Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

II- Ý nghĩamục đích

24 Tháng Tư 201100:00(Xem: 11485)
II- Ý nghĩa và mục đích

THIỀN TRONG ÐỜI THƯỜNG
 Thích Thông Huệ

Chương 6
KHỐI NGHI VÀ THUẬT KHAI TÂM

II- Ý NGHĨA VÀ MỤC ÐÍCH:

 1-Từ đa niệm đưa về nhất niệm:

Trạng thái của tâm thức như một dòng thác, như vượn chuyền cành, không lúc nào dừng nghỉ; lại còn bị kích thích bởi trí nhớ, sự tưởng tượng và hoạt động một cách thầm kín, nên con người luôn bị quay cuồng trong đa niệm. Cả những khi lạy Phật tụng kinh, tuy miệng đọc thân lạy mà nhiều lúc ta vẫn nghĩ lan man chuyện nầy chuyện khác. Chính do tâm lăng xăng suy nghĩ mà tạo nghiệp thiện ác, động cơ của guồng máy luân hồi.

Tuy nhiên, con người cũng có khả năng tập trung vào một vấn đề, một nghi vấn. Khi ấy, những việc khác bị gác qua một bên. Các nhà nghiên cứu, khi toàn tâm toàn ý suy nghĩ về một đề tài khoa học, thường quên hết chuyện xung quanh. Ðây là nguyên nhân của sự đãng trí, tạo ra nhiều giai thoại. Chính nhờ sự tập trung nên trí óc sáng ra, con người có thể tự mình giải quyết vấn đề, như ánh sáng mặt trời đi qua thấu kính hội tụ có thể đốt cháy mảnh giấy để dưới thấu kính. Có điều, vì do tập khí và vì không có công phu tập luyện, nên con người chỉ chuyên chú trong một thời gian nào đó, rồi vọng niệm cũng trở lại lẫy lừng.

Nhà Phật có nhiều phương pháp giúp tâm hành giả từ đa niệm trở về nhất niệm. Người tu Tịnh Ðộ niệm Lục tự Di-Ðà, Mật tông dạy trì chú, Thiền Nguyên thuỷ có Tứ Niệm Xứ, Thiền Phát triển có Lục diệu pháp môn... Những phương tiện ấy đều nhằm đưa hành giả đạt định. Pháp tham công án của Thiền tông cũng vậy. Có thể vị thầy cho ta một công án, hoặc ta tự chọn một vấn đề khó hiểu trong kinh sách, thường là những nghi vấn trọng đại, như công án “Vô” của Ngài Triệu Châu hay “Tiếng vỗ một bàn tay” của Ngài Bạch Ẩn, hoặc các câu hỏi “Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Ðộ sang ?”, “Ðại ý Phật pháp là gì?”... Khi đến tham vấn, thường vị thầy không giải thích mà còn dùng nhiều thủ thuật vun bồi mối nghi thêm lớn mạnh, khiến ý thức không còn chỗ bám víu, bặt đường lý luận suy tư. Một Thiền sư dạy: “Vọng tưởng khởi lên, làm nó lặng đi; vọmg tưởng lặng, làm nó không khởi lên nữa. Ðược vậy thì chẳng nhọc công mười năm hành khước”. Ở đây, hành giả không loại trừ vọng tưởng bằng cách đè nén, vì muốn trừ dẹp vọng, sẽ có niệm hướng đến chỗ không vọng tức sa vào sở đắc, lại là một loại vọng tưởng vi tế. Hơn nữa, nếu sợ động và ưa thích trạng thái bất động, hành giả vẫn còn ý niệm phân biệt hai bên. Hành giả phải ôm mối nghi trong thao thức triền miên, một bề chuyên tâm vào mối nghi thì vọng tưởng tự nhiên lặng. Nhờ kề cận bên thầy, vị thầy có cách giúp môn đệ công phu một cách dũng mãnhvững chãi. Mối nghi dần dần ung đúc thành khối, nghi niệm trở thành nghi tình, nghi đoàn, tức từ đa niệm trở về nhất niệm.

Một điều quan trọng khi tham công án, hành giả không phải để tâm suy luận lý giải, tìm hiểu ý nghĩa của công án, vì đó là hành vi của ý thức. Ví như đối với công án Vô, hành giả không suy nghĩ “Vô là không, không là Tánh Không chứ chẳng phải không ngơ”..., vì như thế một lúc sau sẽ sa vào mớ bòng bong của ý niệm. Hành giả phải đề khởi “Vô” như thế nào để nó gắn chặt, đóng chặt vào tâm, không một phút giây ngừng nghỉ, không một kẻ hở cho niệm khác len vào. Một Thiền sư đã ví người tham công án giống như rơi xuống giếng sâu, chỉ nghĩ một việc duy nhất là làm cách nào ra khỏi giếng. Thiền sư Viên Ngộ trước tác Bích Nham Lục với văn chương siêu xuất, biện biệt tuyệt luân; nhưng người sau chỉ đọc tụng ngôn cú, bàn huyền nói diệu, nên Ngài Ðại Huệ mang những bản khắc gỗ đốt hết, chấm dứt lưu truyền tác phẩm nầy đến 200 năm. Cả hai vị Thiền sư đều có tâm lão bà, vì người mà giảng giải, cũng vì người mà đốt bỏ.

Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc bắt đầu tham công án Vô năm 22 tuổi. Suốt ba năm trường, Ngài vật lộn với chữ Vô, quên hết mọi chuyện xung quanh. Ngài đã diễn tả quá trình công phu của mình, từ lúc bắt đầu được trao công án đến khi thành khối nghi : “Tôi tham chữ Vô cả ngày lẫn đêm, không giây phút nào xao lãng, chỉ chăm lo sao cho được thanh tịnh và kết mối nghi thành khối. Năm được 24 tuổi, một mình tôi vật lộn trong đau đớn, quên cả ăn ngủ. Bỗng nhiên, tôi nhận thấy một cảm giác trong suốt cực độ như đang bị đóng băng, chết cứng trong một cánh đồng giá rét trải rộng cả ngàn cây số. Tôi không thể tiến, cũng không thể lùi. Tôi như người mất hết trí khôn, không còn gì hiện hữu trong tôi ngoài Vô. Tôi biết trong tôi đã kết thành khối nghi”.

Những trạng huống thay đổi của tâm thức như trên có thể chứng minh bằng quan điểm triết học. Bình thường, con người không tự chủ được đối với ý niệm vì chịu sự chi phối của hai yếu tố: Một là kích thích của cảm quan đối với trần cảnh bên ngoài, nhà Phật gọi là năm căn tiếp xúc với năm trần phát sinh năm thức; hai là hoạt động của tiềm thức, pháp trần khởi dậy tạo nên dòng chảy liên tục của vọng niệm. Khi tâm chuyên chú vào một đề mục, hai yếu tố kích thích trên không thể chi phối được. Trước tiên, hành giả không bị dính mắc theo sắc thinh hương vị xúc; sau đó, hạt giống có sẵn trong tiềm thức không có điều kiện khởi hiện hành. Khi công phu thuần thục, hành giả thoát khỏi sự chi phối của tiềm thức. Ðây là lúc mà Ngài Bạch Ẩn bảo rằng cảm thấy mình “trong suốt như bị đóng băng”.

 2- Bùng vỡ khối nghi :

Một hình ảnh linh động diễn tả người ôm khối nghi, như cảnh một con chó thấy chảo mỡ sôi thật hấp dẫn; chó muốn liếm nhưng sợ phỏng, mà bỏ đi thì tiếc, nên cứ quanh quẩn bên chảo mỡ mà không biết làm cách nào. Tình trạng bế tắc nầy là triền miên; khối nghi cứ đeo đẳng không rời khiến hành giả quên ăn bỏ ngủ. Vị thầy biết rõ tình trạng ấy của môn đệ, nhưng không can thiệp vào khi chưa đến thời kỳ. Lúc đủ nhân duyên, vị thầy dùng một thủ thuật đặc biệt, hoặc nhờ một ngoại duyên nào đó, tự nhiên khối nghi bùng vỡ, hành giả đại ngộ.

Sự bùng vỡ khối nghi là thời điểm cuối cùng của quá trình tìm lại con người thật của chính mình. Thời điểm này xảy ra thật đột ngột, không có dấu hiệu gì báo trước, biểu hiện mỗi người mỗi vẻ, cơ hội không ai giống ai, thời gian cũng khác nhau tùy trường hợp. Thiền sư Linh VânQuốc sư Huệ Trung mất 30 năm. Thiền sư Bạch Ẩn mất 3 năm .... Cũng có những người ôm khối nghi suốt đời, đến lúc chết cũng chưa tìm ra lời giải đáp. Ðó là những trường hợp rất đáng tiếc mà vị thầy cũng không thể làm gì để giúp môn đệ. Vì sao có sự khác nhau đó? – Theo Philip Kapleau, một môn sinh của Thiền sư Suzuki và được lão sư Yasutani ấn chứng, sự giác ngộ nhanh hay chậm là do chính tự thân của hành giả. So với các pháp tu khác, tham công án đưa đến giác ngộ nhanh hơn, nhưng còn tùy nghiệp lực, tùy sự khát ngưỡng được giải thoát cấp bách hay không, và tùy công phu tham cứu miên mật nhiều hay ít. Cho nên, tự lực là chủ yếu, tha lựctrợ duyên. Tha lực đóng vai trò một tia lửa điện khởi phát phản ứng hoá học, một cái ấn trên nút khởi động máy. Không có tia lửa, phản ứng không xảy ra; không có cái ấn nút, máy không vận hành. Nhưng những sự chuyển động ấy không phải chỉ nhờ tia lửa hay cái ấn nút, mà chủ yếu do đủ yêu cầu về lượng và chất của những thành phần trong phản ứng, do máy móc đã hoàn bị và sẵn sàng hoạt động. Cũng vậy, sự thao thức trăn trở, sự dấn thân đến tột độ, sự toàn tâm toàn ý sống chết với khối nghi làm vắng bặt mọi vọng niệm, là công việc của bản thân hành giả. Sự giúp đỡ của Tôn sư, như cố ý kích thích khối nghi ngày càng mãnh liệt để kết thành khối nghi (nếu môn đệ không tự mình làm được), hoặc tạo cơ hội thúc đẩy quá trình công phu sớm đến đỉnh cuối, hay đập một phát dứt điểm khi thời cơ chín muồi... là tha lực cần thiết đối với hành giả. Do đó, trong Thiền công án, cả tự lựctha lực đều quan trọng không thể thiếu, song hành giả phải nhận định yếu tố chính và phụ để khỏi lầm lẫn khi dụng công.

Ðịnh Thượng tọa hỏi Tổ Lâm Tế: “Thế nào là đại ý Phật pháp?”. Câu hỏi nầy là một vấn đề trọng đại của người tu. Thượng tọa cũng đã ôm ấp nghi vấn từ lâu, có thể cũng tham vấn nhiều nơi nhưng chưa tìm ra giải đáp. Tổ Lâm Tế nghe hỏi, lặng thinh bước xuống toà, nắm cổ áo Thượng tọa, tát một cái thật mạnh. Thượng tọa Ðịnh kinh ngạc đứng sững. Một vị tăng đứng kế bên vụt bảo: “Ðịnh Thượng tọa sao không lễ Hòa thượng đi!”. Thượng tọa sắp cúi xuống lạy, tức khắc bừng ngộ.

Ðây là một câu chuyệntác động rất mạnh đến những hành giả tu Thiền. Tổ Lâm Tế là một vị Thiền sư rất kỳ đặc, cơ phong cao vút, người thường không thể lường nổi. Ngày trước, Tổ cũng ba lần ăn gậy của sư phụ Hoàng Bá chính vì câu hỏi nầy, đã từng đau khổ tột cùng vì ôm khối nghi: “Hỏi như vậy có lỗi hay không lỗi?”. Nay nghe Thượng tọa Ðịnh hỏi lại câu ấy, Tổ bằng tâm lão bà như Tôn sư khi xưa, tát Thượng tọa một cái nẩy đom đóm mắt. Uy lực của các Thiền sư rất lớn, nên dù làm gì, học nhơn cũng không dám phản ứng. Thượng tọa Ðịnh bị bất ngờ, mọi vọng niệm đều dứt bặt. Cơ duyên đã chín muồi, nên khi cúi xuống lạy liền hoát nhiên đại ngộ.

Tổ Qui Sơn một hôm gởi cho Ngài Ngưỡng Sơn tấm gương. Ngài Ngưỡng Sơn thượng đường bảo đại chúng: “Các vị hãy nói, đây là gương của Qui Sơn hay của Ngưỡng Sơn? Nếu của Qui Sơn, sao ở trong tay ta? Nếu của ta, sao nhờ Qui Sơn gởi đến mới có? Ai nói được thì không đập nát”. Toàn chúng đều không đáp được. Ngài liền đập nát tấm gương.

Tấm gương ở đây trở thành một bài pháp siêu tuyệt. Trả lời gương của Qui Sơn hay của Ngưỡng Sơn đều bị lỗi. Môn đệ lúng túng vì không thể đáp, như thế là đã khởi mối nghi. Ngài đập nát tấm gương làm khối nghi càng lớn. Tấm gương là thực tại hiện tiền, nhận ra thì vượt thoát rào cản nhị biên, vượt thoát cái bẫy của Thiền sư. Thủ thuật khai tâm của các Ngài nhằm chấm dứt mọi lý giải biện luận, nhằm đập chết con khỉ ý thức, dồn môn sinh vào chỗ bế tắc và tự mình tìm chỗ thoát thân, trực nhận tánh giác sẵn đủ. Công án Chích thủ diệu thanh ( tiếng vỗ một bàn tay) của Thiền sư Bạch Ẩn Huệ Hạc nhằm giúp học nhơn phản tỉnh trở về con người biết nghe luôn luôn hiện diện. Có tiếng hay không tiếng là duyên bên ngoài, còn cái thường biết mới là chân thật.

Thượng tọa Huệ Minh đuổi theo Lục Tổ muốn giành lại y bát. Ngài đã có công phu trước đó, đã từng trăn trở làm sao tìm được bộ mặt thật xưa nay, nên khi thấy y bát để trên tảng đá mà không ôm lên được, Ngài đổi lòng cầu y bát thành tâm cầu đạo. Lục Tổ bảo Ngài đứng im giây lát, sau đó hạ một câu: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng tọa Minh ?” Ngài liền đại ngộ. Thời gian tu trước, Ngài đem tâm bỏ ác cầu thiện, bỏ vọng cầu chơn theo tinh thần phất bụi trừ dơ của Ngài Thần Tú. Thật ra, chơn và vọng cũng chỉ là sự phân biệt tương đối của ý thức, cũng đều cùng một tâm; vọng sanh từ tâm và diệt cũng không ra khỏi tâm. Lục Tổ dạy Ngài siêu vượt thiêïn ác tức vượt khỏi ý niệm phân biệt hai bên; làm sao nhận ra bản tâm bất diệt nơi vọng tâm sanh diệt, ấy là tu có chánh kiến. Các vị Thiền sư sử dụng các thủ thuật khác nhau tùy đương cơ, như thầy thuốc giỏi tùy bệnh cho thuốc, và khác với lối dạy của Pháp sư. Pháp sư thường giản trạch Phật pháp một cách biện chứng, rõ ràng khúc chiết; còn Thiền sư thường dùng lối dạy nửa vời khó hiểu, nhưng giúp môn đệ mau khai ngộ, và khi ngộ rồi thì không thể nào quên. Tuy vậy, trong thời đại khoa học hiện nay, mỗi vấn đề đều phải được trình bày minh bạchhợp lý, nếu dạy đồ chúng theo cách xưa e khó thuyết phục người nghe. Ngài Trường Sa Cảnh Sầm ngày xưa còn bảo: “Nếu lúc nào ta cũng nói tột lý Thiền, thì sân chùa nầy mọc đầy cỏ dại”, vì chẳng còn môn đệ nào quét đất Già-lam. Vì thế, các ngài phải kết hợp Thiền và Giáo, trừ một số người có căn cơ đặc biệt hoặc thích hợp với Thiền công án thì các Ngài có cách dạy riêng, nhằm khơi dậy tiềm năng vô tận vượt khỏi tri kiến lập tri, là trực giác Bát-Nhã sẵn đủ nơi mỗi người.

Sau đây là tự thuật của Ngài Bạch-Ẩn lúc vượt thoát nhị biên đối đãi giữa ta-người, sanh-tử, tất cả đều được bao trùm trong ánh giác: “Một buổi chiều nọ, tôi bỗng nghe từ xa vọng đến tiếng chuông chùa, giống tiếng ầm của một tảng băng hay một ngọn tháp ngọc rơi xuống. Tôi chợt nhận ra, mình là vị tiền bối Nham Ðầu. Dù đã xa xưa rồi, Ngài vẫn chẳng có gì thay đổi. Khối nghi vỡ tan tành. Tôi la lớn: Thật là vi diệu! Không còn sanh tử để thoát ra, không còn giác ngộ để tìm kiếm. Tất cả 1700 công án từ trước đến nay, không cần tham nữa!”. Khi trực giác phóng xuất, hành giả thâm nhập vào cảnh giới tuyệt đối, nhận ra con người thật, là giải quyết xong vấn nạn của đời mình. Ðến đây rồi, mới thấy con người thật ấy luôn luôn hiện hữu, có lúc nào vắng thiếu; chỉ vì quên mất gia tài đồ sộ nên chúng ta mới làm kẻ bần cùng. Tâm trạng của một người nghèo khổ mạt hạng bỗng dưng lạc vào cung điện nguy nga tráng lệ, hay vào một kho tàng đồ sộ đầy ngọc ngà châu báu; lại biết tất cả những thứ quý giá đẹp đẽ ấy đều là của mình, mặc tình cho mình sử dụng, tâm trạng ấy liệu có thể diễn tả được bằng lời?

 

II- NỘI DUNG THIỀN TẬP

 1- Lộ trình tâm linh:

Trong Bát Chánh đạo, đi đầu là Chánh kiến. Người tu trước tiên phải nắm vững phương pháp hành trì, như người đi đường trước khi khởi hành phải nghiên cứu lộ trình và nơi đến. Nếu khôngkiến giải chơn chánh, tu hành theo chánh pháp, thì dù cực khổ công phu đến mấy cũng không đạt được mục đích cuối cùng, đôi khi lầm lạc vào đường tà lối rẽ. Dĩ nhiên, mỗi người có căn cơ, trình độ, sở thích khác nhau, nên sự chọn lựa pháp tu là do tâm ý của riêng mình. Kinh nghiệm tu tập cũng mang tính cách cá nhân, như mỗi bông hoa có một dáng vẻ, một hương thơm khác nhau, nhưng đều chung sức tỏa sắc khoe hương cho vườn hoa tập thể.

Thiền sinh theo dõi từng vận hành của tâm niệm, thấy chúng khởi lên và diệt đi, không còn dấu vết. Biết rõ chúng là hư dối không thật, ta không theo chúng, tự nhiên tâm liền an. Nhận diện tiến trình sinh diệt của vọng niệmbước đầu của con đường thiền tập; trong đó, nhận ra bộ mặt của vọng là điều kiện đầu tiên tối cần để chiến đấu và chiến thắng giặc phiền não. Một vị tướng tài muốn trăm trận trăm thắng, phải biết rõ ta và địch. Giặc phiền nãotâm vương tâm sở, trận chiến ngay tự thân là trận chiến ác liệt nhất, nếu ta không nhận diện được giặc thì làm sao có chiến tích lẫy lừng? Ðây lại là cuộc trường chinh gian khổ, vì tập khí phiền não tích tụ biết bao đời kiếp, không phải một ngày hai ngày là xong việc. Pháp môn tri vọng là lối chăn trâu trong nhà Thiền, có nhiều mức đôï từ thấp đến cao(5). 

Chánh niệmcông phumọi nơi mọi lúc. Thiền sinh duy trì sự tỉnh giác thường xuyên, luôn đặt tâm vào giờ phút hiện tại, nhận rõ sự động dụng của thân, sự biến đổi của tâm và sự vô thường của cảnh. Chỉ cần biết rõ tất cả mà không khởi niệm hay cưỡng chế mọi sự việc theo ý mình. Chánh niệm tự động soi sángchuyển hoá mọi cảm thọ ở thân và những phiền não cấu nhiễm trong tâm, như ánh nắng chiếu vào nước đá, tự nhiên nước đá tan chảy dù ánh sáng không cố ý mong cầu.

Kiến tánh là kiến chiếu vào tận thể tánh của chính mình. Hành giả nhận ra con người thật, con người nguyên thủy trước khi cha mẹ sinh ra. Kiến tánhtrở về cái uyên nguyên của vũ trụ nhân sinh; cái không thể dùng ý thức tưởng tượng nhưng luôn luôn hiện hữu; cái không hình tướng nhưng trùm khắp và không sanh không diệt; cái tịch lặng muôn đời nhưng chiếu soi tận cùng pháp giới. Trở về thể tánh chơn thật ấy, hành giả đã có chỗ y cứ chung thân, đời tu không còn lui sụt nữa.

 2- Thiền tập trong mọi hoàn cảnh:

Trước tiên, chúng ta nên nhận định rằng Thiền không phải chỉ là toạ, nên tu Thiền không chỉ ở lúc ngồi. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu khi tâm ta còn lăng xăng đa sự, toạ thiềncông phu cần thiết và cơ bản giúp ta dễ định tâm hơn cả. Một số người dùng lời dạy của Lục Tổ, hoặc chủ trương Thiền là phải sống trong từng giây phút để bài bác việc tọa thiền. Ðây là một điều lầm lẫn lớn lao. Ðức Phật mỗi sáng sớm trước khi đi giáo hoá, Ngài đều tọa thiền, sau đó xét căn cơ trình độ của những người hữu duyên Ngài sẽ gặp, để chỉ dạy phương pháp tu thích hợp. Một số vị Tổ sư không chủ trương tọa thiền để đối trị sự cố chấp của môn đệ, cho tọa thiềncứu cánh. Những phương tiện giáo hoá của các Ngài lập bày chỉ vì đương cơ và chỉ thích hợp với đương thời; ngày nay chúng ta lại áp dụng vào mọi nơi mọi lúc, e có khi không hợp lẽ. 

Lúc tọa thiền mà có âm thanh hay tiếng động ồn ào bên ngoài, ta vẫn biết nhưng không duyên theo tiếng hoặc sanh tâm bực bội. Những cảnh tượng quấy rầy lúc đầu làm trở ngại, nhưng đó cũng là cơ hội để ta tu trong nghịch duyên. Tuy thế, không nên cố ý tạo nghịch duyên như tự mình mở nhạc hoặc băng thuyết pháp lúc đang tọa thiền, vì thiền không chủ ý chủ tâm. Trường hợp này thường gặp trong gia đình các Phật tử đông người, không có không gian riêng cho mình tu tập. Ta có thể khắc phục hoàn cảnh bằng cách chọn giờ yên tĩnh hoặc một nơi thích hợp cho công phu thiền tọa, kết hợp với thiền hành.

Tọa thiềncông phu trong lúc tĩnh; tiến thêm một bước là tập tu trong khi động, theo tinh thần của Chánh niệm hay làm việc gì chỉ biết việc đó. Trong ngày, lúc thuận tiện ta có thể thiền hành trong phòng, trên sân thượng, trên đường vắng hay ngoài bãi biễn ..., vừa đi vừa hít thở không khí trong lành, chánh niệm trên từng bước chân, Thiền hành là lối công phutính cách tự do, không theo nguyên tắc cố định. Ðơn giản là ta đi bách bộ một cách chậm rãi, không có đích đến. Lúc đi ta biết mình đang đi, cái biết này chỉ mới trên bề mặt ý thức nhưng là khởi đầu cần thiết. Tâm tĩnh lặng, ta thấy an lạc hạnh phúc nơi từng bước chân. Ðến khi đi chỉ biết là đi mà không còn ngã tướng, thì tuy chân vẫn bước mà ý niệm đi biến mất. Ði trong trạng thái vong ngã thì tức khắc ta đi vào bản thể của chính mình. Ði thẳng vào bản thể hoàn toàn trái ngược với sự đi quanh của ngã tướng; điều này khó nói cho người khác hiểu, chỉ nhờ công phu mới tự mình thầm nhận.

Trong một nhóm tu hành, ta có thể tổ chức những bữa cơm nhiếp tâm. Duy trì chánh niệm trên từng động tác, nghĩa là đang gắp, nhai, nuốt ...ta đều biết rõ nhưng không chia nhỏ những động tác ấy. Ví dụ, trong trí ta cứ thầm nhủ theo từng cử chỉ “gắp-gắp lên miệng - bỏ vào miệng – nhai – nhai - nuốt...” thì những động tác ấy không thể nào tự nhiên được. Các món ăn đặt trên bàn, ta có thể gắp một cách từ tốn tự nhiên, vị chua cay ngọt mặn thế nào ta đều biết. Không phải khi ăn không cần biết ngon dở, vì như thế trởû thành vô tri, dần dần quên mất sự sống. Ta có quyền thấy nghe hay biết tất cả, nhưng điều quan trọng là không sanh tâm khen chê ưa ghét, như thế sẽ không xa rời cuộc sống, mới có cơ hội phát sinh Tri kiến Như thật.

Mặt khác, trong những công việc hàng ngày, chỉ cần tỉnh thức chú tâm vào mọi động tác, vào công việc làm. Khi ta quét nhà, chính sự quét nhà là niềm an lạc, nếu ta không xen vào những tư tưởng phức tạp của ý thức. Khi ta nấu cơm, rửa chén, cuốc đất ... cũng vậy. Nấu cơm để nấu cơm, rửa chén là để rửa chén. Chỉ chú tâm vào việc đang làm, việc làm ấy sẽ được chu toàn, năng suất cao, kết quả tốt; và đặc biệt, nơi hành động đã là mục đích, nơi phương tiện đã là cứu cánh. Như thế, Thiền là sự sống trong mọi sinh hoạt bình thường.

Các huynh đệ đồng tu thường có những buổi pháp đàm, trao đổi những kiến giảikinh nghiệm trong công phu. Những cuộc trao đổi như thế rất hữu ích, với điều kiện phải có tinh thần hòa ái hoan hỉ, mục đích giúp nhau cùng tu tiến chứ không phải tranh luận hơn thua. Nếu không theo tinh thần Tam hòa(6), dễ gây mất sự đoàn kết nội bộ. Khổng Tử nói: “Tam nhơn đồng hành tất hữu ngã sư”, ba người cùng đi ắt có người làm thầy ta. Ta có thể học được tất cả mọi người, kể cả những người nhỏ tuổi hơn, yếu kém hơn ta. Có người thường thích phát biểu trước tập thể để chứng tỏ mình tu hay hơn, hiểu biết hơn người khác; có người bảo thủ, luôn cho ý kiến của mình là đúng, không chấp nhận những ý kiến trái ngược... Tất cả đều là hành tung của bản ngã. Người có ngã chấp quá lớn không thể tiếp thu gì thêm, như ly nước đã đầy, không rót được thêm vào. Từ đó, đường tu dần dần đi xuống mà không hay biết. Thiền tông nói lên được cái tinh hoa của đạo Phật nên rất thành tựu về mặt truyền pháp, nhưng do chỉ dạy quá thẳng tắt nên nhiều người tưởng hiểu lý Thiền là xong việc, lấy sự hiểu bằng ý thức làm lẽ sống mà không tinh cần công phu, cuối cùng từ hay chuyển sang dở. Thiền sinh chúng ta nên cảnh giác đối với bệnh khẩu đầu thiền, một bệnh phổ biến của những người nói nhiều làm ít. Tu là phải thúc liễm thân tâm, thận trọng trong từng lời nóitỉnh giác trong từng hành động, lại cần nói ít hơn những điều mình đã thấy. Người có công phu thiền tập tự nhiên sẽ có một phong cách đặc biệt, trầm tĩnh đúng mực từ lời nói đến việc làm.

Các bậc hiền sĩ ngày xưa thường chủ trương Thà chết vinh hơn sống nhục. Danh dự nhiều khi quý giá hơn tài sản, tính mạng. Nhưng làm sao trong vinh dự được tôn xưng mà ta không ngã mạn cống cao, thì có lúc nào đó bị người khinh chê, ta sẽ không quá buồn khổ. Gặp lửa nóng ta biết ngay mà tránh, còn nước mát lại dễ làm mất cảnh giác, chết đuối lúc nào không hay. Nghịch cảnh như lửa nóng, người tu dễ thức tỉnh nhớ xoay lại mình, còn cảnh ấm êm thuận thảo đôi lúc gây kiêu ngạo. Cho nên nhà Thiền không sợ thất bại, mà lại ngại sự thành công; vì chính thất bại là nghịch duyên cần thiết để hành giả có thêm kinh nghiệm tự thân, biết mình còn xấu dở mà tinh cần tu học.

Có một điều tế nhị chúng ta cần lưu ý: Một hôm nào đó ta gặp một người dáng vẻ tu hành mẫu mực, sống trong cảnh bần hàn và luôn chê bai xem thường danh lợi. Tiếp xúc với người ấy đôi lần, ta rất ngưỡng mộ và muốn tôn làm thầy dạy đạo. Nhưng cần tỉnh táo sáng suốt nhận địnhvấn đề. Ngụ ngôn Pháp kể chuyện con cáo chê chùm nho xanh, không đáng để nó bỏ công hái. Nhưng thật ra, vì chùm nho trên cây cao quá, cáo ta năm lần bảy lượt nhảy lên mà không với tới, nên mới ra bộ chê bai. Ðó chỉ là tâm lý phản ứng trước một thứ mà mình không thể có dù thâm tâm rất muốn. Trong đời, chúng ta có thể gặp rất nhiều hình ảnh “con cáo và chùm nho” như thế.

Cổ đức nói:
Phiền não khởi giai do đa sự
Thị phi sanh dĩ thị đa ngôn.

Con người chúng ta không nhiều thì ít đều có những ham muốn đam mê. Chính sự ham muốn tạo thành kiết sử, trói buộcsai khiến ta phải tìm mọi cách thỏa mãn; đạt được lại muốn nhiều hơn, không đạt khởi sanh sân hận. Nhu cầu bản thân càng cao thì phải ôm đồm nhiều việc, phiền não càng lẫy lừng. Con người trở thành nạn nhân cho chính dục vọng của mình, ngày càng bất an, thần kinh căng thẳng đưa đến những hậu quả khó lường. Lại nữa, khi ngồi với nhau, thường thì chúng ta hết bàn sự phải quấy lại đến chuyện đông tây kim cổ. Nhưng bàn chuyện người thì có ích gì cho mình, càng nói nhiều càng lắm thị phi. Chúng tamâu thuẫn là muốn bình an nhưng lại thích luận bàn thế sự, lại thấy rõ cái dở của người mà không biết tìm khuyết điểm nơi mình. Chúng ta tu là chấp nhận những điểm yếu của mình một cách thẳng thắn, và sửa đổi để ngày càng hoàn thiện. Ta nhận định mọi người mọi vật bằng cặp mắt khách quan, không thần tượng hoá người nào, không lý tưởng hoá vật gì. Trên đời không có cái gì tuyệt đối, không chỉ có thầy mình là hay nhất, không chỉ có pháp tu của mình là đúng nhất. Những cái nhìn thiển cận biên kiếntư tưởng cục bộ chủ quan, làm đóng khuôn và che mờ thực tại. Ðạo Phật là đạo trí tuệ, người con Phật phải có chánh kiến, nhìn mọi vấn đề một cách toàn diệnbao dung được mọi tư tưởng lập trường khác biệt. Từ đó, ta có thể hòa đồng với mọi ngườichịu đựng mọi hoàn cảnh mà vẫn giữ bản chất, phong thái riêng của mình.

Thiền sư Vạn Hạnhbài kệ nổi tiếng:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu vô.
Nhậm vận thịnh suybố uý
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Nghĩa:
Thân như bóng chớp có rồi không
Cây cỏ xuân tươi, thu nhuốm hồng.
Mặc cuộc thịnh suy, đừng sợ hãi
Thịnh suy như cỏ hạt sương đông.

Khi biết vạn pháp đều không thật, đều vô thường, thì sự thăng trầm thịnh suy của cuộc sống đối với các Ngài như hạt sương trên đầu ngọn cỏ. Chúng ta chưa được tự tại như các Ngài, nhưng nhờ công phu thiền tập, ít nhiều cũng có sự trầm tĩnh. Trước khi quyết định một việc gì, ta suy nghĩ chín chắn, xử thế có lý có tình và có lập trường vững chắc. Ta không từ nan việc gì trong khả năng mà có ích cho đời, làm nhưng không dính mắc vướng bận. Ðời sống của ta sẽ có ý nghĩathọ mạng ngắn hay dài; ta hiến dâng nhiều bao nhiêu thì sự an lạc hạnh phúc đến với ta tương đương như thế.

Một số thiền sinh thường thắc mắc: Trong cuộc sống, ai cũng phải tính toán lo toan cho bản thân, cho gia đình. Người tu càng nhiều việc sắp xếp, tổ chức trong tự viện và những việc Phật sự bên ngoài. Suốt ngày suy tính bận bịu như thế có trái với tôn chỉ nhà Thiền là vô sự vô tâm?. Các bậc ngộ đạo cũng trăm công nghìn việc, nhưng các Ngài sắp xếp việc nào ra việc ấy, tính xong rồi buông xả, nên các Ngài làm tất cả mà cũng như không làm. Chúng ta học theo các Ngài, cũng phải lo toan cho cuộc sống hàng ngày một cách chu đáo, làm tròn mọi trách nhiệm đối với gia đìnhxã hội, nhưng không dính mắc, thì dù đa sự mà vẫn không phiền não.

 3- Một vài ngộ nhận trong công phu:

* Có người cho rằng, tu hành là phải tránh bớt duyên khi chưa triệt ngộ, nên chủ trương tự tu tự học khi đã biết cách dụng công. Ðây là một quan niệm hữu lý, có cơ sở, nhưng nếu ta cố chấp lại sinh ra cực đoan. Ngày xưa, các vị Thiền sư khi kiến tánh, thường vào núi rừng ẩn tu một thời gian gột sạch tập khí, sau đó mới vào cuộc đời giáo hoá chúng nhân. Ngày nay, chúng ta không thể sống một mình nơi hoang dã, uống nước suối ăn trái rừng qua ngày, chưa kể lúc ốm đau hoặc chướng duyên làm trở ngại. Vì thế, phần đông chúng ta đều chấp nhận cuộc sống chung cùng bạn lữ, tuy kết quả không nhanh chóng bằng người xưa, nhưng được lợi là giúp mình giúp người. Mặt khác, nếu nắm vững pháp tu, trong lúc động lại tiến nhanh hơn khi tĩnh. Cùng sống với tập thể, một mặt ta giúp được người đi sau, mặt khác ta nương vào người để củng cố lòng tin, ý chí, để được bảo vệ trước những cám dỗ của ngũ dục. Nhiều người thích tu nơi vắng vẻ, một thời gian tưởng mình đã xong việc, không ngờ khi trở về thế gian lại sanh phiền não, có trường hợp sa ngã, uổng một đời tu. Ðây không những là kinh nghiệm đối với người xuất gia, mà còn cho những đạo tràng cư sĩ tại gia.

* Có người hiểu lầm chỉ có tọa thiền mới là tu, nên xem thời gian tọa thiền trong ngày là chuẩn mực đạo đức. Thật ra, khi mới phát tâm, tọa thiền giúp ta dễ an định tâm, do các căn ít tiếp xúc với trần cảnh. Nhưng trong các giai đoạn sau, khi công phu đã thuần thục, ta cần tu trong mọi thời khắc, mọi nơi chốn, mọi oai nghi. Các Thiền sư, khi trả lời câu hỏi “Thiền là gì?”, thường bảo “Dưới gót chân ông” hoặc “Trong thân chỗ nào không có máu?”. Lục Tổ chủ trương kiến tánh chứ không chủ trương tọa thiền, vì chưa kiến tánh thì chưa bước chân vào cửa Thiền tông.

* Một số thiền sinh quan niệm Thiền là cắt đứt mọi hoạt động tâm lý. Ðây là lối tu theo kiểu đá đè cỏ, luôn phải chú tâm đè nén vọng tưởng nên hành giả rất sợ cảnh sợ duyên, không có sự sáng tạo và sức sống riêng cho chính mình; đến khi gặp chướng ngại không biết làm cách nào để tránh. Có người lại hiểu Thiền qua sách vở, nghĩ Thiền dễ tu dễ chứng, chưa gì đã tự tôn xưng, thỏng tay vào chợ. Thật là một lầm lẫn tai hại, sao khỏi đọa vào khổ xứ? Tất cả ngôn từ, dù cao siêu hoa mỹ đến đâu, cũng không diễn đạt đến lẽ thật. Muốn ngộ lý Thiền, ta phải khéo thông qua ngôn ngữ mà thầm lãnh hội thực tại phi ngôn. Thiền là đời sống tự mình kinh nghiệm, tự thấu triệt ngay từ những điều bình dị đơn giản nhất.

* Ðức Phật bảo “Chúng sanh là Phật sẽ thành”, ấy là muốn sách tấn hàng môn đệ, vì quả thật mỗi chúng sanh đều có mầm mống giác ngộ. Không có nhân thành Phật, không thể nào chúng ta tu đến quả vị cuối cùng. Nhưng nếu chúng ta hiểu đơn giản rằng, chữ “sẽ thành” có nghĩa là một tương lai nào đó, thì vô hình trung ta có sự vọng cầu mong mỏi. Như thế là không hợp lý đạo. Phật là Phật tâm tại hiện tiền, chứ không phải là một Ðấng Cứu thế bên ngoài hay một quả vị Phật ở thời điểm nào xa xôi. Người tu thiền có tâm mong cầu kết quả, có khi công phu thấy cảnh lạ lại khởi lòng vui mừng hay sợ hãi, thường dễ phát sinh bệnh tật, điên cuồng. Ðây là điều chúng ta cần thận trọng ghi nhớ. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10129)
Thật sung sướng khi mặc vào người, cái áo nhật bình bạc màu, chừa chóp tóc giữa đầu; cuộc sống hoàn toàn mới lạ, thanh thoát nhẹ nhàng...
(Xem: 10397)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
(Xem: 9672)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
(Xem: 23589)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 11829)
Khi còn bé, mỗi dịp Vu lan về, tôi thường hay theo mẹ lên chùa lễ Phật. Khi nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà, tôi thấy khóe mắt mẹ tôi nhòa lệ.
(Xem: 10719)
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nỗi niềm trong cô tịch...
(Xem: 10063)
Tất cả nghiệp tội đều do chấp trước mà phát sinh. Trong sáu cõi lại xuất hiện ra cảnh giới của ba đường ác. Tuy là ảo vọng không thực, nhưng cảm nhận đau khổ là thật.
(Xem: 28666)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 21597)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 29390)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 11380)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 12361)
Đức Phật ra đời là để khơi mở tuệ giác cho hết thảy chúng sinh: - Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, tất cả chúng sinh đều có trí tuệ...
(Xem: 26305)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 31008)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25308)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22786)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 13039)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp ngườihy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
(Xem: 21913)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 12218)
Tâm tĩnh lặng tự tại gọi là AN. Thân ở yên một chỗ gọi là CƯ. Tứ chúng là bốn hình tướng của người tu bao gồm xuất giatại gia (chư Tăng, Ni, và Cư sĩ nam, nữ).
(Xem: 14124)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đứctrí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
(Xem: 12424)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 11235)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
(Xem: 10686)
Việc tri ânbáo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
(Xem: 38043)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 13661)
Người Phật tử trên bước đường tu tập hãy kiên trì, tinh tấn, gột rửa thân tâm mình sao cho ngày càng trong sạch, tinh khiết như những đóa sen, vươn lên khỏi bùn nhơ...
(Xem: 13448)
Với đạo Phật, đời sống có chất liệu để cho hoa sen vươn lên bầu trời, có sức đẩy để cho chiếc bè tự do nổi được và vươn ra đại dương.
(Xem: 12335)
Một mùa Phật đản nữa sắp về, tôi lại được vẽ Phật đản sinh. Ngài đứng trên đài sen, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất. Tôi không thể nhớ đã vẽ được bao nhiêu bức tranh Phật như thế này.
(Xem: 12578)
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạchsáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày.
(Xem: 12047)
Theo truyền thống các nước Phật giáo Nguyên thủy, ngày lễ Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được mọi người biết đến với cái tên thân thiết hơn, đó là ngày lễ Vesak.
(Xem: 10714)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
(Xem: 11206)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
(Xem: 23349)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
(Xem: 33172)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 12781)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
(Xem: 7381)
Kinh mô tả, mùa an cư đầu tiên, đức Phật đã có mặt tại vườn Nai, còn gọi là vườn Lộc Uyển.
(Xem: 12183)
Hôm nay mùa Phật đản Nắng xuân rọi chói chang, Chim reo hót muôn ngàn Chốn đạo tràng thênh thang
(Xem: 12601)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
(Xem: 12029)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
(Xem: 12854)
Chân thành đốt nén tâm hương Cúng dường Chư Phật mười phương rạng ngời Mừng ngày Đức Phật ra đời Muôn hoa đua nở nơi nơi rộn ràng
(Xem: 11934)
Lễ Phật Đản tưng bừng khắp chốn, Từ sơn lâm cho đến thị thành. Lòng Phật tử vui mừng khôn xiết...
(Xem: 10684)
Đức Phậtđấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
(Xem: 11352)
Đóa Sen hồng hé nụ Rằm tháng Tư lại về Xôn xao đến làng quê. Đường trần dệt ánh sáng.
(Xem: 11647)
Tóc mây pha màu trắng Biển xanh lộng bóng trời Chim về đôi cánh sãi Vun vút gió ngàn khơi.
(Xem: 10851)
Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại...
(Xem: 10782)
Là một con người trên tất cả con người, là một vĩ nhân trên tất cả vĩ nhân, cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni gắn liền với một huyền thoại tuyệt đẹp...
(Xem: 10362)
Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian...
(Xem: 10470)
Bản hoài của chư Phật mười phương là muốn chỉ cho chúng sinh thấy, ai cũng có tri kiến Phật, tức Phật tánh, như nhau, bình đẳng không khác.
(Xem: 10697)
Mỗi khi ta chế tác được một chánh tư duy, một tư tưởngbiểu lộ được tuệ giác vô thường, vô ngã, từ bi, trí tuệtương tức thì ta là Bụt.
(Xem: 10623)
Bảy bước chân đức Phật luôn hướng đến những nơi khổ đau. Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những bước chân ấy vẫn miệt mài đưa biết bao nhiêu thế hệ đi vào từng trang sử đẹp.
(Xem: 11900)
Phước duyên thù thắng phước duyên xuân Từ thị long hoa hiện tánh thuần Hoa nở sắc hương hoa mãn giác Mười phương chung lạc phúc nhân quần
(Xem: 10683)
Bên đài hoa sen trắng Trông thấy ánh đạo vàng Bên niềm vui tĩnh lặng Thấy Phật tỏa hào quang
(Xem: 12727)
Hỡi Vesak thiêng liêng! Hãy cất cao ngọn lửa hùng thiêng cháy bỏng, tiêu hủy đi những tăm tối lầm mê, thắp sáng lên tình thươngtrí tuệ...
(Xem: 10793)
Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển III kể rằng: Khi đức Phật hiệu Tì-bà-thi Như Lai ra đời, Thánh chúng lúc ấy có ba hội, toàn là bậc A la hán.
(Xem: 11374)
Lạy Như Lai, Ngài có nghe con khấn nguyện Ảo ảnh, phù du theo hướng khói bay xa Hòa bình thật sự ngự trị cõi Ta-bà
(Xem: 11087)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sinh thoát khỏi ngục tù
(Xem: 11618)
Cách đây hai ngàn bảy trăm năm Vườn Lâm Tỳ Ni Hoa Ưu Ðàm rực sáng Hương đưa ngào ngạt...
(Xem: 10505)
Mỗi năm Phật Đản lại về với người con Phật. Khắp năm châu, muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ.
(Xem: 11245)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
(Xem: 12292)
Giây phút ấy thế gian bừng chấn động, Ðóa Ưu Ðàm hé nụ mấy ngàn năm. Sen nở thắm bên hồ hương gió lộng...
(Xem: 11145)
Giờ này, đứng dưới mái chùa, ánh trăng đêm Phật Ðản như tắm gội cho mỗi cá nhân chúng tôi trôi và vơi đi bao lo lắngphiền muộn.
(Xem: 12483)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
(Xem: 11411)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
(Xem: 11494)
Ngày Đức Thích Tôn từ Thiên cung phát tâm xuống phàm trần để hóa độ chúng sanh, cũng là ngày trần gian có thêm một ánh sáng, ánh sáng chân lý, từ khế kinh do Đức Phật nói...
(Xem: 11286)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạchạnh phúc của chư thiênnhân loại.
(Xem: 11572)
Đã bao lâu rồi ta chưa về thăm cha-mẹ, hay bởi vì nghĩ rằng ta có điện thoại hỏi thăm và gởi hình về nên thôi không cần thiết phải về thăm?
(Xem: 12985)
Trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni chiều nay, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phướn mầu rực rỡ của Phật tử Tây Tạng giăng trên các tàng cây.
(Xem: 14153)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
(Xem: 10997)
Tâm hồn Tôi chao động mãnh liệt khi nhớ lại những ngày hội tấp nập người qua lại mừng ngày Ðản Sanh. Cờ xí Phật Giáo treo ngợp phố...
(Xem: 11857)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
(Xem: 13145)
Hoa sen vừa nở trên đầm biếc Nắng đã lên rồi thức bình minh Chim non trên cành đang nói Pháp Phật đản đến rồi độ chúng sanh
(Xem: 11557)
Đức Từ-Bi vô lượng xuống trần gian Giờ phút thiêng liêng Huy hoàng cõi tục Ðịa cầu sáng ngời trong bạch ngọc Ðóa sen hồng nâng bước đấng cha lành
(Xem: 11405)
Ngày Ðản sinh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là một sự kiện vĩ đại vào loại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người. Ðối với giới Phật tử, sự kiện lớn lao ấy còn mang đậm tinh chất kỳ vĩ...
(Xem: 10916)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thứcPhật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
(Xem: 11271)
Đứng trên cao từ phía gác chuông đại hồng nhìn khắp sân Chùa, tôi thấy một đoàn quý Thầy tề chỉnh trang nghiêm trong bộ y vàng sáng rực...
(Xem: 10800)
Bài thơ mừng đón Đản sinh Âm ba đồng vọng ân tình nước non Quê hương đạo nghĩa vuông tròn Từng trang lịch sử vàng son thái hòa.
(Xem: 11052)
Kiếp nhân sinh chỉ như làn chớp nhoáng Duy có một ngày sinh Tồn tại giữa muôn nơi Phật đản ngày khai hóa nhịp thở cho đời
(Xem: 10868)
Đức Phật ra đời không phải là ngẫu nhiên mà do một đại sự nhân duyên: Ngài có nhiệm vụ mở bày (khai thị) cho chúng sinh thấy vào (ngộ nhập) Phật tri kiến...
(Xem: 10236)
Chúng ta đã học, đã tu, phải hành nữa mới đủ. Tu là sửa, hành là làm, sửa cong ra thẳng, sửa tà thành chánh, làm tất cả mọi việc lành với một tâm hồn trong sạch...
(Xem: 17098)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm mừng Phật đản sanh, hình ảnh của Đấng Từ Tôn qua khói trầm xông tỏa, vẫn là nụ cười trầm tỉnh, uy hùng.
(Xem: 10994)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
(Xem: 10858)
Những lời đức Phật dạy đã giúp cho nhân loại nhận thấy được qui luật vận độngbiến đổi của vũ trụnhân sinh, để rồi từ đó tạo dựng một cuộc sống phù hợp với những quy luật ấy...
(Xem: 10400)
Sự thị hiện đản sanh của đức Phật trong thân thế thái tử Tất-đạt-đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da cho ta một tia hy vọngchúng ta cũng sẽ có thể thành Phật.
(Xem: 10744)
Khi Thái tử Siddhàrtha vượt thành Kapilavatthu trong đêm trường thanh vắng để vào núi Himalayas tìm đường tu tập, Ngài đã xác định hướng đi cho cuộc chuyển hóa nhân sinh toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại.
(Xem: 11377)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
(Xem: 11065)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
(Xem: 10563)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
(Xem: 11369)
Ngày qua đi chúng ta làm được nhiều điều bổ ích cho tự thân và mọi người, một ngày qua đi cảm thấy có gì đó tiếc nuối. Ngày đó đều là ngày Phật Đản.
(Xem: 10342)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
(Xem: 10652)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
(Xem: 12753)
Như chúng ta đã biết, thế giới của Phật là trạng thái tự tại với tất cả mọi chướng ngại đến tri thứcquấy rầy của cảm thọ. Đấy là trạng thái mà tâm hoàn toàn khai mở.
(Xem: 19233)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
(Xem: 19668)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
(Xem: 21257)
Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao! Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con. Mơ màng giấc mộng chưa tròn, Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
(Xem: 20297)
Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ Không lần nào kể hết nỗi lòng con. Ơn nghĩa sinh thành như biển như non
(Xem: 19720)
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng...
(Xem: 19012)
Cơn bão tuyết châm chíchvùi dập Ánh trăng thanh lạnh lẽo chiếu trên trời Giờ tôi lại thấy rìa làng quen thuộc...
(Xem: 20441)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương? Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất...
(Xem: 21059)
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ...
(Xem: 17909)
Mẹ có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ
(Xem: 21790)
Con sẽ không đợi một ngày kia Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant