Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vài hiểu biết căn bản về Thiền và Trị liệu

13 Tháng Hai 201100:00(Xem: 11235)
Vài hiểu biết căn bản về Thiền và Trị liệu

Thích Nhất Hạnh
HIỆU LỰC CẦU NGUYỆN &
KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
 Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2005

HIỆU LỰC CẦU NGUYỆN
(Giảng chung cho Phật tử và tín hữu Cơ Đốc)

PHẦN BỐN
THIỀN VÀ TRỊ LIỆU

VÀI HIỂU BIẾT CĂN BẢN VỀ THIỀN VÀ TRỊ LIỆU

Niệm

Niệm là nguồn năng lượng giúp ta ý thức được những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại trong thân, tâm và trong hoàn cảnh của ta. Tiếng Phạn, niệm là smrti. Nói cho đầy đủ là chánh niệm (samyaksmrti).

Những điều đang xảy ra trong giờ phút hiện tại trong lĩnh vực thân, tâm và hoàn cảnh thì nhiều lắm, ta không thể nhận diện được tất cả một lượt. Nhưng ta có thể nhận diện những gì những gì nổi bật nhất, hoặc nhận diện những gì mà ta cần nhận diện nhất. Nếu ta để ý tới hơi thở vào và hơi thở ra và nhận diện được đấy là hơi thở vào hoặc hơi thở ra, đó gọi là phép niệm hơi thở. Nếu ta để ý tới bước chân và nhận diện được từng bước chân ta đặt lên sàn nhà hoặc mặt đất, đó gọi là phép niệm bước chân. Ta có thể gọi đó là chánh niệm về hơi thở hoặc chánh niệm về bước chân. Niệm bao giờ cũng là niệm một cái gì, nghĩa là niệm luôn luôn có đối tượng của niệm. Nếu đang giận mà ta có ý thức được là ta đang giận, đó gọi là niệm cơn giận. Trong lúc ta thực tập như thế, có hai loại năng lượng đang biểu hiện trong ta: năng lượng đầu là cái giận, năng lượng thứ hai là chánh niệm do ta chế tác bằng bước chân hoặc bằng hơi thở chánh niệm. Năng lượng thứ hai nhận diện và ôm ấp năng lượng thứ nhất. Nếu sự thực tập kéo dài năm bảy phút thì năng lượng chánh niệm sẽ đi vào trong năng lượng giận hờn, và sẽ có sự thuyên giảmchuyển hóa.

Năng lượng niệm mang theonăng lượng định (chú tâm) và năng lượng này có thể làm phát sinh năng lượng tuệ (tuệ giác) có thể chuyển hóa được cơn giận thành năng lượng của hiểu biết, chấp nhận, xót thươnghòa giải.

Trong đời sống hàng ngày tâm ta thường có khuynh hướng nhớ tưởng về quá khứ hoặc lo lắng cho tương lai. Thân ta có mặt nhưng tâm ta không có mặt. Chánh niệmnăng lượng giúp ta đưa tâm về lại với thân để ta có mặt đích thực trong giờ phút hiện tại. Có mặt như thế để có thể tiếp xúc với những nhiệm mầu của sự sống trong ta và chung quanh ta. Theo tinh thần thiền, sự sống chỉ có mặt đích thực trong giây phút hiện tại. Bụt dạy: “Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, sự sống chỉ có thể được tiếp xúc trong giây phút hiện tại” (Kinh Bhaddekaratta, Trung Bộ 131). Tiếp xúc được với những gì nhiệm mầu có mặt trong giây phút hiện tại là để được nuôi dưỡngtrị liệu. Nếu năng lượng chánh niệm đã trở nên vững vàng, ta có thể sử dụng nó để nhận diện và ôm ấp những nỗi khổ niềm đau của ta (như giận thù, tuyệt vọng, tham đắm, bạo động, ghen tuông, v.v...) để có thể chuyển hóa chúng từ từ. An trú được trong hiện tại có thể đưa đến sự trị liệu mầu nhiệm: Một lần an trú được trong hiện tại là ta có thể vượt thoát ra ngoài những nanh vuốt của sự tiếc thương và vương vấn về quá khứ hoặc những lo lắngsợ hãi về tương lai. Những năng lượng tiêu cực thường đưa tới các chứng bệnh tâm thần.

Có bốn lĩnh vực làm đối tượng cho sự tu tập chánh niệm; thân thể, cảm thọ, tâm ý và đối tượng tâm ý (danh từ chuyên môn là thân, thọ, tâm, và pháp, gọi chung là Tứ niệm xứ) (Kinh Niệm Xứ, Trung A Hàm 98).

Năng lượng chánh niệm khi nhận diện thân thể (body) giúp ta trở về thân thể với niềm ưu ái: Trong khi theo dõi phép quán niệm hơi thở ta chiếu cố tới thân thể ta, giúp cho thân thể được buông thư (danh từ chuyên môn: an tịnh thân hành). Phép thực tập này rất hữu hiệu để đối phó với sự căng thẳng của thần kinh và của cơ thể (stress). Ta có thể thực tập phép an tịnh thân hành trong tư thế nằm cũng như tư thế ngồi. Sự thực tập này giúp cho cơ thể của chúng ta tự trị liệu một cách tự nhiên mà không cần thuốc thang (Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Trung Bô, 118). Trong trường hợp ta đang chữa trị bằng thuốc men thì phép an tịnh thân hành này có thể giúp cho ta bình phục mau chóng hơn, ít nhất là ba lần.

Thực tập phép niệm thân ta cũng sẽ biết ăn uốngtiêu thụ trong chánh niệm để đừng đưa vào cơ thể những thức ăn, thức uốngđộc tố gây nên tật bệnh. Thực tập niệm thân còn giúp ta đi, đứng, hành xử và làm việc một cách thảnh thơinâng cao phẩm chất của sự sống hàng ngày.

Sự thực tập chánh niệm hướng về cảm thọ (feelings) giúp ta nhận diện những cảm thọ đang có mặt: Cảm thọ dễ chịu (lạc thọ), cảm thọ khó chịu (khổ thọ) và cảm thọ trung tính (xả thọ). Nếu đó là một cảm thọ dễ chịu, ta biết được là cảm thọ đó phát xuất từ đâu và sẽ có tác dụng lâu dài như thế nào vào thân tâm, tác dụng nuôi dưỡng hoặc tàn phá. Nếu đó là một cảm thọ khó chịu, ta cũng biết được là nó đã phát xuất từ đâu, và năng lượng chánh niệm sẽ làm dịu lại cảm thọ đó, và cuối cùng với năng lượng định và tuệ ta có thể chuyển hóa nó. Nếu cảm thọ ấy là trung tính thì với chánh niệm nó sẽ trở thành một cảm thọ dễ chịu. Ví dụ: Khi nhức răng, ta có khổ thọ. Ta nghĩ nếu hết nhức răng ta sẽ có lạc thọ. Nhưng thường thường trong giờ phút không nhức răng ta chỉ có xả thọ mà ta ít thấy vui vì không nhức răng. Ý thức về điều này, sẽ giúp ta chuyển xả thọ thành lạc thọ (sensation du bien-être, the feeling of well-being).

Thực tập chánh niệm hướng về tâm ý giúp ta nhận diện được tất cả các hiện tượng tâm ý thường phát hiện trong tâm thức như vui, buồn, thương, ghét... Theo tâm lý học đạo Bụt, ta có 51 loại hiện tượng tâm ý (gọi là tâm hành, cittasamskara), gồm có những tâm ý tích cực như thương mến, bao dung; những tâm ý tiêu cực như giận hờn, tuyệt vọng; và những tâm ý bất định như tư duy, hối tiếc.

Nhận diện là để tìm tới cội nguồn của những tâm hành ấy để biết rõ bản chất của chúng và để chuyển hóa chúng. Ví dụ chứng trầm cảm (depression). Nhận diện trầm cảm với năng lượng chánh niệm, ta có cơ hội nhìn thấu bản chất và cội nguồn của nó để biết được những nguyên do xa gần đã làm cho nó có mặt. Với năng lượng của niệm, định và tuệ ta có thể khám phá ra được bản chất của khối trầm cảm. Dùng chánh niệm để chăm sóc trầm cảm, để đưa tâm ý tiếp xúc với những hiện tượng tươi mát có hiệu năng nuôi dưỡngtrị liệu, ta có thể làm thư nhẹ chứng trầm cảm. Dùng chánh niệm để đừng sử dụng, tiếp xúctiêu thụ những hình ảnh, âm thanhý tưởngcông dụng đưa tới những sự căng thẳng, lo lắngbuồn phiền, không cho chứng trầm cảm được tiếp tục nuôi dưỡng bởi những độc tố đó, ta có thể chuyển hóa được trầm cảm.

Hiện nay trên thế giới, nhất là ở Tây phương, đã có nhiều nơi áp dụng phép thực tập chánh niệm để đối trị các chứng đau nhức, trầm cảm và giải tỏa tình trạng căng thẳng trong thân tâm. Tại Trung Tâm Y học trường Đại Học Massachusetts chẳng hạn, có giáo sư Jon Kabat-Zinn, một giáo sư y khoa giỏi về thiền chánh niệm, đang điều khiển một chương trình trị liệu gọi là The Program of the Stress Reduction Clinic, chữa trị cho các chứng đau nhức, stress và tật bệnh khá hữu hiệu. Chương trình này sử dụng phép thiền chánh niệm. Tại các phân khoa Y Học thuộc các trường đại học lớn như Harvard, UCLA, v.v... cũng có những cơ sở nghiên cứuáp dụng thiền tập vào sự chữa trị tâm bệnh và thân bệnh.

Tại trường Đại Học Y Khoa Harvard có Viện Tâm/Thân Y Khoa (Mind/Body Medical Institute) do giáo sư Herbert Benson sáng lậpđiều hành, cũng đang nghiên cứu, truyền dạy và áp dụng thiền trong việc chữa trị. Viện này đã liên tục hoạt động từ 35 năm nay. Giáo sư Benson báo cáo: “Trong viện chúng tôi có nhiều nhà khoa học, y học, tâm lý học, giáo dục học và y tá đã từng được đào tạo tới mức khá cao: các vị ấy sau khi hướng dẫn những cuộc nghiên cứu, tìm tòi và thực nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đã công nhận rằng thiền tập có thể đem lại được rất nhiều mặt trị liệu. Chúng tôi đã phát triển được những chương trình y tế có thể đem tới những phương thức chữa trị có hiệu năng làm thuyên giảm những triệu chứng bệnh hoạn do sự căng thẳng tâm trí tạo ra. Trên 30 năm qua, các phòng thí nghiệm của trường Đại Học Y Khoa Harvard đã nghiên cứu một cách có hệ thống những lợi ích của sự hỗ tương ảnh hưởng giữa thân và tâm. Những cuộc nghiên cứu ấy đã chứng nghiệm rằng mỗi khi ta lặp lại liên tiếp nhiều lần một câu kinh, một câu thiền ngữ hay một âm thanh (linh chú, dharani) để cho trạng thái tán loạn của tâm ý không thể xâm nhập, thì trong những lúc ấy sẽ có những biến chuyển sinh lý thuận lợi xảy ra. Những biến chuyển này đi ngược chiều với những biến chuyển đã từng mang lại sự căng thẳng tâm trí. Những cuộc nghiên cứu ấy đã chứng minh rằng các biến chuyển do thiền tập đem lại là rất lợi lạc, bởi vì chúng có hiệu năng giúp cho sự chữa trị những triệu chứng như huyết áp cao, nhịp đập trái tim không đều, các chứng đau nhức kinh niên, chứng mất ngủ, chứng đánh mất khả năng sinh dục, những triệu chứng của bệnh ung thư và còn nhiều triệu chứng khác nữa”.

Thực tập chánh niệm hướng về đối tượng tâm ý (objects of mind). Hướng về những đối tượng của tri giác như núi, sông, cây, cỏ, người, vật, xã hội, v.v... ta sẽ có cơ hội nhìn sâu để thấy được tự tính vô thườngliên hệ sinh khởitồn tại của mọi hiện tượng. Khi năng lượng của niệm, định và tuệ đã hùng hậu, ta đạt tới một cái thấy sâu sắc về thực tại và ta đạt tới sự tự do lớn, không còn vướng mắc vào nỗi lo âu, hoặc sự thèm khát, hận thùtuyệt vọng. Bụt và các vị hiền thánh đã đạt tới cái thấy ấy cho nên họ có tự do lớn, gọi là giải thoát.

Thực tập thiền, chúng ta cũng đạt được tới tự do, và dù tự do của ta tuy chưa lớn, nhưng chúng ta cũng đã tháo gỡ được rất nhiều tri giác sai lầmthành kiến, do đó ta không còn đau khổ nhiều như trước. Ngược lại, ta có thể có nhiều an lạc trong đời sống hiện tại.

Niệm (smrti), Định (samadhi) và Tuệ (prajna) là những năng lượng chế tác ra do sự thực tập thiền.

Thiền học đã có mặt tại Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ ba với thiền sư Khương Tăng Hội[1]. Thiền sư Tăng Hội đã được học đạo tại Giao Châu và đến năm 255 đã sang Bành Thành (Nam Kinh bây giờ), kinh đô nước Đông Ngô thời đó, để truyền bá thiền học. Thầy đến nước Ngô gần 300 năm trước ngày thầy Bồ Đề Đạt Ma tới nước Lương. Nước ta từ xưa đến nay đã từng có nhiều vị thiền sư nổi tiếng[2]. Ngoài những thiền sư xuất gia, ta cũng đã có những thiền sư tại gia cự phách như Trần Cảnh (tức là Vua Trần Thái Tông, tác giả sách Khóa Hư Lục) và Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trần Quốc Tung, anh cả của tướng Trần Hưng Đạo) v.v...

Thiền đã là một viên đá nền tảng cho nền văn minh Việt Nam. Văn chương, triết lý và nếp sống đạo đức tâm linh người Việt chứa đựng rất nhiều yếu tố thiền. Thực tập thiền giúp ta xóa bỏ thái độ cố chấp, hết bám víu vào những giáo điều, trở nên bao dung, độ lượng, biết hiểu, biết thương sâu sắc hơn và chuyển hóa được nhiều đau khổ trong tâm như thèm khát, vướng mắc, kỳ thị, hận thù, nhỏ nhen, ích kỷ, sợ hãi, tuyệt vọng v.v...

Người Tây phương từ cuối thế kỷ 20 đã bắt đầu chú ý tới thiền và rất đông người, nhất là giới trẻ và giới trí thức, đã tìm tới để học hỏithực tập thiền. Những tiện nghi vật chất không đủ để làm ra hạnh phúc. Những sầu khổ ưu tư và thắc mắc của ta chỉ có thể được giải đáp bằng một đời sống tâm linh. Đạo Bụt và sự thực tập thiền hiện đang đáp ứng cho đông đảo quần chúng về những nhu yếu đó. Đạo Bụt có khả năng đi đôi với tinh thần khoa học, hợp tác với khoa học trong lĩnh vực khám phá những sự thực tâm linh, sinh học và vật lý học. Đạo Bụt rất chuộng thực nghiệm và Bụt Thích Ca thường khuyên dạy đệ tử không nên mất thì giờ luận thuyết về những chuyện siêu hình.

Các sách nên đọc thêm[3]: Sen Búp Từng Cánh Hé (Thiền tập có hướng dẫn), Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức, Con Đường Chuyển Hóa, Từng Bước Chân An Lạc, Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Thiền Hành Yếu Chỉ, Trái Tim Của Bụt, Đường Xưa Mây Trắng.

Kết sử

Kết sử (tiếng Phạn là samyojana) là những gút thắt hoặc những khối đam mê, đè nén, sợ hãi, lo lắng, v.v... đã kết tụ lại trong chiều sâu tâm thức (đạo Bụt gọi là Tàng thức), có khả năng trói buộc và sai sử ta làm, nói và nghĩ những điều ta thật sự không muốn làm, muốn nói, và muốn nghĩ đến. Kết sử được gieo trồng và nuôi lớn bằng nếp sống không chánh niệm hàng ngày. Chánh niệm có khả năng nhận diện chúng mỗi khi chúng phát hiện trên bề mặt của tâm thức (đạo Bụt gọi là Ý thức). Những kết sử này đã được hình thành trong quá khứ, có khi dưới dạng thói quen (tập khí) do ông bà cha mẹ trao truyền lại trong gia sản di truyền. Ta không cần đi về quá khứ để tìm kiếm, không cần phải đào bới trong ký ức (như trong Phân tâm liệu pháp) để tìm ra nguyên do của những rối nhiễu về tâm trí.

Năng lượng chánh niệm có khả năng nhận diện những kết sử khi chúng phát hiện và nhìn sâu vào chúng, ta đã có thể thấy được cội nguồn của những rối nhiễu kia. Thiền pháp chánh niệm chú trọng tới giây phút hiện tại, thấy rằng nhìn sâu vào hiện tại ta có thể thấy được cả quá khứ và tương lai.

Mười loại kết sử chính là: đam mê (tham), thù hận (sân), tri giác lầm lạc (si), tự cho mình là hơn người, kém người hay bằng người (mạn), nghi ngờ (nghi), cho rằng hình hài này là ta (thân kiến), nhận thức nhị nguyên (biên kiến), có những cái thấy sai lầm (tà kiến), cố chấp, không có khả năng buông bỏ nhận thức hiện tại để có thể vượt tới một nhận thức cao hơn (kiến thủ), và mắc kẹt vào các tư tưởng mê tín, dị đoan và hình thái nghi lễ (giới cấm thủ kiến).

Sức khỏehạnh phúc của ta tùy thuộc rất nhiều vào sự chuyển hóa mười kết sử nói trên.

Mạn

Thiền tập giúp ta thấy được tính tương quan tương duyên của vạn vật. Không có hiện tượng nào (người hay vật) có thể tự mình sinh khởitồn tại độc lập. Cái này phải nương vào cái kia mà sinh khởitồn tại. Đó là cái thấy duyên sinh, có khi gọi là tương tức hoặc vô ngã. Vô ngã nghĩa là không có một thực tại biệt lập và vĩnh hằng nào nằm trong lòng sự vật. Tất cả đều chuyển biến (vô thường) từng phút từng giây. Cha và con chẳng hạn, họ không phải là hai thực tại biệt lập. Cha có trong con và con có trong cha. Con là sự tiếp nối của cha (về tương lai), cha là sự tiếp nối của con (về nguồn cội). Hạnh phúc của con có liên hệ tới hạnh phúc của cha; nếu cha không có hạnh phúc thì hạnh phúc của con cũng không thể nào toàn vẹn. Vì cái này liên hệ tới cái kia, cái này nằm trong cái kia, không có cái kia thì cái này không có (“Thử hữu cố bỉ hữu, thử vô cố bỉ vô”, kinh Tạp A Hàm) cho nên bản chất của vạn hữuvô ngã. Người có tuệ giác không thấy có những cái ta riêng biệt và độc lập.

Trong giới tâm lý trị liệu, có mặc cảm mình thua kém người (low self-esteem) là một chứng bệnh. Trong thiền học, có mặc cảm hơn người hay có mặc cảm bằng người cũng vẫn còn là bệnh. Bởi vì cả ba thứ mặc cảm đều được xây dựng trên ý niệm về một cái ta riêng biệt. Cả ba thứ mặc cảm đều được gọi là mạn (Ưu mạn, liệt mạn, đẳng mạn, Kinh Tam Di Đề, Tạp A Hàm, 1078). 

Những khổ đau do giận hờn, ganh tỵ, thù hận, tủi hổ, v.v... chỉ có thể được hoàn toàn chuyển hóa khi ta đạt tới cái thấy vô ngã. Đây là nền tảng sự thực tập trị liệu của thiền.
 
 

Tàng thức

Thiền sư Thường Chiếu (đời Lý) dạy rằng nếu biết được đường lối vận hành của tâm thì sự thực tập thiền sẽ trở nên dễ dàng. Tâm lý học đạo Bụt rất phong phú. Duy Thức Tông của đạo Bụt nói tới tám thức: Năm thức cảm giác[4], ý thức, mạt na thứctàng thức. Mạt nanăng lượng bám víu vào ý tưởng có một cái “ta” riêng biệt, độc lập và thường tại, đối lập với những cái “không ta”. Tàng thức (alaya) là phần sâu thẳm nhất của tâm thức, chứa đựng tất cả những hạt giống (chủng tử, tiếng Phạn là bija) của tất cả các tâm hành như buồn, vui, giận ghét, v.v... Những hạt giống này khi được tưới tẩm hoặc tiếp xúc thì phát hiện lên ý thức thành những vùng năng lượng. Tàng thức giống như một mảnh vườn chứa đủ các loại hạt giống, còn ý thức thì giống như người làm vườn.

Trong công phu thiền tập, ý thức làm việc nhưng tàng thức cũng làm việc âm thầm ngày dêm. Vô thức của tâm lý học Tây phương chỉ là một phần của tàng thức. Nhận diệnchuyển hóa những kết sử nằm sâu trong tàng thức đưa tới sự giải thoáttrị liệu. Đó gọi là chuyển y (asrayaparavritti) nghĩa là sự chuyển hóa thực hiện ngay ở cơ sở hạ tầng của tâm thức.

Sự lưu thông của tâm hành

Khi những ước muốn, sợ hãi hoặc uất ức bị dồn nén, sự lưu thông của các tâm hành có thể bị tắc nghẽn và nhiều biến chứng có thể xảy ra trong lĩnh vực thân và tâm. Tuy bị dồn nén, chúng vẫn có tác dụng sai sử và ràng buộc ta, vì vậy chúng là những khối kết sử quan trọng. Ta có thói quen lẫn tránh chúng, làm như chúng không có mặt, và vì vậy để cho chúng không có cơ hội trồi lên hoặc phát hiện trên ý thức, ta đi tìm sự quên lãng trong tiêu thụ. Ta không muốn trở về với ta, vì ta có cảm tưởng khi trở về với ta, ta sẽ phải đối diện với những nỗi khổ đau và những niềm thất vọng ấy. Ta muốn cho vùng ý thức của ta (được ví như là phòng khách) được chiếm cứ để các nỗi khổ niềm đau (nằm dưới nhà kho) trong ta không có chỗ phát hiện. Vì vậy ta xem truyền hình, nghe truyền thanh, xem sách, đọc báo, nói chuyện, đánh cờ, bài bạc, uống rượu, v.v... để tìm lãng quên. Có thể ta không ý thức rằng ta tiêu thụ, và “giải trí” như thế chỉ là để cho ý thức bên trên luôn luôn bận rộn và để cho các kết sử bên dưới không có dịp trào lên. Kỳ thực đó chỉ là một sự dồn nén các tâm hành. Sự dồn nén này sẽ tạo nên tình trạng thiếu lưu thông của các tâm hành.

Khi máu huyết không được lưu thông thì nhiều triệu chứng bệnh hoạn xuất hiện nơi cơ thể. Cũng vậy, khi các tâm hành bị dồn nén, không lưu thông thì các triệu chứng tâm bệnh (và cả thân bệnh) cũng bắt đầu xuất hiện.

Vì vậy ta phải biết cách chấm dứt sự dồn nén, để các tâm hành ước muốn, sợ hãi hoặc uất ức được dịp phát hiện, được dịp nhận diện và được dịp chuyển hóa. Nếu không thực tập thiền, nếu khôngnăng lượng của chánh niệm thì ta không thể làm việc này.

Chế tác chánh niệm bằng thiền tập hàng ngày sẽ giúp ta nhận diện, ôm ấp và chuyển hóa được những nỗi khổ niềm đau của ta. Nếu khôngnăng lượng chánh niệm thì ta không có khả năng đối diện và xử lý chúng, và ta sẽ bị chúng làm cho tràn ngập. Mỗi lần nhận diện và ôm ấp (chứ không phải đè nén hoặc đàn áp) thì những năng lượng tiêu cực kia sẽ yếu bớt đi một chút, và năm bảy phút sau (có khi lâu hơn) chúng sẽ trở về tàng thức, dưới dạng những hạt giống. Lần sau phát hiện, chúng cũng sẽ được nhận diện ôm ấp như thế và cũng sẽ trở về tàng thức. Thực tập như vậy ta không còn sợ hãi chúng, đàn áp chúng, dồn ép chúng như xưa, nhờ đó mà tình trạng lưu thông của tâm ý ta sẽ được thiết lập trở lại, và những biến chứng tâm lý về cơ thể kia sẽ không còn.

Mũi tên thứ hai

Chánh niệm trước hết là khả năng nhận diện đơn thuần (mere recognition) về sự có mặt của một đối tượng, không phê phán, không xét xử, không tham đắm vào đối tượng ấy, cũng không chán ghét xua đuổi đối tượng ấy, và nhất là không xem thường hoặc không quan trọng hóa nó. Ví dụ ta có một vùng đau nhức trong cơ thể. Ta chỉ đơn thuần nhận diện sự đau nhức ấy. Với năng lượng của định và tuệ ta có thể thấy và hiểu được tầm quan trọng và nguyên do đích thực của sự đau nhức ấy, và phương cách chữa trị sẽ được căn cứ trên tuệ giác mà niệm và định đem lại.

Nếu ta lo lắng nhiều quá, nếu ta tưởng tượng nhiều quá, thì những lo lắng và những tưởng tượng ấy sẽ làm cho tâm ý ta căng thẳng, và sự đau nhức sẽ tăng lên. Nó không phải là ung thư mà ta tưởng tượng nó là ung thư và ta có thể lo lắngsầu não đến mất ăn, mất ngủ. Khổ đau vì thế tăng lên gấp bội và sẽ đưa tới một tình trạng nghiêm trọng hơn. Trong kinh Tạp A Hàm, Bụt đưa ra ví dụ về mũi tên thứ hai. Nếu một mũi tên thứ hai bay tới và cắm đúng ngay vào vết thương gây ra do mũi tên đầu, thì sự đau nhức sẽ không tăng lên gấp đôi mà tăng lên gấp mười lần! Vì thế ta đừng để cho một mũi tên thứ hai hay một mũi tên thứ ba (do sự tưởng tượng và lo lắng) bay đến và làm hại ta thêm.

Tai họa của dục

Theo thiền quán, hạnh phúc chân thật là sự có mặt trong giây phút hiện tại, khả năng tiếp xúc được với những mầu nhiệm của sự sống có mặt trong giây phút ấy và khả năng hiểu biết, thương yêu chăm sóc và làm hạnh phúc cho những người chung quanh. Đeo đuổi theo những đối tượng của dục như tiền tài, danh vọng, quyền hành và sắc dục, người ta đã không tạo dựng được hạnh phúc chân thật mà còn tạo ra nhiều khổ đau cho bản thân và cho kẻ khác.

Con người đầy dẫy ham muốn và ngày đêm chạy theo dục là con người không có tự do. Không có tự do thì không có thảnh thơi, không có hạnh phúc. Ít ham muốn (thiểu dục), bằng lòng với một nếp sống giản dị và lành mạnh (tri túc) để có thì giờ sống sâu sắc từng phút giây của sự sống hàng ngày và chăm sóc thương yêu cho những người thân, đó là bí quyết của hạnh phúc chân thật.

Trong xã hội bây giờ, quá nhiều người đang đi tìm hạnh phúc trong đường hướng của dục, vì vậy chất lượng của khổ đau và tuyệt vọng đã tăng trưởng rất nhiều. Kinh Ở Rừng (Samyutta Nikaya 194) nói tới dục như một chiếc bẫy. Bị sập vào bẫy dục, ta sẽ sầu khổ mất hết tự do, và không thể nào có được hạnh phúc chân thật. Sợ hãilo lắng cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự tạo tác khổ dau. Nếu ta có đủ tuệ giác để chấp nhận một nếp sống thiểu dụctri túc thì ta sẽ không cần phải lo lắngsợ hãi nữa. Chỉ vì nghĩ rằng ngày mai ta có thể mất công ăn việc làm và sẽ không thể có được lương bổng hàng tháng như bây giờ nên ta thường trực sống trong sự lo lắng phập phồng.

Do đó con đường tiêu thụ ít và có hạnh phúc nhiều, được xem là con đường thoát duy nhất của nền văn minh hiện tại.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18742)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 23125)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34703)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 32277)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30483)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30758)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21075)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20230)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19498)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24439)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30776)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15718)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27875)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19832)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15621)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23328)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23653)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17597)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15770)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21982)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 38096)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22253)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23312)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21429)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28463)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32621)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25252)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34744)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 23019)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27768)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31364)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13639)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25273)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27906)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22159)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20772)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22253)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27226)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24206)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 22003)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14800)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23259)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24106)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21195)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14253)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 20014)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22590)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14123)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28107)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22929)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28301)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 11069)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28577)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31655)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26287)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 15048)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28091)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7515)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25459)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20769)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant