Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Chương Thứ Ba

17 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 12441)
3. Chương Thứ Ba
TỊNH ĐỘ GIÁO KHÁI LUẬN

Nguyên tác Nhật ngữ: Vọng Nguyệt Tín Hanh

 Hán dịch: Ấn Hải - Việt dịch: Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ


Chương thứ ba

Giáo lí cõi Phật thanh tịnh và bồ-tát phát nguyện

Tiết thứ nhất

Đại thệ trang nghiêm

Phật giáo Đại thừa tin một cách sâu sắc rằng chúng sanh có khả năng thành Phật. Bồ-tát thực hành sáu pháp ba-la-mật sẽ chứng thành Phật đạo, đồng thời quán các pháp là Đệ nhất nghĩa đế, ngộ nhập lí không rốt ráo; lại còn phát tâm đại bi, nguyện độ tất cả chúng sinh. Bồ-tát trong vô lượng kiếp tinh tiến tu hành chẳng mỏi mệt, không tiếc thân mạng, tiếp nhận mười phương thế giới thanh tịnh, tự mình kiến lập cõi Phật rộng lớn, đem lại an lạc cho chúng sinh, nhất định tu thành Phật đạo; điều này đánh dấu một thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của Phật giáo.

Trong phẩm Vấn tăng-na, kinh Phóng quang bát-nhã quyển 3 ghi: “Bồ-tát độ người không có giới hạn, trụ ba-la-mật mà thực hành bố thí, vì khắp tất cả chúng sanhthực hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định ba-la-mật, lại vì chúng sanh mà làm những việc khó làm. Bồ-tát thành tựu thệ nguyện rộng lớn, độ khắp chúng sanh không có giới hạn như thế; nhưng không hề nói tôi sẽ độ ngần ấy người có giới hạn, không thể độ thêm người khác nữa, cũng không nói tôi chỉ giáo hóa ngần ấy người đạt đến đạo, không thể giáo hóa thêm người khác nữa. Bồ-tát vì chúng sanh mà phát thệ nguyện: “Nếu bản thân tôi đầy đủ sáu pháp ba-la-mật thì tôi cũng dạy cho người khác đầy đủ sáu pháp ba-la-mật”.

Lại trong kinh Bất thoái chuyển pháp luân quyển 2 cũng ghi: “Bồ-tát đem bốn hoằng thệ nguyện để tiếp độ chúng sanh”. Phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện, kinh Hoa nghiêm quyển 40 ghi ra mười đại nguyện vương của bồ-tát Phổ Hiền. Phẩm Hư Không Tạng bồ-tát, kinh Đại phương đẳng đại tập quyển 17, nói rõ hai mươi đại thệ trang nghiêm của bồ-tát.

Trên đây đều là bồ-tát khi mới phát tâm tự phát đại thệ nguyện, tu sáu pháp ba-la-mật, thệ nguyện độ thoát khắp chúng sanh; sau đó, theo thệ nguyện này để thực hành.

Giải thích Ma-ha-tăng-na-tăng-niết, Hán dịch là đại thệ trang nghiêm, ý nghĩa mặc áo giáp kiên cố. Bồ-tát vì độ chúng sanh mà phát thệ nguyện rộng lớn, hi sinh thân mình để đạt được chí nguyện. Các ngài nguyện sanh vào đời ác năm trược, dũng mãnh vô cùng, tinh tiến phấn đấu tu tập; giống như dũng sĩ mặc áo giáp lẫm liệt xông pha nơi chiến trường. Đây là thể hiện tinh thần mạnh mẽ vào thời kì đầu của Phật giáo Đại thừa, hạnh nguyện thanh tịnh cõi Phật cũng là kết tinh của đại thệ trang nghiêm.

 

Tiết thứ hai

Giáo lí cõi Phật thanh tịnh

Giáo lí cõi Phật thanh tịnh, ban đầu chỉ làm thanh tịnh thế giới của chúng ta, cải thiện những khiếm khuyết của chúng ta, là một cuộc vận động giáo hóa xã hội để làm tăng lên hạnh phúc cho nhân loại. Nhưng trong một thế giới không có hai Đức Phật xuất hiện đồng thời. Cho nên, các vị Bồ-tát đều chọn cho mình một thế giới trong mười phương không có Đức Phật để giáo hóa chúng sanh thành thục, thanh tịnh cõi đó. Bồ-tát cũng thành Phật ở cõi nước đó, cho đến xây dựng cõi Phật lí tưởng dần dần hướng thượng thăng hoa, nhưng hình thành cõi nước hoàn toàn không giống cõi Ta-bà, dự tính trở thành Tịnh độ trang nghiêm thanh tịnh. Bởi vì, thế giới của chúng ta đang ở thì biểu hiện đời ác năm trược, là chỗ ở của ngoại đạo, kẻ xấu, có nhiều dân tộc khác nhau; lại còn dịch bệnh, đói khát, lạnh nóng, tranh giành, chém giết; còn về đất đai thì đồi núi chập chùng, gai nhọn mọc chen nhau, rất nhiều ô uế, hôi thối lan tràn, chẳng có chỗ nào được trang nghiêman lạc. Tuổi thọ của con người ngắn ngủi, chúng ta thấy rõ đời này là vô thường, không có tính trường cửu. Vì cõi này có nhiều xấu xa như thế, cho nên bồ-tát lập chí nguyện kiên cố, xây dựng cõi Phật lí tưởng.

 

Tiết thứ ba

Phát nguyện theo kinh Đạo Hành Bát-nhã

Liên quan đến bồ-tát phát nguyện kiến tạo cõi nước Phật thanh tịnh đã nói rõ trong các kinh Đại thừa như bát-nhã v.v…Trong đó, các điều nguyện được ghi trong phẩm Hằng-kiệt ưu-bà-di, kinh Đạo hành Bát-nhã quyển 6, có thể được xem là xuất hiện vào thời kì sớm nhất. Nay trước tiên nêu ra năm điều bồ-tát phát nguyện:

1/ Không có cầm thú: Bồ-tát hành sáu pháp ba-la-mật, khi gặp nạn cọp, sói rất hung dữ vẫn không sợ. Bồ-tát tự nghĩ: “Nếu như cọp, sói ăn thịt tôi thì tôi thực hành bố thí ba-la-mật, gần đến Vô thượng chính đẳng chính giác. Tôi nguyện đời vị lai, khi tôi thành Phật, khiến cho cõi nước của tôi không có loài cầm thú”.

2/ Nhẫn nhục không sân hại: Khi bồ-tát gặp giặc cướp giữa đường, nhất quyết không sợ hãi, liền tự suy nghĩ: “Nếu như tôi chết ở đây thì thân tôi rồi cũng sẽ bỏ đi, cho dù tôi bị bọn cướp giết chết, nhưng tôi vẫn không khởi sân hận, đầy đủ hạnh nhẫn nhục ba-la-mật, sắp gần A-duy-tam Phật[1]. Tôi nguyện sau khi thành Phật, làm cho cõi nước của tôi không có giặc cướp”.

3/ Có tám nước công đức: Khi bồ-tát đến những nơi không có nước chẳng chút sợ hãi, liền nghĩ: “Vì người ở đây không có đức nên không có nước uống. Tôi nguyện khi tôi chứng A-duy-tam Phật làm cho cõi nước của tôi đều có nước uống, khiến cho mọi người trong nước tôi đều được nước tám vị Tát-vân-nhã”.

4/ Thức ăn nước uống tự nhiên có đầy đủ: Khi bồ-tát gặp nạn lúa gạo mất mùa đắt đỏ vẫn không lo sợ, liền tự nghĩ: “Tôi sẽ tinh tiến chứng A-duy-tam Phật làm cho cõi nước của tôi thường đầy đủ lúa gạo, khiến cho nhân dân trong người nước tôi khi mong cầu ăn uống liền có ngay trước mặt; giống như cõi trời Đao-lợi muốn ăn uống liền có ngay”.

5/ Không có dịch bệnh: Khi bồ-tát ở trong vùng dịch bệnh, liền nghĩ: “Nhất định tôi không sợ hãi, cho dù thân tôi có chết ở đây, nhưng tôi vẫn tu hành tinh tiến chứng A-duy-tam Phật làm cho cõi nước của tôi không có dịch bệnh”. (Đại Chính, 8, 457, hạ).

Trên đây là khi bồ-tát gặp những nạn cọp, sói, trộm cướp, cho đến dịch bệnh, tâm không sợ hãi, chẳng tiếc thân mạng, càng chuyên tâm tinh tiến hành sáu pháp ba-la-mật. Bồ-tát tự nghĩ: “Tôi vì sắp chứng Vô Thượng Bồ-đề, đồng thời những tai nạn ấy thường làm tổn hại chúng sanhthế giới này, nên tôi phát nguyện đời tương lai khi tôi thành Phật sẽ kiến tạo cõi nước thanh tịnh không xảy ra những tai nạn này”.

Những điều trên, ngài Chi Khiêm dịch trong phẩm Hằng-kiệt thanh tín nữ trong kinh Đại minh độ quyển 4. Ngài La Thập dịch phẩm Thâm công đức trong kinh Tiểu phẩm bát-nhã quyển 7 đều nói giống như trên. Chỉ riêng ngài Thi Hộ, đời Tống dịch phẩm Thậm thâm nghĩa trong kinh Phật mẫu xuất sanh tam pháp tạng bát-nhã ba-la-mật-đa quyển 18, cùng với bản Phạn trong phẩm Bát thiên tụng bát-nhã, Hằng-già thiên nữ lấy năm nguyện này, chia theo sáu pháp ba-la-mật. Kinh ghi cũng có nhiều ít bất đồng, đều được cho là người đời sau biên soạn thêm. Tóm lại, bồ-tát phát nguyệnthời kỳ sớm nhất rất là đơn giản, đồng thời còn là hiện thực chỉ dựa theo thế gian. Do nghĩ trước đến một số tai nạn xảy ra, nên thệ nguyện trừ khử nó. Như thế đủ biết đây chẳng qua chỉ là một vài điều thệ nguyện chủ yếu.

 

Tiết thứ tư

Phát nguyện theo kinh Phóng Quang Bát-nhã

Kinh Phóng quang bát-nhã đến Trung Quốc vào cuối đời Tào Ngụy, do Châu Sĩ Hành đến nước Vu-điền sao chép được truyền dịch sau kinh Đạo hành bát-nhã chỉ khoảng tám mươi năm. Nhưng kinh này nói về bồ-tát phát nguyện, gồm hai mươi chín nguyện, ý nghĩa phát nguyện này cũng đại để là lí tưởng hóa, dường như chưa lưu lại dấu tích của các lời nguyện xưa kia. Căn cứ vào sự thật này mà nhận định thì giáo nghĩa của Đại thừa theo thứ tự mà phát triển vươn lên. Nay chúng tôi nêu ra phẩm Mộng trung hành trong kinh này, quyển 13 đã nói văn phát nguyện, chúng ta có thể biết nội dung:

1/ Cơm ăn, áo mặc tự nhiên có đầy đủ: Khi bồ-tát hành ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh thiếu thốn cơm ăn, áo mặc, sống cảnh neo đơn không thể duy trì cuộc sống, bồ-tát thương xót liền phát nguyện: “Khi tôi đắc Vô Thượng Bồ-đề, khiến cho cõi Phật của tôi không có những người khốn khổ nghèo đói, được đầy đủ cơm ăn, áo mặc, tự nhiên đều có giống như ở cõi trời Tứ Thiên vương, trời Đao-lợi, cõi Thiên vương thứ sáu”.

2/ Không có chúng sanh phạm mười điều ác và người thấp hèn: Khi bồ-tát hành trì giới ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh không có lòng từ bi, giết hại sanh mạng, tà kiến, nghi ngờ, phạm mười điều ác; lại thấy nhiều người mắc bệnh tật, chết yểu, thân hình tàn tật gầy yếu, thấp hèn hạ tiện, bồ-tát khởi tâm đại bi phát nguyện: “Tôi thực hành trì giới ba-la-mật, vào đời vị lai khi tôi thành Phật, khiến cho trong nước tôi không có những hạng người này”.

3/ Nhẫn nhục không hại người: Khi bồ-tát hành nhẫn nhục ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh nổi sân hận lấy cây, đao, ngói đá đánh nhau, giết hại lẫn nhau, bồ-tát liền phát nguyện: “Tôi hành hạnh nhẫn, vào đời vị lai khi tôi thành Phật, khiến cho trong nước tôi không có những người làm việc ác, khởi tâm từ bi với tất cả chúng sanh cùng sống hòa hợp; giống như cha mẹ, anh em sống chung không có giết hại nhau”.

4/ Thường luôn tinh tiến: Khi bồ-tát hành tinh tiến ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh lười biếng, không tinh tiến học pháp ba thừa, bồ-tát liền phát nguyện: “Tôi sẽ nỗ lực tinh tiến, khi tôi thành Phật, khiến cho chúng sanh trong nước tôi tinh tiến học pháp ba thừa, ai nấy đều được độ thoát”.

5/ Nhiếp tâm không loạn: Khi bồ-tát hành thiền ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh làm năm điều ngăn che[2], lìa tứ thiền, tứ không định, bồ-tát liền phát nguyện: “Tôi hành Thiền ba-la-mật giáo hóa chúng sanh, khi tôi thành Phật, cõi Phật thanh tịnh, khiến cho tất cả chúng sanh trong cõi nước tôi tâm không loạn”.

6/ Không có tà kiến: Khi bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh phạm điều ác; hoặc người tại gia, hay xuất gia, xa lìa chính kiến, làm việc vô đạo. Họ nói không có quả báo, lại nói đoạn diệt, nói có chúng sanh, bồ-tát liền phát nguyện: “Tôi nỗ lực hành sáu pháp ba-la-mật, khi tôi thành Phật, kiến tạo cõi Phật thanh tịnh, giáo hóa chúng sanh, khiến cho trong cõi nước tôi không có những người tà kiến.

7/ Không có tà tụ: Khi bồ-tát hành sáu pháp ba-la-mật, nếu thấy chúng sanh trụ ba tụ: chính định, tà định, bất định, bồ-tát liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi không thấy tà kiến, không nghe đến danh từ tà kiến”.

8/ Không có ba đường ác: Nếu bồ-tát thấy địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và loài côn trùng nhỏ nhít, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi, không nghe đến danh từ ba đường ác”.

9/ Đất bằng thẳng không có cấu uế: Nếu bồ-tát thấy đất đai nhiều đồi núi, hầm hố, mọc đầy gai nhọn, cỏ cây, bất tịnh, nhơ uế, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật nguyện trong nước tôi đều bằng phẳng như bàn tay, khiến cho mọi người trong nước tôi không thấy những cấu uế”.

10/ Vàng ròng làm đất: Nếu bồ-tát thấy đất đai thuần là đất, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật nguyện trong nước tôi vàng ròng làm đất”.

11/ Không có ái dục: Nếu bồ-tát thấy trai gái luyến ái nhau, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi không có trai gái đắm nhiễm yêu đương”.

12/ Cùng một giai cấp: Nếu bồ-tát thấy sự phân biệt bốn giai cấp sát-đế-lợi, bà-la-môn v.v…liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi, không có phân biệt bốn giai cấp, chỉ có một giai cấp”.

13/ Không có phân biệt: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh có sự phân biệt ba hạng thượng, trung, hạ, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện cho chúng sanh trong nước tôi không sang-hèn, cao-thấp”.

14/ Chúng sanh đều sắc vàng: Nếu bồ-tát thấy nhan sắc chúng sanh có nhiều sai biệt đẹp xấu, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện chúng sanh trong nước tôi không có nhiều màu da, ai nấy đều xinh đẹp đoan chính, được sắc vàng bậc nhất”.

15/ Trong nước không có vua: Nếu bồ-tát thấy trong nước có vua cai trị, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi không có danh từ vua chúa, chỉ lấy Như Lai làm pháp vương”.

16/ Mọi người đều tu ba mươi bảy đạo phẩm: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh tạo nghiệp địa ngục, cho đến người, trời trong năm đường, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi không tạo nghiệp thụ sanh vào năm đường, ai nấy đều thực hành ba mươi bảy đạo phẩm”.

17/ Mọi người đều hóa sanh: Nếu bồ-tát thấy sự sai khác của bốn loài noãn, thai, thấp, hóa, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi không có ba loài sanh ra bằng thai, noãn, thấp, chỉ có hóa sanh”.

18/ Người trong nước đắc năm thần thông, có ánh sáng: Nếu bồ-tát thấy người chưa đắc năm thần thông, không có ánh sáng, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi mọi người đều đắc năm thần thông và đều có ánh sáng”.

19/ Mọi người không có cấu uế: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh có đại tiện, tiểu tiện, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi đều giống thân trời, không có đại tiện, tiểu tiện”.

20/ Không có thời gian: Nếu bồ-tát thấy có thời gian dài ngắn, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, làm cho nước tôi không có một ngày, một tháng, một năm, mười năm v.v…không có số lượng thời gian”.

21/ Mọi người trong nước sống lâu: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh bị chết yểu, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi đều sống mãi, không có giới hạn”.

22/ Mọi người đều đầy đủ tướng đại nhân: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh xấu xí, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi đều đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhân”.

23/ Mọi người đều đầy đủ căn lành: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh không có căn lành, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi đều đầy đủ căn lành, giống như Đức Phật”.

24/ Mọi người không có tam cấu[3], tứ bệnh[4]: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh bị tam cấu, tứ bệnh, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi không có tam cấu, tứ bệnh”.

25/ Trong nước không có nhị thừa: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh theo nhị thừa, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện mọi người trong nước tôi không nghe đến danh từ nhị thừa, chỉ nghe Phổ đẳng chí[5] và Tát-vân-nhiên[6]”.

26/ Trong nước không có tăng thượng mạn: Nếu bồ-tát thấy chúng sanh tăng thượng mạn, liền phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, nguyện trong nước tôi không nghe đến danh từ tăng thượng mạn”.

27/ Thọ mạng vô lượng, quang minh vô lượng, thanh văn vô lượng: Khi chưa thành Phật, bồ-tát phát nguyện: “Trước khi tôi chưa thành A-duy-tam Phật thì trước phải biết thọ mạng, quang minh của tôi và số tì-kheo tăng; sau đó, mới thành A-duy-tam Phật. Còn tất cả mọi người không ai biết kiếp số, tuổi thọ và số tì-kheo tăng ở cõi nước tôi”.

28/ Cõi nước rộng lớn: Bồ-tát phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, làm cho nước tôi rộng lớn như Hằng hà sa cõi Phật”.

29/ Khôngtự tính: Bồ-tát hành sáu pháp ba-la-mật, nên phát nguyện thế này: “Con đường sanh tử dài, chúng sanh rất đông, hư không vô biên, tính của chúng sanh cũng vô biên; trong đó, cũng không có người được sanh ra, cũng không có người nhập Niết-bàn”. Bồ-tát suy nghĩ như thế là hành đầy đủ sáu pháp ba-la-mật, mau gần Tát-vân-nhiên. (Đại Chính, 8, 91, hạ).

Phẩm Mộng hành trong kinh Đại phẩm bát-nhã quyển 17 đã nói đại khái giống như kinh này. Nhưng kinh trước đem nguyện thứ mười tám là người trong nước đắc năm thần thông, có ánh sáng chia thành hai nguyện, tổng cộng có ba mươi nguyện; đây là điểm hai kinh khác nhau.

Nay đối chiếu Phóng quang bát-nhãĐạo hành bát-nhã ở trước thì có thể thấy số nguyện tăng thêm là hai mươi bốn nguyện. Vả lại, ý nghĩa trong nguyện cũng có chiều hướng bao hàm lý tưởng. Nghĩa là trong kinh Đạo hành bát-nhã ghi, khi bồ-tát gặp nạn cọp, sói thì lập nguyện trong nước tôi không có đường cầm thú, nhưng trong kinh này nói rộng không có cả danh từ ba đường ác. Lại nữa, kinh trước chỉ nói bồ-tát phát nguyện trong nước không có trộm cướp, giết hại, nhưng kinh này nói đem lòng từ để đối xử nhau như cha mẹ, anh em. Kinh trước nói thức ăn uống tự nhiên có đầy đủ; kinh này, không chỉ nói ăn uống mà còn nói y phục của cải cũng đều tự nhiên có đầy đủ. Kinh trước nói không có nguyện về dịch bệnh; kinh này nói trong tâm không có ba cấu.

Qua sự đối chiếu, chúng ta có thể thấy ý nghĩa phát nguyện trong kinh lại càng mở rộng. Chẳng những như thế mà kinh này còn phát nguyện: “Trong nước tôi không có phân biệt bốn giai cấp, phân biệt sang-hèn, cao-thấp, phân biệt chủng tộc. Ngoài đấng pháp vương Như Lai ra không có danh từ quốc vương; lại còn có đất đai trong nước đều bằng phẳng, do vàng ròng tạo thành, không có núi đồi, hầm hố, gai nhọn, cỏ độc; cõi nước trang nghiêm thanh tịnh, không có ô uế, nhân dân đều do hóa sanh, không sanh bằng thai. Trong nước không có người tà định tụ, không có người Nhị thừa, không có người tăng thượng mạn. Mọi người đều đắc năm thần thông, thân phát ánh sáng, đầy đủ ba mươi hai tướng đại nhân, thọ mạng cũng đều không có hạn lượng, đủ thấy những nguyện vọng tăng thêm và hướng về lý tưởng hóa.

Mặc dù chúng ta không biết rõ người biên soạn Phóng quang bát-nhãthời đại nào, nhưng theo năm nguyện trong Đạo hành bát-nhã triển khai thành hai mươi chín nguyện; điều này cần phải trải qua thời gian dài, có lẽ thời gian này là thời đại đề xướng thuyết bản nguyện của Phật A-súc và Phật Di-đà.

 

 

Tiết thứ năm

Tịnh hóa cõi Phật

Như trên đã nói bồ-tát thệ nguyện kiến tạo cõi nước Phật thanh tịnh, là khi bồ-tát mới phát tâm tự trong lòng phát khởi; sau đó bồ-tát chuyên cần tinh tiến tu tập để đạt được mục đích. Nhưng thật ra không thể chỉ có năng lực một mình bồ-tát mà thực hiện cõi Phật thanh tịnh mà đầu tiên cần phải hợp sức cùng chúng sanh đã được giáo hóa mới có thể thành tựu. Theo phẩm Tịnh Phật quốc trong kinh Đại phẩm bát-nhã quyển 26 ghi: “Bồ-tát xa lìa tướng nghiệp thô như vậy, tự mình bố thí cũng dạy người khác bố thí. Chúng sanh cần cơm ăn thì bồ-tát cho cơm ăn, cần áo mặc thì cho áo mặc, cho đến họ cần những thứ tiền của để sinh sống, bồ-tát đều cho họ hết, cũng giáo hóa người khác đem của cải bố thí. Nhờ đó, bồ-tát với chúng sanh cùng chung phúc đức, hồi hướng về cõi Phật thanh tịnh. Bồ-tát trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ cũng lại như vậy”.

Bồ-tát muốn kiến tạo cõi Phật thanh tịnh thì phải tịnh hóa nghiệp thô của thân, khẩu, ý của mình và cũng phải tịnh hóa nghiệp thô thân, khẩu, ý của người khác; chính là tự mình và người đều không làm mười điều ácthực hành mười điều thiện, xa lìa tham, sân cho đến tâm ngu si; thân thường hành sáu pháp ba-la-mật, chẳng chấp tính tướng của các pháp, hiểu rõ các pháp khôngtự tính, nguyện đem công đức này hồi hướng về cõi Phật. Tức là nói: “Từ bồ-tát đến chúng sanh, cùng chung nghiệp lực kiến tạo cõi Phật”.

Lại nữa, phẩm Phật quốc trong kinh Duy-ma-cật quyển thượng ghi: “Trực tâm là Tịnh độ của bồ-tát, khi bồ-tát thành Phật, chúng sanh không dua dối thì sanh về cõi nước của ngài. Thâm tâmTịnh độ của bồ-tát, khi bồ-tát thành Phật chúng sanh đầy đủ công đức thì được sanh về cõi nước của ngài. Bồ-đề tâmTịnh độ của bồ-tát, khi bồ-tát thành Phật, chúng sanh tu theo Đại thừa thì sanh về sanh về cõi nước của ngài. Những pháp bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ, bốn tâm vô lượng, bốn nhiếp pháp, phương tiện, ba mươi bảy đạo phẩm, cho đến mười điều thiện đều là Tịnh độ của bồ-tát, khi bồ-tát thành Phật, chúng sanh nào thành tựu đầy đủ những pháp như vậy thì được sanh về cõi của ngài. Vì thế, bồ-tát muốn được cõi nước thanh tịnh thì tâm mình phải thanh tịnh, theo tâm thanh tịnh thì cõi Phật cũng thanh tịnh”. Cho nên, bồ-tát kiến tạo cõi Phật thanh tịnh thì trước hết tâm mình phải thanh tịnh.

Tịnh độ là từ trực tâm, thâm tâm của bồ-tát, cho đến do mười điều thiệnthành tựu là nói rõ chúng sanhtrực tâm đến hành mười điều thiện mới có thể sanh về cõi của Phật. Điều này giống như Đại phẩm bát-nhã đã nói, chứng minh là nhờ tịnh hóa nghiệp thô của thân, khẩu, ý của năng hóa[7] và sở hóa[8] mới có thể tịnh hóa cõi Phật.

Trong phẩm Phật bát-nê-hoàn, kinh A-súc Phật quốc quyển hạ ghi: “Hỏi: Bồ-tát tu những đức hạnh nào mà được sanh về cõi Phật A-súc? Đáp: Bồ-tát phải học theo Phật A-súc, khi xưa Ngài cầu đạo bồ-tát tu sáu pháp độ vô cực”. Cũng đồng một ý nghĩa này.

Do đó, các kinh Đại thừa đều ghi bồ-tát ở trong vô lượng kiếp cực khổ tinh tiến hành sáu pháp ba-la-mật, sau đó mới được thành Phật trong cõi nước Phật thanh tịnh trang nghiêm. Giáo hóa chúng sanh để họ được như bồ-tát. Khi thân, khẩu, ý thanh tịnh biểu thị cho sự cần phải nên tinh tiến dũng mãnh, trải qua thời gian rất lâu mới đạt được hiệu quả. Nếu chỉ y theo các pháp duyên khởi cầu giác ngộ thì e rằng không thể nào thành Phậtnhất định phải trải qua thời gian rất lâu như thế, lý do là ở chỗ này.

 

Tiết thứ sáu

Kiến tạo cõi Phật thanh tịnh và cộng nghiệp chiêu cảm

Tư tưởng cõi Phật thanh tịnh có lẽ đưa đến thuyết cộng nghiệp chiêu cảm. Căn cứ vào năng hóa của bồ-tát và thân, khẩu, ý của chúng sanh sở hóa thanh tịnh mới có khả năng kiến tạo cõi Phật thanh tịnh. Luận Đại tì-bà-sa quyển 134, cũng ghi thế này: “Nếu cộng nghiệp của chúng sanh ở chỗ này tăng trưởng thì thành thế giới; như thế, cộng nghiệp hết thì thế giới hoại”. Căn cứ vào lực cộng nghiệp của chúng sanh mà tạo ra thế giới này, ý nghĩa phù hợp cõi Phật thanh tịnh. Mặc dù đối với thế giới Ta-bà do cộng nghiệp của chúng sanh tăng trưởng mà tạo thành, nhưng kiến tạo Tịnh độ thì nhất định phải có người chỉ đạo, đồng thời phải có nguyện lực của vị Phật ở cõi đó làm trung tâm; đây là điểm khác nhau.

Phẩm Thích tập tương ưng phần 3, thứ 3 trong luận Đại trí độ ghi: “Bồ-tát có khả năng kiến tạo cõi Phật thanh tịnh, thành tựu chúng sanh. Bồ-tát trụ trong sự tương ưng với Không, chẳng hề chướng ngại, giáo hóa chúng sanh, làm cho họ thực hành mười điều thiện và các pháp lành; vì chúng sanh thực hành pháp lành nên cõi Phật thanh tịnh; vì họ không sát sanh nên được sống lâu; vì họ không có trộm cướp nên cõi Phật luôn giàu có, an vui, ước muốn được toại nguyện. Chúng sanh thực hành pháp lành như vậy là kiến tạo cõi cõi Phật trang nghiêm. Mặc dù chúng sanh làm thiện, nhưng cũng phải có hạnh nguyện của bồ-tát, nhờ sức phương tiện hồi hướng nên cõi Phật thanh tịnh; giống như trâu kéo xe, phải có người đánh xe mới đi đến chỗ”.

Điều nguyện về thế giới Phật trong phẩm Thích sơ, luận Đại trí độ quyển 7 ghi: “Người làm phúc mà không nguyện là không có mục tiêu, nguyện như là người đánh xe thì mới có thể thành tựu v.v…Lại nữa, việc lớn trang nghiêm cõi Phật, nếu chỉ làm công đức thì không thể thành tựucần phảinguyện lực; giống như con bò, tuy có khả năng kéo xe, nhưng phải có người đánh xe thì mới đi đến nơi”.

Như người lãnh đạo tốt lãnh đạo ở một thôn, một thị trấn thì làm gương mẫu cho mọi người. Ngoài ra, người dân ở trong thôn, thị trấn cần phải nhất tâm tích cực đồng thời làm thiện, làm phúc đức; vẫn phải có sự chỉ đạo nhiệt thành của thôn trưởng, thị trấn trưởng. Cõi Phật thanh tịnh tuy nhờ cộng nghiệp của thân, khẩu, ý chúng sanh sở hóahiển hiện, nhưng người chỉ đạohạnh nguyện, hồi hướng, sức phương tiện của bồ-tát thật sự không thể thiếu. Nếu không thì như bò kéo xe mà không có người đánh xe thì không thể đi đến nơi, trang nghiêm cõi Phật cũng như vậy. Vì vậy nói sự phát nguyện của bồ-tát trong các kinh Đại thừađặc biệt quan trọng. Bồ-tát kiến lập đại thệ nguyện đều căn cứ theo ý nghĩa này.


 

[1] A-duy-tam Phật 阿惟三佛 (Cg: A-tì-tam Phật): Vô thượng Chính giác.

[2] Nguyên văn Ngũ cái五蓋 (S: pañca āvaraṇāni): năm thứ phiền não che lấp tâm tính, làm cho pháp lành không phát sanh được. Đó là: tham dục cái, sân nhuế cái, hôn miên cái, trạo cử ố tác cái và nghi cái.

[3] Tam cấu三垢: ba thứ câu uể, chỉ cho ba độc tham, sân, si, làm khổ chúng sanh.

[4] Tứ bệnh四病: bệnh do bốn đại chẳng điều hoà sanh ra.

[5] Phổ đẳng chí普等 至: (Cg: Phổ đẳng tam-muội): pháp tam-muội, nếu trụ trong đó thì sẽ thấy tất cả chư Phật.

[6] Tát-vân-nhiên薩芸然 (S: sarvajña; Cg: Tát-vân-nhã, Tát-bát-nhã; Hd: Nhất thiết trí): trí Phật, là trí biết rõ tất cả pháp tướng trong ngoài.

[7] Năng hóa 能化: chỉ cho bồ-tát .

[8] Sở hóa所化 : chỉ cho chúng sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9787)
Câu chuyện của Tôn giả Mục-kiền-liên trong quá khứhiện tại như vậy là một bài học cho chúng ta, cho những người con còn biết có mẹ có cha.
(Xem: 9955)
Về phương diện đền ơn cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật".
(Xem: 9931)
Tôn giả Xá Lợi Phất xuất thân từ giai cấp Bà la môn, nổi tiếng thông tuệ từ khi còn thơ ấu. Ngài là niềm tự hào, là hy vọng của gia đình, dòng tộc và nhất là mẹ ngài, bà Xá Lợi...
(Xem: 20508)
Ngày lễ Vu Lan không gì khác hơn là ngày lễ dành cho cha mẹ, ngày nhắc nhở phận làm con là phải biết nhớ về cội nguồn, phải luôn tâm niệm báo đáp công ơn của cha mẹ.
(Xem: 10334)
Khi con bắt đầu lớn khôn nên người, thì lúc đó con mới cảm nhận được tình thương bao la, rộng lớn mà mẹ đã dành cho con - một sinh mạng nhỏ nhoi được lớn khôn và trưởng thành...
(Xem: 9951)
Bởi vì, em có biết không, tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Nếu em viết được chữ Hiếu để cúng dường Mẹ và mười phương chư Phật trong ngày Vu lan, em đã ở rất gần Phật rồi.
(Xem: 10338)
Sanh duyên từ là quán tất cả chúng sanh tưởng như cha mẹ. Cho nên Kinh Phạm Võng nói: "Tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là mẹ ta.
(Xem: 9923)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
(Xem: 34405)
Phát Bồ đề tâm, nói đơn giản, là trước hết, lập cái chí nguyện mong cầu tuệ giác Vô thượng Bồ đề, kế đó, phát triển tuệ giác ấy...
(Xem: 9632)
Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh Pháp Thuyết Vu Lan Bồn. Theo kinh này Phật có dạy Mục Kiền Liên rằng: "Là đệ tử của Phật tu hành đạo hiếu thảo...
(Xem: 8710)
Ai biết hiếu thảo với cha mẹ thì mới có thể là một con người tốt ở trong xã hội. Cho nên hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết.
(Xem: 9278)
Đêm qua, ngồi thiền dưới trăng khuya, hương đêm chợt dấy trong hồn con một cảm xúc cực kỳ mãnh liệt. Đó là cảm xúc khi Thầy vẩy nhẹ đóa hoa trên đỉnh đầu con...
(Xem: 11093)
Chúng ta thường tự dễ dãi, nhận mình là Phật tử mà ít quan tâm phản quang tự kỷ xem, là con Phật, chúng ta có thực sự tin và nghe lời Phật dạy hay không?
(Xem: 8519)
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò...
(Xem: 9794)
Sự yên tĩnh trở nên nhẹ hửng, lững lờ trôi theo dòng sông trong nắng sớm. Chén nước trà ban mai uống đã thôi không vội vàngthong thả từng ngụm...
(Xem: 9178)
Một truyền thống đẹp của mùa Vu Lan, giúp mọi người nhớ đến ân sanh thành dưỡng dục, ân tổ tiên đất nước, ân Tam Bảo thầy bạn, ân chúng sanh thí chủ.
(Xem: 20440)
Việt Nam trong Đại Lễ Vu Lan, lễ cầu siêu tháng bảy chúng ta thường thấy có nghi thức đốt đèn cầu nguyện, hay là pháp hội Phóng Đăng...
(Xem: 19192)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bitrí tuệnguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
(Xem: 8751)
Kinh Vu Lan thuật chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên với thần lực đệ nhất mà vẫn không cứu được mẹ nơi cảnh khổ ngạ quỷ. Sau đó, vâng lời Phật dạy, Tôn giả đã thiết lễ trai nghi...
(Xem: 8861)
Sau khi xuất gia khoảng 5 năm, vị tân Tỷ-kheo ấy đã am tường giáo pháp và được các vị trưởng lão cùng đại chúng tán thán về đức hạnh.
(Xem: 12107)
Trên phương diện xuất thế gian, thầy dạy đạo còn có vị trí cao cả hơn, vì thầy dạy ta những phương pháp tu hành để trở thành người đạo đức, để thăng hoa đời sống tâm linh.
(Xem: 9593)
Hiếu đạo là chuẩn mực đạo đứcgiá trị chung cho toàn thể nhân loại. Giáo dục hiếu đạo góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và ổn định trật tự xã hội.
(Xem: 22995)
Một chút ánh sáng nhỏ nhoi, giúp con soi tỏ những giọt mồ hôi không hình nơi mẹ. Nhưng phải tự khi làm mẹ, mới thấu vô vàn cái nhọc mẹ mang.
(Xem: 8994)
Khi có con, ngoài cái trao hết cái nhựa sống, cái khí huyết của mình để nuôi con, người mẹ còn trao cho con cái tinh hoa đạo đức của mình.
(Xem: 9258)
Trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo, được xem là một di sản qúi báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng...
(Xem: 9972)
Khi chúng ta ngừng lại sự nói năng và suy nghĩ để chuyên chú vào hơi thở vào-ra, chúng ta đang an trú trong quê hương đích thực của mình...
(Xem: 9894)
Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả một cách nhanh chóng vì Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành, cho nên trong hiện đời được gặp Phật...
(Xem: 10614)
Mẹ tôi là niềm tự hào và hạnh phúc lớn nhất của tôi. Tôi luôn luôn cảm thấy hạnh phúchãnh diện vì có một bà mẹ tuyệt vờihiền đức như vậy.
(Xem: 10924)
Tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật đã hun đúc nên một tình thương rộng lớn không chỉ hạn cuộc trong phạm vi nhân sinh mà còn phổ huân khắp tất cả các loài chúng sanh...
(Xem: 12471)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9334)
Mỗi năm đến mùa Vu Lan báo hiếu, người Phật tử tại gia thường noi gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên báo đáp công ơn cao dày của cha mẹ đã qua đời cũng như còn tại thế...
(Xem: 9191)
Hàng năm, mùa Vu lan là lúc người con Phật học hạnh báo hiếu của chư Phật, làm lành, bố thí, cúng dường, ăn chay, phóng sanh để cầu nguyện cho thân bằng quyến thuộc...
(Xem: 9310)
Hàng năm, chúng ta vâng lời Phật dạy, làm người con thảo, nên thường dâng tứ sự, cúng dường trai tăng lên Thập Phương Thường Trú Tăng để hồi hướng phước báo đến Cha Mẹ...
(Xem: 10454)
Chân lý "bản thể tuyệt đối" vừa được khám phá, cũng là bản tánh nguyên uỷ, thường hằng, tự tại, gọi tên sao cũng được, cũng là tánh biết sáng suốt...
(Xem: 21995)
Hôm nay, mùa Vu Lan báo hiếu lại trở về trên xứ Việt, hòa chung với niềm vui lớn này, xin được san sẻ cùng em đôi điều về đạo hiếu của con người.
(Xem: 22240)
Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.
(Xem: 16603)
Danh từ Vu Lan hay Vu Lan Bồn là tiếng dịch âm từ chữ Phạn Ulambana vốn có nghĩa là “Ngày hội cứu những oan hồn bị treo ngược.”
(Xem: 9533)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian.
(Xem: 10184)
Nhờ ông Phật, tôi hiểu được ba nhiều hơn. Cái khó nhất ba đã đạt rồi, đứng giữa đôi dòng Đạo và Đời. Ung dung như vị Phật...
(Xem: 8387)
Bàng bạc trong kinh điển Hán tạng (H) và Pàli tạng (P) là ơn nghĩa sanh thành, thâm ân dưỡng dục, hiếu đạo trong hiện tại, hiếu đạo ở vị lai, tội báo bất hiếu...
(Xem: 8287)
Tay bưng bát mì mà nước mắt tuôn trào từ khi nào, tôi thả đôi đũa rơi xuống đất, lâu lâu xoa nhẹ vết sưng to hơn cái bánh bao trên chân của mẹ, nước mắt cứ từng giọt từng giọt rơi xuống đất…
(Xem: 9449)
Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh.
(Xem: 8829)
Thương người như thể thương thân, xem mọi người như họ hàng thân tộc từ đời đời kiếp kiếp luân hồi với nhau, cho nên lúc nào cũng tận tình trợ giúp từ vật chất đến tinh thần...
(Xem: 8624)
Công ơn của cha mẹ đối với các con thật to lớn như trời cao, biển rộng, nào là mớm cơm cho ăn từng bữa, nào là săn sóc cho con từng giấc ngủ canh khuya...
(Xem: 12274)
Sự truyền ngôi báu của vua Hùng cho hoàng tử Tiết Liêu đã chứng tỏ rằng, từ ngàn xưa, cha ông ta đã biết lấy sự hiếu đạo để làm tiêu chí, và làm thước đo nhân cách...
(Xem: 9131)
Đêm nay chị lại có mặt nơi chùa xưa dự Lễ Vu lan, chị rất hạnh phúc được cài một bông hồng, và chị đã rất xúc động khi được hát lại ca khúc mà chị đã từng hát ngày nào.
(Xem: 9603)
Tôi còn nhớ những lần ngồi tô màu vẽ ở bàn ăn trong nhà bếp. “Mẹ, xong rồi. Hãy nhìn tranh của con này”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
(Xem: 8611)
Ba đã ra đi rất tuyệt vời, khiến con cảm thấy Phật pháp thật nhiệm mầu và hiểu rõ mình cần chuẩn bị tư lương cho tôt trước khi xác thân tan rã. Ba ơi!
(Xem: 9443)
Đợi đôi vai của cha khuất dần trong đám người qua lại, không nhìn thấy rồi, tôi mới ngồi xuống ghế, nước mắt chảy dài từ khi nào không biết thấm vào môi mằn mặn...
(Xem: 8622)
Cúng dường làm phước hồi hướng cho mẹ cho cha. Trong nhà thuận hòa thì cha mẹ vui. Một niệm niệm Phật hồi hướng một niệm.
(Xem: 8353)
Hai tiếng mẹ cha trở nên lớn lao, là do sinh thành dưỡng dục. Không có công sinh công dưỡng, đức Phật đã không ca ngợi hai tiếng mẹ cha như vậy.
(Xem: 8464)
Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ...
(Xem: 10177)
Thí Vô Giá Hội là đàn tràng được thiết lập có đủ hương hoa, trà quả, thực phẩm, gạo muối, cờ phướng... kể cả ấn chú để cứu độ các loài cô hồn...
(Xem: 23617)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
(Xem: 9571)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
(Xem: 9390)
Tôi mới chuyển nhà đến một nơi ở mới không bao lâu, và cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếpâm thanh của một tràng tiếng chân...
(Xem: 9001)
Tiểu Phương vẫn với ánh mắt sốt ruột ngóng trông chờ đợi bức thư chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 của mẹ gửi đến. Em mở cái hộp báu đựng những bức thư của mẹ gửi về trước đây.
(Xem: 8337)
Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “An An! ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con.
(Xem: 8523)
Suối nguồn chở nặng lời thơ ầu ơ ca khúc năm xưa mẹ hò Từng câu theo bước chân tròn Nuôi con khôn lớn, vào đời theo con
(Xem: 7883)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
(Xem: 7970)
Biển có động, ngàn đời xưa yên tịnh Ngôn ngữ nào rơi rụng giữa chân tâm để về sau là suối nguồn tâm mẹ Một lúc về, ngủ giấc mộng ấm êm
(Xem: 8793)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm cho mình.
(Xem: 8933)
Đạo Phật ra đời và đã mang đến cho đời một cách nhìn và cách nghĩ khác; tự do và thông thoáng về tri thứctâm linh: đó là trí tuệ Bát Nhã.
(Xem: 10057)
Đức Phật của chúng ta đã dạy rất nhiều về đạo hiếu trong khắp cả các kinh điển. Chúng taPhật tử thì phải tâm tâm niệm niệm báo đền ân đức cha mẹ...
(Xem: 8642)
Bằng đức độ, lòng từ bi và trí tuệ siêu tuyệt, Nhị Tổ Pháp Loa chinh phục được mọi hạng người trong xã hội, từ vua quan đến quân sĩ...
(Xem: 8619)
Ðiều kiện căn bản để bước vào con đường đạo đức, trước tiên phải nói đến sự hiếu kính, phụng dưỡng cha mẹ. Nho giáo có câu:“Hiếu vi vạn hạnh chi tiên”.
(Xem: 30404)
Mục tiêu cuối cùng của việc học Phật là khai trí huệ. Trí huệ từ Định lực mà có, cũng chính là do tâm thanh bình đẳng mà có...
(Xem: 30052)
Nếu có tỳ-kheo chân thật muốn học đạo, hãy vứt bỏ những thứ trang sức choáng lộn, chẳng cầu danh văn, chất phác, giữ lòng chân thành...
(Xem: 24161)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chấttâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
(Xem: 9268)
Từ xưa tới nay và mãi mãi đến mai sau, hai chữ Cha Mẹ, có lẽ được nói nhiều nhất và được viết nhiều nhất. Hai chữ Cha Mẹ là cội gốc của tình thương vô tận...
(Xem: 9631)
Một điều đáng chú ý là trong ngày hội Vu Lan Bồn, ngoài lễ nghi dâng cúng hương hoa, vật thực lên đức Phật, chư Tăng để cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ...
(Xem: 9510)
Cùng chung một niềm tri ân vô hạn, ôn lại lịch sử, nhớ gương hiếu hạnh của người xưa, lòng chúng ta rung động vì mối cảm hoài đến công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 9501)
Mục Kiền Liênhiện thân của người con hiếu thảo. Trước tội lỗi của mẹ, Ngài có oán trách đâu. Chỉ có lòng nguyện cầu xin lượng hải hà vô biên của Bồ tát...
(Xem: 7853)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
(Xem: 9068)
Một phụ nữ nhà quê. Một con người luôn ném hết nghị lực ra giữa trời đất để sống. Bảy mươi ba tuổi. Tên Cao Thị Mỹ...
(Xem: 28203)
Các Tỷ kheo thực hành pháp an cư, là biểu hiện mẫu mực đời sống ly dục, tịch tịnh của một vị A la hán. Đời sống ấy được thực hành miên mật đầy đủ bốn chất liệu thanh tịnh...
(Xem: 23697)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12244)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 8883)
Mỗi mùa Vu lan về là những người con Phật chúng ta có cơ hội nhìn ngắm lại những chất liệu hiếu kính, trí tuệtừ bi từ nơi tâm mình... Thích Thái Hòa
(Xem: 14238)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14106)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 9654)
Chọn cành hồng xanh lá, Hương hồng thơm đậm đà, Cắm vào bình cho mẹ, Tình con nằm trong hoa.
(Xem: 9341)
Mẹ đã lạy với trời đất rằng: Sinh con ra nhưng mẹ đã hiến dâng lên Ðức Phật, và cho con làm đệ tử của Ngài. Một sự dâng hiến cao cả, vô bờ bến.
(Xem: 9640)
Thiết nghĩ, Ngày Xuất Gia Báo Hiếu không những được tổ chức rộng rãi trong mùa Vu Lan mà cần phải được tổ chức nhiều ngày hơn nữa...
(Xem: 30890)
Phật dạy: “Nếu vị a-xà-lê cùng người tu hành muốn tu hạnh Bồ-đề phần pháp và các món thành tựu, nên đối với pháp của Quán Tự Tại Bồ-tát mà tu tập.
(Xem: 27116)
Phật-pháp là trí tuệ thực nghiệm dạy chúng ta nhận định được bản chất căn bản của chúng tagiải thoát chúng ta khỏi sự sa đọa thành nạn nhân đối với những huyễn tượng...
(Xem: 32704)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
(Xem: 33994)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27754)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 10574)
Tất cả các pháp trong thế gian đều do nhân duyên mà sanh huyễn hóa mà có. Bởi do nhân duyên hư vọng hòa hợp mà có sanh, nhân duyên hư vọng biệt ly mà có diệt.
(Xem: 12464)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 58667)
Thông đạt tiếng nói các chúng sanh, khai thị thật tướng vũ trụ. Vượt khỏi các pháp thế gian. Tâm thường nguyện độ thoát chúng sanh. Đối với vạn vật tùy ý tự tại.
(Xem: 10651)
Tuổi thơ con lên mùa hy vọng Đón gió về tiếng võng đong đưa Lời ru từng nhịp thức sớm trưa
(Xem: 9391)
Mùa về gọi đón vu lan Sen hương thơm nở bên làn trúc bay Gió ngàn lay lắt lắt lay Heo may tiếng lạc bàn tay mẹ hiền
(Xem: 9556)
Mùa vu lan đến Thấy bâng khuâng lòng con nhớ mẹ Buổi ngày xưa tảo tần hôm sớm Một nắng hai sương...
(Xem: 13937)
Đạo Phật như một biển khơi, dẫu có nổi sóng ba đào trong một thời điểm biến động thì cuối cùng vẫn trở lại thể tánh an tịnh ban đầu.
(Xem: 14206)
Nếu đạo hữu đang tìm kiếm ban hộ niệm để độ người thân và độ người tín Phật liên hệ với Ban hộ niệm tại địa phương mình trong danh sách bên dưới.
(Xem: 10760)
Trời tối quá, nhưng tôi biết có 3 bông sen nở từ hôm qua, giờ này cánh sen đang úp lại, ngủ êm đềm bên những lá tròn xanh mướt, chờ bình minh lại tỏa ngát hương thơm.
(Xem: 28147)
Ngay từ lúc hóa sinh ở đấy, nguyện cho con đạt đến chính tư duy, chính định, tâm linh không điều kiện của giác ngộ, vô tận biện tài, và vô số kho tàng của tuyệt diệu như thế...
(Xem: 23272)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant