Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngoại Giao Xá Lợi Sự Hồi Sinh Kỳ Diệu Của Tinh Thần Huyền Trang

09 Tháng Ba 202119:22(Xem: 4642)
Ngoại Giao Xá Lợi Sự Hồi Sinh Kỳ Diệu Của Tinh Thần Huyền Trang
Ngoại Giao Xá Lợi Sự Hồi Sinh Kỳ Diệu Của Tinh Thần Huyền Trang

Thích Thanh Tâm

hoa sen 1

Mở đầu

Một trong những Pháp sư được tôn vinh nhất trong lịch sử châu Á, Ngài Huyền Trang – một nhà sư, học giả, dịch giả nổi tiếng - với cuộc hành hương lịch sử từ Trung Quốc đến Ấn Độ trong thế kỷ thứ VII đã được mô phỏng lại bằng văn bản, ảnh tượng và phim kịch khoảng hơn một nghìn năm. Vào đầu thế kỷ XX, các bản dịch và chú giải của Ngài về Pháp tướng Duy thức tông được hồi sinh sau hơn một thiên niên kỷ bị lãng quên vì không còn được biệt đãi ngay sau khi viên tịch.[1] Chỉ vài thập kỷ sau khi di sản của Ngài bị chìm vào quên lãng thì những dấu tích vật lý (xá lợi xương đỉnh đầu) đã mất dấu từ ​​lâu lại được Takamori Takasuke khai quật, vào ngày 23 tháng 12 năm 1942.[2]

Từ khi được khai quật, xá lợi xương đỉnh đầu của Ngài đã tái hiện và kéo dài cuộc sống; được phân chia nhiều lần, và mỗi lần đều có lịch sử của nó. Bởi vì cuộc đờidi sản văn học của Ngài đã để lại dấu ấn sâu sắc đối với các nền văn hóa Phật giáo ở Châu Á, nên những huyền tích lưu lại đã được các nhóm khác nhau tìm kiếm - cả tôn giáo lẫn thế tục, quốc gia và xuyên quốc gia – nhằm phục vụ nhiều mục đích chương trình nghị sự. Những mảnh vỡ được cho là từ mảnh xương đỉnh đầu ấy hiện đang tôn thờ ở Trung Quốc đại lục (bốn địa điểm), Đài Loan (ba), Nhật Bản (năm) và Ấn Độ (một).

1. Cơ sở lý thuyết

1.1 Ngoại giao là gì

1.1.1 Khái niệm

Ngoại giao là việc thực hiện các mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền thông qua liên lạc, thương lượng, gây ảnh hưởng cũng như điều chỉnh những khác biệt. Hoạt động ngoại giao đã xuất hiện từ lâu đời ở nhiều nền văn minh trên thế giới, tiêu biểu như Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại. Do đó, ngoại giao là “một khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật của những khả năng, là hoạt động của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diệnthẩm quyền làm công tác đối ngoại của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi, lợi ích, quyền hạn của quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế chung, bằng con đường đàm phán vá các hình thức hoà bình khác.”[3]

1.1.2 Đặc điểm

Thứ nhất, ngoại giao hoạt động như cỗ máy mà qua đó quốc gia có thể tạo nên ảnh hưởngthể hiện sự quan tâm đối với bên ngoài; đồng thời, giúp điều hoà các lợi ích quốc gia. Nghĩa là, ngoại giao giúp triển khai các mục tiêu cụ thể của quốc gia song song việc đảm bảo trật tự thế giới, trở thành công cụ để quốc gia đạt được lợi ích.

Thứ hai, các nhà ngoại giao đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai đường lối và chính sách đối ngoại. Nghĩa là, nhà ngoại giao phải nắm vững chính sách đối ngoại, có kiến thức và kĩ năng cần thiết để tiến hành hiệu quả các nghiệp vụ và đạt được các mục tiêu đối ngoại.

Thứ ba, thông thường ngoại giao là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách về quan hệ đối ngoại ở cả trong và ngoài nước. Cơ quan đại điện ngoại giao ở nước ngoài có nhiệm vụ thu thập thông tin tại nước sở tại về tình hình kinh tế, chính trị, về các hoạt động và quan hệ giữa chính quyền nước sở tại với bên ngoài nhằm có những đánh giá, phân tích và dự báo các vấn đề phát sinh. Như vậy có thể so sánh các cơ quan đại diện ngoại giao như tai và mắt của Chính phủ nước cử đại diện, và với khả năng trên họ góp phần vào việc điều chỉnh và phát triển chính sách đối ngoại của quốc gia.[4]

1.2 Thế nào là xá lợi

1.2.1 Khái niệm

Xá lợi (舍利, śarīra)[5] là phần di cốt còn lại sau khi thiêu; là phần tinh thể còn lưu lại sau khi trà tỳ của đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng; của các bậc giác ngộ, trong đó có các bậc cao tăng đắc đạo nói chung. Nói đến những giá trị nội hàm của xá-lợi, cần biết rằng, xá lợi không phải là phần tro cốt bình thường luôn luôn có sau mọi đám hỏa thiêu mà chỉ xuất hiện ở những người có sự tu tập tinh tấn và có sự đạt ngộ trên con đường tu tậpKinh Kim Quang Minh nói, “xá-lợi này là kết tinh của sự huân tu giới định tuệ, rất khó có được, là phước điền tối thượng.”[6]

Cho nên, vượt lên trên quan niệm đời thường, xá lợi được xông ướp bởi giới định tuệ - ba đặc tính hoạt dụng tượng trưng cho một bậc Giác ngộ đang còn sống.[7] Vì thế, lễ kính xá lợi cũng giống như lễ kính một bậc Giác ngộ đang tại thế; từ đó, trở thành đối tượng quy kính thay cho sự hiện diện của đức Phật một khi ngài Niết bàn.

1.2.2 Phân loại

Xá lợi được chia thành hai loại: xá lợi sinh thân (dhātu-śārīra) và xá lợi pháp thân (dharma-śārīratương ứng với hai loại thân của Phật. Xá lợi sinh thân là xá-lợi từ thân thể của Phật hoặc người tu hành đắc đạo sau khi viên tịch. Xá lợi sinh thân gồm có xá lợi toàn thân (như hai vị thiền sư ở chùa Đậu - Việt Nam) và xá lợi toái thân (như các loại xá-lợi tóc, răng, xương, máu, thịt…), tức các phần còn lại sau khi trà-tỳ.

Song song với xu hướng phụng thờ xá lợi sinh thân của Phật, các truyền thống Phật giáo cũng đã xem giáo pháp của Phật là Pháp thân của Ngài mà hình thành khái niệm xá lợi Pháp thân. Khác với xá lợi sinh thân thuộc loại vật chất cụ thể, xá lợi Pháp thân thuộc tinh thầnÝ tưởng hình thành xá lợi Pháp thân bắt nguồn từ những lời dạy của Phật trong một số kinh điển, như Kinh Tương Ưng Bộ (Saṃyutta Nikāya), “Ai thấy Pháp, người ấy thấy ta; ai thấy ta, người ấy thấy Pháp.[8]

2. Khai quật Xá lợi Ngài Huyền Trang

Sau khi trở về từ Ấn Độ năm 645, Ngài Huyền Trang chủ trì các hội dịch Kinh sách tại chùa Hoằng Phúc và sau đó tại chùa Từ ân, cả hai đều ở thủ đô Trường An thời nhà Đường (Tây An ngày nay). Năm năm cuối đời, Ngài sống tại chùa Ngọc Hoa, khoảng 45 dặm về phía Bắc Trường An. Sau khi qua đời năm 664, thi hài được chuyển về thủ đô và chôn cất ở Bạch Lộc Nguyên, vùng ngoại ô phía đông Trường An. Về sau vua Đường Cao Tông[9] di dời bảo tháp sang địa điểm khác, cách phía Nam thành phố vài dặm, gần chân dãy núi Chung Nam.[10] Mặc dù không ai biết chắc chắn, ngôi tháp và ngôi chùa Hưng Giáo được dựng lên nơi chôn cất thi hài, có thể đã bị phá hủy hai trăm năm về sau, khi cuộc nổi loạn khét tiếng của Hoàng Sào bao vây và chiếm đóng Trường An từ năm 880 đến 883.[11] Theo dòng chữ được khắc bên cạnh chiếc quan tài đá ở Nam Kinh vào năm 1027 và vị trí địa lý thành phố Nam Kinh 13 thế kỷ sau, trong cuộc nổi loạn của Hoàng Sào, thi hài của Ngài Huyền Trang đã được bí mật di chuyển từ chùa Hưng Giáo đến chùa Tử Các, một quần thể nhỏ nằm sâu trong dãy núi Chung Nam. Hài cốt nằm ở đó cho đến khi Pháp sư Khả Chánh, vào một thế kỷ sau, từ chùa Trường Can tình cờ thấy di tích đổ nát của chùa Tử Các năm 988. Theo như tường trình, Ngài Khả Chánh đã nhặt được một mảnh xương đỉnh đầu của Ngài Huyền Trang, mang về Nam Kinh và chôn trong bảo tháp trên ngọn đồi ở phía đông tu viện.

Trường Can là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi bật nhất ở Nam Kinh, nổi tiếng với bảo tháp tự nhận lưu giữ một phần xá lợi của Đức Phật, một mảnh xá lợi đỉnh đầu được phân bố bởi Vua Aśoka.[12] Vào năm 1386, mộ phần của Ngài Huyền Trang nằm bên cạnh Thiền đường trên ngọn đồi phía nam quần thể chùa.[13] Ngoại trừ Thiền đường nằm phía trước bảo tháp của Ngài, toàn bộ ngôi chùa đã bị san bằng vào giữa thế kỷ XIX, khi Nam Kinh là tâm điểm của việc đập phá Thánh tượng của phong trào Thái Bình Thiên quốc. Tầm quan trọng của địa điểm này dần dần bị lãng quên, mãi cho đến khi quân đội Nhật đào bới ngọn đồi phía nam vào mùa đông năm 1942 để xây dựng đền thờ Thần đạo.

Sau nhiều thế kỷ bị ẩn khuất dưới lòng đất, nay xá lợi được khai quật đã liên tục tạo nên những tiếng vang lớn. Theo lời khắc nguyên ủy ở bảo tháp núi Tiểu Cửu Hoa, vào ngày 28 tháng 12 năm 1943, gần một tháng trước khi xá lợi được phụng thờ trong bảo tháp mới, lễ phân chia được tổ chức tại Nam Kinh và xá lợi được tán nhỏ. Hai phần giữ lại Nam Kinh, một phần gửi đến Bắc Kinh để “ánh sáng mầu nhiệm của xá lợi thiêng liêng có thể soi chiếu cả Nam Bắc.[14] Về hai mảnh xá lợiNam Kinh, một được lưu giữ trong bảo tháp tại núi Tiểu Cửu Hoa; mảnh còn lại được gửi cho Sở Di tích Văn hóa Nam Kinh. Mảnh trước hiện vẫn còn trong khu di tích, nhưng mảnh sau lại tồn tại trong sự thay đổi, chuyển dịch.

Năm 1949, mảnh xá lợi sau được chuyển từ Sở Di tích Văn hóa sang Bảo tàng Nam Kinh, nơi được trưng bày cùng với các đồng tiền cổ, tranh vẽ, và cùng với những thuật họa sau này về sự tiến hóa của nhân loại.[15] Năm 1953, theo chỉ thị của Hiệp hội Phật giáo Nam Kinh[16] xá lợi của Ngài Huyền Trang được chuyển đến chùa Tỳ Lô, nơi mà Đảng Cộng sản Trung quốc chủ trương như một tu viện trưng bày nhằm phục vụ lợi ích cho những cuộc viếng thăm của chức sắc nước ngoài. Động thái này được thực hiện theo sau sự thành lập Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc vào đầu năm đó, với nhiệm vụ tổ chức cho những tín đồ Phật giáo tham gia vào “các phong trào vì lợi ích của quê hương.”[17] Mười năm sau, 1963, trong suốt thời kỳ xã hội tương đối yên ổn giữa thời kỳ Đại nhảy vọt và cuộc Cách mạng văn hóa, mảnh xá lợi lại được di chuyển lần nữa, đến chùa Thê Hà, một tu viện có bề dày lịch sử, rộng lớn nằm ở vùng đồi về phía Đông Bắc Nam Kinh. Vào thời điểm đó, chùa Thê Hà cùng với các địa điểm khác ở Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản đang chuẩn bị tổ chức một sự kiện quốc tế kỷ niệm mười ba thế kỷ ngày Pháp sư Huyền Trang viên tịch.[18] Những sự kiệnTrung Quốc được tổ chức một phần để minh chứng sức sống được tiếp tục của Phật giáo tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chính phủ hăm hở muốn xóa bỏ tin đồn là chế độ thù địch với tôn giáo và làm nổi bật văn hóa Phật giáo Trung Quốc nhằm chia sẻ với các đồng minh chính trị và kinh tế.

Tuy nhiên, những quan ngại quốc tế về vấn đề tôn giáo ở Trung Quốc đã được chứng minh rõ ràng. Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa vào năm 1966, chỉ chỉ hai năm sau lễ kỷ niệm Huyền TrangNam Kinh, Tây An và Bắc Kinh. Hội Phật giáo Nam Kinh e ngại, xá lợi sẽ bị tịch thu hoặc phá hủy trong các cuộc tấn công hiểm độc vào các tu viện Phật giáo ngày càng gia tăng nên xá lợi được chuyển từ chùa Thê Hà sang Ban quản lý văn hóa Nam Kinh để giữ an toàn.

Cuộc cách mạng văn hóa kéo dài đến năm 1976, nhưng vào năm 1973, xá lợi của Pháp sư Huyền Trang đã được đưa ra khỏi nhà kho của chính phủ và được phụng thờ tại chùa Linh Cốc vừa mới được phục dựng tại Nam Kinh, một ngôi chùa giản dị dù đã buông lỏng chính trị, nằm gần bảo tháp của Ngài trên núi Tiểu Cửu Hoa.[19] Với sự tấn công của Cách mạng Văn hóa, chùa Linh Cốc không còn hoạt động như một ngôi chùa Phật giáo; các nhà sư bị bắt và đưa đến các trại cải tạo, nhiều gian nhà và biểu tượng của ngôi chùa bị phá hủy, và chi nhánh địa phương của Ủy ban Cách mạng đã chiếm giữ các công trình còn lại. Nhưng vào tháng 5 năm 1973, chỉ bảy tháng sau khi bình thường hóa quan hệ Trung-Nhật, Nhóm giao lưu Phật học Nhật-Trung[20] đã được lên kế hoạch tham quan các địa điểm Phật giáo ở một số thành phố của Trung Quốc.[21] Ngay trước khi đoàn đến Nam Kinh, các viên chức chính phủ đã nhanh chóng hành động và trong khoảng thời gian mười lăm ngày, khôi phục chùa Linh Cốc giống như lúc ban đầu. Ủy ban cách mạng đã được dời đi và các nhà sư được phục chức trở lại. Một bức tượng Phật Dược Sư thời nhà Minh được gửi đến từ Bắc Kinh, và các tủ Kinh được mang về từ chùa Tỳ Lô. Nhà tưởng niệm Giám Chân, một pháp sư Trung Quốc được cho là giới thiệu truyền thống Luật tông đến Nhật Bản - được thiết lập một cách vội vã, và xá lợi của Ngài đã bố trí trong nhà tưởng niệm Huyền Trang mới.[22] Như vậy, chùa Linh Cốc đã được thay đổi nhanh chóng từ trụ sở của Ủy ban Cách mạng Đảng Cộng sản Trung Quốc thành bảo tàng Phật giáo trưng bày gian hàng những mối quan hệ ngoại giao và văn hóa giữa Nhật Bản, Trung QuốcẤn Độ.[23]

Trong cùng thời gian xá lợi Huyền Trang đang di chuyển quanh Nam Kinh, một số mảnh xương đỉnh đầu khác của Ngài đã được di chuyển đến Bắc Kinh. Xá lợi ở Bắc Kinh cuối cùng được chia thành ba phần. Những mảnh vỡ của xá lợi, được biết vẫn còn tồn tạiTrung Quốc, được gửi đến Tứ Xuyên vào năm 1949, vào đêm trước khi Chính quyền tiếp quản Bắc Kinh, và hiện đang được lưu giữ tại tu viện Văn Thù ở thành phố Thành Đô.[24] Một phần thứ hai của xá lợi Bắc Kinh dường như đã bị mất trong thời kì Cách mạng Văn hóa, mặc dù sau đó, một số nguồn tin cho rằng nó được tặng như một món quà cho các nhà sư Tích Lan vào năm 1952.[25] Phần cuối cùng của xá lợi Bắc Kinh, ban đầu được đưa đến Thiên Tân, nhưng sau đó, vào năm 1957, có thể đã được gửi sang cho Ấn Độ.

3. Sự hồi sinh kỳ diệu tinh thần Huyền Trang – một sứ mệnh ngoại giao đặc biệt

Món quà của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về xá lợi Ngài Huyền Trang được gửi tặng cho chính phủ Ấn Độ là một phần của tiến trình ve vãn chính trị lâu dài. Trong suốt những năm 1950, hai nước đã làm việc để tăng cường quan hệ ngoại giao và kinh tế; và vào tháng 6 năm 1954, lần đầu tiên, Chu Ân Lai đã đến thăm Ấn Độ nhằm thúc đẩy một thỏa thuận mới về Năm nguyên tắc chung sống hòa bình.[26] Vào tháng 10 năm đó, một hiệp định thương mại Trung-Ấn được ký kết tại Bắc Kinh và Hiệp hội hữu nghị Trung-Ấn được thành lập ở cả hai nước. Lễ kỷ niệm về văn hóa truyền thống Ấn Độ được Đảng Cộng sản Trung quốc bảo trợ một cách công phu, đã diễn ra sau đó – về những bích họa trong động Ajanta năm 1955, cuộc đờitác phẩm của Kālidāsa năm 1956.[27] Ngoài việc thể hiện sự tôn trọng đối với di sản của Ấn Độ, các quan chức Bắc Kinh còn mong muốn nhấn mạnh đến cội nguồn lịch sử của tình hữu nghị hai nước. Huyền Trang được xem nhưbiểu tượng chuẩn bị sẵn cho sự hàm ơn của Trung Quốc đối với văn hóa Ấn Độ, đồng thời cũng minh họa cho sự khéo léo và sáng kiến ​​tự nhiên của Trung Quốc. Hiển nhiên, đó là tiềm năng tuyên truyền; và vào tháng 11 năm 1955, tờ Ấn Độ thời báo tuyên bố, Trung QuốcẤn Độ đã lên kế hoạch cùng nhau sản xuất bộ phim dựa vào cuộc đời của Huyền Trang.

 Nhà nước Trung Quốc không phải là chính phủ thế tục duy nhất tham gia vào ngoại giao xá lợi trong thời kỳ này. Chính phủ Anh đã trao xá lợi Phật giáo đến Ấn Độ và Tích Lan; chính phủ Tích Lan đã tặng xá lợi cho Việt Nam và Nhật Bản; Chính phủ Pháp tặng xá lợi cho Cambodia; và chính phủ Nepal tặng xá lợi cho Trung Quốc.[28] Nói cách khác, Trung Quốc đã tổ chức một chuyến du hành lớn về xá lợi răng đến Myanmar vào năm 1955.[29] Trong bối cảnh rối ren này, vào tháng 9 và tháng 10 năm 1956, phái đoàn mười một vị Tăng sĩ Phật giáo do Đại sư Bhadant Anand Kausalyayan dẫn đầu viếng thăm Trung Quốc và xin phép lưu giữ một phần hài cốt của Huyền Trang tại Nalanda - trường đại học Phật giáo lâu đời ở miền Bắc Ấn Độ, nơi Ngài đã nghiên cứu trong nhiều năm. Chu Ân Lai đã tặng một phần xá lợi Huyền Trang ở Bắc Kinh, vốn được phụng thờ tại tu viện Đại Bi ở Thiên Tân từ năm 1945 và bổ nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn làm đặc phái viên Trung Quốc.[30] Cùng với xá lợi, Chu Ân Lai đã gửi bản sao các bản dịch của Huyền Trang, một bộ Đại tạng kinh Trung Quốc, cũng như 300 ngàn nhân dân tệ và các kế hoạch chi tiết xây dựng nhà tưởng niệm Huyền Trang theo phong cách truyền thống Trung Quốc.[31] Xá lợi được trao tặng cho Thủ tướng Nehru vào ngày 12 tháng 1 năm 1957 trong lễ kỷ niệm tại tu viện Mahavihara của Nalanda.[32]

Kế hoạch xây dựng nhà tưởng niệm Huyền Trang đã bị gác lại - vì mối quan hệ giữa Trung QuốcẤn Độ không còn thuận lợi khi những tranh chấp lãnh thổ nảy sinh về các khu vực biên giới chung - cho đến khi liên minh Trung-Ấn được hồi sinh vào đầu thế kỷ XXI. Trong thời gian 50 năm chờ đợi, xá lợi của Ngài được lưu giữ trong tháp pha lê nhỏ ở gần Bảo tàng Patna. Vào năm 2006, “Năm hữu nghị Ấn Độ – Trung Quốc”, xá lợi xuất hiện; khi đó, cùng với một số biểu hiện khác được công khai cao độ về những thiện chí tương trợ, thì việc nỗ lực hoàn thành Nhà tưởng niệm đã được đưa lên.[33] Vào tháng Bảy năm đó, một nhóm mười nhà sư Trung QuốcĐài Loan, mang theo một bức tượng Huyền Trang được điêu khắc từ đất sét ở Trung QuốcĐài Loan, rời Tây An đến Ấn Độ để chuẩn bị tham dự lễ khánh thành chính thức, được tổ chức vài tháng sau đó, ngày 12 tháng 2 năm 2007; nhưng họ đã có thể tham quan nhà Tưởng niệm gần như hoàn chỉnh và chiêm ngưỡng bức tượng Huyền Trang có kích thước thật đứng gần lối vào. Tấm bảng trên bệ tượng nêu rõ ý nghĩa toàn cầu về Huyền Trang: “Huyền Trang thuộc về thiên hà của công dân thế giới, có nhiệm vụ to lớn, vì lợi ích của nhân loại, làm sáng tỏ khối lượng lớn siêu phàm về văn minh nhân loại.” Dường như, Ngài Huyền Trang không nhất thiết là người Trung Quốc hay là Tăng sĩ Phật giáo; đơn giản Ngài là một trong những trí thức vĩ đại của thế giới.

Theo một báo cáo được viết bởi nhà sư truyền giáo Nhật Bản Mizuno Baigyō,[34] ngay trước khi xá lợi được niêm phong trong bảo tháp mới, Bộ trưởng Ngoại giao Chử Dân Nghị đã tặng một phần xá lợi cho Phật tử Nhật Bảnđại diện bởi Mizuno Baigyō và nhà sư Kuramochi Shūhō[35] – như một “biểu hiện của lòng biết ơn.”[36] Tuy nhiên, tin tức về món quà không được công khai, cho nên vài ngày sau đó, gia tăng sự nghi ngờ việc phân chia xá lợi trước đó đã không được lên kế hoạch hoặc phê chuẩn chính thức. Những cảm giác này dường như đã được xác nhận bởi viên chức người Nhật Ōta Toyoo,[37] người có mặt khi chia tách xá lợi. Viết vào năm 1974, Ōta nhớ lại, “vào buổi sáng trước nghi lễ hoàn thành bảo tháp lưu giữ xá lợi của Pháp sư Huyền Trang, tôi đến Nam Kinh với một thương nhân khác và thăm Bộ trưởng ngoại giao Chử Dân Nghị. Đại sư Baigyō cũng ở đó, và nói với tôi, đang chuẩn bị chia xá lợi cho Nhật Bản. Tất cả chúng ta phải tham dự buổi lễ này.”[38] Báo cáo của Ōta ám chỉ Mizuno Baigyō đã dàn xếp việc phân chia xá lợi, chứ nếu tin vào cáo buộc của Trung Quốc, việc nhận “món quà” càng giống hành vi trộm cắp. Ngay cả khi Chử Dân Nghị tự do cúng dường xá lợi cho Mizuno, với tư cách là một viên chức đáp ứng nhu cầu mong muốn của các lực lượng chiếm đóng, từ quân đội cho đến chính phủ Nhật Bản, thì hành động của ông khó có thể được coi là đại diện cho ước muốn của người dân Trung Quốc.

Đến Nhật Bản, xá lợi được tôn trí tại chùa Tăng Thượng ở Tokyo, một trong hai ngôi chùa của tổ tiên dòng tộc Tokugawa. Vào năm 1945, trong một nỗ lực để giải cứu xá lợi khỏi nạn bom cháy ở nội thị Tokyo, đầu tiên, nó được chuyển đến tu viện Tam Học của Kuramochi Shūhō, thuộc quận Saitama; và sau đó chuyển đến chùa Từ Ân gần đó, một ngôi chùa mà tình cờ lại trùng tên với tu việnTrường An, nơi mà Pháp sư Huyền Trang thực hiện công việc dịch thuật.

Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu quảng bá Ngài Huyền Trang như một công dân tiêu biểugương mẫu. Trong báo chí nhà nước, các đảng viên thường xuyên dẫn chứng “tinh thần Huyền Trang,” một khẩu hiệu bao hàm những phẩm chất như sự tận tụy, dũng cảm, siêng năng và hy sinh. Trong phạm vi quốc tế, Ngài Huyền Trang giống như Đức Khổng Tử, đã trở thành người chuyển tải những ý định tốt nhất của Trung Quốc. Người ta bảo, Ngài Huyền Trang không chỉ chịu nhiều gian khổ vì lợi ích to lớn của quốc gia và kiên trì không mỏi mệt để làm phong phú đời sống trí tuệtinh thần Trung Quốc mà còn nuôi dưỡng mối quan hệ các đối tác quốc tế dựa trên sự giao lưu văn hóa, tôn trọng và làm phong phú lẫn nhau.

Kết luận

Bàn này để cập đến xá lợi của Ngài Huyền Trang dựa vào nền tảng tôn giáo, chủ nghĩa dân tộc và ngoại giao quốc tế rộng lớn ở châu Á. Kể từ khi nhập Niết Bàn, cách đây 2500 năm, trong việc hỏa táng thi hài và phân chia xá lợi của Đức Phật, từ đó, xá lợi đã đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển và lan tỏa Phật giáo. Sự phân bố huyền thoại về 84.000 viên xá lợi Phật của Vị vua Ấn Độ Aśoka vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên và sự tôn kính của các Hoàng đế Trung Quốc về xương ngón tay của đức Phật suốt triều đại nhà Đường là những ví dụ nổi tiếng. Suốt chuyến hành hương sang Ấn Độ, Ngài đã viếng thăm nhiều địa điểm nơi xá lợi của đức Phật đang được phụng thờ, gồm một ngôi đền ở Haḍḍa, nơi một mảnh xương đỉnh đầu của Đức Phật đang được tôn thờ. Khi trở về Trung Quốc, Ngài mang theo không chỉ hàng trăm bản Kinh Phật mà còn lưu giữ một trăm năm mươi viên xá lợi của Phật.[39] Giờ đây mười ba thế kỷ sau, mọi người tổ chức hành hương để chiêm bái, bày tỏ lòng tôn kính với xá lợi của Ngài Huyền Trang.

Bất chấp những chuyển biến to lớn đã thay đổi châu Á trong suốt một thế kỷ rưỡi vừa qua - hiện đại hóa, toàn cầu hóa, và các cuộc cách mạng kinh tế và chính trị - sức mạnh của xá lợi Phật giáo dường như không bị suy giảm. Trên khắp châu Á, các tín đồ Phật giáo sùng đạo vẫn tiếp tục tôn kính xá lợi của các nhà sư nổi tiếng như những biểu tượng tràn đầy năng lượng lạ thường. Những ngôi chùa phụng thờ những mảnh vỡ xá lợi xương đỉnh đầu của Ngài Huyền Trang thu hút nhiều người chiêm bái, phủ phục quỳ lạy trước xá lợi, cúng dường tịnh tài, đốt hươngdâng hoa quả, và nguyện Ngài gia hộ thân tâm khỏe mạnh, vạn sự hanh thông, thế giới hòa bình. Những gì từng bị tố cáomê tín vào đầu thế kỷ XX, bây giờ được xem là di sản văn hóa vào đầu thế kỷ XXI.

Trung ẩn sơn, Thiệu Long tự, mùa An cư 2564.

Tài liệu tham khảo

1. Aviv, Eyal. 2008. “Differentiating the Pearl from the Fish Eye: Ouyang Jingwu (1871–1943) and the Revival of Scholastic Buddhism.” PhD diss., Harvard University.

2. Baigyō, Mizuno 水野梅曉. “Genzō tō no yurai” 玄奘塔の由来 [The origin of Xuanzang’s stupa]. Shūkyō jihō 3, no. 5 (May 1949). In Sakaida Yukiko 坂井田タ起子, “Genzō Sanzō no hone no yukue—Nihon ni okeru hachikasho no hōan o megutte” 玄奘三蔵の骨の行方—日本における八 ヵ所の奉安をめぐって [The locations of Xuanzang Sanzang’s bones: Eight sites of enshrinement in Japan]. Nihon kindai Bukkyō 17 (May 2010): 84.

3. Chinese Buddhist Association, ed. 1956. Buddhists in New China. Peking: Nationalities Publishing House.

4. Dorothy C, Wong. “The Making of a Saint: Images of Xuanzang in East Asia.” Early Medieval China 8 (2002): 43–98.

5. Ge Zhaoguang 葛兆光, “Zijia baozang de shi’erfude-wan Qing jiuyi Weishi dianji you Riben fanchuan Zhongguo zhi yingxiang” 自家宝藏 的失而复得-晚清久佚唯识典籍由日本反传中国之影响 Recovering our lost treasure - the influence of the return of long-lost Yogācāra texts to China from Japan during the late Qing], Shixue jikan 1 (January 2010): 66–71.

6. Hui-li and Jung-hsi Li. 1995. A Biography of the Tripiṭaka Master of the Great Ci’en Monastery of the Great Tang Dynasty. Berkeley: Numata Center for Buddhist Translation and Research.

7. Học viện quan hệ quốc tế. 2000. Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao. NXB Chính trị Quốc gia.

8. Hồng, Đào Minh – Lê Hồng Hiệp chủ biên. 2018. Thuật ngữ Quan hệ quốc tế. Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật.

9. “India to Gift Sanchi Stupa Replica and Sarnath Buddha to China,” Times of India, April 25, 2010.

10. Kiely, Jan and J. Brooks Jessup, ed. Recovering Buddhism in Modern China. New York: University of Columbia press, 2016.

11. Kim Quang Minh Kinh. Đại 16, số 0663. [金光明經]Hán dịch bởi Tam Tạng Đàm Vô Sấm.

12. Longping, Bai. “Xianjun Meng Wentong xiansheng yu Xuangong de Foyuan” 先君蒙文通先生与奘公的佛缘 [The late Mr. Meng Wentong’s Buddhist affinity with Master (Xuan)zang]. http://hk.plm.org.cn/gnews/20101112/20101112214490.html.

13. Minh Châu, Thích. 1991. Kinh Trường BộĐại Tạng Kinh Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh: Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam.

14. Nai, Chi 赤耐. 1998. Dangdai Zhongguo de zongjiao gongzuo 当 代中国的宗教工作 [Contemporary China’s religious work]. Beijing: Dangdai Zhongguo chubanshe.

15. Minyi, Chu 褚民誼. “Tang Sanzang da bianjue fashi Xuanzang dinggu ta bei ji” 唐三藏大遍覺法師玄奘頂骨墖碑記 [Stele inscription for the stupa containing the parietal bone of Tang Sanzang Great Universal Awakening Dharma Master Xuanzang]. Song sheng ji, 4–5.

16. “Move to Shift Xuanzang Relics to Nalanda,” Times of India, December 29, 2003.

17. Nedostup, Rebecca. 2010. Superstitious Regimes: Religion and the Politics of Chinese Modernity. Cambridge, Mass.: Harvard University Asia Center.

18. Passin, Herbert. “Sino-Indian Cultural Relations.” China Quarterly 7 (1961): 85–100.

19. Ray, Reginald A. 1999. Buddhist Saints in India: A Study in Buddhist Values and Orientations. New York: Oxford University Press.

20. Reat, N. Ross. 1993. The Śālistamba Sūtra. Delhi: Motilal Banarsidass.

21. Renmin ribao, June 28, 1964, và July 6, 1964.

22. Schopen, Gregory. 1998. “Relic.” In Critical Tems for Religious Studies, edited by Mark C. Taylor, 256-268. Chicago: The University of Chicago.

23. Shōyū, Nukaga 額賀章友. 2003. Nitchū Bukkyō kōryū: Sengo gojūnen shi 日中仏敎交流: 戦後五十年史 [Sino-Japanese Buddhist exchange: A history of the first fifty years after the war]. Tokyo: Ribun shuppan.

24. Strong, John S. 2004. Relics of the Buddha. Princeton, NJ: Princeton University Press.

25. Shufen, Liu. “Xuanzang de zhuihou shinian (655–664): Jianlun zongzhang ernian (669) gaizang shi” 玄奘的最後十年(655–664): 兼論總章二 年(669)改葬事 [Xuanzang’s final ten years (655–664): With a discussion of the reburial event of 669]. Zhonghua wenshi luncong. No. 3 (March 2009): 1–97.

26. Sunderlal. 1952. China Today: An Account of the Indian Goodwill Mission to China, September-October 1951. Allahabad: Hindustani Culture Society.

27. Vaidya, P. L., ed. 1961. Mahāyāna-Sūtra-Saṁgraha. Vol. I. Darbhanga: The Mithila Institute.

28. Werner, Karel. 2013. “The Place of Relic Worship in Buddhism: An Unresolved Controversy?” Buddhist Studies Review 30 (1): 71-87.

29. Welch, Holmes. 1972. Buddhism Under Mao. Cambridge, Mass.: Harvard University Press.

30. Yaoting, Fan 樊耀亭. 1997. Chang’an xingjiao si 长安兴教寺 [Chang’an’s Xingjiao Temple]. Xi’an: Shaanxi renmin chubanshe.

31. Yongquan, Yang 楊永泉 and Chen Ruixin 陳蕊心, eds. 2001. Linggu si zhu 靈谷寺志 [Gazetteer of Linggu Temple]. Nanjing: Jiangsu guji chubanshe.

32. Yunxi, Huang 黃運喜. “Xuanzang Sanzang fashi sheli zhenwei wenti pingyi” 玄奘三藏法師舍利真偽問題評 議 [An evaluation of the authenticity of Dharma Master Xuanzang Sanzang’s relic]. Xuanzang Foxue yanjiu 7 (July 2007): 1–31. 

33. Yukiko, Sakaida 坂井田タ起子. “Genzō Sanzō no hone no yukue—Nihon ni okeru hachikasho no hōan o megutte” 玄奘三蔵の骨の行方—日本における八 ヵ所の奉安をめぐって [The locations of Xuanzang Sanzang’s bones: Eight sites of enshrinement in Japan]. Nihon kindai Bukkyō 17 (May 2010): 84.

34. Zhongde, Wang 王仲德. 1999. Xuangzang yuanji hou 玄奘圆寂後 [After Xuanzang’s death]. Xi’an: Shaanxi renmin chubanshe.

 

 

 

 



[1] Các văn bản gốc của Duy thức tông đã được giới thiệu lại ở Trung Quốc bởi học giả cư sĩ Yang Wenhui (楊文會/Dương Văn Hội, 1837-1911) vào cuối thời Thanh, người đã tìm được bộ sưu tập các văn bản Duy Thức tông từ Nhật Bản vào cuối thế kỷ XIX. Cũng thời gian đó, Huyền Trang được giới thiệu ở Châu Âu qua các bản dịch về chuyến du hành của Ngài, 大唐西域記 [Đại Đường Tây vực kí], đầu tiên ở Pháp dịch bởi Stanislas Julien năm 1857 và sau đó ở Anh dịch bởi Samuel Beal năm 1884. Beal tiếp tục dịch tiểu sử Huyền Trang của Huili năm 1911.

[2] Takamori Takasuke (高森隆介/Cao Sâm Long Giới, mất năm 1954), một sĩ quan chỉ huy binh lính Nhật Bản đóng quân tại Nam Kinh, đang giám sát việc xây dựng đền thờ Thần Inari ngay bên ngoài cổng phía Nam thành phố. Trong khi đào móng xây dựng ngôi đền, người của ông phát hiện huyệt mộ một bảo tháp Phật giáo cũ. Bên trong một chiếc quan tài bằng đá, họ tìm thấy hai chiếc hộp lồng vào nhau, bên ngoài bằng đồng, bên trong bằng bạc. Hộp bên trong chứa một bức tượng Phật bằng vàng nhỏ, vài dụng cụ bằng đồng và gốm, hàng trăm đồng xu và một hạt lúa mì. Một hộp bằng đồng riêng biệt, bọc kín, có một mảnh xương nhỏ, màu nâu xám và đại khái hình chữ nhật. Hai dòng chữ được khắc vào các bức tường của quan tài đá, một dòng ghi niên đại từ thế kỷ thứ XI, dòng kia ghi niên đại thứ XIV, đã khẳng định mảnh xương này là một mảnh xương hộp sọ của Pháp sư nổi tiếng đời Đường Ngài Xuanzang (玄奘/Huyền Trang; 600? - 664). (Theo Jan Kiely and J. Brooks Jessup, 2016, 143.)

[3] Học viện quan hệ quốc tế (2000), Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao, Nxb. Chính trị Quốc gia.

[4] Xem thêm Đào Minh Hồng – Lê Hồng Hiệp chủ biên (2018), Thuật ngữ Quan hệ quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật.

[5] Theo sự khảo cứu của Schopen, một giáo sư chuyên về các thể loại minh văn Phật Giáo, từ này xuất hiện trong ngữ cảnh Phật Giáo khi ở hình thức số ít (śarīra) có nghĩa là ‘thân thể’ (cả sống cũng như đã chết); ở hình thức số nhiều (śarīrāni) nghĩa là ‘di cốt’ (phần xương còn sót lại sau khi thiêu). Từ xá-lợi đề cập đến ở đây mang nghĩa thứ hai này. Ngoài ra, trong Phạn ngữdhātu (Hán: 駄都/đà-đô: yếu tốthành phần) cũng thường được dùng để chỉ cho xá-lợi với ý nghĩa cái chết kèm theo hỏa thiêu sẽ trả một cơ thể trở về các thành phần của nó. (Schopen, 1998, 257).

[6]  此舍利者是戒定慧之所熏修甚難可得最上福田 (Kim Quang Minh Kinh, Đại 16, số 0663, 354a14-16).

[7] Theo Schopen, “tất cả mọi nguồn tài liệu của Ấn Độ, gồm minh văn, kinh điển, văn chương bác học, đều thống nhất xem xá-lợi là có sự sống.” (Schopen, 1998, 258).

[8] Về vấn đề Pháp thân, có thể xem thêm Kinh Cây Lúa (Śālistamba-sūtra), “Người nào thấy pháp, người ấy thấy Phật.” Hoặc Kinh Thánh Duyên Khởi (Ārya-pratītyasamutpāda-mahāyāna-sūtra), “duyên khởi này là Pháp thân của Như lai, người nào thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy Như lai.

[9] 唐高宗, khoảng 649-683.

[10] Liu Shufen lập luận, Huyền Trang đã bị cuốn vào một loạt các thanh trừng chính trị suốt những năm cuối đời. Cô cho rằng, quyết định khai quật (và như vậy là mạo phạm) hài cốt của ông, là một phần của nỗ lực lớn để làm mất uy tín của Huyền Trang và chối bỏ di sản của ông. Xem Liu Shufen, 2009, 1–97.

[11] Các nhà sư và các ủy viên tài phán, được xem là đại diện của chùa Hưng Giáo khẳng định rằng bảo tháp đó chưa bao giờ bị phá hủy và vẫn còn chứa phần còn lại gần như hoàn chỉnh (trừ mảnh hộp sọ) của Huyền Trang . Họ nói, xương sọ được chuyển cho chùa Tử Các vào thế kỷ thứ chín, nhưng phần xương còn lại của Huyền Trang vẫn không bị phá hoại ở chùa Hưng Giáo. Xem Fan Yaoting, 1997. Về một phê bình những tranh luận xung quanh lịch sử ban đầu về xá lợi của Huyền Trang, xem Huang Yunxi 2007, 1–31. 

[12] Xá lợi này, được xác định là một phần đỉnh đầu của Đức Phật, được khai quật năm 2008.

[13] Tên của ngôi chùa này được đổi thành chùa Thiên Hi, và về sau lại đổi thành chùa Báo Ân năm 1686.

[14] Chu Minyi 褚民誼, “Tang Sanzang da bianjue fashi Xuanzang dinggu ta bei ji” 唐三藏大遍覺法師玄奘頂骨墖碑記 [Stele inscription for the stupa containing the parietal bone of Tang Sanzang Great Universal Awakening Dharma Master Xuanzang].

[15] Năm 1951, một phái đoàn thiện chí từ Ấn Độ đến Trung Quốc, xá lợi được trưng bày giữa các triển lãm khác ở Bảo tàng Nam Kinh. Xem Sunderlal, 1952, 308–9.

[16] Nanjing shi Fojiao jie 南京市佛教界

[17] Holmes Welch, 1972, 21.

[18] Wang Zhongde, 1999, 68. Lễ kỷ niệm cũng được tổ chức ở Bắc Kinh, Tây An, Đài Bắc, Nhật Bản và Ấn Độ. Các sự kiện tại chùa Pháp Nguyên ở Bắc Kinh và Hưng Giáo ở Tây An đều được quảng bố như các lễ kỷ niệm văn hóa châu Á chung. Các đại diện từ Campuchia, Ceylon, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Mông Cổ, Nepal, Pakistan và Việt Nam đã có bài phát biểu ở cả hai địa điểm, bên dưới các biểu ngữ ghi “Cũng cố thống nhất các dân tộc Á Châu” và “Phát triển giao lưu văn hóa giữa tất cả các quốc gia châu Á!” Xem thêm Renmin ribao, June 28, 1964, và July 6, 1964.

[19] Linh Cốc có một lịch sử về việc quốc gia chiếm dụng, có thể tính từ những năm 1920. Xem Rebecca Nedostup, 2010. 

[20] Nitchū Bukkyō kōryū kondankai 日中仏教交流懇談会

[21] Nhóm được dẫn đầu bởi Nishikawa Keibun 西川景文 (1893–1973). Về báo cáo chuyến đi, xem Nukaga Shōyū 2003, 149–65.

[22] Xem Yang Yongquan, 2001, 99–100. 

[23] Sau đó, nhà tưởng niệm Giám Chân ở Linh Cốc được di dời, nhưng nhà tưởng niệm Huyền Trang vẫn còn, và gần đây được cải tạo và mở rộng. Trên bàn thờ chính, phía trước tượng Huyền Trang đặt một tháp nhỏ mạ vàng, chứa các mảnh xương hộp sọ. Hóa ra, những mảnh đó, không phải là xá lợi thật sự của Huyền Trang mà chỉ là vật nghi trang, được lấy từ thi hài của một nhà sư, khai quật ở Triết giang. Xá lợi thật sự được giấu kín và chỉ được mang ra vào những dịp đặc biệt, nhưng ngay cả vật biểu trưng này cũng chỉ là một mảnh xương được mang đến Linh Cốc từ năm 1973. Phần còn lại của xá lợi ở Linh Cốc, bây giờ đang thờ ở Đài Loan.

[24] Năm 1949, Bai Jian, cũng là người đã mang xá lợi đến Bắc Kinh sáu năm trước, đã gửi ba mảnh xá lợi, cùng một báo cáo về lịch sử của nó cho Giáo sư Mông Văn Thông (Meng Wentong 蒙文通;1894–1968) của Đại học Hoa Tây 华西大学. Báo cáo viết tay của Bai Longping, “Tang Sanzang fashi Xuanzang linggu yinxian zhuanyi zhi ji” 唐三藏法师玄奘灵骨隐显转 移之迹 [The traces of the covert transfer of Tang Sanzang Dharma Master Xuanzang’s numinous bone], tháng 3 năm 1949, được giới thiệu trong “Xianjun Meng Wentong xiansheng yu Xuangong de Foyuan” 先君蒙文通先生与奘公的佛缘 [The late Mr. Meng Wentong’s Buddhist affinity with Master (Xuan)zang], http://hk.plm.org.cn/gnews/20101112/20101112214490.html.

[25] Vào ngày 15 tháng 10, một lễ kỷ niệm được tổ chức tại chùa Quảng Tế ở Bắc Kinh, và một đại biểu Tích Lan trao tặng cho CBA một xá lợi Phật, một bản Kinh bằng lá bối, và một nhánh cây Bồ Đề. Ngài Hư Vân (Xuyun 虛雲; mất 1959), đang là Chủ tịch danh dự của CBA, lúc đó, đã tặng cho vị trưởng đoàn đại biểu người Sinhala, Đại sư Dhammaratana, một tượng Phật và một bảo tháp thu nhỏ bằng bạc. Báo cáo trước đây về sự trao đổi này đã không đề cập đến nội dung của bảo tháp. Xem Chinese Buddhist Association, 1956, 176. Báo cáo sau này chỉ rõ bảo tháp đó chứa xá lợi của Huyền Trang. Xem thêm Chi Nai, 1998, 1:265.

[26] Chúng gồm sự tôn trọng lẫn nhau đối với sự toàn vẹn và chủ quyền lãnh thổ, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp lẫn nhau trong sự vụ nội bộ mỗi nước, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau, và cùng tồn tại hòa bình.

[27] Herbert Passin, “Sino-Indian Cultural Relations,” China Quarterly 7 (1961): 85–100.

[28] John Strong, 2004, 205–9.

[29] Xá lợi răng đã được gửi đến Tích Lan vào năm 1961. Về những chú thích tour của chính phủ Tích Lan, Zhao Puchu lưu ý, nó có “ý nghĩa rằng nhân dân Tích LanTrung Quốc, sau khi tự giải phóng chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, đã không chỉ làm sống lại một tình hữu nghị lịch sử và sâu sắc, mà còn phát triển tình bạn đó.” Xem Welch, Buddhism Under Mao, 184.

[30] Đức Dalai Lama cùng với Panchen Lama, đã được được mời đến Patna để tham dự các buổi lễ kỷ niệm 2500 năm ngày sinh của đức Phật.

[31] Kế hoạch của chính phủ Trung Quốc về loạt trao đổi này được khắc trên tấm bia, dưới sự bảo trợ của Ban tôn giáo nhà nước PRC và dựng tại Nalanda năm 2006. Bản khắc, cùng với bản dịch tiếng Anh, có sẵn trực tuyến tại http://hk.plm.org.cn / gnews / 2008118 / 200811885817.html.

[32] Báo cáo về chuyến đi Ấn Độ của Dalai Lama và Panchen Lama, cùng bức ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma trao tặng xá lợi Huyền Trang cho Thủ tướng Nehru, có thể được tìm thấy trong Hongfa yuekan 2 (1957): 177. Cũng xem “Move to Shift Xuanzang Relics to Nalanda,” Times of India, December 29, 2003.

[33] Vào năm 2006, việc thành lập được sắp đặt do Ấn Độ thiết kế và tài trợ xây dựng tại chùa Bạch Mã (White Horse Temple (baima si 白馬寺) ở Lạc Dương, Hà Nam, địa điểm mà truyền thuyết cho rằng, Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc đầu tiên từ Ấn Độ. Về cấu trúc, mô phỏng Đại bảo tháp ở Sanchi, được khánh thành vào ngày 27 tháng 5 năm 2010, bởi Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil. Xem “India to Gift Sanchi Stupa Replica and Sarnath Buddha to China,” Times of India, April 25, 2010.

[34] 水野梅曉/Thủy Dã Mai Hiểu, 1878-1949.

[35] 倉持秀峰/Thương Trì Tú Phong, 1891-1972.

[36] Mizuno Baigyō 水野梅曉, “Genzō tō no yurai” 玄奘塔の由来 [The origin of Xuanzang’s stupa], Shūkyō jihō 3, no. 5 (May 1949), được trích trong Sakaida Yukiko, 2010, 84.

[37] 太田外世雄/Thái Điền Ngoại Thế Hùng, không rõ ngày tháng.

[38] Được trích trong Sakaida Yukiko, 2010, 84.

[39] Hui-li and Jung-hsi Li, 1995, 173.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7732)
Giáo huấn của Đức Phật nhấn mạnh rằng không có một linh hồn độc lập hay một tự ngã độc lập.
(Xem: 8540)
Trong một quyển sách nhỏ «Phật Giáo Nhập Môn» tác giả Fabrice Midal đã dành riêng một chương để tóm lược thật ngắn gọn một số các khái niệm căn bản...
(Xem: 10131)
Phật giáo vào Anh quốc bắt đầu từ thế kỷ thứ 19, qua các công trình dịch thuật kinh điển ở các nước Phật giáo Đông phương.
(Xem: 18569)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 14546)
Tịch Hộ đã đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, cho nên đến thế kỷ 11 truyền thống Na Lan Đà đã được thiết lập một cách vững vàngTây Tạng.
(Xem: 8845)
Nói đến “Tính Không” trong Đạo Phật là nói đến một vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc, nhất là những người ngoại đạo...
(Xem: 8929)
Phẩm Quán Tứ đế của Trung luận, từ chỗ duyên khởi tức là không, cũng là giả danh về sau, tiếp theo nói: cũng là trung đạo.
(Xem: 8219)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận và Du-già hành tông hay trường phái Duy thức...
(Xem: 9017)
Không là pháp quán chung của Phật giáo, nhưng pháp quán của các nhà Trung Quán không giống với pháp quán của các tông phái khác.
(Xem: 14201)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 8468)
Niệm tức là nghĩ nhớ, ức niệm, suy tưởng, chú tâm quan sát hay hướng tâm đến một đối tượng nào đó thuộc tâm thức và giữ cho đối tượng đó luôn luôn sinh động ở trong tâm...
(Xem: 15303)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 13170)
Bài viết này khám phá những khả năng của học thuyết và sự hành trì của Phật giáo đã được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày trong suốt hơn 2.500 năm...
(Xem: 7823)
"Các thầy Tỷ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc..."
(Xem: 16693)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15545)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 8994)
Chấp nhận một hình thức Phật giáo rồi dấn thân bằng thực nghiệm, hành giả không cần phải dành quá nhiều công sức cho những vấn đề lý thuyết và những mục tiêu lý tưởng của các truyền thống khác nhau.
(Xem: 7940)
Pháp môn Tịnh độ được sáng lậptu hành dựa trên tư tưởng “Yếm ly Ta bà, hân cầu Cực Lạc”. Song vì sao phải yếm ly Ta bà và lại hân cầu Cực Lạc?
(Xem: 7130)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị".
(Xem: 11296)
Đạo Phậtđạo nhân quả (nhân nào quả nấy) trên cơ sở lấy “Tâm” làm gốc và được ứng dụng vào trong cuộc sống.
(Xem: 14299)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ)
(Xem: 10502)
Với Phật giáo, toàn bộ nội dung tư tưởng Phật dạy là lấy con người làm gốc, gắn bó mật thiết với đời sống nhân quần xã hội...
(Xem: 20489)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 8820)
"Các người phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ"
(Xem: 9313)
Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay Như Lai sẽ diệt độ. Này Ananda, hôm nay tại điện thờ Càpàla, Như Lai chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành...
(Xem: 24173)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 12698)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 7838)
Giải quyết vấn đề thoát khổ, Đạo Phật lấy tâm thức của con người làm trọng tâm, bất cứ hệ tư tưởng Phật giáo nào nếu tách rời tâm thức của con người thì Phật giáo không còn đất đứng.
(Xem: 16289)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 15647)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 8762)
Indriya có nghĩa là căn, gốc, khả năng, làm chủ, cốt yếu... Bala là lực, là sức mạnh. Vậy ngũ căn là 5 trạng thái tâm căn bản, 5 yếu tố tâm lý căn bản có khả năng kiểm soát tâm, làm chủ tâm.
(Xem: 7654)
Nghiệp là một luật rất công bằng cho tất cả mọi loài, mình tạo thì mình hưởng. Làm phước được phước, làm tội chịu tội.
(Xem: 14627)
Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng. Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu - Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.
(Xem: 9318)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu.
(Xem: 15532)
Theo Kim Cương thừa, chúng bị rơi vào cõi sinh tử bất tận này bởi những nhận thức bất tịnh.
(Xem: 15178)
Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ, thành đạo.
(Xem: 16666)
Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
(Xem: 13508)
Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu.
(Xem: 15340)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 7873)
Tất cả đều được tiếp nối dưới một hình thức này hay một hình thức khác. Đám mây luân hồi ra thành cơn mưa và cơn mưa luân hồi ra thành ra nước trà.
(Xem: 7527)
Đức Phật trong thực tế đã không đưa ra các nghi thức và các nghi lễchúng ta đang thực hiện ngày hôm nay, Ngài cũng không vì vấn đề nghi thứcnghi lễ mà khuyến khích dân chúng...
(Xem: 7373)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu.
(Xem: 9044)
"Tôi nhất định phục hưng Chánh Pháp. Tôi chỉ cho phép Phật GiáoChánh Pháp chứ không có Mạt Pháp! Bất cứ nơi nào tôi đến, nơi đó sẽ có phước đức, trí huệ và được giảm bớt tai ương."
(Xem: 14074)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uốngnhẫn tâm giết hại các loài vật.
(Xem: 8040)
Mục đích của bài viết này là để hổ trợ trong việc gia tăng sự hiểu biết tốt hơn về tôn giáo, sự khoan dungý nghĩa sâu sắc của các tôn giáo khác từ quan điểm của Phật giáo...
(Xem: 7866)
Dường như trong Kinh Tạng ít nhất có hai lần nhắc đến trường hợp Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn...
(Xem: 15836)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 10291)
Chúng ta luôn bị bất an, lòng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sinh mạng, quyền lợi, địa vị, vợ con, tiếng tăm, của cải… của mình bị thương tổn hay bị đe dọa.
(Xem: 7717)
Đạo Phật chủ trương trong hiện tại phải sống giải thoát cho chính mình và giúp đỡ mọi người vượt qua nỗi khổ niềm đau để đạt được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
(Xem: 7535)
Trung-quán-luận hay Trung-quán Ngâm khúc (Madhyamaka-káriká) là một tập thơ của Nàgàrjuna để giảng Giáo lý của đức Phật.
(Xem: 12820)
Chữ A tỳ đạt ma luận thường để chỉ các luận thư của các bộ phái, chứ không dùng cho các luận thư Đại thừa. Abhidharma, Trung Hoa dịch âm là A tỳ đàm, A tỳ đạt ma, và dịch nghĩa là Vô tỷ pháp, Thắng pháp, Đối pháp.
(Xem: 7873)
Các thí dụ trình bày trong bản kinh này đều gần gũi với sự vật, hiện tượng xảy ra, liên hệ trực tiếp đến đời sống con nguời.
(Xem: 8130)
Bài chuyển ngữ dưới đây sẽ tiếp tục đưa chúng ta bước vào một thế giới khác của vấn đề này liên quan đến các hiểu biết khoa học tân tiến ngày nay.
(Xem: 14087)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ...
(Xem: 7305)
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS / WHO) định nghĩa sức khoẻ là một "thể dạng an vui toàn diện, từ thể xác đến tâm thần và cả cuộc sống trong xã hội
(Xem: 9218)
Trong Thiện kiến tì-bà-sa cũng có thuyết này, nhưng vì độ người nữ xuất gia nên tổn chính pháp năm trăm năm.
(Xem: 9682)
“Sắc tức là không, không tức là sắc” được trích ra từ kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đã được tinh giản, công thức hóa và xem như một thành ngữ.
(Xem: 13133)
Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người.
(Xem: 7613)
Nếu không có ngã, sự liên quan giữa một hành nghiệp và kết quả của nó là điều không thể có, vì nếu tác giả của một hành nghiệp chết, ai sẽ có kết quả?
(Xem: 10159)
Chúng ta lễ lạy để tịnh hóa mọi tình huống trong quá khứ khi ta không kính trọng người khác... Nguyên tác: Lạt Ma Gendyn Rinpoche; Liên Hoa dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant