiếc bọt nước thổi bay đi trong gió.
Thực kỳ diệu đáng ghi nhớ thay được hít vào sau khi đã thở ra
Và được thức dậy sau một giấc ngủ !
Như vậy tất cả đều vô thường và chẳng gì có tự tính.
Chẳng có nơi trú ẩn hoặc người bảo hộ, cũng chẳng có chỗ để trụ vào.
Này thiện tri thức, hãy phát triển sự phá chấp khỏi vòng lẩn quẩn không có thực tính
Tựa như thân chuối không có lõi
Bạn sở hữu bốn bánh xe lớn (tứ đại)
Trú ẩn trong một nơi đầy thuận tiện,
Nương tựa vào các bực thánh, căn cơ có chí cầu đạo (có thượng căn)
Và có một quá khứ hội tụ được nhiều duyên lành.
Đấng Đại Hùng nói rằng dựa dẫm vào một người bạn đạo chân chính sẽ khiến ta hoàn thiện được cuộc sống tâm linh
Tất cả y như nhiều người đã đạt được an lạc khi đặt niềm tin vào Bực Chiến Thắng.
Phụ chú của người dịch:
f.1
cụm từ “notable merveille”, kỳ diệu đáng ghi nhớ.
Ta không bao giờ chịu ghi nhớ rằng, có thể thở ra và sau đó biết đâu lại không bao giờ hít vào, để từng niệm niệm biết được, mỗi hơi hít vào thở ra, là một niệm của hiện hữu hạnh phúc. Đó là ý nghĩa của thuộc tính “notable” trong đoạn văn tưởng chừng như tầm thường, nhưng đầy ý nghĩa thâm sâu, mỗi câu, mỗi chữ.
Trong Cảnh Sách Văn có câu : Niệm niệm tấn tốc, nhứt sát na gian, chuyển tức, tức thị lai sanh 念念迅速 一刹那間, 轉息即是來生 Niệm niệm qua mau, trong khoản thời gian một sát na, chuyển hơi thở, lập tức lai sinh.
Hơi thở định đoại cõi sống và sự chết, nên phải biết hơi thờ còn phồng xẹp ra vào, là còn có hành động và tư duy, hãy trân quý và chuyên tâm tu tập.
Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, Đức Phật hỏi các thầy tì kheo : mạng sống con người là bao lâu ?
Vị thứ nhất trả lời : Trong vài ngày.
Phật bảo : Ông chưa hiểu đạo.
Vị thứ hai đáp : Trong một bữa ăn.
Phật bảo : Ông cũng chưa hiểu đạo.
Vị thứ ba trả lời : Mạng sống con người trong một hơi thở.
Đức Phật khen : Hay lắm ! ông mới thật sự là người hiểu đạo.
f.2
Hai câu tiếng Pháp ở phần E lại tìm được sự tương đương trong tiếng Anh tại đoạn (55)
L'existence soumise à de nombreux maux (Sinh mệnh thường bị các hành vi xấu tác động)
Est encore plus éphémère qu'une bulle ballottée par le vent - More impermanent than a bubble on a river tossed by the wind. (còn phù du hơn là chiếc bọt nước thổi bay đi trong gió).
Nói về vô thường, sinh diệt, Phật giáo là bực thầy.
Thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, Héraclide từng chủ trương tất cả đều biến dịch, tạo ra cái nhìn bi quan cho đời sống.
Il n'y a rien de solide sous le ciel, ni les montagnes ni les pyramides, ni les merveilles de la nature, ni les monuments édifiés par l'homme. L'objet bouge et le sujet aussi. Comment pourrait-il y avoir une connaissance solide et fiable ?
Chẳng có gì vững chắc dưới vòm trời, núi non, những kim tự tháp, những kỳ quan thiên nhiên, những đền tài được con người xây dựng. Đối tượng thay đổi và cả chủ thể cũng đổi thay. Làm sao có thể có được một kiến thức vững chắc và đáng tin cậy ?
Héraclide và Parménide là hai trường phái đối nghịch trong triết lý Hy Lập cổ đại mà người Việt Nam chẳng ai xa lạ gì. Một bên là thường, một bên là đoạn.
Nhà vật lý và triết lý người Pháp Etienne Klein đã nhận định về hai triết lý cổ đại này trong đoạn văn ngắn sau đây :
Pour le premier, c’est l’Être, en permanence identique à lui-même, qui est fondamental : insoumis au temps, fidèle à lui-même, il ne devient jamais autre, ne change pas, de sorte que le devenir, et le temps avec lui, ne sont jamais qu’apparences ou illusions. Pour le second, c’est au contraire le devenir qui est premier, et l’identité, une illusion : les choses ne sont pas, elles deviennent, se transforment sans cesse, changent au point de pouvoir devenir le contraire d’elles-mêmes, et le temps n’est rien d’autre que la forme ou l’incarnation de ce devenir universel.
Đối với người thứ nhất (tức Parménide), thì Hữu thể luôn bất biến và nhất quán với chính nó, căn bản là : không chấp nhận thời gian, trung thành với chính mình, không bao giờ biến thành kẻ khác, không thay đổi, cách thức mà những gì xảy đến và thời gian, đối với nó, chỉ là bề ngoài hay ảo giác. Đối với người thứ hai (tức Héraclide), thì trái lại, những gì xảy đến mới quan trọng, còn lý lịch của mình chỉ là ảo giác : sự vật không là gì cả, chúng sẽ biến dịch, lưu chuyển không ngừng nghỉ, chúng thay đổi đến mức có thể biến thành nghịch lý với chính nó, và thời gian không gì khác hơn là hình thái hay kiếp luân hồi của vũ trụ luôn hình thành.
Trung Hoa có Dịch Học được cho là đã di truyền từ thời vua Phục Hy, là một nguồn mạch triết lý rất cao siêu, hấp dẫn đối với các học giả xưa nay. Dịch học chủ trương biến dịch (giống Héraclide - Anitya – Anicca 無常), nhưng đồng thời cũng bất dịch (giống Parménide – và cũng rất giống với thuyết 無我 anātman – anattā, vì vô ngã hiện diện bất biến trong pháp giới vũ trụ), và giản dịch, là sự tương thông nằm giữa hai thái cực từa tựa như giáo lí trung đạo của Phật Giáo.
Vô thường là một trong tam pháp ấn (tilakkhaṇa – trilakṣaṇa – three marks of existence) của đạo Phật, nên nó là giáo lí rất cốt lõi. Ai dùng từ vô thường – impermenance, thì không thể tránh khỏi ảnh hưởng của đạo Phật, cũng như ai nói đến sự sống vĩnh hằng - life everlasting thì không thể tránh được triết lý Kitô Giáo. Cần lưu ý ở đây rằng vũ trụ quan bất biến của Parménide không giống với thuyết sự sống vĩnh hằng của Kitô giáo.
Giáo sư Phật học ở đại học Bristol Anh, ông Rupert Gethi cảm nhận về tính vô thường của sinh mệnh như sau :
As long as there is attachment to things that are unstable, unreliable, changing and impermanent, there will be suffering – when they change, when they cease to be what we want them to be.
(…)
If craving is the cause of suffering, then the cessation of suffering will surely follow from “the complete fading away and ceasing of that very craving”: its abandoning, relinquishing, releasing, letting go.
Miễn còn có sự gắn bó vào các pháp bất ổn, không thể trông cậy, vô thường hay thay đổi, thì có đau khổ -
khi chúng thay đổi, khi chúng không còn là những gì chúng ta muốn chúng trở thành.
(...)
Nếu tham ái là nguyên nhân của đau khổ, thì sự chấm dứt đau khổ chắc chắn sẽ theo sau “sự tan biến trọn vẹn và chấm dứt tham ái đó” : từ bỏ nó, giã biệt, giải phóng, buông bỏ nó.
Vạn Hạnh thiền sư trong kệ Thị Chúng cũng để lại những câu văn xem cuộc đời như gió thoảng mây bay .
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
身如電影有還無
萬木春榮秋又枯
Trở lại với Anh bản,
(55) Many things can damage your life: it's more impermanent
Than a bubble on a river, tossed by the wind.
Any respite (from death) you may have --
to breathe out (after) breathing in,
And to awaken from having fallen asleep - that's utterly amazing.
(58) Thus, all these are impermanent, without a solid "soul,"
They're not a refuge, not a protector, and not a resting place.
Therefore, Highest of Men, you must develop disgust
For recurring samsara: it has no essence, (like) a plantain tree.
Bản Pháp xài từ bananier, cây chuối, còn Anh bản xài từ plantain, chuối lá, hay mã đề, một loại cỏ dại. Hán bản cũng dịch là chuối ba tiêu芭蕉. Nói chung, sinh mạng của ta, thế giới ta đang sống, đều phù du và chẳng có gì vững chắc.
“Samsara” là thuật ngữ trong tiếng Phạn chỉ cho vòng luân hồi sinh tử.
Nagarjuna dạy bực Thiện Tri Thức (Highest of Men) phải khinh ngán cõi luân hồi, xem cõi đời chỉ là một đám mây bay, một thân cây không có lõi.
Giới trẻ nghe những lời khuyên này như nước đổ đầu vịt. Nhưng ai ở vào lứa tuổi thường trực suy nghĩ về cái chết sẽ cảm nhận được sự tươi mát của giáo pháp thường xuyên quán vô thường vô ngã.Quán vô thường mà sinh lòng chán nản là sơ căn. Quán vô thường ở trình độ thượng căn sẽ thấy vô ngã, từ vô ngã có thể đưa đến trí tuệ Niết Bàn.
f.3
Phật giáo không quan niệm có một linh hồn bất biến như trong văn hóa Kitô giáo, cho rằng có một linh hồn luôn dính với thể xác, khi hồn lìa xác, thì ta chết, nhưng hồn ta bay vào luyện ngục. Ngày Chúa tái lâm phán xét, nếu được Chúa phán thưởng thì hồn sẽ nhập xác và bay lên Thiên Đàng, còn nếu bị Chúa phán phạt thì hồn nhập xác và bay vào Hỏa Ngục. Trong kinh Tân Ướ
c hoàn toàn không có sự thuyết minh như vậy, mà là do các kinh được sáng tác sau này minh họa ra thế giới quan như vừa trình bày, đặc biệt là kinh Tin Kính.
Đạo Phật trái lại, xem tất cả các pháp đều vô thường. Thus, all these are impermanent, without a solid “soul”. Nên từ soul ở đây phải được dịch là không có tự tính, chứ dịch không có “linh hồn” sẽ khiến câu văn trở nên khó hiểu và mâu thuẫn.
(61) (Now,) you possess the four great wheels:
You live in a land that's conducive (for Dharma),
You rely on hallowed beings, by nature you're prayerful,
And in the past, as well, you've built up positive force.
Hán bản:
如是無常亦非久 無歸無救無家室
生死勝人須厭背 併若芭蕉體無實
Như thị vô thường diệc phi cửu
Vô quy vô cứu vô gia thất
Sanh tử thắng nhân tu yếm bối
Tính nhược ba tiêu thể vô thật
Việt bản của HT Như Điển:
Như thế vô thường lại chẳng lâu
Chẳng về, chẳng cứu, chẳng phòng nhà
Sanh tử cõi người liền xa lánh
Giống thật cây chuối chẳng khác gì
Hán bản tiếp theo ở đoạn dưới:
先身為福業 四大輪全獲
佛言近善友 全梵行是親
善士依佛故 眾多證圓寂
Tiên thân vi phước nghiệp
Tứ đại luân toàn hoạch
Phật ngôn cận thiện hữu
Toàn phạm hạnh thị thân
Thiện sĩ y phật cố
Chúng đa chứng viên tịch
Việt bản của HT Như Điển:
Thân trước vì phước nghiệp
Tứ đại xoay vòng quanh
Phật nói gần bạn lành
Toàn Phạm hạnh nên quán
Kẻ lành nương vào Phật
Đa phần chứng viên tịch
G. KIẾP NGƯỜI LÀ CƠ HỘI DUY NHẤT ĐỂ GIÁC NGỘ
Remets t'en aux sages.
Même si un feu prenait soudain dans tes vêtements ou sur ta tête
Plutôt que de te préoccuper de l'éteindre
Efforce-toi de mettre fin au devenir.
Il n'y a pas de dessein plus excellent.
Au moyen de l'éthique, de la sagesse et de la méditation réalise
L'au-delà de la souffrance, l'état immaculé de contrôle et de paix
Éternel, immortel, inépuisable, indépendant
De la terre, de l'eau, du feu, de l'air, de la lune et du soleil.
L'attention, la discrimination entre les phénomènes, la persévérance,
la joie, l'adaptabilité, l'absorption et l'équanimité
sont les sept branches de l'Éveil,
La collection de vertus, cause de l'obtention du nirvana.
Hãy kí thác mình nơi các bực hiền nhân.
Ngay cả khi lửa bất chợt bừng cháy trong áo hay trên đầu
Thay vì tìm cách dập tắt nó
Hãy tự kềm chế để chấm dứt sự tái sinh (fin au devenir, 無生, extinguish further compulsive rebirth).
Chẳng có một định hướng nào hoàn thiện hơn.
Bằng vào đạo đức, vào sự khôn ngoan và vào thiền tập
hãy thực hiện
sự vượt thoát khổ đau, (đạt) trạng thái trong sáng của tự chủ và an lạc
Vĩnh hằng, bất tử, không mỏi mệt, độc lập
không bị hạn chế bởi đất, nước, gió, lửa, hay nhật nguyệt.
Sự điều phục tâm (định tâm), sự phân biệt các hiện tượng, sự tinh tấn,
niềm hỷ lạc, tính tùy thuận (xả), sự tiếp thu (niệm), niềm thanh thản
là 7 nhánh của sự Giác Ngộ,
Sự tập hợp các đức hạnh (này), sẽ là căn bản để đạt Niết Bàn.
Phụ chú của người dịch:
g.1
Chúng ta được sinh ra có trí tuệ hơn hẵn các sinh vật trên mặt đất. Đây là cơ hội duy nhất để tìm cầu Giác Ngộ.
Bài văn khuyến tu của Long Thụ Bồ Tát tha thiết đến nỗi, cho dù lửa cháy áo hay cháy bén đầu tóc thì hãy cứ thản nhiên mà huân tu. Áo quần chỉ cho ngoại thân, tóc trên đầu chỉ cho nội thân. Hãy xem thường của cải vật chất và bệnh tật thân xác. Cả đời phải mau tranh thủ tìm cầu giác ngộ giải thoát. Và để đạt được giải thoát, thì nên y cứ vào Thất Giác Chi.
Hãy xem sự kiện cháy tóc, cháy quần áo như việc thua tiền, say rượu hay hút sách trên chiếu bạc. Ngồi trên chiếu bạc, rất dễ vướng vào các tệ nạn của tứ đổ tường. Đã ngồi trên chiếu bạc, thì mất tiền, nghiện hút sách, dính với xã hội đen cho vay nặng lãi, đĩ điếm, trộm cướp tựa hồ như không thể tránh. Muốn chấm dứt các hậu quả kinh khiếp kia không phải là đi vay mượn, đi cầm cố gia sản để đánh số đề hầu cứu gỡ, mà phải dứt khoát cương quyết đứng khỏi chiếu bạc, dù có bị lột hết quần áo hay phải đau khổ khi lên cơn nghiện cũng cắn răng chịu đựng. Hãy xem chiếu sinh tử của cuộc đời là chiếu bạc, ra khỏi chiếu sinh tử là việc làm cấp bách nhất. Không ai biết đánh bạc khi vừa mới sinh ra. Không ai biết hút sách hay trộm cướp khi vừa mới chào đời. Chiếu bạc hay nơi hút sách không mời gọi ta, mà chính tham dục xúi giục ta tìm đến các nơi ấy. Trừ đi tham ái, là chìa khóa thoát khỏi chếu sinh tử.
Cháy tóc cháy quần áo còn cần được hiểu là những hành vi theo quán tính. Thật vậy, khi lửa cháy tóc hay cháy quần áo thì ai cũng có phản xạ nhiên là tìm cách dập lửa kể cả việc vùi đầu vào bãi sình hoặc nhảy vào ao nước bẩn. Nếu trong đời sống, khi cơn tham dục nổi lên, ta lập tức ăn trộm hoặc lừa gạt để chiếm đoạt ; khi cơn thèm muốn xác thịt ùa tới ta lập tức hiếp dâm hay loạn luân, thì đó được ví như lửa cháy trên đầu hay trên áo, thay vì thỏa mãn ngay nhu cầu, ta cứ suy nghĩ xem, việc ấy có căn nguồn từ đâu, không bao giờ xử sự theo quán tính như khi thật sự bị cháy tóc hay cháy áo.
g.2
Nếu ta như người Pháp, không bị ảnh hưởng bởi Phật giáo Trung Quốc, thì bản dịch của tôi không có gì phải bàn luận. Tuy nhiên, chúng ta vốn từng học hỏi Phật pháp từ Trung văn, nên để dễ hiểu cho một số độc giả, cũng nên nói 7 nhánh của sự giác ngộ trong bản pháp văn ở đây chính là Thất Giác Chi 七覺支, saptabodhyangāni, là nhóm thứ 6 trong 37 Bồ Đề Phần bao gồm:
Trạch pháp (擇法, dharmapravicaya), phân tích, phân biệt
Tinh tiến (精進, vīrya) chăm chỉ, kiên trì
Hỉ (喜, prīti), hoan hỉ
Khinh an (輕安, praśrabdhi), tâm thức khinh an, sảng khoái
Niệm (念, smṛti), tỉnh giác
Định (定, samādhi), tập trung lắng đọng.
Xả (捨, upekṣā), buông xả, không câu chấp.
Trạch Pháp rất quan trọng cho người cầu học để trở nên vững chãi. Không có trạch pháp, thì ngày nay, những phim ảnh bài vở của Pháp Luân Công, của Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, của những người lên mạng ảo thuyết minh hay đưa những tin giả để câu views câu likes sẽ dẫn dắt chúng ta đi vào địa ngục lúc nào ta không biết. Một thí dụ rất dễ hiểu như sau : chúng ta thỉnh thoảng nhận được một thông tin rằng chúng ta trúng một giải thưởng cả triệu đô, để lãnh giải thởng, ta cần đưa thông tìn tài khoản của ta để trả một số tiền gần như tượng trưng khi lập thủ tục. Kẻ gian biết được nhược điểm tham dục của ta, bỏ con tép, câu con cá mập, và thế là ta thông tin tài khoản lên mạng để mong rước về con cá mập bằng vàng. Kết quả là tiền thưởng ta sẽ không bao giờ lãnh, mà tiền trong tài khoản của ta sẽ bị di tản vào nơi nào ta không biết. Mỗi năm tôi nhận hằng trăm tin nhắn rằng tôi được trúng thưởng iphone 10 hoặc cao hơn, chỉ cần trả 1 đồng là sẽ nhận.
Chúng ta là Phật tử, khi thấy chư tăng thì chúng ta thường sinh tâm hoan hỉ và muốn cúng dường. Nhờ trạch pháp chúng ta nhận chân đâu là sư thật, đâu là sư giả. Nếu chúng ta biết các giới luật dành cho một vị tì kheo, thì bình bát khất thực của vị ấy dùng để đựng thức ăn, chứ không đựng tiền bạc. Vị nào đi một mình ra chợ xin tiền mà không nhận thực phẩm thì chắc chắn là sư giả, ni giả. Sư thật dù có quyên tiền xây chùa đúc tượng cũng không được ôm bát đi xin tiền. Ngày nay sư giả thường là những kẻ rất hoa ngôn mị ngữ, ăn nói vô cùng lưu loát khiến cho người không quen suy tư theo trạch pháp tin vào sư giả con hơn tin Phật thật. Bát mà Phật chế cho tăng là để đi khất thực, chỉ chứa thực phẩm mà thôi. Ai làm trái điều này là phá hủy truyền thống khất thực, phá hủy tăng đoàn, tội cực lớn. Kẻ trợ giúp phá hủy tăng già khác nào làm thân Phật chảy máu. Phật cấm tăng ni không được ca hát múa may diễn tuồng đóng kịch, ai làm trái điều này là phá hủy tăng đoàn. Ai bỏ tiền ủng hộ tăng ni ca hát thì ác nghiệp rất sâu dày. Hãy dùng trạch pháp mà phân biệt mọi sự trên đường đời. Đừng nghĩ rằng cứ bỏ tiền vào bình bát của chư tăng là tạo ra phúc báu, mà không biết rằng tiền mình bỏ vào là tiền hùn hạp gây tội ác. Chuyện Tế Điên hòa thượng chỉ là truyền thuyết, không dễ gì có một Tế Điên thực trên thế gian.
Đặc biệt, đoạn G và H có thể tìm thấy vài tương đồng ở Hán bản như dưới đây:
縱使烈火燃頭上 遍身衣服焰皆通 (Nếu bị lửa đốt trên đầu, hay toàn thân quần áo đều bốc lửa)
此苦無暇能除拂 無生住 想涅槃中
爾求尸羅及定慧 寂靜調柔離垢殃
涅槃無盡無老死 四大日月悉皆亡
念擇法勇 進 定慧喜輕安
此七菩提分 能招妙涅槃
Tung sử liệt hỏa nhiên đầu thượng, biến thân y phục diễm giai thông
Thử khổ vô hạ năng trừ phất, vô sanh trụ tưởng niết bàn trung
Nhĩ cầu thi la cập định huệ, tịch tịnh điều nhu ly cấu ương
Niết bàn vô tận vô lão tử, tứ đại nhật nguyệt tất giai vong
Niệm trạch pháp dũng tiến, định huệ hỉ khinh an
Thử thất bồ đề phần, năng chiêu diệu niết bàn
g.3
Thi la 尸羅: còn gọi là thi đát la, tức là thanh lương, là giới luật.
Cấu ương 垢殃: sự dơ bẩn và tai ương. Người đời thường sợ tai ương ập đến mà không lo tránh xa những dơ bẩn của thế gian. Các tai ương thường ập đến người sống nhiều trong tham, sân, si mà đạo Phật gọi là tam độc. Sống trong tam độc, chuyên dối gạt, trộm cắp, sát hại, hút sách, bài bạc, kiếm tiền bất chánh, thì tai ương luôn đi kèm những người này, nên Hán ngữ gọi là “cấu ương”, cấu và ương luôn đi có cặp.
Hoà Thượng Như Điển dịch:
Buông bỏ vào lửa đốt trên đầu
Cháy sạch y phục quấn đầy mình
Khổ nầy không tả hết thảy được
Chẳng sanh, trụ tại nơi Niết Bàn
Phải cầu giới đức cùng định tuệ
Tịch tịnh điều nhu lìa cấu uế
Niết Bàn vô tận, vô lão tử
Tứ đại, nhựt nguyệt tất đều tiêu
Niệm, trạch pháp siêng năng
Định, huệ, hỷ, khinh an
Bảy Bồ Đề phần nầy
Hay đến được Niết Bàn
Anh ngữ:
(104) So, even if a fire has suddenly broken out on your head
or your clothing,
Give up trying to cast them off, and make effort instead
For the sake of trying to extinguish further compulsive rebirth.
There's no other necessity more superior than that.
(105) With ethical self-disciplines, discriminating awareness,
and mental stability,
Attain a high state of nirvana, pacified, tamed, and without any stains,
With no aging, no dying, and never depleting,
Parted from earth, water, fire, and wind, sun, and moon.
(106) Mindfulness, differentiating-awareness of phenomena,
perseverance,
Joy, a sense of fitness, absorbed concentration, and equanimity -
These seven are the branch (causes) for a purified state:
They're the network of constructive factors to bring about
an attainment of nirvana.
g.4
Hình ảnh cuộc Samsara được Nagarjuna diễn tả bằng cái biền khổ, mà trên biển ấy chỉ có một cái lỗ duy nhất được khoét trên một cái ách. Con rùa trồi đầu khỏi biển lên sao mà gặp được cái lỗ kia mới được mang thân người. Chỉ có thân người mới có nhiều điều điều kiện nhất để có thể thực hành Giáo Pháp thiêng liêng (hallowed Dharma) của Đức Phật.
Kinh Tạp A Hàm chép chuyện rùa này như sau :
“Đức Phật bảo các Tỳ kheo rằng: Chốn đại địa này biến thành biển cả; bấy giờ có con rùa mù sống lâu vô lượng qua trăm ngàn năm nó mới ngóc đầu lên một lần. Tại biển cả có một cây nổi lênh đênh, khi đông khi tây, vì bị sóng dập gió dồi liên tiếp; mà trong thân cây chỉ có một cái lỗ. Thế thì khi rùa ngóc đầu tìm cây và chui đầu vào cây, có dễ gặp không?
Ngài A Nan trả lời rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Khó mà gặp được, bởi lẽ rùa thì rùa mù, biển thì mênh mông, cây lại cây nổi, trôi theo chiều sóng gió đẩy đưa; đông tây bốn hướng nào có đậu nơi nào. Cho nên chắc chắn khó mà gặp được.
Phật dạy: Rùa mù, cây trôi tuy khó gặp, nhưng có hy vọng; còn như kẻ phàm phu ngu si trôi nổi trong năm thú mà tái sanh được thân người, mới thật là khó hơn rùa gặp cây bọng gấp mấy. Vậy nên các ngươi ngày nay phải tinh tiến tìm mọi phương tiện phát khởi tâm học đạo mới được”.
Anh bản :
(59) Since even more difficult than the meeting of a turtle
And the hole in a solitary yoke located on the ocean
Is the attainment of a human state from that of a creeping creature,
Make that (attainment) with human faculties be fruitful
through practicing the hallowed Dharma.
Quả thực, được làm thân người, là một điều khó, khó không khác hình ảnh con rùa trong kinh Tạp A Hàm.
Long Thụ Bồ Tát tha thiết khuyên bạn ngài, đức vua Gautamīputra, nhưng đặc biệt là cho chúng ta ngày nay, rằng được làm người, mà lo chạy theo đuổi những giá trị chỉ xô đẩy ta vào tử sinh, chả khác nào kẻ ngu đem chiếc bát vàng nạm ngọc quý mà đi hốt đồ ói mửa :
(60) Even more foolish than someone who uses
A golden vessel adorned with gems to collect his vomit,
Is someone who, having been born as a human,
Performs negative deeds.
(60) Celui qui né humain agit de façon incorrecte
Est encore plus stupid
Qu'une personne qui remplirait de vomissures
Un vase d'or servi de joyaux (金寶盤除糞)
海龜投木孔 Hải quy đầu mộc khổng
一會甚難遭 Nhứt hội thậm nan tao
棄畜成人體 Khí súc thành nhân thể
惡行果還招 Ác hành quả hoàn chiêu
金寶盤除糞 Kim bảo bàn trừ phân
斯為是大癡 Tư vi thị đại si
若生人作罪 Nhược sanh nhân tác tội
全成極憃兒 Toàn thành cực xuẩn nhi
HT Như Điển dịch :
Rùa biển đầu vào gỗ
Một lần thật khó gặp
Bỏ kia thành thân người
Việc ác, quả trở lại
Mâm vàng chẳng đựng dơ
Dối ấy là si lớn
Nếu sanh người làm tội
Rốt rồi, trẻ giải đãi
g.5
Làm người đã không dễ, nhưng làm người có học, có trí tuệ càng khó hơn. Mà trong tất cả các trí tuệ, trí tuệ vô lậu giải thoát là tối thượng. Hòa thượng Trí Quảng có kể câu chuyện về thiền sư S.N.Goenka người Miến gốc Ấn từng bị chứng nhức đầu không thầy thuốc nào chữa khỏi, nghe nói thiền có thể giúp trị hết nhức đầu, ông tìm đến danh sư Miến Điện U Ba Khin, nhưng vị tổ sư này nói “Giáo pháp của Phật cao thượng nhiệm mầu, há chỉ dùng để trị chứng nhức đầu của ông sao?”. Sau này, S.N.Goenka trở thành một đấng tôn sư nổi danh hoàn vũ. Ngài lập ra rất nhiều đạo tràng thiền tập trên nhiều quốc gia khắp năm châu lục, kể cả Israel. Ngài có một đệ tử người Do Thái khá danh tiếng, đó là giáo sư sử học danh tiếng Yuval Noah Harari.
Câu chuyện của thiền sư S.N.Goenka trùng hợp với lời dạy của Long thụ dù cháy đầu cháy áo, thì việc tìm đạo giải thoát vẫn cấp bách và sinh tử hơn.
Tiền thân của Phật đã có nhiều kiếp phải bỏ mạng để cầu đạo.
Khi Thần Quang gặp Bồ Đề Ma, ngài từng tự chặt một cánh tay để cầu đạo.
Nguyễn Du khi thấy con bướm chết trong trang sách, từng viết lời thơ “tử vì đạo” như sau :
Văn đạo dĩ ưng cam nhất tử 聞道也應甘一死
Dâm thư do thắng vị hoa mang 淫書猶勝為花忙
Được nghe đạo lý rồi chết cũng cam
Ham mê sách còn hơn mải miết vì hoa (Điệp tử thư trung)
Cố hòa thượng Trí Tịnh cũng từng nói một câu để đời : “Pháp của Phật đánh đổi cả sinh mạng để cầu còn chưa chắc được, đâu phải cá ươn mà nài ép người ta mua !”
Thiền sư Tuệ Sỹ cũng từng ví đạo Phật như vị sư ngồi trên đỉnh núi cao, ai muốn nhìn thế gian từ đỉnh cao chót vót, thì phải tự mình tìm cầu leo lên, chứ núi không bò xuống thế gian để tìm cầu đệ tử.
H. ĐỊNH VÀ TUỆ – BÁT THÁNH ĐẠO
Il n'y a pas de méditation sans sagesse
Ni de sagesse sans concentration.
Pour qui possède les deux, l'océan du devenir
Devient semblable à l'empreinte d'un boeuf dans l'eau.
La vue juste, le mode de vie juste, l'effort juste,
L'attention juste, la concentration juste, la parole juste, l'activité juste,
Et la juste contemplation sont les huit membre de la voie,
médite les afin d'accéder à la paix.
Le Vainqueur transcendant déclara l'esprit comme la racine de la vertu
Telle est l'instruction bénéfique fondamentale.
O intrépide, quel besoin d'en dire plus ?
Maîtrise-le !
Không có thiền định nào không đưa đến trí tuệ
Cũng chẳng có trí tuệ nào không cần sự định tâm.
Những ai sở hữu cả hai, (thì) đại dương sinh tử
Trở nên giống như lỗ trâu nằm trong nước.
Thấy chân chánh, hành động chân chánh, cố gắng chân chánh,
suy nghĩ chân chánh, hiểu biết chân chánh, lời nói chân chánh, nghề nghiệp chân chánh,
Và hướng tâm chân chánh là 8 thành tố của đạo,
Hãy tư duy về chúng để đạt tới an lạc.
Đấng Tối Thắng Siêu Việt đã nói tâm là cội nguồn của mọi đức hạnh
Chính là giáo pháp lợi ích cơ bản
Này người bạn can đảm, cần phải nói thêm gì nữa chăng ?
Hãy chế ngự tâm !
Phụ chú của người dịch:
h.1
Ai tinh ý đây sẽ thấy Long Thụ Bồ Tát khuyên vua Gautamīputra Śatakarṇin nương theo Bát Chánh Đạo bao gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định dù chúng ta không xử dụng các thuật ngữ Phật giáo Hán Việt.
Ngài cũng có nhắc đến định và tuệ trong tam vô lậu học. Tuy không đề cập đến giới, nhưng khi có định, có tuệ, dù không đề cập giới, thì tam vô lậu cũng sẽ được trọn đầy. Những ai niệm Phật hoặc thiền quán hầu hết số giờ trong cuộc sống để vun bồi trí tuệ, sẽ rất ít có thì giờ để phạm các giới cấm.
Tịnh tông rất ít dạy về Tứ Đế và Bát Chánh Đạo trong truyền thừa VN trước khi hòa thượng Minh Châu du học Ấn Độ về nước.
Ngày nay mọi chùa, mọi tự viện đều đồng nhất trở về rao giảng các truyền thống gốc của đạo Phật song song với phép tu niệm Phật. Tuy nhiên, niệm Phật trong lục niệm là niệm về sự tỉnh giác, trong khi niệm Phật của Tịnh Tông đồng dạng Phật tính với thần linh, cầu xin được hộ trì. Thiền sư Ajahn Chah cũng dạy niệm Phật cho hàng sơ căn, nhưng phép niệm Phật của Nam Truyền chỉ là cách định tâm vào tính giác chứ không biến cải như cách niệm Phật bên Trung Quốc.
Quan sát hiện tình xã hội VN gần đây, các tự viện được xây cất hoành tráng, Phật tử tham dự các khóa lễ đông đúc hơn xưa, đạo Phật về hình thức rất hưng thịnh tuy không bằng được như thời Lý Trần. Sự hưng thịnh ấy chưa chắc là điều tốt đối với việc xiển dương chánh pháp. Các sư sãi đi xe sang trọng, sở hữu của cải vật chất nhiều hơn người đời không phải là dấu hiệu tốt cho đạo đức xã hội. Đào tạo các sư tăng biết hãnh diện ăn mặc thô sơ, đạp xe đạp đi học, bề ngoài càng nghèo càng phù hợp với truyền thống 3 y 1 bát. Truyền thống tri túc theo lời dạy của Long Thụ Bồ Tát nên là phương châm đầu tiên khi đặt chân vào các tự viện. Còn nếu có đi xe máy hay ôtô thì chỉ sử dụng những chiếc không làm lóa mắt bàng dân. Phải biết hổ thẹn khi bị bắt buộc phải sử dụng các phương tiện của giới trưởng giả.
Người tu không nên dạy Bát Chánh Đạo mà sống thiếu bát chánh. Đã xuất gia là lìa bỏ trần thế chí tâm thượng cầu Bồ Đề hạ hóa chúng sinh, nếu sở hữu của cải vật chất hơn dân nghèo, vị ấy đã sai với con đường giải thoát, không sống đúng với chánh mạng mà Phật đã chỉ dạy. Dĩ nhiên khi một người sống với một nghề nghiệp bất chính, thì toàn bộ hành động và suy nghĩ của người ấy đã xa lìa chánh pháp.
Chùa to Phật lớn không sai với chánh pháp, vì chùa và tượng không phải là sở hữu cá nhân. Các bất động sản là sở hữu chung của mọi người, lại có thể truyền thừa nghìn đời hậu thế để lưu giữ tông môn, là việc đáng khuyến khích. Nhưng thiền sư dù ở trong một nơi như Bái Đính, Tam Chúc, vẫn an nhiên sống bình dị không sở hữu, đó đúng là pháp khí của đại thừa.
Ngày nay, Bát Chánh Đạo không còn là sở học riêng của đạo Phật, nó đã được ngưỡng mộ, được áp dụng làm kim chỉ nam cho thế giới kinh doanh thế tục.
Đại học Woodbury ở California đã sử dụng Bát Chánh đạo trong các giáo trình làm kim chỉ nam cho việc điều hành xí nghiệp, được Giáo sư khoa trưởng Joan Marques viết trong A Mindful Moral Compass for Twenty-First Century Leadership: The Noble Eightfold Path, mà theo đó, khi áp dụng đúng thì xí nghiệp sẽ phát triển bền vững hơn, được tin cậy và gặt hái đưọc nhiều uy tín hơn.
Quốc gia Kitô giáo như Hoa Kỳ, Anh, Đức dám đem Bát Chánh đạo dạy ở đại học, trong khi VN là nước có một lịch sử dính liền với đạo Phật lại không biết sử dụng Phật pháp há không đáng tiếc hay sao ?
So sánh chất lượng của ngành sản xuất ôtô ta thấy ngay rằng độ bền chắc, làm ăn ngay chính, đã đem lại cho các thương hiệu như Mercedes, BMW, Audi, Porsch hơn xa dòng xe của các nước cạnh tranh tại Âu châu như Pháp, Ý. Người VN nếu muốn xây dựng đất nước như Nhật Bản, phải dạy Bát Chánh Đạo trong trường học hoặc xí nghiệp, để khi xã hội phát triển thành từng đơn vị sản xuất, thì người dân, và cả chính quyền, sẽ ít mất thì giờ và tài chính vào việc lựa chọn hàng tiêu dùng mà không sợ bị lừa gạt, nhất là các mặt hàng thực phẩm và dược phẩm, chưa kể là mặt hàng VN sẽ được thế giới tin dùng nhờ sản xuất theo ý thức dây chuyền Bát Chánh đạo !
(113) Right view and livelihood and effort,
Mindfulness and absorbed concentration,
speech and boundary of actions,
And right thought are the eight branches of a pathway mind:
You need to meditate on them for the sake of bringing yourself
the peace (of nirvana).
h.2
無慧定非有 缺定慧便溺
若其雙運者 有海如牛跡
Vô huệ định phi hữu, khuyết định huệ tiện nịch
Nhược kỳ song vận giả, hữu hải như ngưu tích
Bản dịch của ngài Như Điển:
Vô huệ, định, phi hữu
Quyết định, huệ liền yếu
Nếu đây làm cả hai
Có biển, như dấu trâu
Thú thực, đọc Hán bản tôi hiểu còn lờ mờ câu cuối “hữu hải như ngưu tích”, ngay cả khi được trợ giúp bằng bản dịch của hòa thượng Như Điển, nhưng đọc qua Pháp hoặc Anh bản, thì 4 câu chữ Hán sau lại rất sáng sủa rõ ràng.
Thực là một hình ảnh tuyệt vời sống động khi sử dụng thiền định và trí tuệ làm đòn bẩy để nhảy qua biển sanh tử, lúc ấy, chỉ như lỗ trâu, nhón chân là qua khỏi !
Thực là sai lầm khi chúng ta nghĩ rằng thiền là phải ngồi theo tư thế kiết già hay bán già, nhắm mặt, tập trung vào một đề mục.
Dĩ nhiên đó cũng là thiền, nhưng tại sao các thiền sư dạy thiền hành, thiền thực, thiền tức, thiền quán và Long Thụ Bồ Tát dạy lục niệm...như vậy thì bất kỳ khi nào ta chuyên tâm vào 1 đề mục hay chuyên tâm vào tâm, dù bất kỳ ở trạng thái nào, đều là thiền.
Đọc văn khuyến tu của Long Thụ, tôi biết mình sai. Thiền định được dịch sang Anh ngữ là meditation, chỉ đơn giản là tập trung suy tư vào một đề mục.
Khi tập bơi, tôi tập cả mấy tháng trên biển vẫn không biết bơi. Nhưng có một thằng bạn cũng cùng tập, ngày hôm trước nó bơi được, thì ngày hôm sau tôi cũng bơi được, mặc dù không phải do nó chỉ bày bí quyết nào, mà chỉ vì mình thấy có người như mình không biết bơi, nay đã bơi được ngay trước mắt. Khi không ở dưới nước, nhưng suy tư về bơi, bị ám ảnh vì bơi, ao ước mình bơi được, vẫn là những động lực tiềm ẩn vào sức bật cho giây phút biết bơi.
Khi tập trược tuyết cũng vậy, tôi tập bở hơi tai, té lên té xuống muốn bể xương chậu, và dù có sư phụ lớp học dạy cả đám gần 20 học trò hướng dẫn các động tác, tôi vẫn không thể trụ vững trên hai tấm lướt, đến nỗi tôi đã bỏ học.
Năm sau, cảm thấy mỗi lần đưa con đi trượt tuyết, mà nằm ở khách sạn ngủ hay xem TV thì quá phí, tôi cũng mướn giày và ván lướt đi ra chỗ dốc thoai thoải và tập, vẫn chẳng tiến bộ. Nản quá lại đi lơ thơ dạo quanh thì thấy một đám thanh niên người Ả Rập tập trượt tuyết, cũng vụng về té lên té xuống, nhưng đã bắt đầu lướt được chừng 3,4 mét. Thế là tôi tự nhiên có can đảm, cũng xỏ hai tấm lướt vào chân, và thật quái lạ, tôi nhảy qua đại dương của sự khó khăn trượt tuyết khi tóc đã bạc như nhảy qua cái lỗ trâu. Sau khi biết trượt tuyết, lần đầu lên một ngọn đỉnh tuyết trắng xóa trong rặng Alpes ở biên giới Pháp-Thụy Sĩ, tôi choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ từ đỉnh trắng chót vót chỉ dành cho những ai biết trượt tuyết. Cám ơn mọi nhân duyên đã tựu thành phút giây ấy !
Văn phong của bực Chiến Thắng Long Thụ Bồ Tát tựa như nói với tôi rằng, giải thoát sinh tử, cũng chẳng phải là cái gì không thể đạt tới, chỉ như cái lỗ trâu thôi, nhón cái là qua.
Chỉ là cái lỗ, lớn thì như đại dương, nhỏ cũng chẳng hơn dấu chân trâu là mấy !
Anh ngữ:
(107) Without discriminating awareness,
there can be no mental stability;
And without mental stability, as well,
there can be no discriminating awareness.
But, anyone having both of them will be able to make the ocean
of (their) compulsive existence
Like (a puddle in) the hoof print of an ox.
I.
Réjouis-toi des vertus de tous les êtres vivants
Et dédie-toi entièrement à l'obtention de la bouddhéité...
Puis secours de nombreux êtres affligés
Au moyen de l'activité du puissant et miséricordieux Avalokiteshvara.
Ayant répandu sur terre, dans l'espace et dans les régions célestes
La gloire immaculée de la sagesse, de l'éthique et de la générosité,
Pacifie entièrement les délices des hommes et des dieux...
Consume la peur, la naissance et la mort
De la multitude des êtres soumis aux perturbations
Et parachève l'état du Puissant Vainqueur, état sans faille,
sans nature propre, transcendant, immortel et paisible.
Hãy chan hòa trong đức hạnh của mọi sự sống
Và cung hiến cả thân tâm để đạt đến Phật quả
Rồi cứu độ mọi nỗi khổ niềm đau
Với phương tiện của các hạnh nguyện mà bồ tát Quán Thế Âm từ bi và hùng lực
Đã gieo rải khắp mặt đất, trong không gian, và trong các cõi trời
Hào quang vô nhiễm của trí tuệ, của đạo đức và bao dung
Xoa dịu toàn bộ các thú vui của người và trời
Diệt trừ sợ hãi, sanh và tử
(Cùng) mọi nẽo sinh trong điên đảo vô minh
Và hoàn thành quả vị của Đấng Hùng Lực Tối Thắng, quả vị vô lậu giải thoát, vô ngã, siêu việt, vĩnh hằng và tịch tịnh.
i.1
(119) (Then,) having rejoiced in all the constructive (deeds) of everyone
And dedicated fully, for the sake of attaining the state of a Buddha,
The three aspects of your own good conduct as well;
And then, with this stockpile of positive (force) from that,
Đọc câu “cung hiến cả thân tâm để đạt đến Phật quả” làm tôi nhớ câu chuyện thiền sư người Nhật hiệu Đạo Nguyên sang TQ để tầm đạo. Ngài tìm khắp nơi, nhưng cơ duyên chỉ đến với sư phụ của mình là Như Tịnh. Mỗi lần vào trình sở đắc, Như Tịnh chỉ nói có một câu: Hãy xả bỏ hết thân tâm.
Quái lạ là tôi cũng nghe câu này hằng trăm lần, mà chẳng chứng được cái gì !
Tuy nhiên, khi trở về Nhật Bản, Đạo Nguyên từng nóí, hai mắt thì ngang, còn mũi thì thẳng, không còn ai lừa gạt được nữa !
Không ai lừa gạt được nữa !
Chỉ một câu nói, chẳng khác người đã nhảy qua khỏi lỗ trâu.
Không ai lừa được. Nhưng ai lừa ?
Từ lâu, thế gian còn gì lọt vào mắt ngai để lừa gạt ?
Vậy chỉ có một thứ vẫn lừa được ngài cho đến khi đắc đạo, đó là 6 nẽo lưu chuyển sinh tử.
Khi ngài nói không ai lừa được nữa, lập tức chuyện tử sinh chỉ là chuyện bịt mắt bắt dê của trò trẻ con.
Thầy của ngài, sư Như Tịnh để lại một câu活陷黃泉 (hoạt hãm hoàng tuyền), nếu dịch là chôn sống dưới suối vàng là chưa lột được ý sư. Theo thiển ý nên dịch là, dù có vào Hoàng Tuyền thì vẫn ung ung sống.
Đạo Nguyên được xem là tổ sư của Thiền Tông Nhật Bản, nổi danh với cuốn Chánh Pháp Nhãn Tạng.
i.2
Đừng cứ phải mặc định rằng hễ kinh Phật, hay lời tổ thì cao siêu vượt ra ngoài thế tục. Sự suy nghĩ này làm chúng ta tránh xa kho vàng ngọc trân quý của đạo Phật có thể trao cho ta chìa khóa thành công trong cuộc đời. Nguyên tắc giáo dục hiến cả thân tâm, Pháp ngữ là se dédier à được diễn tả một cách đơn giản qua lời một kỹ sư người Pháp mà tôi có dịp làm việc chung. Ông ta cho rằng nếu làm việc nghiêm chỉnh và chăm chỉ, thì không thể không thành công. Sự thất bại chỉ dành cho những ai bỏ dở con đường mình đang đi. Thật ra, đây chính là chánh tinh tấn trong Bát Chánh Đạo. Ai áp dụng bát chánh trong đời mình thì tự nhiên có niềm tin vào sự thành công của mình. Kể ra đây câu chuyện của chúng tôi để làm tin :
Con tôi và con trai sinh cùng năm của một người bạn tại Paris, cả hai người mẹ đều muốn con mình sẽ thi đậu vào đại học Y Khoa. Hai đứa đều đủ điểm cao vào học 2 năm dự bị để thi tuyển vào Y Khoa. Con tôi được vào Paris Descartes, con người bạn được vào Paris Marie Curie. Kết quả sau 2 năm học dự bị, con tôi chỉ đậu chính thức vào ngành dược, và nằm trên danh sách dự khuyết vào nha khoa, không hợp với sở nguyện, còn con người bạn không đậu vào đâu. Cả hai gia đình đều thất vọng vô cùng. Bao nhiêu năm đầu tư với biết bao hy vọng, chỉ một ngày xem bảng không có tên mình thì vốn liếng như căn nhà bị lũ cuốn phăng đi. Chúng tôi ráng đứng vững và khuyên con trở lại học toán, vốn là ngành chính của nó trước khi nó tốt nghiệp trung học cấp II ở Louis Le Grand. Còn con người bạn thì xin vào một trường tư thục chuyên học về điện toán. Cả hai đều miệt mài chăm chỉ, cuối cùng đều tốt nghiệp. Con người bạn được hãng Marcel Dassault nhận, còn con tôi, được Ngân Hàng Quốc Gia Pháp nhận. Bây giờ nghĩ lại, chúng tôi không tiếc nuối chuyện con rớt y khoa. Trái lại còn thấy định mệnh đã xui khiến chúng đi đúng con đường nên đi, vì không dễ gì xin được việc làm tại Dassault hoặc ngân hàng quốc gia Pháp (Banque de France). Chỉ cần chuyên cần, nghiêm túc làm việc (chánh tinh tấn), thì thời gian sẽ trỗ hoa trái. Khi vấp ngã đừng nản lòng, vẫn đứng dậy bước tới. Nếu cánh cửa này đóng, tất sẽ có cánh cửa khác mở ra. Sự chứng đạo không bắt buộc phải trở thành ngay bực Tối Thắng, mà có thể ngồi ở các vị trí thấp hơn, nhưng vẫn luôn có mặt và tham dự vào bữa tiệc Giác Ngộ.
Tôi chép thêm bên dưới đoạn tiếng Pháp và Anh chứng minh lời dạy của Long Thụ rằng, hãy tu theo sức mình, một cách tự nhiên, đừng cố gắng quá sức, tự làm khó mình quá sẽ khiến có lúc nản chí sờn lòng mà bỏ cuộc.
(118) Il est difficile même pour un moine solitaire
De suivre le conseil donné
Pourtant en cultivant les qualités essencielles de la pratique adoptée,
Rendre cette existence signifiante.
Thật khó ngay cho cả một sa môn đơn độc
thực hiện các giáo pháp được chỉ dạy
Tuy nhiên thực hành được những phẩm chất thiết yếu này tùy vào sở năng
Vẫn khiến cho cuộc đời mang nhiều ý nghĩa.
(118) Whatever guidelines there are for you in those words
Would be difficult even for a monk to carry out perfectly.
(So, try to make as) the essential nature of your conduct
whatever (aspects) of these (that you can),
And by entrusting (yourself) to the good qualities (coming) from that,
make (this) lifetime meaningful.
Bất kỳ hướng dẫn nào dành cho bạn trong những điều dạy trên
Sẽ khó ngay cả đối với một nhà sư để thực hiện một cách hoàn hảo.
(Vì vậy, hãy cố gắng làm theo) bản chất thiết yếu tự nhiên của mình trong lúc hành trì
thực hiện bất cứ (khía cạnh nào) trong những điều được dạy (mà mình có thể),
Và bằng cách giao phó (bản thân) vào những phẩm chất tốt đẹp (đến) từ đó,
làm cho (điều này) có ý nghĩa trọn đời.
Đem so sánh, bản tiếng Pháp dịch gọn và dễ hiểu hơn bản tiếng Anh.
Bản Hán:
如上所陳法
苾芻難總行
隨能修一事
勿令虛夭生 (vật linh hư yểu sanh = Chớ để sanh ra sự hư yểu)
眾善皆隨喜
妙行三自修
迴向為成佛
福聚令恒收
後生壽無量
Như thượng sở trần pháp
Bí sô nan tổng hành
Tùy năng tu tích sự
Vật linh hư yểu sanh
Chúng thiện giai tùy hỉ
Diệu hành tam tự tu
Hồi hướng vi thành Phật
Phước tụ linh căng thu.
Hậu sanh thọ vô lượng.
Hòa thượng Như Đìển dịch:
Như trên phân biệt pháp
Tỳ Kheo khó rõ hết
Tùy theo tu một việc
Chớ để sanh Hư Thiên
Các thiện đều tùy hỷ
Diệu hạnh ba tự tu
Hồi hướng vì thành Phật
Phước tụ cứ thế dùng
Sau sanh thọ vô lượng
Như vậy, học Phật chẳng khác tập thể dục. Cứ tập theo sở năng của mình, cương quyết nhưng từ tốn, đừng quá sức, vì quá sức có thể dẫn đến mất chánh tinh tấn. Chánh tinh tấn là thực hành giáo pháp sao cho mình không chán nản, luôn đứng ở vị trí trung đạo. Như đã được bàn các phần trên, học Phật là xem tâm như ly nước, mỗi ngày mỗi nếm, mặn thì thêm nước, ngày cứ thêm vài giọt, đừng trông mong kết quả. Hoa trái thường nở ra khi chẳng còn tâm mong đợi.
Học Phật không bắt buộc phải là sư sãi. Người đời học Phật rất có lợi, tránh xa được các đường dữ như mê tín, nghiện ngập, cờ bạc, gian lận, lường gạt...
Theo tôi thì các bậc cha mẹ nên gửi con tới chùa học Tứ Đế và Bát Chánh Đạo.
Nhà chùa nên tổ chức các khóa học giáo lí căn bản ấy. điểm quan trọng là các giảng sư được tuyển chọn phải là bực thạc đức, lấy thân giáo làm mẫu mực cho giới trẻ.
i.3
Đoạn này nhắc đến tên và công hạnh của Quán Thế Âm Bồ Tát và Phật Di Đà. Phần tiếng Pháp dưới đây chỉ có trên bản giấy, có sự khác biệt đôi chút, tôi thêm vào để dễ dàng cho sự tham khảo.
(120) Ayant maîtrisé entièrement la pratique d'union (tu auras)
d'innombrables existences dans les royaumes humaines et divins.
Secours de nombreux êtres affligés
Au moyen de l'activité du puissant supérieur Avalokiteshvara.
Sau khi hoàn thành việc thực hành các phép tu kết hợp (?) (bạn sẽ có)
vô số kiếp trong các cõi nhân thien.
Cứu trợ cho nhiều sinh linh đau khổ
Theo cách hoạt động của Đức Quán Thế Âm siêu việt.
(120) You've mastered all the yogas, in countless rebirths (khác với Pháp bản dùng từ union)
In the worlds of the gods and of men,
And have nurtured numerous wretched beings
With the conduct of an Arya Avalokiteshvara,
Bạn đã quán triệt tất cả các pháp Du Già, trong vô số kiếp
Trong thế giới thiên nhân,
Và đã giáo dưỡng đông đảo nhiều sinh linh khốn khổ
Với cách ứng xử của ngài Quán Thế Âm,
Bên tiếng Pháp, cứu khổ theo hạnh nguyện của Quán Thế Âm thuộc về thì tương lai. Còn bên Anh bản lại ở thì quá khứ. Với tôi thì các hạnh nguyện cứu độ vốn vô thì. Quán Thế Âm luôn thị hiện trong 3 thì để cứu khổ.
Chúng ta dược dạy về Quán Thế Âm như một vị nữ thần, chúng ta lạy lục cúng vái cầu xin ngài cứu giúp, người may mắn được toại sở cầu thì gia cố niềm tin, người cầu khẩn hằng trăm lần vẫn không thỏa ước, dần dần sẽ mất niềm tin. Những ai không cầu được như sở nguyện, thì phải hiểu rằng, được như sở nguyện, có khi lại dẫn đường cho đương sự đến một tai họa kinh khiếp hơn, vì vậy mà sự cầu nguyện ấy sẽ chẳng nên được toại nguyện. Trên kia tôi có kể chuyện con trai thi rớt vào y khoa. Lúc ấy tôi cũng từng cầu nguyện cho cháu được toại nguyện của nó. Khi nó rớt, tôi cũng rất buồn. Mãi đến khi vài đứa bạn của con phải đối diện với Covid-19, có đứa suýt vong mạng, thì vợ tôi lại tự an ủi rằng, có lẽ Quán Thế Âm không cho nó thi đậu, vì nếu nó trực diện với Covid-19, nó lại không may mắn qua được như đứa bạn, nên Phật Bà ngăn không cho nó đậu.
Hãy lấy câu chuyện Tái ông thất mã mà suy nghĩ về được mất trên đời.
Thay vì cầu khẩn Quán Thế Âm Bồ Tát làm thần linh cứu ta, thì hãy học hỏi hạnh nguyện cứu khổ ban vui của ngài trong đời mình, đi cứu khổ ban vui cho kẻ khác. Đó mới chính là thông điệp mà Long Thụ dạy qua lá thư này.
(121) Enfin dans ta dernière naissance
Dissipe la maladie, la vieillesse, l'attachement l'aversion
Et, dans un champs de Bouddha, à l'instar du Vainqueur Transcendant Amitabba
Deviens un protecteur du monde à l'existence infinie.
(121) (Then,) having taken a (final) rebirth, and rid yourself
Of sickness, old age, desire, and anger,
Make (that) lifetime immeasurably (long) as a guardian for the world,
Like the Vanquishing Master Amitabha in (his) Buddha-field.
(Sau đó,) đã tái sinh kiếp (cuối cùng), và tự thoát khỏi
sinh, lão, tham ái và sân hận,
Làm (cho) sự sống vô tận (dài lâu) như một người bảo vệ cho thế giới,
Giống như Đức Phật Vô Lượng Thọ A Di Đà trên Phật Quốc (của Ngài).
Ta lại gặp ở đây tư tưởng cứu nhân độ thế của Long Thụ khi nói đến Phật A Di Đà.
Cái nhìn của Long Thụ về tịnh độ là tự chiến thắng các khuyến dỗ, tự mình thoát khỏi các kiến chấp của thân xác như sanh, lão, bệnh, tử do tham ái sân hận gây nên, để trở thành người bảo vệ cho sự sống vĩnh cửu trong quốc độ do ngài tạo dựng. Ta không thấy trong văn phong của Long Thụ dạy sự cầu xin, van lơn, khẩn vái như thường thấy nơi truyền thống Tịnh Độ Trung Quốc hay Việt Nam.
Bàn về sự tự vượt lên trên sinh, lão, bệnh, tử, tôi xin nêu ra đây lời dạy của Đức Phật về tai họa, về những nguy hiểm, về các khổ thọ đối với thân xác, trong kinh Tương Ưng Bộ IV :
"Phàm có sợ hãi nào khởi lên, này các Tỷ-kheo, tất cả sự sợ hãi đó khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những nguy hiểm nào khởi lên, tất cả những nguy hiểm ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí. Phàm có những tai họa nào khởi lên, tất cả những tai họa ấy khởi lên từ người ngu, không phải từ người hiền trí ... Như vậy người ngu có sợ hãi, người trí không sợ hãi, người ngu có nguy hiểm, người trí không có nguy hiểm, người ngu có tai họa, người trí không có tai họa. Này các Tỷ-kheo, không có sợ hãi đến với người trí, không có nguy hiểm đến với người trí, không có tai họa đến với người trí" (Tăng Chi, III-1).
Còn bậc trí, đối với khổ thọ về thân, thời "không sầu muộn, không than van, không khóc lóc, không đập ngực, không đi đến bất tỉnh". Như vậy Đức Phật dạy vị ấy được gọi là: "Bậc Thánh đệ tử nghe nhiều đã đứng trên bờ vực thẳm, đã đạt tới chỗ chân đứng an toàn" (Tương Ưng, IV-4). (link xem ở đây)
Hán bản:
眾善皆隨喜
妙行三自修
迴向為成佛
福聚令恒收
後生壽無量
廣度於天人
猶如觀自在
極難等怨親
生老病死三毒除
佛國託生為世父
壽命時長量叵知
同彼大覺彌陀主
Chúng thiện giai tùy hỉ
Diệu hành tam tự tu
Hồi hướng vi thành phật
Phước tụ linh hằng thu
Hậu sanh thọ vô lượng
Quảng độ ư nhân thiên
Do như Quán Tự Tại
Cực nan đẳng oán thân
Sinh lão bệnh tử tam độc trừ
Phật quốc thác sanh vi phụ mẫu
Thọ mạng thời trường lượng phả tri
Đồ bỉ Đại Giác Di Đà chủ
Tam tự tu gồm thân, khẩu, ý, diễn rộng thành thập thiện.
Lời dịch của hòa thượng Thích Như Điển:
Các thiện đều tùy hỷ
Diệu hạnh ba tự tu
Hồi hướng vì thành Phật
Phước tụ cứ thế dùng
Sau sanh thọ vô lượng
Rộng độ chỗ Trời người
Giống như Quán Tự Tại
Thật khó và oán thân
Sanh, lão, bệnh, tử tam độc trừ
Nước Phật thác sanh làm Thế Phụ
Thọ mệnh số lượng, đều khó biết
Đồng với Đại Giác Phật Di Đà
i.4
Khi đọc Hán bản câu:
Do như Quán Tự Tại
Cực nan đẳng oán thân
Tôi cảm thấy tối nghĩa không biết dịch sao cho trót, nên tìm đọc lời dịch của hòa thượng Như Điển để xem có giúp gì được, thì tôi thấy ngài cũng chỉ dịch âm chứ không dịch nghĩa.
Nhưng đọc Anh bản thì tôi lại hiểu được câu Hán văn 極難等怨親 cực nan đẳng oán thân, là noi gương Ngài Quán Tự Tại, huân tu bằng nhiều kiếp luân hồi chịu nhiều oán thân cực kỳ gian truân nhưng vẫn rải tâm từ bi cứu giúp các hoàn cảnh đau khổ.
Với các bạn không hiểu chữ Hán nhớ chú ý rằng thân ở đây là thân cận 親, chứ không phải thân phận như thân người 身. Vậy ý nghĩa hai thuộc từ oán thân ở đây phải hiểu là chịu nhiều ngọt bùi cay đắng của các kiếp luân hồi, có buồn có vui, có thân, có oán.
Đọc đến đây sẽ cho những ai đang cam chịu cảnh bệnh hoạn, tật nguyền, nghèo túng, cùng khốn hãy can đảm lên, vì càng chịu nhiều đau khổ, hạnh tu của mình càng cao càng sâu. Hãy kham nhẫn đừng oán than, thì ngay hiện kiếp, sự suy tư và thấu hiểu chánh pháp mà ngài Long Thụ trao cho chúng ta, đã là một liều thuốc xoa dịu được các nỗi khổ niềm đau.
Đến đây thì hết phần trích đoạn và chú giải từ bản tiếng Pháp.
LỜI KẾT
Đây là Bản tiếng Anh miễn phí tôi may mắn tìm thấy trên Internet dưới thể PDF, do Alexander Berzin dịch, ai muốn đọc bằng Anh ngữ thì mời vào tham khảo.
Alexander Berzin là một nhà nghiên cứu triết học Phật giáo, đặc biệt về ngành Tây Tạng học. Ông từng là nhà thông dịch cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, và những công trình dịch thuật kinh luận của ông rất được biết đến, nhất là việc đề nghị các thuật ngữ Phật học sang tiếng Anh.
Tôi đã chỉ bình luận một số câu nào có sự liên hệ gìữa bốn bản Hán, Việt, Anh, và Pháp trong bài viết, vì mục đích của tiểu luận này không nhằm ở chỗ dịch thuật toàn bộ bản văn, mà chỉ dịch hết phần trích dẫn của Pháp bản vốn đã được cắt xén để cô đọng những gì tinh túy nhất, đồng thời chú thích hoặc nhấn mạnh những điểm dị biệt hoặc khó hiểu.
Bản tiếng Pháp toàn văn không thể tìm thấy miễn phí trên mạng. Tôi đã trích thêm từ đó vào đây một số câu có đánh số (n) khi xét thấy cần thiết.
Riêng phần chữ Hán tôi sẽ trích lại toàn bộ bản dịch của Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh đời Đường ở dưới để ai muốn tham khảo thì đỡ mất công sức và thì giờ.
Sau khi đọc cả 4 ngôn ngữ khác biệt (Anh, Pháp, Hán, Việt), đây một tí, kia một tí, cùng với các tài liệu trên mạng, tôi có cảm tưởng là vì dịch thành văn vần, nên các dịch giả đã tùy tiện thay đổi hình ảnh và chữ nghĩa trên dưới không giống với chính bản, miễn là cùng nói lên một ý niệm, nên hai bản văn cổ nhất còn lại cho chúng ta ngày nay là Hán bản và Tạng bản không biết có được xuất phát cùng một nguồn Sanscrit hay không. Có một Phạn bản do University of the West đưa ra, rất tiếc link không có nội hàm. Rồi ta lại thấy Anh bản không giống với Hán Bản và Pháp bản, chỉ có Việt Bản của hòa thượng Như Điển là từng câu từng chữ y cứ vào Hán bản của Ngài Nghĩa Tịnh, thì tôi tạm thời kết luận rằng các dịch giả Âu Mỹ chịu nhiều ảnh hưởng của các Rinpochés người Tây Tạng, nên thường dịch thư của ngài Long Thụ từ Tạng bản, và mỗi người lại dịch theo cung cách khác nhau, vì ai cũng cố gắng dịch thành văn vần, nên có sự sai lệch về câu và chữ, chứ tựu chung, tư tưởng chính thì vẫn có mục đích là khuyến tu. Thí dụ như ở Pháp bản dịch câu Ayant maîtrisé entièrement la pratique d'union, từ union ở đây thực khó hiểu. Tôi đã đánh dấu (?) khi dịch. Câu này ở Anh bản thì lại làYou've mastered all the yogas, tức là các phép Du Già. Ở Hán bản lại là 眾善皆隨喜, 行三自修, tức là Tam Tự tu như tôi đã chú thích ở phần trên. Vì vậy mà khi đọc nhiều văn bản bằng nhiều văn tự khác nhau, ta có cái lợi là vừa học được ngoại ngữ, vừa có cái nhìn rất thoáng để nắm bắt được yếu nghĩa của bài văn.
Bài văn này quan trọng, gần như nó tóm thâu hầu hết các đức hạnh cần có cho hai giới xuất gia và tại gia, như nhận xét sau đây của người tây phương, rằng nó có thể y cứ cho người sống ở đời thường với mọi sinh hoạt ràng buộc, mà vẫn có thể thực hành giáo pháp của Đức Phật :
This advice gives a concise and comprehensive introduction to the entire path and practice of Buddhism. It guides both householders and the ordained onto the path leading to liberation and enlightenment. The instructions are of special interest to those who wish to take up spiritual activity while continuing to live and work in society; they are meant to convey the whole meaning of the Dharma to the ordinary person in a language and style that are easy to understand.
Despite its short length (only 123 verses), it covers the whole Mahayana path with unusual clarity and memorable imagery; thus it is widely quoted by Tibet's great masters and scholars in the many commentaries they have written on the Buddhist path.
“Lời khuyến tu này cho ta sự giới thiệu ngắn gọn và dễ hiểu với toàn bộ đường lối và sự thực hành của đạo Phật. Nó hướng dẫn cả hai người tại gia và người xuất gia trên con đường đưa đến giải thoát và giác ngộ. Những lời dạy thực đặc biệt đáng lưu ý cho những ai muốn có những hoạt động tâm linh khi vẫn tiếp tục sống đời thường trong xã hội; chúng mang ý nghĩa vận chuyển toàn bộ Chánh Pháp đến với người bình thường trong một ngôn ngữ và văn phong giản dị dễ hiểu.
Mặc dù độ dài không dài của nó (chỉ chừng 123 câu), nó bao trùm toàn bộ tư tưởng Đại Thừa với sự sáng sủa phi thường và với hình ảnh ấn tượng; vì vậy mà nó được các bực đại đạo sư Tây Tạng và các học giả thường trích dẫn trong nhiều bài bình luận họ từng viết về Phật giáo.”
HÁN BẢN CỦA NGÀI NGHĨA TỊNH
Hán bản này cũng rất ít thấy, tôi may mắn tìm được trên cùng trang web đăng Việt bản của hoà thượng Thích Như Điển. Nhưng khi viết đến đoạn chót này, thì bản văn của HT Như Điển đã bị xóa mất khỏi kênh Rộng Mở Tâm Hồn của Liên Phật Hội. May mắn là tôi đã sao chép lại để trình bày ở đây.
Do bản Pháp văn có bố cục cắt ghép không theo thứ tự, nên muốn tìm sự tương đồng giữa Hán bản và Pháp bản rất cần có sự hỗ trợ của Anh Bản.
Anh bảng gần với Hán bản hơn, nhưng chúng ta không thể đòi hỏi sự tương đồng từng câu từng chữ như bản dịch thành văn vần của hòa thượng Thích Như Điển.
Lý do tôi thích đọc hai bản Anh và Pháp hơn, vì chúng làm rõ nghĩa hơn so với Hán bản. Nói thế không hàm ý chê bai Hán bản, vì đó là việc làm của bực đại sư đỉnh danh Nghĩa Tịnh mà tôi rất tôn kính, nhưng thời đại của chúng ta cách thời đại của ngài đến xấp xỉ thiên niên kỷ rưỡi, văn phong của ngài đối với người ngày nay trở nên khó hiểu hơn, rồi ngài Như Điển lại từ bản Hán vốn khó hiểu và theo thể văn có số chữ nhất định trói buộc, dịch thành Việt bản, lại càng bị vận và số chữ hạn chế, nên văn bản của ngài dịch chỉ có thể dùng để làm tài liệu cho các nội viện, chứ người học đời thường khó có đủ kiên nhẫn đọc hết.
Ai muốn đọc toàn văn bản tiếng Pháp miễn phí thì vào đây Bản tiếng Pháp
Và đây là bản dịch của hòa thượng Như Điển
TOÀN VĂN HÁN BẢN
龍樹菩薩勸 誡王頌
大唐三藏法師義淨譯
此頌是龍樹菩薩以 詩代 書。寄與南印度親
友乘土國王一 首。此書已先譯神州處藏人
多不見。遂令妙語不得詳知。為此更定本文。
冀 使流通罔滯。沙門義淨創至東印度耽摩
立底國譯。
有情無知覆心故 由此興悲為開解
大德龍樹為國王 寄書與彼令修學
此一行頌乃是後 人所述標書本意也。
具德我演如如教 為生福愛而興述
真善宜應可審聽 此頌名為聖祇底
隨何木等雕佛像 諸有智者咸供養
縱使我詩非巧妙 依正法說勿 當輕
王雖先解如如教 更聞佛語增勝解
猶如粉壁月光 輝 豈不鮮明益姝妙
佛法并僧眾 施戒及與天
一一功德聚 佛說應常念
十善諸業道 身語意常親
遠離於諸酒 亦行清淨命
知財體非固 如法施苾芻
貧賤及再 生 來世為親友
眾德依戒住 如地長一切
勿宂瘦雜悕 佛說應常習
施戒忍勇 定 惠不可稱量
此能到 應修 渡有海成佛
若孝養父母 其家有梵王
現招善名稱 來世生天堂
殺盜婬妄說 耽食愛高床
斷諸酒歌舞 華彩及塗香
若女男能成 此八支聖戒
欲界六 天上 長淨善當生
慳諂誑貪怠 慢婬嗔氏族
多聞年少嬌 並視如怨賊
說無生由勤 有死因放逸
勤 能長善法 爾可修 謹慎
先時離放逸 後若改勤 修
猶如雲翳除 良宵覩明月
孫陀羅難陀 央具理摩羅
達舍綺莫迦 翻惡皆成善
勇 進無同忍 勿使忿勢行
終得不還位 佛證可除嗔
他人打罵我 欺陵奪我財
懷恨招怨諍 捨恨眠安樂
如於水土石 人心盡彼同
起煩惱前 勝 愛法者如後
佛說三種語 人美實虛言
猶如蜜花糞 棄後可行前
今明後亦明 今闇後還闇
或今明後闇 或今闇後明
如是四種人 王當依第一
自有生如熟 亦有熟如生
亦有熟如熟 或復生如生
菴沒羅果中 有如是差別
人亦同彼四 難識王應知
勿 覩他妻室 設觀如母女
姊妹想隨年 起貪思不淨
如聞子藏命 防持躁動 心
獸藥刀 怨火 無令欲樂侵
由欲作無利 譬如兼 博果
佛說彼應除 生死牢枷鎖
譎誑常搖境 能降斯六 識
執仗掃眾怨 許初 為勇 極
臭氣九門眾穢室 行軀難滿薄皮纏
請看少女除莊彩 折別 形骸惡叵言
癩虫穿已痛 求安就火邊
止息無由免 耽欲亦同然
為知真勝理 作意觀眾事
唯斯德應習 無餘法可親
若人具 族望 貌美復多聞
無智破尸羅 是人何 足責
若人無族望 貌醜寡知聞
有智護尸羅 人皆應供 養
利 無利 苦樂 稱無稱毀譏
了俗世八法 齊心離斯境
再 生天乞士 父母妻子人
勿 由斯造罪 獄果他不分
若行諸罪業 非如刀 斬傷
待至臨終際 惡業果全 彰
信 戒施淨聞 慚愧及正慧
七財牟尼說 共有物誠虛
博弈樂觀諠雜境 嬾惰惡友敦親志
飲酒非時行六 過 此劫 芳名爾應棄
求財少欲最 人天師盛陳
若能修 少欲 雖貧是富人
若人廣求諸事 者 還被爾許苦來加
智者若不修 少欲 受惱還如眾首蛇
稟性抱怨如殺者 欺輕夫主 如男偶
縱使片物必行偷 宜可棄茲三賊婦
順若姊妹慈如母 隨從若婢伴 猶親
如茲四婦宜應供 應知此室號天人
受飡如服藥 知量去貪嗔
不為肥憍傲 但 欲住 持身
勤 軀度永日 於初 後夜中
眠夢猶存念 勿 使命虛終
慈悲喜正捨 修 習可常研
上流雖未入 能生梵世天
捨雜欲苦尋喜樂 隨業當生四地中
大梵光音及遍淨 廣果天生與彼同
若恒修對治 德勝愍眾生
此五行為善 不行為大惡
雨鹽醎少水 豈若瀉江池
縱令微罪業 善大殄應知
嗔掉舉惡作 惛睡欲貪疑
如斯五蓋賊 常偷諸善利
有五最勝法 信勇念定慧
於此應勤習 能招根力頂
病苦死愛別 斯皆自業為
未度可勤修 對品亡嬌恣
若悕天解脫 爾當修正見
設使人行善 邪見招惡果
無樂常無我 不淨審知人
妄念四倒見 難苦在茲身
說色不是我 我非有於色
色我非更在 知餘四蘊空
不從時節生 非自然本性
非無因自在 從愚業愛生
戒禁見身見 及毘織吉蹉
應知三種結 能縛木叉門
解脫終依己 不由他伴成
勤 修 聞戒定 四真諦便生
增上戒心慧 茲學可常修
百五十餘戒 咸歸此三攝
於身住身念 茲路善修常
如其虧正念 諸法盡淪亡
壽命多災厄 如風吹水泡
若得瞬息停 臥起成希有
卒歸灰燥爛 糞穢難久 持
觀身非實法 滅壞墮分離
大地迷盧海 七日出燒燃
況此極微軀 那不成煨燼
如是無常亦非久 無歸無救無家室
生死勝人須厭背 併若芭蕉體無實
海龜投木孔 一 會甚難遭
棄畜成人體 惡行果還招
金寶盤除糞 斯為是大癡
若生人作罪 全成極憃兒
生中依善友 及發於正願
先身為福業 四大輪全獲
佛言近善友 全梵行是親
善士依佛故 眾多證圓寂
邪見生鬼畜 泥黎法不聞
邊地蔑戾車 生便癡瘂性
或生長壽天 除八無暇過
閑暇既已得 爾可務當生
愛別老病死 斯等眾苦處
智者應生厭 說少過應聽
母或改為婦 父乃轉成兒
怨家翻作友 遷流無定規
一 一 飲母乳 過於四海水
轉受異生身 更飲多於彼
過去一 一 生身骨 展轉積若妙高山
地土丸 為酸棗核 數己形軀豈盡邊
梵主世皆供 業力終淪地
縱紹轉輪王 迴身化奴使
三十三天中妓女樂 多時受已墮泥黎
速疾磣毒經諸苦 磨身碎體鎮號啼
妙高岑受樂 地軟隨其足
轉受煻煨苦 行經糞屎獄
歡喜芳園裏 天女隨遊戲
墮落劍 林中 截手足耳鼻
或入 曼陀妙池浴 天女金花艶彩容
捨身更受泥黎苦 熱焰難當灰澗中
欲天受法樂 除貪大梵天
更墮阿毘止 薪焰苦恒連
或生居日月 身光 遍四洲
一 朝歸黑闇 展手見無由
三種燈明福 死後可持將
獨入 無邊闇 日月不流光
有命黑繩熱 合叫無間下
斯等恒纏苦 燒諸行惡者
或若麻床[打-丁+此] 或粉如細末
如利 斧斫木 猶如鋸解割
猛火恒煎煮 令飲熱銅漿
驅令上劍 刺 叉身熱鐵床
或時高舉手 鐵牙猛狗飡
鷹鳥觜爪利 任彼啅心肝
虻蠅及諸虫 其數過千億
利 觜唼身軀 急墮皆飡食
若人具 造眾罪業 聞苦身自不干墮
如此頑騃金剛 性 氣盡泥犁遭猛火
時觀盡變聞應念 讀誦經論常尋鞠
泥犁聽響已驚惶 如何 遣當斯異熟
於諸樂中誰是最 愛盡無生樂最精
於眾苦內誰為極 無間泥犁苦極成
人間一日中 屢刺三百槊
比地獄輕苦 毫分寧相捅
此處受極苦 經百俱 胝秋
如其惡未盡 命捨定無由
如是諸惡果 種由身語心
爾勤隨力護 輕塵惡勿 侵
或入 傍生趣 殺縛苦恒親
遠離於寂善 更互 被艱辛
或被殺縛苦 求珠尾角皮
錐鞭鉤斲頂 踏拍任他騎
受鬼望不遂 無敵苦常臨
飢渴及冷熱 困怖苦恒侵
口小如針孔 腹大等山丘
飢纏縱己糞 得少定無由
形如枯杌樹 皮方作衣服
炬口夜夜然 飛蛾墮充 食
血膿諸不淨 福少獲無從
更相口排逼 還飡癭熟癰
月下便 招熱 日中身遂寒
望菓唯空樹 瞻江水剩乾
如是受眾苦 經萬五 千年
長時擊身命 良由苦器堅
若生飢鬼中 遭斯一 味苦
非賢澁者愛 佛說由慳垢
生天雖受樂 福盡苦難思
終歸會墜墮 勿 樂可應知
厭坐衣沾垢 身光 有變衰
液下新流汗 頭上故花萎
如斯五 相現 天眾死無疑
地居人若卒 悶亂 改常儀
若從天處墮 眾善盡無餘
任落傍生鬼 泥犁隨一 居
阿蘇羅本性 縱令全 覺慧
忿天生苦心 趣遮於見諦
如是漂流生死處 天人畜及阿蘇羅
下賤業生眾苦器 鬼趣兼 投捺落迦
縱使烈火燃頭上 遍身衣服焰皆通
此苦無暇能除拂 無生住 想涅槃中
爾求尸羅及定慧 寂靜調柔離垢殃
涅槃無盡無老死 四大日月悉皆亡
念擇法勇 進 定慧喜輕安
此七菩提分 能招妙涅槃
無慧定非有 缺定慧便 溺
若其雙運者 有海如牛跡
十四不記法 日親之 所說
於此勿應思 不能令覺滅
從無知起業 由業復生識
識緣於名色 名色生六 處
六處緣於觸 觸生緣於受
受既緣於愛 由愛招於取
取復緣於有 有復緣於生
生緣於老死 憂病求不得
輪迴大苦蘊 斯應速斷除
如其生若滅 眾苦珍無餘
最勝言教藏 深妙緣起門
如能正見此 便 觀無上尊
正見命正念 正定語業思
此謂八聖道 為寂可修 治
無由集愛起 託身眾苦生
除斯證解脫 八 聖道宜行
即此瑜伽 業 四種聖諦因
雖居舍嚴飾 智遮煩惱津
不從空處墮 如穀因地造
諸先證法人 皆凡具 煩惱
何假多陳述 除惱略呈言
事由情可伏 聖談心是源
如上所陳法 苾芻難總行
隨能修 一 事 勿 令虛夭生
眾善皆隨喜 妙行三自修
迴向為成佛 福聚令恒收
眾善皆隨喜 妙行三自修
迴向為成佛 福聚令恒收
後生壽無量 廣度於天人
猶如觀自在 極難等怨親
生老病死三毒除 佛國託生為世 父
壽命時長量叵知 同彼大覺彌陀主
開顯尸羅及捨惠 天地虛空名遍彰
大地居人及天眾 勿 使妖妍女愛傷
煩惱羈纏有情眾 絕流生死登正覺
超度世 間但 有名 由獲無生離塵濁
阿離野那伽 曷樹那菩提薩埵蘇頡里蜜離
佉。了 (阿離野是聖。那伽 是龍是象。曷樹那義翻為猛。菩提薩埵謂是覺情。蘇頡里即是親密。離佉者書也。先云
龍樹者訛也)。
龍樹菩薩勸 誡王頌
- Tag :
- Trần Trọng Sỹ