Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vài Suy Nghĩ Về Tượng Pháp Của Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di Ở Việt Nam Hiện Nay

21 Tháng Mười 202319:26(Xem: 1358)
Vài Suy Nghĩ Về Tượng Pháp Của Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di Ở Việt Nam Hiện Nay

Vài Suy Nghĩ Về Tượng Pháp Của
Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di Ở Việt Nam Hiện Nay

Chúc Phú

 sen



Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayāquá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia sau khi vua Tịnh Phạn băng hà. Đây là sự thật được xác tín bởi nhiều nguồn tư liệu lịch sử. Với cái nhìn sơ khởi, có thể thấy Di mẫuMahāpajāpatī Gotami xuất gia khi đã lớn tuổi. Có lẽ do chưa nắm bắt đầy đủ về yếu tố này cũng như các điều kiện đặc hữu của Di mẫu mà nhiều họa sĩ, điêu khắcgia đã phóng tác nên những tôn tượng được định danh là Di mẫu Kiều-đàm-di nhưng chỉ dựa trên cảm xúc nghệ thuật mà không dựa trên cơ sở lý luận.

Bài viết ngắn này cố gắng phác thảo vài nét về chân dung của Di mẫu Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di dựa trênnhững cứ liệu kinh điển khả tín. Qua đó, cung cấp một số dữ kiện quan trọng để các nhà tạo tượng có thêm cơ sở để thể hiện gần đúng về tôn dung của một bậc khai tổ của Ni chúng.

1. Vài nét về lịch sử và chân dung Di mẫu Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di


Về tên gọi, kinh điển Pāli đều thống nhất ghi là Mahāpajāpatī Gotami, tuy nhiên ở Hán tạng thì tên của bà được thể hiện rất đa dạng, vì có khi được dịch nghĩa, có lúc được dịch âm, như: Kiều-đàm-di (憍曇彌), Ma-ha Ba-xà-ba-đề (摩訶波闍波提), Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di (大愛道憍曇彌), Đại Ái ĐạoCù-đàm-di (大愛道瞿曇彌), Đại Ái Đạo (大愛道), Đại Thắng Sanh Chủ (大勝生主), Đại Sanh Chủ (大生主)… Trong những danh xưng này thì tên gọi Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di (大愛道憍曇彌) có lẽ sát với nguyên tác Pāli: Mahāpajāpatī Gotami.

Theo Ký sự về các Trưởng lão Ni (Therī Apadāna), thuộc tác phẩm Thánh nhân ký sự (Apadāna), Di mẫu sinh ra ở thành phố Devadaha, cha tên là Añjana, thuộc dòng Sākya, mẹ tên là Sulakkhaṇā[1]. Như vậy, Di mẫu vốn xuất thân từ hoàng gia, sống với phong cách của hoàng gia.

Có một sự kiện được kinh Cù-đàm-di kinh (瞿曇彌經) thuộc Trung A-hàm ghi nhận về khả năng dệt vải và may vá của Di mẫu.

 Kinh ghi:

Bấy giờ, Ma-ha-ba-xà-ba-đề Cù-đàm-di đem một chiếc mới màu vàng, được dệt bằng kim tuyến đi đến chỗ Đức Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật rồi ngồi sang một bên và thưa:

- Bạch Thế Tôn! Con đã tự tay cắt may chiếc mới màu vàng dệt bằng kim tuyến này cho Thế Tôn. Cúi mong Thế Tôn thương con mà thọ nhận.

Đức Thế Tôn bảo:

- Này Cù-đàm-di, hãy đem này cúng dường cho chúng Tỳ-kheo. Dâng cúng cho chúng Tỳ-kheo là đã cúng dường Như Lai, cũng là cúng dường đại chúng.

Đại Sinh Chủ Cù-đàm-di lại thưa đến lần thứ ba:

- Bạch Thế Tôn! Con đã tự tay cắt may chiếc mới màu vàng dệt bằng kim tuyến này cho Thế Tôn. Cúi mong Thế Tôn thương con mà thọ nhận.

Đức Thế Tôn cũng ba lần bảo:

- Này Cù-đàm-di, hãy đem này cúng dường cho chúng Tỳ-kheo. Dâng cúng cho chúng Tỳ-kheo là đã cúng dường Như Lai, cũng là cúng dường đại chúng[2].

Chi tiết này đã phần cho cho thấy, Di mẫu là người có khả năng lao động, tháo vát.

Kế đến, theo Tiểu phẩm (Culla Vagga), sau khi cầu thỉnh Đức Phật xin được xuất gia tại quê nhàKapilavatthu nhưng bị từ chối, Di mẫu đã đi bộ một khoảng đường rất dài để đến Vesālī. Luật ghi:

Sau đó, Đức Thế Tôn khi đã ngự tại thành Kapilavatthu theo như ý thích đã ra đi du hành đi về phía thành Vesālī. Trong khi tuần du hành, Ngài đã ngự đến thành Vesālī. Tại nơi đó, trong thành Vesālī, Đức Thế Tôn ngự tại Mahāvana (Đại Lâm), giảng đường Kūṭāgāra.

Khi ấy, bà Mahāpajāpati Gotamī đã nhờ người cạo tóc, khoác y phục màu ca-sa cùng với nhiều người nữ dòng Sākya đã ra đi về hướng thành Vesālī, tuần tự đã đi đến thành Vesālī, Mahāvana, giảng đường Kūṭāgāra. Khi ấy, bà Mahāpajāpati Gotamī với hai bàn chân sưng vù, thân hình phủ đầy bụi bặm, khổ sở, buồn rầu, mặt mày ủ dột, đang đứng khóc lóc ở bên ngoài cổng ra vào[3].

Có thể thấy, khoảng cách từ Kapilavatthu đến Vesālī rất xa. Theo tính toán của bản đồ google ngày nay thì khoảng cách đó hơn bốn trăm km. Vào thời Phật, quãng đường đó có thể dài hơn. Chi tiếtbàn chân sưng vù phần nào cho thấy sự vất vả của hành trình này. Ở đây, Tiểu phẩm đã cung cấpthêm một dữ liệu cho thấy sức khỏe và khả năng đi bộ của Di mẫuđặc biệt, đây là lúc Di mẫu đã nhiều tuổi. Vậy thực tế, lúc xuất gia thì Di mẫu khoảng bao nhiêu tuổi?

 Theo Ký sự về các Trưởng lão Ni (Therī apadāna), Di mẫu tự thuật rằng, mình thọ một trăm hai mươi tuổi:

- Bạch đấng Đại Hiền Triết, con đây đã được một trăm hai mươi tuổi tính từ lúc sinh. Bạch đấng Anh Hùng, chừng ấy là vừa đủ. Bạch đấng Lãnh Đạo, con sẽ Niết-bàn[4].

Nếu căn cứ vào niên đại thành lập Ni đoàn, tức vào năm thứ năm sau khi Phật thành đạo[5], cộng với số tuổi của Di mẫu, điều đó đã tỏ xác tín rằng: Nếu cho rằng Đức Phật trải qua bốn mươi lăm năm giáo hóa, theo quan điểm Nam truyền, thì lúc xuất giaDi mẫu đã tám mươi tuổi; nếu cho rằng đức Phật trải qua bốn mươi chín năm giáo hóa theo quan điểm Bắc truyền, thì khi ấy Di mẫu đã bảy mươi sáu tuổi.

Trong thời Đức Phật, đã có nhiều cá nhân sống đến một trăm hai mươi tuổi được kinh điển ghi nhậngồm có các trường hợp như: Phạm chí Tu-bạt (須跋)[6], mẹ của vua Ba-tư-nặc[7], trưởng giảNa-câu-la (那拘羅)[8], ngọai đạo Thương Chủ (商主)[9]… Thế nên Di mẫu thọ đến mức đó cũng có cơ sở.

Từ những dữ liệu được nêu dẫn trên, có thể tóm tắt rằng:

Thứ nhất, Mahāpajāpatī Gotami được sinh ra và lớn lên trong cung của dòng họ Thích, đời sốngvà sinh hoạt mang phong cách hoàng gia.

Thứ hai, bà là một phụ nữ đảm đang, đã thành công trong việc nuôi dưỡng Thái tử Tất-đạt-đa, có khả năng lao động tay chân và có sức khỏe rất tốt.

Thứ ba, vào lúc xuất gia Di mẫu khoảng từ bảy mươi sáu cho đến tám mươi tuổi.

2. Thực tế tượng pháp của Di mẫu Mahāpajāpatī Gotami và những đề nghị ban đầu
Trong khoảng vài thập niên trở lại đây, do nhu cầu của chư Ni và sự thỉnh cầu của quần chúng Phật tử, một số cơ sở chuyên về tượng thờ như Zen Art, Thiên Phú Thạo, Tượng Phật Thanh Phong,  Tượng Phật Trần Gia… đã thiết kế tôn tượng tôn Ni Kiều-đàm-di. Ở đây, tùy theo quan điểm nghệ thuật của từng cơ sở, thậm chí kể cả quan điểm của chủ đầu tư mà đã có những tôn tượng của Di mẫu Kiều-đàm-di được thể hiện với nhiều phong cách khác nhau. Nếu như không có sự thuyết minh của người thực hiện thì khó có thể xác định đây là tôn tượngcủa Di mẫu Kiều-đàm-di vì không có bất kỳ một tiêu chí đặc thù nào dùng để xác định.

Trong khi đó, với tượng Phật Thích Ca thì khác, những đặc tướng riêng có như Nhục kế, tóc xoắn thành hình trôn ốc, phong cách Đại trượng phu(Mahapurisa)… dường như là những tiêu chí cố định để xác định đó là tượng Phật. Trong quá trình khai quật từ những di chỉ Phật giáo ở Mathura tại Ấn Độ hay Gandhara ở Pakistan, nhờ những đặc tướng riêng biệt này mà các nhà nghiên cứu mới có thể xác định được đâu là tượng Phật, đâu là tượng của các bậc Thánh.

Từ kinh nghiệm thực tiễn gần nhất là việc thể hiện tôn tượng Bồ-tát Thích Quảng Đức của UBND. Thành phố Hồ Chí Minh và Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2007. Từ cuộc thi sáng tác mẫu tượng đài Bồ-tát Thích Quảng ĐứcHội đồng Nghệ thuật TP.HCM đã chọn được mẫu tượng đài của điêu khắc gia Võ Công Thắng và đã thực hiện thành công tại Công viên Bồ-tát Thích Quảng Đức, ở địa chỉ 72-74 đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 3. Tượng đài đã được khánh thành vào ngày 18.9.2010.

Từ kinh nghiệm này, nên chăng chư tôn đức Ni trong Phân ban Ni giới Trung ương kết hợp với Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và những nhà họa sĩ, điêu khắc có tâm huyết với Phật giáo, đứng ra tổ chức một cuộc thi về tôn tượng Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di (Mahāpajāpatī Gotami). Từ cơ sở đó, sẽ định hình nên những tiêu chí nghệ thuật đặc thù của tôn dung Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di (大愛道憍曇彌, Mahāpajāpatī Gotami).

 Mặt khác, ngay như tên gọi của Di mẫuthể hiện trong những văn bản hành chánh và biểu ngữ lễ hội liên quan đến Di mẫucần phải ghi đầy đủ và thống nhất là Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di (大愛道憍曇彌). Vì lẽ, nếu như chỉ ghi là Kiều-đàm-di (憍曇彌), tức chỉ mới đề cập đến họ của Di mẫu, vì trong thực tế có nhiều bậc tôn Ni trong dòng họ Thích cũng được ghi là Kiều-đàm-di (憍曇彌) như Xí-xá Kiều-đàm-di (翅舍憍曇彌)[10], Cát-ly-xá Cù-đàm-di (吉離舍瞿曇彌, Kisa Gotami Kisā-gotamī Kisā-gotamī Kisā-gotamī)[11], Sấu Cù-đàm-di (瘦瞿曇彌)[12]…

3. Kết luận


Tượng pháp, nhất là tượng pháp của những tôn giáo lớn là điều quan trọng, cao quý và thiêng liêngvà có tính thống nhất trong sự đa dạng. Đối với mỗi nghệ sĩ, tùy theo quan điểm nghệ thuật và năng lực của mình đã tạo nên những bức tượng tôn giáo với nét đẹp lay động lòng người. Tuy nhiên, trong sự đa dạng đó vẫn có những đặc điểm chung nhất, mang tính biểu trưng, tùy thuộc vào từng thể loại tượng pháp. Các bộ tượng pháp về Đức Phật Thích CaĐức Phật Di Đà, Bồ-tát Quán Thế ÂmTổ sư Đạt-ma… dù thể hiện trên nhiều chất liệu nhưng vẫn tuân thủ theo những quy cách vốn có để giới Phật giáo nói chung dễ dàng nhận diện.

Do vậy, đối với tôn tượng Đại Ái Đạo Kiều-đàm-di (大愛道憍曇彌), nếu như có sự quan tâm đúng mức ngay từ bây giờ của chư tôn đức hữu quan, tất sẽ tạo nên một mô thức có tính chuẩn mực về tượng pháp, không những cống hiến cho Ni giới Phật Việt Nam nói chung mà còn cho toàn thể Ni chúng trên toàn thể giới.



[1] Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, tập 9, Kinh Tiểu bộ, tập 5, Thánh nhân ký sự, Indacanda, dịch. NXB.Hồng Đức, 2021,  tr.555.

[2] Nguyên tác: Cù-đàm-di kinh 瞿曇彌經 (T.01. 0026.180. 0721c25-0722a04). Nguyên tác: 爾時,摩訶簸邏闍鉢提瞿曇彌持新金縷黃色衣往詣佛所,稽首佛足,却住一面,白曰:世尊!此新金縷黃色衣我自為世尊作,慈愍我故,願垂納受. 世尊告曰: 瞿曇彌! 持此衣施比丘眾,施比丘眾已,便供養我,亦供養眾.大生主瞿曇彌至再三白曰:世尊!此新金縷黃色衣我自為世尊作,慈愍我故,願垂納受.世尊亦至再三告曰:瞿曇彌!持此衣施比丘眾,施比丘眾已,便供養我,亦供養眾.  Tham chiếuPhân biệtbố thí kinh 分別布施經 (T.01. 0084. 903b23); M.142, Dakkhiṇāvibhaṅga Sutta (Kinh Phân biệt cúng dường).

[3] Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, tập 11, Hợp phần và Tập yếu, Indacanda dịch, NXB.Tổng Hợp TP.HCM. 2022, tr.903.

[4] Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, tập 9, Kinh Tiểu bộ, tập 5, Thánh nhân ký sự, Indacanda, dịch. NXB.Hồng Đức, 2021, tr.553. Nguyên tác Pāli: 319. “Sā vīsaṃvassasatikājātiyāhaṃ mahāmune, alamettāvatā vīra nibbāyissāmi nāyaka.”

[5] Theo, Nārada, Mahā Thera, Đức Phật và Phật pháp, Phạm Kim Khánh dịch, NXB.Tổng Hợp TP. HCM, 2019, tr.128.

[6] Du hành kinh 遊行經 (T.01. 0001.2. 0025a01).

[7] Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt nam, tập 3, Kinh Tương ưng bộ, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Hồng Đức, 2020, tr.116.

[8] Tạp. 雜 (T.02. 0099.107. 033a06).

[9] Tạp. 雜 (T.02. 0099.978. 0253a26).

[10] Biệt Tạp, 別雜 (T.02. 0100. 216. 0454a18).

[11] Tạp, 雜 (T.02. 0099. 276).

[12] Đại bát niết-bàn kinh大般涅槃經 (T.12. 0375.24. 0764b12).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1298)
Trong kinh điển tiểu thừa có một điểm khác biệt rất rõ nét so với kinh điển đại thừa, đó là bối cảnh thuyết pháp của Đức Phật.
(Xem: 1359)
Lịch sử tư tưởngtôn giáo của nhân loại có lẽ sẽ đánh dấu một bước ngoặt vào ngày đức Phật, theo truyền thuyết,
(Xem: 1588)
Trong Jataka, tức là những câu chuyện tiền thân của Đức Phật khi ngài còn là một Bồ tát, ngài có nói về hạnh Bồ tát trong...
(Xem: 1723)
Giáo lý Duyên khởi là nền tảng của triết học Phật giáo, do đó luôn là tâm điểm của những nghiên cứu về sự uyên nguyên của đạo Phật.
(Xem: 1683)
Đức Phật khẳng định: “Trong giáo pháp nào nếu khôngtám Thánh đạo thời ở đó không có quả vị Sa-môn thứ nhất, thứ nhì, thứ ba, thứ tư.
(Xem: 1082)
Duyên khởi có nghĩa là hết thảy hiện tượng đều do nhân duyên mà phát sinh, liên quan mật thiết với nhau, nương vào nhau mà tồn tại. Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính,” không có yếu tính quyết định.
(Xem: 1574)
Trong các kinh điển thuộc Hán tạng, ‘Phật thị hiện thuyết pháp’ có thể được xem như là một ‘thuật ngữ’ quen thuộc, phổ biến đối với quý Phật tử Đại Thừa.
(Xem: 1555)
Con người được sinh ra đời, sống trong cuộc đời nhưng càng lớn lên càng cảm thấy mình như vẫn thiếu thốn cái gì, như vẫn là một người thất lạc.
(Xem: 1737)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 2013)
Giác ngộ cũng tức là giải thoát. Giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, điên đảo mộng tưởng, giống như người đang nằm mơ chợt tỉnh dậy,
(Xem: 1624)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1435)
Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn, còn gọi là Bồ-đề Tát-đa,… Bồ-tát là từ gọi tắt của Bồ-đề Tát-đỏa, phiên âm từ Bodhi-sattva tiếng Phạn (sanskrit), còn gọi là Bồ-đề Tát-đa
(Xem: 1445)
Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Nay con đem tâm phàm phu suy diễn thánh pháp Là nhờ những bậc tiền bối đã khai triển Pháp này Xin Ngài gia bị cho tâm phàm phu chuyển thành thánh trí
(Xem: 1628)
Con xin đê đầu kính lễ Phật – bậc Nhất thiết trí – đấng Mặt trời tròn thanh khiết. Những tia sáng lời dạy của Ngài đã phá tan bóng đêm trong bổn tâm của chư thiên, loài người và các đường ác.
(Xem: 1215)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau trong suốt nhiều thế kỷ liền đã nỗ lực lý giải khái niệm này bằng cách tận dụng sự hiểu biết hạn chế của mình.
(Xem: 1335)
Dưới đây là một vài dẫn khởi có tính cách thực tiễn đối với sự tu tập công án, được đề ra do các Thiền sư qua nhiều thời đại; từ đó, chúng ta có thể thấy rõ một công án sẽ làm được việc gì để khai triển ý thức Thiền và cũng thấy rõ sự tu tập công án đã bộc lộ cho khuynh hướng nào theo thời gian.
(Xem: 1345)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt.
(Xem: 1743)
Thời gian là một hiện tượng bí ẩn nhất và cũng là sít sao nhất với cuộc sống mỗi người.
(Xem: 1699)
Một thời Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn:
(Xem: 3109)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1886)
Khi sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này mỗi người đều mang trong mình một huyết thống mà tổ tiên bao đời đã hun đúc, giữ gìntruyền thừa qua nhiều thế hệ.
(Xem: 1423)
Vấn đề tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội ba-la-di, thời Phật nghiêm khắc không cho sám hối đều có lý do. Với những lý do đó giống với xã hội bây giờ, cho nên trong chương này chúng tôi thảo luận chung cả hai giai đoạn thời Phật và cuộc sống hiện tại.
(Xem: 1261)
Hiện nay trong nguồn văn hiến hệ Hán truyền, chúng ta tìm thấy nhiều từ ngữ liên quan đến ý nghĩa sám hối như “hối quá 悔過”, “sám hối 懺悔”, “sám-ma 懺摩”, “phát lồ 發露”, thực chất tất cả đều xuất thân từ nghĩa gốc Phạn ngữ (Sanskrit) là từ: kṣama, kṣamayati.
(Xem: 1345)
Trong dòng chảy tâm thức của nhân loại từ xa xưa và cho đến nay luôn chia thành hai hướng, một hướng chảy theo dòng chảy Luân hồi (Saṃsāra), là số chúng sinh tâm tư cấu bẩn phiền não, ngụp lặn trong bùn lầy ố trược.
(Xem: 1465)
Những người con Phật chơn chính, thì lúc nào và ở đâu, họ cũng thực hành phápchánh pháp trở thành đời sống của chính họ. Họ được nuôi dưỡng ở trong chánh pháp và họ vui sống trong chánh pháp mỗi ngày.
(Xem: 1363)
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm.
(Xem: 1959)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý.
(Xem: 1741)
Như huyễn là một tính cách, một phương diện của tánh Không. Tánh Khôngvô tự tánh của mọi cái hiện hữu, và vì vô tự tánh nên như huyễn.
(Xem: 1943)
Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra.
(Xem: 1880)
Trên lộ trình hướng về Phật đạo, tôi có duyên được “làm người đưa đò” tại ...
(Xem: 2445)
Bình đẳng tánh trí là gì? Là tánh bình đẳng của đại viên cảnh trí, nghĩa là tánh bình đẳng của tất cả mặt gương và của tất cả bóng hình in vào đó.
(Xem: 1831)
Theo truyền thống Phật giáo Nam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 2195)
Vào thời Đức Phật, xã hội Ấn Độ rất nhiều học thuyết ra đời, mỗi học thuyết là một quan điểm chủ trương.
(Xem: 2308)
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về Đại viên cảnh trí, và trích toàn bộ đoạn nói về trí này trong Kinh Phật Địa, do Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch ra tiếng Hán.
(Xem: 2370)
am Vô Lậu Học là môn học thù thắng gồm: Giới, Định và Tuệ trong đạo Phật.
(Xem: 1901)
Khi đạo Phật nói về tánh chất của khổ, có nhiều mức độ khổ khác nhau.
(Xem: 2026)
Dân gian thường nói, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Rất khó giải thích về“ba họ” và “ba đời”.
(Xem: 2091)
Chúng ta đã thấy nguồn gốc của kinh tạng Phật giáo phát khởi từ ba kỳ kết tập kinh điển (saṅgīti).[1]
(Xem: 2024)
“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thường, vô ngã và niết-bàn tịch tịnh)
(Xem: 2655)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài.
(Xem: 1993)
Bản tâm, tự tâm, bản tánh, tự tánh là những danh từ được Lục Tổ Huệ Năng sử dụng trong những lời thuyết pháp của ngài để...
(Xem: 1947)
Muốn thực hiện một đời sống đạo đức, mang lại hạnh phúc cho bản thân cũng như tha nhân thì trước hết con người ấy phải được giáo dục.
(Xem: 1997)
Như chúng ta đã biết, từ xưa lắm các triết gia và sử gia phương Tây từng đưa ra những định nghĩa về con người,
(Xem: 1964)
Sám hối là một thực hành tu tập quan trọng và phổ biến trong Phật giáo. Sám hối là...
(Xem: 2221)
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng.
(Xem: 2372)
“Bà lão nghèo ngộ pháp Duyên khởi” là bản kinh chúng tôi giới thiệu kỳ này. Nguyên tác “Phật thuyết lão nữ nhơn kinh 佛說老女人經
(Xem: 2067)
“Kinh Căn Tu Tập / Indriya bhàvanà sutta” là bài kinh cuối cùng trong số 152 bài kinh đăng trong Trung Bộ Kinh do...
(Xem: 2186)
Theo Phật giáo, pháp có nghĩa là giáo pháp của Phật. Những lời dạy của Đức Phật chuyên chở chân lý.
(Xem: 1947)
Như Đức Phật đã dạy, một đặc điểm của Giáo Pháp thuần túy là những hiệu ứng phải được thể nghiệm tức khắc lúc này và nơi này, ngay trong cuộc đời này
(Xem: 1981)
Căn cứ thông tin từ tác phẩm Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đờiđạo nghiệp do Ni giới hệ phái Phật giáo Khất sĩ ấn hành vào năm 2016 thì...
(Xem: 2475)
Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rõ là bất cứ khi nào truyền thống dân tộc nép mình để đi trong dòng sinh mệnh của đạo Phật thì...
(Xem: 2385)
Dựa vào lịch sử Đức Phật, chúng ta được biết, Thái tử Sĩ Đạt Ta (Siddhattha) khi chào đời, bước đi bảy bước, có bảy hoa sen đỡ chân
(Xem: 4140)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2545)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 3282)
Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi.
(Xem: 2529)
Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không.
(Xem: 2103)
Bằng sự tu tập lâu dài, vượt qua vách sắt thành đồng của địa ngục Thiết Vi hay sự co duỗi của bàn tay trước mắt mà ta vươn tới sự giải thoát thời đoạn, cuối cùngsự giải thoát hoàn toàn.
(Xem: 1841)
Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm: “Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnh.
(Xem: 3354)
Cộng đồng Tăng Già gồm tứ chúng Tăng NiPhật tử tại gia Nam Nữ với một hội đồng gồm ít nhất là bốn vị Tăng, hay một cộng đồng Tăng Ni sống hòa hiệp với nhau trong tinh thần lục hòa.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant