Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

II- Thiền thể hiện vào đời sống

24 Tháng Tư 201100:00(Xem: 12601)
II- Thiền thể hiện vào đời sống

THIỀN TRONG ÐỜI THƯỜNG
 Thích Thông Huệ

Chương 1

THIỀN VÀ SỰ SỐNG

II- THIỀN THỂ HIỆN VÀO ÐỜI SỐNG

Bằng tinh thần nhập thế của Ðạo Phật, Thiền hòa quyện vào đời sống nhờ tính chất thực tiễn, linh hoạtbình đẳng, làm cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Ðồng thời, nhờ uyển chuyển tùy duyên một cách hiệu quả nhất, nên Thiền trở thành muôn màu muôn vẻ, phù hợp với tất cả mọi người.

1- Tính thực tiễn

Nhà đại bác học Albert Einstein từng thừa nhận “Nếu có một tôn giáo phù hợp với những yêu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là đạo Phật”. Ðể “phù hợp với những yêu cầu của khoa học hiện đại”, trước tiên đạo Phật phải có tính thực tiễn, vì khoa học không chấp nhận mê tín thần quyền. Yêu cầu này cũng là chủ trương của đạo Phật, một đạo trí tuệ và vô cùng thực tiễn. Thiền tông, một tông phái trong nhà Phật càng đặt nặng tinh thần này.

Thiền sư Suzuki nói: “Thiền là biển nước, là không trung, là núi non, là sấm sét, là hoa xuân nắng hạ tuyết đông. Không những thế mà còn hơn thế, Thiền chính là con người”. Thấy biển nước không trung một cách sâu xa tức tự tri tận bản chất các pháp. Thiền không phải xa rời thế giới hiện thực để tìm kiếm một thế giới lý tưởng xa vời, mà là thực tại nhiệm mầu khi tâm ta bất động nơi đương xứ. Thiền không phải biểu hiện trên từ chương ngôn ngữ, trong khái niệm tư duy, mà hiện sinh trong từng giây phút của đời sống thiền tập. Khi trở về bản thể thanh tịnh và hằng tri, an trú vào giờ phút hiện tại bất động, chánh niệm tỉnh giác trên từng biến đổi động thái của sự vật và bản thân, hành giả nhận rõ rằng, Thiền-Ðạo–bản thân và muôn pháp thật sự không hai không khác.

Một Sa-di đến hỏi Ngài Tùng Thẩm Triệu Châu:
- Thế nào là đại ý Phật pháp ?
Ngài hỏi lại:
- Chú ăn cháo chưa ?
- Bạch Hòa thượng, con ăn rồi.
- Rửa chén đi !
Sa-di liền ngộ, sụp lạy tạ ơn.

Sự ngộ đạo sao quá dễ dàng đơn giản? Nghĩa lý nào ở chỗ ăn cháo rửa chén? Nếu công phu của chúng ta chưa có chiều sâu, ta khó thể hiểu ý nghĩa thâm trầm trong câu chuyện nầy. Sa-di đã từ lâu thao thức, từ lâu tinh cần công phu mà vẫn chưa tỏ ngộ lý Thiền nên cầu sư phụ chỉ dạy Pháp yếu. Ngài Triệu Châu hỏi “Ăn cháo chưa?” là một thủ thuật vì đương cơquyền biến. Ai biết ăn cháo, ai biết rửa chén? Khi ăn cháo, rửa chén mà thầm nhận người thật sẵn đó thì rõ ràng Thiền có mặt trong những công việc tầm thường ấy. Chúng ta quá phức tạp, tâm cứ lăng xăng rối rắm, làm việc này nghĩ việc khác nên tâm không thấy cái xuất trần ngay trong trần tục. Vị Sa-di đã dọn sẵn tâm mình, nên khi Ngài Triệu Châu điểm nhẹ, cửa tâm liền mở rộng đón nhận chân lý ngàn đời.

Ðức Phật xuất gia tìm đạo và giác ngộtại thế gian. Các bậc Thánh đệ tử của Ngài và những vị Tổ sư cũng tu nơi cõi trầnthành đạo. Những bậc Ðại Bồ-tát Nhất sanh Bổ xứ cũng phải vào cõi Ta-bà lần cuối mới công viên quả mãn, chứng đạt quả vị tột cùng. Phải ở chốn bùn nhơ thì hoa sen mới nở, người tu phải gieo hạt giống Bồ-đề nơi phiền não khổ đau. Chúng ta cũng như thế, ngay thân năm uẩn tại trần gian mà tìm sự sống chân thật, ngay những hoàn cảnh nghịch thường mà tìm hạnh phúc đích thực, nếu biết biến chướng duyên thành thắng duyên. Con người thường hay hứa hẹn, chờ thời điểm thuận tiện, chờ giải quyết công việc gia đình, chờ hoàn thành công trình lớn nào đó mới tu. Nhưng có chắc rằng lúc ấy ta còn cơ hội tu không? Thân có khoẻ, tiền của có nhiều mới tu, chẳng lẽ thân bệnh nhà nghèo không tu được? Nếu có chánh kiến, nắm vững pháp tu thì bất cứ lúc nào và ở đâu ta cũng có thể dụng công; đời tu của ta rất nhẹ nhàng mà hiệu quả. Người biết tu cần tìm sự vi diệu ở ngay những hiện tượng sự vật bình thường trong cuộc sống. Một đóa hoa dại bên đường, một tiếng chim hót trên cao, ngay cả một lời nói thông tục, nếu ta thấy nghe bằng chánh niệm, tất cả sẽ là những bài học sống động diệu thường.

Vì đề cao tính thực tiễn trong sinh hoạttu học, nên nhà Thiền không chú trọng thần thông. Thần thông diệu dụng đối với Thiền tông là những công việc thường nhật, khi làm với tâm không. Từ bản tánh thanh tịnh khởi phát diệu dụng, diệu dụng ấy thiết thực phục vụ cho chúng sanh muôn loài. Bàng Long Uẩn nói:

Thần thôngdiệu dụng
Gánh nước bửa củi tài.

Trong kinh A-Hàm đề cập ba loại thần thông: Thần túc thông là khả năng đi khắp tất cả chỗ một cách tự do tự tại; Tha tâm thông là khả năng biết mọi ý nghĩ của người khác. Hai loại thần thông nầy không quan trọng đối với đạo Phật, đôi khi làm trở ngại đường tu vì khiến hành giả tăng trưởng ngã chấp. Vả lại, cố ý tu hành để đạt thần thông là hướng ngoại cầu huyền, trái với ý chỉ của nhà Thiền là phản quan tự kỷ. Loại thứ ba là Giáo hoá thần thông được Ðức Phật khen ngợi và khuyến khích vì giúp ích được người khác. Muốn có Giáo hóa thần thông, người tu phải có Ðạo thông; trước tiên phải rõ lý Ðạo, nhận ra thể tánh bất sanh, sau mới có thể giáo hoá người tịnh tu ba nghiệp, giải thoát phiền não kiết sử, giải thoát sanh tử luân hồi.

 2- Tính linh hoạt

Hành giả sơ phát tâm rất cần những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc công phu để đường tu không lạc vào ngã rẽ. Tuy nhiên, nếu chấp vào những khuôn khổ ấy một cách cứng nhắc, ta sẽ không thấy rõ sự vận hành của cuộc sống, không uyển chuyển theo sự vận hành ấy và vô tình, ta trở nên kẻ đứng bên lề.

Phật pháp không hiện diện trong trạng thái tĩnh lặng khô chết, mà ở nơi sinh động hằng chuyển của thế gian pháp. Khi nghe tiếng chim hót mà trực nhận tánh nghe, đó là phù hợp ý Tổ. Thanh tịnh và hằng tri là hai mặt không thể tách rời, làm nên cội nguồn Thiền học. Trên thực tế, ta thấy đời sống trong Thiền viện có vẻ ấm êm yên ổn hơn ngoài đời, nhưng các vị tu sĩ đâu phải lúc nào cũng trang nghiêm trầm mặc? Ðức Phật lúc còn tại thế, đâu phải suốt ngày tọa thiền dưới cội cây, mà Ngài cũng đi đứng, nói năng, sinh hoạt như mọi người. Trong một tập thể tu hành cần có những qui tắc cố định giúp người tu thúc liễm thân tâm, nhưng nếu quá gò ép sẽ làm mất sức sống và khả năng sáng tạo của cá nhân. Tinh thần Thiền là luôn linh hoạt sống động, phù hợp với từng con người, từng hoàn cảnh, nhưng không bao giờ xa rời lý Ðạo. Ðó là nội dung tùy duyên-bất biến.

Khi đã thấu tột yếu chỉ nhà Thiền, các bậc ngộ đạo phát khởi diệu dụng nhiêu ích quần sanh một cách linh hoạt, muôn màu muôn vẻ, tùy đương cơ mà thi thiết phương tiện. Nam Tuyền chém mèo, Lâm Tế hét, Ðức Sơn đánh, Câu Chi giơ ngón tay... là những hình ảnh sáng tạo, độc đáo, khế lý khế cơ của các Thiền sư ngày xưa. Ðến ngày nay lại khác, con người khoa học đòi hỏi sự giảng dạy phải có tính sư phạm, những ý nghĩa thâm sâu uyên áo phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ lý luận khúc chiết; nên mới có chủ trương Thiền-Giáo song hành. Ðến với từng dân tộc, Thiền còn hòa nhập vào phong tục tập quán và lối sống hàng ngày, góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa riêng của dân tộc ấy. Tại Trung Hoa, từ thời Tổ Bá Trượng với tinh thần lao động “Một ngày không làm một ngày không ăn”, các hình thức Nông Thiền ngày một phát triển. Các Thiền sư có lối dạy người thẳng tắt, mộc mạc và đôi khi thô thiển; như khi nghe hỏi về tôn chỉ nhà Thiền hay yếu lý trong Ðạo, các Ngài hoặc đánh hét hoặc trả lời bằng những câu vô nghĩa “Ba cân gai”, “Dưới gót chân ông” .. Ở Việt Nam lại khác, thời đất nước thịnh trị như Ðinh-Lê-Lý-Trần, các vị Thiền sư vừa giúp vua trị nước, chống giặc ngoại xâm, vừa hướng dẫn môn đệ tu hành, như các Quốc sư Khuông Việt - Ðỗ Thuận - Vạn Hạnh... Cùng những bậc minh quânhoàng thân quốc thích như vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ..., đều là những trí thức đương thời, thông bác văn chương kim cổ nên thường dùng thơ văn khi muốn khai thị cho đồ chúng. Chúng ta hẳn nhiều lần nghe các câu kệ sau đây:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai. 
 (Cáo tật thị chúng - Thiền sư Mãn Giác)
Nghĩa:
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Ðêm qua sân trước một cành mai.
Hoặc câu trả lời vua Lý Thái Tông của Thiền sư Thiền Lão:
Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân

Nghĩa:
Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân

Tại Nhật Bản, Thiền lại mang màu sắc khác, được ứng dụng vào các ngành nghệ thuật như cắm hoa, hội họa, uống trà; sau đó phát triển sang các lĩnh vực khác như võ thuật, công kỹ nghệ. Nhờ áp dụng công phu thiền tập trong đời sống hàng ngày, người hành thiền có sức định tâm, tự chủ nên công việc đạt kết quả tốt, năng suất cao. Hiện nay, một số xí nghiệp, trường học và cả trại giam ở Nhật và các nước phương Tây đã tổ chức những giờ tọa thiền vào buổi sáng trước khi làm việc. Qua nghiên cứutheo dõi một thời gian, người ta thấy Thiền giúp tăng sức tập trung, phát huy tính sáng tạo và phát triển trí thông minh. Ðặc biệt, người tu Thiền có sự vui sống, bớt căng thẳng phiền não, bớt khuynh hướng bạo động, nên tỷ lệ tù nhân tái phạm tội hoặc trốn trại giảm đi đáng kể. Từ đó, Thiền được xem như một phương thức điều trị các bệnh tâm thần kinh; một liệu trình kết hợp để kiểm soát những bất ổn của tim mạch, tiêu hoá...; một phương pháp nâng cao sức khoẻ, sức chịu đựng và khả năng lao động. Có thể nói, trong thời đại khoa học thiên về vật chất hiện nay, Thiền là một gam màu linh động không thể thiếu trong bức tranh toàn cảnh của đời sống nhân loại.

 3- Tính bình đẳng:

Tinh thần Ðại thừa, nhất là Thiền tông, đặt căn bản trên Phật tánh bình đẳng sẵn đủ, nên bất cứ ai chứng ngộ chân tâm đều có thể thành Phật. Chú tiều Huệ Năng đến Hoàng Mai bái yết Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn cầu pháp làm Phật. Nghe Tổ hỏi “Ông là người Lãnh Nam quê mùa thất học, có thể kham làm Phật được sao?”, Huệ Năng liền đáp:

Người tuy có Nam có Bắc nhưng Phật tánh đâu có Bắc Nam. Thân quê mùa nầy vốn cùng Hòa thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh không hề sai khác.

Triệt ngộ tự tánh nhờ nghe Ngũ Tổ giảng kinh Kim Cang, Ngài được Tổ truyền trao y bát kế thừa Tổ vị, dù vẫn còn thân cư sĩ. Sau 15 năm tị nạn ở Tứ Hội, đủ duyên ra hoằng hoá, lần đầu gặp Pháp sư Ấn Tông giảng kinh Niết-bàn, Ngài luận giải những ý nghĩa sâu mầu uyên áo đến nỗi Pháp sư phải chắp tay thưa “Tôi giảng kinh như ngói gạch, nhơn giả luận nghĩa ví như vàng ròng”.

Kinh Pháp Hoa, các phẩm 9 (Thọ học vô học nhân ký), 12 (Ðề-Bà-Ðạt-Ða), 13 (Trì) diễn tả rõ ràng tính bình đẳng trong sự tu hànhđắc quả. Long nữ là loài súc sanh, được Bồ-tát Văn Thù chỉ dạy pháp yếu, đốn ngộ Phật thừa, thoắt chốc liền thành Phật. Những vị Tỳ-kheo ni như Kiều Ðàm di mẫu, Da-Du Ðà-La đều được Ðức Phật thọ ký. Thậm chí nhiều đời theo phá Phật như Ðề-Bà Ðạt-Ða, cũng vẫn có phần. Một tiền thân của Ðức Phật là Ngài Thường Bất Khinh, suốt đời chỉ hành một hạnh duy nhất là nhắc nhở cho tất cả những ai gặp Ngài “Tôi không dám khinh các người, vì các người sẽ thành Phật”. Trên thế giới từ cổ chí kim, có lẽ chưa có vị giáo chủ nào tự đặt mình ngang hàng với môn đệ và mọi loài chúng sanh như Ðức Bổn sư của chúng ta.

Trong Thiền sử cũng kể chuyện nhiều vị cư sĩ, dù gia duyên ràng buộc vẫn ngộ đạotự tại trước sanh tử. Gia đình Bàng Long Uẩn lúc còn sống, cả nhà cùng tấu khúc vô sanh; khi hết duyên, an nhiên thị tịch mỗi người một kiểu. Việt Nam có 5 đời vua Trần đều ra đi một cách an nhàn. Tuệ Trung Thượng Sĩhình ảnh tuyệt vời của một bậc phong lưu tiêu sái, ở trong trần mà không chút bợn nhơ.

Thoát trần một gót thiên nhiên
Cái thân ngoại vật là tiên trên đời(3) 

“Thân ngoại vật” là thân không bị ràng buộc bởi các duyên, dù ở nơi thế tục mà vẫn xuất thế. Người hoàn toàn sống với Phật tánh sẵn đủ thì dù ở hoàn cảnh nào, dưới hình tướng nào, cũng cùng Phật Thánh làm bạn.

Ðoạn vấn đáp sau đây là một giai thoại trong nhà Thiền:

- Năm nay Ngài bao nhiêu tuổi ?
- Tuổi tôi bằng tuổi Phật Di –Ðà
- Vậy Phật Di-Ðà bao nhiêu tuổi ?
- Phật Di- Ðà bằng tuổi tôi.

Người không hiểu tinh thần bình đẳng của nhà Thiền sẽ cho câu nói này là phạm thượng bất kính. Phật A-Di-Ðà là Ðấng Giáo chủ ở cõi Cực Lạc, bằng 
48 lời đại nguyện đã thiết lập Tịnh độ Tây phương, tiếp dẫn chúng sanh. Ai có lòng tin đối với Ngài, với cõi nước của Ngài; có tâm chí thành chí kính muốn sanh về Cực Lạc, niệm danh hiệu Ngài đến nhất tâm bất loạn; thì khi mạng chung, Ngài và chư Thánh chúng sẽ hiện đến trước mặt, tiếp dẫn về Tịnh độ. Ðức Phật A-Di-Ðà là vị Phật đã thành đạo trước Ðức Bổn Sư mười kiếp, làm sao có thể so sánh tuổi mình với tuổi của Ngài? Phật A-Di-Ðà, Trung Hoa dịch là Vô lượng quangVô lượng thọ, tức ánh sáng và thọ mạng vô lượng. Tự tánh Di-Ðà là Phật tánh thường hằng sẵn đủ ở mỗi chúng sanh. Chúng sanh mê mờ, quên tánh giác đuổi theo ngoại trần (bối giác hiệp trần) nên cứ lên xuống trong trần lao sanh tử; chư Phật sống trọn vẹn với Pháp thân thường trụ, không nhiễm trần cấu (bối trần hiệp giác) nên là những bậc giác ngộ Giải thoát. Nhưng dù chúng sanh còn vô minh còn luân hồi, Phật tánh vẫn thường nhiên, bình đẳng cùng chư Phật. Thẩm thấu được điều này, chúng ta có cơ sở để phấn đấu không mệt mỏi, chỉ cốt đạt mục đích cuối cùng. Biết và tin chắc mình có chánh nhân thành Phật, đó là động cơ khích lệ vô cùng quý báu trên đường đạo thăm thẳm và đầy cạm bẫy chông gai.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19428)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựuthành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
(Xem: 18533)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
(Xem: 16062)
Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
(Xem: 29873)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 25465)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
(Xem: 21611)
Trong Mật thừa, chính nhờ đạo sư mà bạn tiến tới giác ngộ. Vị thầy gốc tối thắng giới thiệu bạn đến trạng thái thiên bẩm của trí tuệ, chỉ nó ra cho bạn.
(Xem: 17813)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận chớ không nhất thiết chỉ có Đạt Ma tông... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 20826)
Thấu hiểu luật nhân quả sẽ giúp chúng ta luôn đi đúng đường, luôn tỉnh giác về chính mình, những hành động mà mình đang tạo tác và con đường mình đang đi.
(Xem: 26340)
“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971
(Xem: 33332)
Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên húy là Trần Khâm, sinh ngày 07/12/1258 (11/11/Mậu Ngọ), con trưởng của Vua Trần Thánh Tông và Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh.
(Xem: 52158)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 22878)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
(Xem: 23413)
Với tự thân, Rahula đã có những nỗ lực tuyệt vời, với mẫu thân, Tôn giả đã thể hiện vai trò một người con hiếu rất mực cảm động.
(Xem: 39654)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 21794)
Đời sau dài hơn đời này, vì thế hãy bảo vệ kho tàng đức hạnh của con để cung cấp cho tương lai. Khi con chết, con sẽ bỏ lại tất cả; chớ tham luyến bất kỳ điều gì.
(Xem: 22386)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
(Xem: 6839)
Những trang sách “HỘ NIỆM: KHẾ LÝ - KHẾ CƠ” này được chư vị phát tâm ghi chép lại từ những buổi tọa đàm ngắn trong những buổi cộng tu tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà ở vùng Brisbane Úc-Đại-Lợi.
(Xem: 22734)
Thường Tịch Quang Tịnh Độ là cõi ấy chỉ toàn là ánh sáng, dệt nên những tia quang phổ khi chúng sinh được sinh về đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 69813)
Đức Bồ Tát Thái tử Siddhattha kiếp chót chắc chắn sẽ trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Khi Ngài đản sinh ra đời có đầy đủ 32 tướng tốt chính của Bậc Đại Nhân...
(Xem: 44016)
Thiền dạy cho ta KHÔNG BIẾT, để lắng lòng tỉnh thức trước mọi tình huống cám dỗcon người nhận giặc làm con, nhận giả làm chơn, không thể nào vượt thoát sanh tử luân hồi...
(Xem: 23074)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữ và Đạt tâm... Thích Giác Nguyên
(Xem: 35041)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 44099)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
(Xem: 42918)
Khi buông hết tất cả, quý vị có thể tin tưởng vào Tự tánh của mình 100%. Lúc ấy tâm của quý vị trong sáng như hư không, như tấm gương trong suốt...
(Xem: 44427)
Không phải chúng ta hành thiền để được người khác mến phục, kính nể nhưng để đóng góp vào sự bình an của thế giới. Chúng ta làm theo những lời dạy của Ðức Phật...
(Xem: 24917)
"An cư để nuôi lớn tình thương cứu giúp muôn loài, Kiết hạ để nghiêm trì tịnh giới giải thoát tự thân..." HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 24359)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
(Xem: 39212)
Đức Phật dạy Bốn Thánh Đế này cho chúng ta để đắc chứng Niết-bàn, Thánh Đế Thứ Ba, chấm dứt hoàn toàn tái sanh và do đó cũng chấm dứt luôn Khổ.
(Xem: 39239)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 17258)
Một vị thầy đầy đủ năng lực được gọi là “bậc trì giữ Kim Cương sở hữu ba giới nguyện.” Ngài sở hữu những phẩm tánh hoàn hảo được trao cho bên ngoài với các biệt giới giải thoát...
(Xem: 18045)
Tôn giáophương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
(Xem: 19260)
Bài tụng giảng về tất cả các pháp đều phát xuất từ một Nguồn (Source), cũng như cành, lá, hoa, trái của một cây đều từ một gốc mà ra.
(Xem: 35676)
Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
(Xem: 24220)
Chúng ta ai cũng có tánh Phật nhưng chưa phải Phật quả. Phật tánh không rời mình, nhưng ta còn mê, còn quên nên làm chúng sanh.
(Xem: 19589)
Trước khi kiến lập những rào cản thể chất, ta cần phải vượt qua những rào cản tinh thần. Bạn phải cảm thấy thực sự an lạc, dù đang ở bất kỳ đâu. Bạn phải biết khoan dungchấp nhận.
(Xem: 20406)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
(Xem: 18315)
Trong mùa an cư, chẳng những chư Tăng Ni có điều kiện thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, tăng trưởng Giới Định Tuệ...
(Xem: 19002)
Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánhgiải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
(Xem: 18944)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
(Xem: 17476)
Khi chúng ta áp dụng các giáo lý của đức Phật, chúng ta tiến hành theo ba bước hay giai đoạn. Đầu tiên, chúng ta nghiên cứu giáo lý, học chúng một cách kĩ lưỡng.
(Xem: 19323)
“Ta có Chánh Pháp Nhãn TạngNiết Bàn Diệu Tâm, nay trao truyền cho ông Ca Diếp”. Thích Đức Trí
(Xem: 30837)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 19193)
Giáo lý Phật Đà được truyền đến Tây Tạng dưới sự bảo trợ của một dòng truyền thừa cổ xưa các vị vua.
(Xem: 20530)
Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo... Thích Nguyên Thành
(Xem: 19561)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
(Xem: 19770)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
(Xem: 29827)
Rạng ngời một đóa kỳ hoa Vô cùng huyền diệu tinh ba khôn lường Linh Đàm phổ hóa tứ phương
(Xem: 17837)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
(Xem: 19413)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bitrí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
(Xem: 19882)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
(Xem: 58772)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 24405)
Nếu chúng ta phát triển một trái tim tốt lành, rồi thì cho dù là trên lãnh vực của khoa học, văn hóa hay chính trị, hãy nhớ là động cơ thì rất rất quan trọng...
(Xem: 23520)
Phật đản sanh nhân thế hân hoan mừng vui vì Phật là chân, là thiện, là an lạc. Phật hiền thiện an lạc nên ai nghĩ tưởng đến Phật tức là an lạc trong lòng.
(Xem: 39768)
Chùa Phật Đà - San Diego, California tổ chức Đại Lễ Phật Đản PL.2556 ngày 5/6/2012
(Xem: 26722)
Thông Điệp Phật Đản Của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon - Văn Công Hưng dịch
(Xem: 40766)
“Đường về Cực Lạc” là con đường pháp dẫn ta và tất cả chúng sanh từ xứ ác trược Ta Bà về đến thế giới thanh tịnh Cực Lạc. Cũng chính là “Pháp môn Tịnh độ”...
(Xem: 22871)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
(Xem: 22923)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất...
(Xem: 21599)
Nhớ Phật đản là nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc đời ô trược này đã từng hiện sinh một Đức Phật đem tình thươngtrí tuệ soi sáng nhân gian...
(Xem: 18621)
Thế giới Bản nguyệnthế giới vượt thoát mọi ý niệm nhị nguyên, sự hiện hữu của thế giới ấy không phải là sự hiện hữu đối đãi của cái khổ và cái vui.
(Xem: 22596)
Vui thay Đức Phật ra đời chỉ con người mọi việc đều xuất phát từ duyên khởi rồi dẫn tới nhân quả. Một chiếc lá rụng ở đây biết đâu là ngọn gió từ ngoài biển...
(Xem: 21088)
Phật dạy bỏ gánh nặng thì qua được đường hiểm ba cõi, diệt vô minh thì được chân minh, nhổ mũi tên tà, đoạn dứt khát ái...
(Xem: 19218)
Lâm Tỳ Ni ngày Thế Tôn đản sanh thật huy hoàng, tráng lệ. Trên trời, chư thiên trỗi nhạc, tung hoa. Mặt đất rúng động. Chim chóc ca hát. Cây cối nở hoa. Lòng người vô cùng hoan hỷ.
(Xem: 20934)
Trở lại lịch sử cách đây hơn 25 thế kỷ, đức Thế Tôn, vị thầy của nhân thiên đã xuất hiện giữa Trung Ấn Độ để sau này trở thành một bậc Vĩ Nhân...
(Xem: 20333)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
(Xem: 30556)
Ngài là một bậc đại giác thị hiện giữa cuộc đời một con người bằng xương bằng thịt cho mắt trần chúng ta thấy được. Ngài đủ ba mươi hai tướng tốt...
(Xem: 20184)
Đức Phật Thích Ca là nhân vật lịch sử, cuộc đời Ngài có vô vàn điều phi thường. Mà vĩ đại nhất là, Ngài đã chứng ngộ giải thoát, và đem pháp ấy truyền dạy cho chúng sanh.
(Xem: 17466)
Bậc đại Thánh ứng hiệnthế gian với đại nguyện chấm dứt sanh tử luân hồi từ đây, đồng thời dạy chúng sanh cách giải quyết khổ đau trong ba cõi.
(Xem: 16601)
Lớn lên, mang trong mình trái tim thương yêu đạo pháp thiết tha, tôi luôn ghi đậm hình ảnh mùa Phật Đản Phật lịch 2508-1963 đầy tự hào nhưng cũng nhiều hoài vọng...
(Xem: 16852)
Hằng năm, cứ vào dịp đến những ngày tháng tư âm lịch, lòng tôi lại dâng lên một niềm hân hoan khôn tả; niềm vui ấy chính là khoảnh khắc đón chờ đến ngày Phật đản...
(Xem: 14961)
Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2556 - 2012 của Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ
(Xem: 14838)
Tự do là điều có thể. Chúng ta không phải bị nhốt trong đau khổ. Có con đường để thoát khổ. Và con đường đó không gì khác là thực hành bát chánh đạo.
(Xem: 22868)
Trần gian cung phụng Đản sanh Mỗi Tâm mỗi Bụt viên thành truyện xưa Quản chi tạt gió xan mưa...
(Xem: 16047)
Với tinh thần Bi-Trí-Dũng con người có thể hoàn thiện cuộc sống này và từ từ biến nó thành “niết bàn tại thế” mà không cần phải tìm kiếm Thiên Đường ảo vọng...
(Xem: 16211)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
(Xem: 15260)
Nói chung, sự hiện thân của đức Từ Phụ Thích Ca làm cho thế giới đang rưng rưng lệ bỗng hóa thành nụ cười rạng ngời trên khuôn mặt của vạn hữu.
(Xem: 26114)
Bao la biển rộng sông dài. Tháng Tư ấm đậm tình người Việt Nam Lũy tre hiện mái chùa làng...
(Xem: 17194)
Tướng chữ 卍 vạn là phù hiệu của điềm lành được xưng là "Cát Tường Hải Vân" hoặc là "Cát Tường Hỷ Thí".
(Xem: 15797)
Đại lễ Phật đản 2508-1964 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và mở ra một trang sử mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam - Nguyên Ly
(Xem: 19773)
Ý Nghĩa Của Om Mani Padme Hum - Lạt ma Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch
(Xem: 17673)
Hoa sen giải thoát đầu tiên là nhãn thức, giờ đây đã thành tựu rõ rệt, mà một khi một căn thức được giải thoát thì các căn thức còn lại sẽ được giải thoát.
(Xem: 14688)
Vào ngày thứ ba, trong một thông điệp nhân ngày lễ Phật Đản của Phật Giáo (Lễ Vesak), một vị Hồng Y Thiên Chúa Giáo La Mã đã ca ngợi Phật Giáo...
(Xem: 14738)
Hình ảnh Bồ Tát sơ sinh đứng trên quả địa cầu thật có nhiều ý nghĩa: Bồ Tát vào đời với nguyện lực khai sáng cho đời và hoàn thiện Ba La Mật...
(Xem: 19130)
Bởi con đã có được thân người quý giá này, với những tự dothuận duyên Xin hãy cho con thành tựu các giáo lý quan trọng nhất!
(Xem: 15122)
Nguyện cầu tất cả các nguy hại và bao động ở mảnh đất tuyết này Nhanh chóng được an dịu và xua tan hoàn toàn Nguyện cầu Bồ đề tâm cao quý tối thượng...
(Xem: 33059)
Ngài Dudjom Rinpoche sinh năm 1904, trong một gia đình cao quý ở miền Đông Nam Tây Tạng tỉnh Pemako, một trong bốn “vùng đất tiềm ẩn” của Đức Liên Hoa Sinh.
(Xem: 17492)
Xuyên qua không gianthời gian Chúa tể quyền lực của khẩu và hiện thân của trí tuệ, Đức Văn Thù tôn quý Xin hãy ngự mãi trên bông sen trong tâm con...
(Xem: 19129)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
(Xem: 21824)
Lumbini…! Sáng nao bình minh xanh lấp lánh Rừng cây reo, chim muôn cành xào xạc Khấp khởi nắng vàng, rộn rã nghìn hoa
(Xem: 23010)
Kính lễ đạo sư! Với lòng sùng mộ đến bậc đạo sư, Tam Bảo vô thượng, Và đức Bổn tôn được chọn, con xin quy y [các ngài]. Để tất thảy chúng sinh, nhiều như hư không vô tận...
(Xem: 16624)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
(Xem: 16470)
Để hoàn thiện việc thực hànhtrở thành một con người tâm linh chân chính, chúng ta cần có một sự tiếp cận bất bộ phái hay không thiên vị vào các truyền thống Phật giáo.
(Xem: 16514)
Lịch sử của dòng Sakya bắt nguồn từ các vị trời giáng sinh từ cõi Tịnh Quang trong coi trời Sắc giới đến ngự tại các rặng núi tuyết của Tây Tạnglợi lạc của chúng sinh.
(Xem: 22995)
Điều làm Phật giáo trở nên đặc biệt, và khác với tất cả những tôn giáo khác, là một sự thật rằng đây là phương pháp giúp ta có thể kết nối được với bản thể của mình.
(Xem: 26393)
Đức Kyabje Trulshik Rinpoche, Ngawang Chökyi Lodrö, là hóa thân của ngài Zhadeu Trulshik Rinpoche ở Dzarong, và cũng là hóa thân của đức Kim Cương Thủ và đức Văn Thù.
(Xem: 12752)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
(Xem: 29518)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27722)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 25916)
Sự phân tích về cái chết không phải là để trở nên sợ hãi mà là để biết trân quý kiếp sống này, trân quý kiếp người mà qua đó bạn có thể thực hành những pháp tu quan trọng.
(Xem: 18465)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant