Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

16-Pháp tu căn bản của Phật tử

27 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 12371)
16-Pháp tu căn bản của Phật tử


BƯỚC ÐẦU HỌC PHẬT 

Hòa thượng Thích Thanh Từ
Phật Lịch 2541-1998

Pháp tu căn bản của Phật tử 

Ða số người xưng là Phật tử mà không biết rõ đường lối tu hành, ai bày sao làm vậy, trở thành mê tín sai lầm, khiến người đời phê bình đạo Phật là huyền hoặc, là vô ích. Ðể bổ cứu những sai lầm ấy, chúng ta phải biết rõ đâu là pháp tu căn bản phải hành, đâu là lối tu siêu thoát phải đến. Ứng dụng Phật pháp ngay trong cuộc sống thực tế của chúng ta, để minh chứng rõ ràng đạo Phật cứu khổ thật sự, đạo Phật mang hạnh phúc cụ thể lại cho con người. Ðuợc thế, chúng ta mới khỏi hối hậnđệ tử của Phật mà làm nhục nhã cho đạo Phật.

PHÁP TU CĂN BẢN

Bước đầu trên đường tu hành của người Phật tử, phải "chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp lành". Ba nghiệp là thân miệng ý của chúng ta. Khi xưa chưa biết tu, chúng ta buông lung thân miệng ý làm những việc xấu xa tàn bạo độc ác. Ðã tạo những điều xấu xa tàn bạo độc ác là làm đau khổ cho mình, cho người, cho gia đình, cho xã hội. Những kẻ cướp của giết người sớm muộn gì cũng ngồi khám, cha mẹ vợ con ở nhà đau khổ, gia đình của nạn nhân cũng khổ đau, chánh quyền cũng phải bận tâm điều tra truy nã. Chỉ một việc làm cuồng dại độc ác của một vài người, khiến guồng máy xã hội bị rối bời. Hành động ấy gọi là tạo nghiệp ác. Ngày nay biết tu, chúng ta chuyển thân miệng ý làm việc tốt đẹp thanh cao hiền thiện. Thấy người trên đường bị tai nạn xe cộ, mà không có thân nhân, chúng ta thành thật xót thương, dùng lời hiền hòa an ủi, đích thân săn sóc chở đến bệnh viện... đây là tạo nghiệp lành. Làm được việc lành bản thân chúng ta đã vui, người bị tai nạn cũng bớt khổ, người chung quanh trông thấy cũng tán thành. Hành động lành này là cụ thểø xây dựng xã hội tốt đẹp. Hành động xấu mà cứ lặp đi lặp lại mãi là nghiệp ác, vì đã thành thói quen khó sửa đổi. Ví như người uống rượu, uống một vài lần không thành ghiền (nghiện), ngày nay uống ngày mai uống, uống nhiều ngày như vậy thành người ghiền rượu. Cái ghiền là thói quen, gọi là nghiệp. Người thấy ai thiếu thốn liền giúp đỡ, lúc nào cũng thế, lâu ngày thành thói quennghiệp lành. Cũng là thói quen, một thói quen đưa đến đau khổ, một thói quen khiến đến an lạc. Vì thế, người Phật tử phải tránh thói quen đau khổ, phải tạo thói quen an lạc, đó là tu chuyển nghiệp ác thành nghiệp lành. Kẻ ngu muội mới tìm hạnh phúc trên đau khổ của người khác, người sáng suốt chỉ thấy hạnh phúc khi giúp người khác hết khổ.

QUAN NIỆM SAI LẦM

Có nhiều Phật tử phát tâm qui y chỉ vì cầu cho gia đình bình an, cuộc sống được mọi sự như ý. Vì thế, gia đình có người bệnh hoạn hay xảy ra tai nạn gì thì thỉnh thầy cầu an. Nếu thầy bận việc không đi thì phiền não, giận không đi chùa. Trong cuộc sống gặp nhiều điều bất như ý thì buồn, cho rằng Phật không hộ độ. Nghe miếu Bà, miếu Ông nào linh ứng liền đến đó cầu xin. Chỉ vì mong được bình anđi chùa, đến với đạo, khi mục đích ấy không thành thì họ bỏ đạo dễ dàng. Lại có những người sau khi qui y rồi thì mọi việc đều giao phó cho thầy, cất nhà cũng thỉnh thầy coi ngày, gả cưới con cái cũng thỉnh thầy xem tuổi, đau ốm bệnh hoạn cũng thỉnh thầy cầu an, ma chay cũng thỉnh thầy cầu siêu. Thầy là người chịu mọi trọng trách trong gia đình, nếu thầy không chiều theo là buồn, không đi chùa. Lối qui y này, giống hệt đi đóng tiền bảo hiểm cho cá nhângia đình vậy.

Lại có những người tu một cách hời hợt, chỉ biết giờ tụng kinh, giờ niệm Phật, ngày ăn chay là tu. Ngoài những giờ đó ra, mọi việc đều như ai, ăn miếng trả miếng không thua kém. Một ngày mười hai giờ, chúng ta chỉ tu có một hai giờ, làm sao đủ? Mười giờ tạo ác, hai giờ tu thiện thì quá ít oi. Hoặc một tháng ăn sáu ngày chay, chỉ tu trong sáu ngày này, còn hai mươi bốn ngày kia không tu thì có thấm vào đâu. Có khi ai lỡ xúc phạm đến họ trong những ngày chay, họ sẽ nói "hôm nay tôi ăn chay, nếu không ăn chay thì biết!" Tu như thế, quả thật rất hời hợt.

Còn tệ hại hơn, có người sợ tu thiền đổ nghiệp. Mỗi khi phát nguyện tụng kinh Pháp Hoa chẳng hạn, ở gia đình có xảy ra tai biến gì, liền đổ thừa tại tụng kinh đổ nghiệp. Không biết đổ nghiệp là rơi rớt hết hay sanh ra nghiệp? Nếu đổ nghiệp là rơi rớt hết thì cố gắng tụng cho nó rớt sạch luôn. Nếu đổ nghiệp là sanh ra nghiệp thì điều này thật là vô lý. Vì giờ tụng kinh thì ba nghiệp thanh tịnh - thân nghiêm trang là thân nghiệp thanh tịnh miệng tụng lời Phật là khẩu nghiệp thanh tịnh - ý duyên theo lời kinh là ý nghiệp thanh tịnh - làm sao sanh ra ác nghiệp được? Tin như thế thật là hoàn toàn vô căn cứ. Người Phật tử phải sáng suốt không nên tin theo lối nhảm nhí ấy. 

TU LÀ TUYÊN CHIẾN VỚI MA QUÂN

Người phát tâm tu hành như một chiến sĩ tuyên chiến với ma quân. Chúng ta phải hùng dũng quyết chiến. Trước tiên, chúng ta chiến đấu với bọn ma phiền não nghiệp chướng của mình. Ví như người vừa phát nguyện tu hạnh nhẫn nhục, liền bị người thóa mạ, tâm sân hận nổi lên, ngay đây phải dẹp bỏ, đè bẹp nó là thắng, để nó phát hiện ra miệng, ra thân là thua. Có người trước đã ghiền (nghiện) rượu, nay phát tâm qui y thọ trì năm giới ngang đây phải bỏ (cai) rượu, nếu can đảm bỏ được là thắng, bỏ không được là thua. Thắng được cơn giận dữ nổi lên là thắng ma phiền não, thắng được bệnh ghiền lâu năm là thắng ma nghiệp chướng. Phiền não nghiệp chướng của chúng ta rất nhiều rất nặng, chiến thắng được nó phải là một dũng sĩ kiên cường. Hai thứ này là nội ma.

Những khó khăn chướng ngại do ngoại cảnh gây nên là ngoại ma. Một người tuổi độ ba mươi, đã có gia đình, vừa thọ ngũ giới xong, liền có một người đẹp đeo đuổi mến yêu. Chiến thắng tình cảm bất hợp pháp này là một trận chiến gay go, nếu đương sự không can đảm quyết liệt, khó mà giữ toàn vẹn được giới thứ ba đã thọ. Một người khác sau khi qui y thọ giới rồi, nguyện bỏ (cai) rượu, trong lúc tranh đấu một mất một còn với con ma ghiền, lại gặp bạn bè mời đi nhậu, còn dùng nhiều thủ thuật bắt ép, trường hợp này không phải là người có ý chí kiên cường thì khó mà thắng được, ngoại cảnh chướng ngại nhiều khó thể kể hết, người Phật tử hùng dũng quyết thắng, đừng để giặc ngoại ma áp đảo phải đầu hàng.

Ðã là chiến đấu thì phải đương đầu, vì vậy chúng ta không thể khiếp nhược yếu hèn chỉ một bề cầu được bình an. Người chiến sĩ có đối đầu với giặc, chiến thắng được giặc, mới thăng quan tiến chức, mới có ngày ca khúc khải hoàn, quàng vòng hoa danh dự vào cổ. Người tu cũng vậy, chiến thắng được nội ma, ngoại ma, mới có ngày bước lên đài vinh quang của con người vẹn toàn đức hạnh. Ðã là chiến sĩ thì mắt phải sáng, tai phải thính luôn luôn theo dõi mọi hành động của kẻ thù. Một phút giây hời hợt sơ suất có thể tán thân mất mạng. Người tu cũng thế, phải thấy rõ từng tâm niệm, từng hành động của mình, một phút giây lơi lỏng, bọn giặc phiền não nổi dậy, phải bị mất giới thân tuệ mạng. Do đó, không thể chỉ tu trong giờ tụng kinh, niệm Phật, ăn chay mà phải tu trong mọi lúc mọi giờ. Ðược vậy mới mong chiến thắng bọn ma quân.

Tu là dẹp bỏ những thói hư tật xấu, tuổi trẻ chưa tập nhiễm những cái dở ấy, ngang đây biết tu thì dễ biết dường nào. Người chưa biết uống rượu, không tập uống rượu thật là dễ. Người đã ghiền rượu, bỏ không uống rượu là thiên nan vạn nan. Biết tu từ thuở nhỏ thì thuận lợi dễ dàng biết mấy, để đa mang nhiều bệnh nhiều tật rồi mới tu, thật là khó khăn trăm bề. Song người có ý chí mãnh liệt thì cái khó nào cũng làm được. 

CỤ THỂ HÓA PHÁP TU CĂN BẢN

Ðể cụ thể hóa pháp tu căn bản này, đức Phật bắt buộc người Phật tử sau khi qui y Tam Bảo phải thọ trì năm giới. Trong năm giới ba giới đầu là giữ thân không tạo nghiệp ác, hai giới sau giữ khẩu không tạo nghiệp ác. Thế là, người Phật tử chỉ mới chuyển hai nghiệp. Chuyển hai nghiệp thôi, mà công hiệu lợi ích đã to lớn lắm rồi. Như người không sát sanh, là không giết người (chỉ trừ trường hợp nghĩa vụ quân sự), không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, bản thân họ đã là một con người tốt. Họ lại giảm được bao nhiêu việc lo âu sợ sệt tốn hao trong cuộc sống hiện tại. Cha mẹ anh em vợ chồng con cái nhờ đó được an ổn vui tươi. Mọi người trong xã hội khỏi phải phiền hà lo âu vì họ. Chúng ta có thể hình dung trong một xóm, mà mọi người đều giữ năm giới hết, trong xóm đó có xảy ra chuyện giết hại, trộm cướp, lừa đảo, hiếp dâm và say sưa phá làng phá xóm không? Chắc hẳn là không, trừ phi những kẻ khác xâm nhập vào. Chúng ta hiện nay đi đâu cũng lo âu sợ sệt là tại sao? Phải chăng, vì sợ người hãm hại, sợ người móc túi giựt đồ, sợ người lường gạt... Chánh quyền phải bận tâm nhọc sức điều tra theo dõi, vì dân chúng không biết tu. Nếu người dân biết tu và chịu tu như vậy, chánh quyền sẽ thảnh thơi nhàn rỗi biết chừng nào. Bởi vì con người ai cũng có sẵn những thói xấu, nếu không cấm đoán hạn chế, nó sẽ tạo ra lắm chuyện xấu xa hèn hạ khổ đau cho nhau. Vì lòng từ bi, đức Phật như bắt buộc các đệ tử của Ngài phải tuân theo những điều cấm đoán, nhờ đó sẽ dẹp bớt những thói xấu, nết tốt dần dần tăng trưởng, khổ đau sẽ tiêu mòn, an vui thêm lớn. Ðây là chủ đích cứu khổ của đạo Phật.

Ðể thành một con người hoàn hảo hơn, Phật dạy phải tu thập thiện. Pháp Thập thiện mới thật sự đầy đủ tu chuyển ba nghiệp. Chuyển ba nghiệp ác của thân, không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm. Chuyển bốn nghiệp ác của khẩu: không nói dối, không nói lật lọng (ly gián), không nói hung ác, không nói vô nghĩa (thêu dệt), chuyển ba nghiệp ác của ý: bớt tham, bớt sân, không tà kiến (chấp lệch, sai). Mười điều lành này xây dựng một con người toàn hảo. Chúng ta phân tích từ tế đến thô sẽ thấy pháp Thập thiện công hiệu không thể kể hết. Một con người không bị tham lam xúi giục thì sẽ làm chủ mình trước mọi thứ cám dỗ của trần gian. Tài sắc danh lợi không lung lạc được, người này mới hoàn toàn thanh bạch cao thượng. Không bị nóng giận áp đảo, chúng ta mới bình tĩnh sáng suốt giải quyết mọi vấn đề. Làm chủ được nóng giận, chúng ta không nói lời thô ác, không có hành động tàn nhẫn. Ðời chúng ta không bị hối hận bao giờ, người thân chúng ta không hề chán ghét. Sự việc xảy đến, giải quyết một cách sáng suốt khôn ngoan chúng ta mới đủ khả năng đảm đang việc lớn được. Mọi lý thuyết, mọi vấn đề, chúng ta không thấy một chiều, không nhìn phiến diện, quần chúng mới dễ cảm thông, mới thật lòng yêu mến. Tà kiến là cái thấy lệch lạc, thấy sai lầm cục bộ, dễ sanh tranh cãi, dễ sanh oán hờn. Không tà kiến là một tâm hồn cởi mở, bao dung, suốt thông, trong sáng. Không tà kiến, chúng ta hòa hợp được mọi người, mọi chánh kiến khác nhau. Cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau, nẩy mầm từ thông cảm nhau hay chống đối nhau. Không tà kiến mà lại có chánh kiến, thật hạnh phúc thay cho kiếp con người. Thân khẩu trở thành hay hoặc dở đều phát nguồn từ ý tốt hay xấu. Sở dĩ Thập thiện xây dựng con người hoàn hảo là chú trọng đến ý nghiệp. Pháp ngũ giới mới chuyển hóa hai phần nổi, thân khẩu mà thôi. Bởi vậy Phật tử chúng ta không phải chỉ dừng ở ngũ giới mà phải tiến lên Thập thiện mới thật đầy đủ. 

TU CHUYỂN BA NGHIỆPCĂN BẢN PHẬT PHÁP

Ðời Ðường ở Trung Hoa, có một thiền sư thấy trên cây có chỗ thuận tiện ngồi tu được, ông liền gác cây bẻ nhánh lót thành chỗ ngồi, giống như ổ quạ và ngồi đó tu. Thời gian sau, ông ngộ đạo tại đây, dân chúng gọi Ngài là Ô Sào Thiền sư (Thiền sư ngồi trong ổ quạ). Ông Bạch Cư Dị, nhà văn nổi tiếng thời ấy, được cử làm quan ở huyện này, nghe danh tiếng Thiền sư Ô Sào, ông liền đến hỏi đạo. Khi gặp nhau, ông hỏi nhiều câu, câu chót: "Thế nào là đại ý Phật pháp?" Thiền sư Ô Sào ngồi trên ổ quạ đáp: "Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo." (chớ tạo các điều ác, vâng làm mọi việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đây lời dạy chư Phật.) Ông Bạch Cư Dị cười thưa: "Bài kệ Ngài dạy, con nít tám tuổi cũng thuộc rồi." Thiền sư bảo: "Phải, con nít tám tuổi cũng thuộc, song ông già tám mươi làm chưa xong." Bạch Cư Dị đảnh lễ rồi lui về.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy cốt yếu của đạo Phật là dạy Phật tử phải chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện. "Chớ tạo các điều ác" là dừng ba nghiệp ác. "Vâng làm mọi việc lành" là tu ba nghiệp lành. "Giữ tâm ý thanh tịnh" phải chú tâm nhiều về ý nghiệp. Ý nghiệp thanh tịnh thì thân khẩu mới tốt, mới thanh tịnh. Ý nghiệp là chủ động, nên dành riêng một câu để thấy tầm vóc quan trọng của nó. Dạy tu chuyển ba nghiệp thanh tịnh này, không phải chỉ riêng Phật Thích-ca dạy mà chư Phật đều dạy như thế, "đây lời dạy chư Phật". Còn một điểm quan trọng chúng ta phải chú ý, Bạch Cư Dị nghe bài kệ này thấy dễ nhớ dễ hiểu nên xem thường bảo rằng "con nít tám tuổi cũng thuộc". Thiền sư giáng cho ông một đòn đau điếng bằng câu, "con nít tám tuổi cũng thuộc, song ông già tám mươi làm chưa xong". Ðạo là để hành để tu chớ không phải hiểu nhớ suông. Nếu hỏi đạo để hiểu nhớ, chỉ là việc đùa cợt vô ích. Ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, mới thấy hữu ích thật sự. Dầu một thứ thuốc hay đến đâu, nếu người ta chỉ biết tên, đọc nhãn hiệu, nghiên cứu công thức, mà không chịu uống thì con bệnh không bao giờ lành. Phật tử chịu thực hành lời Phật dạy, như con bệnh chịu uống thuốc, mọi bệnh khổ không còn đeo bám chúng ta. Học Phật pháp để hiểu để nói, như người khoe ăn nhiều thứ bánh vẽ, mà bụng vẫn đói. Người học đạo để hành, để tu mới thật chân chánh Phật tử.

Kết thúc bài này, chúng ta thấy trọng tâm chủ yếu đạo Phật dạy "chuyển hóa ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện", là căn bản bước đầu không thể thiếu, ở mỗi người Phật tử. Mỗi người hoàn thiện thì xã hội mới toàn mỹ. Chúng ta tu chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện là tự mình thẳng tiến trên bước đường đạo đức, đóng góp sự vui tươi an lạc cho gia đình mình, xây dựng hoàn hảo cho xã hội văn minh. Văn minh ở đây là văn minh đạo đức, văn minh của tình thương chia ngọt sẻ bùi, văn minh của những con người thanh bai cao thượng. Cho nên trong kinh Thập thiện nói người tu Thập thiện sẽ được sanh lên cõi trời, gọi là Thiên thừa Phật giáo. Song với chúng tôi, người tu Thập thiệncon người hoàn hảo, trong xã hộiđa số người tu Thập thiệnxã hội văn minh hoàn hảo. Ðây là Phật pháp giáo hóa dân gian.



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10157)
Chúng ta lễ lạy để tịnh hóa mọi tình huống trong quá khứ khi ta không kính trọng người khác... Nguyên tác: Lạt Ma Gendyn Rinpoche; Liên Hoa dịch Việt
(Xem: 7214)
Sau khi Đức Phật diệt độ, Tôn giả Maha Kassapa đã triệu tập 500 vị A-la-hán vân tập tại thành Rājagaha để kiết tập kinh điển... Chúc Phú
(Xem: 30921)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn... Thích Nữ Trí Nguyệt dịch
(Xem: 22002)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 8091)
Thiều Chửu và Đoàn Trung Còn đều không giải thích được lý do tại sao chữ VẠN quay theo chiều này thì cát tường, quay theo chiều ngược lại thì nguy hại... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 7753)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáotuân theo tinh thần bất bạo động... Tác giả: Charles K. Fink; Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 8870)
Đức Phật đã thuyết giảng như thế nào về sự đau đớn? Ngài bảo rằng sự bất an của chúng ta gồm có hai thể dạng khác nhau... Ajahn Brahmavamso, Hoang Phong dịch
(Xem: 7159)
Không là một khái niệm xuất hiện khá sớm trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, trải dài đến Phật giáo Đại thừa... Thích Nữ Nhuận Bình
(Xem: 9390)
Tác phẩm “Tuệ Sanh Định” là một trong số ít tác phẩm được viết bởi Bậc Thầy Maha Boowa (Bhikkhu Ñanasampanno)... Nhất Như dịch Việt
(Xem: 8803)
Nguyên tác tiếng Anh của Darwinism, Buddhism and Christanity được đăng trong tạp chí The Maha Bodhi, Sri Lanka, Tập 82 Dec 1974 Thích Nữ Liên Hòa dịch
(Xem: 10264)
Trong Kinh Duy-Ma-Cật, khi Phật bảo Ngài Duy-Ma-Cật thị hiện cõi nước Diệu-Hỷ có Vô-Động Như-Lai, các Bồ-Tát, và đại chúng nước ấy cho đại chúng xem... Toàn Không
(Xem: 8250)
Chân Nguyên kết luận: “Đức Phật Thích Ca đã tự chính mình đem thánh hiệu mà dạy cho hai người già, điều đó không còn có thể nghi ngờ gì nữa”... Thích Phước An
(Xem: 9572)
Một sự kết hợp thú vị giữa đạo đức chính trực, sự phục tùng, lòng khoan dung, cầu nguyện, khả năng tự lực, tự thanh lọc và tình yêu... Mai Thục
(Xem: 6987)
Mũi tên biểu trưng cho một sự đau đớn trên thân xác, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra một sự hoảng sợ trong tâm thần... Hoang Phong
(Xem: 8040)
Yết-ma, được phiên âm từ karmam[1] của tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự tác pháp”, được định nghĩa: “Vạn sự do tư thành biện cố”... Thích Minh Cảnh
(Xem: 8400)
Quảng bản kinh được Pháp Nguyệt dịch năm 732, rồi đến Bát NhãLợi Ngôn tái dịch năm 790. Cho đến Thi Hộ đời nhà Tống dịch lần chót là có tất cả 7 bản... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 8664)
Bồ tát hành đạo bắt đầu từ giữa lòng xã hội nên sự tiếp cận với mọi thống khổ nhân sinh là lẽ tất nhiên... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 8429)
Thiền sư Vĩnh Bình Đạo Nguyên, hoặc Đạo Nguyên Hy Huyền (1200-1253), là vị tổ sáng lập ra dòng Tào ĐộngNhật Bản... Ngọc Bảo dịch
(Xem: 8536)
Một cách vắn tắt, đó là vị trí của nữ giới trong Phật Giáo. Người phụ nữ xứng đáng có một chỗ đứng danh dự ngang hàng với nam giới... Piyadassi Mahathera; Dịch giả: Phạm Kim Khánh
(Xem: 11267)
Người vợ cần quán chiếu tâm mình thật cẩn thận trong một thời gian và từ đó đi đến quyết định đúng cho cuộc đời của mình... Mithra Wettimuny; Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Xem: 8580)
Đức Thế Tôn là người đầu tiên đòi quyền lợi cho giới nữ, đưa vị trí giới nữ ngang bằng nam giới... Thích Hạnh Bình
(Xem: 10716)
Hội Phật giáo Trung Quốc ước tính rằng hiện có khoảng 180,000 tăng niTrung Quốc... Nguyên tác: Tịnh Nhân; Thích Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 9488)
Ngài đã gọi dứt khoát, rõ ràng “tự phá thai mình” là một tội, phải chịu quả báo hết sức nặng nề và kéo dài... Chân Minh
(Xem: 9288)
Làm thế nào để những cha mẹ Phật tử có thể dạy tốt lời dạy của Phật giáo cho con em của họ?... Helmuth Kalr; Thích Minh Diệu
(Xem: 9590)
Rồi lần lượt không bao lâu, khi Ðức Phật đúng 80 tuổi đời, 45 tuổi đạo, Ngài cũng giã từ Tứ chúng để an hưởng quả vị Vô Dư Niết-bàn... Thích Thiện Minh
(Xem: 10378)
Con người không bao giờ ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên để mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 16293)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19250)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 8708)
Long Thọ (Nagarjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán mà ngài còn được coi là vị Phật thứ hai sau đức Thế Tôn trong lịch sử phát triển Phật giáo.... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 8057)
Như thế giải thoát cho vô số vô biên chúng sinh, nhưng thực ra không có chúng sinh nào được giải thoát... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 24177)
Cúng dườngbố thí vốn cùng một nghĩa "cho". Cái gì của mình mà có thể đem ra "cho" người khác, thì gọi là "cho"... TT Thích Nhất Chân
(Xem: 9435)
Lịch Sử Văn Học Phật Giáo Tiếng Sanskrit (Literary History of Sanskrit Buddhism - Nguyên tác: J. K. Nariman; Thích Nhuận Châu dịch Việt
(Xem: 7663)
Yết-ma là phiên âm từ karman của tiếng Phạn. Hán dịch là «biện sự tác pháp», và thường được các luật sư Trung quốc giải thích rằng «Vạn sự do tư thành biện cố.»... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 10606)
Chúng ta có thể thấy được đức tính của những khóm tre cây trúc, của những dòng sông, của cây mai, của đất, của áng mây... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 17778)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 6978)
Giáo dục Phật giáo – nền giáo dục minh triết, vốn ở cao, ở trên triết học... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 8931)
Đọc công trình của Francois Jullien những độc giả "Tây giả" (Á và Âu) có thể thấy được rằng người bà con nghèo của triết học có những sở đắc... Nguyên Ngọc dịch
(Xem: 12418)
Phật giáo không thể không có mối liên hệ theo nhiều dạng khác nhau với giai cấp phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là các vị Đế Vương... Nguyên tác: Vương Chí Bình; Đào Nam Thắng dịch
(Xem: 7739)
Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 14667)
Tăng đoànhình ảnh của Đức Phật, mang trọng trách thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự... Thích Phước Sơn
(Xem: 8295)
Ðại Tạng Kinh là một công trình tập thành tâm huyết của bao nhiêu thế hệ Tổ Sư, cổ đức Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly... Liên Hương kính ghi
(Xem: 7815)
Trong Phật giáo đại thừa nói rất rõ: Phiền não tức bồ đề, Niết bànsinh tử. Niết bànsinh tử là một cặp bài trùng, không có cái này thì không có cái kia...
(Xem: 8879)
Có thể nói “tâm” là cơ sở và động lực giải nghiệp, giải hạn khổ ách đối với con người trong mọi không giannăng lực chuyển nghiệp.
(Xem: 14845)
Tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài... TT Thích Lệ Trang
(Xem: 9306)
"Khi cúng dường tứ sự đến cho một vị tỳ-khưu, hai vị tỳ-khưu, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ khởi tâm cúng dường Tăng..." Tâm Tịnh
(Xem: 12364)
Từ Trạch Pháp này rất quen thuộc trong Phật Giáo, nhưng đã có mấy người Phật tử chịu tìm hiểu tận tường... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 8532)
Theo Phật giáo, con người sinh ra từ vô thủy (thỉ) đến giờ đã trải qua vô lượng đời, và sẽ còn tiếp nối vô số đời nữa ở tương lai cho đến vô chung... Toàn Không
(Xem: 14547)
Hoa dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền-Trang; Việt dịch: HT Thích Trí-Quang; Anh dịch: Buddhist Text Translation Society
(Xem: 12528)
Tịch Thiên (Śāntideva, tục danh: Sāntivarman) là một triết gia, một Tăng sĩ Phật giáo Đại thừa sống vào khoảng cuối thế kỷ VII và nửa đầu thế kỷ VIII Tây lịch... Thích Nguyên Hiệp
(Xem: 8441)
Chúng tôi xin bàn về một số điểm liên hệ, nhất là làm rõ về niên đại Hán dịch của tác phẩm, từ đó chúng tôi xin ghi nhận một số từ ngữ, thuật ngữ Phật học đã được Hán dịch vào thời ấy... Đào Nguyên
(Xem: 10179)
Dù tâm mộ đạo, nhưng Phật tử còn theo nghi lễ xa xưa và kinh điển cổ ngữ, nên việc tu tập không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại mới... Johan Galtung, Đỗ Kim Thêm
(Xem: 7786)
Trong việc quảng bá sự hiểu biết, vai trò của người Thầy thật hết sức cần thiết, thế nhưng người Thầy thì cũng phải có đầy đủ khả năng... Hoang Phong
(Xem: 16064)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý. ... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8250)
Nói đến văn hóa tức là nói đến tổ chức đời sống của một dân tộc, trong đó bao gồm các mặt kinh tế, xã hội, luật lệ, văn chương, mỹ thuật, tôn giáo, v.v... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8305)
Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt... Lâm Như Tạng
(Xem: 7900)
Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 11227)
“Bản Giác : Tâm thể của chúng sinh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tưởng, sáng tỏ vằng vặc, có đức giác tri. Đó chẳng phải do tu thành mà như thế, mà chính là tính đức tự nhiên bản hửu, nên gọi là Bản Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 9156)
Thượng tọa Thích Thuyền Ấn trình bày tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào ngày 9-4-1967. Sau đó, bài diễn thuyết này được in trong tập Diễn Đàn Vạn Hạnh, số 1, do Ban Tu thư Đại Học Vạn Hạnh ấn hành năm 1967.
(Xem: 9300)
Bản Chất Của Tâm Thức - Tác giả: His Holiness the Fourteenth Dalai Lama, Anh dịch: Alexander Berzin, Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 8419)
Niết bàn, nirvana (S), nibbana (P), trong Sanskrit và Pali có nghĩa bóng là, một "thể trạng dập tắt". Hình ảnh của một ngọn lửa đã bị dập tắt qua việc không còn nhiên liệu nữa... Tác giả Alexander Berzin; Tuệ Uyển dịch
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant