Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Kinh Devadaha Đến Quan Điểm Về Nghiệp Trong Đạo Phật

26 Tháng Mười Một 202206:53(Xem: 1339)
Từ Kinh Devadaha Đến Quan Điểm Về Nghiệp Trong Đạo Phật
Từ Kinh Devadaha Đến Quan Điểm Về Nghiệp Trong Đạo Phật

 Thích Đức Kiên

nghiep trong dao phat


Tóm tắt
Trong bài Kinh Devadaha, Đức Phật đã luận giải chi tiết về nghiệp. Trái ngược với quan điểm cho rằng nghiệp là định mệnh luận, chỉ có thể khổ hạnh để tiêu trừ, Ngài phê bình những quan điểm không đúng đắn về nghiệp như thế và dạy con đường ưu thắng dẫn đến sự giải thoát thực sự. 

DẪN NHẬP

Thế kỷ thứ VI trước Tây lịch là thời kỳ hết sức sôi động trong lịch sử tư tưởng của Ấn Độ bởi phong trào tự do tư tưởng đã làm sinh khởi, phát triển rất nhiều các học thuyết triết học và tôn giáo. Sự ra đời như “nấm mọc sau mưa” của hàng loạt hệ thống tư tưởng mới trong giai đoạn này đã tạo nên một bức tranh đa sắc về niềm tin trong dân chúng. Trước sự suy yếu của tôn giáo Veda, các học thuyết mới đã không ngừng ra đời, nhằm đáp ứng lại nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng khi tín đồ đã quá chán ngán với hệ tư tưởng mang nặng tính thần bíđộc đoáncổ hủ của kinh điển Veda. Và “nghiệp” là một trong những triết lý xuất hiện trong hoàn cảnh đó khi nhận được sự quan tâm rất lớn từ các tôn giáo lúc bấy giờ.

Đức Phật tuyên bố rằng yếu tố chính trong việc tạo nên nghiệp là ý chí hay ý định (Cetanā), hay là một sự chủ tâm, một ý định, một ý muốn trong tâm thức. Sau đó nghiệp tác ý này mới sinh ra trên hành động gọi là thân nghiệp (Kayākarma), trên ngôn từ gọi là khẩu nghiệp (Vakkhakarma) và trên tâm ý gọi là ý nghiệp (Manokarma).

Tuy nhiên, cách lý giải của các trường phái tôn giáo lại có phần rất khác nhau. Đạo Jain (đạo Kỳ-na) tuy cũng phủ nhận uy quyền của tôn giáo Veda khi không chấp nhận có một đấng Thượng đế nào đó chi phốiquyết định vận mệnh, cuộc sống của con người nhưng vấn đề nghiệp dưới góc nhìn của các giáo sĩ thuộc đạo Kỳ-na lại rất khác biệt so với Phật giáo. Sự khác nhau này được ghi nhận rất nhiều thông qua các cuộc đối thoại tôn giáo trong rất nhiều bản kinh Phật giáo, điển hình nhất là Kinh Devadaha (kinh số 101) thuộc Kinh Trung BộBài kinh được Đức Phật giảng cho các vị Tỳ kheo tại thị trấn Devadaha của bộ tộc Sakya (Thích Ca) nói về cuộc bàn luận của Ngài với ngoại đạo Nigaṇtha về giáo lý nghiệp.

Thân và Miệng chỉ là kẻ thừa hành của tác ý. Do có tác ý, mỗi hành động đều dẫn đến một kết quả mà con người chịu trách nhiệm nhận lãnh hậu quả.

KHÁI NIỆM VỀ NGHIỆP

Nghiệp (Kamma) được định nghĩa là một hành động có Tác ý hay là Tư tâm sở (Cetanā); là những tác động về Thân, Miệng, Ý tạo thành nên sức mạnh chi phối tự thân và hoàn cảnh. Trong Kinh Pháp CúĐức Phật đã nói:

“Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo,
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình” [1].

Vì vậy, Thân và Miệng chỉ là kẻ thừa hành của tác ý. Do có tác ý, mỗi hành động đều dẫn đến một kết quả mà con người chịu trách nhiệm nhận lãnh hậu quả. Nếu việc làm không có tác ý sẽ không đưa đến nghiệp. Nghiệp được vận hành chính bởi sự vận hành của Ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Đấy là năm yếu tố tạo nên con người vật chất lẫn tinh thần của mỗi chúng ta. Trong đó, Hành uẩn giữ chức năng tổng kết và diễn đạt các giác cảm. Tác ý ấy liên quan đến các thói quen và phản ứng có sẵn trong “tiềm thức” của một cá thể, nhằm khích động hay xui khiến cá thể ấy thực thi một hành động nào đó thuộc một thể loại chung, có cùng bản chất, mang tính tích cựctiêu cực hay trung hòaNăng lực thúc đẩy hay khích động ấy liên hệ mật thiết với nghiệp trong quá khứđồng thời cũng nhất thiết phù hợp với tác ý của cá thể ấy. 

Từ bài Kinh Devadaha có thể thấy phái Kỳ-na đã trình bày hai điểm chủ chốt về nghiệp như sau: 

Thứ nhất, họ cho rằng: “Phàm cảm giác gì con người này lãnh thọlạc thọkhổ thọ, hay bất lạc bất khổ thọ, tất cả đều do nhân các nghiệp quá khứ” [2].

Thứ hai, Nigaṇtha cho rằng các nghiệp từ kiếp trước đều do chính thân này tạo ra, vì thế để loại bỏ đi các nghiệp quá khứ thì phải hành hạ thân này bằng cách thực hành khổ hạnh ép xác. Và chính phương pháp này giúp họ không tạo ra các nghiệp trong hiện tại, nên sẽ không dẫn đến quả khổ trong tương lai: “Nếu xưa kia các ông có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh thống khổ này. Chính do hộ trì thân, hộ trì lời nóihộ trì ý ở đây, ngay trong hiện tại nên không làm các nghiệp trong tương lai. Với sự đốt cháy, đoạn diệt các nghiệp quá khứ, với sự không tạo các nghiệp mới, sẽ không có diễn tiến đến tương lai. Do không có diễn tiến đến tương lai, nghiệp được đoạn diệt; do nghiệp đoạn diệt, khổ được đoạn diệt; do khổ đoạn diệtcảm thọ được đoạn diệt; do cảm thọ được đoạn diệt, tất cả khổ sẽ được diệt tận” [3].

Đức Phật đã trình bày sự tinh tấn như thế nào mới đem lại lợi ích cho việc tu tập, đó chính là “tinh tấn chống nguyên nhân đau khổ mà không có tham dục, mà xả đối với nguyên nhân gây đau khổ”.

ĐỨC PHẬT PHÊ BÌNH HỌC THỨC VỀ NGHIỆP

Nghiệp hiện tại không chỉ là do Nhân ở quá khứ 

Học thuyết nghiệp của Ni-kiền-tử có một điểm rất đáng ghi nhận, khi đã cho rằng chính nghiệp báo là nguyên nhân lèo lái vũ trụcon người chứ chẳng phải do một đấng thần linh nào cả. Nghĩa là họ đã phủ nhận vai trò quyền định thưởng phạt dưới bàn tay của Thượng đế và cho rằng con người mới là chủ nhân tạo nên những hành vi thiện ác – gọi là nghiệp. Tuy nhiên, về vấn đề nhận thức tiếp theo về nguồn gốc của nghiệp, họ lại vướng phải nhiều điều sai lạc. Những điểm sai lạc ấy, đã được Đức Phật chỉ ra như sau, bằng cách đặt những câu hỏi cho các Nigaṇtha rằng: “Các ông có biết: ‘Trong quá khứchúng tôi có hiện hữuchúng tôi không hiện hữu?… Có tạo ác nghiệp hay không tạo ác nghiệp… có tạo ác nghiệp như thế này hay như thế kia?… Khổ mức độ như thế này đã được diệt tận hay khổ mức độ như thế này cần phải được diệt tận, hay với sự diệt tận khổ mức độ như thế này, tất cả khổ sẽ được diệt tận?… Sự đoạn tận các bất thiện pháp ngay trong hiện tại hay sự thành tựu các thiện pháp?” [4]. Và câu trả lời mà Đức Phật nhận lại được từ các Nigaṇtha đều là “Không”. 

Như vậy, chính câu trả lời của họ đã tự dẫn họ đi tới sự vô lý trong chính học thuyết của mình. Bởi họ hoàn toàn chẳng biết gì về quá khứ rằng mình ở đâu, làm gì, là ai? Nhưng lại cho rằng những gì mình đón nhận trong hiện tại là từ quá khứ. Và làm sao biết rằng làm thế nào mà nhận lãnh hết, đủ hay chưa đủ. Mặt khác, họ cũng chẳng biết gì về tương lai đời sau mình là ai, đi về đâu, đến lại cuộc đời này như thế nào? Nhưng lại quan điểm những gì hiện tại mình làm là để hưởng vào đời sau. Nếu hiện tại tự hành khổ mà cho rằng để đoạn diệt các nghiệp quá khứvậy thì nghiệp mà mình tự hành khổ trong hiện tại sẽ dẫn con người đi về đâu theo quy luật vận hành của nghiệp? Những Nigaṇtha đều không biết về việc này. Thêm vào đấy, quan điểm của các Nigaṇtha, còn cho thấy một lối sống xa rời cuộc sống thực tại, vì chỉ hướng về quá khứ và vọng ước tới tương lai. Việc đặt ra những câu hỏi như vậy, Đức Phật nhằm vạch rõ chủ trương về nghiệp của Nigaṇtha chỉ là do sự tưởng tượng của chính họ, không dựa vào cơ sở tự mình thấy, tự mình biết, tự mình chứng nghiệm; và quan điểm như vậy được gọi là Định nghiệp.

Nghiệp quan trọng không phải là nghiệp nơi thân 

Tiếp theo, vì nhận thức sai lầm như trên đã dẫn đến việc các Nigaṇtha tu tập sai lạc, khi cho rằng hành hạ thân mình qua phép tu khổ hạnh ép xác mới có thể tiêu trừ đi nghiệp cũ và không tạo ra nghiệp mới: “Này các Nigaṇtha, nếu xưa kia các ông có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh thống khổ này”. Các đệ tử của Nigaṇtha khi nghe như vậy, đều hoan hỷ tin nhận và thực hành.

Rồi Thế Tôn khai mở tâm cho các Nigaṇtha về điểm không hợp lý của họ bằng những câu hỏi có phải họ tinh tấn thực hành khổ hạnh thì lãnh thọ cảm giác đau đớnthống khổ và ngược lại khi từ bỏ sự tu tập ấy thì các cảm thọ khổ kia không xuất hiện nữa đúng không? Các Nigaṇtha đều đồng ý là đúng. Như vậy, một lần nữa, chính câu trả lời của họ, lại dẫn họ đi đến chỗ phủ nhận chính quan điểm mà mình đang tu tập. Vì lẽ, họ tu hành khổ hạnh để đốt cháy đi các nghiệp quá khứđồng thời không còn nghiệp hiện tại có khổ ở tương lai. Nhưng càng tinh tấn bao nhiêu càng khổ bấy nhiêu và rõ ràng cảm giác khổ hay lạc, nó đều đến từ ngay hành động trong hiện tại, chứ không liên quan gì tới quá khứ cả.

QUAN ĐIỂM VỀ NGHIỆP CỦA ĐẠO PHẬT

Ý nghiệp là quan trọng nhất 

Đi ngược lại với quan điểm của các Nigaṇtha khi cho rằng trong ba loại nghiệp thì thân nghiệp là nặng nhất nên phải tu tập khổ hạnh ép xácĐức Phật dạy rằng ý nghiệp đóng vai trò quyết định. Điều này được Đức Phật khẳng định trong bài Kinh Ưu-ba-ly (Upāli sutta) thông qua sự đối thoại giữa Đức Phật với các Nigaṇtha như sau: “Nigaṇṭha Dīgha Tapassī hỏi: Hiền giả Gotama, ba loại nghiệp này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Hiền giả chủ trương loại nghiệp nào tối trọng để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệp? Thân nghiệp chăng, khẩu nghiệp chăng, ý nghiệp chăng? 

– Này Tapassī, ba loại nghiệp này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Ta chủ trương ý nghiệp là tối trọng, để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác nghiệpthân nghiệp không bằng được, khẩu nghiệp không bằng được” [5].

Những người thuộc phái Kỳ-na không có tập quán về “nghiệp”, mà chỉ có tập quán nói về “phạt”. Trong đó, thân phạt được xem là nghiêm trọng nhất. Ngược lại, Đức Phật không nói là “phạt” mà nói về “nghiệp”; và trong ba nghiệp thì ý nghiệp quan trọng nhất: “Này các Tỳ kheo, Ta bảo rằng tác ý đấy là nghiệp. Với ý muốn người ta hành động bằng thân xác, bằng ngôn từ và bằng cơ quan tâm thần của mình” [6].

Trong đoạn kinh, Đức Phật tuyên bố rằng yếu tố chính trong việc tạo nên nghiệp là ý chí hay ý định (Cetanā), hay là một sự chủ tâm, một ý định, một ý muốn trong tâm thức. Sau đó nghiệp tác ý này mới sinh ra trên hành động gọi là thân nghiệp (Kayākarma), trên ngôn từ gọi là khẩu nghiệp (Vakkhakarma) và trên tâm ý gọi là ý nghiệp (Manokarma). Trong ba nghiệp này, chỉ có thân – khẩu là có sự biểu hiện ra bên ngoài và có thể quan sát được. Ý chí tự do, trong liên hệ với nghiệp phải được hiểu là quyết định lựa chọn một cách tự do và ý thức trách nhiệm về điều mình sẽ làm. Nó sẽ là tiền đề của đạo đức theo nghĩa rộng nhất và cũng là động lực của mọi hành vi thiện ác

Không dừng lại ở đó, Đức Phật đã trình bày sự tinh tấn như thế nào mới đem lại lợi ích cho việc tu tập, đó chính là “tinh tấn chống nguyên nhân đau khổ mà không có tham dục, mà xả đối với nguyên nhân gây đau khổ”. Vị ấy biết cách diệt trừ đi tham dục thông qua tinh tấn và xả. Vì khi tinh tấn thì không có tham dục xảy ra và tu tập xả cũng thế. Sự tinh cần chống lại ái dục đó là tinh tấn hợp pháp. Lại nữa, nếu thấy lạc thọ làm bất thiện tăng, thiện giảm, ngược lại tinh tấn làm thiện tăng, bất thiện giảm thì vị tỳ kheo sẽ khổ hạnh vừa đủ để nhiếp phục tự ngã. Hay nói cách khác, Đức Phật vẫn cho đệ tử của mình thực hành phép tu khổ hạnh, nhưng ở một mức độ vừa phải để vượt qua những nhiễm ôThực chất phép tu khổ hạnh trong đạo Phật không phải để tiêu mòn nghiệp cũ và thanh luyện tâm hồn như ngoại đạo chủ trương.

Và cuối cùng, Phật kết luận có mười trường hợp Như Lai đáng được tán thán. Đó là nếu lạc khổ do nghiệp quá khứNhư Lai đã làm thiện hành nên nay được tối thắng lạc; nếu do tạo hóa, Như Lai đã được sinh bởi một tạo hóa toàn thiện; nếu do duyên hợp, Như Lai đã kết thiện duyên; nếu do sinh loại, Như Lai đã được thiện sinh; do tinh cần hiện tạiNhư Lai đã thiện tinh tấn. Với năm giả thuyết ngược lại, Như Lai cũng đáng được tán thán.

Nghiệp có thể thay đổi được

Không đồng tình về quan điểm định nghiệp của các Ni-kiền-tử, Đức Phật đã trình bày quan điểm của riêng mình khi cho rằng nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi. Theo đạo Phật, nghiệp không phải là nguyên nhân duy nhất, nhưng là nguyên nhân chủ yếu của mọi sự sai biệt trên cõi đời này. Nếu đời sống hiện tại hoàn toàn do nghiệp quá khứ của chúng ta quy định chi phối, ta sẽ không có chút thẩm quyền gì can dự thay đổi. Tuy nhiênchúng ta không phải luôn luôn bị một định nghiệp khắt khe như thế chi phốiĐức Phật nói rằng chính do ý chí của ta mà ta có thể thay đổi được nghiệp, từ đó thay đổi đời sống của mình. Một người dù xấu ác, nhưng nếu phát tâm giác ngộtu tập hành trì miên mật theo lộ trình có tám chi phần thì hoàn vẫn có thể chứng được quả Thánh, như lời Đức Phật đã nói như sau: “Ai nói như sau: “Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào nó cảm thọ quả như vậy, như vậy. Nếu sự kiện là vậy, này các Tỳ kheo, thời không có đời sống phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đâu khổ được chân chính đoạn trừ” [7].

Theo Đức Phật, hạng người không tu tập nơi thân, tâm, tuệ, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít ỏi thì làm nghiệp ác nhỏ mọn sẽ đưa vào địa ngục. Còn hạng người thân được tu tập, giới, tâm, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng; người như vậy làm việc ác tương tự đưa đến cảm thọ ngay trong hiện tại. Nên muốn thay đổi nghiệp báochúng ta phải có một phương pháp tu tập đúng đắn và đấy chính là con đường của Bát chánh đạo.

Ái là cội nguồn của Khổ và Bát chánh đạo là con đường đoạn trừ nghiệp

Trái ngược lại với quan điểm của các Nigaṇtha khi cho rằng thực hành khổ hạnh là phương pháp để đoạn trừ nghiệp, Đức Phật dạy thuyết Trung đạo mới là phương pháp rốt ráo để đoạn trừ nghiệp: “Có hai cực đoan này, này các Tỳ kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai? Một là đắm say trong các dục, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỳ kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giáctác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn” [8].

Rõ ràng Đức Phật trước khi thành đạo, Ngài có tận 6 năm thực hành phép tu khổ hạnh. Nhưng rồi, Đức Phật đã từ bỏ lối tu này, bởi Ngài nhận ra pháp tu ấy không đưa lại được sự an lạcgiải thoát, mà chỉ là sự khổ đau về thể xác. Còn hưởng thụ dục lạc, càng làm chúng ta tô bồi thêm cho tập nhân ái nhiễm, chấp trước, dẫn đến luân hồi sanh tử.

Đức Phật cũng có đề cập đến phương pháp tu khổ hạnh như thế nào mới thật là rốt ráo, đó là: “Không có tự sát sanh, không có bảo người khác sát sanh, không có tùy hỷ sát sanh; không có lấy của không cho, không có khiến người khác lấy của không cho, không có tùy hỷ lấy của không cho, không có nói láo, không có khiến người khác nói láo, không có tán thán nói láo; không có tham vọng dục tình, không có khiến người khác có tham vọng dục tình, không có tán thán tham vọng dục tình”. Nghĩa là tu tập với bốn phép chế ngự, tiếp đến là lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như ngôi rừng, gốc cây, trên khe núi, trong hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, hay đống rơm; sau khi ăn xong đi khất thực về, vị ấy ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặtNgoài ra còn phải “từ bỏ tham ái ở đời, an trú với tâm thoát ly tham ái, gột sạch tâm hết tham ái,… sân tâm, khởi lòng thương tưởng mọi loài chúng  sanh, gột sạch tâm hết sân hận… hôn trầm thụy miên, tưởng niệm đến ánh sáng, chánh niệmtỉnh giác, gột sạch tâm hết hôn trầm thụy miên”. Tương tự như vậy với trạo hốinghi hoặc đối với các thiện pháp, đấy là bỏ năm triền cái. Tiếp đến “trí tuệ làm cho tâm cấu uế giảm thiểu, vị ấy an trú với tâm câu hữu với từ… Vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đạivô biên, không hận, không sân”[9]. Như thế, mới gọi là “khổ hạnh đạt đến tối thượngđạt đến căn bản” theo Phật giáo.

BÁT CHÁNH ĐẠO – CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

Nghiệp không thể tự hoạt động một mình để tạo sinh một đời sống mới. Nghiệp mới được tích luỹ phải nằm tiềm ẩn trong dòng tâm thức, đợi đến khi chín muồi mới trổ ra quả. Và chúng ta biết rằng, cuộc sống con người là một chuỗi những sự tiếp nối. Chuỗi tiếp nối đó biểu hiện qua những hành động (nghiệp) của chúng ta trong quá khứ và hiện tạiĐồng thời tạo ra các nguyên nhân mới đưa đến sự hiện hữu của chúng ta trong tương lai, gọi là luân hồi. Việc tu tập để thoát khỏi vòng trói buộc của nghiệp bằng con đường Trung Đạo được giải thích rất rõ qua giáo lý Duyên khởi đã được Đức Phật giảng dạy cho hàng đệ tử. Chuỗi dài tiếp nối của mười hai “nút thắt” hay mối dây nhân – quả gọi là Thập nhị nhân duyên. Trong đó, mỗi chi phần nhân duyên vừa là Nhân, vừa là Quả, vừa tuỳ thuộc hay bị định đoạt, vừa làm điều kiện cho những chi phần sau sinh khởi. Trong 12 chi phần Nhân duyên theo thuyết Duyên khởi của vòng luân hồi sanh tử được giải thích qua bốn tiết đoạn, gồm quá khứhiện tạivị lai như sau:

– Nghiệp quá khứ gồm những hành động trong quá khứ và thuộc về Vô minh và Hành. Sự thật Vô minh và Hành này bao trùm cả Ái, Thủ và Hữu.

– Quả hiện tại gồm những quả hiện tại do nghiệp đời trước phát sinh, tức là Thức, Danh sắcLục nhập, Xúc và Thọ.

– Nghiệp hiện tại gồm những hành động trong hiện tại và những hành động này sẽ phát sinh Quả trong đời sau. Nghiệp hiện tại gồm Ái, Thủ và Hữu. Sự thật chúng bao gồm cả Vô minh và Hành. 

– Quả vị lai kết quả trong đời sau do những nghiệp hiện tại. Những kết quả này tức là Sanh và Già – Chết. Sự thật Sanh – Già – Chết này bao trùm cả, Thức, Danh sắcLục nhập, Xúc và Thọ. 

Bốn tiết đoạn này, một thuộc Quá khứ, hai thuộc Hiện tại và một thuộc Tương lai. Trong đó, Vô minh (Avijjā) và Ái (Taṇhā) được xem là gốc rễ, giúp cho nghiệp được trổ thành QuảTham ái là thứ tạo nên sự hiện hữuBản chất của tham ái là sự tận hưởng, thỏa thích và bị dính mắc. Tham ái cần phải có sự “giúp sức” của Vô minh nhằm che giấu đi bản chất thật của đối tượng dục trần. Trong cặp này, có khi Tham ái chỉ đạo và có khi Vô minh chỉ đạo cho nghiệp hoạt động, nên chúng ta tạo ra rất nhiều nghiệp thông qua ba cánh cửa là Thân, Miệng, Ý. Theo thời gian, nghiệp càng tích luỹ nhiều hơn trong tâm thức và sự tồn trữ đó sẽ tạo sinh ra sự hiện hữu của chúng ta trong tương lai. Và chỉ khi nào hai gốc rễ này được trừ diệt, bánh xe luân hồi mới có thể dừng lại, nghĩa là nghiệp được chấm dứt

Đức Phật từng khẳng định cuộc đời này là đau khổ (Khổ đế). Ngài cũng đã chỉ ra cho chúng ta nguyên nhân của đau khổ là tham ái (Tập đế), trạng thái chấm dứt đau khổ (Diệt đế) và hướng dẫn ta cách vượt qua đau khổ (Đạo đế). Đối chiếu theo giáo lý 12 nhân duyên, ta thấy rằng nguyên nhân của khổ trong quá khứ là “Vô minh – Hành” và trong hiện tại là “Thức – Ái – Thủ – Hữu”. Vì vậy, để chấm dứt khổ đau chỉ có thể loại trừ nguyên nhân gốc rễ của Khổ mà thôi. Điều đó có nghĩa là chấm dứt “Ái” và “Vô minh”. Con đường chấm dứt đau khổ đó được Đức Phật chỉ ra chính là con đường Trung đạo, vượt ra ngoài hai khuynh hướng: Hưởng thụ dục lạc và thực hành khổ hạnh mà các giáo sĩ ngoại đạo chủ trương. Vì hưởng thụ dục lạc chỉ là vun bồi thêm nguyên nhân, chồng chất thêm nghiệp nhân sanh tử (Tham ái); còn khổ hạnh ép xác như các Nigaṇtha chỉ là đang hành hạ hệ quả của nhân quá khứ (Danh sắc), nên cũng không có ý nghĩa gì trong việc vượt tiêu trừ đi các nghiệp để mong cầu giải thoát sinh tử

Và phương cách để có thể cắt đứt nguồn cơn của Khổ đau do nghiệp gây nên không gì khác hơn đó chính là con đường tám ngành Bát chánh đạo (Ariya Aṭṭhaṅgika – magga), như lời đức Phật đã nói: “Thế nào là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt? Đây là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệmchánh định. Này các Tỳ kheo, đây gọi là con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt” [10].

Hay nói cách khác, đó chính là ba môn học vô lậu “Giới – Định – Tuệ”. Giới (Sīla) ở đây chính là Chánh ngữChánh nghiệpChánh mạng. Định (Samādhi) là Chánh niệm và Chánh định. Tuệ (Pañña) chính là Chánh kiến và Chánh tư duy. Và Chánh tinh tấn có mặt trong tất cả Giới, Định, Tuệ. Thực hành Giới và Định sẽ đưa tới Tuệ giải thoát, giúp chúng ta thoát khỏi màn Vô minh mê muội. Chính Vô minh dẫn đến Tham áichấp thủ mà hậu quả của nó là khổ đau. Vì vậy, có Giới – Định – Tuệ, chúng ta sẽ vén được bức màn của Vô minh, chặt đứt sợi dây Tham ái, thoát ra vòng dây của luân hồitiêu diệt được nghiệp và hướng tới giải thoát

Vì vậy, trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật đã nói: “Này các Tỳ kheo, khi một vị thánh đệ tử hiểu rõ nghiệp như vậy, nguồn gốc của nghiệp tính đa đạng của nghiệp, quả báo của nghiệp, sự chấm dứt nghiệp, và con đường đưa đến chấm dứt nghiệp, vị ấy hiểu rằng đời sống phạm hạnh thể nhập thâm sâu này chính là con đường chấm dứt nghiệp”. Trong Kinh Tăng Chi, phẩm Triền CáiĐức Phật cũng dạy hàng đệ tử của mình rằng: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy” [11]. Như vậy, đã tạo nghiệp thì ắt phải chịu quả. Tuy nhiêncứu cánh của đạo Phật là giải thoát con người khỏi vòng luân hồi bằng chính nghị lực tinh tiến của mình. Nên quan điểm nghiệp báo của đạo Phật không phải là định mệnh mù quáng máy móc, mà là một sự nỗ lựctinh tấn không ngừng để thực hành Tam vô lậu học để có thể thoát khỏi khổ đau luân hồi, mang lại lợi ích cho chính mình và cộng đồng.

Hơn nữa, giáo lý nghiệp của Phật giáo đã giải phóng con người khỏi sự lệ thuộc của thần linhvượt qua chủ nghĩa ngẫu nhiên luận, thần ý luận và định mệnh luận, đề cao vai trò của tự do ý chí trong những hành vi đạo đức. Thông qua giáo lý nghiệp chúng ta mới thấy cuộc đấu tranh để toàn thiện đạo đứctiêu trừ nghiệp cũ là một hành trình tự lực và được xây dựng trên nền tảng của Giới – Định – Tuệ. 

Đức Phật đã nói rằng:

“Không trên trời, giữa biển
Không lánh vào động núi
Không chỗ nào trên trời
Trốn được quả ác nghiệp” [12].

Nghĩa là không ai có thể trốn tránh được nghiệp quả của mình mỗi khi nghiệp nhân đã tạo ra. Tuy nhiênĐức Phật dạy chúng ta có thể chuyển hoá được nghiệp, chuyển hoá nỗi khổ, niềm đau thành an lạc giải thoát, từ phàm phu trở thành bậc thánh nhờ vào sự xả bỏ Tham – Sân – Si và tinh tấn tu tập Giới – Định – Tuệ. Vì vậy, hiểu về giáo lý nghiệp theo quan điểm của đạo Phật sẽ giúp chúng ta sống có trách nhiệm hơn với chính cuộc sống của mình, cam đảm nhận lãnh khi bị những khó khăn thử thách không thể kham nổi vì hiểu rằng đó là kết quả của những hành động mình đã gây ra trong quá khứ và nỗ lực ngay từ bây giờ trong tu tập để chuyển hoá nghiệp xấu; nỗ lực ngay từ bây giờ, ngay từ hôm nay trong việc tịnh hoá thân, khẩu, ý trong mỗi sát na chánh niệmtỉnh thức.

 

 Chú thích và tài liệu tham khảo:

Tỳ kheo Thích Đức Kiên, Tăng sinh hệ Cử nhân Phật học – Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh.

[1] Thích Minh Châu (dịch, 2015), Kinh Tiểu Bộ – tập 1: Pháp Cú, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.32.

[2] Thích Minh Châu (dịch, 2012), Kinh Trung Bộ 2, 101. Kinh Devadaha, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.271.

[3] Sđd 2, tr.275.

[4] Sđd 2, tr.272. 

[5] Thích Minh Châu (dịch, 2012), Kinh Trung Bộ 1, 56. Kinh Ưu-Ba-Ly, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.455.

[6] Thích Minh Châu (dịch, 2015), Kinh Tăng Chi Bộ – Tập II, VI. Đại Phẩm, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.141.

[7] Thích Minh Châu (dịch, 2015), Kinh Tăng Chi Bộ – Tập I, X. Phẩm Hạt Muối; Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.279.

[8] Thích Minh Châu (dịch, 2013), Kinh Tương Ưng Bộ – Tập II, II. Phẩm Chuyển Pháp Luân, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.783.

[9] Thích Minh Châu (dịch, 2013), Kinh Trường Bộ, 25. Kinh Ưu-Đàm-Bà-La Sư Tử Hống, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.520 – 522.

[10] Thích Minh Châu (dịch, 2013), Kinh Tương Ưng Bộ – Tập II, V. Phẩm Mới Và Cũ; Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.219.

[11] Sđd 7, tr.673.

[12] Sđd 1, tr.59.
(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 400)

Xem thêm:
Giáo lý nghiệp qua lăng kính Devadaha Sutta

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12646)
Phật giáo không chen chủ quan của mình vào trước hay trong khi suy nghiệm sự thật, và chân lý của đạo Phật là lời kết luận sau sự suy nghiệm chung thực ấy.
(Xem: 12261)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
(Xem: 11037)
Ngoài việc nói pháp đúng đối tượng nghe, Thế Tôn còn nói pháp đúng thời và đúng chỗ, khiến cho tác dụng của thời pháp được tăng thêm hiệu quả.
(Xem: 10916)
Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo.
(Xem: 13372)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
(Xem: 11791)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
(Xem: 13671)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
(Xem: 11912)
“Ta là cái gì?” “Ta ở đâu?” “Ta từ đâu đến?” “Ta đi về đâu?” Tất cả chỉ là một vấn đề duy nhất, mà cách hỏi khác nhau. Hiểu được một, sẽ giải quyết tất cả còn lại.
(Xem: 11177)
Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna.
(Xem: 12205)
Vũ trụ bao la rộng lớn với vô vàn những hình thù khác nhau, nhưng kỳ diệu thay, tất cả chúng đều được hình thành nên từ đơn vị vật chất cơ bản là nguyên tử.
(Xem: 12411)
Ở đây, có sự sai biệt nhau trên bình diện mê, nên có Tục đế - Đệ nhất nghĩa đế - Niết bàn. Nhưng khi ngộ thì chính ba cái sai biệt đó không khác nhau.
(Xem: 20604)
Tập tục Sóc, Vọng theo chân những người Việt di dân khai phá vùng đất mới mà vào Nam bộ. Chính ở đấy, đã hòa hợp vào những con người tứ xứ và đất đai...
(Xem: 12433)
Suy cho cùng, Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người
(Xem: 12463)
Kim cang là kinh phổ biến nhất của Đại thừa. Xu hướng giảng kinh Kim cang tại Việt Nam trước nay phần lớn dựa trên truyền thống Hán qua bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập.
(Xem: 11721)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 11601)
Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập...
(Xem: 22432)
Bài viết dưới đây xin trích dẫn một giai thoại trong cuộc đời tu tập của Ngài Vô Trước, được giới thiệu trong "CANG -SKYA ON YOGACARA...
(Xem: 13584)
Các Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thôngBát giải thoát, vâng thừa giáo chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì chánh pháp...
(Xem: 29689)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
(Xem: 11548)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
(Xem: 16751)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
(Xem: 12005)
Tinh thần hòa hiệp đoàn kết là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, là tinh thần của một hội chúng biết tôn trọng ý niệm tự tồn và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 16850)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 12082)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
(Xem: 17932)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
(Xem: 12652)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
(Xem: 13176)
... nếu Niết bàn là có (hữu), thì cái có này, hay Niết-bàn này thuộc vào tướng hữu vi. Nhưng tướng hữu vi, theo đức Phật dạy thì chúng luôn ở trong trạng thái biến diệt không thật có.
(Xem: 14771)
Chính vì phương tiện đối trị căn cơ, nên giáo pháp chữa bệnh của đức Phật được Ngài nói ra có đến vô lượng để chữa trị có ngần ấy cơ bệnh do ba độc phiền não sinh ra.
(Xem: 22634)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 10593)
Đối với một truyền thống nặng thần bí như dân tộc Ấn độ, ngôn ngữ quả là một ma lực, một năng lực kỳ diệu có thể vén mở tất cả sự ẩn tàng của thế giới.
(Xem: 14053)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 13874)
Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sanh ra...
(Xem: 13721)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
(Xem: 13872)
Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một "vòng tròn sinh sinh - hóa hóa" của đời sống của muôn loài chúng sanh. Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu...
(Xem: 13946)
Nói theo thuật ngữ Phật giáo thời “tất cả pháp là vô thường, vạn vật vô ngã, hết thảy đều không”. “Không” có nghĩa là “vô tự tính”, không có yếu tính quyết định.
(Xem: 14839)
Các nhà nghiên cứu Phật học, các Sử gia đều coi Kinh tạng Nguyên thủytài liệu đáng tin cậy nhất và gần gũi nhất để xác định những gì mà Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 13857)
Theo đúng giáo lý bất hại của đức Phật, vua Asoka nêu bật tầm quan trọng, tính cách thiêng liêng của cuộc sống không chỉ giữa loài người mà cả với loài vật.
(Xem: 18421)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thânPháp thân, Báo thânỨng thân. Cách bài trí các tượng Phậtchánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
(Xem: 22808)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ tát Quan Thế Âm...
(Xem: 15400)
Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
(Xem: 17329)
Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Phápgiảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
(Xem: 22418)
Nếu chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của sự sống nhất thể, chúng ta có thể chia sẻ nguồn vui với mọi kẻ khác cũng như hành động vì hạnh phúc của họ...
(Xem: 14268)
Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
(Xem: 12589)
Ðạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, là thuyền bát nhã cứu vớt tất cả những sanh linh đang đắm chìm trong sông mê bể khổ, đang trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 11173)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 17776)
Chánh tín trong Phật Giáoniềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo...
(Xem: 13217)
Chúng ta tin vào Phật phải tin vào pháp và phải tin vào Tăng, tin vào Kinh, tin vào nhân quả. Tất cả những việc nầy đều tạo chúng ta có một sức mạnh tự thân...
(Xem: 13114)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
(Xem: 18802)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 17184)
Làm chủ tâm, mà Chư Vị Bồ Tát đã thị hiện vào cuộc đời này, dù bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào Bồ Tát vẫn an nhiên tự tại trong đời sống hành đạo của Bồ Tát.
(Xem: 13510)
Đây là bốn phạm trù tâm thức rộng lớn cao thượng không lường được phát sinh từ trong thiền định khi hành giả tu tập trong tự lợi và, lợi tha khi đem chúng ra ban vui cứu khổ...
(Xem: 12923)
Bát bất gồm có 8 loại không. Đó là: Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. Đây là 8 loại lập luận để thấy con đường trung đạo.
(Xem: 14703)
Không biến cố nào có thể xảy ra nếu trước đó không xảy ra nguyên nhân của nó. Khi hiểu nguyên nhân, con người có thể ngăn chận biến cố...
(Xem: 14662)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
(Xem: 15881)
Về tên gọi Chùa hầu như đều thống nhất từ trước tới nay và ai cũng hiểu rõ đó là một tập hợp kiến trúc nhà làm nơi thờ Phật. Đó là tài sản chung của một cụm người cư trú...
(Xem: 13519)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
(Xem: 27442)
Tôn giả A Nan (Ananda) là một trong mười vị đệ tử lớn của đức Phật, người được mệnh danh là rất uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ nhất).
(Xem: 13244)
Muốn thành một vị Bồ Tát, Hành giả phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt đạo gọi là Bồ Tát Giai Vị. Bồ Tát Giai Vị nghĩa là ngôi vị thứ bậc của Bồ Tát.
(Xem: 16733)
Kinh Phạm Võng Trường Bộ tập I, Đức Phật dạy rằng: “Này các Tỳ-kheo, thân của Như-Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt.
(Xem: 21399)
Tiếng Phạn sthùpa, tiếng Pàli thùpa, dịch âm là tốt đổ ba, tô thâu bà; lược dịch là tháp bà, Phật đồ, phù đồ; dịch ý là chỗ cao ráo, nơi hội tụ công đức, ngôi mộ lớn...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant