Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền Tông

29 Tháng Chín 201200:00(Xem: 17865)
Thiền Tông

THIỀN TÔNG 


Lê Sỹ Minh Tùng


Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận chớ không nhất thiết chỉĐạt Ma tông. Nhưng từ đời Đường về sau, Đạt Ma tông trở nên hưng thịnh vì thế từ ngữ Thiền tông liền chuyển sang để chỉ cho Đạt Ma tông.

Lịch sử Thiền tông đã trải qua hai giải đoạn trong quá trình truyền thừa:

1) Giai đoạn đầu từ Tổ Đại Ca Diếp đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma tứcTổ thứ 28 thuộc Thiền tông Ấn Độ. Rất khó mà xác định được khởi nguyên của lịch sử Thiền tông Ấn Độlịch sử Phật Giáo Ấn Độ không hề đề cập đến việc truyền thừa của 28 vị Tổ Thiền tông. Đặc biệt hơn nữakhông tìm đâu ra được vị trí đặc biệt nào của Tổ Đạt Ma trong Phật giáo Ấn Độ cả. Một lý do khácnhững bài kệ truyền pháp từ đức Phật Thích Ca đến Tổ thứ 28 không tìm thấy bản gốc bằng tiếng Pali hay tiếng Phạn để đối chiếu. Đóchưa kể văn khí của những bài kệ đó được sáng tác theo phong cách thiền Trung Hoa vàlẽ sau thời Lục Tổ Huệ Năng. Một số Ngữ Lục (các bài Thuyết giảng do chư vị Thiền sư giảng, được các đệ tử ghi chép lại) hay Truyền Kýđề cập đến lịch sử Thiền Tông cổ nhất của người Trung Hoa được biên soạn vào đời Đường khoảng trên 1200 năm sau ngày đức Phật Niết-bàn, và mãi đến đời nhà Tống từ niên hiệu Cảnh Đức 1004 đến niên hiệu Gia Thái 1204 trên dưới 1700 năm sau đức Phật Niết-bàn như Cảnh Đức Truyền Đăng Lục do Đạo Nguyên soạn, Thiên Thánh Quảng Đăng Lục do Lý Tuân Húc soạn v.v... thườngmượn các nhân vật danh Tăng thiền đứcthực để hư cấu thêm nhằm chuyển tải thiền lý hơnmô tả thực kiện diễn ra trong lịch sử.

Thí dụ khi đức Phật sắp nhập diệt thì Ngài truyền y bát cho tôn giả Đại Ca Diếp và nói một bài kệ truyền pháp như sau:

Các pháp vốn không pháp
Không pháp cũngpháp
Nay truyền cái vô pháp (vô tướng)
Vô pháp nàopháp.

Câu chuyện “niêm hoa vi tiếu” tuy chỉhuyền thoại, nhưng ý nghĩa rất hay, rất sâu sắc. Câu “Các pháp vốn không phápnghĩacác pháp vốn pháp thực tánh chớ không phảipháp khái niệm. Thí dụ trong thế gian chỉmột sắc pháptứ đại tứcđất, nước, gió, lửa, nhưng con người lại nhìn một sắc pháp đó bằng tâm phân biệt nàonhà cửa, xe cộ… Vì vậy chúng ta chỉ thấy các pháp dựa theo quan niệm của mình chớ không thấy thật tánh của các pháp tứctự nó thật sự”. Một thí dụ kháckhi nhìn đóa hoa chúng ta cho rằng mình đang nhìn đóa hoa, nhưng đóa hoatên do mình đặt cho nó chớ tự nó “không phải” đóa hoa “hay” đóa hoa. Mà thật chất của sự tổng hợp của đất, nước, gió, lửa qua trùng trùng duyên khởi kết thành hình tướng rồi chúng ta đặt tên hình tướng đóđóa hoa. Nói vậy thì trong đóa hoanước, nhưng chúng tathấy trời mưa hoa rơi xuống đâu? Trong hoaánh sáng mặt trời, nhưng ngoài trời đâurơi hoa? Trong hoaphân bón, nhưng trong các thùng phân bónm gìhoa? Do đó thật tánh của hoakhông tánh vì hoado sự kết hợp của trùng trùng duyên khởi chớ đóa hoa không tự nóhay tồn tại được.

Vì vậy cái thấy của Thiền tôngthấy tất cả các pháp trên thế gian này vốnkhông vì chúng khôngtự tánh tứcvô ngã. Vô Ngã của Phật giáo Đại thừa nói chung và của Thiền tông nói riêng cái biết bằng tri giác trong khi đó Vô Ngã của thiền Tứ Niệm Xứsự thấy biết như thật trong trí tuệ chánh niệm tỉnh giác nghĩasự thấy biết rốt ráo rõ ràng từ kinh nghiệm khắp toàn thân, tâm. 

Còn câu “Nay truyền cái vô pháp, vô pháp nàopháp” nói lên ý nghĩa của câu chuyện “niêm hoa vi tiếu” bởi vì cành hoa trong tự tánh thì nó “đang” chớ không phải “đang bị nghĩ” nghĩathấy biết trực tiếp bằng tánh thấy chớ không phải qua ý thức suy nghĩ phân biệt. Truyền cái vô pháp nghĩatruyền cái pháp không. Pháp khôngnghĩapháp chưa từngtrong khái niệm bởi vì một khi hình thành khái niệm “pháp không” thì nó trở thànhpháp” rồi. Thế thì Thiền tông xiễn dương “tánh giác”cái biết chân thật bằng trực giác, không qua khái niệm, kiến giải mà thiền Nguyên Thủy gọithấy biết như thật” trong trí tuệ chánh niệm tỉnh giác.

2) Giai đoạn thứ hai từ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Lục Tổ Huệ Năng.

Thiền tông Trung Hoa từ Đạt Ma Tổ Sư truyền cho Huệ Khả, Huệ Khả truyền cho Tăng Xán, Tăng Xán truyền cho Đạo Tín. Dưới Đạo Tínhai người tài giỏiHoằng NhẫnPháp Dung. Dưới ngài Pháp Dungngài Trí Nghiễm, Huệ Phương, Pháp Trí. Hoằng Nhẫn truyền lại cho Huệ Năng, nhưng bấy giờ Thiền tông Trung Hoa chiam hai nhánh: Nhánh Thiền tông ở phương Bắc do ngài Thần Tú, đệ tử xuất sắc nhất của Hoằng Nhẫn, nên gọiBắc tông lấy Trường An, Lạc Dươngm trung tâm, pháp vận được hưng thịnh khoảng 100 năm. Nhánh thứ hai ở phương NamHuệ Năng trụ tại Tào Khê tỉnh Quảng Đông tứcNam tông. Vì tông phong của 2 tông Nam, Bắc khác nhau nên mớicâu: “Nam đốn, Bắc tiệm”.

Đệ tử nói pháp của Huệ Nănghơn 40 vị, nổi tiếng nhấtngài Nam Nhạc Hoài Nhượng, Thanh Nguyên Hành Tư, Nam Dương Huệ Trung, Vĩnh Gia Huyền Giác, Hà Trạch Thần Hội… Ngài Thần Hội khai sáng “Hà Trạch tông” với chủ trương cực lực đề xướng pháp môn đốn ngộ, lấy “một niệm “không khởi”m TỌA và thấy rõ “bản tánh”m THIỀN”. Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng được Lục Tổ truyền tâm ấn, trụ trì chùa Bát Nhã, đệ tử nói pháp9 vị, đứng đầungài Mã Tổ Đạo Nhất. Rồi sau đó sanh ra năm nhánh khácthiền sư Qui Sơn (Khai tổ tông Qui Ngưỡng), Thiền sư Nghĩa Huyền (Khai Tổ Tông Lâm Tế), Thiền sư Văn Ích (Khai Tổ Tông Pháp Nhãn), Thiền sư Văn Yễn (Khai Tổ Tông Vân Môn) và Thiền sư Lương Giới (Khai Tổ Tông Tào Động). Mặc dầu Tổ sư thiềnnhiều tông phái,những lối hành thiền khác nhau, nhưng tựu trung vẫnchung một cứu cánhkiến tánh”.

Tuy Thiền tôngtất cả 33 vị Tổ, nhưng người được đề cao nhiều nhấtTổ Bồ Đề Đạt Ma bởi vì chính ngài đã tạo cho thiền tông một sắc thái đặc biệt. Tuy nhiên Lục Tổ Huệ Năngngười đưa thiền tông đến chỗ hưng thịnh và sau đó hệ thống thiền đốn ngộ được truyền sang các nước lân bang như Đại Hàn, Nhật Bản Việt Nam.

Khi thiền bắt đầu hưng thịnh ở Trung Hoa thì thiền tông được gọiTổ Sư thiền nghĩadòng thiền phát xuất từ các Tổ Sư.

Tiến trình hình thành Phật giáo Đại thừa đã trải qua nhiều giai đoạn và hấp thụ từ nhiều luồng tư tưởng khác nhau của chư Tổ. Thí dụ trong giai đoạn Sơ kỳ Đại thừa thìtư tưởng “Giai hữu tánh không” rồi đến sự hình thành học phái Trung Quán (Bát Nhã) của Long Thọđệ tửĐề Bà. Đến khi giáo thuyết Trung đạo ra đời, khái niệm về nhị đế đã trở thành tiêu chuẩn của rất nhiều học thuyết Đại thừa khác nhau. Người Trung Hoa trước khi thu nhập hệ tư tưởng Trung Quán của Long Thọ đã không biết nhiều về sự khác biệt giữa hai hệ tư tưởng Nguyên thủyĐại thừa. Chính Long Thọ đã đưa học thuyết Trung Quán vào Phật giáo Đại thừa và tạo ra một sự khác biệt khá rõ ràng giữa hai giáo thuyết vàlẽ sự phân cách cũng bắt đầu nẫy nở trong cộng đồng Phật giáo Trung Hoa từ đó. Kinh điển Đại thừa không ngần ngại chỉ trích nặng nề giáo lý Nguyên thủy và thậm chí còn dùng những danh từ “tiêu nha bại chũng” tứchạt giống khô, giống chết để ám chỉ cho những vị A la hán định tánh tứcnhững vị Thánh tăng không chịu hướng về Đại thừa.Tư tưởng Long Thọ khai triển trí tuệ Bát Nhã để đạt đến được nhận thức về Chân Không mà nơi đó sẽ không còn tùy thuộc vào ngôn ngữ, văn tự mà chỉ trực nhận bằng bản tâm. Long Thọ cho rằng mặc dù chân lýhai cấp bậc (chân-tục), nhưng chỉthực thể mớichân lý tối thượng. Đócảnh giới bất sinh bất diệt, không bao giờ thay đổi, luôn luôncái tự bao giờ đã” và dĩ nhiên trong đó không còn sự khác biệt giữa sanh tửNiết bàn, hay phiền não và Bồ-đề. Trong Trung Luận, chúng tathể thấy rõ rằng Chân lý Tánh Không của Long Thọ được áp dụng rộng rãi qua biện chứng pháp về “Bát Không”. Đókhông sinh, không diệt, không thường, không đoạn, không đồng, không dị, không lai, không khứ”. Từ đó người tu theo Đại thừa lầm lẫn cho rằng Chân lý thế tục (Giáo lý Nguyên thủy) mà đức Phật truyền dạy lại cho chúng sinhgiáo lý nửa chừng, không đầy đủ vì người tu theo Nguyên thủy chưa nhận thức được chân lý siêu việt Bát Nhã mặc dù Long Thọ ra đời sau đức Phật gần 800 năm.

Trên căn bản, học thuyết Bát Nhã đặt trong tâm vào hai chân lý tục đếchân đế. Nhắc lại, vua Lương Võ Đế từng đắp cà sa, tự giảng kinh Phóng Quang Bát Nhã, cất chùa độ tăng và được người đời tônvị vuatâm Phật. Nhà vua cùng với pháp sư Lâu Ước luận bàn về chân đế, tục đế. Tục đế thì biện minh cái “phi vô” tứccái chẳng phải không, còn chân đế biện minh cái “phi hữu” tứccái chẳng phải. Sau cùng chân-tục chẳng phải “Hai” tứcthánh đế đệ nhất nghĩa đế. Theo nhà vua đây chínhchỗ cực diệu cùng huyền của hàng giáo gia. Nhưng do vọng mớichơn cho nên “chơn, vọng”hai phạm trù đối đãi vừa đối lập vừa tồn tại bất khả phân ly, nhưng tự tánh thì thường hắng bất biến, biết mà không thể nói được. Vì thế khi Tổ Bồ-đề Đạt Ma vào yết kiến, vua Lương Võ Đế bèn tự đắc mà hỏi Tổ rằng:”Thế nàothánh đế đệ nhất nghĩa đế?”. Tổ đáp: ”Quách nhiên vô thánh” nghĩatuyệt nhiên rỗng rang không thánh. Chân lý thìm sao trả lời được mà nhà vua lại hỏi? Tổ trả lời nhát gường khiến nhà vua cảm thấy như bị Tổ tạt vào mặt một thau nước lạnh tê tái cả lòng. Sau đó, Tổ lẳng lặng sang sông qua đất Ngụy, đi thẳng lên núi Thiếu Thất không nói một lời.

Đến giai đoạn Trung Kỳ, Phật giáo Đại thừa xuất hiện thuyết Như Lai Tạng Duyên Khởi rồi phái Du Già Hành Tông (Duy Thức Luận) của Vô Trước và emThế Thân bắt đầu hình thành. Trường phái này lấy Duy Tâm chủ nghĩa để luận giải thế giới tâm linh trừu tượng, siêu hình.

Nói chung Phật giáo du nhập vào Trung Hoa rồi sau đó được chia thành mười tông phái khác nhau. Trong mười tông phái đó thì Câu xá tôngThành thật tông thuộc về Nguyên thủy. Luật tôngThiền tông thì cho cả Nguyên thủy lẫn Đại thừa. Còn lại Hoa Nghiêm tông, Mật tông, Tịnh độ tông, Thiên thai tông, Tam luận tôngPháp tướng tông thì thuộc hẳn về Đại thừa.

1) Luật tông, do ngài Đạo Tuyên (596-667) sáng lập.

Tông phái này khôngmột giáo lý riêng biệt đáng kể, mục đích chínhthúc đẩy việc tuân thủ giới luật một cách rất nhiêm minh, đặc biệtviệc thọ giớikhất thực. Tông phái này nâng cao đức hạnh của người tu, nhưng chẳng bao lâu trở nên mờ nhạt.

2) Tam luận tông, do ngài Cát Tạng (549-623) sáng lập.

Tông nàysự biến dạng theo kiểu Trung Hoa của trường phái Trung Quán do Long Thọ đề ra của Ấn Độ. Chủ dích của tông nàyloại bỏ tất cả mọi quan niệm để tánh khôngthể hiển hiện.

3) Pháp tướng tông, do ngài Huyền Trang (596-664) sáng lập.

Khi ngài Huyền Trang đem từ Ấn Độ về Trung Hoa mười cuốn chú giải bộ Duy thức tam thập tụng của Thế Thân và sau đó kết hợp tất cả lại thành một cuốn dựa trên Duy thức tông hay Du già hành tông với căn bản Thành duy thức luận theo kiểu Trung Hoa.

4) Mật tông, do ngài Bất Không (705-774) sáng lập.

5) Hoa nghiêm tông, do ngài Đỗ Thuận (557-640) sáng lập.

6) Thiên thai tông, do ngài Trí Khải (538-597) sáng lập.

7) Tịnh độ tông, do ngài Thiện Đạo (613-681) sáng lập.

8) Thiền tông, do ngài Bồ-đề Đạt Ma sáng lập vào khoảng năm 520.

 Do đó khi tư tưởng Đại thừa du nhập vào Trung Quốc, người Trung Hoa chấp nhận tất cả những luồng tư tưởng đó nhưlời Phật dạy mà không hề tìm hiểu nguồn gốc phát xuất của nó cho nên càng đi sâu vào triết lý, văn tự, kinh điển thì họ càng hoang mang, không biết đâuđạo, đâuchân lý, đâuphương tiện, đâucứu cánh nên phần lớn chấp phương tiệncứu cánh, ôm chặt lấy kinh điển. Đến lúc cùng đường, bí lối thì Tổ Bồ Đề Đạt Ma xuất hiện nhưvị cứu tinh với bốn câu “Giáo ngoại biệt truyền, Bất lập văn tự, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật”. Từ đó Thiền tông bắt đầu nổi tiếng với pháp môn đốn ngộ.thể nói rằng Phật giáo Trung Hoa chuyển mình từ hệ thống chấp chặt kinh điển cứng ngắc nên tụng niệm rình rang tứcchấp “” sang một thái cực không cần kinh điển tứcchấp “Không”. Chấp “” cũng sai và chấp “Không” cũng không đúng vì dựa theo trung đạo của Long Thọ thìvà Khôngbất tức bất ly bởi vì vạn pháp tuynhưng không phảithật, còn Không nhưng không phảikhông của cái trống không. Trong khi đó, đức Phật đã giải thích con đường Trung đạo như sau:

- Từ bỏ hai cực đoan đó, Như Lai đã chứng ngộ “Trung đạo” (Majjhima Patipada),con đường đem lại nhãn quan (cakkhu), tri kiến (nana) và đưa đến an tịnh (vupasamaya), trí tuệ cao siêu (abhinnaya), giác ngộ (sambhodhaya) và Niết bàn.

Hai cựa đoan mà đức Phật nói ở đây không phảihay Không mà một bênép xác khổ hạnh và bên kia sống theo dục lạc.

Trong kinh Chuyển Pháp Luân, đức Phật xác định rằng con đường Trung đạo chínhBát Chánh đạo. Đức Phật lại dạy rằng:

- Hỡi này các Tỳ kheo! Con đường Trung đạoNhư Lai đã chứng ngộ, con đường đem lại nhãn quan, tri kiến, trí tuệ cao siêu, giác ngộ, Niết bàngì?

- Đó chínhBát Chánh đạo: Hỡi này các Tỳ kheo! Đó“trung đạo” mà Như Lai đã chứng ngộ.

Tám trăm năm sau ngày đức Phật nhập diệt, tuy Long Thọ phát triển nền triết học khác dựa vào tư tưởng “tánh không” và “Bát Nhã”, nhưng ngài vẫn dùng danh từ trung đạođức Phật đã xiển dương và triết học của ngàiTrung Quán Luận (Madhyamaka Sàstra) và Tứ Bách Luận (Catuh-Sataka) của Đề Bà, đệ tử của Long Thọ

Long Thọvị Tổ đã khai triển và hoàn thành học phái Trung Quán. Ngài ra đời vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên trong gia đìnhmôn thuộc nước Andhradesa tứcVidarbha. Ngài đặc biệt nghiên cứu về giáo điển Vedas (Vệ Đà) và học hỏi rất nhiều điều trọng yếu của Bà la môn trước khi ngài xuất gia đầu Phật. Ngàitác giả của trên 122 bộ sách, nhưng hiện nay chỉ còntrên 15 bộ nguyên bản đã được dịch sang tiếng Tây Tạng và tiếng Hán. Vì sự tiêu hoại những tu viện lớn ở Ấn Độ bởi người Hồi giáo nên kinh điển Đại thừa bản gốc không còn dấu tíchẤn Độ mà chỉcác bản dịch ở Tây Tạng hay ở Trung Hoa.

Đó:

1. Trung Luận (Madhyamaka-Sàtra) tức là Bát Nhã.

2. Hồi Chánh Luận (Vigrahavyvartanì).

3. Lục Thập Chánh Lý Luận (Yuktisastikà)

4. Thất Thập Tụng Không Tánh Luận (sunyatà-Sapsati) và chú giải.

5. Duyên Khởi Tâm (Pratìyasamut-pàdahrdaya) và chú giải.

6. Tứ Tụng (Catuhstava).

7. Tu Tập Thứ Đệ (Bhàvanàkrama).

8. Bằng Hữu Thư (Suhrllekha).

9. Lưu Chuyển Chư Hữu (Bhàvasamkrànti).

10. Bảo Hành Vương Chánh Luận (Ratnàvalì.)

11. Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh Luận (Pràjnàpàramita-Sutra Sàstra).

12. Thập Địa Giải Thuyết Luận (Dasabhaùmivibhàsà Sàstra).

13. Nhất Kệ Luận (Eka – Sloka - Sàstra).

14. Năng Đoạt Kinh (Vaidalya Sutra) và chú giải (Prakarana).

15. Ngôn Ngữ Cứu Cánh (Vyavahara - Siddhi).

Trong 15 bộ luận đó thì bộ Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh Luận (Pràjnàpàramita Sutra Sàstra) và bộ Trung Luận (Madhyamaka Sàtra) nói về trí tuệ Bát NhãThập Địa Giải Thuyết Luận (Dasabhaùmivibhàsà Sàstra) nói về tiến trình mười địa tứcmười giai đoạn của Bồ Tát phải thực hành trước khi thành Phật. Vì thế tư tưởng Bát NhãKhông tánhdo Long Thọ viết ra chớ không phải do đức Phật thuyết.

Long Thọ của thế kỷ thứ haivị Tổ đời thứ 14 trong số 33 vị Tổ của Phật giáo Thiền tông. Vị Tổ thứ 33 cũngvị Tổ sau cùngLục Tổ Huệ Năng. Đến thế kỷ thứ 7 sau công nguyênẤn Độ xuất hiện một vị Tổ của Mật tôngDược sư Long Thọ (đọc tiếp trong phần Mật tông).

Đức Phật ngày xưa thuyết pháp ròng rã suốt 49 năm để giáo hóa chúng sinhThiền tông lại không cần kinh điển. Một điểm trớ trêu khácchính đức Phật ngồi thiền suốt 49 ngày đêm mới thành phật và sau khi thành Phật rồi Ngài vẫn thiền định ngày cũng như đêm không ngừng nghĩ thế mà chư Tổ lại chủ trương cực lực bác bỏ ngồi thiền mà lấy “một niệm “không khởi” m TỌA và thấy rõbản tánh” m THIỀN”.

Đạo Nhất, một vị sa-môn, hàng ngày thường tinh tấn ngồi tu thiền, Hoài Nhượng hỏi:

- Ông ngồi thiền đểm gì?

Đạo Nhất nói:

- Tôi ngồi thiền đểm Phật.

Hoài Nhượng nhặt một viên gạch đem mài trên tấm đá trước am. Đạo Nhất ngạc nhiên hỏi:

- Ngài mài gạch đểm gì?

Hoài Nhượng đáp:

- Mài gạch đểm gương.

- Mài gạch sao thành gương được?

- Ngồi thiền cũng đâu thành Phật được?

- Vậym thế nào mới đúng?

- Nếu trâu kéo xe, xe không chạy, thì đánh xe hay đánh trâu mới đúng?

Đạo Nhất không nói được. Hoài Nhượng nói tiếp:

- Ông học ngồi thiền hay ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền thì thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật thì Phật không tướng, không trụ, không thủ xả. Nếu ngươi ngồi Phật tức giết Phật, nếu chấp tướng ngồi thì không thể đạt.

Lý doThiền tông chỉ muốn cảnh báo những người quá ham mê tọa thiền chỉ tịnh, rất dễ rơi vào trầm không trệ tịch,m mất tính linh động của tánh giác tự nhiên, nên không khuyến khích tọa thiền quán tịnh.

Nhưng chính đức Phật nhờ tọa thiềntìm ra chân lý dưới cội Bồ Đề và trước khi nhập diệt Ngài cũng vào các tầng thiền định từ thấp đến cao và từ cao đến thấp rồi mới an nhiên thị tịch.

Trong Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya), phẩm 16 Kinh Đại Niết Bàn (Mahàparinibbàna sutta) dạy rằng:

Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo:

- Này các Tỳ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: "Các pháp hữu vivô thường, hãy tinh tấn, chớphóng dật".

Ðólời cuối cùng Như Lai.

- Rồi Thế Tôn nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Không vô biên xứ. Xuất Không vô biên xứ, Ngài nhập định Thức vô biên xứ. Xuất Thức vô biên xứ, Ngài nhập định Vô sở hữu xứ. Xuất Vô Sở hữu xứ, Ngài nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Diệt thọ tưởng định.

Khi ấy tôn giả Ananda (A Nan) nói với tôn giả Anuruddha (A Na Luật):

- Thưa Tôn giả, Thế Tôn đã diệt độ.

- Này Hiền giả Ananda, Thế Tôn chưa diệt độ. Ngài mới nhập Diệt thọ tưởng định. (A Nan không biết vì lúc đó ngài chưa chứng Thánh quả).

- Rồi xuất Diệt thọ tưởng định, Ngài nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Vô sở hữu xứ định. Xuất Vô sở hữu xứ, Ngài nhập Thức vô biên xứ định. Xuất thức Vô biên xứ, Ngài nhập Hư không vô biên xứ định. Xuất Hư không vô biên xứ, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài lập tức diệt độ.

vào sâu trong thiền định thì trí tuệ sẽ phát sinh và từ đó hành giả mớithể trừ hết các lậu hoặc để thoát ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Thiền địnhnăng lượng,sức mạnh và tuệchất xúc tác để mở con mắt tâmchứng ngộ Chân lý. Thiếu trí tuệ hành giả chỉthể kinh nghiệm được những cái gì nông cạn, hời hợt chợt đến chợt đi trong chốt lát, chẳng giúp ích được gì mà cònnhững chướng ngại nếu hành giả cứ bám víu vào nó. Nhưng muốn xuất, nhập thiền định thì hành giả phảiđủ “tứ thần túc” nếu không thì nhập được mà xuất không được đưa đến bao cái chết oan uổng của nhiều thiền sư (Đại thừa). Muốn thành tựu Như Lai thiền, hành giả phải thực hành ly dục và ly bất thiện pháp bằng cách tu tập các pháp môn như Tứ Chánh Cần.

Kinh Trung A Hàm tương đương với Trung Bộ Kinh dạy rằng:

A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn chánh đoạn, Tỳ-kheo đối với pháp ác bất thiện đã sanh, vì để đoạn trừ chúng nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp ác bất thiện chưa sanh, vì để chúng không phát sanh nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp thiện chưa sanh, vì để cho phát sanh nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp thiện đã sanh, vì để chúng kiên trụ, không bị quên lãng, không bị thoái hóa, được bồi bổ tăng tiến, được phát triển rộng rãi, được viên mãn cụ túc, nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. A-nan, bốn chánh đoạn này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn chánh đoạn này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.”

Tu tập pháp môn Tứ Chánh Cần giúp hành giả luôn luôn ngăn ác và diệt ác pháp nhờ đó niệm thiệncơ hội phát sinh. Khi ngăn được ác pháp và diệt hết ác pháp thì tâm định trên thân. Một khi tâm định trên thântâm đang ở trên Tứ Niệm Xứ. Nếu hành giả luôn sống trong Tứ Niệm Xứ một thời gian dàithể một tuần lễtuệ tri từng sát na tất cả những biến hành của thân, thọ, tâm, pháp dựa theo từng hơi thở ra vào thì tâm chứng đắc Chánh Niệm. Chỉ khi nào tâm chứng đắc Chánh Niệm thì tâm mớiđủ “Tứ Thần Túc”. Sau cùng khi tâmđủ Tứ Thần Túc thì hành giả mớiđủ khả năng nhập Tứ Thánh Định và trở thành Thánh giả.

 Ngay cả Lục Tổ cũng nói rằng “xuất, nhập thì không phảiđại định” cho nên Tổ sư thiền không chủ trương ngồi thiềndĩ nhiên khôngxuất, nhập. Lục Tổ chủ trương con ngườithức tỉnh giác ngộ được hay khôngbởi nơi tự tâm chớ không nhất thiết do nơi ngồi thiền. Thế thì khi các Thiền sư muốn thị tịch thì họ phải nhập bằng thứ thiền định gì?

thế pháp tu của Lục Tổ Huệ Năng được tóm gọn:

Vô niệmm tông, Vô tướngm thể, Vô trụm gốc”.

Danh từ Vô niệm chỉ đặc biệt xuất hiện trong Phật giáo Thiền tông bởi vì nếu hiểu Vô niệm theo định nghĩa thông thường thì trên thế gian này không bao giờvô niệm được bởi vì khi đạt đến chỗ vô niệm thìm sao mình biết đóvô niệm. Nếu biết đóvô niệm thì vô niệm thành ra ý niệm, bởi vì một khi hình thành khái niệm “pháp không” thì nó trở thànhpháp” rồi.

Nhưng trong Pháp Bảo Đàn kinh, Lục Tổ dạy rằng:

-Vô niệmđối với niệm mà không niệm, đối trên các cảnh mà tâm không nhiễm. Ý của Lục Tổ trong câu trênkhi đối diện với trần cấu thì giữ tâm đừng cho dính mắc, đừng khởi ý niệm tham tứcthấy thì cái gì cũng thấy mà như không thấy gì hết. Cái nghe, nếm, ngửi, biết… cũng vậy. Thế thì vô niệmLục Tổ muốn nói ở đây chínhChánh niệm rồi.

- Thế nàovô tướngm thể?

Con ngườimê lầm mà nghĩ rằng thân mình tứcngũ uẩnthật và vạn pháp sinh diệt cũngthật cho nên cuộc sống mới quay cuồng đau khổ. Bây giờ nếu chúng sinh quay lại để thấy cái thật Tướng của con người cũng như vạn hữuVô tướng thì sẽ không còn điên đảo nữa. Đâypháp Vô Ngã tứcthân này khôngTa và thế gian vạn vật không phảicủa Ta mà Bát Nhã Tâm Kinh gọingũ uẩn giai không.

-Thế nàoVô trụm gốc? 

Vô trụtâm không dính mắc ở nơi nào tứcsáu căn không dính mắc sáu trần. Đâyquán vạn phápVô Thường, Vô Ngã theo góc độ Chánh kiến, Chánh tư duykinh Kim Cang gọiƯng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, Nhược tâm hữu trụ tức vi phi trụ” nghĩatâmchỗ trụ thì không bao giờ thấy được chân lý

Vì thế toàn bộ pháp tu của Lục Tổ Huệ Năng dựa vào Chánh niệm, Chánh kiến, Chánh tư duy, nhưng ngài không ngồi thiền, không vào các tầng thiền định nên không thực hành Chánh định. Chính đức Phật và các đại đệ tử của Phật đã chứng minh rất rõ ràng rằng phải vào sâu trong các tầng thiền định và vào Diệt Thọ Tưởng định thì mới diệt hết lậu hoặc, đắc tam minh, trở thành A la hán và liễu sanh thoát tử. Thế thì không một ai trong lịch sử nhân loại không áp dụng đúng công thức của đức Phật mà thành A la hán hay thành Phật được. Các vị độc giác Phật tuy không trực tiếp thọ giáo từ đức Phật, nhưng họ vẫn phải thực hành giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên (thuyết Duyên Khởi) rồi vào các tầng thiền định thì mới thành độc giác Phật.

Tứ thần túcbốn tầng thiền định giúp hành giả thành tựu các tam-ma-địa (samadhi),thần lực cần thiết giúp hành giả xuất, nhập thiền định bất cứ lúc nào họ muốn.

1) Dục thần túc:tầng thiền định phát sinh do năng lực của ý muốn, tư tưởngđạt được thần thông.

2) Cần thần túc: còn gọitinh tấn thần túc,thiền định phát sinh nhờ vào sức tinh tấn nỗ lực tu tập. Đâygiai đoạn nối tiếp của Dục thần túc bởi vì hành giả khi đãmong cầu thì phải tinh tấn nỗ lực để tu tậpm thiện và đoạn trừ việc ác.

3) Tâm thần túc:thiền định phát sinh nhờ sức mạnh của tâm niệm. Một lòng chuyên tâm nhất niệm trụ nương vào sức mạnh của tâm nên định phát sinh. Khi tâm không còn bị dục lạc chi phối thì nómột sức mạnh phi thường.

4) Quán thần túc:thiền định phát sinh nhờ sức mạnh tư duy quán chiếu Phật lý. Khi đã thấu giải giáo lý Vô Ngã thì tất cả sự dính mắc sẽ tan biến, dục vọng tiêu tan giúp hành giả tăng thêm nội lực để vào thiền định.

Do đó các vị A la hán hay đức Phật muốn xuất, nhập bất cứ tầng thiền định nào theo ý muốn rất dễ dàng. Ngay cả họ vào trong Diệt thọ tưởng định thì họ bắt đầu diệt khẩu hành, thân hành rồi đến ý hành. Họ diệt luôn hơi thở, nhưng không chết, trong người vẫn còn nóng và sáu căn vẫn sáng tỏ.

Hãy lắng nghe Tôn giả Kāmabhū diễn tả sự khác nhau giữa người chết và người nhập Diệt thọ tưởng định:

-Ðối với người đã chết, đã mệnh chung, thân hành người ấy được đoạn diệt, được khinh an; khẩu hành được đoạn diệt, được khinh an; ý hành được đoạn diệt, được khinh an, thọ mạng được đoạn tận; sức nóng được tịnh chỉ; các căn bị hủy hoại. Còn Tỳ-kheo đã chứng đạt Diệt thọ tưởng định, thân hành được đoạn diệt, khinh an; khẩu hành được đoạn diệt, khinh an; ý hành được đoạn diệt, khinh an; thọ mạng không bị đoạn tận; sức nóng không bị tịnh chỉ; các căn được trong sáng.

Khi hành giả dùng Chỉ (xam-ma-tha) (định) Quán (trí tuệ) để chứng tứ thiền thì họthể đi thẳng vào Diệt Tận Định (Diệt Thọ Tưởng Định) mà chứng được thanh tịnh Niết bàntrở thành bậc A la hán. Ở trong Diệt Tận Định, hành giả bắt đầu tịnh khẩu, tịnh thân, tịnh ý và sau cùngtịnh hơi thở. Người vào trong định này thì hơi thở không còn, nhưng sức nóng trong người vẫn duy trìdĩ nhiên tất cả các căn vẫn trong sáng. Khi xuất Diệt Tận Định thì ý hành phát khởi trước nhất, rồi đến thân hành và sau cùng khẩu hành mới tác động. Cái khác nhau giữa người đi vào Diệt Tận Định và người chếtngười đi vào định này cũng chấm dứt hơi thở, thân thể bất động, miệng không còn nói, nhưng hơi ấm vẫn còn nên không chết.

Khi đắc quả A-la-hán rồi thì tất cả phiền não, các lậu hoặc đều bị loại trừ và vị A-la-hán hoàn toàn thoát khỏi mọi khổ đau. Khi đạt được trạng thái hoàn toàn giải thoát, vị A-la-hán sẽ nhìn lại tâm mình và thấy rằng:

Ta không còn phải tái sinh nữa, ta đã hoàn thành xong Bát Chánh Đạo, những gì cầnm ta đãm rồi, và khônggì ta cầnm để giải thoát nữa”.

Vì thế bất cứ lúc nào khi nhân duyên độ sanh hết, các vị A la hán chỉ nhập vào các tầng thiền định từ thấp đến cao và từ cao đến thấp rồi an nhiên thị tịch.

Trong kinh điển Đại thừavài mẩu chuyện nói về các Thiền sư an nhiên thị tịch, nhưng họ không thực hành tứ thiền, tứ không địnhDiệt Thọ Tưởng định thì họ an nhiên thị tịch bằng lối thiền nào? Khi vào định họthể tịnh hơi thở được chăng? Không đắc Tứ thần túc và không thực hành xuất, nhập nên khi nhập vào thiền định thìm sao xuất? 

Hãy lắng nghe Hòa thượng Hư Vân thuật lại trong cuốn “Đường Mây Trên Xứ Hoa” trang 51 rằng:

- Gần cuối năm, núi non đều đóng tuyết, hang sâu khí lạnh, một mình ta đơn độc tu trì, thân tâm rất thanh tịnh. Ngày nọ, sau khi bỏ khoai vào nồi, ngồi đợi khoai chín, tự nhiên ta nhập định mà không biết thời gian cho đến qua năm mới. Trên núithầy Phục hành lấym lạ vì sao đã lâu mà không thấy ta rời am, nên nhân dịp năm mới rủ các thầy khác đến am chúc tết. Họ thấy ngoài am đầy dấu chân hổ mà chẳng thấy dấu chân người. Họ đi vào thấy ta đang nhập định, liền đánh khánh khiến xả định.

Như vậy, nếu Hòa thượng Hư Vân không nhờ các thầy đánh khánhm ngài chợt tỉnh thì ngàithể tịch luôn giống như các thiền sư khác. Vì thế chín cấp thiền địnhcon đường duy nhất đểgiải thoát giác ngộ và để an nhiên thị tịch.

Tại sao Tổ nói “Chẳng lập văn tựnghĩakhông lệ thuộc vào chữ nghĩa kinh điển mà chính Tổ lại đem theo bộ Kinh Lăng Già gồm bốn quyển sang Trung Hoa truyền lại cho đệ tử? Thật ra ý của Tổmuốn phá kiến chấp sai lầm của những người cho rằng thông kinh hiểu nghĩangộ đạo thì chẳng khác nào cho ngón taymặt trăng. Còn “truyền ngoài giáo lýđể khai thị cho con người hiểu rằng mặt trăng không phảingón tay. Đây chínhtư tưởng của Đại thừa tứcvăn tự kinh điển chỉchiếc bè. Mà con người còn chấp chiếc bè thì biết đến bao giờ mới qua đến bờ bên kia tứcgiác ngộ. Vì thế Tổ mới nói đừng chấp vào kinh điển mà hãy nhìn thẳng vào tâm mình để thấy được cái thật Tánh của mình thì sẽ được giác ngộ. Bởi vì nếu không quay vào tâm của mình thì không biết đâuvọng tưởng và thế nàochơn tâm. Đâyphần đầu của kinh Thủ Lăng Nghiêm khi Phật hỏi A Nan bảy lần về nơi thường trụ của tâm nghĩatâmvọng tưởng còn thật tánh mới chính bản thể chơn như thanh tịnh sẵntrong mỗi con người. Thật tánhphần sau của kinh Lăng Nghiêm khi Phật chỉ rõ chơn tánh tứcNhư Lai Tạng bản thể. Nếu thấy và sống với cái thật “Tánh” nầy thì chúng sinh sẽ được kiến tánh tứcsẽ thành” Phật. Nhưng kiến tánh chỉPhật nhân còn đến Phật quả thì hành giả phải công phu tu hành cho đến khi diệt hết Kiến Hoặc, Tư Hoặc, Vô Minh Hoặc thì mới thành Phật được. Vì thế ngày xưa các Thiền sư đánh đập, la hét hay dùng mọi phương tiện để cho đệ tử nhận ra tánh giác hay bản lai diện mục của mình tứchọ áp dụng phương thức “chỉ thẳng tâm người”. Tuy nhiên nếu thấy tánh liền thành Phật thì 33 vị Tổ Thiền tông đều đãPhật cả rồi, nhưng đúng ra thì thấy tánh chỉ thành Tổ thôi. Vì sao vậy? Bởi vì khi nhận ra tánh giác rồi, người tu phải tiếp tục tinh tấn thực hành Chánh niệm (Samma-Sati) để xả trừ vọng tưởngthực hành Chánh định đến khi nào hoàn toàn sống với tánh giác hằng sáng thì lúc đó mới được chứng ngộ. Đối với Phật giáo, chỉchứng ngộ mớithể thoát khỏi sinh tử luân hồi còn đốn ngộ của các Thiền sư chỉ mớiChánh kiến (Samma Ditthi) tứcphần đầu của Bát Chánh Đạo (Ariya Mayya).

Tại sao Tổ Bồ-Đề lại bảo“giáo ngoại”? Phật giáohai phương pháp“giáo nội “ và “giáo ngoại”. Khi dùng ngôn ngữ để truyền đạo theo khuôn khổ của Phật giáo Ấn Độ thì gọigiáo nội pháp. Khi bỏ ngôn ngữ mà chỉ lấy Phật tâm để in thẳng vào tâm người khác thì gọigiáo ngoại pháp mà thiền gia gọi“truyền tâm ấn”. Vậy Thiền tônggiáo ngoại pháp.

Sau lần yết kiến vua Lương Võ Đế với hy vọng sẽ được nhà vua tận lực giúp đỡ trong việc truyền bá Phật giáo ở Trung Hoa, nhưng vì nhận thấy căn cơ của vua còn thấp và sự tín ngưỡng của nhà vua chỉtánh cách hình thức bề ngoài nên Tổ Bồ-Đề đã từ giã vua đến tu tại chùa Thiếu Lâm ở Trung Sơn. Ngài ngồi xoay mặt vào tường tham thiền trong chín năm mới trao ấn chứng cho Tổ thứ hai của Thiền tông ở Trung Hoangài Huệ Khả. Huệ Khả truyền cho Tam Tổ Tăng Xán. Rồi đến Tứ Tổ Đạo TínNgũ Tổ Hoằng Nhẫn và sau cùng truyền lại cho Lục Tổ Huệ Năng.

Tổ sư thiền chủ trương không dùng ngôn ngữchỉ thẳng tâm người tức“truyền tâm ấn” để dạy đệ tử nên dần theo thời gian phương pháp đánh đập, lên gối, thụt cùi chỏ hay la hét bị thất truyền vì thế ngày nay thiền sinh muốn học theo công án, thoại đầu, nghi tình hay tìm người đánh đập, la hét để cho mình được ngộ thì gần như không còn nữa. Bởi vì công án, thoại đầu, đánh đấm, la hétnhững phương tiện thiện xảo mà các thiền sư ngày xưa tùy người áp dụng, tùy bịnh cho thuốc vì thế trong Thiền tôngrất nhiều mẩu chuyện nói về sự ngộ đạo của các thiền sưdĩ nhiên khôngmẩu chuyện nào giống mẩu chuyện nào hết.

Tổ Lâm Tếlần đã nói, “Người không ngôi vị sống trên máu thịt các ông, ra vào các cửa trên mặt các ông đấy. Ai không chứng kiến sự thật này, hãy khám phá nó ngay đi!” Một ông tăng đứng lên hỏi, “Aingười không ngôi vị?” Lâm Tế liền bước xuống tòa, nắm cứng cổ áo ông tăng, hét, “Nói! Nói!” Ông tăng đứng ngơ ngáo một lúc, vì vậy Lâm Tế đánh ông ta một tát tai, “Người không ngôi vị này thật vô tích sự.”

Do đó một phương pháp tuy huyền diệu cách mấy cũng không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Chư Tổ không để lại phương thức tu tập đặc biệt nào cả vì trái với “bất lập văn tự” cho nên Thiền tông dần theo thời gian cũng theo chư Tổ biến mất.

Bây giờ hãy lấy câu chuyện ngộ đạo của ngài Đức Sơnm thí dụ:

Ngài Đức Sơnngười tinh thông Kinh Luật nghe phương Nam Thiền tông rất hưng thịnh nên bất bình nói rằng “Kẻ xuất gia muôn vạn kiếp họa oai nghi tế hạnh của Phật mà chẳng được thành Phật. Thế mà những kẻ ma ở phương Nam dám nói “Trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật”. Ta phải nhổ tận hang ổ của chúng, diệt hết những giống ấy để đền ơn Phật”. Sư khăn gói lên đường mang theo bộ Thanh Long Sớ Sao. Trên đường đi gặp một bà bán bánh và bảo bà lấy ít bánh điểm tâm.

Trước khi lấy bánh, bà già hỏi:

 -Thầy thường giảng kinh gì?

 -Kinh Kim Cang.

 Bà nói:

 -Tôi xin hỏi một câu, nếu thầy đáp được tôi xin cúng dường bánh điểm tâm. Bằng đáp chẳng được, mời thầy đi nơi khác.

 Sư thuận lời.

 Bà già hỏi:

 -Kinh Kim Cang nói: Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc. Vậy Ngài điểm tâm nào?

 Sư đáp không được nên lên đường đi tìm đến Long Đàm.

 Đến Long Đàm, Sư nói:

 -Lâu nay nghe danh Long Đàm, nhưng đến nơi Đàm (đầm) chẳng thấy mà Long (rồng) cũng không hiện?

 Sùng Tín bảo:

 -Ngươi đã gần đến Long Đàm.

 Sư không đáp được, liền dừng ở lại đây.

 Một đêm Sư đứng hầu, Sùng Tín bảo:

 -Đêm khuya sao chẳng xuống?

 Sư kính chào bước ra rồi lại trở vào thưa:

 -Bên ngoài trời tối đen.

 Sùng Tín thắp đèn cầy đưa cho Sư. Sư toan tiếp lấy thì Sùng Tín liền thổi tắt.

 Ngay lúc đó, Sư liền đại ngộ, lễ lái.

 Sùng Tín hỏi:

 -Ngươi thấy cái gì?

 Sư thưa:

 -Từ nay về sau chẳng còn nghi ngờ về thiền đốn ngộ nữa.

 Vậy Sư Đức Sơn ngộ cái gì?

Sư nói “Bên ngoài trời tối”ngụ ý nói rằng tâm Sư đang mù mịt không biếtm sao ngộ được bản tánh của mình. Sư than tối, Sùng Tín cho đèn, nhưng tại sao Sư vừa cầm đèn thì Sùng Tín liền thổi tắt? Khi tâm người đã tối thìcho đèn cũng khôngm cho tâm sáng tỏ cho nên Sùng Tín thổi đèn với dụng ýnhắc nhở Sư rằng đèn sáng tứctrí tuệ thì phải tự nơi mình phát ra chớ không thể do người khác trao tặng được. Hiểu được ý ấy Sư liền đại ngộ. Vì thế đại ngộ ở đây chỉ mớiKiến ngộ tứcVăn,bước đầu tiên trong tiến trình Văn, Tư, Tu,Phật nhân. Đến khi đốn sạch cái gốc tham sân si thì mới Liễu ngộ, viên thành Phật quả tứcthành Phật.

Các thiền sinh ngày nay cố học thuộc lòng những bài kệ, câu thơ của các Tổ chẳng khác nào nhai đi, nhai lại những cặn bả của kẻ khác mà chẳngkết quả gì vì thâm ý của chư Tổtùy bệnh cho thuốc nên toa thuốc đó đâu phải ai cũng dùng được; đóchưa kể chính mình đi sai đường lối của Tổ sư thiền“bất lập văn tự” mà phải “chỉ thẳng tâm người”.

Một ông tăng hỏi Huyền Sa, “Khi các sư xưa giảng Pháp không lời bằng cái chùy hay cây phất tử, thì các ngàichỉ bày đạo lý tối hậu của Thiền không?” Huyền Sa đáp, “Không.” Ông tăng hỏi tiếp, “Vậy lúc ấy các ngài chỉ bày cái gì ?” Huyền Sa giơ cây phất tử lên. Ông tăng hỏi, “Thế nàođạo lý tối hậu của Thiền?” Huyền Sa đáp, “Đợi đến khi ông ngộ đã.”

Do vậy, ngày nay Tổ sư thiền gần như biệt tích mặc dầumột vài thiền sư cũng cố gắng phục hồiphổ biến, nhưng khôngngười la hét, đánh đập mà mongngày được đốn ngộmột ảo tưởng. Tại sao? Vì thiềnphải thực hành, phải tự mình chiêm nghiệm để biết rõ ràng rốt ráo những biến hành của tâm thức thì mới hy vọng thấy được tự tánh. Nhưng tại sao lại phải la hét, đánh đập? Bởi vì chơn tâm, tự tánhchân lý tuyệt đối, bất khả thuyết, bất khả tư nghì cho nên hành giả phải tự mình quay về trong để nhận biết (chỉ thẳng) cái bổn tánh.

Tể tướng Vu Địch hỏi sư Đạo Thông, “Thế nàoPhật?” Sư gọi đột ngột, “Đại nhân!” “Dạ,” vị tể tướng đáp một cách ngây thơ. Rồi sư nói, “Ngài còn tìm gì khác?”

Trong khi đó ngôn ngữ, văn tự thuộc về ý thức tứcthế giới tương đối cho nên càng nói nhiều thì càng đi xa chân lý. Lý luậndành cho học giả để thỏa mãn khả năng phân tích lý giải của họ thuộc thế giới trí thức sinh diệt. Ngày nay thiền sư thìmà người ngộ đạo thì không, cho nên tìm người ngộ đạo để la hét hay đánh đấm cho mình đốn ngộ theo họchuyện mò kim đáy biển.

Một ông tăng hỏi Hoa Nghiêm, “Người giác ngộ trở lại thế gian mê hoặc như thế nào?” Sư đáp, “Gương vỡ không phản chiếu, hoa rơi chẳng về cành.”

Do đó, ngày nay nếu chính mình không ngộ đạo, không biết con đường đốn ngộ, cho dùđánh đệ tử đến u đầu bể trán thì cũng không thể nàom cho nó đốn ngộ được.

Thế thì ngộ đạo hay giải ngộ tứckiến tánh dựa theo Thiền tông chỉbước đầu trong tiến trình tu Phật. Do đó, kinh Pháp Hoa xác định rằng “Khai, thị, ngộ, nhập Tri Kiến Phật” nghĩangộ” rồi mới tinh tấn tiếp tục tiến tu đến khi “nhập” mới thôi. Vì thế “đốn ngộ” hay “kiến tánh” đãrất khó, nhưng nó mới chỉChánh kiến trong Bát Chánh Đạo mà “thâm nhập” tứcthực hành Chánh niệm, Chánh định cho đến khi liễu ngộ tứcchứng ngộ thì mới được hoàn toàn giải thoát sinh tử luân hồi.

Vậy cái gốc Thiền tông phát xuất từ đâu?

Thiền tôngdo chư Tổ sáng lập và truyền xuống nên gọiTổ sư thiền tứcthiền đốn ngộ và phương thức xây dựng Thiền tông của chư Tổdựa theo tư tưởng và nếp sinh hoạt của chính người dân Trung Hoa mà sáng tạo nên. Danh từ “thiền đốn ngộ”m cho mọi người dễ hiểu lầmnếu tu theo pháp thiền này thì sẽ mau giác ngộ bởi vì tu nhất kiếp, ngộ nhất thời hay tu vạn kiếp ngộ nhất thời.

Trong khi đó thiền Tứ Niệm Xứdo chính đức Phật Thích Ca khai sáng để chỉ bày dạy cho đệ tử cách nay trên 2500 năm nên gọiNhư Lai thiền,dòng thiền cổ xưa nhất của Phật giáo. Pháp hành này lấy thân, thọ, tâm, phápm đối tượng quán chiếu. Hành giả nhận ra tất cả những cảm thọ và chuyển động trên thân cũng như tâm, giữ tâm quân bìnhtỉnh thức để đoạn trừ hết tham, sân, si và đạt đến giải thoát giác ngộ. Tứ Niệm Xứmột pháp quán hành thiền mà chính đức Phật đã thực hành để thành Phật và tất cả các đệ tử Phật đều phải thực hành theo đó mà đắc quả A la hán (quả vô sanh). Từ những thăng trầm của Phật giáo tại Ấn Độ, dòng thiền này đã được truyền bá sang nhiều quốc gia lân cận mà Miến Điện được xemquốc gia giữ gìn pháp tu này một cách cẩn mật nhất với những vị thiền sư nhiều đời tiếp nối.

Trong kinh Niệm Xứ (Satipatthnasutta) đức Phật dạy rằng:

-Này các Tỳ kheo! Đâycon đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh tri, chứng ngộ Niết bàn. ĐóTứ Niệm Xứ.

Tuy thiền Tứ Niệm Xứ“con đường duy nhất” đưa người tu đến chỗ giải thoát giác ngộ, nhưng sau khi đức Phật nhập diệt, pháp quán thiền này dần dần bị lãng quên nên dần theo thời gian người chứng đạo (không phải đốn ngộliễu ngộ) gần như không. Từ ngày Thiền tông xuất hiện ở Trung Hoa, Việt Nam và Nhật Bản thì thiền Tứ Niệm Xứ càng bị lãng quên, nhưng ngày nay người đệ tử Phậtnhiều phương tiện để nghiên cứu, truy tầm tận gốc nên phương pháp thiền này bắt đầu hưng thịnh trở lại và không còn quá xa lạ đối với Phật tử Việt Nam nữa.

Tổ sư thiền thật ra chẳnggì mới lạ bởi vì chư Tổ chỉ biến hóaáp dụng Như Lai thiền tứcthiền Tứ Niệm Xứ theo một đường hướng, một góc độ khác thế thôi nếu không thì Tổ sư thiềnthiền ngoại đạo rồi. Nhưng thật ra không thực hành đúng mà biến chế thì cũngthiền ngoại đạo chớ đâu phải thiền nguyên chất do chính đức Phật chế ra. Đóquán chiếu sự biến hành của bốn niệm xứniệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.

Thí dụ các thiền sư thường nói nấu cơm, gánh củithiền nghĩatrong mỗi cử động của thân thể như đi, đứng, nằm, ngồi đều giữ theo chánh niệm nghĩakhông cho tâm chạy theo vọng tưởng thì đó chínhniệm pháp. Các thiền sư đánh đấm, lên gối, la hét đệ tử để đánh thức họ quay về bên trong tứcniệm thọ. Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma bảo Huệ Khả đem tâm ra ta an cho thì Huệ Khả mới chịu trở về tìm tâm thì đâyniệm tâm. Khi nghe tiếng nước reo, suối chảy hay nhìn thấy hoa nở mà nhận ra bổn tánh thì đâyniệm pháp. Tuy các thiền sư nói rằng “Đói thì ăn, mệt thì ngủ” nhưng đối với họ đói ăn, mệt ngủ mà khôngtính toán, đòi hỏi nghĩahọ không chạy theo vọng tưởng thì họ đang niệm thân vậy. Các Thiền sư thực hành “đói ăn, mệt ngủ”vẻ rất tự tại, nhưng thật ra họ vẫn cònm nô lệ cho bản Ngã vì phải thỏa mãn những dục vọng của thân nghĩathân đòi ăn thì phải cho nó ăn, thân muốn đi ngủ thì phải cho nó đi ngủ. Ngày xưa đức Phật ngày chỉ ăn một bữa chớ đâuđói thì ăn. Ăn như vậyphá giới rồi. Sự an vui tự tại chỉ thực sựkhi nào hành giả hoàn toànm chủ thân, tâm của mình.

Câu chuyệnĐói ăn, mệt ngủdựa theo cuộc đàm luận của gia đình cư sĩ Bàng UẩnTrung Quốc.

Trong cuộc bàn luận về tiến trình tu học và chứng diệu pháp giữa ông, bà vợ và cô con gái thì ông nói rằng: “Nan! Nan! Nan! Thập hộc chi ma thụ thượng than!” nghĩaKhó! Khó! Khó! Như mười hộc mè rải đều lên cây. Nghe ông chồng than khó, bà vợ bèn nói: ““Dị! Dị! Dị! Bách thảo đầu thượng tổ sư ý. Niêm lai vô bất thị, thúy trúc hoàng hoa, vô phi Bát Nhã” nghĩaDễ! Dễ! Dễ! Như ý tổ sư trên đầu trăm ngọn cỏ, cứ nhón lấy, không chỗ nàochẳng phải. Trúc biếc, hoa vàng, không gì chẳng phảiBát Nhã. Ý bà nói: Những điều gì mắt mình trông thấy, không thứ gì chẳng phảiý tổ sư. Những vật mình thuận tay nắm lấy, không gì chẳng phảidiệu pháp. Nghe xong cô con gái Linh Chiếu thốt lên rằng: “dã bất nan, dã bất dị, cơ lai ngật phạn, bì lai thùy!” nghĩacũng chẳng dễ, cũng chẳng khó, đói ăn cơm, mệt thì ngủ.

Xét cho cùng thì Tổ sư thiền chỉ áp dụng một vài khía cạnh đặc biệt trong Tứ Niệm Xứ để giúp hành giả đốn ngộ cho nên sự đốn ngộ này chưa được rốt ráo bởi vì ngày xưa đức Phật và các đệ tử của Ngài quán biết tứctuệ tri tất cả từ niệm thọ, niệm thân, niệm pháp đến niệm tâm để biết rốt ráo, rõ ràng từng sát na những biến hành của toàn thân chớ không phải chỉ tuệ tri niệm tâm hay niệm pháp mà thôi. Khác với Tổ sư thiền“bất lập văn tự mà phải chỉ thẳng tâm người” nên phương pháp Tổ sư thiềnmột cái gì quá bí mật cho nên người được đốn ngộ rất ít nếu không muốn nóikhôngbao nhiêu. Ngược lại Như Lai thiền tứcthiền Tứ Niệm Xứ được đức Phật giảng giải rất tỉ mỉ, rõ ràng từng bước một chẳng khác một tấm hải đồ hay chiếc máy GPS cho nên bất cứ ai cũng thực hành được vì thế vào thời đức Phật còn tại thếhàng ngàn, hàng vạn người chứng đạo nhờ pháp thiền này một cách yên lặng tĩnh mặc mà không cần la hét, đánh đấm, bể trán u đầu chi hết. Khác với Tổ sư thiền chỉ đạt đếnkiến tánhtối đa mà kiến tánh chỉPhật nhân chớ chưa phảiPhật quả thì Như Lai thiền đưa hành giả thẳng đến giải thoát giác ngộ ngay trong đời này nếu thực hành đúng. Nói ngay trong đời nàynói một cách tổng quát chớ kinh Tứ Niệm Xứ xác định rằng nếu hành giả thực hành đứng đắn quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán pháp trên pháp, quán tâm trên tâm để thấy như thật thì họthể chứng ngộ ngay trong một sát na. Nên nhớ A la hánquả vị tối cao trong Phật giáo vì chính đức Phật cũngvị A la hán, nhưng vì Ngàingười chứng ngộ đầu tiên vàthầy của tất cả các vị A la hán khác nên danh vị Phật chỉ dành riêng cho Ngài mà thôi. Vì thế dựa theo tinh thần Phật giáo Nguyên thủy thì khôngHóa thành hay Bảo sở vì chứng Thánh quả A la hánbảo sở tứcđến chỗ trân quý nhất rồi.

Chánh niệmbiết rất rõ mọi biến hành của thân và tâm. Ngược lại người không sống trong tỉnh thức chánh niệm thì ăn không biết mình ăn, mặc không biết mình đang mặc, thở không biết mình đang thở. Thiền tông nói giác ngộnhận ra ông chủ hay bản lai diện mục, nhưng dựa theo tinh thần Tứ Niệm Xứ thì giác ngộnhận biết được bản chất thực tại, vô thường, vô ngã mà muốn đạt đến chỗ này thì phải thực hành Chánh niệm. Chánh niệmtrạng thái trước khi biểu tượng hình thành và nó vượt ra ngoài mọi lý luận của ý thức. Chánh niệm phản chiếu những gì đang xảy ra ngay trong sát na hiện tại và khôngchút thiên vị vì vượt ra ngoài tầng ý thức phân biệt. Chánh niệmsự quan sát khôngphán đoán,sự theo dõi vô tư, không bị mê đắm bởi những trạng thái tâm tốt và không cố gắng lẫn tránh những trạng thái tâm không tốt và nó cũng không bám theo theo sự dễ chịu hay trốn chạy cảm giác khó chịu. Vì thế Chánh niệm không phảiý thức suông việcm của mình mà phải thấu biết rõ ràng tứctuệ tri những biến hành từng sát na cho nên Chánh niệm phải được thực hiện rất tỉ mỉ từng giây, từng phút, từng sát na theo từng hơi thở ra vô cho nên nó đòi hỏi hành giả thực hành tính nhẫn nhục, kiên trì một cách rốt ráo. Nói chung Phật dạy chánh niệm để đối trị với những tâm hành sinh diệt, nhưng cốt tủy vẫn đưa chúng sinh đến một cứu cánh tột đỉnhthức tỉnh tức“BIẾT”. Vậy biết cái gì? Khi tâm tham phát khởibiếttham, không tham thì cũng biết trong tâm khôngtham. Sân và si cũng vậy. Do đó khi lục căn tiếp xúc với sắc thanh hương vị xúc pháp thì vọng tâm dấy khởi. Ở đây đức Phật dạy chúng sinh thực hành chánh niệm để biết rốt ráo tận cùng những biến đổi của tâm mà không cần phải tiêu diệt chúng. Thí dụ thấy tiền nhiều tâm tham liền nổi dậy, nhưng nếuchánh niệm thì biết ngay sự hiện hữu hình thành trạng thái tham của tâm cho nên tâm tham bây giờ không còn tác động hoành hành được nữa. Vì thế bất cứ một ý niệm vừa khởi lên, chánh niệm cho ta “biết” đóvọng tưởng. Khi đã biết bộ mặt thật của ý thức thì con người chỉ cần không theo vọng thì vọng tự mất mà không cần phải tiêu diệt chúng nghĩakhông theo vọng, vọng tự tiêu tan tứcmê biến thì thời điểm đó giác tự hiển bày.

Thế thì Thiền tông nghiêng về “Lý” (nói) mặc dù chư Tổ nói “Bất lập văn tự” trong khi đó thiền Tứ Niệm Xứ không nói lý thuyết cao siêu màmột kết quả siêu việt vì nó nghiêng về thực hành.thực hành mớithực chứng để thoát khỏi sinh tử luân hồi chớ đức Phật đâumuốn chúng sinh thành Tổ. Kiến tánh chưa ra khỏi sinh tử luân hồi vì chưa diệt được Tư Hoặc tứcvẫn còn lậu hoặc. Vì thế mà Tứ Niệm Xứ được đức Phật xác địnhcon đường duy nhất đểgiải thoát giác ngộ.

Mục đích tu thiềndiệt vọng tưởng, nhưng muốn diệt vọng tưởng thì hành giả phảichánh niệm. Mà thực hành Chánh niệm (Samma-Sati) tứcthực hành Tứ Niệm Xứ vì thế Tứ Niệm Xứpháp thực hành căn bản của thiền. Mà Chánh niệmchi thứ bảy của Bát Chánh Đạo.

Dựa theo Kinh Trung Bộ (bài kinh số 10) thì Pháp Tứ Niệm Xứ thường được hiểu“Con đường duy nhất “ để tiến đến giải thoát giác ngộ, nhưng thật ra “Con đường duy nhất” đã được đức Phật nhắc đến không phảiTứ Niệm Xứ mà chínhBát Chánh Đạo. Trong kinh Pháp Cú (273-274), đức Phật dạy rằng:

Trong tất cả các con đường

Con Đường Tám Chánhthù thắng nhất

Đâycon đường duy nhất

Khôngcon đường nào khác

Để đi đến tri kiến thanh tịnh

Vì thế con đường duy nhất để đi đến giải thoát giác ngộBát Chánh ĐạoTứ Niệm Xứ với bốn nền tảng của Chánh niệm chỉmột phần của con đường đó. Bát Chánh Đạo gồm:

Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh tinh tấn,

Ba chi của Chánh giớiChánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng,

Chánh niệm (Tứ Niệm Xứ) và Chánh định.

Mỗi chimột điều kiện tối quan trọng để đạt đến chỗ giải thoát cho nên hành giả phải nghiêm túc thực hành mỗi chi cho đến chỗ hoàn hảo, trọn vẹn như“một con đường duy nhất”. Vì thế muốn thực hành pháp Tứ Niệm Xứ đểkết quả nhanh chóng đưa đến chỗ giải thoát giác ngộ dựa theo phương pháp của đức Phật thì hành giả phải hành trì trọn vẹn bảy chi kia của Bát Chánh Đạo. Đức Phật đưa ra con đường tám nhánhmuốn nhấn mạnh rằng mỗi nhánh liên hệ mật thiết đến bảy nhánh kia và ngược lại cho đến khi hành giả thực hành trọn vẹn thì tám nhánh trở thành Thánh đạo.

Trong Bát Thánh Đạo, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, hình thành con đường đạo đức căn bản cho người cần thực hành Giới (Sīla). Đểthể thực hành Giới (Sīla), người đó phải hiểu rõ ba Thánh đạo được đề cập ở trên. Chỉ khi nào người đó biết rõ về Giới, thì mớithể giữ gìn Giới đức cẩn thậntrong sạch. Khôngtri thức thiết yếu này về con đường Giới hạnh, thì hành giả không thể nào thực hành Giới đức trong sạchtrọn vẹn được.

được sự thiết lập vững chắc về Giới và thực hành đầy đủ, hảnh giả cần phải tiến hành thực hành con đường thiền Định (Samādhi), phần cuối cùng của Bát Thánh Đạo. Thực hành Chánh tinh tấn, Chánh niệmChánh định tạo ra các chi đạo về Định (Samādhi) và con đường dẫn tới phát triển Định.

Bước tiếp theo,phải được thực hành để phát triển hai chi đạo về Tuệ (Paññā)Chánh kiếnChánh tư duy đểthể phát triển được Tuệ minh sát. Chỉnhững người đại thiện như vậy mớithể đạt được một nội tâm tĩnh lặng và phát triển được Tuệ minh sát.

Thêm nữa, muốn thực hành thiền Tứ Niệm Xứ để đạt đến kết quả mỹ mãn, hành giả phải tuân giữ chặt chẽ ngũ giớiđoạn diệt ngũ triền cáitham lam, sân hận, hôn trầm, trạo hốinghi ngờ. Rồi sau đó mới hành thiền Quán Niệm. Đâybước đầu tiên để tận diệt phiền não vì một khi giới đã trong sạch, hành giảthể bắt đầu thực tập thiền Định hay thiền Trí tuệ. Khi tâm đã an trú trong chánh niệm để biết rốt ráo những biến hành của thân, thọ, tâm, pháp thì hành giảthể quán chiếu rất sâu thẳm trong tâm thức để nhận biết tính chất vô thường của cái “Tự Ngã” mà con người thường bám vúi vào đó. Kiến tánh hay đốn ngộ chưa diệt được Tư Hoặc nghĩathập triền, thập sử vẫn còn nên chưa đạt được Ngã không. Vì Ái dụcNiết Bànkẻ thù của nhau cho nên còn ái dục thì không bao giờNiết Bàn,giải thoát.

Khi hành giảtâm địnhchánh niệm vững chắc thì sẽ thấy các hiện tượng vật chất và tâm sinh diệt từng sát na một. Hành giả sẽ thấy rất rõ ràng tất cả những hiện tượng vật chất và tâm này không kéo dài liên tục mà chúng chỉ tạm thời khởi sinh rồi hoại diệt. Thật vậy, các hiện tượng vật chất và tâm khởi sinh một cách đơn độc rồi mất tức khắc một cách đơn độcHành giả sẽ thấy một cách rõ ràng chúng không độc lập, chúng bị đàn áp bởi sinh diệt, không toại nguyện và khônglinh hồn, tự ngã và không cốt lõi. Hành giả không thể kiểm soát sự sinh diệt của chúng bởi vì chúng diễn ra theo những duyên liên hệ của chúng. 

Thế thì tất cả ngũ uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, đều mang đặc tínhvô thường, khổ, và vô ngãBát Nhã Tâm Kinh gọingũ uẩn giai không. Khi thấy được ba đặc tính đó, hành giả hãy tiếp tục quán sát cho đến khi chín mùi. Nhờ quán sát các hiện tượng vật chất và tâm, cuối cùng ngũ uẩn sẽ bị loại trừ.

Mục đích tối thượng của thiền Tứ Niệm Xứđưa hành giả dần dần vào các tầng thiền địnhthiền na để sau cùng trí tuệ bừng sáng mà nhận chân rằng:

-Thân thể này không phảitôi,của tôi.

-Những cảm thọ sướng khổ cũng chẳng liên quan gì đến cái tôi.

-Cái tâm đang quán sát cũng không phảilinh hồn của tôi.

-Và tất cả những đối tượng của tâm như ý thức và hành thức cũng không phảicủa tôi.

Chính đức Phật dạy rằng:

-Này các Tỳ kheo, đối với bất cứ những gì thân xác, cảm giác, thuộc về nhận thức, thói quen thường nhật,tri thức dù thuộc vào quá khứ, tương lai hay hiện tại, thuộc nội tâm hay bên ngoài, thô thiển hay tinh tế, tầm thường hay tuyệt diệu, cách xa hay bên cạnhthì phải nhìn chúng đúng như thế bằng cái trí tuệ không sai lầm để tự nhủ rằng : "Đấy không phảicủa tôi, tôi không phảicác thứ ấy, chúng không phảicái Ngã của tôi".

-Này các Tỳ kheo, nếu biết nhìn mọi sự vật bằng cách như thế thì một người đệ tử hiểu biết sẽ không còn bám víu vào thân xác, không còn bám víu vào giác cảm, không còn bám víu vào sự nhận thức, không còn bám víu vào thói quen thường nhật, không còn bám víu vào tri thức. Khi loại bỏ được chúng thì sẽ không còn tham vọng nữa. Khi nào không còn bám víu nữa thì người đệ tử ấy cũng sẽ tự giải thoát cho mình khỏi mọi dục vọng. Khi đã tự giải thoát khỏi mọi dục vọng thì người đệ tử ấy cũng sẽ chợt nhận ra rằng: "[Thế ra] sự giải thoát cũng chínhnhư thế đấy !", và người đệ tử ấy cũng sẽ hiểu được: "Tất cả mọi sự tái sinh đã bị hủy diệt, chỉCon đường Đạo hạnh tinh khiếttồn tại, những gì phải chấm dứt đã chấm dứt, không còn bất cứ gì lưu lại để chờ đợi được thực hiện, không còn lại gì nữa để mà hình thành".

Vì thế một khi đã thực sự nhận biết rốt ráo rõ ràng rằng trong ta không hềCái Ta” hay “Cái của Ta” thì lúc đó hành giả sẽ khám phá một chân lý tuyệt vời độc nhất vô nhị,tinh hoa cốt tủy của Phật giáongày xưa chính đức Phật đã chứng dưới cội Bồ ĐềChân lý Vô Ngã.

Tuy căn bản của phiền nãoKiến hoặcTư hoặc, nhưng cái gốc để tạo ra những phiền não đó chínhchấp Ngã. Chấp Ngã đã phá thì chấp pháp cũng theo đó mà diệt bởi vì trong thì Ngã Không và ngoài thì Pháp Không, trong ngoài tự tại tứcgiải thoát. Vì thế nếu diệt được chấp Ngã (Vô Ngã) thì tất cả những vô minh phiền não cũng tan biến theo.

Sau khi tâm đã an trú trong Tứ Niệm Xứ (Chánh niệm) bây giờ hành giảthể đem tâm an trú vào các tầng thiền na tứcChánh định (chi thứ tám của Bát Chánh Đạo). Từ đó hành giảthể vào thiền Chỉ (an định) và sau cùng vào thiền Minh Sát (trí tuệ) để chứng ngộ chân lý. Nên nhớ thiền an định (Chỉ) và thiền Minh Sát (Quán) phải đi đôi với nhau, không thể tách rời được, bất khả phân ly vìđịnh thì trí tuệ mới phát sinh và ngược lại. Ngày nay rất nhiều người tu thiền Minh Sát mà không lo dẹp vọng tưởng, chấp trước thì không bao giờtrí tuệ được. Do đó nếu hành giả thực hành giới luật trang nghiêm, chuyên tu Chỉ-Quán (Samatha-Vipassana) thì sẽ chứng nghiệm Chân lý. Thiền định (Chỉ) (Samatha) chỉthể đưa hành giả đến những cơn định (Samàdhi) mà trong đó hành giả hưởng sự an lạc nhất thời. Vì tâm định nên hành giả không tạo thêm nghiệp mới, nhưng trí tuệ không phát triển nên những gốc của vô minh phiền não chưa diệt được. Trong khi đó, thiền Tứ Niệm Xứ thuộc về thiền tuệ giúp hành giả phát sinh trí tuệ, thấy rõ được thật tướng của vạn hữudiệt trừ tận gốc vô minh phiền não đưa người tu thẳng đến giải thoát giác ngộ. Đâyliễu ngộ, chứng ngộ chớ không phải đốn ngộ của Tổ sư thiền.

Như vậy, thiền Tứ Niệm Xứ đưa hành giả thành tựu tri kiến thật (tuệ tri) bằng cách quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm và quán pháp trên pháp để thấy như thật thân, như thật thọ, như thật tâm, như thật pháp. Nếu hành giả chuyên cần vào đó cả ngày lẫn đêm không ngừng nghĩ, không vướng vào tham tâm, sân tâm, si tâm thì người đó sẽtâm thật thanh tịnh an lạcgiải thoát giác ngộ. Đến đây hành giả thấu triệt thật tướng của vạn pháp, hoàn toàn nhận thức bản chất thật sự của ngũ uẩn nên không còn dính mắc, bám vúi vào bất cứ thứ gì trên thế gian.

Ngày xưa đức Phật không để ý đến lý luận, không chạy theo ý thức, không cần nói chuyện siêu hình mà hoài bão của Ngàitìm con đường giải thoát vì thế toàn bộ giáo lý Phật Đà diễn tả lại những pháp hội rất đơn giản, rất dễ hiểu, nhưng đi thẳng vào vấn đề để giúp đệ tử Ngài dễ thực hànhthực chứng. Cốt lũy của giáo lý Phật ĐàTứ Diệu ĐếBát Chánh Đạotám nhánh đưa hành giả từ phàm đến Thánh thì Tứ Niệm Xứchi thứ bảy tứcChánh Niệm. Thông thường con ngườithói quen thấy biết vạn pháp bằng tưởng tri hoặc thức tri, nghĩathấy biết qua ký ức hay kiến thức mà phần lớnthủ đắc từ vay mượn bên ngoài, nên chỉ thấy được nghĩa khái niệm hay danh tự khái niệm mà phần lớn chỉảo tưởng không thật, chứ không thấy được thực tánh hay chân diện mục của pháp. Trong khi đối tượng của trí tuệ thiền tuệ dưới hình thức tuệ tri trong chánh niệm tỉnh giác thì đó chính“thực tánh pháp” .

Do đó khôngmột hành giả nào trên thế gian này từ ngày đức Phật thành đạo cho đến nay mà muốn đạt đến cứu cánh tối thượng giải thoát giác ngộ mà không thực hành Tứ Niệm Xứ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10414)
Những chiếc lá vàng từ tán cây phượng bị gió lùa xuống ghế đá công viên, chỗ Thủy và chàng ngồi, làm cho Thủy chợt nhớ bài hát Mùa Thu Lá Bay...
(Xem: 9692)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
(Xem: 23617)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 11854)
Khi còn bé, mỗi dịp Vu lan về, tôi thường hay theo mẹ lên chùa lễ Phật. Khi nghe quý thầy giảng về công ơn cha mẹ, ông bà, tôi thấy khóe mắt mẹ tôi nhòa lệ.
(Xem: 10735)
Mỗi năm cứ độ thu về, tiếng chuông buồn da diết, trên cành cây khô trụi lá, ve sầu rỉ rả giọng ai oán thê lương như đa mang, như chất chứa nỗi niềm trong cô tịch...
(Xem: 10080)
Tất cả nghiệp tội đều do chấp trước mà phát sinh. Trong sáu cõi lại xuất hiện ra cảnh giới của ba đường ác. Tuy là ảo vọng không thực, nhưng cảm nhận đau khổ là thật.
(Xem: 28696)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 21630)
Các sự gia hộ được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp giống như một con sông nước dâng cao vào mùa xuân...
(Xem: 29423)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 11397)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
(Xem: 12372)
Đức Phật ra đời là để khơi mở tuệ giác cho hết thảy chúng sinh: - Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, tất cả chúng sinh đều có trí tuệ...
(Xem: 26341)
Đức Phật đã dạy chúng ta những cách sửa soạn bản thân cho sự chết bí ẩn và tận dụng những trạng thái của sự chết để tu tập. Nhiều vị Thầy đã viết sách về đề tài này.
(Xem: 31040)
Mục đích của Phật pháp không ngoài việc giúp chúng sinh giác ngộ tự tâm, xa lìa khổ đau đạt được an lạc... Thích Tâm An biên dịch
(Xem: 25349)
Thân tất cả chư Phật, Là thân một đức Phật. Một tâm một trí huệ, Lực vô úy cũng thế... HT Thích Thiền Tâm
(Xem: 22819)
Nếu hay tu trí tuệ thì không khởi phiền não. Trí tuệ vô ngã có thể từ chỗ nghe Phật pháp, thể nghiệm Phật lý, phản quan tự ngã, nhìn thấu nhân sinh mà có được.
(Xem: 13057)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp ngườihy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
(Xem: 21951)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 12232)
Tâm tĩnh lặng tự tại gọi là AN. Thân ở yên một chỗ gọi là CƯ. Tứ chúng là bốn hình tướng của người tu bao gồm xuất giatại gia (chư Tăng, Ni, và Cư sĩ nam, nữ).
(Xem: 14145)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đứctrí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
(Xem: 12461)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 11248)
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng Đạo Phật là Đạo hiếu. Đức Phật có rất nhiều lời dạy về hiếu đạo...
(Xem: 10696)
Việc tri ânbáo hiếu luôn là một đạo lý quan trọng đối với mọi tín đồ Phật tử. Đạo lý ấy không chỉ là một khúc tấu của bản trường ca thông thường...
(Xem: 38072)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 13674)
Người Phật tử trên bước đường tu tập hãy kiên trì, tinh tấn, gột rửa thân tâm mình sao cho ngày càng trong sạch, tinh khiết như những đóa sen, vươn lên khỏi bùn nhơ...
(Xem: 13470)
Với đạo Phật, đời sống có chất liệu để cho hoa sen vươn lên bầu trời, có sức đẩy để cho chiếc bè tự do nổi được và vươn ra đại dương.
(Xem: 12354)
Một mùa Phật đản nữa sắp về, tôi lại được vẽ Phật đản sinh. Ngài đứng trên đài sen, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất. Tôi không thể nhớ đã vẽ được bao nhiêu bức tranh Phật như thế này.
(Xem: 12591)
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạchsáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày.
(Xem: 12060)
Theo truyền thống các nước Phật giáo Nguyên thủy, ngày lễ Đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được mọi người biết đến với cái tên thân thiết hơn, đó là ngày lễ Vesak.
(Xem: 10728)
Vậy mà má đi đã xa rồi. Giờ đây mỗi lần có dịp con chỉ biết mua vài lá trầu và bửa vài trái cau thắp hương cho má vậy. Con xin má tha lỗi cho con...
(Xem: 11218)
Trong cuộc đời, phận làm con có báo hiếu cả đời, có dời sao lấp biển cũng không báo hiếu hết được công lao sinh thành của mẹ. Vì tình nghĩa mẹ ví như nước trong nguồn.
(Xem: 23369)
Chủ đề chính của bài này là những hình ảnh đẹp được chụp ở một số nước châu Á trong dịp Lễ Phật Đản. Mời anh em cùng xem qua.
(Xem: 33210)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bảo Tích, Kinh số 0366 - HT Thích Trí Tịnh dịch
(Xem: 12803)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
(Xem: 7397)
Kinh mô tả, mùa an cư đầu tiên, đức Phật đã có mặt tại vườn Nai, còn gọi là vườn Lộc Uyển.
(Xem: 12191)
Hôm nay mùa Phật đản Nắng xuân rọi chói chang, Chim reo hót muôn ngàn Chốn đạo tràng thênh thang
(Xem: 12624)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
(Xem: 12051)
Tuyết lạnh cổng chùa đóng Trong chùa ấm hương thiền Phật tâm ai cũng có Phật Đản thấy chân tâm.
(Xem: 12873)
Chân thành đốt nén tâm hương Cúng dường Chư Phật mười phương rạng ngời Mừng ngày Đức Phật ra đời Muôn hoa đua nở nơi nơi rộn ràng
(Xem: 11946)
Lễ Phật Đản tưng bừng khắp chốn, Từ sơn lâm cho đến thị thành. Lòng Phật tử vui mừng khôn xiết...
(Xem: 10706)
Đức Phậtđấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
(Xem: 11377)
Đóa Sen hồng hé nụ Rằm tháng Tư lại về Xôn xao đến làng quê. Đường trần dệt ánh sáng.
(Xem: 11672)
Tóc mây pha màu trắng Biển xanh lộng bóng trời Chim về đôi cánh sãi Vun vút gió ngàn khơi.
(Xem: 10875)
Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại...
(Xem: 10809)
Là một con người trên tất cả con người, là một vĩ nhân trên tất cả vĩ nhân, cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni gắn liền với một huyền thoại tuyệt đẹp...
(Xem: 10377)
Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian...
(Xem: 10493)
Bản hoài của chư Phật mười phương là muốn chỉ cho chúng sinh thấy, ai cũng có tri kiến Phật, tức Phật tánh, như nhau, bình đẳng không khác.
(Xem: 10715)
Mỗi khi ta chế tác được một chánh tư duy, một tư tưởngbiểu lộ được tuệ giác vô thường, vô ngã, từ bi, trí tuệtương tức thì ta là Bụt.
(Xem: 10635)
Bảy bước chân đức Phật luôn hướng đến những nơi khổ đau. Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những bước chân ấy vẫn miệt mài đưa biết bao nhiêu thế hệ đi vào từng trang sử đẹp.
(Xem: 11918)
Phước duyên thù thắng phước duyên xuân Từ thị long hoa hiện tánh thuần Hoa nở sắc hương hoa mãn giác Mười phương chung lạc phúc nhân quần
(Xem: 10700)
Bên đài hoa sen trắng Trông thấy ánh đạo vàng Bên niềm vui tĩnh lặng Thấy Phật tỏa hào quang
(Xem: 12740)
Hỡi Vesak thiêng liêng! Hãy cất cao ngọn lửa hùng thiêng cháy bỏng, tiêu hủy đi những tăm tối lầm mê, thắp sáng lên tình thươngtrí tuệ...
(Xem: 10810)
Kinh Tăng Nhất A Hàm quyển III kể rằng: Khi đức Phật hiệu Tì-bà-thi Như Lai ra đời, Thánh chúng lúc ấy có ba hội, toàn là bậc A la hán.
(Xem: 11393)
Lạy Như Lai, Ngài có nghe con khấn nguyện Ảo ảnh, phù du theo hướng khói bay xa Hòa bình thật sự ngự trị cõi Ta-bà
(Xem: 11096)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sinh thoát khỏi ngục tù
(Xem: 11638)
Cách đây hai ngàn bảy trăm năm Vườn Lâm Tỳ Ni Hoa Ưu Ðàm rực sáng Hương đưa ngào ngạt...
(Xem: 10517)
Mỗi năm Phật Đản lại về với người con Phật. Khắp năm châu, muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ.
(Xem: 11265)
Hãy sống như những người con Phật, mở lòng ra, nắm lấy những giờ phút đang có này, vứt bỏ mọi ức, hoài niệm, và nở nụ cười.
(Xem: 12308)
Giây phút ấy thế gian bừng chấn động, Ðóa Ưu Ðàm hé nụ mấy ngàn năm. Sen nở thắm bên hồ hương gió lộng...
(Xem: 11172)
Giờ này, đứng dưới mái chùa, ánh trăng đêm Phật Ðản như tắm gội cho mỗi cá nhân chúng tôi trôi và vơi đi bao lo lắngphiền muộn.
(Xem: 12491)
Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất trong lịch sử nhân loại. Suốt 45 năm, Ngài đã đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương chánh pháp cho giới bình dân lẫn trí thức.
(Xem: 11429)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
(Xem: 11515)
Ngày Đức Thích Tôn từ Thiên cung phát tâm xuống phàm trần để hóa độ chúng sanh, cũng là ngày trần gian có thêm một ánh sáng, ánh sáng chân lý, từ khế kinh do Đức Phật nói...
(Xem: 11304)
Ðức Phật đản sanh là một sự kiện kỳ diệu hy hữu như lời Ngài đã dạy: ”Có một người sinh ra đời vì an lạc của quần sanh, vì lòng thương tưởng đối với đời, vì lợi ích, an lạchạnh phúc của chư thiênnhân loại.
(Xem: 11592)
Đã bao lâu rồi ta chưa về thăm cha-mẹ, hay bởi vì nghĩ rằng ta có điện thoại hỏi thăm và gởi hình về nên thôi không cần thiết phải về thăm?
(Xem: 12999)
Trong khuôn viên Lâm Tỳ Ni chiều nay, những lá cờ Phật giáo tung bay theo chiều gió, các lá phướn mầu rực rỡ của Phật tử Tây Tạng giăng trên các tàng cây.
(Xem: 14180)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
(Xem: 11016)
Tâm hồn Tôi chao động mãnh liệt khi nhớ lại những ngày hội tấp nập người qua lại mừng ngày Ðản Sanh. Cờ xí Phật Giáo treo ngợp phố...
(Xem: 11876)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
(Xem: 13176)
Hoa sen vừa nở trên đầm biếc Nắng đã lên rồi thức bình minh Chim non trên cành đang nói Pháp Phật đản đến rồi độ chúng sanh
(Xem: 11585)
Đức Từ-Bi vô lượng xuống trần gian Giờ phút thiêng liêng Huy hoàng cõi tục Ðịa cầu sáng ngời trong bạch ngọc Ðóa sen hồng nâng bước đấng cha lành
(Xem: 11437)
Ngày Ðản sinh của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là một sự kiện vĩ đại vào loại bậc nhất trong lịch sử xã hội loài người. Ðối với giới Phật tử, sự kiện lớn lao ấy còn mang đậm tinh chất kỳ vĩ...
(Xem: 10938)
Nếu chúng ta tìm hiểu các hoạt động, các nghi thứcPhật giáo ở các nước tổ chức Đại lễ Phật đản ở xứ họ thì chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị...
(Xem: 11292)
Đứng trên cao từ phía gác chuông đại hồng nhìn khắp sân Chùa, tôi thấy một đoàn quý Thầy tề chỉnh trang nghiêm trong bộ y vàng sáng rực...
(Xem: 10821)
Bài thơ mừng đón Đản sinh Âm ba đồng vọng ân tình nước non Quê hương đạo nghĩa vuông tròn Từng trang lịch sử vàng son thái hòa.
(Xem: 11064)
Kiếp nhân sinh chỉ như làn chớp nhoáng Duy có một ngày sinh Tồn tại giữa muôn nơi Phật đản ngày khai hóa nhịp thở cho đời
(Xem: 10897)
Đức Phật ra đời không phải là ngẫu nhiên mà do một đại sự nhân duyên: Ngài có nhiệm vụ mở bày (khai thị) cho chúng sinh thấy vào (ngộ nhập) Phật tri kiến...
(Xem: 10268)
Chúng ta đã học, đã tu, phải hành nữa mới đủ. Tu là sửa, hành là làm, sửa cong ra thẳng, sửa tà thành chánh, làm tất cả mọi việc lành với một tâm hồn trong sạch...
(Xem: 17116)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm mừng Phật đản sanh, hình ảnh của Đấng Từ Tôn qua khói trầm xông tỏa, vẫn là nụ cười trầm tỉnh, uy hùng.
(Xem: 11014)
Sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa có đủ 32 tướng đã báo hiệu Ngài không phải là một người thường. Điều đó trở thành hiện thực khi Ngài xuất gia tìm đạo và đã thành tựu được quả vị Phật Đà.
(Xem: 10869)
Những lời đức Phật dạy đã giúp cho nhân loại nhận thấy được qui luật vận độngbiến đổi của vũ trụnhân sinh, để rồi từ đó tạo dựng một cuộc sống phù hợp với những quy luật ấy...
(Xem: 10412)
Sự thị hiện đản sanh của đức Phật trong thân thế thái tử Tất-đạt-đa con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-da cho ta một tia hy vọngchúng ta cũng sẽ có thể thành Phật.
(Xem: 10763)
Khi Thái tử Siddhàrtha vượt thành Kapilavatthu trong đêm trường thanh vắng để vào núi Himalayas tìm đường tu tập, Ngài đã xác định hướng đi cho cuộc chuyển hóa nhân sinh toàn diện nhất trong lịch sử nhân loại.
(Xem: 11387)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
(Xem: 11087)
Năng nhân là có khả năng thực hiện sự yêu thương; Năng nhẫn là có khả năng kham nhẫn; Năng tịch có khả năng thực hiện đời sống an tịnh...
(Xem: 10580)
Buổi sáng sớm của ngày trọng đại, trong gió có mùi thơm chiên đàn, trầm thủy phả xuống từ các cõi trời. Bầu trời trong xanh và sâu thẳm hơn thường ngày.
(Xem: 11382)
Ngày qua đi chúng ta làm được nhiều điều bổ ích cho tự thân và mọi người, một ngày qua đi cảm thấy có gì đó tiếc nuối. Ngày đó đều là ngày Phật Đản.
(Xem: 10356)
Hàng năm khi mùa sen nở, người con Phật ở khắp nơi trên hành tinh này hân hoan, tưởng nhớ về những lời dạy vàng ngọc của đức Thế Tôn; tâm niệm mỗi người luôn hướng về ngày kỷ niệm đản sanh của bậc Đạo Sư.
(Xem: 10656)
Cũng như hoa sen mọc ra từ bùn, lớn lên từ bùn nhưng không bao giờ nhiễm bùn. Đức Phật cũng vậy, tuy Ngài sanh ra trong cõi đời ô trược nhưng không bị nhiễm ô bởi cõi đời ô trược.
(Xem: 12772)
Như chúng ta đã biết, thế giới của Phật là trạng thái tự tại với tất cả mọi chướng ngại đến tri thứcquấy rầy của cảm thọ. Đấy là trạng thái mà tâm hoàn toàn khai mở.
(Xem: 19281)
Cho dù gặp lúc phong ba, Tình thương của mẹ chan hòa xiết bao! Ngày của mẹ, đẹp làm sao! Cho con dâng chút ngọt ngào nhớ ơn.
(Xem: 19710)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
(Xem: 21294)
Đêm qua nhớ Mẹ xiết bao! Trằn qua trở lại, nghẹn ngào lòng con. Mơ màng giấc mộng chưa tròn, Nửa đêm ray rứt héo hon vô cùng.
(Xem: 20340)
Con đã viết nhiều bài thơ về Mẹ Không lần nào kể hết nỗi lòng con. Ơn nghĩa sinh thành như biển như non
(Xem: 19771)
Con nghe rằng mẹ giấu điều lo lắng Mẹ hay buồn, hay lo nghĩ về con Mẹ hay bước ra ngoài con đường vắng...
(Xem: 19053)
Cơn bão tuyết châm chíchvùi dập Ánh trăng thanh lạnh lẽo chiếu trên trời Giờ tôi lại thấy rìa làng quen thuộc...
(Xem: 20496)
Bình minh đang gọi ra bình minh khác Trên cánh đồng lúa mạch bốc khói sương? Tôi nhớ về người tôi thương mến nhất...
(Xem: 21098)
Vĩ đại thay! Sau từng cánh cửa Dù đi xa hay ở rất gần Ta vẫn nghe tiếng con gọi mẹ...
(Xem: 17937)
Mẹ có nghĩa là ánh sáng Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim Mẹ có nghĩa là mãi mãi Là cho đi không đòi lại bao giờ
(Xem: 21856)
Con sẽ không đợi một ngày kia Khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
(Xem: 11392)
Hơn hai ngàn năm trăm năm đã qua, kể từ khi bảy bước chân của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đặt những dấu chấm phá trên mãnh đất thế giới này...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant