Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Bỏ

14 Tháng Mười Hai 202120:01(Xem: 4216)
Từ Bỏ
TỪ BỎ

Tsenshab Serkong Rinpoche
Thúy Linh

Hết Củi Thì Lửa Tắt

Tsenshab Serkong Rinpoche (1914 - 1983) sinh ra ở miền Bắc Tây Tạng. Cha ngài là một trong những đại đạo sư vĩ đại của Tây Tạng - Serkong Dorje Chang và được xem là tái sinh của Đại dịch giả Marpa; mẹ ngài được xem là tái sinh của Darmema - vợ của Marpa và ngài được xem là tái sinh của con trai Marpa - Darma Dode. Nổi tiếng là một vị thầy của cả Kinh thừa và Mật thừa, Rinpoche đã ban thuyết giảng này tại Trung tâm Thiền Định Đại Thừa Tushita vào ngày 07.12.1979. Bài giảng này được Alex Berzin chuyển ngữ và phát hành lần đầu tiên trong tác phẩm Các Giáo Lý tại Tushita, vào năm 1981. Thuý Linh dịch Việt.


---o0o---


PHÁP BẢO VỆ CHÚNG TA KHỎI NHỮNG NỖI KHỔ


Tiếng Sankrit là Drama (tiếng Tạng là: cho) nghĩa là giữ lấy hoặc nâng đỡ. Vậy Pháp nâng đỡ hoặc duy trì cái gì? Pháp nâng đỡ hay duy trì sự loại bỏ những nỗi khổ và sự thành tựu của hạnh phúc. Pháp không chỉ cho riêng chúng ta, mà còn cho những chúng sinhý thức khác.

Nỗi khổ mà chúng ta kinh nghiệm thuộc hai loại: những kiểu có thể nhìn thấy ngay lập tức như những con người và những kiểu mà chúng ta không thể nhìn thấy được nếu khôngnăng lực tâm linh. Loại đầu tiên bao gồm những sự đau đớn liên quan đến tiến trình sinh ra, cảm giác khó chịu vào những lúc thỉnh thoảng trở bệnh, sự đau khổ được kinh nghiệm của tiến trình lão hóa, tuổi già và việc sợ hãi cái chết.

Nỗi khổ đến sau cái chết thì không thể nhìn thấy được với một người bình thường. Chúng ta có thể nghĩ rằng sau khi chết, chúng ta sẽ có thể tái sinh là một con người. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng tất yếu như vậy. Không có lý do hợp lý để chúng ta giả định rằng sự tiến triển đó sẽ xuất hiện. Cũng như giả định rằng sau khi chết ta sẽ không nhận được bất kỳ sự tái sinh nào cũng không hợp lý.

Bởi vì rất khó để nói trước về một sự tái sinh cụ thể mà ta sẽ có nên nó không nằm trong tầm hiểu biết hiện tại của chúng ta. Nếu tạo ra nghiệp tích cực trong suốt kiếp sống này, chúng ta sẽ tự nhiên đi đến những hình thức tái sinh vui vẻ trong tương lai. Ngược lại, nếu tạo ra hầu hết nghiệp tiêu cực, chúng ta sẽ không có sự tái sinh vui vẻ nhưng lại kinh nghiệm khó khăn tột đột ở những trạng thái hiện hữu thấp hơn. Điều này là tất nhiên. Đây là cách hoạt động của chu trình tái sinh. Nếu con trồng hạt giống lúa mì, cây lúa mì phát triển; nếu con trồng hạt gạo, cây lúa gạo sẽ được sản xuất. Tương tự như vậy, nếu con tạo ra nghiệp tiêu cực, con đang gieo trồng hạt giống tái sinh ở một trong ba trạng thái thấp hơn: địa ngục, quỷ đói, súc sanh.

Mặc dù chúng ta không thể thấy nỗi khổ ở địa ngục và quỷ đói, nhưng có thể thấy nỗi khổ của súc sinh bằng đôi mắt của chính mình. Nếu tự hỏi chính chúng ta sẽ như thế nào nếu tái sinh thành con vật, chúng ta có thể nhìn thấy xung quanh mình và tưởng tượng chúng ta sẽ như thế nào nếu ở trong tình trạng của chúng. Pháp là để nâng đỡ chúng ta lên và bảo vệ ta khỏi bị kinh nghiệm của những nỗi khổ ở ba cảnh giới thấp hơn.

Tuy nhiên, toàn bộ vòng xoay của tái sinh, toàn bộ sự hiện hữu tuần hoàn nằm trong bản tính của nỗi khổ. Pháp bảo vệ chúng ta khỏi tất cả chúng. Hơn nữa, Phật Giáo Đại Thừa, là giáo lý của phương tiện vĩ đại, bảo vệ không chỉ chúng ta mà còn cho tất cả các chúng sinh khác.

Trong Phật Giáo, chúng ta nghe rất nhiều về Ba Ngôi Nương Tựa Quý Báu: Phât bảo, Pháp bảo, Tăng bảo. Ngôi đầu tiên trong ba ngôi này bao gồm tất cả những chúng sinh giác ngộ hoàn toàn, là người truyền dạy Pháp. Với chúng ta, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đầu tiên chuyển bánh xe Pháp tại vườn Lộc Uyển bằng những lời dạy về bốn sự thật cao quý, là vị có ý nghĩa nhất. Điều cuối cùng của bốn sự thật này- sự thật về con đường - là Pháp là điều mà chúng ta phải thực hành để thành tựu giải thoát. Đây là đối tượng nương tựa được gọi là Pháp bảo.


NGUYÊN NHÂN CỦA ĐAU KHỔ


Thực hành Pháp kéo theo hai thứ: nhận diệnloại bỏ gốc rễ của những nỗi khổ luân hồi. Cái gì là gốc rễ của sinh tử luân hồi?. Nó là việc nắm giữ vào sự hiện hữu thực sự của bản ngã và các hiện tượng. Vì vậy chúng ta cần phát triển tâm chối bỏ đối với việc nắm giữ này, cái mà mang đến cho chúng ta tất cả những nỗi khổ và một sự hiểu biết về phương pháp đối trị với nó. Phương pháp đối trị cho sự nắm bắt vào sự hiện hữu thực sự của bản ngãtrí huệ vô ngã, một sự hiểu biết sâu sắc về vô ngã sẽ giải thoát chúng ta khỏi khổ đau.


Những nỗi khổ mà chúng ta kinh nghiệm trong sinh tử luân hồi gây ra bởi nghiệp. Nghiệp  này được tạo thành bởi hành động của ta dưới sự ảnh hưởng của những ảo tưởng. Khi đã hiểu như vậy, chúng ta sẽ khao khát đạt được  phương thuốc đối trị cho việc chấp ngã. Tại sao chúng ta chưa phát triển phương thuốc đối trị trong dòng tâm của mình? Một lý do là ta không có sự rõ biết đầy đủ về vô thường và cái chết.


SUY NGẪM VỀ VÔ THƯỜNG VÀ CÁI CHẾT.

Kết quả khả thi duy nhất của sự ra đời là cái chết. Chúng ta tất yếu sẽ chết. Không có chúng sinh hữu tình nào mà đời sống họ không kết thúc với cái chết. Con người thử rất nhiều phương pháp để ngăn chặn cái chết xuất hiện, nhưng điều đó không thể. Không có thuốc nào chữa chúng ta khỏi cái chết.

Nhưng chỉ nghĩ “tôi sẽ chết” không phải là một cách thực sự đúng đắn để suy ngẫm về cái chết. Tất nhiên, mọi người sẽ chết, nhưng chỉ đơn thuần gọi lại tên điều này thì không có nhiều sức mạnh lắm. Nó không phải là phương pháp thích hợp. Tương tự như vậy, chỉ nghĩ về việc thân thể này không ngừng hư hoại , xấu đi và cuối cùng sẽ tan rã thì cũng chưa đủ. Điều mà chúng ta cần phải nghĩ là làm thế nào để ngăn chặn tất cả những điều này khỏi xảy ra.

Nếu nghĩ về nỗi sợ rằng chúng ta sẽ kinh nghiệm tại thời điểm cái chết đến, và làm thế nào để loại bỏ nó, thiền định về sự chết sẽ hiệu quả đấy. Người mà chất chứa nhiều nghiệp tiêu cực trong suốt thời gian sống sẽ trở nên rất sợ hãi vào giây phút sắp chết. Họ khóc lóc, nói lầm bẩm, bài tiết trong quần áo và hoàn toàn bị choáng ngợp - dấu hiệu rõ ràng của sợ hãithống khổ xuất hiện vào lúc hấp hối bởi vì những hành động tiêu cực đã tạo ra trong suốt thời gian sống.

Thay vào đó, nếu trong quãng đời của mình, chúng ta ngưng làm những hành động tiêu cực, thì chúng ta dễ dàng đối mặt với cái chết. Cái chết là một kinh nghiệm vui vẻ, như việc một đứa trẻ trở về nhà. Nếu chúng ta tịnh hoá bản thân mình, chúng ta có thể chết một cách vui vẻ. Bằng cách ngưng gây ra mười hành động không đức hạnhtrưởng dưỡng mười hành động đức hạnh, cái chết sẽ rất dễ dàng và kết quả là, chúng ta sẽ không kinh nghiệm sự tái sinh trong những hoàn cảnh khổ sở. Chúng ta sẽ đảm bảo tái sinh ở những trạng thái may mắn hơn.

Nếu chúng ta trồng hạt giống của cây thuốc, chúng ta sẽ có cây với năng lực chữa bệnh; nếu chúng ta gieo trồng hạt  giống của cây độc hại, chúng ta sẽ có quả độc. Tương tự như vậy, nếu chúng ta trồng hạt giống của những hành động đức hạnh vào ý thức, chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự  vui vẻ của việc tái sinh trong tương lai, chúng ta sẽ kinh nghiệm được thời vận tốt cả về tinh thầnthể chất. Những lời dạy về Pháp cơ bản này trong việc tránh khỏi mười hành động không đức hạnhtu luyện mười hành động đức hạnh không chỉ được đặt ra trong Phật Giáo mà còn trong cả những tôn giáo khác.

Nếu chỉ đơn giản nghĩ “tôi sẽ chết” thì không có lợi ích lắm, làm thế nào để suy ngẫm về cái chết và sự vô thường? Chúng ta nên nghĩ rằng: “Nếu ta gây ra bất cứ hành động không đức hạnh nào, khi ta chết ta sẽ đối diện với những sự sợ hãi, nỗi khổ to lớn và được sinh ra trong tình trạng khổ sở không thể tưởng tượng được. Nếu, mặt khác, nếu ta tạo ra mười hành động đức hạnh, khi ta chết ta sẽ không kinh nghiệm nhiều sợ hãi và nỗi khổ và sẽ được sinh ra ở những trạng thái quý báu”. Đó là cách đúng khi nghĩ về cái chết”.

Thiền định này không phải là những suy nghĩ buồn phiềnbi quan, “tôi sẽ chết và không có gì mà tôi có thể làm với sự thật này”, nhưng cũng có suy ngẫm thông minh hơn là “Tôi sẽ đi đâu sau khi chết? Tôi nên tạo ra nhân gì? Tôi có thể tạo ra cái chết hạnh phúc không? Làm thế nào? Tôi có thể tạo ra sự tái sinh vui vẻ không? Làm thế nào?”

Trong khi suy ngẫm về tái sinh trong tương lai chúng ta nên nhớ rằng, không có nơi nào trong sinh tử luân hồiđáng tin cậy. Bất cứ thân thể nào mà chúng ta có được, cuối cùng cũng phải bỏ đi. Chúng ta biết được câu chuyện của những người sống trăm năm hoặc thậm chí hàng ngàn năm, nhưng cho dù câu chuyện của họ tuyệt vời như thế nào, tất cả họ đều phải chết. Tất cả những thân thể thuộc về sinh tử luân hồi đều không tránh khỏi cái chết.

Hơn nữa, không có nơi nào mà chúng ta có thể chạy đến để trốn thoát cái chết. Bất kể ở đâu, khi đến lúc, chúng ta đều phải chết. Vào lúc đó, không thuốc nào, thần chú nào hay sự thực hành nào sẽ giúp được. Phẫu thuật có thể chữa những bệnh cụ thể, nhưng không thể ngăn cản cái chết.

Bất kể loại tái sinh nào mà chúng ta có được, nó sẽ chắc chắn đi đến cái chết.

Tiến trình vẫn đang tiếp diễn. Suy ngẫm về những ảnh hưởng sâu xa của hành động và sự tiếp nối của quá trình ra đời - sống - chết và tái sinh tạo ra nhiều nghiệp tích cực.

Thậm chí thi thoảng chúng ta dự định thực hành Pháp, chúng ta thường định thực hành vào ngày mai hoặc ngày hôm sau. Tuy nhiên, chúng ta không thể nói khi nào mình chết. Nếu chúng ta đảm bảo sống được một trăm năm, chúng ta có thể lên kế hoạch thực hành trong dài hạn, nhưng chúng ta không có một sự chắc chắn nhỏ nhất nào về việc bao giờ mình sẽ chết. Vì vậy, thật là ngu ngốc khi bỏ qua thực hành của mình. Một số người chết trong tử cung trước khi được sinh ra đời, một số người khác chết khi còn là một em bé nhỏ trước khi thậm chí tập đi. Thật là không hợp lý khi nghĩ chúng ta sẽ sống lâu.

Hơn nữa, cơ thể của chúng ta rất mong manh. Nếu nó được tạo ra từ đá hoặc sắt, chúng ta sẽ có thể biện minh cho ý nghĩ rằng nó rất bền vững, nhưng có thể dễ dàng thấy nó rất yếu ớt, và có thể bị trục trặc bất cứ lúc nào. Nó giống như một cái đồng hồ đeo tay mong manh được làm từ nhiều bộ phận nhỏ xíu và dễ vỡ. Cơ thể chúng ta không thể tin tưởng được. Hơn nữa có rất nhiều nguyên nhân để gây ra cái chết: thức ăn trở nên bị nhiễm độc, vết cắn của côn trùng nhỏ, vết chích của cái gai nhỏ. Những điều kiện dường như tầm thường cũng có thể giết chết ta. Thậm chí thức ăn và nước uống mà chúng ta dùng để kéo dài cuộc sống cũng có thể trở thành nguyên nhân để kết thúc nó. Không có sự chắc chắn nào cho việc chúng ta sẽ chết vào lúc nào và do nguyên nhân gì.

Thậm chí, chúng ta cảm thấy chắc chắn rằng ta sẽ sống hàng trăm năm, và rất nhiều năm trong đó đã trôi qua mà ta chưa hoàn thành gì nhiều. Chúng ta đến gần cái chết như một người ngủ gục trên đoàn tàu, đột nhiên gần hơn và gần hơn với đích đến, nhưng không nhận thức được tiến trình này. Tất nhiên, không có cách gì để ta có thể ngăn nó lại. Chúng ta chỉ liên tục tiến đến gần hơn với cái chết.

Bất kể bao nhiêu tiền của, trang sức, nhà cửa hoặc quần áo mà chúng ta đã tích lũy trong đời mình, nó cũng không tạo sự khác biệt gì vào lúc chết. Khi ta chết, ta đi đến đời tiếp theo với hai bàn tay trắng, chúng ta không thể mang theo dù vật nhỏ nhất bên mình. Thậm chí thân thể này cũng phải để lại, tâm và thân tách rời, và rồi tâm đi một mình.

Nếu tại lúc chết, chúng ta phải rời bỏ thân thể, các bạn bè của ta và những thứ sở hữu, thì bấy giờ, cái gì đồng hành với ý thức của chúng ta? Có cái gì đi với nó tới đời sau không? Vâng, có. Khi chúng ta chết, dấu ấn nghiệp mà ta tích lũy trong đời sống đồng hành với ý thức của chúng ta.


TẠO RA NGHIỆP TÍCH CỰCTIÊU CỰC

Nếu chúng ta tạo ra bất kỳ nghiệp nào trong mười hành động không đức hạnh, một món nợ nghiệp tiêu cực đã đồng hành với dòng tâm bởi nó liên quan đến sự tái sinh trong tương lai. Giết hại chúng sinh khác, lấy cắp những thứ là sở hữu của người khác, phóng túng trong hành vi tình dục sai trái, chúng ta đã để lại dấu ấn nghiệp tiêu cực, được tạo ra những hành động thể chất, lên ý thức. Với việc nói dối, vu khống người khác, gây ra sự chia rẽ giữa họ, nói chuyện phiếm hoặc nói những lời khắc nghiệt, làm hại người khác, chúng ta đã để lại những dấu ấn nghiệp của những hành động liên quan đến khẩu nghiệp trong tiềm thức. Với việc chất chứa những suy nghĩ tham lam, mong muốn có đồ sở hữu từ người khác, tạo ý xấu với người khác, mong muốn họ bị tổn hại, có những tầm nhìn sai lạc, chẳng hạn “không có đời sống quá khứ và tương lai”, “không có những chuyện như là nguyên nhânảnh hưởng của nó”, “không có những việc như là nơi nương tựa”, chúng ta đã để lại dấu ấn nghiệp của những hành động tiêu cực về tinh thần trong tâm. Tất cả những món nợ nghiệp tiêu cực này đi cùng và trực tiếp đưa tâm của chúng ta đến sự tái sinh trong tương lai.

Mặt ngược lại cũng đúng. Nếu chúng ta quay ngược lại với những điều tiêu cực và tạo ra những hành động đức hạnh của việc làm, lời nói, suy nghĩ, những hạt giống nghiệp của những hành động tích cực này cũng đi trong dòng chảy của tâm và tạo ra những điều kiện tốt hơn ở những kiếp sống tương lai.

Nếu chúng ta thực sự nghĩ về tình huống mà chúng ta sẽ ở trong đó, ta sẽ xử lý lại để cố gắng tạo ra nghiệp tích cựcloại bỏ mặt tiêu cực bằng bất cứ cách nào có thể. Nói một cách khác, chúng ta nên tạo ra điều tiêu cực càng ít càng tốt, và tịnh hoá những hạt giống tiêu cực trong quá khứ và thậm chí không có món nợ nghiệp dù nhỏ nhất còn lại phải trả ở những kiếp sống tương lai.

Chúng ta cũng cần phải nhìn vào những loại kết quả có thể xảy ra theo luật nhân quả. Chẳng hạn, có một câu chuyện của một người có rất nhiều những phẩm chất tốt, nhưng cay nghiệt trong lời nói. Một lần nọ, anh ấy trừng phạt người khác bằng cách nói: “Bạn nói giống như một con chó”. Và kết quả là, anh ấy tái sinh làm chó 500 lần. Có vẻ như là một hành động tiêu cực nhỏ xíu cũng có thể đưa đến những tác động thảm khốc nặng nề. 

Tương tự như vậy, tuy nhiên, một hành động tích cực dù nhỏ xíu cũng có thể tạo ra kết quả to lớn. Chẳng hạn có một câu chuyện của cậu bé cúng dường một món khiêm tốn lên Đức Phật và kết quả tái sinh thành đức vua  vĩ đại, người xây dựng hàng ngàn bảo thápthực hiện rất nhiều hành động tuyệt vời khác.

PHÁT TRIỂN LÒNG TỪ BỎ

Suy ngẫm những điều không đức hạnh khác nhau mà chúng ta sẽ từ bỏhậu quả của chúng là một cách hữu hiệu để đảm bảo phúc lợihạnh phúc cho ta.Khi chúng ta nghĩ về những nỗi khổ, chính chúng ta phải chịu trách nhiệm cho kết quả của những sự tiêu cực trong chính mình, ta sẽ tạo ra với mong ước mạnh mẽ, không thể phá hủy là không phải kinh nghiệm tất cả những nỗi khổ này và phát triển cái gọi là lòng từ bỏ chúng.

Chính việc chúng ta làm quen với kiểu suy nghĩ này là một hình thức thiền - thiền phân tích. Đầu tiên chúng ta phát triển sự tỉnh thức vào nỗi khổ của chính mình và sau đó chúng ta mở rộng sự tỉnh thức với nỗi khổ của tất cả những chúng sinh hữu tình khác. Suy nghĩ sâu sắc về việc rằng tất cả chúng sinh đều mong muốn hoàn toàn thoát khỏi những nỗi khổ nhưng họ lại bị mắc kẹt vào tấm lưới của những khổ đau ấy, cái mà họ không thể thoát khỏi. Suy nghĩ như vậy đưa đến lòng bi mẫn.

Nếu chúng ta không phát triển mong ước thoát khỏi những khổ đau của chính mình, làm sao chúng ta có thể phát triển mong ước cho người khác thoát khỏi những khổ đau của họ? Chúng ta có thể kết thúc tất cả những nỗi khổ của chính mình, nhưng bản thân việc nàykhông phải là lợi ích tối thượng. Chúng ta cần mở rộng mong ước này đến tất cả những chúng sinh đang sống khác, những đối tượng cũng có mong muốn được hạnh phúc. Chúng ta có thể rèn luyện tâm để phát triển mong ước cho tất cả những chúng sinh hữu tình khác hoàn toàn tách khỏi những nỗi khổ của họ. Đó là cách nghĩ rộng lớn hơn và hữu ích hơn.

Tại sao chúng ta nên quan tâm tới nỗi khổ của các chúng sinh đang sống khác? Bởi vì chúng ta nhận được rất nhiều từ người khác: sữa chúng ta uống đến từ lòng tốt của những người khác, quần áo ấm bảo vệ chúng ta khỏi gió và lạnh, nhà  chúng ta ở, tiền chúng ta nhận, thân thể con người quý giá của chúng ta - tất cả đều đến từ lòng tốt của người khác, danh sách này không thể kết thúc. Tuy nhiên, chỉ một vài ví dụ là đủ để thấy tại sao chúng ta nên cố gắng tìm một phương pháp có thể loại bỏ những nỗi khổ của tất cả những chúng sinh vốn là mẹ hiền của mình.

Bất cứ loại thực hành nào mà chúng ta làm - trì niệm minh chú, bất cứ cách thiền định nào, bất cứ là cái gì - chúng ta nên làm với suy nghĩ, “Nguyện việc này có lợi cho tất cả chúng sinh đang sống.”. Việc này không chỉ giúp đỡ mọi người, nó còn có lợi ích cho chính chúng ta một cách tự nhiên nữa. Những tình huống của cuộc sống thường ngày có thể cho chúng ta một sự trân trọng về điều này: nếu ai đó vô cùng vị kỷ và luôn luôn làm việc cho sự tích lũy của chính mình thì không bao giờ được người khác yêu thích, trong khi những ai tốt bụngthường xuyên giúp đỡ người khác thì thông thường rất nổi tiếng.

Suy nghĩ chúng ta phải phát triển trong dòng tâm của mình là “ nguyện tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc, và không ai phải lo buồn”. Chúng ta nên cố gắng kết hợp ý nghĩ này trong việc suy nghĩ của chính mình bằng cách gợi nhớ nó hết lần này đến lần khác. Điều này cực kỳ lợi ích. Những vị đã từng phát triển ý nghĩ này trong quá khứ, hiện tại là các vị Phật, các vị Bồ Tát, các vị Thánh vĩ đại. Tất cả những người thật sự vĩ đại của thế giới, đời sống của họ đều dựa trên điều này. Thật tuyệt vời biết mấy nếu chúng ta có thể cố gắng tạo ra ý nghĩ này trong chính bản thân mình.

Câu hỏi: Con có nên bảo vệ chính mình khi ai đó cố hãm hại con?

Serkong Rinpoche: Câu hỏi đưa ra một vấn đề thật rộng lớn, nếu ai đó đánh vào đầu con với một cái cây, hồi đáp tốt nhất là thiền định rằng con đã kinh nghiệm điều này là bởi vì những hành động tiêu cực trong quá khứ của chính mình. Nghĩ rằng thật tốt biết mấy vì người này đã cho phép nghiệp được ra quả bây giờ thay vì ở tương lai. Con nên cảm thấy biết ơn vì người này đã loại bỏ món nợ nghiệp tiêu cực khỏi dòng tâm của con.

Câu hỏi: Nếu ai đó tấn công vợ hay con con, những người mà con bảo hộ? Liệu con có nên đánh trả họ không? Liệu việc này có phải là việc không tốt không?

Serkong Rinpoche: Vì bổn phận của con là bảo vệ vợ và con mình, con cố gắng hành động càng khéo léo càng tốt. Con cần phải thật khéo léo. Cách tốt nhất là bảo vệ họ nhưng không làm hại người tấn công. Nói một cách khác, con phải tìm một phương pháp bảo vệ họ nhưng với cách đó con không gây ra bất kỳ sự tổn hại nào.

Câu hỏi: Anh ta có thể làm hại con của con, nhưng con không thể làm tổn thương anh ta? Có phải trách nhiệm của con là không bảo vệ con của mình khỏi những hành động tàn ác và hung tợn? Chúng con nên chỉ đặt cuộc đời của mình xuống thôi sao?

Serkong Rinpoche: Để xử lý tình huống này một cách khéo léo, con cần rất nhiều sự can đảm. Có một câu chuyện về tiền thân của Đức Phật khi Ngài là một hoa tiêu đi biển cùng một nhóm năm trăm người để tìm kiếm kho báu bị chôn vùi. Một trong những người này có suy nghĩ tham lam là giết hại hết mọi người để cướp kho báu cho riêng mình. Hoa tiêu bồ tát đã nhận thấy ý định của người này và nghĩ sẽ là không đúng nếu để tình huống này tiến triển để người đàn ông này giết hại năm trăm người. Vì vậy, Ngài phát triển suy nghĩ can đảm để bảo vệ năm trăm người này bằng cách giết người đàn ông đó, sẵn sàng chấp nhận tất cả trách nhiệm của việc giết hại này. Nếu con sẵn sàng tái sinh trong địa ngục để cứu những người khác, con đã có suy nghĩ rất can đảm và có thể dấn thân vào những hành động này, như chính Đức Phật đã làm.

Câu hỏi: Trong tình huống như vậy giết hại có được xem như là hành động tiêu cực không?

Serkong Rinpoche: Ngài Long Thọ nói trong Lá Thư Gửi Bạn rằng nếu ai đó phạm vào điều tiêu cực nhân danh việc bảo vệ mẹ, con, Phật Pháp, hoặc Ba Ngôi Báu (Tam Bảo), người ấy sẽ phải kinh nghiệm các kết quả. Sự khác nhau ở chỗ  dù có ý thức được kết quả hay không nhưng con vẫn sẵn lòng đem bản thân mình để bảo vệ vợ con một cách không vị kỷ. Nếu con làm hại kẻ thù, con sẽ kinh nghiệm sự tái sinh đau khổ. Tuy nhiên con nên đối mặt với điều này bằng suy nghĩ: “Con sẽ nhận nỗi khổ về phía mình, để vợ con mình không phải chịu đau khổ.”


Câu hỏi: Như vậy thì theo Phật Giáo, việc này sẽ có được xem là hành động không đức hạnh?

Serkong Rinpoche: Bảo vệ vợ và con là hành động đức hạnh, nhưng làm hại kẻ thù thì không. Con phải sẵn lòng chấp nhận kết quả của tất cả các hành động.

Câu hỏi: Thầy nói những ai tạo nghiệp xấu sẽ chịu đau khổ trong tương lai, nhưng những ai làm điều tốt sẽ kinh nghiệm được hạnh phúc. Có thể những hành động tốt sẽ dẫn đến sự giải thoát hoàn toàn, có nghĩa là không phải kinh nghiệm sự tái sinh.

Serkoong Rinpoche: Nếu con muốn đạt được giải thoát hoàn toàn khỏi sinh tử luân hồi, con phải đi theo lời dạy của Đức Phật một cách trọn vẹncụ thể. Nếu con thực hành một cách đúng đắn, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi chắc chắn có thể xảy ra.


- Trích từ “NHỮNG GIÁO LÝ TỪ TÂY TẠNG - Hướng dẫn của những Lạt Ma vĩ đại”
Nicholas Ribush biên tập bản tiếng Anh. NXB. Lama Yeshe Wisdom Archive, 2005.
Thuý Linh  dịch sang tiếng Việt, 2021

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4522)
Nhà nghiên cứu phật học K.SCHMIDT1 đã có lần nêu lên những điểm tương đồng giữa tri thức luận của Kant và của Phật học,
(Xem: 4576)
Theo đức Phật, vũ trụ không có khởi nguyên, không có tận cùng và khoảng không vũ trụ vốn vô tận, gồm vô số thế giới như cát sông Hằng (Gangânadivâlukopama).
(Xem: 7350)
Phàm tất cả vạn pháp, vạn hữu trong vũ trụ được sanh ra và có mặt trên thế gian này đều có nguyên nhân, nguyên do đầu mối của nó.
(Xem: 2968)
Chữ khám phá ở đây rất chính xác. Không có sự truyền giáo của đạo Phật đến người Tây phương. Và, tuy người Âu châu khám phá đạo Phật rất trễ, nhưng đó là sự khám phá vô cùng lý thú.
(Xem: 12220)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 3999)
“Nguyên nhân hình thành Phật giáo Đại Thừa” là một đề tài có phạm trù không rộng lắm, nên ít có người khảo sát và nguồn tư liệu về nó cũng rất hạn chế.
(Xem: 3808)
Những gợi ý dưới đây có thể giúp chúng ta lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu, khó hiểu của kinh một cách hiệu quả, đồng thời giữ gìn sự trung thực với nội dung của ý kinh.
(Xem: 4227)
Giải thoát nghĩa là cởi mở những dây ràng buộc mình vào một hoàn cảnh đau khổ nghịch ý.
(Xem: 3686)
Trong hệ thống kinh tạng Đại thừa, Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng và phổ biến nhất.
(Xem: 5067)
Niết-bàn (Nirvana, Nibbana) là khái niệm của Phật giáo, một tôn giáo không công nhận và không thừa nhậnThượng Đế, có thần, có linh hồn trường cửu.
(Xem: 6693)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 4013)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay. Ví như ngài Huyền Trang ngày xưa tuyển dịch nhiều bài Tâm kinh như thế này để ...
(Xem: 4127)
Như Lai ngài đã du hành Đạo lộ tối thắng vượt trên các ca tụng Nhưng với tâm tôn kínhhoan hỷ Tôi sẽ ca tụng Đấng vượt trên ca tụng.
(Xem: 5343)
Quy nghĩa là “quay về, trở về” hay “hồi chuyển (tâm ý)”. Y là “nương tựa”. Quy Y cũng có nghĩa là “Kính vâng” hay “Phục tùng”. Tam là chỉ ba ngôi Phật, Pháp, Tăng.
(Xem: 3790)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là Thái tử “dưới một người, trên vạn người”, thế nhưng Ngài đã lìa xa tất cả
(Xem: 4537)
Từ xưa đến nay, hàng xuất gia (Sa-môn, Bà-la-môn) tu hành không trực tiếp lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nên đời sống phụ thuộc vào sự bố thí, cung cấp, cúng dường của hàng tín đồ tại gia.
(Xem: 3552)
Sống chếtvấn đề lớn nhất của đời người. Trong đạo Phật, chữ sanh tử (sống chết) là một từ được nhắc đến thuộc loại nhiều nhất
(Xem: 3935)
Kinh Kim Cang Bát Nhã được ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch từ tiếng Phạn sang Hán văn, và được thái tử Chiêu Minh (499-529) chia bố cục ra 32 chương.
(Xem: 4394)
Đức Phật xuất hiện trên thế gian như mặt trời phá tan màn đêm u tối. Giáo pháp của Ngài đã mang lại những giá trị phổ quát cho...
(Xem: 5396)
Khái niệm Niết-Bàn không phải là sản phẩm bắt nguồn từ Phật Giáo, mà nó đã xuất hiện từ thời cổ đại Ấn Độ khoảng hơn 4,000 năm trước Tây Lịch.
(Xem: 3845)
Quán Thế Âm tiếng Sanskrit là Avalokitésvara. Thuật ngữ Avalokitésvara vốn bắt nguồn từ hai chữ Avalokita và isvara
(Xem: 3942)
Trong khi thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, chiến tranh, khủng bố, thù hận diễn ra khắp nơi, mâu thuẩn chính trị, kinh tế, và văn hóa luôn là vấn đề nan giải.
(Xem: 3878)
Trong cõi đời, chúng ta phải chịu đựng những sự đau đớn, khổ não nơi thân và tâm, nhưng tâm bệnh có thể được chữa khỏi bằng Phật pháp.
(Xem: 4831)
Thiên Trúc (天竺) là tên mà người Trung Quốc thường gọi cho Ấn Độ cổ đại. Nó cũng được dịch “Trung tâm của cõi trời”, (nghĩa là trung tâm tinh thần);
(Xem: 4529)
Thông thường hai chữ tu hành đi đôi với nhau; sử dụng quá quen nên hiểu một cách chung chung, đã giảm tầm mức quan trọng mà tự thân nó mang một ý nghĩa sâu sắc.
(Xem: 4271)
Đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Hiện tại chúng ta sống trong thời đại gọi là “Mạt Pháp”, trong đó ta không thể nào thấy Đức Phật thực sự được nữa.
(Xem: 3841)
Pháp thân của chư Phật, là muốn nhấn mạnh đến loại pháp thân không còn ẩn tàng trong thân ngũ uẩn như pháp thân của chúng sinh.
(Xem: 4644)
Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừaTrung QuốcNhật Bản chấp nhận hiện nay
(Xem: 4213)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau.
(Xem: 6116)
Ngày nay, chúng ta thấy hầu hết các ảnh, tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đều được tạo hình có tóc, điều này khiến
(Xem: 4611)
“Chiếc đồng hồ của tôi không đánh số 1 đến 12 mà chỉ có ‘now’, ‘now’, ‘now’ để nhắc nhở rằng ta đang sống”,
(Xem: 4955)
Trong tác phẩm Jataka, truyện số 238 đã đề cập về chuyện một chữ (ekapadaṃ) nhưng có nhiều nghĩa (anekatthapadassitaṃ).
(Xem: 4195)
Về tiểu sửcông nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật
(Xem: 4828)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới...
(Xem: 5672)
Khi Bồ-tát Long Thọ nói “bất sanh bất diệt” thì hẳn nhiên trước đó phải có cái gì đó có sanh và diệt.
(Xem: 3654)
Trong nghĩa đơn giản nhất, tu Hạnh Bồ Tát là những người ra sức hoằng pháp và không muốn Chánh pháp bị đoạn đứt, bất kể người này có thọ giới Bồ Tát hay không.
(Xem: 4042)
Bài viết này sẽ khảo sát về Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay.
(Xem: 4592)
Cứ mỗi lần chúng ta chứng kiến người thân qua đời là mỗi lần chúng ta đau xót, buồn rầu, vì từ nay chúng ta vĩnh viễn sẽ không bao giờ được nhìn thấy người thân yêu đó trên cõi đời này nữa.
(Xem: 5288)
Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta.
(Xem: 3150)
Thiền học là một môn học nhằm mục đích đào luyện trí tuệ để được giác ngộgiải thoát sanh tử mong đạt đến niết bàn tịch tịnh
(Xem: 4767)
Khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài
(Xem: 4559)
Mỗi độ tháng Tư về, trong tâm thức của những người con Phật đều hiển hiện hình ảnh huy hoàng Phật đản sinh bước đi trên bảy đóa sen
(Xem: 4300)
Phật giáo Đại thừa có cách nhìn nhận mới về đức Phật và lời dạy của ngài.
(Xem: 4743)
Đức Phật Thích Ca là một đức Phật lịch sử xuất hiện giữa thế gian để dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi khổ đau, đạt đến an lạc giải thoát.
(Xem: 4497)
Con người được sanh ra từ đâu là một nghi vấn vô cùng nan giải cho tất cả mọi giới và mãi cho đến thế kỷ 21 này vấn đề con người vẫn còn phức tạp chưa được ai minh chứng cụ thể.
(Xem: 4608)
Kinh Pháp Cú dành riêng hẳn một phẩm gọi là “Phẩm Tỳ kheo” để đề cập tới các người xuất gia.
(Xem: 7225)
Cuộc sống biến đổi không ngừng, mỗi một thời gian, mỗi một thế hệ có cách sống và nghĩ suy ứng xử có khác nhau.
(Xem: 5215)
Trước hết, thời gian vật lý là khách quan và tồn tại bên ngoài tâm trí con người và là một phần của thế giới tự nhiên, thứ hai, thời gian tâm lý chủ quan và có sự tồn tại phụ thuộc vào ý thức.
(Xem: 5010)
Hôm nay nhân ngày đầu năm, tôi có vài điều nhắc nhở tất cả Tăng Ni, Phật tử nghe hiểu ráng ứng dụng tu để xứng đáng với sở nguyện của mình.
(Xem: 4600)
Huyễn: Có nhiều nghĩa như tạm bợ, hư dối, phù du, huyễn hoặc, ảo ảnh, thay đổi luôn luôn, có đó rồi mất đó, biến dịch hoài trong từng sát-na.
(Xem: 5618)
Ngạ quỷ nghe kinh là một trong những đề tài khá quen thuộc trong kinh Phật. Người phàm thì không ai thấy loài ngạ quỷ, trừ một vài trường hợp đặc biệt.
(Xem: 5280)
Từ thế kỷ trước, người ta đã tìm được rải rác các thủ cảo (manuscripts) kinh Phật cổ xưa nhất viết bằng văn tự Kharosthi chôn ở các di tích Phật giáo ở Gandhāra, Bắc Afghanistan.
(Xem: 4164)
Thư Viện Quốc Hội Mỹ đã công bố một văn bản quí hiếm từ 2.000 năm trước của Phật Giáo và văn bản cổ này đã giúp cho chúng ta ...
(Xem: 6023)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 4722)
Trước hết xin giới thiệu sơ lược những nét chính của hai bộ kinh Đại thừa lớn ở Ấn Độ mà chúng đã trở nên đặc biệt quan trọng trong Phật Giáo Đông Á.
(Xem: 4883)
Từ khi Đức Như Lai Thế Tôn thị hiện cho đến hiện tại là 2019, theo dòng thời gian tính đếm của thế nhân thì cũng đã gần 2600 năm.
(Xem: 5493)
Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) là con của vua Surastra, sinh vào khoảng thế kỷ thứ VII ở Sri Nagara thuộc miền Nam nước Ấn.
(Xem: 5623)
Theo nghĩa đen của khái niệm, độc nhất là chỉ có một, mang nghĩa duy nhất. Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là
(Xem: 5826)
Này các Tỳ-kheo, ta cho phép học tập lời dạy của Đức Phật bằng tiếng địa phương của chính bản thân (sakāya niruttiyā)
(Xem: 5001)
Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giảthể đạt được là quả vị A-La-Hán.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant